Tên bài thơ:
Tam quá Hải VânTên nguyên gốc:
三過海雲Tên tiếng Việt:
Ba lần qua Hải VânTác giả:
Trần Bích SanNhóm bài:
Mai Nham thi thảoGửi bởi
hongha83Ngày gửi: 09/06/2025 09:10
Xoá bởi:
AdminLý do xoá:
bài trùng三年三上海雲臺,
一鳥身輕獨往回。
草樹半空低日月,
乾坤隻眼小塵埃。
文非山水無奇氣,
人不風霜未老才。
休道秦關征路險,
馬頭花盡戴煙開。
Phiên âm:Tam niên tam thướng Hải Vân đài
Nhất điểu thân khinh độc vãng hồi
Thảo thụ bán không đê nhật nguyệt
Càn khôn chích nhãn tiểu trần ai
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí
Nhân bất phong sương vị lão tài
Hưu đạo Tần quan chinh lộ hiểm
Mã đầu hoa tận đới yên khai
Dịch nghĩa:Ba năm ba lần lên đèo Hải Vân
Con chim thân nhẹ một mình qua lại
Cây cỏ giữa tầng không, mặt trời mặt trăng đều dưới thấp
Cả đất trời thu vào con mắt, cõi trần coi như nhỏ không
Văn không có sơn thuỷ thì không có khí lạ
Người chưa dãi dầu sương gió thì chưa thể già dặn
Thôi đừng nói đường qua ải Tần là hiểm trở
Nơi đầu ngựa, hoa đều đội mây mà nở
Chú thích:Hải Vân là dãy núi tách từ rặng núi của dãy Bạch Mã (là một phần của dãy Trường Sơn) đâm ra biển, chóp vướng mây trời, chân dầm nước biển, ngọn núi cao nhất 1.172m so với mực nước biển. Trên dãy núi này có đèo Hải Vân nằm trên quốc lộ 1 ở ranh giới thành phố Huế (ở phía Bắc) và thành phố Đà Nẵng (ở phía Nam), đường đèo cao 500m, dài 20km.
Trước thời Trần, vùng đất có đèo Hải Vân thuộc về hai châu Ô, Rí của vương quốc Champa (Chiêm Thành). Sau khi được vua Champa là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn Công chúa Huyền Trân đời Trần vào năm 1306, thì ngọn đèo chính là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Năm 1402, nhà Hồ (dưới triều Hồ Hán Thương) sai tướng Đỗ Mãn đem quân sang đánh Chiêm Thành, khiến vua nước ấy là Ba Đích Lại (Jaya Sinhavarman V) phải cắt đất Chiêm Động và Cổ Luỹ để cầu hoà. Kể từ đó, cả vùng đất có đèo Hải Vân mới thuộc hẳn về nước Đại Ngu (tức Việt Nam ngày nay), và trở thành ranh giới tự nhiên của hai xứ Thuận Hoá và Quảng Nam, như sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn đã chép: “Hải Vân dưới sát bờ biển, trên chọc từng mây là giới hạn của hai xứ Thuận Hoá và Quảng Nam”. Vào thời Nguyễn, đèo Hải Vân vẫn là chỗ giáp giới giữa Thừa Thiên và Quảng Nam, phía bắc chân núi giáp vực biển có hang Dơi, tục gọi là bãi Tiêu. Tương truyền xưa có thần sóng, thuyền đi qua đó thường bị lật chìm, nên ngạn ngữ có câu: “Đường bộ thì sợ Hải Vân, Đường thuỷ thì sợ sóng thần Hang Dơi”.
Trước đây núi còn được gọi là Ải Lĩnh, đèo còn gọi là Ải Vân vì trên đỉnh đèo có một cửa ải. Dân gian thường gọi là Ngải Lĩnh vì trên núi này có mọc nhiều cây ngải, tương truyền đến mùa hoa nở, gió thổi bay xuống biển, cá ăn được sẽ hoá thành rồng. Cửa ải này được xây từ thời nhà Trần. Vua Lê Thánh Tông khi dừng chân ngắm cảnh ở đây đề tặng cho ải danh hiệu “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” 天下第一雄關. Năm 1826, vua Minh Mạng cho trùng tu và đặt tên là Hải Vân quan 海雲關, và từ đó người ta cũng quen gọi núi và đèo là Hải Vân.
Nguồn:[Thông tin ẩn]
(Bài viết được gửi tự động)