Trang trong tổng số 14 trang (132 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi


Thấy gì từ 2 cuộc thi thơ gần đây ở ĐBSCL?


Sau khi kết quả cuộc thi thơ ĐBSCL lần thứ IV được công bố, BBT ThoTre.Com đã nhận được bài viết của tác giả Cấm Sơn nêu lên những dấu hiệu bất thường ở cuộc thi này. Xét những điều tác giả đề cập khá xác đáng, để rộng đường dư luận, BBT cho đăng tải bài viết này.

 

Cuộc thi thơ lần III được tổ chức vào đầu năm 2006, do hội VHNT tỉnh Long An đăng cai tổ chức từ kinh phí đóng góp của tất cả các hội VHNT còn lại trong khu vực. Cuộc thi có quy chế đề tài: “Viết về đất nước và người ĐBSCL hôm qua và hôm nay, xuyên qua quá trình từ khi khai phá vùng đất phương Nam trải qua thời kỳ chống giặc ngoại xâm, giữ gìn bờ cõi cho đến công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Khuyến khích những tác phẩm giới thiệu những hình tượng điển hình trong lao động sản xuất, chiến đấu của con người ĐBSCL trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, phù hợp với xu thế thời đại: Hội nhập - phát triển”.

Có nghĩa chủ đề cho cuộc thi chính là quá khứ và hiện tại của vùng đất ĐBSCL gắn liền với thực tiễn lao động dựng xây và chiến đấu, bảo vệ của bao thế hệ con người từng sống và đang sống ở bên trên nó. Thế nhưng, khi kết quả được công bố thì 2 bài thơ được tặng thưởng giải nhất lại thuộc về dạng “thơ tình”: Lỡ có xa đồng bằngQuán của người tên V. của tác giả Cao Thoại Châu - Long An.(?!). Chẳng những thế, bấy giờ, nhà thơ Nguyễn Trọng Tín, đại diện Hội đồng chung khảo, còn phát biểu tại buổi lễ tổng kết và trao giải thưởng rằng: “Chúng tôi rất lấy làm mừng vì thấy thơ tình vẫn còn lên ngôi trong cuộc thi này của chúng ta” (?).

Ngoài ra, tại lời tựa cho tập thơ “Đôi dòng sông dang tay”, được in ra từ các bài thơ vào chung kết cuộc thi, nhà thơ Nguyễn Trọng Tín còn có mấy dòng “biện bạch trước” cùng ca ngợi hai bài thơ được chấm và trao giải nhất như sau: “Thật đáng mừng là sau khi đọc sáu mươi bốn bài thơ của hai mươi lăm tác giả vào chung khảo cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long năm 2006, cả ba thành viên Ban chung khảo đều bị thuyết phục trước hai bài thơ “Lỡ có xa đồng bằng”“Quán của người tên V”của tác giả mang mã số K8. Dù việc chấm được thực hiện một cách độc lập, nhưng số điểm mỗi thành viên dành cho hai bài thơ này đều gần đạt đến điểm tuyệt đối. Và, thật thú vị, đây lại là hai bài thơ tình”.(?!)

Rõ ràng, qua sự vụ trên, ai cũng có thể nhận thấy một điều: Chẳng hề có vị nào trong Hội đồng chung khảo từng có ý thức rõ và trước cùng nhau rằng mình đang tham gia chấm điểm chọn giải cho một cuộc thi đã và đang có quy chế đề tài rất minh bạch và cụ thể. Buồn cười là tình huống này vẫn diễn ra trơn tru, trôi chảy trong sự vui mừng rộn rã tưng bừng của đơn vị tổ chức đăng cai. (Lý do: Người Long An, thơ Long An vừa được lên ngôi trong cuộc thi). Nó thể hiện sự “không cần hoặc không thèm biết tới ” quy chế cuộc thi nói chung và quy chế đề tài trong cuộc thi nói riêng của những người nhận lãnh nhiệm vụ đăng cai tổ chức lẫn tham gia cầm bút đỏ chấm điểm cho cuộc thi thơ.

Hai năm sau,một cuộc thi thơ cấp khu vực ĐBSCL lần IV, có thời hạn trong vòng 10 tháng, kéo dài từ đầu tháng 2/2009 đến cuối tháng 10/2009, lại được mở ra. Cuộc thi do Liên Hiệp các Hội VHNT TP Cần Thơ đăng cai tổ chức. Nó có quy chế đề tài y hệt cuộc thi trước dù câu chữ diễn đạt có phần ngắn gọn hơn: “Viết về vùng đất và con người ĐBSCL, Cần Thơ hình thành và phát triển qua các thời kỳ: mở đất phương Nam, chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cho đến công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, phát triển và hội nhập”. Trong cuộc thi này, khi kết quả được công bố, giới quan sát thấy rằng không còn xảy ra vấn đề trao giải nhất cho thơ tham dự lạc quy chế đề tài như lần III (Giải nhất lần IV này thuộc về Hoàng Tường Phong - Cần Thơ. Nghĩa là lại tới lượt thơ Cần Thơ lên ngôi!). Điều đáng nói là ở cuộc thi lần thứ 2 do Hội VHNT Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre đăng cai thì giải nhất cuộc thi cũng thuộc về người Bến Tre. Đây quả là một trùng hợp khá thú vị khiến chúng ta phải đặt dấu hỏi về quá trình làm việc của ban giám khảo.

Ở cuộc thi lần IV này, vị trưởng ban sơ khảo cũng đồng thời là ủy viên ban chung khảo. Trưởng ban sơ khảo Trịnh Bửu Hoài “xin được” như vậy hay là phải chịu sự “bố trí phân công” như vậy? Hoặc là ngẫu nhiên có cả hai? Và thật thù vị trong cuộc thi này, bài thơ đạt giải nhất tuy trùng hợp với quy chế đề tài nhưng bài thơ đạt giải nhì, bài “Sương Hồ” của tác giả Lê Thanh My, đương kim tổng biên tập tạp chí văn nghệ Thất Sơn (Hội VHNT tỉnh An Giang),do chính nhà thơ Trịnh Bửu Hoài làm chủ tịch, thì vẫn tiếp tục lại là một bài thơ tình thuần túy, có hẳn nội dung không hề theo sát, không hề tuân thủ đúng quy chế đề tài cuộc thi như nhiều bài đạt giải thấp hơn còn lại. (Ở đây không bàn tới phần chất lượng nghệ thuật độc lập của bài thơ Sương Hồ này lẫn trong thế đối sánh với các bài thơ đạt giải thấp hơn còn lại). Bài thơ “Sương hồ”, nếu xét về mặt quy chế đề tài, đã lạc đề. Nó chỉ là bài thơ tìnhtrai gái, diễn ta nỗi niềm cùng thân phận yêu đương trắc trở ngậm ngùi, có phần lãng mạn thống ca, của một bên là anh, một bên là em; một bên là “Sương”: “Mang cả mùa đông trên áo / Chiếc xuồng nhỏ đầy khoang mộng ảo …” và một bên là “Hồ”: “Vai giang hồ - túi rỗng - mộng đầy trăng…”. Điều này làm chúng ta nhớ lại kinh nghiệm của một cuộc thi nọ cũng ở trong khu vực ĐBSCL: Thi bút ký nhưng “không hiểu sao” lại chấm điểm rồi trao giải nhất cho một tác phẩm truyện ngắn thuần túy đến nỗi sau đó phải phân công người đi đòi lại tiền thưởng. Ngoài bài “Sương hồ” đạt giải nhì, trong cuộc thi này tỉnh An Giang (có vị chủ tịch hội là trưởng ban sơ khảo và thành viên ban chung khảo) còn có 1 giải ba và một giải khuyến khích, chiếm tỉ lệ 3/11 giải. Sự trùng hợp này lại đặt cho nhiều người những dấu hỏi.

Một điều khá bất thường, tại phiên họp khởi động thứ nhất giữa Ban tổ chức và 2 vị trưởng ban nói trên, với tư cách đồng nghiệp: Phó chủ tịch Hội nhà Văn VN kiêm chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM, ông Lê Văn Thảo có thể tham dự và hứa tài trợ giải nhất cho cuộc thi. Nhưng việc ông Thảo tiếp tục có mặt trong phiên họp ngày 20/2/2009, để “cùng tham dự” trong việc “thảo luận, đánh giá điểm chấm 60 bài dự thi của ba giám khảo vòng chung khảo” (như tin của website Văn nghệ Sông Cửu Long đã đưa), trong khi “Nhà tài trợ” vốn có sở trường chính về truyện ngắn chớ không phải thơ và trước cũng như ngay lúc đó ông không hề có tên trong Ban tổ chức lẫn hai Ban giám khảo đã được công bố.

Xin để bạn đọc tự suy ngẫm trước những dấu hiệu bất thường nêu trên.

Tại đây, chỉ dám mong rằng, nếu còn tổ chức được cuộc thi thơ ĐBSCL lần V trong tương lai, để “Nhằm nâng cao chất lượng sáng tác thơ ca ĐBSCL” thì Ban Tổ chức của nó hãy gắng nhớ lại nhiều hơn những bất tường đã xảy ra trong 2 cuộc thi lần III và IV vừa qua, để khỏi có những thông báo với những lời mang tính cầu xin và van vỉ sau đây như cuộc thi lần IV này vừa có:

“THÔNG BÁO SỐ 2 VỀ CUỘC THI THƠ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - 2009” (website VNSCL ngày 20.05.2009 03:39): Tính từ ngày phát động cuộc thi Thơ ĐBSCL lần thư 4 - 2009 (1 - 2 - 2009) đến nay (18- 5- 2009),(Là đã nửa chặng đường thi -NV), Ban tổ chức đã nhận được gần 100 bài của các tác giả trong khu vực ĐBSCL gửi tham dự. Chỉ còn 5 tháng nữa là kết thúc nhận bài (31- 10- 2009), rất mong các nhà thơ chuyên và không chuyên trong khu vực gửi bài tham gia dự thi để cuộc thi đạt kết quả tốt”.



function initFontSlider(){ AP.Core.JS.Widget.FontSizeSlider.init(document.getElementById('FontSizeSlider'), 40, 10); } AP.Core.JS.Initialization.call(initFontSlider);

Cấm Sơn



Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nguồn: báo Sàigòn Tiếp thị 8.3.2010
Mục: Phiếm
Người phụ trách: Người già chuyện

Thư gửi hội Nhà văn Việt Nam

SGTT - Ngày 9.3, hội Nhà văn Việt Nam nhận được lá thư sau:

Kính thưa quý hội, tôi tên Trần Thị X., là vợ một gia đình nhiều năm liền nhận danh hiệu “gia đình văn hoá”, là một người mẹ chưa bao giờ vắng buổi họp phụ huynh nào, là một đoàn viên phụ trách nữ công từng hoà giải thành nhiều công vụ xích mích trong gia đình đồng nghiệp. Tôi chính là một minh chứng cho sự thành công của cuộc đấu tranh bình đẳng giới.

Hôm nay tám tháng ba, để thiết thực chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ, tôi viết thư này bày tỏ sự đồng tình của mình với các cơ quan có thẩm quyền của thành phố Cần Thơ khi yêu cầu ban giám khảo cuộc thi thơ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long không trao giải nhất cho bài thơ Trăng nghẹn. Đúng như một quan chức nhận định, đã là trăng thì phải sáng, làm sao trăng lại có thể nghẹn được! Bài thơ này là chính là một “cánh đồng bất tận” bằng văn vần. Đặc biệt xúc phạm chị em là hai câu nói về “cái nhất” của vùng châu thổ này: Đầu tư văn hoá thấp và khó nghèo cũng nhất/ Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.

Chưa hết, từ trường hợp này tôi đề nghị hội phải xoá tên một nhà thơ nổi tiếng mà tôi tin chắc là hội viên của hội. Nhà thơ này không làm cho trăng nghẹn nhưng đối xử với trăng cực kỳ bạo lực (chắc hẳn ông ta phải là một người chồng vũ phu, một người cha thường cho con xơi đòn): ông ta dám đem trăng ra... xẻ làm đôi! Tên ông ấy là Nguyễn Du!

Chào đoàn kết và thắng lợi.



Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Chà!Bótay.cơm thật rồi!
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi


Vụ 'Trăng nghẹn': Không mới nhưng lạ, hiếm

Tiền Phong online, thứ Hai, 15/03/2010, 11:01

Một bài thơ được giải của một cuộc thi thơ cấp liên tỉnh bỗng gây chú ý rộng rãi khi nó bị sức ép khiến có nguy cơ mất giải. Trong nghề, người cho rằng việc này không mới, kẻ lại bảo xưa nay hiếm.

   Hoài Tường Phong, tác giả bài thơ Trăng nghẹn được ban giám khảo chấm giải nhất cuộc thi thơ Đồng bằng Sông Cửu Long do các hội văn học nghệ thuật trong khu vực liên kết tổ chức, khẳng định trên báo Tiền Phong ngày 12-3 rằng ông sẽ không rút khỏi giải dù có bị sức ép.
   Vậy là kết quả được ban giám khảo chọn nhưng giải có đến được người nhận hay không, còn phải chờ. Giới chuyên môn nghĩ gì về vụ việc này?

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: “Không mới nhưng vẫn lạ”

   Tôi đọc bài thơ Trăng nghẹn qua báo chí, thấy bài thơ hoàn toàn phù hợp với tiêu chí cuộc thi. Chất lượng nghệ thuật chưa phải xuất sắc nhưng bài thơ rất chân thật và đặc biệt, nói được một thực trạng và, từ thực trạng đời sống ấy, bộc lộ được tâm trạng của mình.
   Một khi ban giám khảo chọn trao giải cho nó, nghĩa là cần tôn trọng sự đánh giá ấy. Mọi sự qui kết với cái nhìn dung tục bắt phải áp vào thực tế, sai đúng đến đâu so với thực tế, đều là phản nghệ thuật, phản văn học.
   Tưởng đã qua rồi thời ấu trĩ, soi chiếu đời sống vào tác phẩm và hiện thực một cách thô thiển. Nhớ lại vụ Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư cũng bị qui chụp thô thiển, bắt tác giả làm kiểm điểm.
   Rồi Trăng nghẹn và vài vụ khác nữa, thì thấy thật đáng lên tiếng. Chuyện đáng buồn và đáng lo. Tôi rất đồng tình khi được biết dù bị áp lực nhưng ban giám khảo quyết bảo lưu kết quả còn người được giải cũng có ý kiến thẳng thắn.
   Theo tôi nguyên nhân của những vụ việc như Trăng nghẹn là do cách đánh giá tác phẩm thiếu nền tảng lý thuyết, thiếu cập nhật, không nắm được đặc trưng của văn nghệ. Tác phẩm viết về lịch sử cũng rất hay bị so sánh đối chiếu một cách thô thiển.

Nhà thơ Thanh Thảo: “Chuyện hiếm”

   Bài Trăng nghẹn được giải nhất cuộc thi thơ, có nghĩa là ban giám khảo xem xét lựa chọn nó trong bối cảnh cuộc thi. Trong các bài dự thi, có lẽ nó là bài hay nhất. Còn bài đó có hay thật không là chuyện ta không nên xét ở vụ việc này.
   Trước nay các cuộc thi nếu có bị can thiệp thì là can thiệp ngay từ đầu, như đề nghị tác giả rút khỏi danh sách dự giải. Còn khi đã công bố kết quả rồi mà còn lấy lý do này lý do khác để gạt đi thì là chuyện chưa từng có.
   Trăng nghẹn được chấm theo qui trình của một giải thưởng văn học, dù chỉ là giải thưởng cấp tỉnh. Nay nếu dùng một qui trình khác, phi văn học để giải quyết vấn đề văn học thì quả là một điều không nên.
  

Là thành viên Hội đồng thơ - Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam hằng năm, khi chấm, ông có bị sức ép của cấp trên hay các tác giả? Nghe nói dạo này ông thờ ơ với việc chấm giải?

   Nhà thơ Thanh Thảo: Hội đồng thơ chưa bao giờ bị sức ép bắt phải thế này phải thế kia nhưng, mấy năm nay, Hội đồng đưa kết quả giải một đằng thì Ban Chấp hành (Hội Nhà văn VN) lại chấm một nẻo.
   Chuyện các tác giả vận động, lobby là chuyện bình thường. Thế giới người ta vẫn làm như vậy. Mình phải chấp nhận chuyện đó. Người ta vận động hành lang- mình nghe thì nghe, không nghe thì thôi. 
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Thế thì bày ra các cuộc thi làm gì cho tốn công sức, giấy mực và... nước bọt, nhỉ? Nghỉ khoẻ, cho cả BTC, BGK, người dự thi và hãy kệ đấy nền VHNT của nước nhà! Thi mà thế, chấm thi mà thế,văn chương chữ nghĩa nghĩ cũng buồn!!! :(
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

Chuyện này là khá bình thường,nhan nhản nữa í chứ :)Như nhà thơ Thanh Thảo nói:"Chuyện các tác giả vận động, lobby là chuyện bình thường. Thế giới người ta vẫn làm như vậy. Mình phải chấp nhận chuyện đó. Người ta vận động hành lang- mình nghe thì nghe, không nghe thì thôi."
Nếu Vịt Anh tác giả bài "Trăng nghẹn" thì chắc sẽ xoa tay hài lòng lắm lắm.Có vụ này tác phẩm đã vượt qua cả giá trị của một bài thơ đạt giải nhất,cũng đáng ;))Văn chương chữ nghĩa sinh ra để làm gì,đó là phục vụ độc giả.Tác phẩm thành công  nhất là tác phẩm có lượng độc giả cao nhất.Nhưng đây là thơ,những tác phẩm đem đi dự thi  hầu như chưa hề được kiểm định ở ngoài một cách rộng rãi.Cũng tại thơ không phổ cập mà.
Nhân đây nói chuyện thơ,trong SGK tác phẩm thơ với tác phẩm văn là tương đương,tại sao học sinh chỉ học làm văn chứ không học làm thơ?Nếu 1 tuần có thêm 1 tiết học tập làm thơ thì chắc giờ thơ ca đã phát triển lắm rồi :(
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

libi

Hình như bây giờ học sinh được học làm thơ đấy chứ!?
Không có sông, chẳng bao giờ có biển. Dẫu biển là tình yêu sâu nặng của tôi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoa cỏ

@ vịt anh, libi:Bây giờ học trò cũng được học làm thơ mà. Dẫu không được một tuần một tiết nhưng chương trình Ngữ văn THCS cũng giúp cho các em hiểu và có thể viết những câu thơ năm chữ, bảy chữ, tám chữ đấy! (Tất nhiên là vẫn có những em không làm được- có thể thơ khó hơn văn chăng?)
Tôi yêu cuộc sống hôm nay
Bởi trong tôi có những ngày hôm qua...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

Oài,vậy là em chém sai rồi :P
Giờ chương trình cải cách có rồi à anh,chị...Vịt anh 23 tuổi,lúc vịt anh còn học thì hông có,thậm chí là thơ thế nào là hay còn chả biết :(
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

vịt anh đã viết:
Chuyện này là khá bình thường,nhan nhản nữa í chứ :)Như nhà thơ Thanh Thảo nói:"Chuyện các tác giả vận động, lobby là chuyện bình thường. Thế giới người ta vẫn làm như vậy. Mình phải chấp nhận chuyện đó. Người ta vận động hành lang- mình nghe thì nghe, không nghe thì thôi."
@Vịt Anh: Vậy mới đáng chán! Tỉ chưa chấm thi Thơ bao giờ nhưng chấm thi văn nghệ, thể thao thì hơi bị nhiều, và luôn cố gắng tuân thủ một nguyên tắc cơ bản: khách quan. Thậm chí có khi còn bị phê phán là "thiếu tế nhị" khi không chịu "cơ cấu giải" cho một địa phương "trung tâm", còn bị họ doạ sẽ "vận động" để... cho nghỉ hiu sớm! :D
Nhưng kệ họ thôi chứ, mình bày ra tổ chức hoạt động mà cái gì cũng "cơ cấu" cho đồng đều, bất chấp chất lượng thật sự thì bày ra làm gì cho tốn kém và lại mua thêm sự hổ thẹn với lương tâm! :)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 14 trang (132 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối