Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Cammy đã viết:
@ Chị HXT: em còn thấy người ta dùng từ "qua" làm ngôi thứ hai chị ạ! Có phải không ạ? Hay là em nhầm?
@ BHH: Giảm tới mức tối thiểu thì là được rồi, Nhưng em không hiểu "giảm tối đa" á? Chỉ không thể viết là giảm tới mức tối đa thôi chứ em. CÒn Giảm tối đa, thì vẫn được, thực ra "giảm tối đa" là giảm nhiều nhất. Khi giảm nhiều nhất rồi thì nó sẽ đến mức tối thiểu chứ nhỉ? :P <--- Thiển ý của chị!

Còn theo chị, lãng mạn mới đúng chứ nhỉ? Chỉ có lãng mạng thì mới sai chứ! Còn lãn mạn thì chị chưa nghe qua bao giờ. Khi thấy em nhắc đến, chị lại nghĩ đến cái kiểu bỏ chữ "g" đằng sau của các em 9x. Thật!
Ừ, cái từ "lãng mạn" là do mọi người hay viết sai chính tả.. chứ có gì đâu mà nhầm được nhỉ?
Còn "qua" thì em nói vậy qua cũng chịu em luôn đó! ;))
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Từ "qua" không dùng ở ngôi thứ hai. Em cho ví dụ nhé:

Một ông tên là Hai Lúa đi vô bệnh viện. Ông bác sĩ hỏi:
-Bác ơi, bác tên gì?
-Qua tên là Lúa, thứ hai nên người ta kêu là Hai Lúa.
-Bác bị bệnh gì?
-Qua bị bịnh xyz...

Đó. Từ "qua" được dùng như vậy.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

PHụng Vũ cửu Thiên: Em không giả lời câu đố của chị à? ;)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Em bó tay bó chân câu hỏi của chị
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Cái này em chỉ nhớ láng máng là do chuyện phạm huý ngày trước ở Đàng Trong. Ngồi google lại thì thấy một bài trả lời như thế này:
Trích từ: http://diendan.edu.net.vn/forums/thread/41647.aspx
Theo tôi nghe kể là do hoàng tử Cảnh, con vua Gia Long (Nguyễn Ánh) là con cả, được phong hoàng thái tử để nối ngôi, còn được gọi là hoàng tử Cả. Cho nên dân sợ phạm huý không dám dùng từ Cả, mà chỉ đặt từ thứ Hai trở đi. Hoàng tử Cảnh được đưa đi Tây học từ hồi 4 tuổi, sau về nước theo Nguyễn Ánh đi đánh trận và tập tành chính sự. Nhưng sau ông bị bệnh chết sớm, trước khi Nguyễn Ánh lên ngôi.
Trích 2 ý kiến nữa, cũng từ trang đó:
Theo tôi được nghe các vị cao niên nói, khi nhà Trần (hoặc Lý) mở mang bờ cõi, tất cả các hộ dân ở phía bắc đều phải cử người (thanh niên trai tráng) vào vùng đất mới. Chỉ có con Cả được ở lại chăm sóc cha mẹ, trong coi mồ mả tổ tiên. Vì vậy khi những người ở vùng đất mới sinh con, chỉ đặt tên thứ từ thứ Hai trở đi, để nhớ đến bác Cả ở nhà. Như vậy Bắc Nam đều cùng nguồn gốc cả đấy chứ.
Gửi mọi người quan điểm của nhà sử học Dương Trung Quốc về cách gọi anh Cả, anh Hai giữa 2 miền Nam Bắc:

... Rồi trên dặm trường ấy biết bao nhiêu lời gửi gắm của người xưa cho muôn đời qua những truyền thuyết hay trong sử sách. Từ câu chuyện đứa bé vươn mình thành Ông Thánh đánh giặc giữ nước, từ Mai An Tiêm tự lực khai phá xây đắp hạnh phúc cho đời, đến tập quán của những người đi mở cõi phương Nam để chức trưởng cho người ở nhà giữ đất Tổ, chỉ nhận làm anh Hai trấn giữ miền khai phá... Ngay đến cuộc phân tranh dài nhất trong lịch sử thì cả hai chúa Đàng Ngoài và Đàng Trong rồi đến cả người anh hùng áo vải Tây Sơn cũng đều giương cờ “phù Lê” để giữ trọn cơ đồ của tổ tiên...
source: http://www.tuoitre.com.vn...eID=76608&ChannelID=3

Ngoài ra cũng có quan điểm khác cho rằng vì Nguyễn Hoàng (vị chúa Nguyễn đầu triều) là con thứ của Quốc công Nguyễn Kim nên sau này triều Nguyễn kiêng không dùng từ Cả mà chỉ dùng từ Hai (anh Hai, chị Hai) để chỉ người con đầu trong gia đình.

Giữa 2 quan điểm trên, chắc chỉ có thể tìm chứng cứ từ các nguồn văn liệu cổ trong Nam ở những khoảng thời điểm trước, trong và sau triều Nguyễn để đối chiếu về phong tục gọi tên con này.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Cái thuyết tránh chữ Cả - như là kiêng huý của Hoàng Tử Cả thì nghe hơi lạ, vì rõ ràng chuyện phạm huý thường dùng để nói đến huý tên, chứ lại còn huý cả thứ bậc thì cũng buồn cười nhỉ?

Mình lại nghe "phong thanh" (tức là đọc ở đâu đó chẳng nhớ nữa - khốn khổ cho cái trí nhớ tồi tệ của mình!) rằng có câu chuyện về những người đi khai khẩn đất đai phương Nam, cách đây đã hơn 200 năm... Những người nông dân thời đó phải đối mặt với nhiều khó khăn để có thể tạo dựng cơ ngơi trên miền đất hoang vu sông nước ấy. Trong đó, có nạn thú dữ: hùm beo, cá sấu... Có một gia đình hình như cũng thuộc loại có uy tín ở vùng ấy, có 5 người con trai. Người con Cả bị cọp bắt mất xác. Những ngwoif con còn lại sau này hò nhau đã trả thù được cho anh Cả. Nhưng sự việc người anh Cả bị cọp bắt đẫ gây chấn động đến tâm lý nhiều gia đình khác, khiến họ sợ nên đã kiêng không gọi những đứa con đầu lòng của mình là Cả, mà bắt đầu bằng Hai...

Chuyện này nghe cũng hay, phải không?
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Ở trên nói Cả là tên gọi khác của hoàng tử Cảnh mà, cũng là tên riêng hay sao ấy chứ.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Hì... cái này em cũng nhớ là đọc ở đâu đó, có liên quan đến việc phạm huý đó chị HXT à! Nhưng em không rõ nó là huý của ai thôi. Ví dụ như Phan Chu Trinh ở trong đó cũng đọc chệch thành Phan Châu Trinh đó ạ! Cái trí nhớ của em nó còn tệ hơn cả của chị cơ ạ! Thứ nhất là đọc ở đâu mà không nhớ, thứ hai là đọc rồi mà cứ lơ mơ chả hiểu có đúng không! Tệ thật!
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Điệp luyến hoa đã viết:
...
2 từ của bác HPL, "lữ lưu" thì em cũng chưa nghe thấy bao giờ, mong bác giải đáp, còn "nữ lưu" thì là con gái, phụ nữ,...
Phụng vũ cửu thiên đã viết:
Em không biết và cuốn từ điển của Bộ-giáo-dục-đào-tạo ở nhà em cũng không biết nghĩa của từ "lữ lưu". Nhưng nữ lưu thì có nghĩa là phái nữ, giới nữ.

Từ "lữ" có hai nghĩa. Một là đi ra ngoài, đi xa nhà mình. Hai là đồng bọn. Nhưng em cũng không biết lữ lưu là cái quái gì. Chẳng lẽ là chỉ những người chuyên đi du lịch?
...

Từ "nữ lưu" thì đúng như giải thích của Điệp, có lẽ mọi người ai cũng hiểu.
Từ "lữ lưu" 旅流: cũng như mọi người, tớ mới thấy lần đầu tiên cách đây ít ngày, vì không biết phải giải nghĩa thế nào nên mới đem vô hỏi.
Từ (chữ) "lữ" 旅 trong từ "lữ hành" 旅行; từ (chữ) "lưu" 流 có nghĩa là dòng chảy, như trong "giao lưu" 交流 hay "đạo lưu" 道流 hay "lưu thuỷ"  流水.
Từ đó, có thể giải thích từ "lữ lưu" theo cách của PVCT, hoặc có thể giải thích là "trào lưu du lịch" chăng?
---------------------------------------

À... mục này chúng ta đang bàn về lý thuyết tiếng, tuy nhiên tớ thấy có một vài chỗ hình như mọi người chưa đúng lắm trong cách sử dụng "đơn vị ngôn ngữ":
Theo lý thuyết tiếng Việt "chữ" và "từ" là khác nhau:
- Chữ: chỉ là các chữ trong bảng chữ cái: như A, Ă, Â, B, C...
- Tiếng: phát âm của một chữ, hoặc các chữ ghép lại thành 1 tiếng: như "bon", "con", "lon"...
- Từ: các từ có nghĩa, từ có thể đơn âm hoặc đa âm: như "con", "bon bon", "lon ton"...
- Cụm từ: như "vịt con lon ton"
- Câu: có đầy đủ chủ ngữ vị ngữ: như "em CAM chạy lon ton như con vịt con... hì..."

Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Từ này tớ thấy trong TV cũng có người dùng nhầm:

"vô hình trung"

Rất nhiều người viết là "vô hình chung", ngay cả báo chí cũng vậy. Chú Điệp, mời chú :)
Hoa Phong Lan đã viết:


Mọi người vẫn thường dùng từ: "TRUNG THÀNH"; "TRUNG HIẾU"; "CHUNG THUỶ"; "THUỶ CHUNG"
Mọi người có thấy từ "CHUNG" và "TRUNG" trong các từ trên có chính tả khác nhau đúng không?
Vì chính tả khác nhau nên ý nghĩa nhất định khác nhau, mặc dù ta có cảm giác "TRUNG THÀNH" và "CHUNG THUỶ" có ý nghĩa tương đương.
Vậy ai có thể cho biết sự khác nhau ở đây là thế nào không?



Câu hỏi của HXT có liên quan đến câu hỏi của tớ post trong phong 9X, mà chưa có câu trả lời, nên tớ đem post lại vào đây.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối