Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Hình như chủ tịch HCM có nói: "Dễ vạn lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong".
Năm xưa quân Nguyên Mông kéo hàng vạn hùng binh đe doạ bờ cõi, các bô lão ở hội nghị Diên Hồng nói: "nếu bệ hạ muốn hàng xin chém đầu thần trước"

Tiếc rằng lớp lãnh đạo bây giờ là mới chỉ là thế hệ con cháu của chủ tịch HCM mà sao đã quên nhanh đến thế những lời dạy của cha ông, chúng chỉ biết lo vơ vét, bỏ quên vai trò của nhân dân và khiếp nhược đến vậy trước kẻ thù ngàn năm của Đại Việt. Không những thế trong triều đình bây giờ sao mà lắm bọn Chiêu Thống đến vậy?
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Đồ Nghệ đã viết:
Bao giờ Việt Nam có bom nguyên tử? Bao giờ ta đủ sức chơi lại "bọn bành trướng bá quyền"?Biết hỏi ai bây giờ?
@ Hi hi...IAEA sắp hỏi thăm kìa!
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam


Hành trình truy tìm ký ức của một chiến sĩ Hải quân
Ngày đăng: 20/10/2009 06:20 GMT+7

Vào cái tuổi hai mươi "tim đang dào dạt máu/gân đang săn và thớ thịt căng da", anh Trương Văn Hiền mang theo tình yêu Tổ Quốc cưỡi sóng đạp gió cùng đồng đội thực hiện chiến dịch "Chủ quyền 1988" lịch sử.

Trong biến cố ngày 14/03/1988, anh Hiền chìm cùng tàu HQ-604, lênh đênh giữa Biển Đông mênh mông, ba ngày hai đêm sau mới được cứu sống.

Gặp người lính Hải quân năm xưa

Một buổi sáng tháng 5/2009, chúng tôi nhận được thư điện tử từ anh Nguyễn Kim Hữu (đang làm cho một doanh nghiệp dầu khí tại Vũng Tàu), nội dung chỉ vỏn vẹn mấy dòng mà chứa rất nhiều thông tin: “Tôi biết rất chính xác thông tin về anh Trương Văn Hiền mà các anh cần. Trương Văn Hiền vẫn còn sống, quân Trung Quốc bắt và đã trả về, Trương Văn Hiền là bạn thân với tôi từ nhỏ, hiện đang sinh sống tại tỉnh Đắk Lắk”.

