Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [37] [38] [39] [40] [41] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Theo mình "ngóng" chắc chắn là trông đợi. Trong cái trông đợi đó có nôn nóng hay không cũng còn tuỳ. Còn "nhóng" thì nghe hơi lạ tai. Có thể là phương ngữ. Có thể có ông nào đó sướng lên thì phịa ra thành...cá nhân ...ngữ.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

          Phong ba bão táp có bằng ngữ pháp VN?

1. Học sinh và giáo viên dạy văn có câu châm biếm truyền miệng “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp VN”.

Phần đúng của câu trên phản ánh một thực tế: sách giáo khoa  (SGK) tiếng Việt trường phổ thông đã cung cấp cho học sinh quá nhiều kiến thức tiếng Việt không cần thiết. Ðiều này xuất phát từ quan niệm đã là SGK cần giải thích được tất cả những hiện tượng ngữ pháp tiếng Việt.
Hệ quả là các nhà viết SGK luôn tìm cách đưa vào sách một loạt khái niệm nhằm giải thích được càng nhiều càng tốt những hiện tượng tiếng Việt. Mà những hiện tượng trên bề mặt ngôn từ lại vô cùng phong phú và phức tạp. Thế là sinh rối, sinh ra những “phong ba bão táp” trong hệ thống khái niệm ngữ pháp...

Ðiều này dẫn tới một toan tính khác: có người cho rằng ngữ pháp lâu nay chúng ta dạy trong nhà trường (được gọi là ngữ pháp chủ vị - một câu có hai phần chủ ngữvị ngữ) là thứ ngữ pháp không thích hợp, cần được thay bằng ngữ pháp chức năng, còn gọi là ngữ pháp đề thuyết - một câu có hai phần đề ngữthuyết ngữ.

2. Thật ra thời trước những người viết SGK chưa có nhiều kiến thức ngôn ngữ học “uyên bác” như các tác giả SGK thời nay, và nhà trường vẫn dạy thứ ngữ pháp chủ vị và chỉ là những kiến thức tiếng Việt tối thiểu. Ấy thế nhưng chỉ cần học xong trung học, thậm chí tiểu học, đa số đều viết đúng. Như vậy không phải cứ học nhiều lý thuyết ngữ pháp là viết đúng, viết tốt.

3. Một nông dân mù chữ nhưng vẫn hiểu và dùng thuần thục những lời nói xa xôi, bóng gió, cạnh khóe, mỉa mai, những lời “mát nước thối đá”. Ðã là người Việt, sinh ra và lớn lên trên đất Việt thì ai cũng có năng lực bẩm sinh tiếng Việt, nói năng thành thạo tiếng Việt. Có điều nói và viết là hai chuyện khác nhau. Chỉ có học, trước hết là những kiến thức tiếng Việt cơ bản, mới viết đúng, viết tốt được.

Nếu như SGK chỉ cần cung cấp những kiến thức tinh - cơ bản, tối thiểu - thì học sinh lại cần được rèn luyện cách học tinh - hiểu chính xác từng chữ, từng từ, từng khái niệm đã học. Hình như xã hội chúng ta đang mất dần thói quen tiếp nhận và sử dụng chính xác ngôn từ. Chẳng thế mà nhiều báo cáo, nhiều nghị quyết, nhiều bài diễn giảng năm sau cũng tựa như năm trước.

Chẳng thế mà đề thi Tả cảnh trường em sau buổi học bị không ít học sinh, phụ huynh thậm chí cả giáo viên cho là “không rõ ràng, quá mông lung và gây hiểu lầm” (TT, 19-5). Sau buổi học khác trước buổi học. Còn buổi học khác tiết học. Không tạo dựng được thói quen dùng chính xác ngôn từ thì làm sao thấy được cái hay của tiếng Việt?

4. Cái hay và đặc sắc của ngữ pháp tiếng Việt là ở những từ hư (empty words) - những từ không có nghĩa từ vựng. Hãy đặt từ hư trong ngữ pháp giao tiếp, nhiều hiện tượng “phong ba bão táp” của ngữ pháp tiếng Việt sẽ trở nên sáng sủa. Chúng ta minh họa qua bốn câu đơn giản.

(a) Con học tiếng Anh.

(b) Con học tiếng Anh đã.

(c) Con học tiếng Anh .

(d) Con học tiếng Anh chứ bộ.

Cả ngữ pháp chủ vị lẫn ngữ pháp đề thuyết đều cho bốn câu này đồng nhất nhau về cấu trúc: con là chủ ngữ (hoặc đề ngữ), phần còn lại là vị ngữ (hoặc thuyết ngữ). Tuy nhiên, cả hai ngữ pháp này đều không chỉ ra được cách dùng và ý nghĩa của chúng hoàn toàn khác nhau.

Khi nghe bố khuyên “Con nên học tiếng Pháp”, người con chỉ có thể dùng câu c, chứ không phải ba câu còn lại, để từ chối đồng thời đưa ra một đề nghị khác là học tiếng Anh. Nói cách khác, từ cơ (/kia) đặt cuối một câu tường thuật dẫn tới một hành vi từ chối một lời đề nghị, khuyên bảo hay [o]yêu cầu [/i]trước đó, đồng thời là hành vi đưa ra lời đề nghị của mình.

Khi nghe mẹ rầy la “Sao con suốt ngày chơi game vậy!”, người con chỉ có thể dùng câu d, chứ không phải ba câu còn lại, để bác bỏ lời phê phán, rầy la này. Nói cách khác, từ chứ bộ (/đấy chứ) đặt cuối một câu tường thuật dẫn tới hành vi đưa ra chứng cứ nhằm bác bỏ lời phê bình trước đó.

Ðó là một ví dụ về ngữ pháp giao tiếp tiếng Việt - ngữ pháp của các hành vi ngôn ngữ (speech acts). Mấy từ hư đã, cơ, chứ bộ... đặt cuối câu tường thuật làm nên nét đặc sắc của ngữ pháp tiếng Việt là như thế. Lồng ngữ pháp giao tiếp vào quá trình dạy ngữ pháp chủ vị là cách gắn liền tiếng Việt với đời sống một cách sinh động.

NGUYỄN  ĐỨC DÂN
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hana_dh

Phong ba bão táp ko bằng ngữ pháp VN, ông bà ta bảo cấm có sai;)), mà cũng phải thôi, bị đô hộ cả ngàn năm, ko sử dụng cũng phải sự dụng từ ngữ của nước khác thôi, cũng có một số từ do ko tìm thấy từ tương ứng thích hợp nên đến giờ chúng ta vẫn sử dụng những từ ngữ vay mượn vd cabin(pháp), biđông(pháp), xích lô(Pháp)...hoặc một số từ tiếng trung như đã nói ở trên: Khuyến mại, khuyến mãi...
Nhìn về phía trước.........
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lâm Nguyệt

Vanachi đã viết:
Về mại và mãi, hãy đọc kỹ lại bài viết của anh ở trên, đã nói rõ là không từ nào sai cả. 2 chữ đó nếu xét trong tiếng Hán thì là khác nhau, nhưng đồng thời nó lại là âm đọc của cùng một chữ (mua) trong tiếng Hán và tiếng Quảng Đông.

Còn từ khám như trên, thực ra phải hiểu là "đi khám ở chỗ bác sĩ" nhưng người ta nói tắt. Khám ở đây là nội động từ chứ không phải ngoại động từ, và bác sĩ không phải bổ ngữ cho khám.
----------------

Đây là hai từ đó:

1. MÃI 买, tức là MUA.
Ví dụ:  
- Mãi dâm: mua dâm (đối với "khách làng chơi");
- Khuyến mãi: khuyến khích mua hàng;
- Mãi lộ: nói tiền phải nộp cho bọn "xin đểu" (trước kia) để được qua đường...
                                                                                                                                                                                                                                                        
2. MẠI 卖, tức là BÁN.       
Ví dụ:
- Thương mại: buôn bán;
- Mại dâm: chỉ những người bán thân (để kiếm sống);
- Mại bản: nhà tư sản chuyên làm môi giới giữa nhà kinh doanh trong nước với tư bản nước ngoài (tư sản mại bản).
 
3. Có khi dùng như nhau đều được.
Ví dụ:
- Khuyến mại = khuyến mãi;
- Mại dâm = mãi dâm.
- Mãi mại: mua bán...

LNg.BXL.
LNg.BXL.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lâm Nguyệt

Vanachi đã viết:
- giảm tối đa = giảm tới mức tối thiểu (đều đúng)

- "lãng mạn" là đúng, "lãng mạng" hay "lãn mạn" đều là sai. Trong chữ Hán, lãng 浪 là sóng, mạn 漫 là tràn trề.
Từ LÃNG MẠN mà ta vẫn dùng, là mượn từ tiếng Hán, để phiên âm từ ROMAN (tiểu thuyết). Tiếng Bắc Kinh (tiếng phổ thông TQ) đọc ROMAN là "luo-man" và dùng chữ 浪 漫 để phiên âm. Việt Nam ta lại đọc theo âm Hán Việt thành "lãng mạn". Ở đây, từ LÃNG MẠN hoàn toàn không liên quan gì dến ý nghĩa "sóng nước" hoặc "tràn trề".  

LNg.BXL.
LNg.BXL.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lâm Nguyệt

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
À, báo chí dạo này hay viết:

"giảm đến mức tối thiểu"... một cái gì đó, ví dụ: Cố gắng làm giảm đến mức tối thiểu số lượng vụ tai nạn giao thông...

Mọi người xem, nếu tớ viết: Giảm đến mức tối đa... thì sai hay là đúng?
"Cố gắng làm giảm đến mức tối thiểu số lượng vụ tai nạn giao thông...". Viết như vậy là hoàn toàn sai! vì "làm giảm" "tối thiểu" (ít nhất) thì cũng coi như không "làm giảm"!
Ta phải hiểu, ý nghĩa trọng tâm của câu này là nói tới việc "làm giảm", chứ không phải là "vụ tai nạn giao thông". Như vậy, đã muốn "làm giảm" thì phải "cố gắng đến mức tối đa" chứ sao lại "tối thiểu" được?
Do đó, nếu nói "tối thiểu" cũng được, "tối đa" cũng được thì vô hình trung đã khuyến khích cho việc dùng sai từ ngữ đấy!
LNg.BXL.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lâm Nguyệt

Nguyệt Thu đã viết:
Hoa Phong Lan đã viết:


Từ "nữ lưu" thì đúng như giải thích của Điệp, có lẽ mọi người ai cũng hiểu.
Từ "lữ lưu" 旅流: cũng như mọi người, tớ mới thấy lần đầu tiên cách đây ít ngày, vì không biết phải giải nghĩa thế nào nên mới đem vô hỏi.
Từ (chữ) "lữ" 旅 trong từ "lữ hành" 旅行; từ (chữ) "lưu" 流 có nghĩa là dòng chảy, như trong "giao lưu" 交流 hay "đạo lưu" 道流 hay "lưu thuỷ"  流水.
Từ đó, có thể giải thích từ "lữ lưu" theo cách của PVCT, hoặc có thể giải thích là "trào lưu du lịch" chăng?
---------------------------------------

.......
- Câu: có đầy đủ chủ ngữ vị ngữ: như "em CAM chạy lon ton như con vịt con... hì..."

Hì, ít nhất Lan đệ cũng phải mang cái câu có từ " lữ lưu" ấy vào đây để mọi người cùng đọc nó trong ngữ cảnh, vậy thì may ra mới hiểu và giải thích được chứ?! :).

Tỉ tỉ thích cái câu ví dụ trên đây của Lan đệ! Dễ thương ghê! Hì, lại rất " gợi tả" nữa!:D
Theo tôi nghĩ, hoặc là cái người nào đó, do sính dùng từ, định dùng từ NỮ LƯU (giới nữ) nhưng do "nhầm", mà viết thành LỮ LƯU?

Hoặc người viết do phát âm sai mà viết N thành L (vùng ngoại thành Hà Nội thường phát âm sai, ví dụ thế này: Thủ đô Hà LỘI, tỉnh Hà LAM, tỉnh LINH Bình)?

Hoặc người viết muốn chế nhạo những người đã phát âm sai (N/L) mà lại sính dừng từ lạ.

Tóm lại, không có từ LỮ LƯU trong tiếng Việt hiện nay!

LNg.BXL.
LNg.BXL.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lâm Nguyệt

Hoa Phong Lan có viết:

"Ca dao và tục ngữ là những thứ dễ hiểu nhất phải không? Ấy vậy mà cũng có những câu ca dao khiến cho người ta tốn không ít giấy mực đâu. Ví dụ như là:
"Gái thương chồng đang đông buổi chợ
Trai thương vợ nắng quái chiều hôm". ".

Vậy các bạn hiểu câu ca dao trên như thế nào?

LNg.BXL.
LNg.BXL.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Bảo THiệu

Về câu "Gái thương chồng đang đông buổi chợ.
Trai thương vợ nắng quái chiều hôm". Em hiểu như vầy không biết có đúng không "buổi chợ đông " ồn ào nhốn nháo xong rồi thôi gái thương chồng cũng chỉ đầu môi thôi nói là nói vậy thôi nắng quái chiều hôm là ánh nắng cuối chiều hắt lên là ánh nắng tàn thôi đâu phải anh ban mai . Thật sự thì câu nay em cũng có nghe nhiều cách giải thích khác nhưng em thấy cách giải thích này hợp lý hơn .Nhất là khi nghe câu khóc
"Hai năm ba tháng chàng ơi.
Cỏ kia chẳng mọc cho tôi lấy chồng"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Bảo THiệu

em cũng mong các bác giải nghĩa câu ca dao đó giúp em với cách hiểu của em có tiêu cực quá cho tình cảm vợ chồng không nhỉ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [37] [38] [39] [40] [41] ›Trang sau »Trang cuối