Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [36] [37] [38] [39] [40] [41] [42] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tàu đổ bộ Trung Quốc xuất hiện ở Trường Sa

Bài đăng trên VNExpress Thứ sáu, 20/7/2012, 15:07 GMT+7

Một tàu đổ bộ của Trung Quốc được phát hiện trong quần đảo Trường Sa, tại khu vực bãi Su Bi mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/9b/bf/tau_do_bo.jpg
Hình ảnh tàu đổ bộ 934 của Hải quân Trung Quốc trong quần đảo Trường Sa
do máy bay trinh sát của Philippines chụp được. Ảnh: Philippines Star



Máy bay giám sát của Hải quân Philippines phát hiện ra tàu Hải quân 934, thuộc lớp Ngọc Đình (Yuting), được trang bị ba súng hạng nặng, cần cẩu và một bãi đáp trực thăng, neo đậu tại cảng mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép trên bãi Su Bi.

Phía Philippines cho biết sẽ nỗ lực để theo dõi hoạt động của con tàu trong khu vực, cũng như tình hình trong quần đảo Trường Sa, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh miền tây của Philippines Niel Estrella cho biết.

Công việc theo dõi hôm qua bị cản trở bởi điều kiện thời tiết xấu, Philippines Star hôm nay cho hay.

Bất chấp sự phản đối của Việt Nam, đội 30 tàu cá của Trung Quốc đang đánh bắt trái phép tại bãi Su Bi dưới sự yểm trợ của tàu ngư chính lớn nhất Trung Quốc. Đội tàu này xuất phát từ tỉnh Hải Nam, do hội nghề cá địa phương tổ chức. Không chỉ đưa tàu xuống đánh bắt trái phép, Trung Quốc còn liên tục đăng tải trên các báo, mạng về hoạt động của đội tàu này.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/9b/bf/subi.jpg
Đảo đá Su Bi nhìn từ trên không. Ảnh: Google Maps.



Ngày 13/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc 30 tàu cá từ tỉnh Hải Nam của Trung Quốc tới quần đảo Trường Sa là hành động phi pháp.

"Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế", đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố.

Hồi cuối tuần trước, một tàu hộ vệ của hải quân Trung Quốc cũng xuất hiện và bị mắc cạn gần bãi Trăng Khuyết, cách đảo Palawan của Philippines 60 hải lý. Đây là địa điểm mà Philippines tuyên bố nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Con tàu sau đó đã được đánh nổi lên và lên đường về Trung Quốc. Manila và Bắc Kinh không có tuyên bố gì thêm về vụ việc.

Vũ Hà
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Dùng hải đội vơ vét nguồn lợi hải sản

Bài đăng trên Đại Đoàn Kết (20/07/2012)

Biển Đông đang và sẽ còn là "điểm nóng” trong quan hệ của nhiều nước trong khu vực. Tranh cãi (thậm chí có cả tranh chấp) về biên giới trên biển đang trở thành "trường ca” có mở đầu nhưng chưa biết đến lúc nào kết thúc. Việt Nam đang phải đối diện với nhiều "chiêu” ỷ thế kẻ mạnh từ phía Trung Quốc.

http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2012/202/12_vovetloihaisan.jpg
Ngoài lực lượng tàu ngư chính, gần đây Trung Quốc còn
"xuất xưởng” cả một hải đội đánh bắt hải sản. Ảnh: TL


Không chỉ dồn dập và kiên trì dùng "giặc mồm” làm rối dư luận trong và ngoài nước, phía Trung Quốc còn sử dụng vũ lực nhằm thực hiện ý đồ "cá lớn nuốt cá bé” về vấn đề Biển Đông. Lực lượng vũ trang chính quy trên biển của Trung Quốc ngày càng hùng hậu, đội lốt tàu hải giám, tàu cảnh sát biển…. Đến thời điểm này, đội quân tàu hải giám của Trung Quốc có hơn 280 chiếc, trong đó gần 30 chiếc có độ choán nước trên 1.000 tấn, chiếc lớn nhất lên đến gần 4.000 tấn (tàu hải giám 50). Không dừng lại ở đó, từ nay đến 2015, đội quân tàu hải giám của Trung Quốc còn được bổ sung thêm 36 chiếc, trong đó loại trên 1.500 tấn có 7 chiếc. Ngoài lực lượng hùng hậu về tàu hải giám xuất hiện trên Biển Đông, Trung Quốc còn có tàu cảnh sát biển và tàu giám sát an toàn hàng hải. Lực lượng cảnh sát biển của Trung Quốc hiện thời có 250 chiếc. Số tàu biên chế trong đội quân giám sát an toàn hàng hải có 800 chiếc. Chưa hết, đâu phải chỉ có như thế, lực lượng trên biển của Trung Quốc còn có đội quân tàu ngư chính. Đến thời điểm này, lực lượng ngư chính của Trung Quốc có 140 tàu cỡ lớn, trong đó có những chiếc trên 1.000 tấn, thậm chí có tàu "khủng” gần 4.500 tấn. Gọi là tàu ngư chính (đánh bắt hải sản) nhưng trên đó được trang bị vũ khí hiện đại và luôn ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Lực lượng đánh bắt hải sản của Trung Quốc không ít lần cố tình xâm phạm bờ cõi hải phận của Việt Nam. Trung Quốc huy động nhiều tàu cỡ lớn tạo thành thế lực trên biển nhằm thực hiện "học thuyết” mang đậm màu sắc bá quyền: "khai thác trước, chứng minh chủ quyền sau”.

Trên Biển Đông, Trung Quốc đang và sẽ còn tiếp tục phô trương lực lượng về nhiều mặt. Trung Quốc đã trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ 2 của thế giới (đứng sau Mỹ). Về vấn để Biển Đông, Trung Quốc không chỉ sử dụng "củ cà rốt” mà còn luôn luôn rình rập dùng cả "chiếc gậy” đe dọa nước khác, trong đó có Việt Nam.

Kể cả đánh bắt hải sản, Trung Quốc cũng "ra sân” theo kiểu ỷ thế sức mạnh. Ngoài lực lượng tàu ngư chính, gần đây Trung Quốc còn "xuất xưởng” cả một hải đội đánh bắt hải sản. Hải đội này bao gồm tàu công xưởng, tàu chở dầu, tàu vận chuyển, tàu hỗ trợ. Riêng tàu công xưởng (nằm trong hải đội khai thác hải sản) được thiết kế lên đến 32.000 tấn, với 14 dây chuyền chế biến có hơn 600 lao động. Tính riêng chiếc tàu này, mỗi ngày có công suất chế biến hơn 2.000 tấn. Trên Biển Đông, không chỉ có hạm đội về quân sự, Trung Quốc còn tổ chức cả hạm đội về đánh bắt hải sản. Với cách làm đó, Trung Quốc vừa phô trương lực lượng vừa ráo riết vơ vét nguồn lợi hải sản trên Biển Đông. Kể cả đánh bắt hải sản, Trung Quốc đặc biệt chú trọng đội quân chính quy, nhiều về số lượng, mạnh về thực lực. Trên Biển Đông, kể cả đánh bắt hải sản, Trung Quốc cho người ta thấy rằng họ bố trí lực lượng để "lấy thịt đè người”.

Trong mọi cuộc chiến (kể cả chiến trường cũng như thương trường) đòi hỏi phải tuân thủ nguyên tắc: "chơi” với kẻ mạnh thì phải có lực lượng tương xứng. Lực lượng đánh bắt hải sản của Trung Quốc trên Biển Đông không hề nhỏ chút nào và sẽ còn tiếp tục bổ sung ở mức cao hơn. Không thể dùng những chiếc thuyền nhỏ, lại tổ chức rời rạc để đối chọi với những tàu lớn có vũ khí hiện đại, được tổ chức theo hải đội (thậm chí là hạm đội). Sự thật và chính nghĩa có sức mạnh của nó nhưng khi xảy ra những cuộc đụng độ trên biển, thiệt hại thường xảy ra với bên yếu thế về lực lượng. Chọi với đá thì phải có đá. Nếu cứ chấp nhận lấy trứng chọi đá, kết quả như thế nào thì mọi người đều biết. Không sa vào bẫy chạy đua vũ trang (cực kì tốn kém kinh phí trong khi tiềm lực quốc gia còn nhỏ bé) nhưng cũng không thể chấp nhận tình trạng bị "bắt nạt” chỉ vì không nâng cấp lực lượng ở mức cần thiết. Sử dụng vũ khí phê phán là cần thiết, có giá trị nhất định của nó, nhưng những lúc cần thiết vũ khí phê phán không thay thế được phê phán bằng vũ khí.

Bá Tân
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Học giả Trung Quốc phân tích sự đuối lý của “Đường lưỡi bò”

(VOV) - 9 lô dầu khí mà Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc thông báo mời thầu nằm ở phía Đông "đường 9 đoạn", tuy nhiên nó lại nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.

http://vov.vn/avatar.aspx?ID=215689&at=0&ts=306&lm=634784643689430000
"Đường lưỡi bò" do Trung Quốc vẽ (Ảnh: KT)


Ông Tiết Lý Thái - học giả, nhà bình luận nổi tiếng của trang báo mạng Phượng Hoàng (Hồng Kông, Trung Quốc) trong bài viết đăng trên tờ báo mạng trên ngày 20/7 cho rằng, tranh chấp chủ quyền tại Nam Hải (Biển Đông) giữa Trung Quốc và Việt Nam có dấu hiệu ngày càng căng thẳng trong thời gian qua, trong đó việc Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo mời thầu quốc tế vào cuối tháng 6 vừa qua khiến tình hình càng thêm phức tạp.

9 lô dầu khí mà Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc thông báo mời thầu nằm ở phía Đông đường 9 đoạn, tuy nhiên nó lại nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.

Ông Tiết Lý Thái cho rằng: Nếu Trung Quốc giải thích và muốn cộng đồng quốc tế công nhận đường 9 đoạn là đường biên giới quốc gia thì khó khăn sẽ không hề nhỏ, ít nhất sẽ gặp phải những thách thức sau:

Thứ nhất, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc mới đầu chỉ vẽ ra 11 đoạn trên bản đồ nước mình, mà không hề tiến hành phân định biên giới trên biển với các nước láng giềng xung quanh, cũng chưa từng có động thái hòng nhận được sự công nhận của cộng đồng quốc tế. Về bình diện luật pháp quốc tế cũng chưa có sự giải thích rõ ràng, chi tiết nào. Nói một cách nghiêm túc thì đây mới chỉ là “tự nói lời của mình”.

Thứ hai, cho đến hiện nay, Trung Quốc vẫn chưa nói rõ, đường 9 đoạn là đường biên giới quốc gia đứt khúc hay là đường giới tuyến trên biển truyền thống. Đến một định nghĩa cũng không có, hơn nữa cũng chưa ghi rõ kinh độ, vĩ độ trên vị trí địa lý, mà đơn thuần chỉ là vẽ ra các đường đứt đoạn trên bản đồ của mình, thì làm sao mà thuyết phục được người khác?

Tiếp theo, nếu như Bắc Kinh nhấn mạnh đường 11 đoạn mà Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đưa ra ban đầu là đường biên giới quốc gia không thể xâm phạm, thì thử hỏi tại sao sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập, để thể hiện “tình cảm” của mình với Việt Nam, Trung Quốc lại tự xóa đi 2 đoạn trên bản đồ trong khu vực vịnh Bắc Bộ? Phải chăng Trung Quốc coi việc sửa đường biên giới quốc gia như trò đùa?

Thêm nữa theo học giả này, nếu như Bắc Kinh khẳng định đường 9 đoạn là đường biên giới quốc gia, sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, trong thời gian 30 năm, Việt Nam đã chiếm hữu đến 30 hòn đảo lớn nhỏ một cách liên tục, mà Bắc Kinh trong các lần phản đối ngoại giao lại không hề có lần nào nêu ra vấn đề trên?. Điều này là hoàn toàn không bình thường.

Cuối cùng, Biển Đông là tuyến vận tải của hơn 80% hàng hóa chiến lược của khu vực Đông Bắc Á, trong đó bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, của hơn 40 % hàng hóa chiến lược của hầu hết các quốc gia phương Tây. Nếu như nói tuyến đường vận tải trên Biển Đông là tuyến đường sinh mạng của các quốc gia phương Tây cũng không có gì là quá.

Nếu "đường 9 đoạn" được tuyên bố là đường biên giới quốc gia của Trung Quốc, khi Mỹ và các đồng minh chuyển dịch lực lượng quân sự giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, bất cứ lúc nào, họ  đều có thể bị coi là ở vị trí phi pháp và sẽ bị cản trở mạnh mẽ. Như vậy liệu cộng đồng quốc tế có chấp nhận tuyên bố của Trung Quốc?

Học giả Tiêt Lý Thái cho rằng: ngày nay, cư dân mạng Trung Quốc không ngừng hô hào những luận điệu hiếu chiến trong thế giới ảo. Tuy nhiên sau khi thoát khỏi thế giới ảo, chúng ta phải trở về thế giới thực tại./.

Xuân Dần/VOV- Bắc Kinh
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Trung Quốc “ngụy trang lợi ích quân sự ở biển Đông”

Bài đăng trên Thanh Niên 23/07/2012 3:00

Các động thái gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông tiếp tục làm các chuyên gia về quan hệ quốc tế lo ngại.

PV Thanh Niên đã phỏng vấn tướng Daniel Schaeffer (ảnh) về những diễn biến liên quan đến biển Đông thời gian qua. Tướng Schaeffer từng là Tùy viên quân sự của Pháp tại Thái Lan (1986-1989), Việt Nam (1991-1995) và Trung Quốc (1997-2000). Từ năm 2000, ông mở văn phòng tư vấn chiến lược hoạt động tại Đông Nam Á và Trung Quốc cho các công ty, đồng thời tham gia các tổ chức nghiên cứu về địa chính trị châu Á tại Pháp như Asie 21, Asia Centre...

Là nhà quan sát độc lập, ông nhìn nhận thế nào về việc Tập đoàn dầu khí hải dương quốc gia Trung Quốc (CNOOC) mời thầu 9 lô dầu khí thuộc chủ quyền Việt Nam trên biển Đông?

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/MinhNguyet/Thang7/quansu3.jpg
Ảnh: Nhân vật cung cấp


Trung Quốc đang từng bước hiện thực hóa tham vọng nhằm áp đặt đường lưỡi bò lên các quốc gia khác, dù đường 9 đoạn này không có giá trị gì về mặt pháp lý. Hồi tháng 4 và tháng 5 đã xảy ra “va chạm” giữa Trung Quốc và Philippines tại bãi cạn Scarborough. Tiếp theo, có thể Trung Quốc sẽ có những hành động tương tự với Indonesia hay Malaysia.

Theo ông, vì sao thời gian gần đây, Trung Quốc lại liên tục hành động gây quan ngại? Truyền thông nước này thậm chí đề cập đến biện pháp quân sự...

Trung Quốc tỏ ra hung hăng trong việc áp đặt chủ quyền ở biển Đông vì cần nắm quyền thống trị vùng biển này để phục vụ lợi ích về mặt chiến lược quân sự. Theo tôi, đây là mục tiêu quan trọng nhất. Tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn của nước này không đủ kín đáo để có thể điều động từ căn cứ ở Hải Nam đến các khu vực tuần tra mà không bị phát hiện. Chính vì vậy, Trung Quốc muốn khẳng định chủ quyền để được phép ngăn cấm tàu chiến các nước đến biển Đông, đặc biệt là tàu Mỹ. Do đó, bằng các động thái gây hấn để “bảo vệ quyền lợi kinh tế” ở biển Đông, Trung Quốc muốn ngụy trang cho lợi ích thực sự về mặt chiến lược quân sự tại đây.

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20127/MinhNguyet/Thang7/quansu2.jpg
Tàu ngầm lớp Tấn của Trung Quốc - Ảnh: Defence.pk


Ông đánh giá thế nào về việc ASEAN công bố Nguyên tắc 6 điểm về biển Đông?

Nguyên tắc 6 điểm phản ảnh hàng loạt thiện chí trước nay của các thành viên ASEAN về việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Tuy nhiên vấn đề hiện nay là xem xét các điểm trong nguyên tắc được “chú giải” như thế nào. Vẫn có khả năng ASEAN bình luận một đàng còn Trung Quốc đánh giá một nẻo và hậu quả là những vụ đụng chạm sẽ tiếp diễn.

Ông có thể cho biết kinh nghiệm ngoại giao của Pháp về việc phân chia chủ quyền ở Địa Trung Hải, vùng biển nhỏ hơn biển Đông 1 triệu km2 nhưng lại có hơn 20 quốc gia bao xung quanh?

Địa Trung Hải là biển gần như khép kín (chỉ thông với Đại Tây Dương qua eo biển duy nhất Gibraltar - NV). Vì vậy, nếu các nước đều ra sức tranh giành lãnh hải sẽ dẫn đến tranh chấp và ảnh hưởng đến việc chia sẻ lợi ích chung từ biển. Cho đến nay, không nước nào ở Địa Trung Hải có tham vọng thống trị toàn bộ vùng biển này như kiểu mà Trung Quốc đang làm ở biển Đông, trừ Ý vào thời của Mussolini.

Nguyễn Ngọc Lan Chi
(thực hiện)

Ý đồ chiến lược

Sau khi ngang nhiên thành lập cái gọi là TP.Tam Sa, bao trùm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc tuyên bố đã bắt đầu tuần tra định kỳ với chế độ sẵn sàng chiến đấu ở khu vực tranh chấp trên biển Đông. Đến ngày 20.7, Tân Hoa xã đưa tin Quân ủy trung ương Trung Quốc đã cho phép thành lập bộ chỉ huy quân đồn trú ở Tam Sa. Hiện nước này đang đặt cơ sở chỉ huy quân sự trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa. Trước đó, truyền thông Trung Quốc cũng từng dẫn lời Phó giáo sư Bạch Tú Lan của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế thuộc Trường Đảng trung ương nước này, cho rằng Tam Sa cần được tập trung đầy đủ cả hải, lục, không quân. Đáng quan ngại hơn, ông ta cho rằng đề xuất trên nhằm “Tăng cường thực lực để Trung Quốc chủ động thâu tóm các khu vực trên biển”.

Trong bài phân tích đăng trên tạp chí The Diplomat, nhà nghiên cứu Tetsuo Kotani cũng cho rằng Trung Quốc muốn độc chiếm biển Đông không chỉ vì nguồn năng lượng và hải sản. Tương tự như ý kiến của tướng Daniel Schaeffer ở trên, chuyên gia Kotani nhận định Bắc Kinh muốn bảo đảm khu vực hoạt động và bảo vệ an toàn cho tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn có khả năng mang tên lửa đạn đạo. Theo ông, tàu ngầm lớp Tấn có thể xuất phát từ căn cứ ở Hải Nam và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược răn đe hạt nhân trên biển của Trung Quốc. Tuy nhiên, tàu này lại có nguy cơ trở thành mục tiêu tấn công do chưa đủ độ kín đáo nên Trung Quốc cần tìm mọi cách hạn chế tàu chiến các nước hoạt động vào vùng biển này.

Mặt khác, cũng theo ông Kotani, Trung Quốc muốn biến các đảo đang chiếm đóng trái phép trên biển Đông thành các căn cứ không-hải quân để do thám, giám sát trên một khu vực rộng lớn, vươn đến tận các vùng biển bao quanh Nhật Bản. Những căn cứ phi pháp còn là cơ sở để Bắc Kinh tìm cách chiếm giữ những khu vực nước sâu của biển Đông để mở rộng khu vực hoạt động của tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hay các loại tàu chiến lớn. Những ý đồ này đương nhiên tạo ra nguy cơ bất ổn trong khu vực, gây quan ngại cho không chỉ các nước trực tiếp tham gia tranh chấp, mà cả các quốc gia khác như Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ và Úc, theo ông Kotani.

Văn Khoa
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa

Bài đăng trên Tuổi Trẻ Chủ Nhật, 22/07/2012, 07:34 (GMT+7)

TT - Bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của TQ được thực hiện dưới thời nhà Thanh) xuất bản năm 1904 ghi rõ cực nam TQ là đảo Hải Nam, không hề bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=578553
Dòng chữ Hán này đọc từ phải sang có nghĩa: Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=578535
Tiến sĩ Mai Hồng chỉ vào tấm toàn đồ Trung Quốc, dừng lại ở cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam.
Không hề có Hoàng Sa, Trường Sa trong tấm bản đồ quý và chính thống này - Ảnh: Việt Dũng


Hơn 30 năm giữ trong tay tấm bản đồ quý, sau khi tra cứu, dịch lại nội dung in trên bản đồ, tiến sĩ Mai Hồng, nguyên trưởng phòng tư liệu thư viện - Viện Hán Nôm, quyết định chia sẻ bằng cứ lịch sử mình có.

* Ông có thể cho biết tấm bản đồ này đã tới tay ông như thế nào?

- Tôi có được bản đồ từ những năm 1977-1978, trong thời gian làm công tác quản lý một kho sách Hán Nôm. Thời gian đó, việc sưu tầm các tài liệu về bản đồ không thuộc chức năng bảo quản của nơi tôi công tác (giờ là Viện Hán Nôm). Không hiểu xui khiến thế nào, hôm ấy một cụ già chuyên bán sách cho cơ quan tên là Nguyễn Văn Cồng (Phú Xuyên) giới thiệu tấm bản đồ này và khuyên tôi nên mua nó. Tôi giấu gia đình trích hơn một tháng lương ra mua bản đồ về.

* Được biết đây là một tấm bản đồ quý, được làm một cách công phu và dài hơi...

- Đúng vậy, “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” của NXB Thượng Hải in năm 1904 có chất liệu bằng giấy, được in màu, có bìa cứng ở ngoài, gấp gọn lại như một cuốn sách. Bên trong là hơn 35 miếng ghép dán trên nền vải bố (cũng may nhờ chất liệu này nên bản đồ vẫn còn giữ được nguyên dạng sau một khoảng thời gian dài), kích cỡ mỗi miếng ghép khoảng 20x30cm. Do đọc được chữ Hán, sau khi có bản đồ, tôi dịch nghĩa lại khoảng 600 chữ cổ đã giải thích một cách rõ ràng xuất xứ, niên hiệu, thời gian thực hiện bản đồ.

Theo đó, đây là một công trình tiếp thu phông tư liệu từ đời Tần, đời Hán, rồi được viết liên tục trong gần hai thế kỷ (1708-1904), từ thời vua Khang Hi đến thời vua Quang Tự, một tấm bản đồ được đích thân các hoàng đế nhà Thanh huy động lực lượng giáo sĩ, những người tài giỏi về thiên văn và toán pháp điền dã thực hiện.

Cụ thể hơn, năm Mậu Tý Khang Hi 47 (1708), vua Khang Hi tuyển các giáo sĩ phương Tây như Bạch Tấn Lôi Hiếu, Tư Đỗ Đức Mỹ, ban đầu với mục đích chế tác Vạn lý thành đồ. Vào năm 1711, vua sai các giáo sĩ đi tới khắp 13 tỉnh đo đạc đất đai. Từ đấy, trong gần 200 năm, các nhân sĩ Trung Hoa và phương Tây sưu tập khảo cứu các dư đồ Trung Quốc, gia cố bồi tập thêm từ các nguyên cảo của các giáo sĩ đã soạn thảo trước đây. Có những vị giáo sĩ phương Tây rất uy tín đã giúp vua Khang Hi nhà Thanh lập bản đồ có thể kể tên như: Lợi Mã Đậu (Matteo Bicci), Thang Nhược Vọng (Joannes Adam Schall Von Bell.), Nam Hoài Nhân (Ferdinandus Verbiest)...

Năm 1904, NXB Thượng Hải chính thức xuất bản tấm bản đồ Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của triều đình nhà Thanh với lời giới thiệu của Sái Thượng Chất, chủ biện (tương đương với giám đốc bây giờ) đài thiên văn ở Dư Sơn.

Giao lại bản đồ cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Ngày 4-7, tiến sĩ Mai Hồng đã chủ động liên hệ, giao lại bản đồ cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia bảo quản và trưng bày. Thông tin từ bảo tàng cho biết khi tiếp nhận, đây là một bản đồ nguyên vẹn, chiều ngang 115cm, chiều dọc 140cm. Bảo tàng đang làm các thủ tục bảo quản sơ bộ, hoàn thiện hồ sơ, làm thủ tục nhập kho (đăng ký giá trị pháp lý hiện vật) trước khi trưng bày. Buổi lễ tiếp nhận bản đồ sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào sáng 24-7 với sự tham gia của một số nhà sử học.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=578536
Tiến sĩ Mai Hồng đã cất giữ tấm bản đồ quý chứng minh các quần đảo biển Đông không phải của Trung Quốc - Ảnh: Việt Dũng


* Những cứ liệu lịch sử hữu ích có từ tấm bản đồ này là gì, thưa ông?

- Trong tấm bản đồ này, chủ biện Sái Thượng Chất có lý lẽ rất khiêm tốn, đánh giá cao thành quả của các giáo sĩ phương Tây, những người vốn đi trước Trung Hoa về thiên văn và toán pháp. Chủ sự bản đồ cũng ghi nhận nhìn vào bản đồ “rõ ràng như trong lòng bàn tay”, đặc biệt “tại các cửa biển ở các miền duyên hải đều phỏng họa các đường thủy tàu thuyền ra khơi vào cảng”, trong đó không hề xuất hiện hình in, vẽ, tính toán, đo đạc tới các quần đảo ở biển Đông. Chính họ tự nhận đất đai mình tới cực nam Trung Quốc chỉ tính đến đảo Hải Nam.

* Ông suy nghĩ gì khi quyết định công bố tài liệu này?

- Theo tôi, tấm bản đồ gốc này cung cấp một số thông tin rất tốt cho việc tranh biện trên bàn quốc tế, một bằng cứ đến từ chính Trung Quốc sẽ tránh cho chúng ta việc bị lấn át. Đây cũng có thể là một tài liệu tốt để các học giả nghiên cứu chủ quyền biển đảo trong nước sử dụng.

NGA LINH thực hiện

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=578561
Đại Nam nhất thống toàn đồ (bản đồ Việt Nam vẽ năm 1834) đã có
Hoàng Sa, Vạn lý Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam - Nguồn: NXB Bản Đồ


Địa đồ chính thống, giá trị cao

Bức “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” này thuộc nhóm địa đồ độc lập in thành bức rời với kích thước khá lớn (115 x 140 cm), trong lịch sử hai triều Minh - Thanh của Trung Quốc, nhóm địa đồ in rời kích thước lớn loại này có gần 60 bức.