Anh Hữu cho biết thêm, anh nhận ra anh Hiền qua “Đoạn phim về vòng tròn bất tử của các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam” trên một diễn đàn mạng.
Lần theo đầu mối trên, chúng tôi có được một số thông tin sơ bộ về người cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch CQ-88 (viết đầy đủ là: “Chủ quyền 1988”, là chiến dịch cắm mốc biên giới chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa) như sau:
- Họ và tên: Trương Văn Hiền
- Cựu chiến binh Hải quân Nhân dân Việt Nam được xác định là mất tích trên tàu vận tải HQ-604 trong biến cố ngày 14/3/1988 (danh sách có đăng trên báo Nhân Dân ngày 28/3/1988).
- Nguyên quán: xóm 5 xã Hương Phong - Hương Khê (trong báo ghi địa chỉ là Hương Khuê - giống nhau)
- Nơi sống hiện nay: Thôn 3 xã Hòa Thắng - TP Buôn Mê Thuột - Daklak.
- Điện thoại: 0934.874.XXX
- Hoàn cảnh gia đình hiện tại (theo lời anh Kim Hữu), gia đình anh Hiền có gặp khó khăn về kinh tế - bản thân anh Hiền có trở ngại về sức khỏe với vết thương ở sườn và cánh tay trái.
Vì biết mục đích chuyến viếng thăm, anh Hiền bỏ cả ngày làm việc, ngồi chờ. Theo lịch hẹn, chúng tôi sẽ gặp nhau lúc 9h, nhưng khoảng 7h30 anh đã nóng lòng gọi điện - hỏi han và dặn dò đường đi rất cặn kẽ. Thậm chí, anh còn nhiệt tình ra đón tôi trên đường tới sân bay Buôn Ma Thuột. Chúng tôi được đón tiếp như người thân lâu ngày gặp lại.
Thật khó quên ánh mắt người cựu binh lúc đó: thân thiện và có thoáng chút xót xa (có lẽ kí ức đau thương dội về - kí ức của một thời nhớ mãi nhưng không muốn nghĩ lại). Anh đi trên chiếc xe Wave đỏ đã cũ và bộ đồ in thêm màu nắng.
Những giây phút đầu, tôi lanh chanh và hấp tấp, tôi hỏi đủ thứ dường như làm anh lúng túng và cười:
"Thì cứ uống nước đi đã nào … "
Câu chuyện bắt đầu sau khi ly nước đã cạn …
Truy tìm ký ức
Qua trò chuyện ban đầu tôi được biết anh thuộc Tiểu đoàn 6 - bộ phận đo đạc Hải đồ trực thuộc Bộ tham mưu Hải quân trước đây do anh Lê Đình Thơ, quê Hoằng Minh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa chỉ huy.
Khi tôi hỏi anh về những ghi chép ngày ấy, anh chỉ cười buồn: “Trôi trên biển ba ngày, mất hết cả rồi còn đâu…”.
Khi xem đoạn phim về vòng tròn bất tử của các chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam, anh ngạc nhiên: “Bọn chúng còn quay cả được những cảnh này cơ à?”.
Nói đến đây, anh Hiền bỗng im lặng như cố gắng nhớ lại những kí ức ngày nào, như thể chính anh và các đồng đội thân thương của mình vẫn đang sát vai nhau giữa làn nước biển và vòng vây tàu chiến Trung Quốc giữ lấy lá cờ chủ quyền trên vùng biển Cô Lin - Gạc Ma thiêng liêng của Tổ Quốc. Rồi mắt người chiến sĩ hải quân năm xưa bỗng ướt nhòe…
Không xúc động sao được khi giờ đây anh lại thấy chính mình trong đoạn phim quay từ hiện trường biến cố. Anh Hiền sau đó đã cùng với 8 đồng đội chịu cảnh tù tội vô cớ tại Quảng Đông trong suốt 3 năm ròng.
Sau khi chiếc tàu đầu tiên bị chìm xuống (tàu vận tải HQ-604 bị bắn trúng hỏa lực mạnh của hai/bốn tàu chiến Trung Quốc), phía Trung Quốc tiến hành trục vớt được 9 chiến sĩ của ta, anh Hiền được cứu sống sau 3 ngày 2 đêm trôi lênh đênh giữa dòng Biển Đông và bị trói mang lên tàu chiến đưa về giam giữ tại một nhà giam thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).
Sau này, trong báo cáo về biến cố đó, phía Trung Quốc lại nói rằng chiến sĩ ta buông súng chịu hàng, trong khi thực tế 74 chiến sĩ đều không có vũ trang (trên tàu 604 khi đó các anh chỉ có súng AK, có lẽ các anh chỉ trang bị đủ để đối phó với hải tặc).
“Thậm chí còn không nghĩ tới việc sẽ xảy ra giao chiến, đơn thuần chỉ là vận chuyển đồ đạc cần thiết để đi cắm mốc biên giới chứ có chuẩn bị cho chiến tranh đâu” - anh Hiền nói.
Và anh tiếp tục kể lại quãng thời gian bị giam cầm: “Thời gian đầu cai ngục đánh đập dã man lắm, tiêu chuẩn bữa ăn mỗi ngày thì chỉ có 3 cái bánh mì tròn nhỏ như bánh bao, rỗng ruột và 1 bát nước cháo. Thời gian sau này, nhờ sự viếng thăm của Hội Chữ Thập Đỏ thế giới, bữa ăn của các anh được cải thiện chút đỉnh".
Lúc ấy, anh bị giam riêng, biệt lập nên không rõ đồng đội lúc này thế nào, cũng không biết Biển Đông bây giờ ra sao, chỉ biết nén nỗi căm thù vào trong tim.
Anh còn bị tiêm 1 thứ thuốc mà không rõ là thuốc gì. “Thì có biết thuốc gì đâu. Chúng nói bị bệnh phải tiêm thuốc".
Rồi cứ thế, bác sĩ tới tận nhà tù “chăm sóc” bằng những mũi tiêm không rõ mục đích. Riêng anh Hiền bị tiêm 3 mũi thuốc, các đồng đội còn lại có lẽ đều bị tiêm nhưng không rõ liều lượng thế nào “vì bị nhốt riêng”?
Tới ngày 2/9/1991 (theo trí nhớ của anh Hiền), các anh được trả tự do tại “cửa khẩu Bằng Tường - Lạng Sơn” (có lẽ là cửa khẩu Hữu Nghị Quan xuất sang Bằng Tường, Trung Quốc), và được đưa về trại an dưỡng 1 thời gian tại Quảng Ninh (chừng 2-3 tháng). Tất cả các bức hình sau này đều được chụp ở Quảng Ninh) rồi thì mỗi người một nơi lập nghiệp.
“Mỗi người đều có một quyển sổ nhỏ ghi chép địa chỉ của nhau để tiện liên lạc về sau nhưng bôn ba nhiều nơi cũng không biết nó bị mất từ lúc nào...”
Theo đề nghị của chúng tôi, anh Hiền đã hứa sẽ bắt tay vào viết một vài trang hồi ức để lưu giữ lại các thông tin mà anh biết về những chiến sĩ còn sống, đã hi sinh, cũng như đời sống của quân dân Trường Sa những ngày ấy nhằm góp thêm vào kho tư liệu lịch sử chủ quyền những thông tin quý giá.
Cuộc sống hiện tại
Lưu lạc tới Tây Nguyên lập nghiệp đã mười mấy năm trời nhưng cuộc sống vẫn cơ hàn. Đường đời không thương bước chân người chiến sỹ thương tật 22% này. Một mái nhà - một mảnh đất - một nơi tụ họp cũng không có. 10 năm trời sống nhờ người chị đến tận bây giờ mới có riêng cho gia đình một khoảng trời.
Ngôi nhà hiện nay của anh Trương Văn Hiền mới được người chị tặng,
1 chiếc wave cũ- 1 điện thoại di động và 1 tivi. Bao nhiêu năm làm lụng chỉ được có chừng đó. Cơ hàn vẫn cứ cơ hàn! Thương tật vẫn còn là thương tật! Sức khỏe giảm sút và đau nhói mỗi khi trái gió trở trời.
“Anh yếu không làm gì được nhiều. Nhiều đêm đang ngủ anh kêu đau buốt đầu gối như có con gì bò ở trong, khó chịu lắm, khổ sở lắm, mà nào có tiền đi khám... Nhà nghèo thì ai cũng thế, khi thập tử nhất sinh mới liều tới bệnh viện thôi. Anh cứ đòi lấy cưa để cưa chân mình đi luôn cho khỏi đau…” - Chị Bùi Thị Phượng, vợ anh chia sẻ.
Kinh tế không đủ ăn, đủ mặc lại còn hai con nhỏ tới tuổi đến trường, anh Hiền là người mang thương tật từ những di chứng khi bị giam giữ ở nhà tù Quảng Đông, hoàn cảnh của anh đang rất khó khăn.
Thiết nghĩ, với những trường hợp như anh Trương Văn Hiền, những nhân chứng sống của lịch sử thì chính quyền địa phương cần có những biện pháp hỗ trợ cho anh, một cựu chiến binh HQNDVN đã hi sinh cả quãng đời trai trẻ của mình cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh hải của đất nước để rồi chịu nhiều thương tật - khổ ải và buồn đau.
Tìm kiếm thông tin về những người đồng đội còn sống sót của anh Trương Văn Hiền
Theo trí nhớ của anh Trương Văn Hiền, 8 đồng đội của “Vòng tròn bất tử” ngày nào còn may mắn sống sót sau biến cố “Hải chiến Trường Sa” là:
1. Nguyễn Tiến Hùng, Quảng Xương, Thanh Hóa (số 9 trong danh sách công bố của báo Nhân Dân) - ( theo lời của anh Hiền thì anh Hùng và anh Thoa là cùng đơn vị “lính tàu” - tức là thợ máy.)
2. Lê Minh Thoa, Bình An, Tây Sơn, Nghĩa Bình ( nay là 1 trong 3 xã Tây An, Tây Bình hoặc Tây Vinh thuộc huyện Tây Sơn, Bình Định. Nghị định Số: 33/a-HĐBT Ngày 14 tháng 02 năm 1987 chia xã Bình An thành 3 xã Tây An, Tây Bình,Tây Vinh, nhưng có lẽ hồ sơ chiến sỹ năm 1988 chưa cập nhật thay đổi này) (số 10)
Theo lời kể của anh Hiền thì chú ruột của anh Lê Minh Thoa công tác tại Phòng chính sách thuộc Cục Chính trị Hải quân đóng tại Hải Phòng. Cha anh Thoa là ông Thừa nhà ngay cạnh cảng Qui Nhơn.
3. Nguyễn Văn Thông, Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình (số 46).
4. Lê Văn Đông, Tây Trạch, Bổ Trạch, Bình Trị Thiên.(nay là Quảng Bình) (số 47) - Trung đoàn công binh E83- trên tàu 604
5. Trần Thiện Phụng, Phường 2, Đông Hà, Bình Trị Thiên (nay là Quảng Trị) (số 49) - Trung đoàn công binh E83 - trên tàu 604
6. Mai Văn Hải, Liêm Trạch, Bổ Trạch, Bình Trị Thiên (nay là Quảng Bình) (số 55) - Trung đoàn công binh E83- trên tàu 604
7. Nguyễn Văn Tiến, Nam Định (thuộc trung đoàn Công binh E83) (trong danh sách mà báo Nhân Dân đã đăng tải thì không có ai tên Tiến ở Hà Nam Ninh đây chỉ là tên khai báo cho Trung Quốc còn tên thật là Phạm Văn Nhân - Nghĩa Lợi - Nghĩa Hưng - Hà Nam Ninh - nay là Nam Định) (số 65)
8. Dương Văn Dũng, tổ 53, Hòa Cường, Quảng Nam-Đà Nẵng.(nay là 1 trong 2 phường Hòa Cường Bắc, Hoà Cường Nam thuộc quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Cũng xin lưu ý là 2 phường này còn có 6 liệt sỹ khác là các chiến sỹ số 62, 63, 64, 70, 71, 72 theo thứ tự trên báo Nhân Dân ngày 15/03/1988) (số 67)
Trong nhiều hình ảnh mà anh Hiền còn giữ lại được về các đồng đội, số có thể nhìn được rõ mặt thì không còn bao nhiêu.
Qua đây chúng tôi cũng xin kêu gọi những chiến sĩ đã trở về sau ngày 2/9/1991 có tên nêu trên đang sinh sống- làm việc ở đâu thì liên lạc với chúng tôi hoặc gia đình các chiến sĩ, độc giả cả nước - xin hãy cùng chung tay góp sức với chúng tôi tìm kiếm thông tin về các anh và gia đình để qua đó có những hành động thiết thực ghi nhớ công ơn mà các anh đã cống hiến cho Tổ Quốc, để 1 ngày anh Hiền và 8 đồng đội còn lại có thể cho chúng ta những bức hình ghi dấu sự hội ngộ.
Đây đồng thời cũng là việc thu thập thêm tư liệu về sự kiện lịch sử gìn giữ, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc Việt Nam. Cám ơn sự ủng hộ từ các bạn.


Nguồn:http://tuanvietnam.net/2009-10-14-hanh-trinh-truy-tim-ky-uc-cua-mot-chien-si-hai-quan-
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Tường Thụy đã viết:
Chuyện kể của những ngư dân trở về từ cõi chết

Đã hơn 7 ngày trôi qua, trên gương mặt của những ngư dân trở về từ cõi chết nơi biển khơi xa vẫn chưa hết bàng hoàng. Bởi hơn 200 ngư dân của 17 con tàu đánh bắt không chỉ bị bão quật tơi bời, mà còn bị đánh đập, trấn cướp hết tài sản.

....................

Sau hai ngày đêm bị bão đánh tơi tả. Khi bão tan, lại bị cướp và bị đánh, 17 tàu đánh bắt của bà con ngư dân lại càng tả tơi hơn. Trên đường trở về đất liền, các tàu đánh bắt không còn máy móc liên lạc, chỉ trông chờ vào chiếc la bàn nhỏ xíu dò dẫm tìm đường về và tiếp tục bị sóng biển sau bão tiếp tục đánh trôi dạt tứ tán.

Nguồn: Vietnamnet
Khi Trung Quốc có hành động vô nhân đạo của một kẻ cướp như vậy, có lẽ họ không nghĩ rằng sẽ đến lúc họ cũng lâm nạn. Chỉ hơn một tháng sau, họ cũng gặp bão, bị nạn và phải nhờ đến VN cứu giúp. Không biết họ có ngượng không, có xấu hổ không đây:

Đà Nẵng:
Cứu hộ thành công 12 thủy thủ Trung Quốc, Myanma gặp nạn
(Dân trí) - Tin từ Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng cho biết, đến 11h trưa nay 3/11, các lực lượng chức năng đã cứu hộ và đưa 12 thủy thủ (8 người Trung Quốc và 4 người Myanma) bị nạn tại vùng biển Đà Nẵng vào bờ an toàn.

Khoảng 23h tối qua 2/11, Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng đã nhận được tín hiệu cấp cứu từ 1 tàu chở hàng của Trung Quốc cùng 12 thủy thủ trên tàu đang bị trôi dạt vào vùng biển Đà Nẵng.

Tàu bị nạn của Trung Quốc mang tên LUCKY DRAGON, trọng tải khoảng 3.000 tấn bị dạt vào địa phận phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn (cách bờ biển khoảng hơn 100m).

Ngay lập tức Bộ đội biên phòng đã điều động lực lượng cùng phương tiện đến hỗ trợ các thủy thủ bị nạn. Tuy nhiên từ tối 2/11, gió giật mạnh kèm những cột sóng cao từ 2 - 3 mét khiến công tác cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn.

Đến rạng sáng nay 3/11, Bộ đội biên phòng cùng Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn khu vực 2 (Danang MRCC) tiếp tục điều động thêm lực lượng đến hiện trường.

Đến 11h cùng ngày, lực lượng chức năng đã cứu hộ thành công 12 thủy thủ bị nạn trên tàu vào bờ an toàn, không có ai bị thương và được đưa về trạm y tế Bộ đội biên phòng để theo dõi sức khỏe.

Theo bộ đội biên phòng thành phố, tàu LUCKY DRAGON đang neo đậu ngoài vịnh Mỹ Khê (do bị chết máy) thì bất chợt gặp nạn do gió và sóng lớn đánh dạt vào bờ.

Theo ghi nhận của PV Dân trí tại hiện trường, con tàu bị sóng đánh chìm có nhiều vật dụng dạt vào bờ, kể cả thùng phuy chứa dầu khiến một lượng dầu tràn ra biển bốc mùi nồng nặc.

Nguồn: Dân trí
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

http://bauxitevn.net/uploads/2009/11/images1879768_1.jpg

Bác bỏ yêu sách đường ‘chín đoạn’ trên Biển Đông của TQ http://bauxitevn.net/c/17407.html

- Phái đoàn Việt Nam tại LHQ bác bỏ yêu sách đường “chín đoạn” của Trung Quốc, coi đây là yêu sách phi lý, không có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn.

Chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo trên biển Đông, đặc biệt 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tiếp tục được nhắc lại tại Hội nghị tuyên truyền biển, đảo và phân giới, cắm mốc do Ban Tuyên giáo TƯ tổ chức ngày 10/11 tại Hà Nội.

Dưới sự chủ trì của Phó Trưởng ban Tuyên giáo TƯ Phạm Văn Linh, các đại biểu trao đổi những nội dung cơ bản, phổ thông về biển, đảo như luật biển quốc tế và hệ thống pháp luật về biển, đảo Việt Nam, các cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo trên Biển Đông, đặc biệt hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Hội nghị cũng thảo luận những vấn đề như chống buôn lậu trên biển, đảo, tàu thuyền nước ngoài vi phạm chủ quyền, quyền tài phán vùng biển của Việt Nam, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực cơ hội, thù địch xuyên tạc về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

Căn cứ vào các quy định của Công ước 1982 và của Ủy ban ranh giới thềm lục địa LHQ cũng như điều kiện tự nhiên của vùng biển Việt Nam trên Biển Đông, Việt Nam có thềm lục địa vượt quá 200 hải lý.

Theo điều kiện tự nhiên cụ thể của vùng biển và yêu cầu về chính trị, pháp lý, Việt Nam phân chia vùng thềm lục địa vượt quá 200 hải lý của mình thành 3 khu vực là khu vực phía Bắc, khu vực giữa và khu vực phía Nam (Báo cáo chung với Malaysia), trong đó khu vực phía Bắc dựa trên cơ sở sự kéo dài của thềm lục địa Việt Nam về phía Đông, khu vực giữa và phía Nam là sự trải dài tự nhiên của thềm lục địa Đông Nam Việt Nam.

Vụ trưởng, Ủy ban Biên giới quốc gia – Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Chiến cho hay: “Là quốc gia ven biển, Việt Nam cần xây dựng Báo cáo quốc gia trình Ủy ban ranh giới thềm lục địa LHQ để bảo đảm quyền lợi của quốc gia, bảo vệ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa vượt quá 200 hải lý, đồng thời có cơ sở khoa học để đưa ra các quy định về ranh giới ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam”.

Tháng 5 vừa qua, Việt Nam đã chính thức trình Báo cáo quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa ra LHQ. Theo ông Chiến, trong Báo cáo này, Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tuy nhiên không sử dụng các dẫn chiếu khoa học từ các quần đảo này để thực hiện Báo cáo. Điều này phù hợp với quy định của điều 121 trong Công ước của LHQ về Luật biển 1982 về quy chế đảo.

Báo cáo khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển và thềm lục địa được quy định theo Công ước 1982, tuân thủ Công ước 1982 và tôn trọng các điều ước cũng như hiệp định quốc tế về phân định biển đã được ký kết và có hiệu lực giữa các nước liên quan.

Việt Nam cũng cho rằng việc xây dựng Báo cáo trình Ủy ban ranh giới thềm lục địa LHQ về ranh giới ngoài thềm lục địa vượt quá 200 hải lý và việc Ủy ban này xem xét Báo cáo không ảnh hưởng đến vấn đề chủ quyền biển đảo và việc phân định biển giữa Việt Nam với các nước liên quan sau này.

Sau khi Việt Nam nộp Báo cáo thềm lục địa ra LHQ, Phái đoàn thường trực của Trung Quốc tại LHQ đã gửi các công hàm đến Tổng thư ký LHQ phản đối hai báo cáo trên, yêu cầu Ủy ban ranh giới thềm lục địa không xem xét Báo cáo chung và Báo cáo khu vực phía Bắc của Việt Nam, và lần đầu tiên chính thức khẳng định yêu sách trên Biển Đông theo đường “chín đoạn” (đường lưỡi bò).

Phái đoàn Việt Nam tại LHQ đã gửi công hàm phản đối công hàm của phía Trung Quốc, khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bác bỏ yêu sách đường “chín đoạn”, coi đây là yêu sách phi lý, không có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn.

Xuân Linh
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

elviscahn

SẤM VANG DÒNG NHƯ NGUYỆT

Sáng tác: Chương Đức

Một lòng son trung dũng Ngô Tuấn hiến thân giúp vua dựng nước.
Trọng tài đức kiếm cung Lý Thái Tông sắc phong tên Thường Kiệt.
Đem quân phạt Tống bình Chiêm Thành chiến công lừng vang.
Đại Việt sông núi thiêng Lý Thường Kiệt ngàn thuở lưu danh.
Vẫn giấc mơ cuồng điên quân Tống tràn lấn biên thùy ta.
Nối chí bao hùng anh Lý Thường Kiệt dùng mưu quyết thắng.
Thủ tiết sa vòng vây Châu Khâm buồn Châu Liêm mộng tan.
Đắp đất thắng thành Châu Ung Thường Kiệt danh lừng khắp phương Nam.
Nuôi thêm bao hờn căm giặc thù chưa tính giấc mơ ngoại xâm.

Quân Tống, Chiêm Thành, Chân Lạp chung sức mưu thôn tính đất Việt.
Đêm đen trên dòng Như Nguyệt quân với dân một lòng chiến đấu.
Quân xâm lăng vỡ tan xác trôi đầy sông hờn oán kêu than.
Đêm thiêng liêng chợt nghe lời thơ như tiếng sấm vang trời cao.
Non sông Nam người Nam ngàn sau sẽ luôn chiến thắng quân thù
Quân xâm lặng Sài Lang đừng gieo tóc tang tàn mộng xâm lấn.

Qua bao nhiêu tháng năm sấm thiêng truyền còn lưu mãi vang vang.
Một dãy núi sông tổ tiên bao đời đổ máu xương.
Ngàn sau vẻ vang giống Tiên Long rạng danh bốn phương.
Hồn thiêng núi sông cháu con muôn đời còn khắc ghi.
Hùng anh tiếng thơm mãi luôn lưu truyền trang sử xanh.

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẵng hành khang thủ bại hư
Cuộc đời lạ lùng, cuộc đời ước mơ những điều viển vông. Lòng người lạ lùng, lòng hay mong nhớ những điều hư không...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

http://bauxitevn.net/uploads/a/images1878032_3.jpg
Sẵn sàng bảo vệ vùng biển quốc gia http://bauxitevn.net/c/17518.html

Xuân Linh
Là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, nhưng dân quân tự vệ biển được tổ chức như lực lượng nòng cốt, sẵn sàng huy động cho nhiệm vụ bảo vệ vùng biển quốc gia khi cần thiết – Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Tư lệnh hải quân Việt Nam: “Cho ngư phủ tạm trú trốn bão là nghĩa vụ quốc tế”


Việt Nam yêu cầu tất cả mọi ngư phủ vào vùng lãnh hải đang còn tranh chấp để tránh bão tố phải được đối xử nhân đạo để ngư phủ của mình cũng sẽ được các nước láng giềng đối xử tương tự như thế, tư lệnh hải quân Việt Nam nói.

Phó Đô Đốc Nguyễn Văn Hiền, tư lệnh hải quân Việt Nam nói rằng sự ngược đãi tàn bạo đối với ngư phủ Việt Nam chạy vào bờ trốn bão Ketsana hôm tháng Chín vừa rồi là đi ngược lại với tinh thần hợp tác.

Các ngư phủ này nói rằng họ bị lính Trung Quốc tấn công và bị cướp bóc đồ đạc khi họ tấp vào quần đảo Hoàng Sa để tránh bão.

“Đó là một nghĩa vụ quốc tế cho phép người ta vào tránh những thảm họa thiên nhiên như bão tố,” ông Hiền nói khi trả lời các phóng viên bên lề buổi họp của Quốc hội Việt Nam ở Hà Nội hôm cuối tuần rồi.

“Chúng ta đã ra lệnh cho tàu đánh cá Trung Quốc tránh khỏi quần đảo Trường Sa, nhưng chúng ta đã cho phép tàu đánh cá của họ vào đó tránh bão, và ngay cả chúng ta cũng đã từng cứu họ khi gặp nạn và cung cấp họ thuốc men và thực phẩm.”

Ông Hiền nói ngư phủ Việt Nam không nên sợ hãi khi đánh cá trong vùng biển Việt Nam, tức là trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ.

Tuy nhiên, ông khuyến cáo ngư phủ nên tránh xa những căn cứ quân sự ba hải lý.

“Quần đảo Hoàng Sa là của chúng ta nhưng ngư phủ không nên đến gần những quần đảo này vì hiện đảo đang bị Trung Quốc tạm chiếm. Nhưng họ có thể vào tránh bão ở những quần đảo này,” phó Đô Đốc Hiền nói.

Ông phó đô đốc Hiền cũng nói là cần thành lập lực lượng dân quân biển và trong một số trường hợp cần được võ trang (để tự bảo vệ).

Ông cũng nói là Việt Nam và các nước trong vùng Đông Nam Á châu sẽ không bao giờ chấp nhận việc Trung Quốc cho rằng họ có chủ quyền hơn 80 phần trăm trong vùng Biển Đông, ông nói thêm rằng Việt Nam chấp nhận thương thảo đa phương và song phương như là những phương cách duy nhất để giảo quyết vấn đề Biển Đông.

Khi được hỏi hải quân Việt Nam sẽ đáp ứng những xung đột ở biển như thế nào, phó đô đốc Hiền nói rằng hải quân Việt Nam quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển của Việt Nam, ngay cả nếu phải cần hy sinh trong cuộc chiến.


© DCVOnline

================
Trước hành động ngày càng ngạo mạn của Trung Quốc, gần đây thái độ của chính phủ đã cứng rắn hơn. Ta cần phải có những tuyên bố như thế này, không được sợ hãi. Đừng để cho họ bắt nạt mãi.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoa cỏ

Người lính Hải quân cưỡi sóng trong chiến dịch Chủ quyền 88
Tác giả: Hoàng Sang - Vũ Thành
Bài đã được xuất bản.: 09/11/2009 07:00 GMT+7

Hơn 20 năm sau sự kiện ngày 14/3/1988, chúng tôi mới có dịp gặp và nghe các anh kể lại câu chuyện cùng đồng đội vượt trùng dương ra với Trường Sa, để khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

LTS: Hơn 20 năm sau sự kiện ngày 14/3/1988 - ngày mà Hải quân Việt Nam cưỡi sóng ra với Trường Sa, để khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, chúng tôi mới có dịp gặp anh - người đã từng chứng kiến giây phút hải quân Việt Nam đạp sóng để cắm cờ trên đảo Cô Lin, Gạc Ma; từng bị bắt giam tại Trung Quốc rõng rã 3 năm, 5 tháng 15 ngày; từng vượt ngục 2 lần không thành. Cũng chính anh là người tận mắt chứng kiến đồng đội của anh- những chiến sỹ hải quân Việt Nam đã ngã xuống 21 năm về trước để khẳng định chủ quyền của dân tộc, để nối tiếp quá khứ bất khuất và hào hùng của bao thế hệ cha anh. Người đàn ông đó có tên Phạm Văn Nhân (sinh năm 1968, trú tại Đội 1, thị trấn Nông Trường Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định). Tuần Việt Nam xin giới thiệu câu chuyện được người lính hải quân năm xưa kể lại.

Trường Sa kiêu hùng 20 năm về trước


Anh Nhân kể lại trận hải chiến năm 1988 và những ngày bị bắt giam tại TQ
40 tuổi, thân hình nhỏ thó nhưng rắn chắc, gương mặt sạm đen với những vết sẹo do trận chiến ngày xưa để lại, anh say sưa kể cho chúng tôi về những ngày tháng cách đây hơn 20 năm về trước.
Trong câu chuyện chắp vá của anh vào một đêm tháng 10/2009, có cả quá khứ hào hùng nhưng bi thương; có cả ánh mắt rực lửa khi nhắc tới lá cờ Việt Nam phần phật tung bay ngạo nghễ giữa đảo Trường Sa; có cả giọt nước mắt mặn mòi chực lăn trên khóe mắt khi nhắc tới những đồng đội đã ngã xuống; có những tủi hờn về những ngày tháng bị giam cầm tại Trung Quốc; có cả những hạnh phúc tột cùng ngày trở lại Việt Nam và nghe tin những chiến sỹ Hải quân vẫn ngày đêm giữ vững những hòn đảo ở Trường Sa.

Với anh, Trường Sa là máu. Là thịt. Là vùng biển thiêng liêng mà thế hệ những người lính Hải quân ngày đó dù cho phải hy sinh cũng cố gắng giữ gìn từng tấc đất.

Với anh, Trường Sa rất đỗi tự hào, là một phần không thể thiếu được trong cuộc sống hiện tại.

Sau 2 năm nhập ngũ, anh được lệnh ra xây dựng và cắm mốc cờ để khẳng định chủ quyền của đất nước trên đảo Trường Sa trong chiến dịch CQ 88. Ngày đó, anh thuộc Trung đoàn E83 thuộc Bộ tư lệnh Hải quân.

Đêm trước lúc lên tàu, anh hồi hộp không ngủ. Với anh, cái tên Trường Sa tuy là lạ lẫm nhưng rất đỗi thân quen như một phần máu thịt chảy trong cơ thể người lính tuổi 20. Anh tưởng tượng về Trường Sa giữa muôn trùng biển khơi, về những người lính ngày đêm hiên ngang cầm súng để bảo vệ vùng biển. Và anh mong sẽ góp một phần sức trẻ cho hòn đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Sáng 12/3/1988, tàu HQ 604 chở hơn 100 người bao gồm lực lượng công binh, lính 146... trong chiến dịch CQ 88 hú 3 hồi còi rồi vươn mình tiến về biển khơi. "Trước lúc tàu rời đất liền, chỉ huy lên tàu bắt tay anh em chúng tôi, chúc cho chuyến đi bình an để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Nhìn thủ trưởng ân cần căn dặn và ôm chặt từng người lính, chúng tôi hiểu rõ nhiệm vụ mà chúng tôi được giao sẽ rất thiêng liêng và cao cả"- anh Nhân mở đầu câu chuyện.

Sau hơn 1 ngày lênh đênh trên biển, đến ngày 13/3 tàu HQ 604 bắt gặp tàu HQ 505. Sau khi chuyển một số hàng sang tàu 505, cả 2 chiếc tàu "đặc biệt" này lại xé toang sóng biển, tiến nhanh về phía biển.

4 giờ chiều ngày 13/3, từ xa mọi người trên tàu đã nhìn thấy hòn đảo hiện lên giữa sóng biển trắng xóa. Khi tàu cách đảo khoảng mấy chục mét thì gặp 2 chiếc tàu lớn đã neo sẵn. Một người trên tàu lạ cầm loa và bảo rằng: đây là lãnh thổ Trung Quốc, đề nghị người Việt Nam rời khỏi.

"Lúc đấy, tôi cảm thấy bị xúc phạm. Mặc, những người lính đi trên chuyến tàu HQ 604 vẫn không nao núng. Theo lệnh của người chỉ huy trưởng Trần Đức Thông, anh em chúng tôi cử người xuống đo độ sâu, thả neo, 1 người được cử lên đảo để khảo sát" - anh Nhân tiếp câu chuyện.

Đêm đầu tiên trên đảo, Nhân cùng một số đồng đội bơi ra khảo sát đảo. Lần đầu tiên trong đời, anh được ngắm những nhành san hô đá, san hô trúc rực rỡ sắc màu.

Trước, anh chỉ được biết về quần đảo Trường Sa qua sách vở, qua những câu chuyện của những bậc cao niên trong làng.

Nay, Trường Sa hiện rõ mồn một trước mắt anh với những nhành san hô lung linh huyền ảo, với đại dương mênh mông sóng nước.

Rồi, anh tự hứa - lời hứa của một trái tim 20 tuổi: "Biển trời Việt Nam đẹp quá. Ta nguyện sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ để bảo vệ từng tấc đất, ngọn cỏ, từng con sóng. Nếu như có phải hy sinh vì mảnh đất mang tên Trường Sa thì cũng đáng tự hào".

Đêm. Sau khi lấy một ít san hô lên tàu để làm kỉ niệm, anh vào ngủ chung với anh Phỏng - Đại đội phó. Những câu chuyện về Trường Sa, về gia đình qua lời kể của Đại đội phó làm anh không ngủ được. Nhân hãnh diện và tự hào vì mình là một trong hàng triệu triệu thanh niên ngày ấy may mắn được đặt chân đến quần đảo Trường Sa.

Hải chiến ngày 14/3/1988


Anh Nhân cùng vợ và hai con
Sáng 14/3, chỉ huy trưởng Trần Đức Thông ra lệnh cho anh em chuẩn bị công việc. Một số người được lệnh bơi lên đảo để cắm cờ, số còn lại chuyển hàng từ tàu ra xuồng nhỏ để đưa lên đảo. Một lúc sau, đã thấy lá cờ đỏ sao vàng phần phật tung bay ngạo nghễ giữa biển trời.
"Lúc đó, tôi đang chuyển hàng từ tàu xuống thuyền thì nghe thấy tiếng quát tháo từ trên đảo. Ngước mắt nhìn lên, đã thấy hàng chục lính Trung Quốc được trang bị súng AK và tiểu liên đổ bộ lên đảo. Phía bên cạnh mạn sườn tàu 604, có 2 tàu chiến Trung Quốc áp sát. Một lúc sau, tôi nghe thấy hàng loạt tiếng nổ chát chúa trên đảo. Liền sau loạt đạn AK đó, đã thấy lính Trung Quốc đi trên mấy chiếc xuồng chiến vãi trấu lên boong tàu.

Sau khi cho quân từ các xuồng chiến vãi đạn lên boong, tàu chiến Trung Quốc vội dùng pháo 100 mm bắn thẳng vào tàu HQ 604. Phát pháo đầu tiên nhằm thẳng vào trung tâm báo vụ của tàu 604. Liền sau đó, pháo 100 ly lại bắn thẳng vào khoang chứa máy.

Anh em chúng tôi được lệnh rút vào phía khoang tàu chứa hàng. Ở trong vẫn nghe rõ những tiếng nổ chát chúa của súng AK, pháo 100 ly.

Tàu thủng. Nước ào nhanh vào cả khoang chở hàng rồi bị nhấn chìm. Nước vào quá nhanh đã đánh bật tôi vào góc chứa hàng. Tôi lặn xuống và mò mẫm tìm lối thoát ra.

Sau một lúc vật lộn với sóng biển, lúc sức đã kiệt thì tôi mới tìm thấy lối ra. Vừa ngoi ngóp lên mặt nước đã thấy lính Trung Quốc dùng AK bắn xối xả vào anh em chúng tôi. Chúng tôi lại lặn sâu để tránh làn đạn của tàu Trung Quốc" - anh Nhân bồi hồi nhớ lại những phút giây kinh hoàng hơn 20 năm về trước.

Sau một hơi lặn, anh và các đồng đội lại nổi lên mặt nước. Lúc này, phía Trung Quốc thu quân và bỏ đi.

Bị thương ở mặt và chân, Nhân vẫn cố gắng vật lộn với nước và vớ được một thanh gỗ rồi bám vào đấy. Anh nhìn quanh, chỉ thấy 8 người đồng đội của anh cũng đang bấu víu vào những thanh gỗ và vật lộn với sóng biển trong cái rét tê dại. Anh thốt lên không thành lời: "Đồng đội của tôi, các bạn đâu cả rồi".

Lần đầu tiên trong đời anh khóc. Nước mắt hòa lẫn với vị mặn chát của biển khơi.

Hòn đảo Cô Lin, Gạc Ma vẫn hùng dũng, sừng sững giữa trùng dương như là nhân chứng sống cho phút giây những người lính Hải quân Việt Nam chiến đấu để bảo vệ chủ quyền.

5 giờ chiều, 2 chiếc tàu chiến Trung Quốc quay lại và trục vớt 9 người lên tàu. Nhân là người cuối cùng được vớt lên. Sau khi lên tàu, lính Trung Quốc ra hiệu yêu cầu Nhân và đồng đội đầu hàng. Mặc vết thương đang rỉ máu, mặc súng kê cạnh đầu, mặc lính Trung Quốc dọa dẫm, Nhân cùng với đồng đội vẫn thản nhiên, mắt nhìn thẳng vào những người lính Trung Quốc đối diện. Anh còn nghe rõ một người lính Trung Quốc nói oang oang: "Lính Việt Nam không biết đầu hàng thì phải".

9 con người sống sót và lênh đênh trên biển cho đến khi bị bắt, đến bây giờ anh Nhân vẫn nhớ rõ từng cái tên và địa chỉ. Anh đọc vach vách cho chúng tôi nghe, đó là Nguyễn Tiến Hùng, Trương Văn Hiền, Lê Văn Đông, Nguyễn Văn Thống, Mai Xuân Hải, Trần Thiện Phụng, Trương Bá Dũng, Lê Minh Thoa và anh - Phạm Văn Nhân.

(Còn tiếp...)

--------------

Bài này hoa cỏ copy từ TuanVietNam.net nhưng không biết copy ảnh- để mọi người cùng đọc và hiểu hơn về vùng biển đảo yêu dấu của chúng ta.
Tôi yêu cuộc sống hôm nay
Bởi trong tôi có những ngày hôm qua...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoa cỏ

3 năm rưỡi ở tù và 2 lần trốn trại bất thành
Tác giả: Hoàng Sang - Vũ Thành
Bài đã được xuất bản.: 10/11/2009 06:30 GMT+7
Người lính Hải quân cưỡi sóng trong chiến dịch Chủ quyền 88
Hành trình truy tìm ký ức của một chiến sĩ Hải quân

9 "tù nhân" bị giam 3 năm, năm tháng, 15 ngày ở cái nơi mà Phạm Văn Nhân từng gọi là "địa ngục trần gian". Khát vọng tự do đã thôi thúc anh vượt ngục. Có lúc cánh cửa tự do tưởng như mở toang trước mặt anh nhưng rồi lại đóng sầm một cách tàn nhẫn.

Trại tù Thu Dung, 1988

Sau khi bị bắt lên tàu Trung Quốc, Nhân và các đồng đội được canh chừng cẩn mật. Lúc nào cũng có 2 người lính bồng súng kè kè đứng bên cạnh. Hôm sau, toàn bộ số "tù nhân" này bị bịt mặt để không xác định được phương hướng đi.


Anh Nhân với những ký ức về trận hải chiến năm 1988 và những ngày bị bắt giam tại TQ
Sau 3 ngày lênh đênh trên biển, không nước, không thức ăn, Nhân và các đồng đội được đưa đến một nơi. "Lúc đó chắc là khoảng 12 giờ trưa gì đó, trời rất nắng. Tôi đoán như vậy vì thấy bàn chân bỏng rát. Lính Trung Quốc dẫn chúng tôi lên trên một hòn đảo. Lúc này, tôi và các đồng đội đã thấm mệt. Phần vì vết thương vẫn rỉ máu, phần vì 3 ngày không được ăn uống gì cả nên tất cả lả đi. Chịu không nổi, tôi nói: Muốn chém, muốn giết thì mặc, không nên hành hạ chúng tôi như thế", anh Nhân nhớ lại.
Người lính năm xưa kể tiếp: Một lúc sau, lính Trung Quốc tháo vải bịt mặt và đưa chúng tôi vào một phòng ăn. Một người trong nhóm còn cười và nói: "Chắc là chúng chuẩn bị giết mình rồi thì phải. Trước lúc bắn, bao giờ cũng được ăn một bữa cơm mà".

Mặc dù đã 4 ngày không được một hạt cơm nào vào bụng nhưng anh em kiên quyết không ăn và gạt đổ hết thức ăn trên bàn. 4 người lính bồng súng vội hô hào và gô cổ chúng tôi lại. Sau khi bẻ quặp tay ra phía sau, bọn họ lại bị bịt kín mắt và đưa chúng tôi lên tàu đi tiếp. Đến chập tối, tàu cập bến, chúng tôi bị đẩy lên một chiếc ô tô bịt kín".

Sau khi vết thương đã lành, anh Nhân và đồng đội được đưa về trại Thu Dung, bán đảo Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông.

Tại đây, 9 chiến sỹ Hải quân Việt Nam bị nhốt riêng mỗi người một phòng. Ngày 2 bữa, họ được phát khi thì một ít cơm đã mốc cùng với một ít ngọn rau dài loằng ngoằng, vàng khè, lúc thì một chiếc bánh bao không nhân... Tất cả 9 chiến sỹ hải quân Việt Nam đều được hứa: Vài bữa nữa sẽ được thả về Việt Nam.

Nhưng rồi, 1 tháng, 2 tháng, 1 năm...., mấy anh em vẫn bị nhốt kín giữa bốn bức tường. Muốn nhìn ra ngoài chỉ có cách nheo mắt qua một lỗ thủng bé tin hin nơi cánh cửa sổ.

Sau một thời gian, anh Nhân được nhốt chung với anh Hùng và anh Dũng. Đêm đến, cả 3 người không ai ngủ được, suy nghĩ mông lung. Bất giác, Nhân quay sang hỏi anh em: Không biết Trường Sa giờ thế nào rồi nhỉ, không biết hòn đảo Cô Lin, Gạc Ma... - nhân chứng sống cho những người lính Hải quân Việt Nam kiên cường mà bất khuất giờ thế nào?

Bồi hồi nhớ lại, anh kể: "Những ngày ở tù, anh em ở đây chỉ nhớ đến gia đình và Trường Sa mà thôi - nhớ gia diết, nhớ đến quặn lòng. Rồi anh nung nấu quyết định vượt ngục, để trở về bên gia đình, để lại cưỡi sóng, đạp gió ra với Trường Sa, và để kể cho những người thân của anh về Trường Sa hùng vĩ, hiên ngang giữa mịt mù sóng biển.

Rồi anh  Nhân mường tượng đến giây phút những người lính đi trên tàu 604 cưỡi sóng vượt trùng dương để cắm cờ trên hòn đảo thân thương của Tổ quốc. Mệt quá, cả ba thiếp đi mang theo cả giấc mơ về lá cờ đỏ sao vàng năm cánh ngạo nghễ bay phần phật giữa biển trời".

2 lần vượt ngục không thành


Ông Phạm Văn Nguyên - bố anh Nhân rơi nước mắt khi nghĩ rằng đứa con mình đã hy sinh trong chiến dịch CQ 88
Sau khoảng 2 năm bị nhốt, nếm đủ mọi cay đắng về cuộc sống mất tự do, Nhân nung nấu ý định vượt ngục. Anh bảo: "Cứ sống thế này thì thà rồi chết quách cho xong. Cứ thử vượt ngục, biết đâu may mắn sẽ trốn thoát". Và rồi, Nhân nói với anh em kế hoạch trốn trại".
Anh em nghe xong, người thì im lặng, người thì can ngăn:"Họ canh chừng cẩn mật thế này, trốn không được đâu. Lỡ bị bắt lại thì chỉ có chết."

Can ngăn mãi không được, mọi người quay sang bàn phương án cho anh vượt ngục và khuyên anh nên trốn về Việt Nam theo đường biên giới Việt - Trung.

Đêm trước lúc Nhân trốn trại, mọi người còn nhắn nhủ: "Nếu trốn được về Việt Nam, nhớ báo tin cho gia đình là chúng tôi vẫn còn sống. Còn nữa, nhớ báo với đồng đội là anh em bên này vẫn một lòng kiên trung với Tổ quốc".

Nhân bồi hồi nhớ lại đêm trước lúc vượt ngục: "Trong số anh em chúng tôi, chỉ có anh Phụng là đã có vợ. Vợ anh tên là Thiêm thì phải. Nhìn anh nắm chặt tay tôi căn dặn: nếu về đến Việt Nam, nhớ báo tin cho cô ấy là tôi vẫn an toàn, tôi hiểu nỗi lòng của đồng đội".

Từ lúc các anh bị bắt đến giờ, gia đình, người thân chắc là đã khóc hết nước mắt vì cho rằng các anh đã hy sinh. Hơn 2 năm trời đằng đẵng, bặt vô âm tín, bố và các anh chị em của Nhân ở nhà chắc cũng đứt từng khúc ruột khi cho rằng anh đã nằm lại giữa biển khơi để bảo vệ chủ quyền cho Tổ quốc.

Đêm. Qua ánh đèn điện vàng vọt, Nhân vẫn nhìn rõ 1 người lính gác Trung Quốc cầm súng đi đi, đi lại. Lợi dụng sở hở, anh nhảy từ tầng 2 xuống tầng 1. Có tiếng động, Nhân lại nằm rạp xuống khe nước hôi thối. Sau khi bò qua dãy nhà bếp và ao cá, anh leo qua tường thép gai và trốn được ra ngoài.

Nhân chạy thục mạng trong bóng đêm và ra đến đường nhựa.

Đêm tĩnh mịch, chợt có tiếng động cơ và ánh đèn phát sáng. Nhân vội khuân đá ném lên lòng đường rồi núp vào lùm cây. Tiếng động cơ mỗi lúc một gần. Gặp vật cản, chiếc xe ô tô đi chậm lại. Lợi dụng lúc ô tô giảm tốc độ, anh nhảy lên xe.

Gần sáng, xe dừng bánh. Sợ bị lộ, anh nhảy ra khỏi xe và trốn vào rẫy ven đường rồi ẩn nấp ở đó, chờ cho trời tối mới dám đi tiếp.

Tối, bắt gặp một chiếc xe đạp bỏ quên bên vệ đường, Nhân lấy và lại tiêp tục hành trình tìm đường về Tổ quốc.

Nhân nhớ lại: "Ngày đó, ban ngày tôi lẩn trốn vào nương rẫy, hái hoa quả ăn lót dạ. Đêm, khi không có người lại lên xe đạp mò mẫm tìm đường. Sau này bị bắt lại, tôi mới biết mình đã đi được hơn 1 ngàn km, chỉ còn khoảng 600km nữa là về đến Việt Nam".

Ngày thứ 13 vượt ngục, lúc này phía Trung Quốc đã phát "lệnh truy nã" anh trên ti vi. Đồng đội của anh thì cho rằng là Nhân đã trốn được về Việt Nam. Chẳng ai ngờ, đến ngày thứ 14 thì đã thấy lính Trung Quốc dẫn anh về trại Thu Dung.

Giọng anh đứt quãng: "Hôm đó là chập tối ngày thứ 13, tôi lọ mọ vào quán ven đường để mua một ít bánh thì bị phát hiện. Người dân nhận ra tôi trên ti vi theo "lệnh truy nã" của chính quyền Trung Quốc nên đã hô hào bắt lấy. Tối đó, tôi lại bị bắt giam".

Sau khi bị bắt, anh lại tiếp tục nung nấu ý định vượt ngục. Anh dùng mấy dây đàn ghi ta bị đứt để cắt song cửa sắt nhưng bị phát hiện. Không nản, anh lại trèo tường xuống tầng 1, lợi dụng lính canh lơ là vượt tường thép kẽm ra ngoài. Tuy nhiên, do đã nằm trong "tầm ngắm" từ trước nên anh chưa kịp thoát ra ngoài trại thì đã bị bắt.

Sau 2 lần bị bắt, lính canh đã dành cho anh một "chế độ" canh phòng nghiêm ngặt, lúc nào cũng có một tốp theo dõi anh 24/24.

Tổng cộng, những người lính Việt Nam đã bị giam ở Trung Quốc 3 năm, 5 tháng, 15 ngày. Đến ngày 2/9/1991, toàn bộ 9 chiến sỹ được trao trả tại Lạng Sơn.

Đồng đội tôi, ai còn, ai mất


Ngôi nhà này trước la mảnh đất 4m2 mà bố anh để lại cho anh
từ thời ông còn làm ngề canh cống cho xã. Sau khi anh lấy vợ,
vì không có chỗ ở nên bố anh giao lại cho anh. Năm 2001, anh gop góp ít tiền để sửa lại.
Mảnh đất không có sổ đỏ ngay cạnh cống thủy lợi xã là nơi mà cả gia đình anh sinh sống hiện giờ.
Rời quân ngũ, Nhân trở về quê và xây dựng gia đình. Nhưng cũng chỉ vài tháng sau ngày cưới, do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, Nhân quyết định để lại người vợ mới cưới theo bạn bè đi đến Quảng Ninh làm nghề đội than thuê.
Tích lũy được một ít vốn anh lại trở về quê hương lập nghiệp. Anh vay mượn thêm của anh em, hàng xóm để chăn nuôi vịt. Đang làm ăn ra lại đúng cái đợt đại dịch H5N1. Đàn vịt hơn 300 con của gia đình bị mang đi tiêu hủy.

Tay trắng, muốn làm lại từ đầu cũng không có vốn. Mảnh đất mà vợ chồng anh chui ra chui vào thì không có sổ đỏ, muốn cầm cố vay mượn ngân hàng cũng khó.

Trước, bố anh làm nghề canh cống thủy nông cho xã nên dựng tạm một cái lều để tiện cho việc trông coi. Sau này ông già, nghề trông cống thủy lợi lại được giao lại cho anh, căn lều 4m2 ngày xưa mà ông ở cũng được giao lại cho 2 vợ chồng Nhân sau khi anh cưới vợ. Mãi đến năm 2001, anh em, họ hàng gop góp cho anh ít tiền để xây tạm cái nhà cho anh và 2 con có chỗ chui ra chui vào lúc mưa nắng.

"Mà thôi, thế còn sướng chán. Còn gấp hàng ngàn lần hồi bị bắt giam bên Trung Quốc ấy chứ. Tôi chỉ mong làm đủ tiền để nuôi 2 đứa con ăn học. Còn dư dả đồng nào thì góp lại để mong một lần được gặp lại anh em đồng đội cũ. Gần 20 năm sau ngày được trả tự do, tôi vẫn chưa có cơ hội gặp lại mọi người, chẳng biết ai còn, ai mất nữa cả" - Nhân cười mãn nguyện khi nói về ước mơ của mình.

Với anh, hạnh phúc bây giờ là được nhìn thấy 2 con khôn lớn; được gặp lại đồng đội cũ để ôn lại những ký niệm đã qua rồi cùng nhau thăm lại Trường Sa, thăm lại hòn đảo mà ngày xưa anh đã từng chiến đấu, được nhìn thấy ngọn cờ thắm máu cha ông sừng sững bay giữa biển trời.

Bài này hoa cỏ copy từ TuanVietNam.net nhưng không biết copy ảnh- để mọi người cùng đọc và hiểu hơn về vùng biển đảo yêu dấu của chúng ta.
Tôi yêu cuộc sống hôm nay
Bởi trong tôi có những ngày hôm qua...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối