Trang trong tổng số 14 trang (132 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Nguyễn Phan Quế Mai
đoạt giải nhất “Thơ về Hà Nội”


Tác giả ‘Cởi gió’ giành giải thưởng cao nhất trong cuộc thi thơ do đài TH Hà Nội và báo Văn nghệ tổ chức. Lễ trao giải diễn ra tối 15/10.
Trong hai năm, hơn 20.000 bài thơ của 2.500 tác giả đã được gửi đến cuộc thi. Ban giám khảo đã chọn ra 200 bài thơ hay nhất cùng với một số sáng tác của các tác giả tên tuổi, tập hợp thành cuốn  “Thơ về Hà Nội”.
Lễ trao giải diễn ra tối 15/10 tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ, Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội. Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai đoạt giải nhất với chùm thơ 3 bài: Hà Nội, Những ngôi sao hình quang gánh, Ta phố. 3 giải nhì thuộc về các tác giả Đặng Huy Giang, Đoàn Mạnh Phương và Khuất Bình Phương. Ngoài ra có 7 giải ba, 12 giải tư cho các tác giả khác.

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/IMG_26GiinhtthvHNiNgPhanQuMai.jpg
Ông Phạm Quang Nghị - Bí thư Thành ủy Hà Nội - trao giải cho Nguyễn Phan Quế Mai.


Các tác phẩm do những cây bút chuyên và không chuyên sáng tác, thể hiện nhiều góc nhìn mới mẻ, phong phú về Hà Nội. Cũng là Văn Miếu, Hồ Gươm, Hồ Tây, Chùa Một Cột… cùng những con đường quen thuộc của thủ đô nhưng tâm tình mỗi người mỗi khác. Các nhà thơ Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Nguyễn Đức Mậu,Trần Đăng Khoa, Vũ Quần Phương... có mặt trong Ban giám khảo.
Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét về tác giả đoạt giải nhất: “Thơ cổ điển hàm súc bằng điển cố. Thơ lãng mạn hàm súc bằng biểu tượng. Nguyễn Phan Quế Mai hàm súc bằng thủ pháp bớt chữ, chuyển đổi ngữ pháp. Câu thơ mang dáng mới nhưng tình thơ lại sâu đậm. Đây là một dấu hiệu chứng tỏ có thể đi lâu với thơ”.

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/IMGGiinhthvHNi.jpg
Ba tác giả đoạt giải nhì (từ trái qua): Đặng Huy Giang, Đoàn Mạnh Phương và Khuất Bình Phương.


“Tuy không được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng Hà Nội là chốn bình yên, là nơi tôi tìm thấy tình yêu lớn nhất của đời mình, nơi hai con tôi sinh ra”, Nguyễn Phan Quế Mai phát biểu. “Hà Nội trong tôi đẹp kiêu sa nhưng cũng chân thành giản dị, vẻ đẹp của những con người đã ngã xuống trong bom đạn chiến tranh, những trí thức đang miệt mài làm việc, những người lao động vất vả”.

Đồ Nghệ xin giới thiệu ba bài thơ trong chùm thơ đạt giải:

Ta phố

Choàng tỉnh mùa trong tiếng chim hót cao
Thăng Long sắp nghìn năm tuổi
Ta già phố trẻ
Sóng từ bãi giữa dào dạt ngô non
Chương Dương sóng sánh vai gầy em gánh hoàng hôn lên phố
Ta nghiêng phố thẳng

Heo may về cùng hương hoa sữa
Thu lả lơi vàng
Ta khăn len phố phong phanh

Nốt nhạc rơi từ ô cửa sổ
Ngân một nốt thu
Ta vội vàng phố chầm chậm chảy

Mùa thu vẫn còn con gái
Thăng Long vạm vỡ xanh
Ta kẻ lữ hành phố tri kỷ

Chạm môi lên mùa
Lá vàng sắc lộc
Mình ta xao xác
Giữa mùa kiêu sa.

Nguyễn Phan Quế Mai

(Tác phẩm đoạt giải Nhất cuộc thi "Thơ về Hà Nội" 2010 do đài TH Hà Nội và báo Văn nghệ tổ chức).

Hà Nội

Tôi không được sinh ra và lớn lên trong Hà Nội
Hà Nội tự sinh và tự lớn trong tôi
Một cây yêu thương xum xuê vòm lá
Cây yêu thương tạc hình cột cờ Hà Nội ngọn cờ phất phới thổi vào hồn tôi hai từ “Tổ quốc” tôi phóng xe qua tóc cũng rạo lên màu cờ đỏ
Cây yêu thương mang hình hài phố cũ nắng ngủ quên trên mái ngói nghiêng nghiêng chảy vào lòng tôi lóng lánh rêu phong thành quách
Hồ Gươm Hồ Tây Hồ Ngọc Khánh những mặt hồ sóng sánh đổ vào tôi ánh sáng
Di cư vào tôi những đỏ trắng tím hồng của hoa phượng, loa kèn, bằng lăng, sen ngát
Du mục vào tôi chợ hoa đêm Quảng Bá những vầng nón lá sáng vầng trăng

Bãi sông Hồng cong dáng em thiếu nữ mùi hoa sữa vương mềm tóc
Cửa Ô vào đêm mở ra lối nhỏ ảo mờ sương phủ lạc bước người về
Ba mươi sáu phố dẫn về ngực tháp Rùa

Những chiều đổ lá xõa thu về
Dáng người gồng gánh vơi mỏng triền đê

Cuộc sống chảy qua ngập ngừng hè phố hàng nước chè đầu ngõ quán phở bình dân
Rất xa
Rất gần
Rất thương
Rất lạ...

Những hoa những lá những giọng những người
Như dành mình tôi
Như hóa thành tôi

Tôi không được sinh ra và lớn lên trong Hà Nội
Hà Nội tự sinh và tự lớn trong tôi.

Nguyễn Phan Quế Mai

(Tác phẩm đoạt giải Nhất cuộc thi "Thơ về Hà Nội" 2010 do đài TH Hà Nội và báo Văn nghệ tổ chức).


Những ngôi sao hình quang gánh


Họ gánh về cho tôi những mùa ổi mùa xoài mùa mận
Mùa sen mùa cốm trên vai
Cả nắng ban mai cả hoàng hôn tím
Ngày đi rưng rưng đôi dép lê.
Tôi mua được mùa ổi, mùa sen bằng những đồng bạc lẻ
Những đồng bạc lặng lẽ
Thấm đấm sương đêm, thấm đẫm mồ hôi
Sau lưng họ đồng làng mồ côi hun hút gió
Vòng tay ngỏ
Lời ru con căng sữa

Họ gánh về cổng tôi những mùa trinh nguyên, những mùa tôi sẽ quên nếu không có họ
Hương nhãn Hưng Yên vừa vào mùa, sen Tây Hồ vừa nở, cốm Làng Vòng vừa trăn trở những hạt xanh
Họ gánh về tặng tôi ngọn gió mát lành thổi về từ đồng quê
Nơi mẹ, và con và chồng họ đứng chờ
Nơi những cơn mơ
Vùng vằng khát

Tôi văng vẳng nghe họ hát
“Khó thời đòn gánh đè vai
Lần hồi nuôi mẹ mặc ai chê cười [1]”

Những ngôi sao của tôi
Gánh trên vai mình số phận
Vô danh giữa đời thường
Dẫu đôi lúc đặt vào mắt tôi bao tia nhìn mang hình dấu hỏi.

Nguyễn Phan Quế Mai
(Tác phẩm đoạt giải Nhất cuộc thi "Thơ về Hà Nội" 2010 do đài TH Hà Nội và báo Văn nghệ tổ chức).
---------------------------------
[1] Ca dao

Theo VnExpress.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Hà Tĩnh kỷ niệm 245 năm ngày sinh Nguyễn Du


Tan hoang sau lũ lụt, Hà Tĩnh vẫn dành một tuần kỷ niệm 245 năm ngày sinh, 190 năm ngày mất của đại thi hào. Các sự kiện sẽ được làm giản dị, tập trung phản ánh tinh thần nhân văn và sức sống trường tồn của tác giả ‘Truyện Kiều’.

Tuần văn hóa du lịch  Quê mình quê thơ  diễn ra từ 27 đến 31/10. Đây là sự kiện kết thúc tháng cao điểm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, do UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch và Hội nhà văn Việt Nam thực hiện.
Sáng 14/10, trong buổi họp báo công bố chương trình, ông Vũ Hồng Hải, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Hà Tĩnh, cho biết mặc dù đang phải khắc phục những thiệt hại nặng nề, 12 người chết, hàng nghìn người bị thương, tổn thất nhiều tỷ đồng do trận lụt vừa qua, tỉnh vẫn quyết tâm tổ chức thành công chuỗi sự kiện.

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/anh201TngNguynDutiKhuditichiThihoTininNghiXunHTnh.jpg
Tượng Nguyễn Du tại Khu di tích đại thi hào ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Ảnh: vanhoahatinh.gov.vn.


Nguyễn Du là người con của Hà Tĩnh “địa linh, nhân kiệt” nhưng cuộc đời ông cũng có gắn bó và đóng góp không ít cho sự phát triển của Thăng Long. Từ năm 1802 đến năm 1814, ông sống ở kinh thành, làm quan dưới triều Nguyễn.
Đã hơn 200 năm, vị trí của Nguyễn Du trong nền văn học Việt Nam vẫn không thể thay thế được. Theo nhà văn Nguyễn Khắc Phục, thời đại của Nguyễn Du, thế kỷ 18 - 19, là những năm tháng lịch sử loạn lạc biến động bậc nhất nhưng cũng sản sinh ra một thế hệ tác gia cổ điển đỉnh cao của Việt Nam. Ngoài Nguyễn Du, còn có Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan...
Nhà văn Ngô Thảo nhận xét: “Hà Nội sở dĩ thành Hà Nội như ngày nay là nhờ tinh hoa bốn phương tụ về, như Nguyễn Du, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Hồ Chí Minh...”.
Nhà văn Nguyễn Khắc Phục soạn kịch bản và làm điều phối viên cho chương trình tưởng nhớ Nguyễn Du tại Khu di tích của đại thi hào ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh đêm 31/10. Ông nói: “Làm lễ kỷ niệm trong thời điểm này mà tiêu tốn tiền bạc phí phạm thì không đang tâm. Chúng tôi chủ trương tiết kiệm”.
Cách đây 3 tháng, nhà văn đã xây dựng xong kịch bản, thiết kế sân khấu, khán đài. Mới đây, ông phải chỉnh sửa, bản chất kịch bản vẫn giữ nguyên nhưng quy mô phải thay đổi để giảm kinh phí. Thời lượng giảm từ 120 phút xuống còn 85 phút, khán đài vòng cung phải hủy bỏ, thay vào đó là mặt bằng cho người dân đến xem. Số lượng diễn viên quần chúng tham gia cũng phải giảm đi.

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/anh202NhvnNguynKhcPhc.jpg
Nhà văn Nguyễn Khắc Phục là tác giả kịch bản và điều phối viên
"Lễ kỷ niệm 245 ngày sinh, 190 năm ngày mất Nguyễn Du" tối 31/10,
chương trình trọng tâm của Tuần văn hóa "Quê mình quê thơ"..


Tối 31/10 sẽ diễn ra đêm trình diễn múa, sắp đặt đương đại, chú trọng các tiết mục lẩy Kiều, diễn Kiều do dân gian thể hiện. Chương trình tái hiện tình người bao la của đại thi hào như ông từng bộc lộ qua  Văn tế thập loại chúng sinh  và nhiều tác phẩm khác. Nguyễn Khắc Phục cho biết, hai chủ đề chính của 85 phút trình diễn là “Tại sao Nguyễn Du trở thành thiên tài?” và “Tại sao Truyện Kiều có sức sống bất diệt?”.
Bên cạnh chương trình đêm 31/10, Tuần lễ  Quê mình quê thơ  còn có nhiều sự kiện khác như đêm thơ Nguyễn Du - Puskin 29/10; trao giải Nguyễn Du lần thứ 5 ngày 29/10; trưng bày ấn phẩm, hiện vật về Nghi Xuân, Nguyễn Du và Truyện Kiều từ 27/10 đến 31/12. Ngoài ra, có nhiều hội thảo về các vấn đề văn hóa, khoa học, văn học. Tất cả sự kiện diễn ở tỉnh Hà Tĩnh.

Pham Mi Ly
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nguyễn Du là một danh nhân, thấu hiểu nỗi đau của chúng sinh, nỗi trầm luân của kiếp người. Vì vậy chương trình có tiết kiệm, giảm thời lượng và tiền của cho tuần lễ kỷ niệm cụ, chắc chắn cụ đồng tình cao. Đồng thời cũng không vì thế mà giảm đi sự trân trọng, kính yêu cụ.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Tuyển tập "Văn mới" tái ngộ độc giả


 “Văn mới 2010” vừa ra mắt bạn đọc cả nước. Đây là tuyển tập văn xuôi dày 332 trang, gồm 25 tác phẩm của 23 tác giả mới và tác giả đang được yêu mến mộ do nhà văn Hồ Anh Thái chọn, Công ty Văn hóa Đông A phát hành.
Văn mới 2010  có sự góp mặt của các tác giả vốn quen thuộc trên văn đàn như: Hồ Anh Thái, Lê Minh Khuê, Nhật Chiêu, Đoàn Lê, Ma Văn Kháng…bên cạnh những tên tuổi còn khá mới như: Đoàn Thị Tảo, Hoàng Công Danh, Uông Triều…

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/vanmoi2010to.jpg
Sách do Công ty Văn hóa Đông A và NXB Hội Nhà Văn ấn hành.


Trong tuyển tập này nếu Hoàng Công Danh góp mặt với hai tác phẩm nhẹ nhàng về cửa chùa (Ai nhặt lá? và Về đi) thì tác giả Nhật Chiêu lại mang đến hai câu chuyện (Linh tượng, Món quà của gió) khá suy tư về lão B, một nhà thơ luôn có những tưởng tượng kỳ quặc mỗi khi nhặt được một tặng vật từ biển trôi vào.
Bên cạnh đó, có khá nhiều tác phẩm được bố cục theo lối sắp đặt, chia nhỏ tưởng như rời rạc nhưng lại khá thống nhất như  Cổ tích mẹ kể  của Đoàn Thị Tảo hay  Buổi trưa nước sôi của Nguyễn Ngọc Thuần… Ngay ở các tác giả đã quen thuộc trong  Văn mới  hàng năm, ta cũng thấy khá nhiều nét thú vị, một Đoàn Lê với những câu chuyện tinh nghịch bông đùa vẫn thấy trong văn mới 2008, 2009 thì lần này góp mặt với một chuyện tình buồn, lặng da diết mang tên Nhập hồn. Một Lê Minh Khuê khi thâm trầm, lúc lại hóm hỉnh trong câu chuyện về lớp học thêm ngoại ngữ buổi tối (Một chiều tháng tư), một câu chuyện khiến ta không khỏi tủm tỉm cười với cái kết sau một loạt tình tiết có vẻ lạnh lùng.
Ngoài ra, có những tác phẩm chắc chắn sẽ để lại nhiều dư âm, ám ảnh cho bạn đọc với những cốt truyện da diết mang hơi hướng cổ tích:  Ngủ giữa hoa sen - Nguyễn Anh Vũ,  Biển không mặn như bây giờ - Phan Thị Thu Loan…

B.T.
VnExpress 30/10/2010
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Tổng thống Nga trao huân chương cho dịch giả Việt Nam



http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/n31-1.jpg

Nhà văn, dịch giả Hoàng Thúy Toàn (phải) và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev.
Ảnh: TTXVN.



Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vừa trao huân chương hữu nghị cho nhà văn - dịch giả Hoàng Thúy Toàn vì những đóng góp cho tình hữu nghị, phát triển hợp tác về văn hóa với Liên bang Nga.

Nhà văn Thúy Toàn là một trong 12 công dân nước ngoài được Tổng thống Nga Dmitry Medvedev trao các giải thưởng cao quý của nhà nước Nga vào Ngày Đoàn kết dân tộc tại Điện Kremlin hôm 4/11.

Tổng thống Medvedev cho biết nền văn hóa và bản sắc dân tộc của Liên bang Nga đầy phong phú và đóng góp to lớn của nhiều nhà hoạt động nước ngoài giúp phổ biến và tuyên truyền tiếng Nga cùng văn hóa Nga ra thế giới.

Medvedev khẳng định những người nghiên cứu tiếng Nga và văn hóa Nga đang thực hiện sứ mệnh vĩ đại là góp phần đoàn kết các nước, các dân tộc và các nền văn hóa với nhau.

Nhà văn Thúy Toàn cho biết phần thưởng Nhà nước Nga dành cho ông là sự ghi nhận công lao của biết bao thế hệ các nhà dịch thuật và phổ biến văn học Nga, tiếng Nga cũng như văn hóa Nga tại Việt Nam, góp phần để nhân dân hai nước hiểu biết nhau hơn, phát triển mạnh hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược về mọi mặt giữa Việt Nam và Liên bang Nga.

Dịch giả Thúy Toàn đã tặng Tổng thống Medvedev cuốn sách "Khúc ca về cuộc hành binh Igo" do ông dịch, xuất bản năm 1987 và tái bản trong năm nay.

(Theo TTXVN)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Mình đã xem đi xem lại đoạn Tổng thống Nga trao huân chương này. Tài năng và tình yêu của ông Thúy Toàn với nước Nga, văn hóa Nga, văn học Nga...thật đáng trân trọng. Chỉ hiềm một nỗi, ông Toàn khi bắt tay Tổng thống cúi người nhiều quá, trong khi về chiều dài cơ thể ông ấy đã thấp hơn Tổng thống Nga rồi. Những người khác lên nhận huân chương họ có làm vậy đâu. Sao nhiều người VN có tài năng, có cương vị, khi tiếp xúc với người nước ngoài cứ phải làm cho mình thấp xuống thế nhỉ ?
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

@Anh Tâm: "Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra". Có thể đó là một "thói quen" của mặc cảm tự ti mà không it người mắc phải, đặc biệt là trong lĩnh vực...ngoại giao! Tuy vậy, đó cũng chỉ là một cách nghĩ của riêng ĐN. Chiều nay, ngồi chuyện trò tâm sự chuyện thơ, chuyện đời với một bậc cao niên trong Thi Viện, ĐN được bác ấy góp ý rằng cách nghĩ này của ĐN còn khá khiên cưỡng. Cần phải hiểu rõ về con người và nhân cách của  bác Thuý Toàn thì mới hiểu được cái dụng ý của sự "cúi mình" rất khiêm nhường của một bậc túc nho trước một vị Tổng thống đáng kính...ĐN đã ngẫm nghĩ lại và thấy được điều bác ấy nói thật đáng quan tâm, suy ngẫm...
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cây ngải đắng của thi ca Xô viết



(Đọc Olga Berggoltz của tôi, Nhà xuất bản Trẻ)

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=460586




Olga Berggoltz (1910-1975) đã được bạn đọc Việt Nam yêu văn học Nga, yêu thơ Nga biết đến từ lâu qua những bản dịch thơ say đắm cảm xúc của Bằng Việt, như Bài thơ cuộc đời, Mùa hè rớt, Kể chuyện mười năm trước hay Tránh đừng động vào cây mùa lá rụng: Có một mùa trong ánh sáng diệu kỳ/ Sắc nắng êm ru, màu trời không chói/ Mùa hè rớt cho những người yếu đuối/ Cứ ngỡ ngàng như sắp mới vào xuân; Thiếu cẩn trọng chăng hay chỉ đáng mỉm cười/ Thôi hãy kiên tâm mọi điều phải đợi/ Dịu dàng quá, dịu dàng không chịu nổi... Bao người đã ngân nga, đã thuộc nằm lòng, đã sống với những câu thơ Nga trong vần điệu Việt của Bằng Việt.

Có lẽ trong nền thơ Xô viết trước đây, Olga Berggoltz không hẳn là gương mặt thơ nổi trội, nhưng khi đến Việt Nam bà đã trở thành một nhà thơ được truyền tụng và yêu mến.

Vẻ đẹp tâm hồn, nỗi buồn cuộc sống, sự cô đơn thân phận của người phụ nữ Nga, của người đàn bà làm thơ, của một con người dám sống và biết sống cho mình và cho những điều mình quý trọng đã làm nên gương mặt Olga Berggoltz trong lòng độc giả Việt Nam, dẫu thơ bà chưa được dịch nhiều, chưa được in thành tập.

Giờ đây, thơ Olga Berggoltz lần đầu tiên xuất hiện bằng tiếng Việt qua một tập sách riêng với đầy đủ chân dung, tiểu sử và thơ qua những chặng đường số phận của bà. Người đồng hành của Olga Berggoltz trên đất Việt là dịch giả Thụy Anh - người đã được thơ bà quyến rũ, dẫn dắt đến với cuộc đời bà để sẻ chia cuộc sống, đồng cảm tâm hồn, khát khao tình yêu.

Thụy Anh học ở Nga, nắm vững tiếng Nga, làm thơ và dịch thơ, nhưng trên hết và trước hết chị đến với Olga Berggoltz bằng sự đồng điệu. Olga Berggoltz của tôi, như vậy, là của Thụy Anh, khi chị đã dày công đọc các sách của Olga và về Olga để viết nên một bài tiểu luận đầy đủ, sâu sắc về nhà thơ “cây ngải đắng của nền thơ ca Xô viết”, khi chị đã nhập thân hòa mình vào từng tiếng thơ Olga, lắng nghe và cảm nhận từng mạch đập tâm hồn của nhà thơ để đem lại những bài dịch tinh tế.

Những bài thơ như những trang đời lật ra cho người đọc thấy một nhà thơ chấp nhận số phận mình cùng số phận đất nước, nhân dân, kiêu hãnh trong cô đơn, không khuất phục khổ đau, giữ vững phẩm giá làm người.

Dịch giả không chỉ cố gắng truyền đạt tinh thần của bài thơ, chị còn giúp người đọc biết hoàn cảnh bài thơ ra đời để cùng thấu hiểu hơn tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ.

Cuốn sách trình bày đẹp, nên thơ, vừa là tập thơ dịch, vừa là một nghiên cứu về tác giả - có thể nói vậy, xứng đáng là món quà ý nghĩa nhân kỷ niệm 100 năm sinh Olga Berggoltz mà dịch giả Thụy Anh mang tặng người đọc Việt Nam hôm nay.

PHẠM XUÂN NGUYÊN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Trắc Nguyễn Văn

Xin giới thiệu Tuyển tập thơ Sương Bờ Liễu Hạnh 2 - NXB Thanh Niên ấn hành năm 2010.
Thanh Trắc Nguyễn Văn góp mặt cùng với 147 tác giả thơ khác.




http://4.bp.blogspot.com/_80W4OAw1s-Q/TKBdyvdfhVI/AAAAAAAAAww/DUKK7aq2y_Y/s320/1.jpg

http://3.bp.blogspot.com/_80W4OAw1s-Q/TKBdymiqvRI/AAAAAAAAAwo/tNQx5gb4NUA/s320/2.jpg
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Trắc Nguyễn Văn

Xin giới thiệu tập thơ Giọt Lệ Trăng - NXB Văn Nghệ vừa ấn hành năm 2010.
Đây là tập thơ riêng thứ năm của Thanh Trắc Nguyễn Văn.



http://4.bp.blogspot.com/_SWuEYKDOI2w/TFEYCUV3ZJI/AAAAAAAAlXQ/It0yWJr6mGY/s400/Giot+le+trang.jpg

http://3.bp.blogspot.com/_SWuEYKDOI2w/TFEYBwDI2CI/AAAAAAAAlXI/75HueEZi5gg/s400/Giot+le+trang+b.jpg
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 14 trang (132 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối