Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [29] [30] [31] [32] [33] [34] [35] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

chao chang

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/CTLIB.jpg

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/TADLBOF.jpg

THAM VỌNG ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Trung Quốc lại bắt giữ trái phép tàu cá Việt Nam

Bài đăng trên Dân Việt 9:59 AM, 22/05/2012

(ĐVO) Chiều 21.5, ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), cho biết tàu cá QNg-50003TS của ngư dân Nguyễn Thành Nhất, thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn vừa bị phía Trung Quốc bắt giữ (trên tàu có 7 ngư dân).

Trước đó, ngày 16.5, trong lúc hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa, tàu cá QNg-50003TS bị tàu của Trung Quốc rượt đuổi và bắt giữ trái phép. Hiện nay, gia đình của 7 ngư dân trên tàu cá QNg-50003TS tìm mọi cách liên lạc nhưng vẫn chưa bắt được thông tin với những ngư dân này.

Ông Hùng cho biết địa phương đã báo cáo vụ việc lên cơ quan có thẩm quyền để sớm can thiệp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngư dân khi hành nghề ở quần đảo Hoàng Sa.

Minh Như
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Biển Đông:

Trung Quốc kéo 100 tàu ra Scarborough, âm mưu xây sân bay, cầu cảng

Bài đăng trên Giáo Dục Việt Nam Thứ tư 23/05/2012 14:45

(GDVN) - Doãn Trác cho biết, ngay tới đây Trung Quốc sẽ xây dựng trạm quan sát khí tượng trên bãi Scarborough và cho rằng còn phải tăng cường cái gọi là "lực lượng chấp pháp" trên biển Đông, hoàn thiện cái gọi là "căn cứ pháp lý". Về lâu dài, Trung Quốc phải tính đến việc xây sân bay, cầu cảng trên biển Đông, đồng thời thống nhất chỉ huy và quản lý thông tin cho các "lực lượng chấp pháp".

Theo thông tin mới nhất từ bộ Ngoại giao Philippines, tính đến 7 giờ sáng ngày 21/5 đã phát hiện được 5 tàu "công vụ" Trung Quốc mang các số hiệu CMS-71, CMS-84, FLEC-301, FLEC-303 và FLEC-310 đang hoạt động (trái phép) bên trong đầm phá bãi Scarborough cùng với 10 chiếc tàu cá Trung Quốc, một động thái leo thang mới của Bắc Kinh trong hơn một tháng qua.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_05_23/bo_ngoai_giao_philippines.jpg
Philippines đang đau đầu nghĩ cách đối phó với các hành động lấn lướt của Trung Quốc
(ảnh: Trụ sở bộ Ngoại giao Philippines, hình minh họa)



6 tàu cá Trung Quốc khác được Philippines phát hiện đang hoạt động trên vùng biển Bajo de Masinloc thuộc Philippines. Cũng trong ngày 21/5 có 56 tàu cá Trung Quốc trang bị nhiều phương tiện hiện đại đã được phát hiện, trong đó 27 chiếc bên trong, 29 chiếc hoạt động ngoài đầm phá bãi Scarborough.

Con số tàu thuyền Trung Quốc tăng nhanh từng ngày, sang ngày thứ Ba, 22/5 đã có 16 tàu cá và 76 tàu "đa phương tiện" của Trung Quốc bị Philippines phát hiện đang hoạt động trái phép tại Scarborough.


Tàu Trung Quốc ngày càng xuất hiện dày đặc trên biển Đông, nhất là khu vực bãi cạn Scarborough
(ảnh: lực lượng "chức năng" Trung Quốc tràn ra sàn tàu quan sát bãi cạn Scarborough
và cảnh xua đuổi tàu thuyền Philippines



"Thật đáng tiếc rằng những hành động trên lại xảy ra đúng thời điểm Trung Quốc đã nối lại đàm phán và hai bên đã và đang thảo luận với nhau làm thế nào để xoa dịu tình hình căng thẳng trong khu vực", bộ Ngoại giao Philippines vừa phát đi thông điệp này ngày hôm nay cho giới truyền thông địa phương.

"Những hành động gần đây của Trung Quốc là vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc, cụ thể là Điều 2.4", bộ Ngoại giao Philippines nêu rõ, Philippines phản đối những hành động này của Trung Quốc, Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền và quyền tài phán đối với bãi cạn Scarborough và vùng  đặc quyền kinh tế của Philippines bao gồm vùng biển xung quanh Bajo de Masinloc.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_05_23/nguoi_phat_ngon_bo_ngoai_giao_philippines.jpg
Người phát ngôn bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez



Philippines lo ngại rằng sự gia tăng liên tục của các tàu Trung Quốc trên bãi Scarborough sẽ làm gia tăng căng thẳng.

Manila đã gửi kháng nghị chính thức đến chính phủ Trung Quốc thông qua đại sứ quán Philippines tại Bắc Kinh để phản đối vấn đề này ngay trong hôm thứ Hai, 21/5.

Dù đã dự báo trước về các động thái leo thang của Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough ngay từ khi Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát Scarborough bằng tàu Ngư chính 310, Hải giám 75 và Hải giám 81, sau đó lại ban hành cái lệnh quái gở và phi pháp, vô hiệu "cấm đánh bắt cá" trên biển Đông, đặc biệt nhằm vào bãi Scarborough thì kiểu gì Trung Quốc cũng sẽ kéo cả dàn tàu các loại ra khu vực này, nhưng khó ai ngờ rằng tàu Trung Quốc xuất hiện nhiều và nhanh như vậy.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_05_23/doan_trac_1.jpg
Doãn Trác, thiếu tướng hải quân Trung Quốc tự cho mình có quyền dùng vũ lực quân sự trên biển Đông
tỏ ra "hí hửng" với việc xây cầu tàu, sân bay (trái phép - PV) trên biển Đông



Bất ngờ hơn, Nhân dân nhật báo bản điện tử của Trung Quốc hôm nay 23/5 đăng bài xã luận của Doãn Trác, thiếu tướng hải quân - một trong 5 gương mặt "học giả" đeo lon thiếu tướng theo đuổi quan điểm hiếu chiến trên biển Đông từng được điểm mặt, đã kêu gọi: "(Trung Quốc) trên thực tế đã kiểm soát Scarborough rồi, cần tăng ngay "lực lượng chấp pháp" trên biển Đông!"

Doãn Trác cho biết, ngay tới đây Trung Quốc sẽ xây dựng trạm quan sát khí tượng trên bãi Scarborough và cho rằng còn phải tăng cường cái gọi là "lực lượng chấp pháp" trên biển Đông, hoàn thiện cái gọi là "căn cứ pháp lý". Về lâu dài, Trung Quốc phải tính đến việc xây sân bay, cầu cảng trên biển Đông, đồng thời thống nhất chỉ huy và quản lý thông tin cho các "lực lượng chấp pháp".

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_05_23/ham_doi_nam_hai_dien_tap_doi_khang.jpeg
Hoạt động diễn tập của hạm đội Nam Hải trên biển Đông đang có dấu hiệu ngày một gia tăng
về tần suất và mức độ, quy mô (hình minh họa, nguồn Quân giải phóng)



Bất ngờ ở đây không chỉ là sự trùng lặp giữa hành động lấn lướt trên thực địa ở biển Đông với các luận điệu, thông tin tuyên truyền bóp méo sự thật (về chủ quyền lãnh thổ và những cái gọi là “hoạt động chấp pháp trên biển” – PV) của Trung Quốc mà còn ở mức độ trắng trợn, táo tợn trong những nước cờ tiếp theo nhằm củng cố thực lực trên vùng biển Trung Quốc vừa chiếm được quyền kiểm soát.

Về chiến lược dài hạn hơn, hôm nay tờ Quang Minh báo xuất bản tại Bắc Kinh dẫn nguồn tin “tình báo Mỹ” trích dẫn trong báo cáo Lầu Năm Góc trình Quốc hội Mỹ về tình hình quân sự Trung Quốc cho hay, hiện có 3 chiếc tàu ngầm của hải quân Trung Quốc có những “hoạt động bất thường” ở khu vực cảng Tam Á, đồng thời “trận địa phóng tên lửa” mà Bắc Kinh xây dựng trên đảo Hải Nam sẽ giúp Bắc Kinh tăng sức mạnh khống chế trên biển Đông.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_05_23/tau_ngam_trung_quoc.jpeg
Tàu ngầm hải quân Trung Quốc diễn tập trên biển (ảnh minh họa, nguồn CCTV)



Việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh kiểm soát và xây dựng các cơ sở, kết cấu trên các bãi đá, đảo chìm hay rặng san hô mà họ vừa chiếm được từ nước khác là một nước cờ tất yếu theo chiến thuật lấn đến đâu, cắm chốt đến đấy.

Đây là một bài học cảnh giác cho tất cả các bên đang có tranh chấp lãnh hải, lãnh thổ với Trung Quốc và các bên cần tính toán cách đối phó với sự tham lam không cùng này của Bắc Kinh.

Điều này sẽ càng gia tăng hơn nữa những khó khăn cho Philippines vẫn đang theo đuổi thiện chí giải quyết tranh chấp bằng đàm phán, đồng thời cũng làm bộc lộ rõ bản chất, âm mưu thôn tính các vùng biển tranh chấp với chiến lược gặm nhấm từng mảng, tằm ăn dâu của Bắc Kinh.

Hồng Thủy
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Không thể chậm trễ việc tăng cường sức mạnh trên biển

Bài đăng trên FĐại Đoàn Kết (22/05/2012)

Vì sao vậy, khi gần đây Trung Quốc luôn có những hành động gây bức xúc đối với các nước láng giềng trên Biển Đông. Ngoài chuyện đưa ra vùng chủ quyền "đường lưỡi bò” vô lý, "liếm” hết vùng biển phía Nam Trung Quốc cho đến tận các vùng biển của Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Philippines là liên tiếp các vụ việc bắt giữ tàu đánh cá của Việt Nam trên các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam; thành lập cơ quan du lịch Hải Nam để đẩy mạnh xúc tiến phát triển du lịch khu vực Trường Sa; đưa tàu Ngư chính, mà thực chất là tàu quân sự đi "hộ tống” tàu cá Trung Quốc vào đánh bắt tại vùng biển các nước lân cận, đưa giàn khoan dầu khủng vào khu vực Biển Đông và gần đây lại tuyên bố cấm đánh bắt cá trên vùng phía Bắc Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam.

http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2012/143/2012_143_T12_anh.jpg
Tàu hải quân Việt Nam tuần tra trên biển
Ảnh: Hoàng Long



Những động thái đó trong khi Trung Quốc vẫn "tích cực” tham gia các cuộc họp, "hợp tác” đa phương lẫn đơn phương; vẫn lớn tiếng ủng hộ các tuyên bố giữ ổn định trên Biển Đông... làm cho các nước láng giềng không khỏi lo ngại khi Trung Quốc "nói một đằng, làm một nẻo”, "nói vậy mà không vậy”... Sự bất nhất trong lời nói và hành động của Trung Quốc cùng ý đồ phát triển lực lượng hải quân và quân sự đội lốt Ngư chính, tăng cường đưa thiết bị thăm dò, khai thác dầu khí, tài nguyên về hướng vùng biển phía Nam Biển Đông, thường xuyên tạo sự kiện bức xúc trên Biển Đông... cũng là lời cảnh báo cho các nước láng giềng trên Biển Đông không thể lơ là cảnh giác. Những mưu đồ chính trị nhằm từng bước thôn tính Biển Đông của Trung Quốc đã ngày lộ rõ.

Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn thể hiện mong muốn hòa bình, hữu nghị đối với nhân dân các nước láng giềng. Ngay cả với kẻ thù xâm lược chúng ta vẫn luôn có lòng nhân ái, bao dung. Lê Lợi khi đánh thắng giặc Minh còn "cấp ngựa xe, lương thực cho về”. Tù binh Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ, giặc lái Mỹ bị bắt ở miền Bắc trong chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ đều được đối xử tử tế, được bảo đảm cuộc sống trong khi người dân phải chia nhau từng bát gạo, mớ rau. Những năm gần đây, ngư dân Trung Quốc vào đánh bắt cá tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đều được nhắc nhở để khỏi vi phạm, chúng ta chưa bao giờ gây khó dễ cho họ. Nếu chẳng may họ gặp tai nạn, bão tố đều được cứu nạn và chúng ta nhanh chóng tạo điều kiện giúp họ được sớm về nước. Vậy sao, Trung Quốc vẫn cứ xâm lấn chủ quyền biển đảo của Việt Nam, liên tục bắt tàu cá của ngư dân Việt Nam và mỗi lần như vậy đều tịch thu hết phương tiện, cố triệt hạ con đường làm ăn, sinh sống của họ? Vậy sao Trung Quốc đưa tàu Ngư chính vào cắt phá cáp tàu thăm dò biển và xua đuổi, đe dọa, bắt bớ tàu cá của Việt Nam... Phải chăng, chúng ta càng nhân nhượng thì Trung Quốc càng lấn tới, phớt lờ những thiện chí của chúng ta, dù tình đoàn kết hợp tác Việt Nam - Trung Quốc từ xưa đến nay vẫn đang được Chính phủ và nhân dân Việt Nam coi trọng và không ngừng xây dựng, vun đắp

Việt Nam có hơn 3.000 km bờ biển, kèm theo đó là một vùng đảo, lãnh hải chủ quyền, quyền tài phán rộng lớn theo luật pháp và công ước quốc tế xác nhận, qui định. Việt Nam được xác định là một quốc gia biển nên sống về biển là một điều hiển nhiên và chúng ta cũng đã có Chiến lược phát triển kinh tế biển. Như vậy, biển được coi là "ruộng nhà, vườn nhà, sân nhà” của mình. Phải quyết tâm và quyết liệt bảo vệ Biển của mình. Thực tế hiện nay cho thấy, để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của chúng ta, nhất thiết phải từng bước củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng quân đội cách mạng, chính qui, tinh nhuệ từng bước hiện đại. Quan điểm quân sự, quốc phòng của Đảng ta, Nhà nước ta đã xác định, mạnh về quân sự và quốc phòng là cơ sở quan trọng để giữ vững an ninh chính trị, ngăn ngừa chiến tranh xâm lược và nếu tình huống xấu xảy ra sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu và thủ đoạn chiến tranh xâm lược của kẻ thù. Do đó, tăng cường sức mạnh quốc phòng, quân sự nói chung, sức mạnh quân sự trên biển nói riêng không nhằm vào để chống một nước cụ thể mà là nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biên giới, hải đảo quốc gia, trực tiếp giữ vững an ninh vùng biển chủ quyền, bảo vệ ngư dân, chống hải tặc bảo vệ một trong những tuyến vận tải đường biển quan trọng của quốc tế...

Lịch sử hàng nghìn năm ông cha ta chống ngoại xâm đã chỉ rõ, kẻ thù nào xâm lược nước ta không sớm thì muộn cũng phải thất bại dù chúng có tiềm năng kinh tế, sức mạnh quân sự với lực lượng quân đội, vũ khí, trang thiết bị quân sự hiện đại lớn hơn, vượt trội hơn Việt Nam nhiều lần. Sức mạnh chống ngoại xâm đó, trước hết bắt nguồn từ tình yêu đất nước, lòng tự tôn dân tộc, truyền thống hào hùng chống ngoại xâm của ông cha ta và cụ thể là tinh thần "Đánh cho sạch không kình ngạc”, "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, sẵn sàng hy sinh tính mạng mình cho đất nước, cho Tổ quốc. "Sói biển” Mai Phụng Lưu đã bao lần bị Trung Quốc bắt giữ tàu thuyền, ngư cụ, bao nhiêu lần phải nợ nần để sắm lại tàu thuyền, ngư cụ vẫn quyết tâm, sẵn sàng ra khơi, bám biển, bám vùng lãnh hải của Tổ quốc. Người chiến sĩ điện đài trên nhà giàn DK1, trước bão tố, phong ba, khi nhà giàn đổ, biết sẽ hy sinh vẫn bình tĩnh đến bình thản gửi lời nhắn cuối cùng về đất liền, đến đồng đội "Nhà giàn đổ rồi, em đi đây, xin chào các anh ở lại”. Ý chí đó, tinh thần đó là sức mạnh Việt Nam, khó đất nước nào có và không có một kẻ thù xâm lược nào khuất phục được.