Về kỹ thuật trắc địa, “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” ứng dụng kỹ thuật phương Tây với hệ kinh vĩ độ khá chuẩn xác, gần giống như các bản đồ ngày nay. Đây là địa đồ được thực hiện bởi quan chức chuyên môn ở đài thiên văn - một cơ quan nhà nước của triều Thanh. Vì vậy, có thể nói bức địa đồ này mang tính chính thống. Là loại địa đồ hành chính, bức địa đồ này có tầm quan trọng ngang với Đại Thanh đế quốc toàn đồ 1905 và có giá trị cao hơn bức địa đồ chuyên ngành bưu chính có trước đó là Đại Thanh bưu chính công thự bị dụng dư đồ (1903, Trung - Anh văn đối chiếu).

PHẠM HOÀNG QUÂN (nhà nghiên cứu Hán Nôm)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Căng thẳng ở Biển Đông 'có thể thành xung đột'

Bài đăng trên VNExpress Thứ tư, 25/7/2012, 08:54 GMT+7

Một tổ chức nghiên cứu quốc tế uy tín cảnh báo rằng tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông có thể leo thang thành xung đột bởi lực lượng vũ trang ngày một lớn mạnh của các nước trong khu vực.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/9e/a4/duong-luoi-bo-4.jpg
Đường lưỡi bò trên bản đồ do Trung Quốc tự vẽ. Ảnh: VOV.


Theo Nhóm Nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế (ICG) có trụ sở tại Brussel, Bỉ, triển vọng giải quyết các tranh chấp "dường như bị thu hẹp" sau khi 10 nước ASEAN mới đây họp mà chưa ra được một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.

"Không có được sự đồng thuận về cơ chế giải quyết, căng thẳng trên Biển Đông dễ dàng diễn biến thành xung đột vũ trang. Khi các nước ASEAN còn chưa thống nhất được chính sách về Biển Đông thì luật pháp và quy định sẽ không được tuân thủ", AFP dẫn lời ông Paul Quinn-Judge, giám đốc chương trình châu Á của ICG, cho biết.

Trong khi đó, các nước tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông đặc biệt là Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh Hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển trong bối cảnh tranh chấp, một phần do áp lực chính trị trong nước và chủ nghĩa dân tộc của người dân các nước này. Vì thế, theo ICG, sự việc có thể diễn biến căng thẳng hơn, không loại trừ nguy cơ đối đầu trên biển.

Philippines đầu tuần này tuyên bố sẽ mua sắm thêm máy bay và tàu chiến, trong khi Đài Loan (đảo thuộc Trung Quốc và cũng tự tuyên bố chủ quyền một số nơi ở Trường Sa) có kế hoạch mở rộng cơ sở quân sự, đưa súng cối và pháo cao xạ đến khu vực tranh chấp.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông và thực hiện nhiều hoạt động rầm rộ tại đây, bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng như Việt Nam và Philippines. Biển Đông là nơi Trung Quốc cùng các nước thành viên ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei có tuyên bố chủ quyền chồng lấn.

Báo cáo của ICG cho rằng Trung Quốc đang "tích cực khoét sâu" sự chia rẽ bên trong ASEAN bằng cách đối xử ưu tiên với một số thành viên ủng hộ quan điểm của Trung Quốc trong tranh chấp hiện nay.

"Sự thiếu đoàn kết giữa các nước đối thủ của Trung Quốc, cộng với những điểm yếu trong cơ chế đa phương của khu vực đang gây khó khăn cho việc tìm kiếm một giải pháp", báo cáo nhấn mạnh.

"Mọi xu thế hiện nay đang đi sai hướng, và triển vọng tìm ra giải pháp đang ngày càng biến mất".

Các nước láng giềng, như Việt Nam và Philippines, chỉ trích Trung Quốc làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp. Một tiếng nói từ Mỹ của thượng nghị sĩ John McCain cũng cho rằng các hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông là khiêu khích một cách không cần thiết và không phù hợp với một cường quốc.

Vũ Hà
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

Trung Quốc đang tăng áp lực với Việt Nam
VnExpress.netVnExpress.net – Thứ hai, ngày 23 tháng bảy năm 2012



Việc Trung Quốc điều đội tàu cá và lập cơ sở đồn trú tại Biển Đông cho thấy Trung Quốc đang cố ý tăng áp lực nhưng lại chưa sẵn sàng dùng vũ lực chống Việt Nam. Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á, trả lời VnExpress.

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/CARLTHAYE.jpg

Carl Thayer là chuyên gia nổi tiếng và có nhiều bình luận về vấn đề tranh chấp Biển Đông trong nhiều năm qua. Ông hiện là giáo sư khoa học xã hội và nhân văn, Học viện Quốc phòng Australia.
- Trung Quốc gần đây có một số động thái quân sự trên Biển Đông như thành lập cơ sở và đội quân đồn trú trên Biển Đông, triển khai tàu hải quân ở Trường Sa... Ông có bình luận gì về những động thái này?

- Căng thẳng trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) đang leo thang sau gần một năm tương đối hòa bình. Trung Quốc đang đáp trả lại việc chống cự từ Philippines và Việt Nam bằng những hành động được tính toán cẩn thận. Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật đe dọa để chia rẽ ASEAN, hòng khiến Philippines cũng như Việt Nam rút lui trong việc bảo vệ chủ quyền. Việc nước này cử một đội gồm 30 tàu cá và tàu hộ tống cũng nhằm chứng minh rằng nước này có thể triển khai một số lượng tàu lớn để áp đảo khả năng bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.

Quyết định (về việc thành lập cơ sở đồn trú của quân đội Trung Quốc ở Tam Sa) của Quân ủy Trung ương Trung Quốc là động thái mạnh nhất trong thời gian qua, vì cơ quan này đại diện cho cấp lãnh đạo cao nhất ở Trung Quốc, và cũng phản ánh quan điểm của Quân đội Giải phóng Trung Quốc (PLA).

Quyết định đó có ý nghĩa tượng trưng hơn là đe dọa quân sự thực sự. Đảo Woody (ông Thayer dùng tên quốc tế để chỉ Phú Lâm, đảo lớn nhất ở quần đảo Hoàng Sa hiện do Trung Quốc chiếm đóng trái phép) vốn từ lâu đã là một cơ sở quan trọng trong việc thu nghe tín hiệu điện tử từ Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng sẽ là sai lầm nếu đánh giá thấp quyết định lập cơ sở đồn trú của Trung Quốc. Diễn biến mới này sẽ làm tăng quyền lực của PLA đối với các cơ quan dân sự trong việc bảo vệ chủ quyền mà Trung Quốc tuyên bố ở biển Nam Trung Hoa.

Cả hai động thái - điều đội tàu cá và lập cơ sở đồn trú - cho thấy Trung Quốc đang đi một bước cố ý nhằm tăng áp lực lên Việt Nam. Hai sự kiện đều là những quyết định có tính toán kỹ lưỡng về mặt chiến thuật. Tuy nhiên Trung Quốc vào thời điểm này chưa sẵn sàng dùng vũ lực chống Việt Nam.

- Tàu hộ vệ Đông Hoán mắc cạn, tàu đổ bộ Ngọc Đình bị phát hiện ở Trường Sa, rồi đến việc tuyên bố thiết lập cơ sở đồn trú ở Biển Đông. Những sự kiện này có thể được hiểu như thế nào, thưa ông?

- Ngoại trừ việc hiện diện ở đồn trú trên đảo Woody (Phú Lâm), Hải quân Trung Quốc vẫn đứng trong hậu trường và chưa tham gia vào bất kỳ một sự cố lớn nào trong 3 năm qua. Các tàu chính của Trung Quốc trên Biển Đông thuộc cơ quan Giám sát Hàng hải Trung Quốc và Cơ quan hành pháp Ngư nghiệp.

Trung Quốc sẽ kiềm chế sử dụng các tàu hải quân, bởi dùng đến lực lượng này là đánh dấu một bước leo thang rất lớn, có thể làm hỏng tiến trình ngoại giao bàn thảo về Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC), và dẫn đến sự phản đối của các cường quốc khác.

- Một quan chức cấp cao Trung Quốc gần đây đã đề xuất vũ trang cho các ngư dân và đưa họ ra Biển Đông. Theo ông, chính phủ Trung Quốc sẽ ứng xử thế nào với đề xuất này?

- Tôi không nghĩ rằng chính phủ Trung Quốc sẽ phê duyệt việc vũ trang hóa ngư dân. Thứ nhất, chính quyền trung ương sẽ không thể kiểm soát được các ngư dân và điều đó có thể dẫn đến "cái sảy nảy cái ung". Nói cách khác, ngư dân có thể buộc chính quyền trung ương thực hiện những hành động được xem là không phục vụ lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Đề xuất này quả là dốt nát. Những ngư dân được vũ trang có thể trở thành cướp biển, họ dễ dàng đánh mất chính mình, và ai mà biết được các vũ khí rồi sẽ tuột vào tay ai?

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/TUNGCHNHTQ.jpg
Tàu Ngư chính 310 thuộc loại lớn nhất của Trung Quốc, thường hoạt động ở Biển Đông. Ảnh: Nddaily.

- Để đề phòng xung đột với các lực lượng hiện diện của Trung Quốc trên Biển Đông, theo ông Việt Nam và Philippines, cần làm gì?

- Cả Việt Nam và Philippines đều cần đẩy mạnh tuần tra hàng hải bằng máy bay và tàu biển. Hai nước nên hợp tác trao đổi thông tin chặt chẽ. Hai nước cần đảm bảo rằng Cảnh sát Biển và Tuần duyên của mình được bảo vệ và có những quy tắc rõ ràng khi thực hiện vai trò của mình. Những quy tắc cần chỉ rõ những trường hợp nào thì được sử dụng vũ lực.

- Truyền thông Trung Quốc gần đây đưa nhiều thông tin về những động thái của tàu hải quân và tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông. Điều này có khác biệt gì so với trước đây?

- Trung Quốc luôn nói rằng các hoạt động của tàu dân sự của họ trên biển Nam Trung Hoa là hoạt động bình thường, thực hiện chủ quyền. Sự thay đổi ở đây là gì? Tuyên bố về đường 9 đoạn của họ ngày càng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Việt Nam và Philippines. Việt Nam đã công bố Luật Biển và Philippines thì bác bỏ tuyên bố chủ quyền mà Trung Quốc đưa ra đối với bãi cạn Scarbourough.

Trong nội bộ Trung Quốc cũng đang chia rẽ về ý nghĩa của đường này. Những cái đầu nóng theo chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa đang muốn ngăn chặn bất kỳ cuộc tranh luận nào bằng cách chứng minh rằng Trung Quốc có chủ quyền. Sau loạt diễn biến đầu năm 2011, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã chỉ định một Nhóm Dẫn đầu (LSG) trực thuộc Ủy viên Hội đồng Nhà nước Đới Bỉnh Quốc nhằm nắm quyền kiểm soát các hoạt động của nhiều bộ liên quan đến Nam Trung Hoa. Bộ Ngoại giao Trung Quốc được giao trọng trách chỉ đạo và phối hợp các phản ứng của Trung Quốc. Hiện chưa có hoạt động nào kể trên chứng minh được hiệu quả hoàn toàn.

Tôi cho rằng, chừng nào việc chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc còn chưa xong, thì những người muốn thăng tiến về quyền lực sẽ còn nêu ra vấn đề Nam Trung Hoa để thu hút sự ủng hộ của người trong nước.

Anh Mai (thực hiện)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

Đã quá đủ cho sự im lặng



Tôi phải nín lặng chăng
khi người hằm hè rút từng khớp xương ,từng khớp
E mai mốt tôi sống loài thực vật
cắm đầu vào đất chờ đít trổ bông

Đợi chi hoa hỡi chiếc bình câm
đau đớn lắm không thét lên không đươc
Từng gốc cây con đường ,dòng nước
đang chết dần trước mắt anh ,tôi

Chịu đựng nữa chăng ,như thế quá đủ rồi
phải đấu tranh thôi ,cho mỗi phần thân thể
Giả như lưỡi này vì bất cứ lí do gì bị phế
thì vẫn còn đây ngôn ngữ của tay chân

Đánh nhau ư ?cũng được ,nếu cần
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://vn.news.yahoo.com/...o-ch-nh-ng-012900355.html

Người TQ “giải độc” cho chính người TQ
Tuổi TrẻTuổi Trẻ – 14 giờ trước



TT - Học giả Lý Lệnh Hoa mới đây đã tổ chức một cuộc giao lưu với bạn đọc Trung Quốc trên mạng xã hội Sina Weibo về vấn đề biển Đông. Một nỗ lực nhằm “giải độc” dư luận và chấn chỉnh những hiểu biết lệch lạc của chính người Trung Quốc về “đường chín đoạn”.


Tàu và máy bay Trung Quốc ở biển Đông - Ảnh: militarychina.com

Trong cuộc giao lưu, học giả Lý Lệnh Hoa thuộc Trung tâm Tin tức hải dương Trung Quốc một lần nữa khẳng định Trung Quốc không có bất kỳ căn cứ nào để xác định đường chín đoạn là đường biên giới quốc gia của mình. Với khẳng định này, ông đã gặp không ít khó khăn để thuyết phục các cư dân mạng gột bỏ những gì họ đã bị nhồi nhét từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Không có gì khó hiểu khi không ít cư dân mạng này đã có những phản ứng quá khích với ông, nhất là với những sự thật mà lần đầu tiên họ được nghe nói đến. Khi đặt câu hỏi, nhiều bạn đọc Weibo nói rằng họ xem việc thể hiện chủ quyền trên toàn bộ biển Đông là “minh chứng cho lòng yêu nước”. Có cư dân mạng đòi tẩy chay ông. Có cư dân mạng tên Shbarbiegirl còn quá khích gọi ông là “người bán biển của tổ quốc”.

Truyền thông, học giả kích động người dân

Tại buổi giao lưu, học giả Lý Lệnh Hoa nhận định các học giả Trung Quốc và phương tiện truyền thông nước này đã góp phần không nhỏ vào việc kích động người dân về vấn đề biển Đông trong khi lại bưng bít thông tin, không đưa ra được căn cứ cụ thể để chứng minh Trung Quốc có quyền “ôm trọn biển Đông”.

“Các phương tiện truyền thông cần am hiểu luật trước khi phát ngôn hoặc đăng tải những bài viết kích động người dân. Trung Quốc cần dựa trên luật quốc tế để giải quyết vấn đề biển Đông một cách hòa bình” - học giả Lý Lệnh Hoa khẳng định. Theo ông, chỉ có luật quốc tế mới có thể giải quyết các tranh chấp trên biển. Chính quyền Trung Quốc không thể chèn ép các nước khác, áp đặt đường “quốc giới” vô lý của mình và buộc các nước khác phải nghe theo.

Ông Lý Lệnh Hoa nhấn mạnh các học giả Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc đã làm lệch lạc nhận thức của người Trung Quốc về biển Đông. Ông phản bác luận điệu của giáo sư Lý Kim Minh thuộc ĐH Hạ Môn cho rằng “chủ quyền Trung Quốc có trước Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS)”, hay việc học giả Lý Quốc Cường thuộc Trung tâm Nghiên cứu sử địa biên giới Trung Quốc cứ vung miệng nói rằng “Bắc Kinh có đủ bằng chứng pháp lý” mà chẳng đưa ra được bằng chứng thuyết phục nào! Học giả họ Lý cũng dẫn lời giáo sư Lý Quốc Hưng thuộc ĐH Giao thông Thượng Hải khẳng định “đường chín đoạn không có kinh độ, vĩ độ cụ thể, không có căn cứ pháp luật”. Trung Quốc thậm chí còn không có những căn cứ cơ bản nhất để xác định chủ quyền trên biển Đông.

Ông cho rằng Trung Quốc và các nước láng giềng cần dựa trên UNCLOS để xác định vị trí của biển Nam Hải (biển Đông). Bởi đường chín đoạn không phải là đường biên giới trên biển Nam Hải mà chỉ là đường chủ trương do Trung Quốc tự đặt ra. “Tôi hi vọng các học giả như nhà nghiên cứu Lý Quốc Cường và giáo sư Lý Kim Minh tìm hiểu một cách nghiêm túc, dựa vào sự thật mà nói, thay đổi quan niệm lỗi thời và không chính xác của mình, không nên làm công chúng hiểu lầm và ảnh hưởng đến quyết sách quốc gia” - ông kêu gọi.

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/LLNHHOA.jpg
Học giả Lý Lệnh Hoa - Ảnh: Weibo

Chẳng ai thừa nhận “đường chín đoạn”

(Trích giao lưu của học giả Lý Lệnh Hoa và bạn đọc Weibo)

Dadaoyouxin: Xin hỏi, ngoài chúng ta ra trên thế giới có nước nào thừa nhận đường chín đoạn không?

Lý Lệnh Hoa: Các nước khác chưa bao giờ thừa nhận đường chín đoạn.

Zheshiyizhongbeiju: Còn nhớ vào năm 1947 chúng ta đề xuất vấn đề về biên giới, sau đó 50 năm đã qua đi, các nước láng giềng không hề phản đối. Điều này có nghĩa là họ mặc nhiên thừa nhận chuyện chủ quyền của chúng ta?

Lý Lệnh Hoa: Không phải các nước khác không công khai phản đối, mà là họ chưa bao giờ thừa nhận vấn đề này. Chính giáo trình của chúng ta đã khiến người dân hiểu sai lệch về Nam Hải (tức biển Đông).

Xiaotianshi: Vậy chúng ta làm thế nào để giải quyết vấn đề Nam Hải? Biển Nam Hải không phải là của chúng ta sao?

Lý Lệnh Hoa: Chỉ có áp dụng luật pháp quốc tế. Khi các nước cùng ngồi lại và đưa ra một thỏa thuận chung, chủ quyền của chúng ta mới được các nước thừa nhận. Nếu cứ khăng khăng khẳng định đường chín đoạn là “quốc giới” như trước nay tất cả chúng ta được học thì e rằng tranh chấp tại Nam Hải sẽ chẳng bao giờ kết thúc.

Renwoxing1900: Con đường nào để chúng ta bảo vệ chủ quyền? Nếu như nơi ông ở gặp tranh chấp, ông sẽ giải quyết thế nào?

Lý Lệnh Hoa: Tốt nhất là đàm phán song phương và đàm phán đa phương.

Weiyuweimian: Kết cục của Nam Hải sẽ là như thế nào? Trung Quốc có thể một mình độc chiếm Nam Hải không?

Lý Lệnh Hoa: Nam Hải là vùng đường thủy tự do của quốc tế. Tất nhiên Trung Quốc không thể độc chiếm. Mà chúng ta cũng không làm được chuyện đó.

HOÀNG NGỌC

TNS John McCain: “Khiêu khích thái quá”

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain lên tiếng cảnh báo Trung Quốc là đã “khiêu khích thái quá” khi tuyên bố thành lập khu quân bị Tam Sa và điều quân đến đồn trú trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. “Quyết định của Quân ủy trung ương Trung Quốc về việc triển khai quân đội đến các đảo ở biển Đông, trong đó có các đảo của Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền, là một sự khiêu khích thái quá” - AFP dẫn lời ông McCain nhận định.

Thượng nghị sĩ McCain còn chỉ trích việc Trung Quốc bổ nhiệm nhân sự cơ cấu cho cơ quan lập pháp ở Tam Sa. Bởi lẽ, theo ông, “điều này chỉ làm các nước châu Á càng phản đối các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Những tuyên bố này không có cơ sở luật pháp quốc tế và cho thấy Trung Quốc đang khẳng định chủ quyền bằng cách đe dọa và áp bức”. Những động thái trên cho thấy Bắc Kinh đang “bội tín và không xứng đáng là một nước lớn có trách nhiệm”. Và ông nhấn mạnh: “Chúng ta phải tiếp tục kêu gọi các bên có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông tìm kiếm một giải pháp đa phương, hòa bình theo luật pháp quốc tế”.

MỸ LOAN
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Trung Quốc chuẩn bị tập trận bắn đạn thật trên biển Đông

Bài đăng trên Tuổi Trẻ Thứ Tư, 25/07/2012, 07:43 (GMT+7)

TT - Lại thêm một hành động gây hấn mới của TQ sau hàng loạt hành động gây căng thẳng gần đây. TQ đã lộ rõ âm mưu quân sự hóa để độc chiếm biển Đông, bất chấp dư luận phản đối của khu vực và quốc tế.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=579092
Tàu chiến Trung Quốc được trang bị “đến tận răng”
để chuẩn bị cho cuộc diễn tập tại biển Đông - Ảnh: CCTV


Ngày 24-7, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin quân đội Trung Quốc đang đợi lệnh để diễn tập bắn đạn thật với quy mô lớn nhất gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam. CCTV tiết lộ hạm đội hải quân lớn của Trung Quốc tại khu vực biển Nhật Bản đang cấp tốc quay xuống quần đảo Trường Sa để chuẩn bị cho cuộc tập trận này. Trung Quốc, thông qua CCTV, trắng trợn tuyên bố cuộc tập trận là để “các nước láng giềng thấy được thực lực của Trung Quốc”.

Tình báo Mỹ tiết lộ hệ thống vệ tinh của Mỹ đã phát hiện 20 tàu chiến lớn của hải quân Trung Quốc đang tề tựu để bài binh bố trận tại khu vực quần đảo Trường Sa. Nguồn tin này khẳng định trong số này có tàu ngầm lớp Kilo của hạm đội Đông Hải và bảy tàu của hạm đội Bắc Hải.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nhật cũng đã lên tiếng báo động có 11 tàu quân sự Trung Quốc thuộc hạm đội Đông Hải đi qua khu vực biển Nhật Bản tới Thái Bình Dương trong hai ngày 8 và 9-7.

Dồn lực lượng quân sự tới biển Đông

"Trung Quốc chỉ chờ chúng ta bắn phát súng đầu tiên là hùng hổ trấn áp và tuyên bố là họ chỉ tự vệ"

Giáo sư RENATO C. DE CASTRO cảnh báo ý đồ khiêu khích của Trung Quốc


Cùng lúc, lúc 9g30 ngày 24-7, chính quyền tỉnh Hải Nam đã cắt băng ra mắt cái gọi là “thành phố Tam Sa” và ngang nhiên mời gọi người dân nước mình đến “thăm thành phố”. Sự kiện này được truyền hình trực tiếp qua CCTV.

Gần đây, Trung Quốc đã liên tục có những bước dấn tới để tìm cách gây hấn trên biển Đông vốn đã rất căng thẳng. Tháng trước, Trung Quốc đã cho thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và mới đây đã họp “hội đồng nhân dân”, lập đơn vị đồn trú tại thành phố này để “tiến hành các chiến dịch quân sự”. Trung Quốc cũng đã xua “hạm đội” tàu cá đến đánh bắt trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam...

Theo báo mạng Quân sự 51 của Trung Quốc, “thành phố Tam Sa” nằm trong chiến lược quân sự lâu dài của Trung Quốc. Bắc Kinh mới đây còn sắp xếp lại cấp chỉ huy lực lượng hải quân nhằm biến hạm đội Nam Hải trở thành lực lượng mũi nhọn của hải quân Trung Quốc. Báo này cho biết các quan chức quân đội Trung Quốc còn tuyên bố sẽ khoanh vùng các mỏ dầu trên biển Đông để tiếp tục mời thầu...

Báo Philippines Star cho biết Trung Quốc đang dự định xây dựng một đường băng trên bãi đá Xubi  thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc đã xây hai tòa nhà bốn tầng, hai doanh trại quân đội, một hệ thống rađa và một ngọn hải đăng trên bãi đá này. Máy bay của hải quân Philippines cũng phát hiện tàu đổ bộ lớp Ngọc Đình đang luẩn quẩn tại khu vực này.

Ý đồ thâm độc

Các diễn biến liên tiếp này cho thấy Trung Quốc đang tìm cớ gây hấn để thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông. Trao đổi với Tuổi Trẻ, giáo sư Renato C. De Castro thuộc Đại học De La Salle (Philippines) nhận định thời gian tới Việt Nam và Philippines sẽ liên tục phải đối mặt với các tàu hải giám và ngư chính Trung Quốc. Và điều nguy hiểm là lẩn sau những con tàu bán quân sự này là các tàu quân sự của hải quân Trung Quốc. “Rất có thể sẽ có đụng độ xảy ra giữa các tàu Trung Quốc với lực lượng tuần duyên các nước ven biển Đông” - giáo sư De Castro cảnh báo.

Theo ông, việc Trung Quốc liên tục gây hấn trong những ngày qua không chỉ nhằm gây sức ép lên Việt Nam và Philippines mà gián tiếp là muốn thăm dò phản ứng của Mỹ khi Washington đang “tái cân bằng” lực lượng ở châu Á - Thái Bình Dương. Giáo sư De Castro cũng cảnh báo một nguy cơ nghiêm trọng là các tàu Trung Quốc sẽ quấy rối, gây khó dễ để tìm cách khiêu khích phía Việt Nam và Philippines phản ứng trước. Và khi đó, theo ông, “họ chỉ chờ chúng ta bắn phát súng đầu tiên là hùng hổ trấn áp và tuyên bố là họ chỉ tự vệ”.

Tiến sĩ David Koh thuộc Đại học Quốc gia Singapore cũng tin rằng Trung Quốc đang thật sự có ý đồ sử dụng vũ lực trên biển Đông. Trước nay Trung Quốc vẫn luôn nói rằng họ không hề theo đuổi chính sách bá quyền. Nhưng nếu đó là sự thật thì Bắc Kinh phải sẵn sàng thảo luận với ASEAN về COC, một cơ chế ngăn chặn các hành vi bá quyền trong khu vực chứ” - ông phân tích.

Trong khi đó, theo tiến sĩ Ian Storey thuộc Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), Trung Quốc sẽ chỉ sử dụng vũ lực như một giải pháp cuối cùng, bởi xung đột sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín ngoại giao của Bắc Kinh và khiến các nước khác trên thế giới can thiệp.

Báo Le Figaro (Pháp) nhận định: “Dựa trên sức mạnh ngày càng gia tăng của các hạm đội “dân sự”, trong đó có những con tàu được trang bị những loại vũ khí hạng nặng, Bắc Kinh đang không mệt mỏi thực hiện chủ quyền của mình bằng chính sách “chuyện đã rồi”. Năm 2010, biển Đông đã được nâng cấp thành “lợi ích sống còn” ngang hàng với Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương. Điều này có nghĩa là Bắc Kinh sẽ không chấp nhận bất kỳ nhượng bộ nào”.

SƠN HÀ - ĐÔNG PHƯƠNG
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [36] [37] [38] [39] [40] [41] [42] ... ›Trang sau »Trang cuối