Trang trong tổng số 19 trang (185 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thiềng Đức

Chào cháu VN,
-Ý kiến của VN cũng hay và văn vẻ lắm(phải có trình độ hiểu biết mới viết được như thế)
TĐ xin nhắc lại...ý kiến nào cũng tốt đối với vấn đề nhạy cảm này và đều đáng trân trọng.  
-Trong bài viết wikipedia TĐ đã tâm đắc ý kiến Cụ Lạc Nam:"...thơ hay cần phải có hồn...phải đi vào thực tiển của cuộc sống, không chỉ than mây khóc gió..."
-Một bạn trẻ(làm thơ tâm tình khá hay)hỏi...cuộc sống là thế nào?
TĐ đã trả lời...cuộc sống là...không có chuyện trên trời và trong mơ...
thế thôi... Và...Thơ hay...thơ không hay...thì còn tuỳ trình độ người đọc và trình độ người viết...có ngang nhau không?...sorry...cụ thể...
một anh Tú tài viết,anh đại học đọc...thì như thầy xem bài vở
học trò thôi...
-Một bạn trẻ có ý kiến...Mỗi người đều có "học lực" và "quan điểm" tùy theo trình độ.
-Một bạn cao niên viết...Thơ hay cần có thiên tài và học lực.
TĐ xin tổng hợp thêm một số ý kiến rải rác để quý bạn tham khảo thêm và trao đổi...Cám ơn TV và chủ nhà TAL.
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

Điệp luyến hoa đã viết:
Nghe bác nói rất chí lý. Bản thân cháu trước nay vẫn coi thơ Đường luật là đỉnh cao của thi ca, nhưng cháu không phủ nhận vai trò của Thơ mới. Cháu thì quan niệm là thơ Đường luật như một viên ngọc sáng, một công thức vàng trong thơ ca, vì hầu hết các thể thơ về sau đều là suy ra từ luật thơ Đường. Cháu cũng nghĩ giai đoạn này đúng là đang khủng hoảng về thơ ca, thơ cổ thì ít người tiếp nối được, thơ mới thì đã đến hồi sáo mòn về câu chữ và ý, trong khi lại có một số người lại ngang nhiên phá bỏ những chuẩn mực về nghệ thuật của thơ ca.

Tính những nhà thơ đời đầu thời kỳ thơ mới trở về trước, các nhà thơ lớn đa phần đều trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng của Đường luật. Những nhà thơ trong giai đoạn về sau đều làm thơ trước, học luật sau, đó là "bỏ gốc tìm ngọn", dẫn đến một thế hệ "thơ suông", không có ai tiếp nối được những Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Tản Đà,... Thời kỳ của những người đó đã qua rồi. Đó cũng là bi kịch của thơ mới, và của thơ VN nói chung. Hiện nay nhiều người làm thơ nhưng lại ít người làm được thơ. Nhiều người cho rằng hiện nay thơ mới đang ở cao trào chưa bao giờ có từ trước là hoàn toàn sai lầm.

Cháu chỉ tự thấy an ủi được là, tính nghệ thuật của thơ Đường luật đã được khẳng định qua mười mấy thế kỷ, chắc chắn nó không thể dễ gì bị mai một. Có thể giai đoạn hiện nay chỉ là một bước để người ta thử nghiệm và nhìn nhận lại giá trị của những gì nhân loại đã sáng tạo ra. Phong trào thơ mới đúng là một cuộc cách mạng, mà trong cách mạng thì bao giờ tư tưởng cũng cực đoan, luôn cho cái cũ là xấu và phải gạt bỏ hoàn toàn. Rồi sau hơn nửa thế kỷ qua, cháu biết có nhiều người trong giới trẻ đã và đang tự tìm đường quay lại với thơ luật cũ để khẳng định lại giá trị của nó.
-Cháu viết hay lắm...nhưng vì bác chưa đọc kỷ. Nay đọc lại mới thấy tâm đắc thêm và sẽ sử dụng làm tư liệu bổ sung cho bài viết của bác...
Thanks...
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

baymuoi

Topic này do Bác TAL đề xướng. Theo ý cá nhân tôi đây là một đề xướng rất hay cho Thi viện, cho các thành viên của Thi Viện. Tôi vào đây còn có một thích thú nữa là để học, học những cái hay mà mình chưa biết. Tiếc là tôi mới vào đọc chưa được hết các bài của Bác TAL ,của Bác Thiềng Đức, của một số Bạn nữa. Chắt lọc có được rất nhiều cái hay. Ai đọc được những bài viết nào của các nhà thơ, nhà phê bình thơ, hay văn học đều có thể đưa vào đây để cho tôi học với. Nhà thơ Trần Đăng Khoa có nói (đại ý, vì tôi không nhớ để trích nguyên văn): thơ hay là thơ đơn giản nhưng có cảm xúc! Rất tiếc chủ đề đã lâu không có ai vào nữa (bài cuối cùng dừng ở ngày 12/9/07 - đã nửa năm rồi!)
BM
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

U cốc khách

Thiềng Đức đã viết:
...................

5/-Các lối thơ riêng:Thủ vĩ ngâm,Liên hoàn,Thuận nghịch độc,Yết hậu,Lục ngôn thể,Tiệt hạ,Vĩ tam thanh,Song điệp,Liên ngâm hoặc Liên cú
thì chỉ dành cho những cao thủ thượng thừa.Các bạn mới tò te thì không nên thử sức.

Tại hạ cho rằng, khía cạnh làm nên nội hàm một bài thơ hay là tình và ý của tác giả, những khía cạnh khác như: niêm, luật ... chỉ là cái vỏ mà thôi. Sự phù hợp giữa biểu và lý tạo nên sự hoàn mỹ. Theo ý kiến của bác TĐ, Thủ vĩ ngâm, Liên hoàn, Thuận nghịch độc ... là cảnh giới cao của thơ ĐL, như ý tại hạ là quá đề cao hình thức, khiến cho thơ bị gò ép. Những kiểu thơ ĐL đó chỉ là sự hí lộng con chữ cho vui mà thôi!
Du ư nghệ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đêm sông Hồng

Xin chào các bác !
Đêm sông Hồng cũng góp vui với các bác nhưng xin phép không dám bình theo ý của chủ đề THẾ NÀO LÀ MỘT BÀI THƠ HAY mà chỉ có chút nhận xét với bác U CỐC KHÁCH rằng thơ đường luật tuyệt không thể coi niêm luật là cái vỏ bên ngoài được .Bản sắc thơ Đường có luật và niêm là để phân biệt với các loại thơ khác ( cùng thời và sau này ) và mặc nhiên đã tạo nên sân chơi đầy ngẫu hứng mà cũng đầy tính tự phân hoá cấp độ trong thế giới tinh thần của nó . Để dễ phân biệt người ta gọi là Đường luật . Đây chỉ là chút nhận thức nhỏ mà tôi học được ở Bác Thiềng Đức qua sự chỉ dẫn tham khảo của bác , chẳng biết có đúng được đến đâu mong các bác đại xá .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

U cốc khách

Đêm sông Hồng đã viết:
Xin chào các bác !
Đêm sông Hồng cũng góp vui với các bác nhưng xin phép không dám bình theo ý của chủ đề THẾ NÀO LÀ MỘT BÀI THƠ HAY mà chỉ có chút nhận xét với bác U CỐC KHÁCH rằng thơ đường luật tuyệt không thể coi niêm luật là cái vỏ bên ngoài được .Bản sắc thơ Đường có luật và niêm là để phân biệt với các loại thơ khác ( cùng thời và sau này ) và mặc nhiên đã tạo nên sân chơi đầy ngẫu hứng mà cũng đầy tính tự phân hoá cấp độ trong thế giới tinh thần của nó . Để dễ phân biệt người ta gọi là Đường luật . Đây chỉ là chút nhận thức nhỏ mà tôi học được ở Bác Thiềng Đức qua sự chỉ dẫn tham khảo của bác , chẳng biết có đúng được đến đâu mong các bác đại xá .
Nếu tiên sinh đây không có ý kiến gì về "thế nào là một bài thơ hay" thì còn bàn gì trong topic này nữa?
Lại nữa, hình dong bên ngoài là thứ dùng để phân biệt giữa cái này và cái kia, tất nhiên thơ ĐL nó có niêm luật, hình thức của nó để phân biệt với các thể thơ khác. Tiên sinh toàn nói đến những cái tất nhiên thì tại hạ chẳng có gì để đôi co với tiên sinh.
Du ư nghệ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đêm sông Hồng

Ngại quá , chẳng dám nhận hai chữ " tiên sinh " . Chỉ là một quan niệm riêng của em thôi mà bác , có " đôi co " gì đâu . Quan điểm của em vẫn là : " Giá trị nội hàm " (ý của bác C U KH ) để nhận xét một bài thơ ĐL hay không thể coi NIÊM và LUẬT là " cái vỏ bên ngoài " được vì NIÊM và LUẬT là kết quả của sự vận động phát triển của thể thơ Đường Ở đỉnh cao nhất ( trong thời hoàng kim ) tạo nên một mô hình cấu trúc bất biến mà sau này được gọi là Thơ ĐL .Với cấu trúc NIÊM , LUẬT này Ý được Thăng hoa đôi khi sự biểu đạt vượt quá cả sự tưởng tượng của tác giả . Mạo muội mấy ý cuối trong chủ đề này mong bác và các bạn đọc đại xá cho ĐsH nha .   Thân - ĐsH
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Bạn nên xem qua topic ...
Thảo luận chung về thơ Việt Nam
-Thanks ...
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thânthơ

"Thơ là tiếng lòng người viết, nhưng không phải tiếng lòng nào cũng viết nên thơ.
Thơ phải gửi được đến người đọc một thông điệp, mà nội dung của thông điệp phải là: Đấu tranh cho chân lý, khuyến thiện hoặc tôn vinh cái đẹp.

Có nhiều bài thơ rất dài. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ghép chữ thành vần một cách công phu. Nhưng hỡi ôi ! Đọc xong người ta chẳng biết tác giả định nói gì ?

Ngôn từ trong thơ là rất quan trọng. Nó chuyển tải cái tứ đến tâm lý người đọc. Nếu không có một cái tứ, thì ngôn từ dẫu mượt mà đến mấy, cũng chỉ là vô ích mà thôi!"

Tôi thấy những câu này trích vào topic này thích hợp. Tôi trích từ Thichanlac viết đó.(Bác Thichanlac cho phép nhé, đều trong tV cả mà!)

Thantho
Thân Thơ.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Em thì em thấy đơn giản thế này: Một bài thơ hay chỉ là một khái niệm mang tính chất tương đối. Xét trên cái "hệ quy chiếu" của người này thì bài này hay, bài kia dở, xét trên người khác thì bài này dở bài kia hay. Tâm hồn và tư duy của con người đâu có giống nhau.

Xét một bài thơ hay là phải xét trên cả tình hình tâm lí chủ quan của "chú thể đang đọc bài thơ" cùng với sự tác động của các "khách thể" đang tác động lên "chủ thể" (đôi khi cũng cần xét cả tình hình chính trị kinh tế thế giới nữa).

Còn về thơ Đường luật: "Cái tồn tại là cái hợp lí". Về bản thân em, em chả biết mấy cái nghệ thuật cao siêu trong thơ Đường, nên dẫu thấy cũng không để ý. Cái em thấy đầu tiên khi đọc một bài thơ Đường là một cái "hay" chung nhất toát lên từ tác phẩm. Một bài thơ Đường hay không phải là một bài thơ mà tác giả nhét thật nhiều biện pháp Thủ vĩ ngâm, Liên hoàn, Thuận nghịch độc... gì gì đó vào rồi bô bô lên. Em chỉ công nhận một bài thơ hay khi em thấy từng con chữ, từng âm thanh, song hành cùng với ý nghĩa, những hình ảnh thơ, một cách hài hoà, gợi cảm.

Khi đó, dù em không để ý hay không biết, nhưng từng biện pháp nghệ thuật nhỏ trong bài thơ sẽ cùng toát lên một nét NGHỆ THUẬT chung, không tên, vừa mơ hồ vừa rõ ràng. Và, cái em cảm thụ được, đó chính là nghệ thuật của các con chữ.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 19 trang (185 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ... ›Trang sau »Trang cuối