Và tất nhiên, đi kèm với sức mạnh chính trị, tinh thần là sức mạnh của vũ khí, trang bị quân sự. Sau chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược thành công, Việt Nam được dư luận phương Tây đánh giá có tiềm lực quân sự, quốc phòng mạnh trong khu vực Đông Nam Á. Sức mạnh đó không ngừng được tăng cường, củng cố khi chúng ta đã tích cực nghiên cứu đưa những tiến bộ của khoa học - công nghệ tiên tiến vào để duy trì, cải tiến, phát triển vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện có, đáp ứng kịp với tác chiến trong chiến tranh hiện đại. Đồng thời, trong điều kiện có thể tiếp tục mua sắm thêm nhiều loại vũ khí, trang bị mới. Nhân dân ta vui mừng khi quân đội vừa qua được trang bị thêm máy bay Su 26, Su 30, tàu chiến, tàu ngầm hiện đại phát triển công nghệ thông tin trên biển, cũng nhiều vũ khí khí tài hiện đại khác. Ngoài lực lượng hải quân đang từng bước phát triển hiện đại, chúng ta đã thành lập và phát triển lực lượng cảnh sát biển. Thành tích của lực lượng này đã chứng minh chủ trương đúng đắn của Đảng ta, quân đội ta trong chiến lược phát triển kinh tế biển, bảo vệ an ninh trên biển, hỗ trợ, giúp đỡ ngư dân đánh bắt thủy hải sản trên biển, nhất là trên các vùng biển xa, nơi quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Cả nước chung tay từng bước phát triển các đảo lớn, cụm đảo Trường Sa trở thành các điểm hậu cần nghề cá. Còn tại các địa phương ven biển nhiều nơi đã thành lập các tập đoàn đánh cá, đầu tư đóng mới nhiều tàu thuyền có công suất lớn để đi biển xa, đánh bắt dài ngày trên biển.

Phát triển kinh tế biển và yêu cầu bảo vệ vững chắc vùng biển đảo của Tổ quốc đòi hỏi tiềm lực quân sự, quốc phòng trên biển của nước ta càng phải tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa. Do vậy, để "sân nhà” không bị đe dọa, thậm chí bị lấn chiếm, ngoài sức mạnh về chính nghĩa, về ý chí và tinh thần... với những cuộc đấu tranh chính trị, ngoại giao... trên chính trường quốc tế, chúng ta không thể chậm trễ trong việc tăng cường sức mạnh quân sự, đặc biệt là tiềm lực về vũ khí, trang bị cho bảo vệ biển đảo. Ta cần có nhiều hơn tàu chiến, tàu hậu cần, máy bay, tàu ngầm hiện đại, tên lửa đất đối biển... Lực lượng cứu hộ, cứu nạn trên biển cần nhiều hơn những loại tàu chịu được bão tố. Lực lượng cảnh sát biển cần có tàu lớn hơn để có thể vươn tới những vùng biển xa. Và lực lượng dân quân biển phải được củng cố, phát triển mạnh hơn nữa. Đó là những yêu cầu, nhu cầu chính đáng của chúng ta.

Mẫn Hà Anh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/CP.jpg

HÃY CẢNH GIÁC TRƯỚC TRUNG QUỐC ĐANG THAM VỌNG CHIẾM CƯỚP BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Hậu quả khôn lường

Bài đăng trên Thanh Niên 27/05/2012 1:59

Hôm qua, rất nhiều bạn đọc biểu thị sự tức giận khi đọc thông tin đăng trên Thanh Niên nói về việc các website rao bán căn hộ của Hyatt Residences DaNang tại P.Hòa Hải, Q.Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng) sử dụng cụm từ China Beach - Việt Nam để giới thiệu vị trí căn hộ.

Có 3 website của Công ty CP khu du lịch biển Ngũ Hành Sơn và khách sạn Hyatt Regency (cùng đóng tại P.Hòa Hải) đã đăng tải thông tin không chính xác về tên gọi vùng biển phía đông của Việt Nam.

Sở VH-TT-DL Đà Nẵng (lại một lần nữa) “đề nghị chủ đầu tư và giám đốc khách sạn phải hủy bỏ ngay những thông tin liên quan có sử dụng cụm từ "China Beach"; đảm bảo tính chính xác về tên gọi vùng biển phía đông của Việt Nam”.

Đây không phải là lần đầu tiên mà lần thứ... vô vàn, cơ quan quản lý nhà nước tại địa bàn... “đề nghị” người làm sai gỡ bỏ cái sai của mình.

Nhớ lại, một ngày đầu tháng 1.2008, tôi gõ vào Google từ "China Beach Danang", cho ra 341.000 kết quả trong 0,04 giây, cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, trong đó hầu hết là thông tin về bãi biển Mỹ Khê - Non Nước của Đà Nẵng , 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh theo bầu chọn của tạp chí Forbes thời điểm đó. Và Thanh Niên đã nêu chuyện này trên báo.

Đến 13.5.2011, Thanh Niên một lần nữa cảnh báo một số đơn vị kinh doanh du lịch - khách sạn ở Non Nước (Đà Nẵng) sử dụng cụm từ “China Beach” để quảng bá (bài Bãi biển Đà Nẵng có tên lạ).

Trong bài viết này, một giáo sư Việt Nam, người phát hiện sự việc, bức xúc: “Đây là sai sót trong quản lý của địa phương, vì giấy phép đầu tư, tên hiệu doanh nghiệp (DN) đều do chúng ta cấp thì người ta mới được quyền trưng lên. Vậy mà trong ngần ấy thời gian, ít nhất là từ 2005 đến nay, đã 5 năm, chẳng lẽ chính quyền địa phương lại không hay biết. Thật là lạ! Họ tắc trách ở cả tiền kiểm khi cấp phép đầu tư, tên bảng hiệu cho DN, đáng trách hơn là hậu kiểm cho thấy quá tệ...  Nhiều người nước ngoài đọc những dòng chữ trên đã thắc mắc: “Vì sao có cái tên lạ lẫm như thế trên đất Đà Nẵng?”.

Vào thời điểm trên, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng có văn bản chỉ đạo Sở VH-TT-DL TP phối hợp với Sở Thông tin - Truyền thông thường xuyên kiểm tra việc quảng cáo trên mạng, trên ấn phẩm quảng cáo của các DN kinh doanh lĩnh vực du lịch và đề xuất hình thức xử lý đối với các trường hợp các DN dùng cụm từ “China Beach” (Biển Nam Trung Quốc) để chỉ về vùng biển Đà Nẵng.

Đồng thời, TP cũng đã có văn bản đề nghị Bộ VH-TT-DL, Bộ Ngoại giao và Bộ Thông tin - Truyền thông xem xét, hỗ trợ, làm việc với các nước, qua đó yêu cầu DN các nước cải chính và thống nhất tên gọi các địa danh của Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng, tránh gây nhầm lẫn về chủ quyền quốc gia.

Thế nhưng sau đó, trang web của Tổng công ty hàng không miền Trung lại sử dụng cụm từ này trong quảng cáo, cho đến khi phát hiện, chiều tối 9.1.2012, văn phòng tổng công ty này mới xác nhận cụm từ China Beach được gỡ bỏ khỏi địa chỉ trang web.

Và bây giờ đến lượt Hyatt Residences DaNang và 3 website khác lặp lại.

15 giờ chiều qua, tôi gõ vào Google cụm từ “China Beach Danang” và có đến 365.000 kết quả trong vòng 0,12 giây! Cái sai này chồng lên cái sai khác, được lặp lại đã lan truyền và mang đến một hậu quả khôn lường!

Không hiểu do vô tình hay cố ý. Nhưng thế nào cũng cần được làm rõ trước sự thờ ơ, vô trách nhiệm của người quản lý, nhất là đơn vị chủ quản của chính các website đó. Bao thế hệ người Việt Nam đã phải trải qua biết bao gian lao vất vả để giành được độc lập dân tộc, trên mỗi tấc đất còn thấm máu, mồ hôi và nước mắt, vì thế không thể để cho những người vô cảm gắn mảnh đất này bằng cái tên khác. Nhất định không!

Nguyễn Thế Thịnh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Trung Quốc tìm đá cháy ở Biển Đông

Bài đăng trên VNExpress Thứ ba, 29/5/2012, 10:46 GMT+7

Trung Quốc vừa công bố kế hoạch tìm kiếm các mẫu đá cháy, một loại hydrate khí thiên nhiên ở khu vực bắc Biển Đông trong năm tới.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/77/0a/haiduong.jpg
Tàu Hải Dương 6 của Trung Quốc tiến hành tìm kiếm đá cháy ở khu vực bắc Biển Đông. Ảnh: Sohu



Hải Dương 6, tàu thăm dò nước sâu tiến hành công việc tìm kiếm đá cháy đầu tiên của Trung Quốc, đã hạ thủy để khảo sát nguồn đá cháy ở biển Biển Đông, China Daily dẫn nguồn Cục khảo sát địa chất biển Quảng Châu, thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc cho hay.

Tàu có trọng tải 4.600 tấn và tầm hoạt động 15.000 hải lý, được sản xuất tại Trung Quốc với chi phí 63 triệu USD. Tàu được trang bị hệ thống thăm dò dưới nước có thể điều khiển từ xa, cùng nhiều thiết bị công nghệ cao khác.

Đá cháy thường tồn tại ở dưới đáy biển hoặc các khu vực lãnh nguyên, được hình thành từ khí thiên nhiên và nước, trong điều kiện áp suất cao và nhiệt độ thấp. Nó có thể được đốt cháy như ethanol rắn (cồn khô), do đó được gọi là "đá cháy".

Theo ông Dương Thắng Hùng, kỹ sư trưởng của Cục khảo sát địa chất biển Quảng Châu, trữ lượng đá cháy ở vùng biển phía bắc Biển Đông, được ước tính khoảng 19,4 tỷ m3. Trung Quốc lần đầu tuyên bố tìm ra đá cháy ở bắc Biển Đông năm 2007.

Người ta đã chứng minh rằng lượng cacbon hữu cơ có trong đá cháy trên toàn thế giới nhiều gấp đôi tổng lượng cacbon có trong than, dầu mỏ và khí thiên nhiên. Đá cháy được coi là một loại năng lượng sạch, là giải pháp thay thế tiềm năng cho dầu mỏ và than đá.

Tàu Hải Dương 6 hạ thủy lần này nối tiếp sự kiện con tàu Dầu khí Hải dương 201 ra khơi và giàn khoan dầu khổng lồ tự chế đầu tiên mang tên Ocean Oil 981 của Trung Quốc đi vào vận hành. Các hoạt động này nằm trong kế hoạch mở rộng thăm dò và sản xuất năng lượng xa bờ của Trung Quốc và xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng tăng cao trên Biển Đông khi Bắc Kinh và Manila có tranh chấp chủ quyền bãi đá Scarborough/Hoàng Nham. Hai bên cùng tuyên bố chủ quyền với bãi đá này và không có dấu hiệu nhượng bộ.

Biển Đông, nơi đang có tuyên bố chủ quyền chồng lấn của nhiều nước gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Brunei và Malaysia, được cho là nơi giàu tài nguyên nhiên liệu, hải sản và là tuyến hàng hải quan trọng hàng đầu thế giới.

Vũ Hà
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

"Đây là một bài học cảnh giác cho tất cả các bên đang có tranh chấp lãnh hải, lãnh thổ với Trung Quốc và các bên cần tính toán cách đối phó với sự tham lam không cùng này của Bắc Kinh."

Hồng Thủy

....

Viết thế này thì ngang tay sai của BK còn gì? Ai tranh chấp lãnh hải ,lãnh thổ với Trung Quốc.? TQ đi ăn cướp của người ta mà lại nói thế. Rõ là...
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tuấn Khỉ đã viết:
Trung Quốc tìm đá cháy ở Biển Đông

Bài đăng trên VNExpress Thứ ba, 29/5/2012, 10:46 GMT+7

Trung Quốc vừa công bố kế hoạch tìm kiếm các mẫu đá cháy, một loại hydrate khí thiên nhiên ở khu vực bắc Biển Đông trong năm tới.

Tàu Hải Dương 6 hạ thủy lần này nối tiếp sự kiện con tàu Dầu khí Hải dương 201 ra khơi và giàn khoan dầu khổng lồ tự chế đầu tiên mang tên Ocean Oil 981 của Trung Quốc đi vào vận hành. Các hoạt động này nằm trong kế hoạch mở rộng thăm dò và sản xuất năng lượng xa bờ của Trung Quốc và xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng tăng cao trên Biển Đông khi Bắc Kinh và Manila có tranh chấp chủ quyền bãi đá Scarborough/Hoàng Nham. Hai bên cùng tuyên bố chủ quyền với bãi đá này và không có dấu hiệu nhượng bộ.
Vét Biển Đông

Nếu để thằng Tàu vét Biển Đông
Là ta bị chúng dẫn vào tròng.
Môi trường, thắng cảnh rồi hư tiệt,
Khoáng sản, tài nguyên sẽ sạch bong.
Mặt thật Trung Hoa vờ vớ vẩn,
Mưu thâm Đại Hán tỏng tòng tong.
Phân chia lấn chiếm dần từ bé
Lớn nhận ra thì sự đã xong.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Chip xử lý Trung Quốc gây nguy hiểm cho Mỹ

Bài đăng trên Tuổi Trẻ Thứ Tư, 30/05/2012, 12:07

TTO - Các vi mạch dùng trong quân đội Mỹ có xuất xứ từ Trung Quốc đều có "cửa sau" (backdoor), có thể được tái lập trình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và cơ sở hạ tầng công cộng.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=567493
Ảnh minh họa: Internet



Trước vụ bê bối quân sự gần đây nhất của quân đội Mỹ khi có đến hơn một triệu chi tiết trong các thiết bị quân sự sử dụng linh kiện "nguy hiểm" có xuất xứ từ Trung Quốc, giới chức Mỹ đã bắt đầu phát triển một công nghệ có khả năng dò tìm và phát hiện những con chip "có vấn đề".

Hệ điều hành có thể nhiễm mã độc không phải là điều mới lạ, nhưng với một thiết bị phần cứng, cụ thể là các chip silicon, bị nhiễm mã độc là một điều rất khó tin và nằm ngoài trí tưởng tượng của nhiều người. Thông tin này đã được những tổ chức tình báo lớn như MI5, NSA và IARPA xác nhận.

Trong báo cáo của ông Sergei Skorobogatov, tiến sĩ bảo mật, đang làm việc tại phòng thí nghiệm máy tính thuộc Đại học Cambridge (Mỹ), ông và các cộng sự đã chọn một con chip "đạt chuẩn bảo mật chất lượng cao" của quân đội Mỹ được sản xuất tại Trung Quốc để tiến hành nghiên cứu. Kết quả, chip xử lý này chứa một đoạn mã "chìa khóa" bí ẩn được chèn vào có chủ đích từ nhà sản xuất. Hacker chỉ cần sử dụng đoạn mã được xem chiếc chìa khóa mở cổng này là có thể lập trình lại toàn bộ con chip theo ý đồ của mình.

Điều này đồng nghĩa nếu hệ thống điều khiển của một chiếc máy bay Mỹ sử dụng loại chip tinh vi trên của Trung Quốc, hacker nắm mã "chìa khóa" hoàn toàn có thể chiếm quyền điều khiển hoặc triệt hạ nó từ xa mà không cần tốn một quả tên lửa nào.

Nguy hại hơn, nếu hệ thống điều khiển của lò hạt nhân sử dụng loại chip này, thảm họa hạt nhân sẽ xảy ra bất cứ lúc nào. Đây là một thứ vũ khí công nghệ cao rất nguy hiểm, có thể ví với một phiên bản sâu Stuxnet cải tiến (loại sâu máy tính từng đe dọa phá hoại hệ thống công nghiệp toàn cầu vào năm ngoái và tập trung tấn công lò phản ứng hạt nhân).

Theo trang tin điện tử EETimes, các linh kiện giả của Trung Quốc phần lớn được phát hiện trong những cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng và trong quân sự. Những khí tài quân sự bị "dính" linh kiện dỏm gồm máy bay chở hàng loại lớn, máy bay trực thăng đặc biệt, máy bay giám sát của hải quân Mỹ.

Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một giải pháp ít tốn kém hoặc kịp thời nào để phát hiện được những con chip có xuất xứ phần lớn từ Trung Quốc bị "xào nấu" trong quá trình sản xuất hoặc ẩn chứa những mối nguy hại.

Với công nghệ kiểm định chip mang tên QVL do tiến sĩ Sergei Skorobogatov công bố, Nhà Trắng có thể an tâm hơn vì hệ thống dò tìm mới có khả năng quét mã độc cho các chip silicon dùng trong quân sự. Ưu điểm của công nghệ này là giá thành thấp, thời gian kiểm định nhanh chóng, tính di động cao và có tác dụng với nhiều dòng chip silicon khác.

DUY KỲ ANH
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [29] [30] [31] [32] [33] [34] [35] ... ›Trang sau »Trang cuối