Trang trong tổng số 14 trang (132 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

:D Hay nhỉ? Tỉ chả theo dõi qua tivi, báo chí gì về " Ngày thơ" này cả, giờ vào đây mới được xem ảnh của HXT copy đưa lên! Có vẻ như các nhà tổ chức cũng muốn mang lại cho Ngày thơ một dáng vẻ hội hè, tươi mới thì phải? :). Tỉ cũng rất " ấn tượng" trước bộ "áo thơ" của cụ Dương Tường. Hi hi... đàn bà thật đáng sợ thế đó!:P Mới chỉ là " kỷ niệm " mà cụ đã phải băng bó đến thế này, huống chi là hiện thực nữa nhỉ? :D
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/viet...80226_tran_dan_book.shtml
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/thotrandan.jpg

Rắc rối cho thơ Trần Dần http://www.thivien.net/vi...ID=xkO_kZLH1eCdsiehhz54Pg http://www.tienve.org/hom...tion=show&authorId=30

Chỉ vài ngày sau khi tập thơ Trần Dần được phát hành ở Việt Nam, đã lan đi tin đồn rằng cuốn sách có thể bị thu hồi.
Nửa thế kỷ từ sau biến cố Nhân văn - Giai phẩm, cuốn Thơ Trần Dần dày gần 500 trang, do NXB Đà Nẵng và Công ty Nhã Nam ấn hành, được xem là tác phẩm bề thế nhất từ trước tới nay của nhà thơ được in chính thức ở Việt Nam.

Tuy nhiên, trong ngày thứ Ba 26-2, tin đồn về chuyện tập thơ vừa mới xuất bản của Trần Dần có thể bị thu hồi trở thành đề tài liên tục được các blogger trên mạng bàn tán.

Gây chú ý

Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nói với BBC rằng ông nghe tin trong chiều nay đã có buổi làm việc giữa đoàn liên ngành của Bộ Văn hóa với công ty Nhã Nam.

"Tôi nghe nói cuốn sách bị tạm thời chưa cho phát hành, áp dụng cho số sách còn nằm trong kho của Nhã Nam. Lý do vì sao, tôi chưa rõ. Có nguồn tin nói lý do liên quan quy trình sản xuất cuốn sách, chứ không phải vì nội dung."


 Tôi nghe nói cuốn sách bị tạm thời chưa cho phát hành, áp dụng cho số sách còn nằm trong kho của Nhã Nam


Phạm Xuân Nguyên

Nhà sách Nhã Nam đã dành khá nhiều công sức cho việc giới thiệu quyển thơ của Trần Dần, nhân vật được coi là đi đầu trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, một thời gian dài bị lên án, bị cấm tại Việt Nam, nhưng gần đây được công nhận trở lại, được đánh giá công trạng.

Tuy vậy, thái độ của giới lãnh đạo văn nghệ tại Việt Nam có vẻ vẫn còn ít nhiều e dè với cả lý lịch lẫn tư tưởng cách tân của nhà thơ Trần Dần.

Ông Phạm Xuân Nguyên cho biết trong Ngày Thơ Việt Nam ở Văn Miếu hôm 21-2, tập Thơ Trần Dần đã không được phép bày bán tại đây.

Trước mắt, tin đồn trên mạng khiến một số người yêu thơ chạy đi mua những quyển thơ đang còn nằm trong hiệu sách.

Từ Hà Nội, những người có trách nhiệm ở nhà sách Nhã Nam từ chối trả lời chính thức bất cứ câu hỏi nào của BBC.

Đây là sản phẩm do Nhã Nam cộng tác với NXB Đà Nẵng. Ông Nguyễn Đức Hùng, phó giám đốc NXB Đà Nẵng và cũng là người chịu trách nhiệm biên tập di cảo thơ của Trần Dần, không khẳng định với BBC là tập thơ có bị thu hồi hay không.


 Nếu có động tác thu hồi, đó là quyết định cực kỳ sai lầm


Nguyễn Đức Hùng

Nhưng ông nhấn mạnh nếu có quyết định thu hồi, thì đó là quyết định sai lầm.

"Tất cả quy trình chuẩn bị cho việc xuất bản tập thơ được làm rất kỹ và đúng luật. Bản thảo giao cho chúng tôi là 2006, nay mới xuất hiện. Không có lý do gì mà thu hồi cuốn sách. Trần Dần là nhà cách tân lớn của văn học Việt Nam. Cho nên nếu có động tác thu hồi, theo tôi, đó là quyết định cực kỳ sai lầm và sẽ gặp sự phản đối rất mạnh mẽ."

Truân chuyên

Trong phong trào Nhân văn - Giai phẩm đòi tự do ngôn luận trong thập niên 1950 ở miền Bắc, Trần Dần là một trong những gương mặt quan trọng nhất.

Bài thơ 'Nhất định thắng' của ông, in ở Giai phẩm mùa xuân tháng Hai 1956, bị phê phán nặng nề.

Trong thời gian bị bắt giam ba tháng, Trần Dần từng dùng dao lam cứa cổ trong một khoảnh khắc muốn tự sát.

Tháng Bảy 1958, Trần Dần, cùng một số người khác, bị khai trừ khỏi Hội Nhà văn, mở đầu giai đoạn suốt 30 năm bị gạt ra khỏi sinh hoạt chính thống.

Năm ngoái, 10 năm sau khi Trần Dần qua đời, Giải thưởng Nhà nước trao cho bốn người - Lê Đạt, Hoàng Cầm, Phùng Quán (mất năm 1995) và Trần Dần - được xem là sự tôn vinh chính thức của chính quyền đối với những người từng liên lụy vì Nhân văn - Giai phẩm.

Việc xuất bản di cảo của Trần Dần không hẳn đã suôn sẻ.

Tác phẩm Thơ Trần Dần từng được gửi cho NXB Hội Nhà Văn năm 2006, nhưng bị trả lại.

Để được ra mắt đầu năm 2008, cuốn sách đã phải bỏ bớt một vài bài thơ của tác giả.

Tuy vậy, không phải tất cả những người quan tâm ở Việt Nam đều cho rằng tin về việc thu hồi tập thơ là vì những lý do liên quan nhà thơ hay nội dung sách.

Theo một người quen thuộc với vụ việc, thì cũng có tin nói rằng rắc rối cho tập thơ lại xuất phát từ mâu thuẫn nội bộ trong NXB Đà Nẵng.

Nguồn tin này nhận xét "ở Việt Nam, người ta cứ hay quy kết mọi chuyện theo góc độ chính trị, nhưng đôi khi lý do nằm ở những chỗ khác."

Những ý kiến trong giới văn học nói với BBC bộc lộ hai luồng khác nhau.

Một phía lo ngại cho số phận cuốn di cảo của một nhà cách tân mà cho đến hôm nay vẫn chưa được đánh giá đầy đủ.

Phía khác lại cho rằng sau những ồn ào, cuốn sách rồi vẫn sẽ tiếp tục có mặt ở những tiệm sách tại Sài Gòn, Hà Nội.

Điều có thể thấy được là trong những ngày qua, Thơ Trần Dần đã được nhiều người đọc tìm mua ráo riết.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Tin vui cho Trần Dần một thủ lãnh của phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm xưa.

Trần Dần nhận giải thành tựu trọn đời http://www.tienphong.vn/T...ID=136778&ChannelID=7

TP - Hội Nhà văn Hà Nội - với sự thống nhất tuyệt đối 9/9 phiếu trong Hội đồng chung khảo - đã trao giải thành tựu trọn đời về thơ cho nhà thơ Trần Dần với tập Thơ Trần Dần (NXB Đà Nẵng, 2008)
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Một ngày thơ mang tinh thần đại lễ

Từ sáng kiến tổ chức Ngày Thơ Nguyên tiêu của Hội nhà văn Việt Nam đã trở thành ngày lễ hội thi ca truyền thống hàng năm, lan rộng ra cả nước, thu hút hàng triệu công chúng yêu thơ quan tâm.
Nhưng Ngày Thơ Việt Nam lần thứ VIII, vào rằm tháng Giêng, Canh Dần (2010), có một ý nghĩa rất đặc biệt, có thể coi đây là ngày Đại lễ hội thơ, nhân Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, một trong những sự kiện văn hóa lớn đặc biệt nhất của Nhà nước ta, mà UNESCO quyết định trực tiếp tham gia, năm 2010 sắp diễn ra. Vì vậy để chuẩn bị cho ngày hội thơ lớn này, ngày 8-10-2009, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã quyết định thành lập Ban Tổ chức Ngày Thơ Việt Nam lần thứ VIII (BTC), với 44 nhà văn, nhà thơ, cán bộ Hội là thành viên, do nhà thơ Hữu Thịnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam làm Trưởng ban; các nhà văn Lê Văn Thảo, Nguyễn Trí Huân, Phó Chủ tịch Hội, làm Phó trưởng ban; các Ủy viên Ban Chấp hành Trần Đăng Khoa, Hồ Anh Thái, Phan Thị Vàng Anh và các nhà thơ, nhà văn có uy tín, kinh nghiệm tổ chức, thuộc Hội đồng thơ, Ban sáng tác, Tuần báo Văn nghệ, Viện Văn học Việt Nam, một số trường Đại học, các cơ quan báo chí và các tổ chức khác tham gia.
Ngày 22-10-2009, Ban Tổ chức Ngày Thơ Việt Nam lần thứ VIII đã họp phiên thứ nhất để trình bày tổng thể chương trình hoạt động, bàn một số giải pháp xúc tiến cụ thể ngay từ bây giờ. Với mục tiêu, Ngày Thơ phải tôn vinh được chủ đề lớn: Lịch sử - Đất nước – Con người. Cuộc thi sáng tác và trình diễn thơ của sinh viên với chủ đề: Thăng Long – Mùa Xuân – Đất nước – Con người…
Ngày Thơ lần thứ VIII sẽ được triển khai ở ba khu vực chính, phía Bắc tại Hà Nội (gần toàn bộ Ban Chấp hành chỉ đạo), miền Trung tại Huế (Do nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà văn Nguyễn Khắc Phê chỉ đạo), phía Nam tại Tp. Hồ Chí Minh (do nhà thơ Hữu Thỉnh và nhà thơ Lê Văn Thảo chỉ đạo). Riêng ở Hà Nội, điểm chính diễn ra Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, ngoài sân thơ chính, sân thơ trẻ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, còn có sân thơ tại Sơn Tây, với tinh thần “Đưa thơ về xứ Đoài”, một xứ sở vốn là vùng văn hóa, vùng thi ca có sắc thái rất đặc trưng, cũng là thế phong thủy thiên định sông Đà núi Tản, tao nên một Hà Nội “rồng cuộn hổ ngồi”. Còn có một “sân chơi” dành riêng cho sinh viên, đại diện là các trường đại học lớn, sẽ tổ chức thi sáng tác và trình diễn thơ. Vòng sơ khảo cuộc thi diễn ra tại các trường, vòng chung khảo và đêm liên hoan trình diến lớn, dự kiến tại Cung Văn hóa Hữu Nghị
Những nội dung chính cho Lễ hội Thơ được BTC đưa ra bàn thảo, bao gồm: Lễ cầu siêu các văn nghệ sĩ hy sinh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc; 100 câu thơ hay để làm lễ thả thơ, nhưng cái mới của lần này là những câu thơ hay còn được in trên bình gốm sứ, quạt, nón – là những sản phẩm nghệ thuật có ý nghĩa và giá trị sử dụng lâu bền sau ngày lễ, mà nhiều bạn đọc yêu thơ, yêu nghệ thuật có thể coi là “hàng hiếm”, muốn được sở hữu. Chương trình đọc và trình diễn thơ hay tại sân Văn Miếu – Quốc Tử Giám (sân Chính, sân Trẻ), có sự tham gia của thơ dịch, thơ thiếu nhi, câu đối và thư pháp, các hoạt động nghệ thuật lồng ghép phụ họa. Để làm phong phú cho Ngày Thơ Việt Nam lần thứ VIII, báo Văn Nghệ, Tạp chí Thơ, Tạp chí Nhà Văn sẽ ra số đặc biệt về thơ; Nhà xuất bản Hội Nhà văn được giao làm bộ sách 1000 bài thơ về Thăng Long – Hà Nội.
Cùng với việc chuẩn bị cho Hội nghị mang tầm Quốc gia về quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài, sẽ tổ chức vào đầu năm 2010, Ngày Thơ Việt Nam lần thứ VIII là một nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng, có quy mô và dồn dập thời gian mà Hội nhà văn Việt Nam đang phải gánh trọng trách. Chính vì vậy, BTC phải chuẩn bị kỹ lưỡng từng khâu tổ chức, phân công trách nhiệm và tiến độ cụ thể, chuẩn bị kịch bản chi tiết, đặc biệt là chất lượng chương trình, sự tác nghiệp phải chuyên nghiệp, để đáp ứng với quy mô và sự hoành tráng của Ngày Thơ. Ngay sau phiên họp của BTC, bộ phận tuyên truyền, tuyển chọn thơ hay, thi sáng tác và trình diễn thơ sinh viên là các cơ quan tiên phong lĩnh ấn. Hy vọng Ngày Thơ Việt Nam lần thứ VIII sẽ là ngày lễ hội thơ thành công, chào mừng Thăng Long – Hà Nội 1000 năm văn hiến, và là lễ hội đáng ghi nhận trong công chúng yêu thơ Việt.

TRẦN QUANG
(Báo Văn Nghệ số 44 ra ngày 31/10/2009)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi


TRĂNG NGHẸN

* Tác giả: Võ Đắc Danh



   TRĂNG NGHẸN là bài thơ của Hoài Tường Phong vừa đoạt giải Nhất cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long do các Hội Văn học-Nghệ thuật trong khu vực nầy liên kết tổ chức, tỉnh Cần Thơ đăng cai. Nhưng một sự cố lạ lùng chưa từng có đã xảy ra: Nhà thơ Phạm Sĩ Sáu, trưởng Ban Giám khảo cho hay, một số cơ quan "có thẩm quyền" ở thành phố Cần Thơ (thực chất là không có thẩm quyền) đã yêu cầu Ban Giám khảo chọn lại bài khác để trao giải Nhất, vì bài nầy u ám quá. "Trăng thì phải sáng, thậm chí rất trong sáng chớ không thể nào nghẹn được". Ban Giám khảo đã quyết định không chấm lại, cuối cùng họ quay sang tác giả. Nhà thơ Hoài Tường Phong cho biết, mấy ngày nay chủ tịch Hội Văn nghệ Cần Thơ yêu cầu ông làm đơn từ chối giải thưởng với lý do "tôi không có gởi dự thi". Ông khẳn định rằng "tôi đã gởi dự thi", sau đó vị chủ tịch Hội Văn nghệ lại yêu cầu ông làm đơn xin từ chối giải thưởng với lý do "Thơ tôi có nhiều câu chữ không phù hợp với tiêu chí cuộc thi". Ông Phong nói "Đó là việc thẩm định của Ban Giám khảo".
   Xin miễn bình luận về sự kiện nầy. Mời các bạn đọc bài thơ TRĂNG NGHẸN đã được công bố giải Nhất vừa qua.

Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa,
Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn.
Vùng tản cư hồi nầy ruộng hoang nhà trống,
Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần thân.

Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn hoang,
Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp.
Không biết lời bải buôi để mua lòng người khác,
Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai.

Ngơ ngác buổi ra thành, trước cuộc sống đua chen,
Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ.
Lớp phèn hết bám chân, nhưng chất chân quê vẫn còn đó,
Tôi tranh thủ những tháng hè, thích về lại thăm quê.

Bè bạn theo đuôi trâu một thời, mơ ước nhìn tôi,
Tưởng tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa bướm.
Tôi nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa thèm quá,
Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.

Mỗi lần về quê bè bạn cũ lại vắng hơn,
Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ.
Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu,
Đôi mắt ướt một thời bẽn lẽn ngó bàn chân.

Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,
Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.

Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.

Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,

Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.

Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ,

Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê.


Một độc giả nhận xét: Ban thường vụ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật thành phố Cần Thơ đã họp và chính thức quyết định loại bỏ giải Nhất của bài thơ Trăng Nghẹn của Hoài Tường Phong. Rõ ràng đây là một sự lạm quyền hay lộng quyền thô bạo chưa từng có của một Hội văn nghệ địa phương vì đây là một giải thơ của khu vực ĐBSCL.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi


Tác giả "Trăng nghẹn": Nghẹn ngào thương quê
Ngày cập nhật: 13.03.2010 18:16 GMT+7

*Người viết: Sáu Nghệ (Theo Tiền Phong)

Được biết, TRĂNG NGHẸN là bài thơ của Hoài Tường Phong vừa được chấm giải Nhất cuộc thi thơ Đồng bằng sông Cửu Long do các Hội Văn học - Nghệ thuật trong khu vực này liên kết tổ chức, tỉnh Cần Thơ đăng cai. Nhưng một sự cố bất ngờ chưa từng có đã xảy ra:
 
   Một số cơ quan có thẩm quyền ở thành phố Cần Thơ đã yêu cầu Ban Giám khảo chọn lại bài khác để trao giải Nhất thay cho bài thơ này vì nó u ám quá. “Trăng thì phải sáng, thậm chí rất trong sáng chớ không thể nào nghẹn được”. Tuy nhiên, Ban Giám khảo đã quyết định không chấm lại. Cuối cùng họ quay sang tác giả.
   Có thông tin cho rằng Chủ tịch Hội Văn nghệ Cần Thơ yêu cầu tác giả làm đơn từ chối giải thưởng với lý do “tác giả không có gởi thơ dự thi”. Tác giả khẳng định rằng “tôi đã gửi dự thi”.
   Sau đó vị Chủ tịch Hội Văn nghệ lại yêu cầu tác giả làm đơn xin từ chối giải thưởng với lý do “Bài thơ có nhiều câu chữ không phù hợp với tiêu chí cuộc thi”. Vậy thực hư câu chuyện này ra sao? Trưởng Đại diện báo Tiền Phong tại Đồng bằng sông Cửu Long đã bước đầu tìm hiểu thông tin gửi về tòa soạn.


   Tác giả Hoài Tường Phong ở nhà số 94A/17, đường Trần Quang Diệu, phường An Thới (Bình Thủy, Cần Thơ). Căn nhà cấp 4, dáng người thấp nhỏ, ông cười hiền lành, tự giới thiệu nghề nghiệp sinh sống: “Làm răng giả”.
   Ông bảo làm thơ là khi có cảm xúc trong lòng, nghĩ sao ông viết vậy. Bài thơ Trăng nghẹn có hai câu mở đầu: Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa/Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn.



   Ông nói, ông sinh năm 1945, đúng một đêm mưa gió thật sự nên không thể viết là trăng sáng được, dường như cũng báo hiệu cuộc đời ông sau này vất vả. Nghề làm răng giả chỉ đủ sống tằn tiện qua ngày. Vợ ông bán ăn uống dưới chợ. Ba đứa con thì hai lớn đã ra riêng, còn con gái út ở chung cùng buôn bán lặt vặt.

   Hai câu: Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu/Đôi mắt ướt một thời bẻn lẻn ngó bàn chân, “phải chăng có mối tình xưa nào ông còn nhớ?”, tôi hỏi. Ông cười, cũng có cô bạn gái bên kia sông, chung xã Mỹ Lương, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Lớn lên, ông đi học tú tài, phải sang tỉnh Vĩnh Long bên cạnh rồi chuyện lỗi hẹn đầu đời thường khó nói mà không thể quên
   Học tới đệ nhị, tương đương lớp 11 bây giờ, ông tham gia phong trào đấu tranh của học sinh, bị bắt bỏ tù hơn một năm. Ra tù, ông lên Sài Gòn kiếm sống. Trong Trăng nghẹn có câu: Ngơ ngác buổi ra thành, trước cuộc sống đua chen/Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ là tâm trạng của ông.

   Ông tâm sự, ở quê nghèo ra thành phố tưởng sẽ ngon lành lắm nhưng mãi vẫn không bằng ai. Nên Trăng nghẹn mới nghẹn ngào về đồng bằng sông Cửu Long hôm nay: Đồng bằng quê tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi/…/Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa”. Ông lại cười buồn, ông cũng mong thay đổi lắm như mong cuộc đời ông thay đổi.

Được trao giải là nhận

   Tôi hỏi chuyện ông xung quanh những đồn thổi từ khi bài thơ được chấm giải nhất, thực hư thế nào. Ông kể, có bốn lần được Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thành phố Cần Thơ Phan Huy gặp.

   Lần đầu, ở quán cà phê Thủy Mộc, ông Phan Huy nói, quan điểm của ông Phan Huy là bảo vệ quyết định của ban giám khảo; tuy nhiên nếu có tình huống xấu thì ông Hoài Tường Phong có vui lòng không nhận giải hay không.

   Lần thứ hai vẫn ở quán cà phê Thủy Mộc và vẫn nội dung cũ. Lần thứ ba tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT, ông được đề nghị viết vài lời từ chối nhận giải. Các lần ấy, ông ngại nói thẳng.

   Lần thứ tư, qua điện thoại, ông Hoài Tường Phong nói thẳng, nếu được trao giải là ông nhận. Không trao thì thôi, chứ ông không bỏ giải, cũng không thắc mắc.

   Ông kể tiếp, một lần ông được cho xem tờ giấy ghi ý kiến của một nhà thơ ở Hà Nội là bài thơ không có vấn đề gì nhưng nên đề nghị tác giả sửa lại bốn câu cuối hoặc sửa một chữ ở câu cuối. Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn/Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ/Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ/Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê.

   Sửa bốn câu thì ông không chịu nhưng sửa một chữ, ông hơi do dự. Đó là chữ “chưa” thành chữ “sẽ” hoặc “chờ”. Lý do sửa là cho êm đẹp. “Tôi không biết êm đẹp cái gì, thấy tùm lum cả. Tôi không đồng ý sửa nữa”, ông Hoài Tường Phong nói.

   Ông cho biết, mấy hôm nay, có nhiều người điện thoại, đều ủng hộ quyết định của ông. Ông lại cười hiền lành: “Bài thơ được một vài người nhận xét là có cảm xúc chân thành, chứ không phải xuất sắc gì”. “Nhưng cảm xúc chân thành mà việc trao giải lại chần chừ, ông có buồn không?”, tôi hỏi. Ông trả lời, không buồn, vì thơ là làm cho mình, ai chia sẻ hay không là quyền của người ta.

   Vui chuyện, ông kể, hồi mới tập tọng làm thơ. Một lần gửi hai bài thơ cho một tờ báo, bài ưng ý để tên thật, bài không ưng ý để bút danh khác. Cả hai bài được sử dụng, kèm bài bình ngắn, chê bài ông ưng ý là “chẳng khác một đoạn văn xuôi”, khen bài ông chưa ưng ý là cảm xúc thật về “nỗi buồn của người ở quê lên thành phố cảm thấy nhiều thua thiệt”.

   Lần khác, trước giải phóng, ông làm bài thơ Tình quê, kể tình cảm của chàng trai ở quê lên thành phố, mỗi lần về quê là “ngậm ngùi thương nhớ quê hương”. Bài thơ có ba câu cuối: Quê hương tôi/Bốn mùa cây cối xanh tươi/Quanh năm nắng đẹp, ngàn đời nở hoa. Lập tức, có người viết lên báo phê phán: “Khắp trên đất nước này, hỏi còn có nơi nào được sống bình an như một thuở mà Hoài Tường Phong đã vẽ lên như thế”. Những bài thơ và bài báo ấy, ông cắt lại cất giữ làm kỷ niệm cho nỗi nghẹn ngào thương quê hương suốt cuộc đời ông.

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Lại là "Chuyện thật như đùa"! :)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi


Về “sự cố” trong cuộc thi thơ khu vực ĐBSCL:
Một “Cánh đồng bất tận” trong thơ?
Lao Động Cập nhật: 8:09 AM, 11/03/2010



(LĐ) - Trong những ngày qua, dư luận trong giới văn nghệ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xôn xao trước thông tin bài thơ "Trăng nghẹn" của nhà thơ Hoài Tường Phong (Cần Thơ) bị rút giải nhất trong cuộc thi thơ ĐBSCL 2009.

Xôn xao bởi lẽ đây là chuyện chưa từng có ở đây. "Kịch bản" của vụ việc cũng na ná như lần xảy ra với tác phẩm "Cánh đồng bất tận" của Nguyễn Ngọc Tư. Cũng ý kiến cho rằng tác phẩm mô tả diện mạo ĐBSCL quá u ám. Liệu lần này nữa, tác phẩm lại đứng vững và trở nên nổi tiếng?

Lỡ hẹn ngày trao giải

Ngày 20.2 vừa qua, tại Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (LHVHNT) TP.Cần Thơ (đơn vị đăng cai cuộc thi thơ ĐBSCL 2009, được tổ chức 3 năm 1 lần), Ban tổ chức và Ban chung khảo đã công bố kết quả cuộc thi. Theo đó, “Trăng nghẹn” của nhà thơ Hoài Tường Phong đoạt giải nhất. Dự kiến lễ phát giải diễn ra vào dịp kỷ niệm Ngày thơ VN.

Tuy nhiên, ngay sau đó có ý kiến cho rằng bức tranh trong bài thơ này là quá u ám, chẳng hạn như các câu thơ: “Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê/Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu/Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu/Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi/Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi/Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất/Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất/Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa”.

Theo một thành viên trong BTC, sau khi lắng nghe dư luận, những người có trách nhiệm đã xem xét và nhận thấy nội dung bài thơ không có gì nghiêm trọng, vẫn tổ chức trao giải theo kế hoạch, chỉ có điều tại lễ trao giải sẽ không diễn ngâm bài thơ “Trăng nghẹn”. Thế nhưng, sau đó dư luận càng gay gắt, BTC đã phải đình lại lễ trao giải. Để rồi ngày 3.3, Ban Thường vụ Hội LHVHNT TP.Cần Thơ tổ chức cuộc họp mở rộng để xem xét lại vụ việc và thiên về ý kiến không trao giải nhất cho “Trăng nghẹn”.

Ngày 5.3, ông Phan Huy – Chủ tịch Hội LHVHNT TP.Cần Thơ, Trưởng BTC cuộc thi thơ ĐBSCL 2009 – cho biết, đến thời điểm này ông vẫn chưa ký quyết định rút giải nhất đối với “Trăng nghẹn”. Ông thừa nhận Ban Thường vụ Hội LHVHNT TP.Cần Thơ có họp và đề xuất việc này, nhưng trưởng BTC mới là người có quyền quyết định cuối cùng.
 
Trả lời câu hỏi liệu có sức ép nào đó hay không, ông Phan Huy khẳng định chưa, nhưng dư luận phản ánh thì phải lắng nghe. Còn tác giả bài “Trăng nghẹn” cho biết, ông đã được người có trách nhiệm mời gặp và vận động rút khỏi giải thưởng, với lý do “chưa nghiên cứu kỹ nên viết bài dự thi có vài điểm không phù hợp với tiêu chí cuộc thi”. Tuy nhiên sau 4 lần gặp (trực tiếp hoặc qua điện thoại), tác giả vẫn giữ lập trường: “Kết quả chấm là của Ban giám khảo, quyền quyết định là của BTC, tác giả không có ý kiến”. 

Trong khi đó, một thành viên trong Ban chung khảo cuộc thi cho biết, dù không được yêu cầu chính thức, nhưng có được gợi ý xem xét lại kết quả chấm thi. Thế nhưng, cả 3 thành viên trong Ban chung khảo đều bảo lưu kết quả của mình. Theo họ, bài “Trăng nghẹn” có chất lượng vượt trội so với các tác phẩm đoạt giải khác, cả 3 thành viên đều đánh giá cao. Nhà văn Khai Phong – Chủ tịch Hội Nhà văn TP.Cần Thơ, Phó BTC cuộc thi – cho biết, ông luôn tôn trọng sự thẩm định của Ban giám khảo, gồm những nhà thơ có uy tín. Ông hy vọng sẽ không có gì thay đổi, giải nhất sẽ được trao cho “Trăng nghẹn”.

“Cánh đồng bất tận” trong thơ?

Trước đây, khi “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư ra đời, cũng đã từng bị phản ứng gay gắt vì những gam màu tối trong bức tranh ĐBSCL. Người ta cho rằng tác phẩm đã “phóng đại cái xấu” ở ĐBSCL. Nhà thơ Lê Chí – thành viên Hội đồng Thơ thuộc Hội Nhà văn VN kiêm Trưởng liên chi hội Nhà văn VN khu vực ĐBSCL – cho rằng, những phản ứng với “Trăng nghẹn” hiện nay và “Cánh đồng bất tận” trước đây là do chúng ta có thói quen ngại nhìn vấn đề trái chiều”.
 
Ông nhận xét: Trăng nghẹn dẫu chỉ là lát cắt vùng đất này bằng nỗi đau sâu thẳm trong lòng, nhưng tiếc là lát cắt khá sâu và có phần nhấn mạnh, làm người đọc dễ hụt hẫng. Nhưng dù sao “Trăng nghẹn” cũng đem đến cho chúng ta những điều không dễ gì quên và thật đáng suy ngẫm”.

 
Kỳ Quan


Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

NT không có theo dõi thông tin về cuộc thi này, đọc các bài bạn đưa lên mới biết. Quanh các cuộc thi thường vẫn nhiều dư luận, đặc biệt là các cuộc thi về Văn học-nghệ thuật. Tiêu chí đặt ra của cuộc thi là gì thì BGK sẽ dựa trên những tiêu chí đó mà chấm chứ nhỉ?
Tác giả đâu có lỗi gì? Sao người ta lại nhè vào tác giả mà yêu cầu rút lui, sửa đổi này nọ?
Bạn VDT có thể cung cấp thêm những thông tin về mục đích, yêu cầu và các thể lệ của cuộc thi, Ban Giám khảo... được không ạ? NT lười tìm trên mạng, nhân tiện bạn đưa vào đây nên được đọc và muốn tìm hiểu thêm chút.

Về bài thơ "Trăng nghẹn", NT thấy hay, thấy được cái tâm của một nhà thơ đối với quê hương thật là sâu nặng nhưng với riêng cá nhân NT, để nói là xuất sắc nhằm vươn lên dẫn đầu cả một cuộc thi ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long thì thấy như chưa được thoả mãn lắm!:)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

   Trong bài gửi đăng tiếp theo ngay dưới đây, Nguyệt Thu đọc câu cuối thì sẽ hiểu tại sao bài thơ đạt giải, tuy nặng tình với quê hương, nhưng hơi kém chất lượng thi ca. Dù sao thì tác giả cũng sinh sống bằng nghề làm răng giả mà.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 14 trang (132 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối