Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan


Ngày trước, có một lần Lan đệ nói chuyện với một ông tây, ông ấy nói tiếng Việt cực sõi, mọi người cứ tưởng tượng là ông ấy không bao giờ phát âm nhầm những từ khó như "bùi", "buổi", "bưởi", "móng", "môn"...
Ông tây này làm nghề nghiên cứu về VN mà, nên ông ấy hiểu VN còn hơn cả người Việt, ông ấy biết về VN còn nhiều hơn về quê hương của ông ấy.
Ông ấy nói: "ĐCS VN không phải là một đảng chính trị, mà là một xã đảng". Lúc ấy mình chẳng hiểu tại sao là "xã đảng", mà "xã đảng" là cái thứ gì?
Đề nghị mọi người không tranh luận về chính trị nhé, chỉ phân tích về từ ngữ thôi.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan


Rối trí với con số:
Như mọi người biết, để đọc chính tả hay viết chính tả con số 5, trong tiếng Việt có đến 3 lựa chọn: "năm"; "lăm"; và "nhăm"
Vậy mọi người cùng cho chính tả những ví dụ dưới xem sao:
- 1, 2, 3, 4, 5: một, hai, ba, bốn...
- 11, 12, 13, 14, 15: mười một, mười hai, mười ba, mười bốn,...
- 50, 51, 52, 53, 54, 55:
- 105, 115, 155:
- 5005, 5555
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan


Hôm nay thử ngồi phân tích, Lan đệ thấy tiếng Việt ngày nay có ít nhất 7 loại từ vựng:

1- Các từ thuần Việt: như "cha", "mẹ", "con", "người", "sông", "núi"...

2- Các từ gốc Hán: như "phụ", "mẫu", "nhân dân", "sơn" "thủy", "hữu", "tình"...

3- Các danh từ được tính từ hóa: như "chí" hay "chí phèo", "sở khanh", "chổm", "cuội"...

4- Những từ vay mượn đã Việt hóa: như "bia" (beer), "cao-bồi" (cowboy), "pê-đan", "ghi-đông", "cổ- phốt"...

5- Những từ vay mượn chưa Việt hóa: như "hello", "okie", "computer", "update",...

6- Những từ mới do thế hệ trẻ phát triển: như "chảnh", "sến", "chuối",...

7- Những từ mới được phát triển từ những từ cũ, do cách phát âm bẻ trẹo đi của thế hệ trẻ: như "biết roài", "cóa hay không?", "hôm nay bùn wá",...



Theo mọi người, còn có những loại từ nào khác nữa không?
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hai Lúa

Hoa Phong Lan đã viết:

Hôm nay thử ngồi phân tích, Lan đệ thấy tiếng Việt ngày nay có ít nhất 7 loại từ vựng:

1- Các từ thuần Việt: như "cha", "mẹ", "con", "người", "sông", "núi"...

......
7- Những từ mới được phát triển từ những từ cũ, do cách phát âm bẻ trẹo đi của thế hệ trẻ: như "biết roài", "cóa hay không?", "hôm nay bùn wá",...
Theo mọi người, còn có những loại từ nào khác nữa không?
Lão Lan ơi! quynhmn còn phát hiện "Từ địa phương" chưa thấy lão Lan nhắc đến, nói đến "Từ địa phương" chắc hẳn sẽ có nhiều giai thoại, nhiều câu chuyện vui của từng vùng, miền khác nhau...
Ở địa phương của Q sử dụng một số từ ngữ địa phương ngộ nghĩnh:

đi dìa: đi về
cái nừng: cái giỏ đi chợ
cái nả: cái giỏ xách tay
ông bà quại: ông bà ngoại
om, ơ: nồi nhỏ để kho thịt cá
ên: một mình
...và còn nhiều nhiều lắm...

Nhân đây Q xin kể một mẫu chuyện vui sưu tầm về từ ngữ Việt Nam của mình:

Chuyện kể về một anh sinh viên người Hungary sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt.

Cuối đợt nghiên cứu trường ĐHQG Hà Nội tổ chức một kỳ thi gọi là khảo sát trình độ của từng nghiên cứu sinh. Đề văn ra như sau:

"Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương."
Đọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái chí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:

"Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.
Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu:
+"la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.
+"la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.
"Đà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó.
"Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.|
" Thọ" : nhiều lần (lâu)

Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:
Trời nổi cơn bão lớn
Lao xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần
...Tương thuỷ liên vân thu nhạn đa...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

quynhmn đã viết:

"Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương."
Đọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái chí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:

"Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.
Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu:
+"la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.
+"la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.
"Đà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó.
"Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.|
" Thọ" : nhiều lần (lâu)

Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:
Trời nổi cơn bão lớn
Lao xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần


Hì... đúng là cười chảy nước mắt, lại còn dịch thơ thành thơ nữa chứ!
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Linh

Cái này chắc là giai thoại thôi. Nhưng... ko hiểu sao anh SV này lại phải là người Hung nhỉ? ;)

quynhmn đã viết:
Nhân đây Q xin kể một mẫu chuyện vui sưu tầm về từ ngữ Việt Nam của mình:

Chuyện kể về một anh sinh viên người Hungary sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

À hay đấy, Quỳnh ạ, chị cũng rất thích.. từ lâu đã muốn mở topic sưu tầm từ địa phương các vùng miền... Còn từ nào nữa hoặc đoạn hội thoại nào hay hay nữa, đưa lên đi em.. Hồi trước, chị NT viết về tiếng Huế, hay kinh khủng luôn...
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Đúng là nhiều vấn đề quá nhỉ :-)
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hai Lúa

Ở quê biển Gò Công của Q dã tràng ngày đêm tha cát lấp kín cả bờ biển, có bao giờ quý vị nghe câu ca dao:

"Dã Tràng xe cát biển đông,
Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì"

Giai thoại "công dã tràng" ra đời từ câu chuyện kể dưới đây:

Tục truyền có chàng thợ săn tên Dã Tràng, một ngày kia nhìn thấy một cặp rắn. Khi con rắn cái lột da thì rắn đực đi tìm đồ ăn mang về chọ Nhưng khi rắn đực lột da thì rắn cái bèn bò đi tìm rắn đực khác. Dã Tràng bất bình bèn bắn chết rắn cái.
Rắn đực đi tìm vợ, gặp Dã Tràng mới hiểu ra vợ mình xấu xa Rắn đực bèn trả ơn Dã Tràng bằng một viên ngọc lạ, mỗi lần Dã Tràng ngậm viên ngọc này thì có thể nghe và hiểu được tiếng nói của loài vật.

Tin viên ngọc lạ có thể cho cho con người hiểu ngôn ngữ loài vật bay đến tai vuạ Vua cho đòi Dã Tràng tới, mượn viên ngọc của chàng và ban thưởng nhiều của cảị

Một hôm vua xuống thuyền, ngậm viên ngọc, nghe được các loại cá mực hát rất hay, Vua bật cười, viên ngọc bị rơi xuống biển.

Dã Tràng tiếc viên ngọc, ngày đem ngụp lặn tìm kiếm, kiệt sức chết đi. Dã Tràng biến thành một loài cua bể ngày đêm tha cát lấp biển để tìm lại viên ngọc đã mất.
Dã Tràng tha cát lấp bể, sóng biển lại đánh vào cho nên giai thoại "công dã tràng" ra đời từ đó
...Tương thuỷ liên vân thu nhạn đa...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Hoa Phong Lan đã viết:

Ngày trước, có một lần Lan đệ nói chuyện với một ông tây, ông ấy nói tiếng Việt cực sõi, mọi người cứ tưởng tượng là ông ấy không bao giờ phát âm nhầm những từ khó như "bùi", "buổi", "bưởi", "móng", "môn"...
Ông tây này làm nghề nghiên cứu về VN mà, nên ông ấy hiểu VN còn hơn cả người Việt, ông ấy biết về VN còn nhiều hơn về quê hương của ông ấy.
Ông ấy nói: "ĐCS VN không phải là một đảng chính trị, mà là một xã đảng". Lúc ấy mình chẳng hiểu tại sao là "xã đảng", mà "xã đảng" là cái thứ gì?
Đề nghị mọi người không tranh luận về chính trị nhé, chỉ phân tích về từ ngữ thôi.
Lão Lan đố cái này hay, nhưng mà khó... :)
Xã... có thể là xuất phát từ "xã hội" chăng?
Mà đó là ông ý nói, chứ người khác có ai nói thế không nhỉ?
Hì hì.. chứ không thể hiểu như hiểu "xã đội" "xã đoàn' được đâu nhỉ?
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối