Trang trong tổng số 25 trang (247 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [17] [18] [19] [20] [21] [22] [23] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

dahuong

KIỀU ANH HƯƠNG đã viết:
@Dạ Hương !
Chúa muốn "Bê" về nhà cháu thì cháu kích vào mục "trích dẫn" rồi cóp py toàn bộ mang về bên đó.
Để xem các bài bình của chú, nếu vào trang "Phong điệp" không được thì vào trang "thơ trẻ" theo đường link sau đây:
http://diendan.thotre.com...index.php?showtopic=20719

Chúc cháu vui !
@ chú kiều:
Cháu thích bài Tóc ngắn(Vân Hồng) và rất thích bài bình Tóc ngắn của chú...
Cháu là Dạ hương,tóc ngắn,yêu đêm và nhạc Trịnh nồng nàn mà...
Cháu cảm ơn chú !
dạ hương
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

THơ Kiều Anh Hương

http://i582.photobucket.com/albums/ss264/kiemkd_ptn_petrolimex/NghiatrangHangDuong-CDao/NghiatrangHD.jpg
GIẤC MƠ CÔN ĐẢO…



Đêm qua tôi nằm mơ
Thấy mình cùng bao bạn cũ
Háo hức tuổi đôi mươi, mười tám
Học chưa hết cấp ba đã tình nguyện vô chiến trường...

Thằng Thọ ít nói hay cười
Con gái trong lớp đứa nào cũng thích
Đi B cùng ngày nhưng rồi biệt tích
Nghe đâu vào tận Cà Mau…?

Thằng Thắng, Thằng Sơn, Thằng Cầu
Ba đứa thẳng vô Nam bộ
“Miền Đông gian lao mà anh dũng…”
Nhưng ngày thống nhất non sông không thấy trở về...

Đã ba chục năm rồi, người thân vẫn đi tìm
Đồng đội bây giờ, đứa già, đứa yếu
Biết tìm nhau ở đâu, chiến trường dài rộng thế
Đêm thường nằm mơ thấy nhau !

Nhưng lạ kỳ thay đêm qua
Tôi bỗng gặp lại chúng nó
Đang toe toét cười ngoài Côn Đảo
Bên hàng dương xanh thẳng tắp những nấm mồ !

Chúng nó vẫn như ngày xưa
Và chưa đứa nào có vợ
Gặp nhau cứ cười cười, nói nói
Xa quá bây ơi, nên bọn tớ không thể về quê ?!

Ngày nào ở đây cũng có người tới thăm
Hương khói no nê, tiền vàng không tiêu hết…
Chỉ khát khao gặp lại người thân thiết
Mà sao chẳng thấy bao giờ ?!

Ngay cả chúng bay cũng quá thờ ơ
Quên hết bạn bè một thời đi học
Nên chẳng thấy đứa nào tìm đến
Kể lại chuyện ngày xưa…?

****
Giật mình tỉnh dậy, vã mồ hôi
Chợt nhận ra, bạn vẫn mãi tít xa
Ngoài Côn Đảo
Nghĩa trang Hàng Dương vẫn đêm ngày sóng đánh
Nhức nhói tận đáy lòng !

Hà Nội, ngày 22.7.2010
Kiều Anh Hương
http://i582.photobucket.com/albums/ss264/kiemkd_ptn_petrolimex/NghiatrangHangDuong-CDao/VoThiSau.jpg
Nhặt nhạnh quanh đời vài ba chữ...
Gom lại chút thơ để tặng con
Được-mất, ăn-thua.. nhờ may rủi
Nào dám bon chen chốn đông người !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

THơ Kiều Anh Hương

http://i582.photobucket.com/albums/ss264/kiemkd_ptn_petrolimex/Vo%20Nguyen%20Giap/images338712_1239282514_vo20nguyen20giap1.jpg

BÁC LÀ ĐẠI TƯỚNG – BÁC LÀ ÔNG TIÊN !



Đi qua hai thế kỷ
Sống trọn một kiếp người
Bác là vị Đại Tướng ?
Là Ông Tiên giữa đời !

Hà Nội nghìn năm rồi
Nghìn năm trong binh lửa
Bao máu xương đã đổ
Cho một ngày bình yên ?

Đại Tướng của lòng dân
Ông Tiên của trăm họ
Giữa đời thường có thật
Việt Nam bỗng rạng ngời !

Nhẫn vì dân, vì đời
Nhẫn vì non, vì nước
Ông Tiên – Võ Nguyên Giáp
Chữ Nhẫn hóa chữ Tâm ! *

Ôi mong sao nước Nam
Ông Tiên sẽ mãi mãi
Sáng soi tình nhân ái
Giữ bền cùng nước non !

Hà Nội, ngày 27.8.2010
Kiều Anh Hương

* Ý thơ của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp :"Chữ Tâm, chữ Nhân xem ra cũng gần" (trong bài thơ NHẪN !)
Nhặt nhạnh quanh đời vài ba chữ...
Gom lại chút thơ để tặng con
Được-mất, ăn-thua.. nhờ may rủi
Nào dám bon chen chốn đông người !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NguyenTrong

http://farm5.static.flickr.com/4096/4940222500_a01bd2fa4e.jpg




HỘI NGỘ

Tặng nhau
chung một tấm hình
Có tôi
có bạn
có tình thơ ca
Muôn nơi
vui hội một nhà
Ngàn năm
vẫn nhớ
ngày ta gặp người

Nguyễn Trọng
308010


XIN CHÀO NT KIỀU ANH HƯƠNG


;http://nghelahay.com/Gif/ballet/bale_2.gif
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

THơ Kiều Anh Hương

http://i582.photobucket.com/albums/ss264/kiemkd_ptn_petrolimex/NV.jpg

NÀNG THƠ !
Tặng NV


Xin đừng uốn cong chiều của tôi
Chiều vàng óng vòng eo con gái
Hoàng hôn xuống rồi, chỉ còn lại
Ta và thơ dần trôi vào đêm !

Vầng trăng mười sáu, em thần tiên
Gió ma lực phả mùi thơm hư ảo
Cỏ mơn trớn khâu mối tình man dại
Theo em, vô định dưới trời sao…

Hãy ngân lên, hỡi trái tim đang yêu
Ta nghe rõ lời của mây, của gió
Ta nghe rõ lời của sông, của núi
Đất dưới chân và trăng ở trên đầu…

Và lặng nhìn…
Em mười sáu qua mau !

Ngày 25.7.2010
Kiều Anh Hương
Nhặt nhạnh quanh đời vài ba chữ...
Gom lại chút thơ để tặng con
Được-mất, ăn-thua.. nhờ may rủi
Nào dám bon chen chốn đông người !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

KIỀU ANH HƯƠNG đã viết:
HẠNH PHÚC

Ta lại chìm trong vô thức xa xăm…!

Xin đừng vô thức, xa xăm
Anh ơi, Hạnh Phúc đang nằm bên anh.
Ngủ yên trọn vẹn giấc lành
Ngày mai Hạnh Phúc cùng bình minh lên!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

THơ Kiều Anh Hương

http://i582.photobucket.com/albums/ss264/kiemkd_ptn_petrolimex/images1.jpg
http://i582.photobucket.com/albums/ss264/kiemkd_ptn_petrolimex/1190375966img1.jpg
CHỢ NGƯỜI…


Cách đây chừng hai chục năm hơn.., chợ người đã xuất hiện ở Hà Nội. Ngày ấy cơ chế thị trường mới mon men “thời mở cửa” nên đã có không ít những điều thị phi. Dễ hiểu thôi, bởi người ta đã quen sống trong bao cấp quá lâu rồi; Đạo đức một thời của chủ nghĩa xã hội không thể phủ nhận đã ăn sâu vào tim, vào óc mỗi người dân miền Bắc Việt Nam. Ngày ấy, đến bác xích lô cũng thật khó khăn lắm mới tìm được khách đi, bởi người ta đều nghĩ rằng ngồi trên xe để một bác xích lô (đa phần đã có tuổi) chở là mình đã là “sự bóc lột”, thậm chí là không có “nhân tính”…
Nhưng cuộc sống như dòng sông mùa lũ vẫn cứ tuôn chảy; những khái niệm về đạo đức xã hội cũng dần được rộng mở và được hiểu một cách “thoáng” hơn khi mà qui luật “cung – cầu” đã bắt đầu được xã hội chấp nhận và buộc phải chấp nhận, nhất là trong cơ chế thị trường ! Nhìn lại một chặng đường , tuy chưa dài của quá trình đổi mới, phải nói rằng tất cả chúng ta thật sự vui mừng trước những chuyển động tích cực của đất nước…
Nhưng đó là cuộc sống, là đời… Còn bây giờ tôi đang nói, đang viết về thơ cơ mà; Cớ sao lại sa đà đến vây ? Nhưng không, tôi đang nói về thơ đấy. Bài thơ tôi đang nói có liên quan đến chợ người thật. Tôi bất ngờ gặp được tác giả Nguyễn Đăng Thuyết trong một kỳ “ọp-ẹp” mùa ngâu 2010 và thật sự có cảm tình với anh, đặc biệt khi lục tung ngôi nhà thơ của anh trong Thi viện. Quả là “hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”, tôi đã không phải thất vọng khi dễ dàng tìm thấy rất nhiều bài thơ hay của anh trên diễn đàn này. Tôi cũng rất thích bài thơ “Phố làng” của anh nhưng chợt nghĩ; thôi hãy để dành; bây giờ phải đi chợ đã. Chợ người cơ mà, may ra mình có thể kiếm được người giúp việc “sửa bông” và “chuyện bếp núc” cho văn chương sắp được xuất bản. He, kể cũng khoái…

Trở lại với bài thơ “chợ người” tôi lại thoáng buồn, dẫu vẫn biết cơ chế thị trường là vậy, nhưng sao mà không xót xa cho những phận người khi mà:
“Chợ gì ?
Chẳng thịt chẳng rau
Đầu đường góc phố
Một mầu áo quê
Tám phương lũ lượt kéo về
Bán thân gán sức nặng nề tới khuya…”

Không cần “vòng vo tam quốc”, chợ quê như một bức tranh “tả thực” đến nỗi đọc lên là nó đã dội thẳng ngay vào tim. Đau !

Ở Hà Nội, bây giờ người ta hay dùng chữ “nhà quê” lắm. Chắc chắn không phải là tất cả, nhưng nhiều. Tỷ như: bọn nhà quê, thằng nhà quê, mấy chị nhà quê… Tôi biết những từ đó dẫu chỉ là những khẩu ngữ “bình dân” thôi, chứ người ta cũng chẳng có ý “miệt thị” gì to tát lắm đâu. Nhưng nhiều khi nghĩ mà buồn, bởi chính những người hay dùng từ “nhà quê” đó có khi cũng vừa chân ướt chân ráo ở nhà quê ra tỉnh thôi ! Thật là kệch cỡm ! Có một lần tôi lái xe ôtô vào một phố nhỏ ở Hà Nội; đường tắc, tôi tính mở cửa xe ra để ngó xem có cách nào quay đầu xe và “chuột rút” được không ? Nhưng vừa mới hé cửa đã nghe một tiếng quát: “Thằng nhà quê kia ! Coi chừng !”. Tôi chưa kịp định thần thì thấy một xe máy “ba bét nhè” không phanh cứ lùi lũi vút qua, sát sạt; Người lái là một cậu bé “mũi vắt chưa hết sửa” nhem nhuốc dầu mỡ. Thì ra cậu ta thấy biển số xe của tôi là biển ngoại tỉnh (16 LD….) nên cậu ấy nghĩ tôi là người Hải Phòng, là “thằng nhà quê ra tỉnh” nên to tiếng để “át vía”… Nhưng không, tôi biết, cậu ta cũng chẳng có ý gì đâu, chỉ tại xe máy cà khổ của cậu ta “không chuông, không phanh, không gác bà ga..” nên phải thét lên thật to kẻo lại… Cũng may tôi kịp đóng cửa xe lại. Nghĩ vừa tức, vừa buồn cười…
Tôi cũng vốn là “dân nhà quê” ra tỉnh ! Những ngày đầu mới ra nghe hai từ đó cũng “tức ngực” lắm, nhưng nghe mãi rỗi cũng thành quen và nhiều khi chính mình cũng bị “lây” dùng như họ. Còn nhớ, ngày ông cụ nhà tôi còn sống, trong một lần nói chuyện, tôi trót dùng chữ “nhà quê” đã bị cụ cho một “chưởng” tơi bời về đạo đức văn hóa này nọ… Cụ còn nói: “nhà quê” là từ dùng để miệt thị những người nghèo hèn ở chốn quê; Con phải dùng chữ “nông dân” hoặc “nông thôn”, “người nông dân” hay “người nông thôn” thế mới đúng, thế mới là có văn hóa… Nhờ vậy, tôi đã bỏ được cụm từ không đẹp này. Thì ra văn hóa cũng phải học, cũng phải tu rèn, chỉnh chu lắm mới có được !
Vì vậy, khi đọc bài thơ “Chợ làng” của tác giả Nguyễn Đăng Thuyết tôi thực sự xúc động và sẻ chia với bao cảnh đời đang khốn khó ở chợ người.
“Tha hương vật vã khắp nơi
Cổ cầy vai cuốc nổi trôi phố phường
Vỉa hè !
Vất vưởng đêm trường
Bóng loà lay lắt lề đường sớm hôm...”

Đã đành, “nghèo thì hèn”, nhưng tôi tin những người dám mang sức vóc của mình ra chợ để bán vì mưu sinh thì chắc chắn là không hèn bởi vì tôi biết trong số đó có rất nhiều những “sức người” còn rất trẻ và không ít người trong số họ đã bán sức để kiếm tiền ăn, học và đã thành tài, thành danh đấy thôi. Ngày xưa khi ra Hà Nội đi học, tôi cũng đã từng “đi kéo xe bò, cuốc đất làm thuê/Đêm vất vưởng ngủ vỉa hè…mơ mộng !…” (KAH), chỉ khác là ngày ấy chưa có chợ người; Nếu có chắc tôi cũng sẽ đem cái sức hèn của mình đi bán; Có cách nào tốt hơn đâu khi mà “túi lủng quanh năm một kiếp đời” (KAH). Vậy thì:
“Mồ hôi !
Từng vốc đầm đìa
Đắng cay nhỏ giọt
Nghiêng thìa cháo cơm…”

Âu cũng là không còn con đường nào khác.
Nhưng nói gì thì nói, chợ người ở ngoài đời có thể là bình thường rồi, nhưng chợ người vào trong thơ thì không còn bình thường nữa; Đọc vẫn thấy cay cay đầu mũi vậy ! Đau lắm !
Cảm ơn Nguyễn Đăng Thuyết, anh đã dâng tặng cho thi đàn những vần thơ thật xúc động.
Mà nói cho cùng, thơ là gạch nối giữa những tấm lòng. Nói vậy thì bài thơ “chợ người” của Nguyễn Đăng Thuyết có thể coi là một thành công ! Mà thành công thì cũng có nghĩa là hay! Nguyễn đăng Thuyết có rất nhiều những bài thơ hay và rất bình dị như vậy. Chẳng phải tìm kiếm đâu xa, các bạn hãy vào trang thơ trên “Thivien.net” là có thể tìm thấy. Còn bây giờ, mời các bạn đọc lại bài thơ “Chợ người” của anh và cùng suy ngẫm !

Xin cảm ơn tác giả và cảm ơn các bạn đọc đã quan tâm đến bài viết này của tôi. Hãy chia sẻ với bao cảnh đời khốn khó và chia sẻ với tác giả !

Hải Phòng, ngày 31.8.2010
Kiều Anh Hương



CHỢ NGƯỜI
Tác giả; Nguyễn Đăng Thuyết

Chợ gì ?
Chẳng thịt chẳng rau
Đầu đường góc phố
Một mầu áo quê
Tám phương lũ lượt kéo về
Bán thân gán sức nặng nề tới khuya
Mồ hôi !
Từng vốc đầm đìa
Đắng cay nhỏ giọt
Nghiêng thìa cháo cơm
Lũ lam khó nhọc từng cơn
Thấm người bé họng tủi hờn trong tim
Mưa giông bão giật trời tìm
Sóng yên biển lặng ăn xin kiếp đời
Tha hương vật vã khắp nơi
Cổ cầy vai cuốc nổi trôi phố phường
Vỉa hè !
Vất vưởng đêm trường
Bóng loà lay lắt lề đường sớm hôm...
Nhặt nhạnh quanh đời vài ba chữ...
Gom lại chút thơ để tặng con
Được-mất, ăn-thua.. nhờ may rủi
Nào dám bon chen chốn đông người !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Chợ người hay cũng chợ ta?
Chạnh lòng: "mình đã từng ra bán mình?"
Mênh mông thế giới văn minh
Đều mua bán cả, khác hình thức thôi!
Nhiều khi tôi muốn bán tôi
Nhưng đi rao khắp chợ trời chẳng mua.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Đăng Thuyết

KIỀU ANH HƯƠNG đã viết:
http://i582.photobucket.com/albums/ss264/kiemkd_ptn_petrolimex/images1.jpg
http://i582.photobucket.com/albums/ss264/kiemkd_ptn_petrolimex/1190375966img1.jpg
CHỢ NGƯỜI…


Cách đây chừng hai chục năm hơn.., chợ người đã xuất hiện ở Hà Nội. Ngày ấy cơ chế thị trường mới mon men “thời mở cửa” nên đã có không ít những điều thị phi. Dễ hiểu thôi, bởi người ta đã quen sống trong bao cấp quá lâu rồi; Đạo đức một thời của chủ nghĩa xã hội không thể phủ nhận đã ăn sâu vào tim, vào óc mỗi người dân miền Bắc Việt Nam. Ngày ấy, đến bác xích lô cũng thật khó khăn lắm mới tìm được khách đi, bởi người ta đều nghĩ rằng ngồi trên xe để một bác xích lô (đa phần đã có tuổi) chở là mình đã là “sự bóc lột”, thậm chí là không có “nhân tính”…
Nhưng cuộc sống như dòng sông mùa lũ vẫn cứ tuôn chảy; những khái niệm về đạo đức xã hội cũng dần được rộng mở và được hiểu một cách “thoáng” hơn khi mà qui luật “cung – cầu” đã bắt đầu được xã hội chấp nhận và buộc phải chấp nhận, nhất là trong cơ chế thị trường ! Nhìn lại một chặng đường , tuy chưa dài của quá trình đổi mới, phải nói rằng tất cả chúng ta thật sự vui mừng trước những chuyển động tích cực của đất nước…
Nhưng đó là cuộc sống, là đời… Còn bây giờ tôi đang nói, đang viết về thơ cơ mà; Cớ sao lại sa đà đến vây ? Nhưng không, tôi đang nói về thơ đấy. Bài thơ tôi đang nói có liên quan đến chợ người thật. Tôi bất ngờ gặp được tác giả Nguyễn Đăng Thuyết trong một kỳ “ọp-ẹp” mùa ngâu 2010 và thật sự có cảm tình với anh, đặc biệt khi lục tung ngôi nhà thơ của anh trong Thi viện. Quả là “hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”, tôi đã không phải thất vọng khi dễ dàng tìm thấy rất nhiều bài thơ hay của anh trên diễn đàn này. Tôi cũng rất thích bài thơ “Phố làng” của anh nhưng chợt nghĩ; thôi hãy để dành; bây giờ phải đi chợ đã. Chợ người cơ mà, may ra mình có thể kiếm được người giúp việc “sửa bông” và “chuyện bếp núc” cho văn chương sắp được xuất bản. He, kể cũng khoái…

Trở lại với bài thơ “chợ người” tôi lại thoáng buồn, dẫu vẫn biết cơ chế thị trường là vậy, nhưng sao mà không xót xa cho những phận người khi mà:
“Chợ gì ?
Chẳng thịt chẳng rau
Đầu đường góc phố
Một mầu áo quê
Tám phương lũ lượt kéo về
Bán thân gán sức nặng nề tới khuya…”

Không cần “vòng vo tam quốc”, chợ quê như một bức tranh “tả thực” đến nỗi đọc lên là nó đã dội thẳng ngay vào tim. Đau !

Ở Hà Nội, bây giờ người ta hay dùng chữ “nhà quê” lắm. Chắc chắn không phải là tất cả, nhưng nhiều. Tỷ như: bọn nhà quê, thằng nhà quê, mấy chị nhà quê… Tôi biết những từ đó dẫu chỉ là những khẩu ngữ “bình dân” thôi, chứ người ta cũng chẳng có ý “miệt thị” gì to tát lắm đâu. Nhưng nhiều khi nghĩ mà buồn, bởi chính những người hay dùng từ “nhà quê” đó có khi cũng vừa chân ướt chân ráo ở nhà quê ra tỉnh thôi ! Thật là kệch cỡm ! Có một lần tôi lái xe ôtô vào một phố nhỏ ở Hà Nội; đường tắc, tôi tính mở cửa xe ra để ngó xem có cách nào quay đầu xe và “chuột rút” được không ? Nhưng vừa mới hé cửa đã nghe một tiếng quát: “Thằng nhà quê kia ! Coi chừng !”. Tôi chưa kịp định thần thì thấy một xe máy “ba bét nhè” không phanh cứ lùi lũi vút qua, sát sạt; Người lái là một cậu bé “mũi vắt chưa hết sửa” nhem nhuốc dầu mỡ. Thì ra cậu ta thấy biển số xe của tôi là biển ngoại tỉnh (16 LD….) nên cậu ấy nghĩ tôi là người Hải Phòng, là “thằng nhà quê ra tỉnh” nên to tiếng để “át vía”… Nhưng không, tôi biết, cậu ta cũng chẳng có ý gì đâu, chỉ tại xe máy cà khổ của cậu ta “không chuông, không phanh, không gác bà ga..” nên phải thét lên thật to kẻo lại… Cũng may tôi kịp đóng cửa xe lại. Nghĩ vừa tức, vừa buồn cười…
Tôi cũng vốn là “dân nhà quê” ra tỉnh ! Những ngày đầu mới ra nghe hai từ đó cũng “tức ngực” lắm, nhưng nghe mãi rỗi cũng thành quen và nhiều khi chính mình cũng bị “lây” dùng như họ. Còn nhớ, ngày ông cụ nhà tôi còn sống, trong một lần nói chuyện, tôi trót dùng chữ “nhà quê” đã bị cụ cho một “chưởng” tơi bời về đạo đức văn hóa này nọ… Cụ còn nói: “nhà quê” là từ dùng để miệt thị những người nghèo hèn ở chốn quê; Con phải dùng chữ “nông dân” hoặc “nông thôn”, “người nông dân” hay “người nông thôn” thế mới đúng, thế mới là có văn hóa… Nhờ vậy, tôi đã bỏ được cụm từ không đẹp này. Thì ra văn hóa cũng phải học, cũng phải tu rèn, chỉnh chu lắm mới có được !
Vì vậy, khi đọc bài thơ “Chợ làng” của tác giả Nguyễn Đăng Thuyết tôi thực sự xúc động và sẻ chia với bao cảnh đời đang khốn khó ở chợ người.
“Tha hương vật vã khắp nơi
Cổ cầy vai cuốc nổi trôi phố phường
Vỉa hè !
Vất vưởng đêm trường
Bóng loà lay lắt lề đường sớm hôm...”

Đã đành, “nghèo thì hèn”, nhưng tôi tin những người dám mang sức vóc của mình ra chợ để bán vì mưu sinh thì chắc chắn là không hèn bởi vì tôi biết trong số đó có rất nhiều những “sức người” còn rất trẻ và không ít người trong số họ đã bán sức để kiếm tiền ăn, học và đã thành tài, thành danh đấy thôi. Ngày xưa khi ra Hà Nội đi học, tôi cũng đã từng “đi kéo xe bò, cuốc đất làm thuê/Đêm vất vưởng ngủ vỉa hè…mơ mộng !…” (KAH), chỉ khác là ngày ấy chưa có chợ người; Nếu có chắc tôi cũng sẽ đem cái sức hèn của mình đi bán; Có cách nào tốt hơn đâu khi mà “túi lủng quanh năm một kiếp đời” (KAH). Vậy thì:
“Mồ hôi !
Từng vốc đầm đìa
Đắng cay nhỏ giọt
Nghiêng thìa cháo cơm…”

Âu cũng là không còn con đường nào khác.
Nhưng nói gì thì nói, chợ người ở ngoài đời có thể là bình thường rồi, nhưng chợ người vào trong thơ thì không còn bình thường nữa; Đọc vẫn thấy cay cay đầu mũi vậy ! Đau lắm !
Cảm ơn Nguyễn Đăng Thuyết, anh đã dâng tặng cho thi đàn những vần thơ thật xúc động.
Mà nói cho cùng, thơ là gạch nối giữa những tấm lòng. Nói vậy thì bài thơ “chợ người” của Nguyễn Đăng Thuyết có thể coi là một thành công ! Mà thành công thì cũng có nghĩa là hay! Nguyễn đăng Thuyết có rất nhiều những bài thơ hay và rất bình dị như vậy. Chẳng phải tìm kiếm đâu xa, các bạn hãy vào trang thơ trên “Thivien.net” là có thể tìm thấy. Còn bây giờ, mời các bạn đọc lại bài thơ “Chợ người” của anh và cùng suy ngẫm !

Xin cảm ơn tác giả và cảm ơn các bạn đọc đã quan tâm đến bài viết này của tôi. Hãy chia sẻ với bao cảnh đời khốn khó và chia sẻ với tác giả !

Hải Phòng, ngày 31.8.2010
Kiều Anh Hương



CHỢ NGƯỜI
Tác giả; Nguyễn Đăng Thuyết

Chợ gì ?
Chẳng thịt chẳng rau
Đầu đường góc phố
Một mầu áo quê
Tám phương lũ lượt kéo về
Bán thân gán sức nặng nề tới khuya
Mồ hôi !
Từng vốc đầm đìa
Đắng cay nhỏ giọt
Nghiêng thìa cháo cơm
Lũ lam khó nhọc từng cơn
Thấm người bé họng tủi hờn trong tim
Mưa giông bão giật trời tìm
Sóng yên biển lặng ăn xin kiếp đời
Tha hương vật vã khắp nơi
Cổ cầy vai cuốc nổi trôi phố phường
Vỉa hè !
Vất vưởng đêm trường
Bóng loà lay lắt lề đường sớm hôm...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Đăng Thuyết

Kính gửi anh KIỀU ANH HƯƠNG em rất cám ơn anh đã đoc và bình bài CHỢ NGƯỜI của em trên Thi Viện .Để có một người đồng cảm với mình trong một bài thơ cũng chẳng dễ dàng chút nào.Một lần nữa êm cám ơn anh và hy vọng sẽ được đọc nhiều bài bình của anh.Anh Hương có cách viết rất có hồn gây cho người đoc nhiều cảm xúc cho phép em dừng bút.Hẹn một ngày anh em mình lại gặp nhau.Em Nguyễn Đăng Thuyết
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 25 trang (247 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [17] [18] [19] [20] [21] [22] [23] ... ›Trang sau »Trang cuối