Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

quynhmn đã viết:
Ở quê biển Gò Công của Q dã tràng ngày đêm tha cát lấp kín cả bờ biển, có bao giờ quý vị nghe câu ca dao:

"Dã Tràng xe cát biển đông,
Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì"

Giai thoại "công dã tràng" ra đời từ câu chuyện kể dưới đây:

Tục truyền có chàng thợ săn tên Dã Tràng, một ngày kia nhìn thấy một cặp rắn. Khi con rắn cái lột da thì rắn đực đi tìm đồ ăn mang về chọ Nhưng khi rắn đực lột da thì rắn cái bèn bò đi tìm rắn đực khác. Dã Tràng bất bình bèn bắn chết rắn cái.
Rắn đực đi tìm vợ, gặp Dã Tràng mới hiểu ra vợ mình xấu xa Rắn đực bèn trả ơn Dã Tràng bằng một viên ngọc lạ, mỗi lần Dã Tràng ngậm viên ngọc này thì có thể nghe và hiểu được tiếng nói của loài vật.

Tin viên ngọc lạ có thể cho cho con người hiểu ngôn ngữ loài vật bay đến tai vuạ Vua cho đòi Dã Tràng tới, mượn viên ngọc của chàng và ban thưởng nhiều của cảị

Một hôm vua xuống thuyền, ngậm viên ngọc, nghe được các loại cá mực hát rất hay, Vua bật cười, viên ngọc bị rơi xuống biển.

Dã Tràng tiếc viên ngọc, ngày đem ngụp lặn tìm kiếm, kiệt sức chết đi. Dã Tràng biến thành một loài cua bể ngày đêm tha cát lấp biển để tìm lại viên ngọc đã mất.
Dã Tràng tha cát lấp bể, sóng biển lại đánh vào cho nên giai thoại "công dã tràng" ra đời từ đó

Câu ca về dã tràng thì lão có nghe nhiều rồi, lão còn có mấy bài thơ tre chuối bên VNTQ liên quan nữa. Nhưng sự tích con dã tràng thì đây là lần đầu được đọc.
Cảm ơn Quỳnh nhé!
Í... mà Quỳnh có lộn chủ đề không?
Ở đây mọi người đang bàn về "lý thuyết tiếng" đó!

Nhân tiện hỏi Quỳnh một câu "trốc bọ mi" là chi vậy? thấy người ta bảo đó là tiếng địa phương của miền Trung sao đó.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hai Lúa

Q có lão bạn thân người Hà Nội, mỗi khi Q chọc ghẹo lão hoặc những lúc lão bị Q "lừa" dĩ nhiên chữ "lừa" ở đây chỉ mang nghĩa "hiền lành" hiiii...lão hay mắng "iu" Q thế này "Xỏ lá ba que" Q gạn hỏi mãi và được lão giải thích thành ngữ "Xỏ lá ba que" thế này:

"Trong thời Pháp thuộc, có một nhóm người chuyên tổ chức những "trò chơi có thưởng". Trò chơi của họ gồm một cái que và ba chiếc lá. Mỗi lá có đính một chiếc vòng nhỏ ở cuống. Người chơi cầm cái que nhỏ xỏ vào ba vòng này. Mỗi người chỉ được xỏ một lần. Người nào xỏ vào được một lúc cả ba lá và nhấc được chúng lên thì được lĩnh thưởng. Ai xỏ trật, tức xỏ không vào lá nào hoặc chỉ vào một trong ba lá, sẽ mất toi số tiền đặt cược.

Cũng liên quan tới trò chơi này, có người kể lại cách thức chơi của chủ trò có khác chút ít.Họ thường dùng ba que nhỏ, trong đó chỉ có một que xỏ vào chiếc lá rồi chìa cho mọi người xem. Họ tuyên bố rằng nếu ai rút trúng que có chiếc lá khi chúng nắm tay lại thì người đó trúng thưởng. Ngược lại, người chơi sẽ mất số tiền đặt cược  trước. Dù chơi theo cách thức nào đi nữa, thì chủ trò vẫn có nhiều mưu mẹo, khiến cho người chơi bao giờ cũng thua cuộc. Vì thế, người ta mới gọi chủ trò là "ba que xỏ lá" với hàm ý là bịp bợm, lừa đảo... Từ cách thức chơi thứ nhất, nhiều người cho rằng hình thức ban đầu của "ba que xỏ lá" là "xỏ lá ba que".

Sở dĩ có sự thay đổi này là do việc đọc chệch cho thuận miệng, dễ đọc, dễ nhớ.

Thành ngữ "ba que xỏ lá" dần dần được mở rộng phạm vi sử dụng. Nó được dùng để chỉ tất cả những người lừa lọc, bịp bợm..."

Hiiiiiii, nhưng Q không phải là người lừa bịp đâu nha! Tại lão thích mắng Q như thế!
...Tương thuỷ liên vân thu nhạn đa...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Hoa Phong Lan đã viết:

Ngày trước, có một lần Lan đệ nói chuyện với một ông tây, ông ấy nói tiếng Việt cực sõi, mọi người cứ tưởng tượng là ông ấy không bao giờ phát âm nhầm những từ khó như "bùi", "buổi", "bưởi", "móng", "môn"...
Ông tây này làm nghề nghiên cứu về VN mà, nên ông ấy hiểu VN còn hơn cả người Việt, ông ấy biết về VN còn nhiều hơn về quê hương của ông ấy.
Ông ấy nói: "ĐCS VN không phải là một đảng chính trị, mà là một xã đảng". Lúc ấy mình chẳng hiểu tại sao là "xã đảng", mà "xã đảng" là cái thứ gì?
Đề nghị mọi người không tranh luận về chính trị nhé, chỉ phân tích về từ ngữ thôi.
Lão Lan đố cái này hay, nhưng mà khó... :)
Xã... có thể là xuất phát từ "xã hội" chăng?
Mà đó là ông ý nói, chứ người khác có ai nói thế không nhỉ?
Hì hì.. chứ không thể hiểu như hiểu "xã đội" "xã đoàn' được đâu nhỉ?

Cái này không phải là lão đố. Đã nhiều năm qua mà lão vẫn không hiểu, nên mới đem ra hỏi đó mà.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hai Lúa

Hoa Phong Lan đã viết:

Câu ca về dã tràng thì lão có nghe nhiều rồi, lão còn có mấy bài thơ tre chuối bên VNTQ liên quan nữa. Nhưng sự tích con dã tràng thì đây là lần đầu được đọc.
Cảm ơn Quỳnh nhé!
Í... mà Quỳnh có lộn chủ đề không?
Ở đây mọi người đang bàn về "lý thuyết tiếng" đó!

Nhân tiện hỏi Quỳnh một câu "trốc bọ mi" là chi vậy? thấy người ta bảo đó là tiếng địa phương của miền Trung sao đó.
Hiiii, có lộn chủ đề khg nhỉ? Q đang nói về từ ngữ địa phương í mà! Còn thành ngữ "trốc bọ mi" lần đầu tiên Q được nghe, cái này của miền Trung vậy là phải hỏi chú Minh Quang và sư tỉ Nguyệt Thu. Chú MQ và Chị NT đâu rồi nhỉ?
...Tương thuỷ liên vân thu nhạn đa...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

quynhmn đã viết:
Q có lão bạn thân người Hà Nội, mỗi khi Q chọc ghẹo lão hoặc những lúc lão bị Q "lừa" dĩ nhiên chữ "lừa" ở đây chỉ mang nghĩa "hiền lành" hiiii...lão hay mắng "iu" Q thế này "Xỏ lá ba que" Q gạn hỏi mãi và được lão giải thích thành ngữ "Xỏ lá ba que" thế này:

"Trong thời Pháp thuộc, có một nhóm người chuyên tổ chức những "trò chơi có thưởng". Trò chơi của họ gồm một cái que và ba chiếc lá. Mỗi lá có đính một chiếc vòng nhỏ ở cuống. Người chơi cầm cái que nhỏ xỏ vào ba vòng này. Mỗi người chỉ được xỏ một lần. Người nào xỏ vào được một lúc cả ba lá và nhấc được chúng lên thì được lĩnh thưởng. Ai xỏ trật, tức xỏ không vào lá nào hoặc chỉ vào một trong ba lá, sẽ mất toi số tiền đặt cược.

Cũng liên quan tới trò chơi này, có người kể lại cách thức chơi của chủ trò có khác chút ít.Họ thường dùng ba que nhỏ, trong đó chỉ có một que xỏ vào chiếc lá rồi chìa cho mọi người xem. Họ tuyên bố rằng nếu ai rút trúng que có chiếc lá khi chúng nắm tay lại thì người đó trúng thưởng. Ngược lại, người chơi sẽ mất số tiền đặt cược  trước. Dù chơi theo cách thức nào đi nữa, thì chủ trò vẫn có nhiều mưu mẹo, khiến cho người chơi bao giờ cũng thua cuộc. Vì thế, người ta mới gọi chủ trò là "ba que xỏ lá" với hàm ý là bịp bợm, lừa đảo... Từ cách thức chơi thứ nhất, nhiều người cho rằng hình thức ban đầu của "ba que xỏ lá" là "xỏ lá ba que".

Sở dĩ có sự thay đổi này là do việc đọc chệch cho thuận miệng, dễ đọc, dễ nhớ.

Thành ngữ "ba que xỏ lá" dần dần được mở rộng phạm vi xử dụng. Nó được dùng để chỉ tất cả những người lừa lọc, bịp bợm..."

Hiiiiiii, nhưng Q không phải là người lừa bịp đâu nha! Tại lão thích mắng Q như thế!

Đúng là sinh ngữ nhỉ, tên một trò chơi cũng được tính từ hoá để rồi sau này tha hồ sử dụng.
Có rất nhiều từ mình dùng và hiểu được nguồn gốc của nó, nhưng cũng rất nhiều từ mình cứ xài tự nhiên mà không cần hiểu nguồn gốc.

Chẳng hạn từ "phong lưu" ai cũng hiểu là ám chỉ loại người thế nào (giống lão Lan chẳng hạn). Thế nhưng nó xuất xứ thế nào nhỉ. Nếu tra theo Hán-Việt thì "phong" 風 là gió, nhưng cũng dùng trong các từ "gia phong" 家風; "phong nhã" 風雅... Còn "lưu" 流 là dòng chảy. Tuy nhiên cả âm "phong" và âm "lưu" còn nhiều cách viết khác, do đó còn nhiều nghĩa khác, nếu bác nào có thời gian có thể tự tra từ điển tham khảo.

Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hai Lúa

Hoa Phong Lan đã viết:
Đúng là sinh ngữ nhỉ, tên một trò chơi cũng được tính từ hoá để rồi sau này tha hồ sử dụng.
Có rất nhiều từ mình dùng và hiểu được nguồn gốc của nó, nhưng cũng rất nhiều từ mình cứ xài tự nhiên mà không cần hiểu nguồn gốc.

Chẳng hạn từ "phong lưu" ai cũng hiểu là ám chỉ loại người thế nào (giống lão Lan chẳng hạn). Thế nhưng nó xuất xứ thế nào nhỉ. Nếu tra theo Hán-Việt thì "phong" 風 là gió, nhưng cũng dùng trong các từ "gia phong" 家風; "phong nhã" 風雅... Còn "lưu" 流 là dòng chảy. Tuy nhiên cả âm "phong" và âm "lưu" còn nhiều cách viết khác, do đó còn nhiều nghĩa khác, nếu bác nào có thời gian có thể tự tra từ điển tham khảo.

[/size][/color]
Lão Lan! Lão rất phong lưu ...không cần tra từ điển, mọi người hiểu thế nào nhỉ? Riêng Q có thể gọi lão thế này "A refined-mannered person!" theo nghĩa phong lưu hiiiiiii
...Tương thuỷ liên vân thu nhạn đa...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Nối tiếp đà hứng khởi của hôm qua, phiên giao dịch sáng nay, hàn thử biểu sàn TP HCM tăng thêm 13,14 điểm, chốt ở mức 910,05 điểm.

Cụm "hàn thử biểu" nghĩa là sao?
Hồi này xem tin rất hay nhìn thấy nó, nhưng sợ bị chê ngố, mãi hôm nay mới dám hỏi.
Phải chăng dùng từ như vậy mới "sành điệu"?
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@ HPL: Có phải đệ hỏi cái cụm từ " trốc bọ mi" không vậy? Hì, sao hỏi chi mà khó rứa Lan đệ? Đệ lại cái thói quen không đặt trong ngữ cảnh, làm tỉ cũng không dám chắc! :D. Có thể là như thế này, đây là một phương ngữ của miền Trung, không phải Huế mà là Quảng Bình chăng? Theo chị biết, người dân vùng nông thôn của Quảng Bình trước đây thường vẫn gọi bố ( hoặc tôn xưng người đàn ông lớn tuổi) là " bọ". Từ " trốc" mà Lan đệ dẫn trong cụm từ trên không chính xác, mà lẽ ra là "trôôt"! Tiếng địa phương của người Huế cũng có tiếng này, mang nghĩa là " cái đầu", còn " mi" là đại từ danh xưng ngôi thứ hai số ít của người miền Trung, trong đó Huế, Quảng Trị, Quảng Bình rất hay dùng và vẫn thường dùng. Gộp lại trong phương ngữ ấy, có thể là câu mắng yêu của người mẹ ( hoặc ông, bà) đối với con, cháu khi con, cháu làm cái gì đó không vừa ý : ví dụ như: " Làm như cái trôôt bọ mi rứa à con!".
Hì, tỉ chỉ có thể " giải thích" chừng nớ, đệ và mọi người thông cảm nghe!:)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

@HPL: hàn thử biểu vốn là cái nhiệt kế, hàn = lạnh, thử = nóng. Họ mang vào làm từ vựng trong chứng khoán chắc là xuất phát từ việc đo nhiệt độ trong sàn giao dịch. :D
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

1. trung hiếu, trung kiên, trung thành
Xuất phát từ chữ trung 忠 trong tiếng Hán, nghĩa là giữ vững lòng không thay đổi.

2. chung thuỷ, chung tình, chung thân, chung kết
Xuất phát từ chữ chung 終 trong tiếng Hán, nghĩa là cuối cùng.
Thuỷ chung = từ đầu đến cuối không thay đổi, trước sau như một (thuỷ = đầu tiên, nguyên thuỷ).

3. trung tâm, trung gian, trung học, trung bình
4. Trung Á, Trung Đông
Xuất phát từ chữ trung 中 trong tiếng Hán, nghĩa là ở trong, ở giữa.

5. Trung cộng, Trung Quốc, Trung Hoa, Trung-Việt
Vẫn là chữ trung 中, nhưng là chỉ nước Trung Quốc.

6. chung chung, chung đụng
Chữ chung thuần Việt, mang tính tập hợp.
(Thực ra thì cái này em cũng ko rõ, có thể chữ chung này có nguồn gốc chính từ chữ chung trong mục 7)

7. chung đúc
Từ này nửa Việt nửa Hán, chung 鍾 là tụ hợp lại, còn đúc là đúc kết.

8. chung quanh
Do biến âm từ "xung quanh".
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ... ›Trang sau »Trang cuối