Trang trong tổng số 3 trang (29 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vanachi

Mình có đăng vài bài viết về từ, bạn đọc xem: http://www.thivien.net/se...ph%E1%BA%A9m&Content=

Thơ có từng thể thì từ cũng có điệu, chính là từ phổ ở trên đó. Có điều số điệu từ thì cực nhiều, ở trên mình chỉ liệt kê ra những điệu phổ biến thôi. Bạn đọc qua mấy bài viết ở trên sẽ hiểu tại sao nó lại nhiều thế.

Về một mặt nào đó thì từ phẩm đối với người Trung Quốc nó là một cái gì đó tương tự như Lý con sáo, Lý ngựa ô,... của nhà mình vậy, nhưng mang tính hàn lâm hơn.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

sabina_mller

Sabina vào xem 2 bài viết về thể từ rồi, như bạn Điệp nói, từ giống như điệu dân ca của nhà mình, vậy tức là nếu Sabina khg thuộc mấy bài dân ca thì Sabina cũng khg thể tự viết 1 bài dựa theo điệu dân ca, hay nói cách khác, nếu Sabina khg quen các điệu từ thì khg thể làm theo đc? Đường thi còn có công thức, từ khg có công thức, mà theo điệu nhạc, làm khó nhau nhỉ? Hèn chi người thời nay chỉ làm đc Đường thi mà ít thấy ai làm đc từ, vì có biết điệu nhạc đâu mà làm?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

ah thì từ phổ chính là công thức đó. Không thuộc thì nói làm gì nữa :)), đời Tống từ ca kỹ đến văn quan võ tướng, vua chúa đều thuộc không ít thì nhiều sabina ạ :D. Thời đó chưa có jazz với pop, hip-hop thì biết làm gì đâu mà chẳng từ phẩm :))
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Diệp Đồng

Bạn DLH ơi, tên Bồ tát man có nghĩa là gì hả bạn? Và Ức Tần Nga nữa, có phải mang ý nghĩa là nhớ (ai đó) tên Tần Nga không? Tần Nga ở đây có giống với tần nga trong " Tần nga đối ảnh hận ly cư" (Lý Bạch) không hả bạn?

Khi nào rảnh bạn có thể giảng sơ cho mình về ý nghĩa tên hai điệu từ không? Xin cám ơn bạn thật nhiều.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Về tên các điệu từ thì khó mà tìm ra nguồn gốc lắm, mỗi điệu một kiểu, vì nói chung đều bắt nguồn từ dân ca. Mà là dân ca thì khó ai suy xét cho rõ ngọn ngành được.

"Ức Tần Nga" và "Bồ tát man" được coi là "tổ của các điệu từ" (bách đại từ điển chi tổ), đều là những điệu do Lý Bạch sáng tác trước tiên. Như vậy Lý Bạch được coi là người khởi nguồn cho từ khúc.

Bồ tát man: theo những thông tin mình tìm được thì là tên một khúc hát trong giáo phường đời Đường, bắt nguồn từ một cổ khúc của Miến Điện (Myanmar) du nhập vào TQ khoảng đời Đường Huyền Tông, sau có biến đổi đôi chút, còn có tên "Trùng điệp kim" 重疊金 (Vàng chất đầy :D), "Tử Dạ ca" 子夜歌. Còn tên tại sao như vậy thì mình cũng ko rõ lắm, Bồ tát là tên Phật (chú ý đời Đường Huyền Tông chính thịnh đạo Phật, truyện Đường Tăng thỉnh kinh cũng chính là vào đời vua này), man có lẽ là do nó có nguồn gốc ngoại lai (người TQ hay dùng các chữ man, di, khương, hồ để chỉ các dân tộc không thuộc trung nguyên).

Ức Tần Nga: tên điệu này chính là bắt nguồn từ bài từ của Lý Bạch, trong đó có câu "Tần Nga mộng đoạn Tần lâu nguyệt". Tần Nga là con gái của Tần Mục Công đời Xuân thu, tên là Lộng Ngọc. Trong "Đông Chu liệt quốc" có kể chuyện Lộng Ngọc là cô gái xinh đẹp, có tài thổi sáo. Tần Mục Công muốn kén rể nhưng nàng nói chỉ lấy ai thổi sáo giỏi hơn mình. Có chàng tên Tiêu Sử là thần tiên thổi sáo hay đến mức mỗi lần thổi chim phượng nghe thấy cũng phải đậu quanh. Lộng Ngọc mến phục nhận lời lấy Tiêu Sử, sau đó hai người lấy nhau, một hôm cưỡi rồng bay lên trời mất. (Mình nhớ không nhầm thì câu chuyện này còn muốn nói đây chính là 2 tổ nhân của cây sáo)

Tần Nga ở đây có giống với tần nga trong " Tần nga đối ảnh hận ly cư" (Lý Bạch) không hả bạn?
Hai cái đó khác nhau. Tần Nga 秦娥 (viết hoa) thì ở trên mình nói rồi, cái này là một điển tích nên cũng hay được nhắc tới trong cổ thi. Còn "tần nga" 顰蛾 trong bài "Đảo y thiên" chỉ có nghĩa là "nheo mày" thôi.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Diệp Đồng

Cám ơn bạn thật nhiều. Mình đọc từ thấy thích quá. Có điều không biết tiếng Trung lẫn Hán - Nôm nên việc tìm hiểu những thứ này cũng hơi khó khăn. Tích Lộng Ngọc - Tiêu Sử hồi trước mình có đọc qua trong Đông Chu liệt quốc, có điều không biết Tần Nga chính là để chỉ Tần Lộng Ngọc. Thật là thú vị.

Một lần nữa cảm ơn bạn rất nhiều.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cổ Phong

Học trò rất thích từ, cũng có đọc một vài diễn đàn nói về từ và thú thật vào diễn đàn cũng đã khá lâu nhưng chưa viết được bài nào, hôm nay vào lại thấy có từ phổ thì rất vui ... Học trò muốn xác định lại, từ luật chỉ dựa vào từ phổ hay còn có yếu tố nào khác?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Diệp Y Như

Mình cần luật của từ điệu "Nhất tiễn mai", rất mong các bạn giúp đỡ!
Mình xim cảm ơn nhiều!
Môn toả hoàng hôn,
Nguyệt tẩm mai hoa lãnh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

U Cốc Khách trả lời bạn ở đây rồi mà: http://machuong.thivien.n...ndex.php?topic=113.msg589
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Diệp Y Như

Điệp luyến hoa đã viết:
U Cốc Khách trả lời bạn ở đây rồi mà: http://machuong.thivien.n...ndex.php?topic=113.msg589
Uhm... Mình muốn tìm hiểu thêm một chút về cái vụ "Nguyên là bằng, có thể là trắc", "Nguyên là trắc, có thể là bằng" í mà ^^
Môn toả hoàng hôn,
Nguyệt tẩm mai hoa lãnh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 3 trang (29 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối