Trang trong tổng số 2 trang (13 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]

Ảnh đại diện

Hà Như


Đoạn Trường Tân Thanh
bản Kiều Oánh Mậu
in năm Thành Thái Nhâm Dần (1902)


Đoạn trường tân thanh, Tác giả: Lễ bộ Hữu tham tri Hồng Sơn Liệp Hộ Tố Như tử Nguyễn Du, còn có:
phần phê bình: - Nguyên Hình bộ Hữu tham tri đắc cách Liên Trì Ngư giả Vũ Trinh mặc bình,
- Nguyên Thiên Trường Tri phủ mông tặng Hàn lâm, Châu Sơn Tiều Lữ Nguyễn Lượng châu bình.
10 điều nói đầu của Giá Sơn – Kiều Oánh Mậu
Tựa của Đào Nguyên Phổ,
Nguyễn Du liệt truyện, do Quốc sử tiền biên lục xuất
Tiểu sử Nguyễn Du trích từ Quốc sử tiền biên
và cuối phần giới thiệu là Đề từ của Phạm Quý Thích.
(Bản do Thế Anh Dịch, phiên âm, dịch chú thích của Kiều Oánh Mậu và khảo dị NXB Văn học in năm 2013 còn có bài Một vài cảm nghĩ, của Nhà giáo nhân dân, Giáo sư Nguyễn Đình Chú (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Lời nói đầu của Thế Anh)
Dưới đây là Đề từ của Phạm Quý Thích.

題辭
佳人不是到錢塘,
半世煙花債未償。
玉面豈應埋水國,
冰心自可對金郎。
斷腸夢裏根緣了,
薄命琴終怨恨長。
一片才情千古累,
新聲到底為誰傷。
范貴適


Đề từ
Giai nhõn bất thị đáo Tiền Đường,
Bỏn thế yờn hoa trỏi vị thường.
Ngọc diện khởi ưng mai thuỷ quốc,
Băng tâm tự khả đối Kim Lang.
Đoạn trường mộng tỉnh căn duyên liễu,
Bạc mệnh cầm chung oỏn hận trường.
Nhất phiến tài tỡnh thiờn cổ luỵ,
Tân thanh đáo để vị thuỳ thương.

Hoa Đường Lập Trai-Phạm Quý Thích đề

Dịch nghĩa:
Giọt nước Tiền Đường chẳng rửa oan,
Phong hoa bao trắng nợ hồng nhan.
Lòng tơ còn vướng chàng Kim Trọng,
Gót ngọc không tiêu chốn thuỷ quan.
Nửa giấc đoạn trường tan gối điệp,
Một dây bạc mệnh dứt cầm loan.
Cho hay những kẻ tài tình lắm,
Trời bắt làm gương để thế gian.


Hà Như sưu tầm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như


Giới thiệu sách mới

Truyện KIỀU
bản UNESCO
Nhà Xuất bản Lao động 10 - 2013

Nhằm phục vụ và Chào mừng việc Đại hội đồng UNESCO thông qua Nghị quyết Vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du, Ban vận động UNESCO Vinh danh Nguyễn Du biên soạn quyển Truyện KIỀU
bản UNESCO Quốc ngữ - Nôm đối chiếu. Xin giới thiệu Lời giới thiệu của Ông Nguyễn Mạnh Cầm, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ ngoại giao, Trưởng ban Vận động Vinh danh Nguyễn Du và Lời nói đầu của TS Phan Tử Phùng, Chủ biên quyển sách nói trên.
Vậy trân trọng giới thiệu với Diễn đàn Thi viện, trên chủ đề Tựa Truyện Kiều.


Lời giới thiệu của Nguyễn Mạnh Cầm

Nói đến Truyện Kiều là nói đến những tinh hoa của ngôn ngữ Việt, của văn hóa Việt thể
hiện trong Truyện Kiều.
Nói đến Truyện Kiều là nói đến tính phổ cập cao, tính lan tỏa rộng của tác phẩm trong
nhân dân, tiêu chí mà UNESCO đánh giá cao và luôn hướng tới.
Nói đến Truyện Kiều là nói đến cống hiến vĩ đại của Nguyễn Du, người anh hùng yêu
nước, có lòng tự hào dân tộc, người đã dũng cảm vượt qua rào cản nặng nề hàng ngàn năm
của Hán văn ở trong xã hội để viết Truyện Kiều bằng Việt văn, đưa tiếng Việt, đưa ngôn
ngữ Việt lần đầu tiên trở thành ngôn ngữ văn học chính thống của quốc gia. Đó chính là khí phách anh hùng của Nguyễn Du, đó cũng chính là khí phách anh hùng và lòng tự hào dân tộc của nhân dân Việt Nam.
Với cái tâm sáng đối với Nguyễn Du, các tác giả của cuốn Truyện Kiều (bản UNESCO)
đã làm nổi bật được những điều đó.
Nguyễn Mạnh Cầm
(đã ký, không ghi chức danh )

Hà Như sưu tầm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như


Giới thiệu sách mới

Truyện KIỀU
bản UNESCO
Nhà Xuất bản Lao động 10 - 2013

Nhằm phục vụ và Chào mừng việc Đại hội đồng UNESCO thông qua Nghị quyết Vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du, Ban vận động UNESCO Vinh danh Nguyễn Du biên soạn quyển Truyện KIỀU bản UNESCO Quốc ngữ - Nôm đối chiếu. Xin giới thiệu  với Diễn đàn Thi viện, trên chủ đề Tựa Truyện Kiều Lời nói đầu của TS Phan Tử Phùng, Chủ biên quyển sách.


Lời nói đầu của TS Phan Tử Phùng, Chủ biên Truyện KIỀU bản UNESCO Quốc ngữ - Nôm đối chiếu

LỜI NÓI ĐẦU
Truyện Kiều là kiệt tác văn học của Việt Nam. Nguyễn Du – tác giả của Truyện Kiều là nhà thơ lớn, nhà văn hoá lớn của dân tộc ta, được nhân dân ta  tôn vinh là Đại thi hào của dân tộc.
Với mong muốn thế giới biết đến Truyện Kiều, biết đến Nguyễn Du, chúng tađã vận động UNESCO vinh danh ụng để những giá trị thực có của ngôn ngữ Việt, của và văn hoá Việt thể hiện trong Truyện Kiều được đánh giá và được khẳng định bằng một văn bản pháp lý của Tổ chức Văn hoá Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc.
Hồ sơ khoa học đề nghị vinh danh Nguyễn Du của Việt Nam được đánh giá cao và ngày 12/4/2013 Ban chấp hành UNESCO họp ở Paris đã ra Nghị quyết 191EX/32 đề nghị Đại hội đồng UNESCO vinh danh Nguyễn Du cùng 92 Danh nhân văn hoá thế giới của các nước được vinh danh đợt 2014-2015.
Đây là lần đầu tiên UNESCO vinh danh Nguyễn Du. Đó thực sự là một vinh dự to lớn và là niềm tự hào của nhân dân Việt Nam trước cộng đồng quốc tế các tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của 195 nước thành viên của UNESCO.
Vinh danh Nguyễn Du là vinh danh một con người có cái tâm sáng, là vinh danh một nhà thơ lớn, một nhà văn hoá lớn, giàu tư duy độc lập sáng tạo, có tinh thần yêu nước, có lòng tự hào dân tộc, có tình yêu tiếng nói mẹ đẻ mãnh liệt, đã dũng cảm vượt qua rào cản gạt bỏ ảnh hưởng nặng nề hàng ngàn năm của Hán văn để viết bằng Việt văn,  lần đầu tiên đưa tiếng Việt trở thành ngôn ngữ văn học chính thống của quốc gia. Việc làm này, đã được thế giới đánh giá ngang tầm vĩ đại của các học giả Châu Âu đã dũng cảm vượt qua rào cản tiếng Latin để sáng tác văn học bằng ngôn ngữ của chính dân tộc họ.
Cuốn Truyện Kiều này được xuất bản nhằm chào mừng sự kiện Nguyễn Du, tác giả của nó – Nguyễn Du, nhà thơ lớn, nhà văn hoá lớn của Việt Nam được UNESCO vinh danh. Sách được biên tập mới theo các tiêu chí đã được giới thiệu trong hồ sơ khoa học của Ban vận động đệ trình UNESCO, đề nghị vinh danh Nguyễn Du. Đó là một cuốn Truyện Kiều hoàn chỉnh  (¿) vừa giới thiệu được kiệt tác văn học của Việt Nam, vừa giới thiệu được văn hoá chữ viết của người Việt thời xưa và thời nay.
Sách gồm có ba phần: phần văn bản Truyện Kiều, phần chú giải câu chữ và phần giới thiệu Truyện Kiều. Nguyễn Du viết Truyện Kiều bằng tiếng Việt. Văn bản Truyện Kiều là bản Việt văn. Kế thừa thành tựu nghiên cứu của các nhà Kiều học ở trong và ngoài nước, phần văn bản Truyện Kiều lấy nội dung các bản Kiều Nôm cổ làm căn cứ, lấy tíinh phổ cập, tính lan tỏa rộng của Truyện Kiều và lấy sự trong sáng, rõ ràng của văn phong tiếng Việt làm tiêu chí để biên tập. Truyện Kiều là sáng tác của Nguyễn Du song Truyện Kiều cũng là cuốn sách quá thân quen với mọi người Việt Nam. Truyện Kiều được Nguyễn Du viết bằng tiếng Việt nên một mặt rất tôn trọng câu chữ ở các bản Kiều Nôm cổ song cũng rất trân trọng văn phong của tiếng Việt, trân trọng những câu thơ Kiều đã được mọi người trong xã hội nhập tâm, được nhân dân cả nước chấp thuận, nghiêm túc và trân trọng chỉnh sửa rất thuận ý, thuận vần, thuận miệng và sát thực, thể hiện sự trong sáng của tiếng Việt và tính phổ cập, tính lan tỏa rộng của Truyện Kiều, tiêu chí mà UNESCO đánh giá cao trong việc đề nghị vinh danh Nguyễn Du là Danh nhân văn hóa thế giới.
Văn bản Truyện Kiều được viết bằng hai thứ chữ; chữ Quốc ngữ ở dòng trên, chữ Nôm ở dòng dưới, cân đối từng câu một theo hàng ngang để vừa giới thiệu kiết tác của Nguyễn Du, vừa giới thiệu văn hóa chữ viết của người Việt xưa (chữ Nôm) và nay (chữ Quốc ngữ). Văn bản Quốc ngữ - Nôm đối chiếu nhằm lưu ý mọi người rằng Nguyễn Du viết Truyện Kiều bằng tiếng Việt và bản Kiều Nôm là một bản Việt văn (tuy về tự dạng chữ Nôm và chữ Hán nhìn rất giống nhau nhưng người Trung Quốc cũng không thể đọc hiểu được bản Kiều Nôm và đó là bản Truyện Kiều viết bằng tiếng Việt).
Phần chú giải chú trọng các khái niệm dân gian trong tâm thức  Việt và trong văn hóa Việt khi giải thích ngữ nghĩa của các câu chữ.
Phần giới thiệu Truyện Kiều nêu rõ những nét đẹp của ngôn ngữ Việt, của văn hoá Việt thể hiện trong Truyện Kiều cùng những tư duy độc lập sáng tạo và phương pháp luận khoa học diễn đạt ngôn ngữ thuần Việt trong sáng tác văn học của Nguyễn Du, một ngôn ngữ văn học trau chuốt nhưng giản dị, đài các nhưng gần gũi, sang trọng mà hồn nhiên, dân dã dễ hiểu mà tao nhã văn chương.  
Sách do TS.Phan Tử Phùng chủ biên và viết phần giới thiệu. Phần văn bản Truyện Kiều do Thế Anh, Nguyễn Khắc Bảo và Phan Văn Các biên tập. Phần chú giải do Trần Đình Tuấn biên tập. Phần chế bản chữ Nôm do Trần Thế Hào thực hiện.
                  
Ban vận động UNESCO vinh danh Nguyễn Du


Xin cảm ơn các bạn đã cổ vũ, động viên, chúc mừng Trần Mỗ tôi hoàn thành công việc này và sức khoẻ đang được hồi phục.
Hãy chờ đón, và hãy viết về Nguyễn Du, về Kiều để Chào mừng việc Đại hội đồng UNESCO thông qua Nghị quyết Vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du trong những ngày tới.
Ảnh bản Kiều này, xin xem tại facebook https://www.facebook.com/tran.thehao.50


Hà Như - Trần Thế Hào
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 2 trang (13 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]