Trang trong tổng số 14 trang (132 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [10] [11] [12] [13] [14] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Bài thơ Việt được bình chọn dịch hay nhất tại Nga



Thi phẩm “Bài hát về cố hương” của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được bình chọn là tác phẩm dịch thuật hay nhất năm 2011 của bạn đọc yêu thơ ca tại Nga.
Vừa chạm ngõ năm mới, song, không ít những tin vui đã đến với văn học Việt Nam. Với việc tổ chức thành công cuộc liên hoan thơ quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương vừa qua, văn học Việt Nam đã và đang xứng tầm với những nền văn học trên trường quốc tế.

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/nhatho1_74b06NgQuangThiu.jpg
Tác giả bài thơ Việt được bình chọn dịch hay nhất tại Nga, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều


Cũng nhân dịp này, dịch giả Kim Hiền (hiện đang làm việc và sinh sống tại Nga) đã thông báo một tin vui về việc thi phẩm Bài hát về cố hương được in trong tập thơ  Sự mất ngủ của lửa  (Tập thơ đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993) của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều do chị và một nhà thơ Nga dịch ra tiếng Nga đã được một tờ báo tại Nga in và được bạn đọc Nga bình chọn là bài thơ dịch hay nhất năm 2011.
Khi biết tin này, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ: “Bài thơ này tôi viết ngôi làng dấu yêu của mình, cũng là viết về vùng đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Một làng quê Việt Nam như bao làng quê khác. Nhưng niềm vui lớn nhất của tôi là đã nhận được sự đồng cảm của những người bạn, những độc giả ở một vùng đất xa xôi như nước Nga. Thực ra, tôi viết rất nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch sân khấu, kịch bản phim, tiểu luận, báo chí… Nhưng thơ ca là nơi duy nhất để tôi giải phóng tôi và để tôi trú ẩn. Một điều tôi muốn nói đến là: có thể những bài thơ cụ thể nào đó không cứu rỗi được thế giới nhưng những gì mang tinh thần của thi ca đã và đang cứu rỗi thế giới.
Bài thơ Bài hát về cố hương  từng được nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đọc bằng tiếng Việt và Anh ở tất cả những liên hoan thơ quốc tế mà ông tham dự. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho biết ông luôn luôn mở đầu các cuộc đọc thơ trên thế giới bằng bài thơ này vì với ông bài thơ đó chính là bản tuyên ngôn của ông về làng mình.

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/nhatho2_b4de3NgQThiu.jpg
Nguyễn Quang Thiều tại chân đê làng Chùa - cái làng ở xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, Hà Tây (Ảnh: Lê Thiết Cương)



Xin đăng lại trọn vẹn bài thơ Bài hát về cố hương của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều:

Bài hát về cố hương              

Kính dâng làng Chùa của tôi

Tôi hát bài hát về cố hương tôi
Khi tất cả đã ngủ say
Dưới những vì sao ướt đẫm
Và những ngọn gió hoang mê dại tìm về

Đâu đây có tiếng nói mê đàn ông bên mái tóc đàn bà
Đâu đây thơm mùi sữa bà mẹ khe khẽ tràn vào đêm
Đâu đây những bầu vú con gái tuổi mười lăm như những mầm cây đang nhoi lên khỏi đất
Và đâu đây tiếng ho người già khúc khắc
Như những trái cây chín mê ngủ tuột khỏi cành rơi xuống
Góc vườn khuya cỏ thức một mình

Tôi hát bài hát về cố hương tôi
Trong ánh sáng đèn dầu
Ngọn đèn đó ông bà tôi để lại
Đẹp và buồn hơn tất cả những ngọn đèn
Thuở tôi vừa sinh ra
Mẹ đã đặt ngọn đèn trước mặt tôi
Để tôi nhìn mặt đèn mà biết buồn, biết yêu và biết khóc

Tôi hát bài hát về cố hương tôi
Bằng khúc ruột tôi đã chôn ở đó
Nó không tiêu tan
Nó thành con giun đất
Bò âm thầm dưới vại nước, bờ ao
Bò quằn quại qua khu mồ dòng họ
Bò qua bãi tha ma người làng chết đói
Đất đùn lên máu chảy dòng dòng

Tôi hát, tôi hát bài ca về cố hương tôi
Trong những chiếc tiểu sành đang xếp bên lò gốm
Một mai đây tôi sẽ nằm trong đó
Kiếp này tôi là người
Kiếp sau phải là vật
Tôi xin ở kiếp sau là một con chó nhỏ
Để canh giữ nỗi buồn – báu vật cố hương tôi./.

1991

Thiên Kim

(Dẫn theo Dân trí)
Mong các bạn sưu tầm được bản dịch sang tiếng Nga bài thơ trên.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
Mạc Ngôn nợ Việt Nam một lời xin lỗi
 
Vậy là cuối cùng, giải Nobel Văn chương 2012 đã có chủ, đúng một giáp từ năm 2000 khi Cao Hành Kiện (mặc dù đã bị tước quốc tịch Trung Quốc nhưng ông là nhà văn Trung Quốc trăm phần trăm) được trao giải Nobel và bị người Trung Quốc phản đối, cho việc trao giải đó mang tính chính trị “như là một sự sỉ nhục và cũng là sự khinh thường đối với chúng ta” (Bắc Kinh Văn báo), “đây là một trò đùa không đúng chỗ, nó sẽ làm mất uy tín của Ủy ban Nobel dưới con mắt một bộ phận dư luận Trung Quốc” (Văn hối báo)…Thì nay, chắc là họ hoan hỷ vì Mạc Ngôn là nhà văn xuất sắc chính thống của họ.

Không phải ngẫu nhiên mà cả Mạc Ngôn và H.Murakami đều đứng đầu danh sách các nhà văn có khả năng được giải Nobel năm nay. Châu Á đang nóng vì nhiều vấn đề. Những giá trị châu Á đang được quan tâm. Và cả Mạc Ngôn lẫn Murakami đều thuộc loại nhà văn ăn khách, phổ biến, nổi tiếng, tác phẩm của họ lại còn được dựng thành phim để đến gần công chúng hơn… những tiêu chí vốn xa lạ với một giải Nobel bác học, hàn lâm, xa rời thị trường.
Điều đó cho thấy tính chính trị và tính đại chúng đang dần dần thống lĩnh hoàn cầu.Chiếm lĩnh cả một giải thưởng văn chương danh giá. Nhiều người sẽ bảo: Nobel là cái quái gì chứ? Nhưng rõ ràng, con người ta phải tin vào một cái gì đó, phải có một chuẩn thức, và giải Nobel, vốn do một ủy ban uyên bác, công bằng, không thuộc một nước lớn mà là của một quốc gia trung lập, vẫn là đỉnh điểm cao quý của nghề văn.

Tôi dõi theo Mạc Ngôn và Murakami từ khi sách họ mới vào Việt Nam. Tôi có và đọc gần hết tác phẩm của họ. Cả hai nhà văn này tôi đều thích, thích ngay từ dòng đầu tiên. Điều này cũng hơi lạ, vì tôi vốn dị ứng với lối viết hơi dung tục (như của Mạc Ngôn) và rề rà (như kiểu Murakami). Tôi vẫn thích đọc cái kiểu trong sáng, giản dị, nhẹ nhàng ảnh hưởng của văn học Pháp và Nga.Nhưng không hiểu sao, cả Mạc Ngôn và Murakami tôi đều đọc được. Đọc một mạch đến hết. Có một vài vị thầy của tôi đã nhận xét là cố đọc hai tác giả này chỉ đến 30 trang là bỏ, không tiếp tục được. Đó cũng là một nhận xét của phía độc giả không yêu thích Mạc Ngôn và Murakami vốn không phải là hiếm trong giới học thuật.
Công bằng mà nói, vài năm gần đây, Mạc Ngôn viết xuống tay hẳn. Ba tác phẩm tôi cho là xuất sắc nhất của ông, thường khuyên sinh viên tìm đọc, làm luận văn… là Cao lương đỏ, Phong nhũ phì đồn (Báu vật của đời) và Đàn hương hình. Còn lại, đều chỉ thuộc loại tầm tầm.Tứ thập nhất pháo quá bề bộn. Thập tam bộ, Ếch, Tửu quốc… nhiều motif lặp lại và dài dòng. Rừng xanh lá đỏ và Cây tỏi nổi giận còn thua Nguyễn Ngọc Tư về mức độ da diết và khắc khoải. Chiến hữu trùng phùng thì khỏi nói, quá tệ cả về phong cách lẫn tư tưởng…
Murakami cũng vậy, càng ngày càng trở nên mang tính “thị trường”. Rừng Na Uy, Biên niên ký chim vặn dây cót và Kafka bên bờ biển theo tôi cũng là ba tác phẩm lớn của ông. Xứ sở diệu kỳ và nơi chốn tận cùng thế giới, tuy mượn kết cấu “phản trinh thám” nhưng không thành công lắm. Người tình Sputnik và Phía Nam biên giới, Phía Tây mặt trời chưa đủ sức mạnh về tư tưởng, mang hơi hướm văn học diễm tình quá. Tôi cũng từng phản biện luận văn về Murakami, và tôi cho rằng, trường hợp của Murakami nên được xem xét dưới góc độ thành công của văn học đại chúng hơn là văn học cổ điển, bác học. Vì lẽ tác phẩm của ông như có sẵn công thức để hấp dẫn mọi giới, cảm giác như mình được bao bọc trong một cái lưới êm ái, không dứt ra được mặc dù biết là mình đang bị vào tròng.
Nhưng nói như vậy không phải là chê bai họ. Tôi vốn là người hâm mộ họ. Và đọc họ, vừa với niềm yêu thích, vừa với con mắt của nhà phê bình.
Về Murakami, nhiều người nhận xét là đã chạm vào những vi tế nhỏ nhất của cảm xúc. Ông diễn tả tài hoa tâm trạng của Người: về nỗi thống khổ của một con người sống trong thời đại thừa mứa về vật chất nhưng cô độc và lang thang. Về những tình yêu dằn vặt. Về cái đẹp mong manh vô thường vốn là cảm hứng của các nhà văn Nhật Bổn từ cổ chí kim. Về cái chết tự chọn vốn là đặc trưng của phong cách sống Nhật. Nghĩa là, ông viết về nước Nhật, về người Nhật trong một xã hội quá gần nhau nên ta thấy bóng dáng của mình trong đó. Người đọc các nước đã thổn thức với sách ông, than vãn rằng sao ông tài tình nói thay cảm xúc của họ. Văn ông tài hoa nhưng bình dị. Và điều đó khiến ông nổi tiếng, khiến ông “public” (phổ biến). Và nó là lực cản khiến ông không đến được với giải Nobel, vốn không chuộng tính phổ thông, vốn trao giải vì nhiều lý do khác bên cạnh lý do văn chương (ví dụ như lý do tuổi tác, Murakami còn khá trẻ so với các nhà văn được giải từ xưa đến nay; lý do regional – vùng miền: thông thường, giải Nobel xoay vòng từ Âu, Mỹ, Phi, rồi đến Á; lý do chính trị: năm nào có điểm nóng về cái gì đó, nơi nào đó thì giải Nobel tập trung vào đó)…
Còn Mạc Ngôn, có lẽ là nhà văn Trung Quốc được dịch, được đọc và được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới trong thế kỷ 20, chỉ sau Lỗ Tấn. Giữa Mạc Ngôn và Lỗ Tấn thực ra có nhiều điểm tương đồng tôi sẽ nói sau. Điều đó cho thấy cũng giống như Murakami, ông là người quân bình, đi chênh vênh giữa hai thế văn chương bình dân và văn chương bác học. Văn ông thì dân dã, bỗ bã, thậm chí có lúc suồng sã, dung tục. Nhưng nó kết hợp những huyền thoại, dân gian Trung Quốc, và tô đậm đời sống Trung Quốc. Nghĩa là, người Trung Quốc có thể tự hào vì có một nhà văn mang bản sắc nước họ đi “đấm xứ người”. Mạc Ngôn từng nhiều lần được mời đi nói chuyện, đọc sách, giới thiệu sách ở những trường đại học lớn trên thế giới. Ông được giảng dạy trong hầu hết các chuyên đề về văn học Trung Quốc đương đại hoặc văn học châu Á đương đại ở đại học các nước. Nhưng người Trung Quốc hiện lên trong tác phẩm của ông thật đáng thương. Tôi không hiểu nhà nước chính thống ở Trung Quốc tự hào về ông, một nhà văn quân đội ở điểm nào, chứ còn, cái làm cho Mạc Ngôn vĩ đại, và gần với Lỗ Tấn, là ở việc khắc họa được thân phận của người Trung Quốc, tao loạn, tan tác vì lịch sử và biến cố, số phận của họ bị vùi dập, bị quăng quật còn hơn cả con muỗi. Con muỗi còn có vũ khí, còn họ, họ hoàn toàn bị động và chìm khuất trong những va đập của lịch sử, của chính trị. Tuy vậy, như bản chất của người Trung Quốc, họ chịu đựng, và quật cường. Người ta thích đọc Mạc Ngôn vì lẽ đó. Nếu như Murakami chú trọng đến tế vi cảm xúc thì Mạc Ngôn đem đến những giằng xé dữ dội của kiếp người. Không ai khổ như nhân vật của Mạc Ngôn, mà cũng không ai dai dẳng, bền bỉ sức sống như nhân vật của Mạc Ngôn. Đó là phong cách Trung Quốc. Người Trung Quốc vốn lạc quan chứ không bi quan như người Nhật. Người Trung Quốc không hay tìm đến cái chết như người Nhật. Người Trung Quốc gắng gỏi sống, ráng mà sống. “Phải sống”[1]. Như cuộc sống nó vốn là.
Điểm Mạc Ngôn gần Lỗ Tấn, còn là sự dũng cảm. Để viết, và in, và nổi tiếng mà vẫn giữ được cái cốt lõi muốn nói trong tác phẩm của mình ở một đất nước còn chế độ kiểm duyệt xuất bản, thật không dễ. Đọc Phong nhũ phì đồn, Cây tỏi nổi giận, Rừng xanh lá đỏ, Thập tam bộ… thấy ông khá mạnh tay phê phán. Thành ra, dù là một nhà văn quân đội chính thống, cơ hồ Mạc Ngôn không hề ca ngợi chế độ, không trở thành “bồi bút” mà đã nói lên được điều cốt lõi nhất: số phận Trung Quốc tao tác qua những biến thiên lịch sử, thời đại. Điểm này Murakami sướng hơn Mạc Ngôn. Tôi hay tưởng tượng, Murakami vừa thảnh thơi, vừa đi bộ, vừa viết, như một niềm yêu thích, như một thú vui tao nhã. Còn Mạc Ngôn, vừa viết, vừa canh chừng trước sau rình rập, giống như nghệ sĩ xiếc đi trên dây, căng thẳng, hồi hộp, một là đến bờ vinh quang, hai là tan xác…
Về sự dũng cảm này, khi đưa Mạc Ngôn và Murakami lên bàn cân giải Nobel, tôi nghĩ, chọn Mạc Ngôn là đúng.
Nhưng một nhà văn lớn của thời đại, một nhà văn xứng tầm Nobel, danh giá nhất hành tinh, theo tôi, phải là một nhà văn nhân loại. Nghĩa là, nhà văn đó phải thực sự vượt qua ranh giới quốc gia không chỉ theo nghĩa hẹp là sách được xuất bản khắp nơi, mà còn là theo nghĩa rộng: vượt qua những hiềm khích dân tộc, vượt qua sự hẹp hòi của “dân tộc chủ nghĩa”, nhất là ở một đất nước như Trung Quốc, dân tộc tính, chủ nghĩa đại Hán vốn là thâm căn cố đế. Thì Mạc Ngôn, chưa đạt đến mức nhân loại. Với Chiến hữu trùng phùng (Ma chiến hữu), viết về cuộc chiến tranh Trung – Việt năm 1979 mà Mạc Ngôn gọi là “cuộc chiến vệ quốc”, tuy bằng giọng văn ôn hòa, không đến nỗi hiếu chiến, nhưng rõ ràng Mạc Ngôn vẫn đứng trên lập trường nước mạnh, nước lớn “cả vú lấp miệng em”. Nếu muốn xứng tầm là một nhà văn Nobel, rõ ràng, Mạc Ngôn nợ Việt Nam một lời xin lỗi.

Trần Lê Hoa Tranh

Thứ bảy, 13 Tháng 10 2012 10:09
Nguồn: http://vanhoanghean.vn/nh...-nam-mot-loi-xin-loi.html
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
Xin đừng ú ớ, sàm nâng...!
  
VHNA: Không thể phủ nhận tài năng và thành tựu văn chương của Mạc Ngôn nhưng dẫu sao vẫn có thể có những cách nhìn khác, có thể là thiên kiến, có thể là cực đoan song không vô cớ chút nào. Muốn hay không, Ma chiến hữu và tư tưởng của Mạc Ngôn trong đó đã xúc phạm đến lòng tự trọng của người Việt chúng ta. Ý  kiến của Hà Văn Thịnh là một ý kiến có nhiều cảm xúc và chúng tôi thấy có thể đưa ra để mọi người có thể trao đổi ở Diễn đàn này.

Tin Mạc Ngôn vừa được nhận giải Nobel văn học vừa được loan báo có mấy tiếng đồng hồ, tôi đã thấy một số báo đưa tin (lúc này là 02:20 AM, 12.10.2012) và, thậm chí, viết bài để ca ngợi(!)? Đưa tin thì nên bởi chẳng ai cấm, nhất là cái “niềm tự hào” vì là châu Á; nhưng ca ngợi thì xin can, ngàn lần can, nếu các vị (đã viết, đã đăng hoặc sẽ viết, sẽ đăng).

Trước hết, với cách dùng từ vô cảm và... dốt nát khi ca ngợi Ma chiến hữu là “một tác phẩm nổi bật” thì quả là không tài nào hiểu nổi. Cách đây 3 năm tôi đã viết hai bài liền phê phán nhà xuất bản và người dịch tác phẩm đó là TS Trần Trung Hỷ (hiện đang là Phó Ban – ngang cấp phó hiệu trưởng ở ĐHH?) vì cái TỘI dịch, in một tác phẩm chửi người Việt là loại chó mèo, là tàn ác, là xâm lược Trung Quốc, là ăn cháo đái bát (đăng ở Văn hóa Nghệ An). Chuyện quan chức thì vì... cái gì tôi không rõ nên thích thì cứ bổ nhiệm; nhưng chuyện dịch, in một tác phẩm nhục mạ cả dân tộc, chà đạp lên sinh mạng hàng vạn con người (cả quân và dân) đã hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc là điều không thể chấp nhận được. Lẽ ra, phải có lệnh thu hồi ngay tác phẩm đó, trừng phạt nghiêm khắc những ai đã tiếp tay cho giặc (dù vô tình hay cố ý). Thế nhưng, thời thế đảo điên. Trước đã có tờ báo ca ngợi tướng Hứa Thế Hữu (kẻ chỉ huy quân xâm lược VN), đến tận bây giờ lại còn viết bài ca ngợi thì quả là “bụt trên chùa cũng phải tu ư”.

Tại sao khi báo chí đưa tin có nói chuyện một số tác phẩm của Mạc Ngôn đã bị cấm lưu hành ở TQ nhưng lại không hề có lời nào nói về Ma chiến hữu?  Muốn bào chữa cách nào đi nữa thì trong bài viết về Mạc Ngôn phải kể cho hết, cho đủ những tư tưởng, nghệ thuật (thi pháp) của Mạc Ngôn, trong đó có cả chuyện coi dân Việt Nam là đáng dạy cho một bài học (nguyên văn trong Ma chiến hữu). Lời lẽ đó có giống với giọng điệu mới đây của Hoàn Cầu khi khẳng định VN là địch hay không?

Xin các vị nếu không quan tâm đến lòng dân, vận nước đi nữa; không còn muốn chống lại giặc ngoại xâm đi nữa thì hãy lặng yên! Đừng có ú ớ khen bậy, khen sàm mà làm cho hàng triệu trái tim người đớn đau. Hãy để cho cái tình cảm tự nhiên của quý vị đối với bá quyền bành trướng hóa thành xi măng trong cái góc tối tăm nào đó vẫn được gọi là cái đầu. Rất cảm ơn!


Thứ sáu, 12 Tháng 10 2012 03:02  
Hà Văn Thịnh
Nguồn: http://vanhoanghean.vn/nh...in-dung-u-o-sam-nang.html
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

...Xin các vị nếu không quan tâm đến lòng dân, vận nước đi nữa; không còn muốn chống lại giặc ngoại xâm đi nữa thì hãy lặng yên! ...

...

Ông Thịnh ơi ! Đã theo, đã thần phục thì phải khen chứ. Không kịp khen lại sợ thiệt... Cái gì cũng có cái lý của nó cả.

TTT
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thơ Nhà Giáo

Vừa qua, ngày 20/9/2012 Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Thơ nhà giáo và Thư viện Hà Nội đă tổ chức buổi giới thiệu và cảm nhận thơ Bùi Minh Trí. Các lời giới thiệu, lời b́ình và cảm nhận đă được tập hợp, in trong quyển TRI ÂM-Giới thiệu và cảm nhận thơ BÙI MINH TRÍ. Sau đây
là lời giới thiệu quyển sách này của nhà giáo Trần Thân Mộc, chủ  nhiệm Câu lạc bộ Thơ Nhà giáo.


                     LỜI GIỚI THIỆU

  Buổi giới thiệu và cảm nhận 4 tập thơ của Nhà giáo ưu tú, PGS.TS Bùi Minh Trí đã thành công tốt đẹp, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho các đại biểu, các bạn thơ và bạn đọc của Thư viện Hà Nội. Đã có gần 40 tác giả có bài cảm nhận gửi đến Ban tổ chức. Tuy chỉ hơn một nửa số đó được trình bày tại buổi giới thiệu nhưng cũng đã thể hiện được ý kiến chung của các bạn thơ đối với 4 tập thơ của nhà giáo Bùi Minh Trí.
Bài giới thiệu chung của TS Cao Ngọc Châu với giọng ngâm thơ truyền cảm của Thanh An đã giúp người dự tiếp cận với tứ thơ phong phú và lời thơ chân thực, uyển chuyển của Bùi Minh Trí. Các bài cảm nhận rất đa dạng: từ cảm nhận chung 4 tập thơ với 3 chủ đề nổi bật (tình yêu quê hương, tình yêu đôi lứa, băn khoăn suy nghĩ về lẽ đời) của nhà giáo Phan Hoàng Mạnh đến cảm nhận về một bài thơ cụ thể như "Nhớ quê" của Nguyễn Thị Mỹ Dung, "Đêm tha hương" của Thang Ngọc Pho…, từ cảm nhận về dung lượng, đề tài, hình thức nghệ thuật, chất lượng thơ, chất triết lý của tập thơ Gió Thông Xanh của PGS.TS Đỗ Thanh đến lời bình một bài thơ cụ thể "Chiếc cặp da" của Nguyễn Duy Quang… từ cảm đề bằng thơ như bài "Dáng thông" của Đặng Thị Phúc đến cảm nghĩ về tác giả như bài "Nhà giáo yêu thơ" của Lương Gia Ban. Chính tính đa dạng của các bài cảm nhận đã tạo sự cuốn hút người dự từ phút đầu đến phút cuối của buổi sinh hoạt thơ của CLB Thơ Nhà giáo chúng ta. Đặc biệt, 30 phút văn nghệ chào mừng ban đầu của ban văn nghệ CLB Thơ Nhà giáo và ca khúc chuyển thể bài thơ "Trở lại Kỳ Cùng" của Nguyễn Kim Thiết do phu nhân tác giả trình bày (vì tác giả bận quay phim) đã làm cho buổi sinh hoạt CLB thêm phần vui trẻ dù cho trong số 120 ngưòi dự, nhiều người đã quá tuổi "cổ lai hy".
  Ban chủ nhiệm CLB Thơ Nhà giáo và tác giả chân thành cảm ơn những nhận xét của nhà thơ Bùi Việt Mỹ, Tổng biên tập báo Người Hà Nội, đại diện LHVHNT và Hội Nhà Vàn Hà Nội về giá trị tác phẩm của Bùi Minh Trí và triển vọng thơ anh.
      Kết quả quan trọng nhất của việc giới thiệu, cảm nhận thơ ngày 20/9/2012 là đã tạo ra được sự đồng cảm giữa đông đảo hội viên với nhà giáo Bùi Minh Trí, phó chủ nhiệm thường trực CLB Thơ Nhà giáo, anh chị em càng thêm hiểu và yêu quý một nhà giáo say thơ, thấy rõ anh đã vận dụng được thế mạnh của bộ môn tối ưu trong toán học vào việc sáng tác thơ. Và anh Bùi Minh Trí đã tiếp nhận được tình cảm đặc biệt của các thi hữu đối với mình càng thêm hiểu rõ và yêu quý các bạn mình. "Duyên thơ hạnh ngộ vui ngâm vịnh/ Cảm tạ ân tình biếc gió thông". Câu kết đó của bài Tri ân mà anh đọc cuối buổi sinh hoạt thơ đã nói lên đựoc tấm lòng anh và gia đình anh đối với các bạn thơ và bạn đọc đã trân trọng thơ anh.Buổi sinh hoạt thơ đã khép lại đồng thời mở ra một chặng đường mới cho việc nâng cao chất lượng thơ của CLB và một triển vọng mới cho sự nghiệp sáng tác văn học của nhà toán học mà chúng ta quí trọng và yêu mến.Tập kỷ yếu TRI ÂM này ra đời nhằm giúp chúng ta vững bước hơn trên chặng đường mới đó.
           
Ban chủ nhiệm CLB và tác giả Bùi Minh Trí biên tập và cho in tập sách này gửi đến các tác giả và các bạn quan tâm chính cũng để chúng ta có hướng cùng hợp tác trong hoạt động thơ thời gian tới. Xin giới thiệu với các bạn và mong tiếp nhận được sự góp ý của các bạn.
                      
                                        Chủ nhiệm CLB Thơ Nhà giáo
                                              Trần Thân Mộc


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ngoclam85

Thư Mời Tham Dự Đêm Thơ Đời Vẫn Đẹp của Ngọc Lâm

Chương trình đêm thơ do nghệ sĩ Ngọc Sang và CLB sáng tác thơ văn Cung Văn Hoá Lao Động TPHCM phối hợp tổ chức  Chào mừng ngày Khuyết Tật Quốc Tế 3/12

Ngọc Lâm xin trân trọng kính mời Quý Cô Chú, Anh Chị Em thi hữu cùng Các Bạn yêu thơ văn gần xa tới tham dự chương trình đêm thơ "Đời Vẫn Đẹp" của Ngọc Lâm - Hàn Phong Vũ.

Thời gian: Vào lúc 18h'30 chủ nhật ngày 25 tháng 11 năm 2012
Địa điểm: Tại khu hội trường B. Cung Văn Hoá Lao Động. 55B Nguyễn Thị Minh Khai. Quận 1. TPHCM

Rất mong sự hiện diện của quý vị và các bạn..
Trân trọng được đón tiếp!

Thay mặt BTC
Tác Giả Ngọc Lâm kính mời!
Thơ là sự sống tâm hồn
Là bao ý đẹp trường tồn thiên thu..
SĐT: 0989272896
Nick Yahoo: hanphongvu195
Email: hanphongvu195@gmail.com
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thơ Nhà Giáo

https://lh4.googleusercontent.com/-pmqYyS0Z3pg/UKMaeMm0PfI/AAAAAAAAABA/C4spuwf2k7w/w673-h505-p-k/IMG_0144.JPG



BCN CLB thơ Nhà Giáo VN kính mời toàn thể các hội viên CLB đến dự buổi gặp mặt
- Nội dung: tổng kết công tác năm 2012, thông báo KH công tác 2013, mừng sinh nhật các thi huynh thi hữu tuổi 75, 70
- Thời gian: 8h30’ ngày 21/12/2012
- Địa điểm:  Thư Viện Hà Nội.

                                              Hà nội ngày 28/11/2012
                                                         Ban CN CLB
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thơ Nhà Giáo

Kính thưa các thi huynh thi hữu
   Vì ngày 21/12/2012 thư viện Hà Nội phải tổ chức một chương trình khác
nên cuộc họp của CLB Thơ Nhà giáo chuyển lên sớm hơn:
 8g30 ngày 18/11/2012 (thứ ba)
Kính mong các thi huynh thi hữu thông cảm và đi dự đông đủ.

                        BCN CLB Thơ Nhà giáo

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thơ Nhà Giáo

Kính thưa các thi huynh thi hữu

Vì cuối năm Thư viện Hà Nội có nhiều chương trình nên phòng họp bận.
Do đó buổi họp toàn thể CLB Thơ Nhà giáo chuyển sang
         8g30 sáng Thứ ba 25/12/2012 (Noel)
Mong các thi huynh thi hữu thông cảm và đi họp đông đủ, đúng giờ.

                               Hà Nội ngày 16/12/2012
                           BAN CHỦ NHIỆM CLB THƠ NHÀ GIÁO

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

son2483

Với 2 Ebook You and Me 2.0 và 3.0 đã được xuất bản có được sự đón nhận và phản hồi tích cực từ phía độc giả. Vì vậy cuốn ebook: Tuyển tập thơ tình này xem như một món quà tặng tiếp theo dành cho tất cả mọi người.
Tuyển tập này gồm hơn 150 bài thơ hay nhất được tác giả chọn lọc và xuất bản.
Hy vọng mọi người nhiệt tình đón nhận!!!!

Link ebook: http://www.mediafire.com/...tap_tho_tinh_hay_nhat.pdf

Ảnh:

http://imageshack.com/a/img811/8278/bovw.jpg
http://imageshack.com/a/img585/4779/a8e7.jpg
http://imageshack.com/a/img841/9875/7wu7.jpg
http://imageshack.com/a/img59/1573/zpf1.jpg
http://imageshack.com/a/img593/7760/eb2m.jpg
http://imageshack.com/a/img841/9532/kcow.jpg
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 14 trang (132 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [10] [11] [12] [13] [14] ›Trang sau »Trang cuối