Trang trong tổng số 19 trang (185 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan


Hì... may quá... có Ngây Thơ kéo lại cái chủ đề, chứ không thì 888 thêm hồi nữa cả làng đậu phộng lên Trúc Lâm quá à!
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phong Lưu

Một bài thơ hay? Cái nòi Phong Lưu nhà mình lại cứ nghĩ : viết được thơ là hay rồi! Có phải ai cũng có thể " tức cảnh mà sinh tình" đâu chứ? Hi hi...như mình đây, nhiều khi thấy mọi người làm thơ tả " cây chuối","bụi tre", " con vịt" mà vẫn cứ hay, đọc một hồi, tức khí quá, nghĩ chắc mình cũng...có khả năng chứ nhỉ :D, Vậy mà vắt đầu bứt óc một hồi lại toàn "sáng tác" ra ...cả một đoàn cóc lổn nhổn! Thế có chết không chứ? Cho nên, tình cờ nghe người bạn bảo có trang Thi viện này, nhiều bác làm thơ quá hay, mình bèn khăn gói vào đây học hỏi.
Thế nào là một bài thơ hay nhỉ?
Lại hơi bị gấp gáp rồi, từ từ rồi khoai sẽ nhừ, phải không các bác? :P
Lang thang quen nết mất rồi
Hỏi người: người có giữ tôi không nào?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Chào chủ nhà TAL và các bạn...
Đề tài này rất hay mà cũng rất nhạy cảm vì theo tâm lý chung thì ai cũng cho thơ mình là nhất!Bình thơ thì rất dễ đụng chạm.Thấy các bạn trao đổi sôi nổi và có chiều sâu theo nhận thức riêng của mỗi bạn.Nói chung ý kiến nào góp phần nâng cấp thơ ca VN lên đều đáng trân trọng vì đều là...tâm huyết.TĐ cũng xin tham gia tí nha.
Qua các sách dạy làm thơ (các tác giả đều là bậc cao minh)TĐ tâm đắc nhất là ý kiến của cụ Lạc Nam ở Hà Nội.
Cụ LN nói đơn giản"Thơ hay cần phải có hồn",...phải đổi mới cách viết,...ý từ phải đi vào thực tiển của cuộc sống...không chỉ than mây khóc gió,vịnh nguyệt đề hoa(cùng ý với Bác Hồ,nhưng Bác Hồ còn có ý mạnh hơn là"trong thơ nên có thép",cùng ý với cụ Đồ Chiểu là"bút chẳng tà",như ta đã rõ,nhưng chắc cũng không nên tất cả Thơ ca phải như thế).
Theo tôi thì cần bổ sung...Thơ là tiếng lòng và phải có ích cho xã hội hướng tới "Chân,Thiện,Mỹ".
Ngoài ra TĐ cũng tâm đắc ý kiến của một tác giả lão thành..."Điều kiện để sáng tác thơ cho hay...Thiên tài và học lực".
TĐ có bài viết"Vì sao tôi thích làm thơ Đường luật"đã post lên Web.wikipedia.Nếu thuận tiện tôi sẽ copy về đây để các bạn tham khảo.
Hẹn gặp lại...
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Bác gửi vào đây đi ạ! Chúng cháu đợi đọc bài của Bác!
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Cám ơn cháu mod HXT.
Bài có 5 phần, hơi dài. Bác sẽ post mỗi ngày một phần thôi nha.
---------------------------------
Thảo luận Thành viên:Thiềng ĐứcVL
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
[sửa] Hoan nghênh
Xin chào Thiềng ĐứcVL, và hoan nghênh bạn đã tham gia vào Wikipedia tiếng Việt! Dưới đây là một số liên kết có thể có ích cho bạn:
Welcome to the Vietnamese Wikipedia, and thank you for registering! If you do not speak Vietnamese, feel free to use our guestbook for non-Vietnamese speakers.
· Các câu thường hỏi
· Viết bài mới
· Tất cả các hướng dẫn cách dùng Wikipedia
· Cách soạn thảo bài
· Cách trình bày bài
· Chú thích nguồn tham khảo
· Dùng hình ảnh trong bài
· Cách truyền lên tập tin
Bạn nên tham khảo, và xem qua một số bài đã có để biết cách tạo một mục từ hợp lệ. Dù là viết bài mới hay đóng góp vào những bài đã có, rất mong bạn lưu ý về quyền tác giả, xin đừng chép nguyên văn bài bên ngoài khi viết bài mới cũng như không truyền hình ảnh thiếu nguồn gốc và bản quyền lên Wikipedia. Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã (~~~~). Trong quá trình sử dụng, nếu bạn cần thêm trợ giúp, mời vào bàn giúp đỡ.
Mời bạn tự giới thiệu về bản thân trên trang thành viên của mình tại Thành viên:Thiềng ĐứcVL. Trang này dành cho thông tin và tiện ích cá nhân trong quá trình làm việc với Wikipedia.
Đặc biệt: Để thử sửa đổi, định dạng... mời bạn vào Wikipedia:Chỗ thử, xin đừng thử vào bài có sẵn. Nếu không có sẵn bộ gõ tiếng Việt (Unikey hoặc Vietkey...) bạn dùng chức năng gõ tiếng Việt ở cột bên trái màn hình.
Mong bạn đóng góp nhiều vào dự án. Xin cám ơn. Lưu Ly 15:34, ngày 31 tháng 5 năm 2007 (UTC)
[sửa] ?

Trang tôi theo dõi:-Thơ Đường luật VN
Đóng góp của tôi:-Vì sao tôi thích làm thơ Đường luật(tiểu luận)
I-Thơ Đường luật là thể thơ tri thức,là đỉnh cao của Thơ ca VN
II-Hiện tình thơ ca trên báo đài
III-Hiện tình thơ ca ở các Câu lạc bộ Thơ ca trong cả nước
IV-Thơ Đường luật và Thơ cổ truyền là bản sắc văn hóa dân tộc. Thiềng ĐứcVL 15:26, ngày 31 tháng 5 năm 2007 (UTC)
V-Kết luận và đề nghị

Phần I: Thơ Đường luật là thể thơ tri thức,là đỉnh cao của Thơ ca VN
(Phần này viết năm 2003,lúc UNESCO chưa tôn vinh Thơ ĐL)
1/-Tôi "chơi thơ" không lâu...mới từ năm 2000.Nghỉ hưu mới có thì giờ. Có thể đó cũng là mẫu số chung của đa số người cao tuổi,hiện nay đang là Hội viên các Câu lạc bộ Thơ Hưu trí(CLB Thơ HT,xin tạm gọi như thế,gồm nồng cốt là CB hưu trí và CCB)được thành lập ở khắp mọi miền đất nước trong thập niên qua,từ Phường xã,đến các Quận huyện,kể cả những nơi xa xôi.Đặc sản của các CLB này là Thơ Đường luật và sân chơi này thật là sôi nổi và rất đúng với phương châm"sống vui, sống khỏe, sống có ích"của người cao tuổi.Thống kê tạm qua 12 tập thơ ĐL"Sông Tiền Quê mẹ" của Hội Văn học Nghệ thuật Tiền Giang ấn hành thì số tác giả Bắc Trung Nam có bài tham gia sân chơi này ước khoảng 700.Một con số không nhỏ,so với số Hôi viên Hội Nhà văn VN(Bộ môn Thơ).Thơ ĐL là thơ của người già chăng?Cụ Nguyễn Bạch Hạt,81 tuổi ở Mỏ Cày,Bến Tre đã viết:
"Người già đa số chừng xem khoái,
Lớp trẻ phần đông ý muốn chê"
Chắc đây cũng là ý kiến chung của làng thơ ta đó,mà hầu như không ai nghĩ rằng mình sẽ là "nhà thơ" chính hiệu và nổi tiếng.Làm thơ cho vui tuổi già!Thế thôi!
2/-Riêng tôi "khoái" làm thơ ĐL,đầu tiên bởi vì...(sẽ post tiếp,do bị trục trặc cáp quang VN bị mất cắp?) Thiềng ĐứcVL 13:43, ngày 2 tháng 6 năm 2007 (UTC) (post tiếp)...bởi vì...thơ này là thể thơ duy nhất có "xướng họa giao lưu",từ đó sẽ quen thêm nhiều bạn thơ khắp nước và kết "tri âm,tri kỷ", nếu thấy "hợp gu".Thơ khác không thể xướng họa được,tôi muốn nói xướng họa đúng nghĩa của Thơ ĐL.Một số vị xướng họa thơ lục bát,thấy o ép quá và cũng không đông.Ngoài ra sự say mê xướng họa Thơ ĐL cũng là một thú vui kỳ lạ."Nàng thơ" quyến rũ đêm ngày,có khi quên ăn bỏ ngủ đấy. Từ ngày chơi Thơ ĐL tôi có thêm nhiều bạn cao niên,xồn xồn(không có trẻ)đủ thành phần xã hội mà trước đây tôi không có được,mặc dù chưa hề gặp mặt mà chỉ hiểu nhau qua "tin nhạn".
3/-Lý do thứ hai tôi thích làm thơ ĐL là vì muốn chơi được thơ này thì cần phải có vốn sống và vốn chữ nghĩa.Vốn sống thì dứt khoát chỉ có các cụ mới có "điều kiện ắt có" này và cũng không dám chủ quan lắm khi nói như thế.Vốn chữ nghĩa là tất yếu thôi.Tuy nhiên không phải ông Tiến sĩ nào cũng là thi sĩ và là "nhà thơ" lớn cả. Ngoài ra Thơ ĐL là thể thơ mang tính triết lý nhân sinh cao.Triết lý thường đọng ở hai câu kết, sau cặp luận(lý luận).Thiếu yếu tố này,Thơ ĐL sẽ mất ý nghĩa"thâm thúy" của "thể thơ tri thức".Đặc biệt Thơ ĐL cũng là thể thơ mà các cụ gửi gắm nhiều niềm tin cho cuộc sống với tình yêu Bàc Đảng,quê hương,tình đời,tình người,tình bạn,vv...và không lãng mạn trữ tình quá trớn như các thể thơ mới,thơ tự do(than mây khóc gió,đau khổ,yêu là chết...)
4/-Điều thứ ba tôi muốn nói theo chủ quan và... Thiềng ĐứcVL 02:21, ngày 4 tháng 6 năm 2007 (UTC) ...và kinh nghiệm riêng cá nhân mình là ai đã làm được Thơ ĐL thì có thể làm được bất kỳ thể thơ nào,nhưng ngược lại người làm được thơ mới,thơ tự do,các thể thơ gì khác thì chưa chắc đã làm được Thơ ĐL.Vì rằng muốn làm được Thơ ĐL thì ngoài việc phải thông thạo "thi pháp",còn cần phải có trình độ ngữ pháp nhất định là điều cơ bản mà các thể thơ khác không đòi hỏi. Suy diễn từ câu "nói đùa" của ngành Luật"Có luật mới có tội",thơ gọi là mới,thơ tự do không có luật lệ gì cả nên không sợ bị bắt lỗi.Còn Thơ ĐL thì rất dễ sai phạm nếu "tay bút"chưa "chín tới"và không cẩn thận.Thông thường thì làng thơ gọi là"chưa sạch nước cản".
-Tôi nghĩ sao thì xin mạo muội viết ra như thế.Rất mong các Thi hữu và những bậc cao minh góp ý cho sáng tỏ thêm.Tôi cũng tin tưởng Thơ ĐL sẽ không mai một mà còn có khả năng phát triển mạnh nếu Nhà nước tạo điều kiện tốt hơn cho thể thơ này,chí ít cũng tương đương với điều kiện đã dành cho thơ mới,thơ tự do như lâu nay trên báo đài.

Phần II:-Hiện tình thơ ca trên báo đài. Thiềng ĐứcVL 10:11, ngày 4 tháng 6 năm 2007 (UTC)
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Bác ơi, cảm ơn Bác ạ... Bác gửi tiếp đi Bác!
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

Phần II:-Hiện tình thơ ca trên báo đài.
[[Thành viên:Thiềng ĐứcVL|Thiềng ĐứcVL]] 10:11, ngày 4 tháng 6 năm 2007 (UTC)

1/-Hồi còn ở cấp Trung học thì tôi có học qua quyển "Việt Nam Văn học sử yếu" của Gs Dương Quãng Hàm.Lên Đại học thì không theo ngành Văn, nên gác qua chuyện "thơ thẩn".

Năm 2000 bắt đầu "chơi thơ"lại(như đã nói trên)thì quyển sách DQH không còn nữa,nên tôi có xem qua quyển"Tìm hiểu các thể thơ" của cụ Lạc Nam ở Há Nội.

Sách của cụ LN có đoạn viết"Tại sao một số người không thích làm thơ ĐL?" tôi thấy chưa thuyết phục lắm,nên mới viết thêm những ý kiến riêng như đã trình bày trong Phấn I,để bổ sung cho ý kiến của cụ LN.
Cụ Bạch Hạt nói đơn giản bằng 2 câu thơ ĐL(đã trích dẫn bên trên)mà tôi thấy có lý hơn cụ LN(có ai lên tiếng trên báo đài là không thích làm thơ ĐL đâu và cụ hỏi ý kiến được bao nhiêu người để có kết luận đó?).

Nói chung 2 cụ đều rất khiêm tốn khi nói đến vấn đề nhạy cảm này trên các phương tiện truyền thông của Nhà nước(sẽ có ý kiến về cuôc bút chiến hồi xưa về thơ cũ, thơ mới).

2/-Vì bài viết Phần I đã khá dài,nên tôi chưa đề cập đến mảng thơ rầt đặc biệt là thơ trào phúng,châm biếm,thơ dạng HXH thì thơ mới,thơ tự do
hoàn toàn không làm được,mà chỉ có thơ cổ truyền(Thơ ĐL,Lục bát,Song thất LB)trong đó thể thơ ĐL vẫn là "thể thơ tri thức" ở đỉnh cao nhất.

Báo Công an TP,báo Tuổi trẻ Cười,Làng Cười vẫn thường xuyên sử dụng các thể thơ cổ truyền đó thôi(để phê phán,châm biếm)nhưng vẫn còn quá ít.Báo Văn nghệ TP còn duy trì CLB Thơ ĐL nhưng hết sức hạn chết(đã chết năm 2005?)trong lúc thơ mới,thơ tự do thì tràn ngập như đã nói trên.

Tôi tin rằng các nhà thơ đang phụ trách các trang thơ trên báo đài,có mấy ai rành Thơ ĐL.Do vậy nên Thơ ĐL bị lép vế là điều dễ hiểu thôi.Báo Người cao tuổi,Tạp chí Quê hương(cũng đã chết năm 2005?)cũng có đăng Thơ ĐL,nhưng không nhiều và về nội dung cùng kỹ thuật thơ thì xin sẽ đề cập sau.

3/-Đã có nhiều bài báo đặt vấn đề"Vì sao những năm sau này không có thơ hay?"Đặc biệt là ngày 31/10/2003,báo QĐND đã có bài viết"Những nút xoáy thơ" ghi lại những bức xúc của các nhà thơ tên tuổi hiện nay,
trong một hội nghị bàn tròn,đùc kết lại với 3 điều nổi bật bằng 3 tựa đề:

-Thơ chống Mỹ đã hoàn thành sứ mạng lịch sử,

-Điều trực tiếp nguy hạ cho thơ hiện nay là sự giả dối,sự trang điểm son phấn lòe loẹt,

-Nên bình đẳng và khách quan trong thơ.

Mà tôi rất tâm đắc,nhưng chủ yếu các vị chỉ phê phán cánh thơ trẻ mà thôi.

Bây giờ vấn đề là"Làm gì để gở bế tắc này cho thơ?" cụ thể hơn nữa, chứ không thể chung chung như"nên bình đẳng và khách quan trong thơ"

4/-Góp phần phê bình thơ trên báo đài lâu nay,...
[[Thành viên:Thiềng ĐứcVL|Thiềng ĐứcVL]] 11:13, ngày 6 tháng 6 năm 2007 (UTC)
...tôi đã làm bài thơ ĐL tựa là"Thơ sẽ về đâu?"viết từ năm 2001 kèm đậy và có 12 vị trong các CLB Thơ HT trong cả nước họa lại,đồng tình và thể hiện quan điểm chung của các vị cao niên về tình hình thơ ca hiện nay trên báo đài(Ghi chú thêm:Một bài thơ ĐL được 12 thi hữu tâm đắc họa thì cũng rất hiếm,chỉ trừ thơ chúc mừng sinh nhật nhau thì thường là mấy chục bài)

"Thơ sẽ về đâu?" của Thiềng Đức

Thơ đang khủng hoảng khắp toàn cầu(1)
Cuộc sống quay cuồng đầu phải đau
Nhân mãn xô tìm nguồn vật thực
Thi đàn ca ngợi mối tình sầu!
Mặt bằng tri thức chưa cao độ
Ngòi bút văn nhân khó sắc màu
Không thể lạc quan trong bế tắc
Thơ quanh quẩn mãi sẽ về đâu?...

(1)Theo tin tức báo chí.

Bài họa 1:"Thơ...dẫn tới đâu?"

của Thi hữu Văn Phương(Đại tá CCB,U72)

Thi phú nay cung đã vượt cầu
Tình yêu sướt mướt nghĩ mà đau
Đại ngôn chọn chữ nghe thêm thảm
Bí hiểm dùng văn thấy phát sầu
Vàng bạc đổi thay càng nhạt sắc
Đồng thau lẫn lộn dễ phai màu
Chắt chiu nét đẹp thành truyền thống
Nếu để thơ lôi...dẫn tới đâu?

Bài họa 2:-Họa nguyên đề

của Thi hữu Trường Thành U80
(nguyên Gv.Trường cao cấp Ngân hàng TP/HCM)

THƠ hay,phú đẹp mãi nhu cầu
THƠ viết"mông lung" đọc thấy đau
THƠ mến"lăng nhăng" trăm dạ thảm
THƠ yêu"bát nháo" vạn tâm sầu
THƠ lời nhã nhặn trông tươi sắc
THƠ ý thanh tao thấy thắm màu
THƠ lợi dụng từ thơ giả dối
THƠ mà viết thế chẳng tồn đâu?

-Ghi chú thêm:Theo đánh giá khách quan của TĐ thì bác Văn Phương
là tay bút có tứ thơ xuất sắc nhất trong làng thơ.Còn bác Trường Thành là tay bút ĐL hàng cao thủ rất hiếm trong làng thơ ĐL của các CLB Thơ HT trong cả nước.
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Nghe bác nói rất chí lý. Bản thân cháu trước nay vẫn coi thơ Đường luật là đỉnh cao của thi ca, nhưng cháu không phủ nhận vai trò của Thơ mới. Cháu thì quan niệm là thơ Đường luật như một viên ngọc sáng, một công thức vàng trong thơ ca, vì hầu hết các thể thơ về sau đều là suy ra từ luật thơ Đường. Cháu cũng nghĩ giai đoạn này đúng là đang khủng hoảng về thơ ca, thơ cổ thì ít người tiếp nối được, thơ mới thì đã đến hồi sáo mòn về câu chữ và ý, trong khi lại có một số người lại ngang nhiên phá bỏ những chuẩn mực về nghệ thuật của thơ ca.

Tính những nhà thơ đời đầu thời kỳ thơ mới trở về trước, các nhà thơ lớn đa phần đều trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng của Đường luật. Những nhà thơ trong giai đoạn về sau đều làm thơ trước, học luật sau, đó là "bỏ gốc tìm ngọn", dẫn đến một thế hệ "thơ suông", không có ai tiếp nối được những Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Tản Đà,... Thời kỳ của những người đó đã qua rồi. Đó cũng là bi kịch của thơ mới, và của thơ VN nói chung. Hiện nay nhiều người làm thơ nhưng lại ít người làm được thơ. Nhiều người cho rằng hiện nay thơ mới đang ở cao trào chưa bao giờ có từ trước là hoàn toàn sai lầm.

Cháu chỉ tự thấy an ủi được là, tính nghệ thuật của thơ Đường luật đã được khẳng định qua mười mấy thế kỷ, chắc chắn nó không thể dễ gì bị mai một. Có thể giai đoạn hiện nay chỉ là một bước để người ta thử nghiệm và nhìn nhận lại giá trị của những gì nhân loại đã sáng tạo ra. Phong trào thơ mới đúng là một cuộc cách mạng, mà trong cách mạng thì bao giờ tư tưởng cũng cực đoan, luôn cho cái cũ là xấu và phải gạt bỏ hoàn toàn. Rồi sau hơn nửa thế kỷ qua, cháu biết có nhiều người trong giới trẻ đã và đang tự tìm đường quay lại với thơ luật cũ để khẳng định lại giá trị của nó.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Copy vào đây một bài viết của nhà thơ Vũ Quần Phương hôm trước mình vừa đọc được.
Nguồn: http://www.nhandan.com.vn...;sub=78&article=99716

Thơ hôm nay, cần bóc tách để đánh giá
ND - Có lẽ chưa thời kỳ nào phong trào "làm thơ" lại rầm rộ như khoảng mươi năm trở lại đây. Các câu lạc bộ thơ được thành lập khắp nơi: từ phường, xã lên tới các tỉnh, thành phố. Nhưng không thể coi đó là dấu hiệu phát triển của nền thơ nước nhà.

Năm 2006, đã thành lập CLB thơ cấp toàn quốc, lấy tên là Câu lạc bộ thơ Việt Nam. Ðại hội thành lập tổ chức tại Hà Nội, người làm thơ các địa phương trên cả nước về dự.

Tôi đã thấy tạp chí đăng sáng tác thơ của CLB này, tạp chí Hương Việt Nam, một số in tới 2.000 bài thơ của 1.300 tác giả, có in ảnh và ghi chú tiểu sử. Chưa thấy tạp chí ở đâu có dung lượng lớn như vậy, kể cả ở nước ngoài. Một tập tuyển dày nghìn trang, bìa cứng, khổ to,  in thơ của các "thi huynh thi hữu" cũng đã được xuất bản. Chỉ riêng các tác giả có bài in mua mỗi người một cuốn thì lượng in cũng đã hàng nghìn bản.

Có CLB đã tổ chức hội thảo thơ của hội viên mình tại địa danh tiêu biểu Văn Miếu, tự đặt tên Hội thảo khoa học, cũng có tham luận về thân thế sự nghiệp, như hội thảo văn chương của các danh nhân cổ điển Nguyễn Du, Nguyễn Trãi...

Tất cả kinh phí hoạt động của các câu lạc bộ, từ đại hội đến họp hành, đi thăm các di tích, thắng cảnh đến in sách báo tạp chí, thuê hội trường hay "hợp đồng" truyền hình, đều do các hội viên nhiệt tình đóng góp. Phong trào hoàn toàn tự nguyện, tự phát, tự túc mà quy mô đến như vậy chứng tỏ lòng ngưỡng mộ thơ và khát vọng làm thơ của bà con ta lớn lắm.

Tầng lớp dân cư nào là lực lượng chủ chốt trong các CLB thơ đó? Thoáng nhìn thì thấy ở tầng lớp nào cũng có đại diện: người thành phố, nông thôn, già, trẻ, nam, nữ, cán bộ, bộ đội, thầy thuốc, thầy giáo... Nhưng nhìn kỹ thì thấy rất đông các cán bộ, bộ đội đã về hưu. Ðó là lớp người đã từng hiến dâng cả tuổi trẻ của mình cho sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, cho công cuộc xây dựng xã hội XHCN công bằng, với mục tiêu ai cũng có cơm ăn áo mặc và được học hành như mong ước tột cùng của Bác Hồ. Tuổi hưu của lớp người đáng kính ấy tìm đến thơ là một minh chứng cho vẻ đẹp, sức hấp dẫn của thơ. Nhưng trước hết, tôi lại thấy ở đây sức an ủi lớn lao của thơ. Thơ là chỗ dựa cao cả cho tâm hồn con người vào lúc  họ  cần được chia sẻ.

Tâm trạng của lớp cán bộ về hưu bây giờ cần những công trình thống kê, nghiên cứu. Ở đây tôi chỉ muốn nói vài cảm nhận phiến diện của riêng mình do việc tiếp xúc với các cụ trong nhiều câu lạc bộ thơ, kể cả câu lạc bộ của các cán bộ hưu cao cấp như Thăng Long ở Hà Nội, Bạch Ðằng ở Hải Phòng... Nhìn lại quá khứ, lớp người này thanh thản về những gì đời mình đã góp cho dân cho nước, nhưng không khỏi ưu phiền trước những mặt trái của cuộc sống hôm nay. Nhất là ở những con người nắng chia nửa bãi chiều rồi, không còn thời gian để  làm lại.  Họ đã tìm đến thơ. Họ đủ lịch lãm chuyện đời và cũng đủ kiến thức làm câu chữ. Họ là  cán bộ, là bộ đội, là lớp người từng có cống hiến cho xã hội.

Với thơ, dù ở tầm mức nào của trình độ nghệ thuật, họ cũng xin được giãi bày, gửi bóng dáng của đời mình, gọi là tâm lý khẳng định sự có mặt của đời mình thì cũng đúng. Không phải khẳng định với toàn xã hội, mà trước hết với chính mình, với bè bạn cùng trang lứa, với con cháu trong nhà. Tôi kính trọng nguyện vọng thầm kín ấy của các cây bút nghiệp dư hôm nay. Và tôi hiểu được lý do nảy sinh và phát triển phong trào làm thơ đại chúng vốn hiếm thấy xưa nay lại diễn ra vào lúc này.

Ðó là một cuộc chơi chữ nghĩa tao nhã có tính xã hội. Nó giúp người ta sống sâu sắc hơn, kỹ lưỡng hơn. Hy vọng từ đó chúng ta có thêm độc giả cho thơ, tôi nói độc giả chứ chưa nói tác giả, và cũng là đặt trong hy vọng. Chúng ta hoan nghênh và nên có nghĩa cử ủng hộ sự hoạt động của các câu lạc bộ thơ ấy.

Nhưng không nên coi đó là dấu hiệu phát triển của nền thơ nước nhà. Từ cuộc chơi đại chúng ấy mang lại được một tỷ lệ thành tựu nào đáng được ghi nhận thì chắc chắn văn học sử sẽ không bỏ qua. Nhưng không nên đặt ra tiêu chí hàn lâm như một đòi hỏi với một phong trào làm thơ có tính đại chúng.

Ở đây không có vấn đề coi trọng hay coi nhẹ phía nào, mà chỉ đòi hỏi nên có quan niệm đúng với mục đích của từng công việc và có cách ứng xử thỏa đáng. Quả thật tôi hơi ngần ngại khi có vị tiến sĩ ngành sử, trong lúc cao hứng coi những bài thơ làm theo Ðường luật của các cây bút trong các câu lạc bộ như một bước phát triển của thơ Ðường Trung Hoa, mà ở nước Trung Hoa hiện nay không có được (!).

Trên báo Văn nghệ (số 26 năm 2007) có bạn kết tội mạo nhận khi ai đó gọi thơ làm theo luật Ðường của các câu lạc bộ thơ bây giờ là Thơ Ðường Việt Nam thế kỷ thứ 21. Tôi e kết tội thế là quá nặng. Không ai có ý định mạo nhận và mạo nhận cũng chả để làm gì. Nhưng, quả là có nhầm lẫn trong cách dùng từ (Nhầm thơ Ðường với thơ luật Ðường. Thơ luật Ðường thì ở Việt Nam có, còn thơ Ðường hay thơ Tống thì  chỉ của riêng Trung Quốc). Hơn nữa, nhầm lẫn trong quan niệm: thơ luật Ðường của Nguyễn Khuyến, Tú Xương hay Tản Ðà, Quách Tấn thế kỷ 20 là thơ của các nhà thơ, nằm trong văn mạch có tính hàn lâm. Thơ của nhiều người bây giờ thì đại chúng, hồn nhiên, được coi như một thú chơi chữ nghĩa của những người không chuyên với thơ, trong nhiều trường hợp mới chỉ là sự phổ lời vào giai điệu sẵn có của niêm luật thơ xưa. Thú chơi ấy đáng được trân trọng nhưng đặt chung vào mặt bằng thơ các thế kỷ để luận về tiến trình thơ e khiên cưỡng, dễ gây lầm lẫn.

Sự lầm lẫn ấy lại xuất phát từ một thực trạng đáng vui là việc xuất bản thơ bây giờ khá dễ dàng. Ai cũng có thể in thơ mình, chỉ cần có tiền, mà tiền in thơ thì không đến nỗi vượt quá tầm tay của không ít người viết. Và khi đã xuất bản được dăm ba, thậm chí chín mười tập thơ, có người in hai ba tập một năm, người ta rất dễ tự tin.

Việc quảng bá giới thiệu thơ khó tránh khỏi quy luật quảng cáo tiếp thị. Quảng cáo thơ lại không nguy hiểm tức thời như quảng cáo thuốc, người ta rộng rãi lời khen cho vui cửa vui nhà. Chỉ đọc những lời biểu dương ấy thì tưởng như nước ta đang là một "đại cường quốc thi ca", mỗi tuần xuất hiện một nhà thơ tài năng. Tưởng thế mà đọc vào lại không phải thế, là sinh bi quan, chán thơ, xa thơ.

Hiện nay mỗi năm nước ta ước chừng có khoảng hơn nghìn tập thơ được xuất bản. Nếu quá hào hứng với con số ấy, coi nó như dấu hiệu phát triển của nền thơ đất nước thì chắc chắn cũng dẫn tới thất vọng và có cảm giác nền thơ nước nhà đang tụt dốc khi số tập đọc được chỉ chiếm một phần trăm số tập xuất bản và tỷ lệ tập khá, tập hay còn nhỏ hơn nữa.

Thật ra không phải thế. Chúng ta vẫn gặp những tập thơ hay, ít nhất là đọc được, và thường khi lại thuộc về những tên tuổi mới. Ðó là dấu hiệu của phát triển.

Ngay như lúc này, khi đọc những tập thơ xuất bản trong năm 2006, tôi không giấu được niềm thích thú và muốn khoe ngay để các bạn cùng chia sẻ hai tập thơ mà tên tuổi tác giả chưa phải đã quen lắm với công chúng yêu thơ: Trần Kim Hoa và Nguyễn Thị Ðạo Tĩnh. Cũng chỉ là một thí dụ ngẫu nhiên vừa lượm được. Còn đọc, chắc còn thấy nữa. Dù chỉ là thơ của một năm.

Ngay ở khuynh hướng đi tìm cái mới, có khi lập dị, nơi có nhiều tuyên ngôn vượt quá tài năng, hoặc có những người cố tình xả rác vào cõi thiêng liêng của sáng tạo tinh thần, làm bạn đọc thất vọng, cũng có những tác giả trẻ hoặc không còn trẻ lắm, giàu tiềm lực (thấy rõ tiềm lực trong bút pháp, trong cách tìm cảm hứng, cách tư duy thơ...). Họ chưa hội đủ những yếu tố thuyết phục công chúng, nhưng bạn đọc có căn cứ để kiên lòng chờ.

Ðánh giá thực trạng thơ, trong lúc mọi chuẩn mực, mọi tiêu chí của xã hội có nhiều biến động, thậm chí trái ngược với trước đây, rất cần những quan sát tỉ mỉ, bóc tách thật hư, lý giải công tâm... Ðấy là việc của nhiều người, có vai trò chủ chốt của Hội Nhà văn Việt Nam. Bài viết này chỉ là ghi vội một cảm nhận cá nhân,  đề đạt một cách nhìn về thơ hôm nay của chúng ta.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Ừ, bài này đọc hay quá!
"Việc quảng bá giới thiệu thơ khó tránh khỏi quy luật quảng cáo tiếp thị. Quảng cáo thơ lại không nguy hiểm tức thời như quảng cáo thuốc, người ta rộng rãi lời khen cho vui cửa vui nhà. Chỉ đọc những lời biểu dương ấy thì tưởng như nước ta đang là một "đại cường quốc thi ca", mỗi tuần xuất hiện một nhà thơ tài năng. Tưởng thế mà đọc vào lại không phải thế, là sinh bi quan, chán thơ, xa thơ."
Đoạn này.. đọc rất phải ngẫm nghĩ! Cảm ơn ĐLH.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 19 trang (185 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối