Trang trong tổng số 65 trang (649 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [44] [45] [46] [47] [48] [49] [50] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Như Diệu Linh

- Nhớ chị Un Ngố, lâu rồi không thấy bóng dáng đâu :((

- Thèm đọc những bài thơ buồn tàn thu của chị Thu phong [+__+]

- Bỗng nhiên muốn thấy lại Huynh Ưng Ngố biệt tích mí lâu nay 8->

- Ưa nhìn miền cảm xúc của chị Hoa cỏ 8->

- Thích thấy cái mặt Tôn Ngộ Không xuất hiện khắp mọi nơi của Huynh Khỉ đầu đàn ;;)

- Lại ưng phá cái vườn hoa của chị Nam Lan như dạo nọ :x

- Muốn ngây thơ như xưa để trong tâm tưởng không còn suy nghĩ.."loại trừ" :-s

- Muốn cùng bạn "chinh chiến" khắp nơi :">

- Muốn tỉ tê với chị Nguyệt Thu về "Thành huế chúng mình thương" :x

- Muốn gặp thầy Lốc Cốc Tử để xin quẻ đầu năm ;))

....v...v.. nhớ nhìu người và mún làm nhìu việc dữ lắm...

Hình như có rất nhiều thứ đã thay đổi trong 1 năm qua :)

Có những thứ đã qua đi nhưng vẫn để lại cho ta những dấu ấn gì đó, vọng về quá khứ trước khi nhón chân qua ngưỡng cửa... tương lai! ;)

Cầu mong sang năm mới, tất cả mọi người luôn bình an và hạnh phúc và... ấm áp :x

Mặt trời chiếu rọi khắp nhân gian
Chiếu xuống nhân sinh mải vội vàng
Đâu hay ánh nắng tan vào gió
Rồi hoá thành mây trắng lang thang...

http://i910.photobucket.com/albums/ac302/nhudieulinh/1305086331_12895681291289541360logo.gif

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đ.M.T

Chẳng thấy nhớ mình...[-(...giựn...=))
Chuyên tâm khiến chuyển
 Phương đắc tựu thành
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoa cỏ

@ Như Diệu Linh:

Mặt trời bé con
Đôi mắt xoe tròn
Má hồng môi thắm
Tươi hơn mùa xuân.

Một năm trôi qua
Nhớ thương còn lại
Tương lai đón đợi
Rạng rỡ niềm vui

Cô bé hay cười
Bốn mùa nắng ấm...
Tôi yêu cuộc sống hôm nay
Bởi trong tôi có những ngày hôm qua...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoa cỏ

Hôm nay, sáng ra đã rất...bực mình. May mà đến giờ không còn cảm giác đó nữa. Gặp bạn, buồn vui lẫn lộn...Đọc những dòng ngồ ngộ của Mặt Trời thấy vui, khẽ cười một mình...
Cám ơn tất cả!
Mùa xuân đang đến, mới lập xuân hôm qua mà, chúc toàn thể thi viện mình luôn vui, hạnh phúc và tràn trề cảm xúc!
Tôi yêu cuộc sống hôm nay
Bởi trong tôi có những ngày hôm qua...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

demmuadong

- "... chắc tại cái đầu Vịt nhỏ quá nên chỉ đủ cho yêu thương..." có phải ko?
- Đầu Vịt nhỏ thì đủ cho yêu thương, còn đầu Người mà nhỏ thì chỉ có hận thù thôi!
- Yêu thương nhỏ nhoi là vậy mà sao ko tồn tại được trong những cái đầu và trái tim rất lớn của con người!
... Thì cứ say cho xa đừng phải nhớ.
Thì cứ điên cho đổ vỡ đừng buồn...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

hoa cỏ đã viết:
Những ngày Tết đang trôi qua, chầm chậm, nằng nặng...Cũng không hiểu vì sao mấy ngày nay tâm trạng lại thế? Vì một lời nói nặng ư? Vì không về quê ư? hay vì vẫn phải lo cho một cuộc thi mà mình không muốn tham gia? Có lẽ là tất cả...Không muốn nghe chúc tụng, cũng chẳng chúc tụng ai. Điều này có thể do mình cực do mình cực đoan...Nhưng nếu được ước, mình sẽ ước trong lịch và cả trong thực tế nữa, không tồn tại ba ngày vừa qua. Còn những ngày tiếp theo...? Hi vọng...
@Hoa cỏ: Bầu trời cũng có lúc trong xanh, lúc mây trĩu. Dòng sông có chỗ thác ghềnh, chỗ bằng lặng cũng thuỷ triều lên xuống. Đêm ngày đổi nhau có ai trách đâu. Từ từ làm từng việc thôi bạn à. Mười tiếng nữa là nắng lên rồi đó.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Mình đã bỏ bê nhiều thứ mà trước đây vốn là niềm vui, sự hứng thú. Vì sao ư? Bận rộn cũng là một lý do, và có một lý do khác nữa: gấp khúc của những giai đoạn một đời người thường vẫn lặp lại theo chu kỳ: vui, buồn, hào hứng, chán nản... Tự biết điều đó cũng bình thường như tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, giới tính...

Mình may mắn và hạnh phúc khi bên cạnh người thân trong gia đình, mình có một người bạn luôn quan tâm và sẵn sàng chia sẻ bất kỳ khi nào mình thấy buồn mà không hề thấy bực bội vì những sự "mè nheo" đó... Như vậy chưa đủ để mình sống vui sao? Có hạnh phúc mà không biết tận hưởng cũng là một cái tội. Có niềm vui mà không biết trân quý sẽ có ngày đau đớn vì niềm vui ấy vụt bay đi đó NT!
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Ngôi trường bên chợ Đũi

        Năm cuối cùng của bậc trung học, tôi chuyển trường từ miền Trung vào Sài Gòn. Không đủ điều kiện xin học trường công như hồi ở quê nhà, tôi phải chọn một trường tư nào có uy tín mà học phí không cao lắm. Cầm tờ báo giới thiệu địa chỉ các trường tư thục, tôi đi một vòng thành phố tìm trường. Thành phố thời chiến tranh, nhưng coi bộ nhịp sống cũng không căng thẳng như bây giờ (Hay là hồi đó mình còn nhỏ, mọi việc đều nhìn đơn giản?). Tôi thích những chuyến xe lam lầm lũi trên đường phố, vì nó gợi lại kỷ niệm những ngày đi học ở quê. Đi qua trường Pétrus Ký, tôi thèm thuồng nhìn lên cái tháp đồng hồ và vòm cây xanh ngát của nó.

        Ở Sài Gòn, phía trước mỗi trường tư thục đều có một tấm biển dài, ghi tên các thầy cô trong ban giảng huấn phụ trách từng môn học. Các trường thường mời những thầy giáo giàu kinh nghiệm, vừa đứng trên bục giảng vừa viết sách giáo khoa, nên học trò mọt sách như tôi, dù ở quê xa, cũng biết tiếng các thầy (Chả bằng bây giờ, mình đổi mới, sách giáo khoa trung học hầu hết do các giảng viên đại học biên soạn, dù nhiều thầy cô không dạy trung học giờ nào cả!).

        Sau một ngày ròng rã đi “khảo sát”, tôi “chấm” được hai trường có thế mạnh về ban C. Trường Văn Học ở đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ) do Nguyên Sa Trần Bích Lan làm hiệu trưởng và Trường Trường Sơn ở đường Lê Văn Duyệt (nay là Cách mạng Tháng Tám), hiệu trưởng cũng là một văn nhân: Nguyễn Sỹ Tế. Nguyên Sa không chỉ là một thi sĩ thời danh mà còn là một nhà nghiên cứu triết học và phê bình văn học. Ngôi trường của ông có những thầy giỏi nhưng thành phần không đa dạng lắm. Nhìn danh sách giáo sư, thấy trường Trường Sơn dung nạp nhiều khuynh hướng hơn; thú vị nhất là có những thầy cộng tác với những tờ báo trái ngược nhau về quan điểm, lại cùng dạy ở đây. Và kể cũng thật lạ, cho đến bây giờ tôi vẫn không hiểu tại sao một ngôi trường ở Hòn Ngọc Viễn Đông thời đó mà lại mang tên Trường Sơn!

        Tôi ghi danh học buổi chiều, từ Phú Nhuận có thể đi xe lam lên theo đường Bà Huyện Thanh Quan và về theo đường Trương Định, nối dài là Đoàn Thị Điểm (mấy chục năm rồi hai con đường song song đó vẫn hai chiều ngược nhau như vậy). Lớp của tôi gần 60 học sinh, chưa đến mức thành “cá hộp” như một số trường khác, nhưng phòng học ở phía sau, khuất gió, nên mấy cái quạt chạy vù vù suốt buổi mà vẫn không hết oi bức. Trong lớp có mấy anh chị lớn tuổi vừa đi làm vừa đi học, mọi người đều chăm chỉ nghe giảng, hầu như không ai đi trễ về sớm, thầy giám thị chẳng bao giờ phiền trách.

        Buổi học đầu tiên của từng môn, thầy hiệu trưởng hay thầy giám học thường đến tận lớp giới thiệu đôi nét về giáo sư phụ trách. Có một chút hồi hộp khi lần đầu tiên diện kiến những thầy bấy lâu nay mình chỉ “văn kỳ thanh”. Thầy hiệu trưởng không dạy lớp tôi và tôi không còn ấn tượng gì về  tác phẩm của thầy, nhưng tôi vẫn nhớ dáng người nho nhã, thường đi khoan thai trong sân trường. Lớp tôi may mắn được học Pháp văn với thầy Lê Trung Nhiên, hồi đó là giảng sư Đại học Văn khoa Sài Gòn, có cách dạy rất chu đáo: thầy in ronéo các bài khoá với câu hỏi  hướng dẫn phát cho học sinh (mà không phải đóng tiền đâu nhé!) về nhà đọc trước, hôm sau thầy mới giảng tỉ mỉ từng chữ, từng câu. Thầy Trịnh Chuyết dạy môn sử địa, là tác giả cuốn Từ điển danh nhân thế giới.

        Các thầy giáo dạy môn triết học  đều trẻ và cùng đang dạy ở những trường công lập như Chu Văn An, Pétrus Ký… Thầy Nguyễn Trọng Văn dạy luận lý học (bây giờ gọi là lô-gích học), luôn có tinh thần xã hội, viết loạt bài về trí thức khuynh tả trên tạp chí Đối diện khiến tờ báo bị tịch thu. Tháng 12 năm đó Mỹ ném bom miền Bắc rất tàn bạo; một bữa thầy vào lớp, giọng nói chắc nịch, báo tin với chúng tôi: hôm qua Hà Nội bắn rơi hai máy bay B52! Thầy nổi tiếng với bài diễn thuyết Phạm Duy đã chết như thế nào ở Đại học Văn khoa; nhưng một hôm học căng thẳng quá, thầy bảo học trò hát bài Tóc mai sợi vắn sợi dài của người nhạc sĩ này để đỡ nhức đầu vì ông Aristote.

        Thầy Nguyễn Xuân Hoàng là một phong cách khác, dạy tâm lý học rất hấp dẫn và khúc chiết, có lần ra cho lớp một đề luận gợi nhiều hứng thú: “Quên là gì? Nguyên nhân và tác dụng của sự quên”. Thầy làm báo Văn, bài tuỳ bút Uống rượu ở chợ Đũi của thầy, viết về nhà giáo, nhà thơ Tạ Ký, có một câu mà tôi nhớ mãi: “Tạ Ký thơ hơn thơ của chính mình”. Có lẽ tôi không quên bài đó vì trường tôi học cũng ở gần bên chợ Đũi nằm ngay ngã tư Võ Văn Tần – Cách mạng Tháng Tám ngày nay. Tôi hình dung một buổi chiều cuối tuần, sau giờ dạy học, hai ông thầy giáo ngồi đối ẩm bàn chuyện văn chương trong một quán rượu, thấy nghề giáo cũng không đến nổi quá buồn tẻ! Tôi là học trò, giờ ra chơi thì đi uống nước mía rồi vào hiệu sách Đoàn Văn bên kia đường hay lục lọi tìm sách cũ dọc vỉa hè trước rạp Nam Quang.

        Hơn ba mươi năm sau, một hôm bước vào văn phòng cơ sở ngoại ngữ, nơi tôi đi làm thêm buổi tối, tôi bỗng gặp và nhận ra ngay thầy Lê Thế Thụ dạy Anh văn ngày trước ở trường Trường Sơn. Thì ra thầy trò chúng tôi đi một vòng rồi cũng lại gặp nhau ở một ngôi trường. Thầy qua tuổi xưa nay hiếm, về hưu đã lâu, nhưng vẫn nhận lời dạy cho những lớp Anh văn tại chức. Vào dịp khai giảng hay bế giảng khoá học, thầy lại lên dặn dò sinh viên và hát tặng mọi người bài When we were young quen thuộc. Buổi chiều lúc này hay kẹt xe, thầy luôn đến trường sớm, ung dung ngồi đánh vài ván cờ tướng với đồng nghiệp trước khi lên lớp. Nhìn thầy ngồi đó tóc bạc da mồi, tôi thấy tôi hai chục năm về sau, thầm nghĩ đời nhà giáo cũng không đến nổi quá buồn tẻ!

        Cách đây vài hôm, mấy người bạn rủ đến một quán cà-phê, nơi có sáng kiến trưng bày những tấm ảnh lưu niệm của một số trường trung học trong thành phố từ những thập niên 60 - 70. Những khuôn mặt tươi sáng và chân thành ấy chính là thế hệ chúng tôi. Nhưng đấy là những ngôi trường có lịch sử lâu dài, có truyền thống. Ngôi trường tôi học năm cuối bậc trung học và cả cái chợ Đũi gần đó giờ đã mất hết mọi dấu tích, đi ngang qua thấy lạ lẫm những toà khách sạn và nhà hàng cao ngất. Lớp tôi cũng không có lấy một tấm ảnh chụp chung nào. Tôi về lục tìm được tờ học bạ có lời phê và chữ ký của thầy Thụ, photocopy đem đến tặng thầy.

PGS. TS. HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
 (Trích từ sách "Không gian tiệm nước")
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

demmuadong

Mình đang làm gì thế này? Mình biết rõ là mình ko nên làm những việc đó, vậy mà mình vẫn cứ làm! Vì sao thế???
... Thì cứ say cho xa đừng phải nhớ.
Thì cứ điên cho đổ vỡ đừng buồn...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Như Diệu Linh

Vừa bước ra khỏi nhà đã cảm thấy không thoải mái, ko biết là vì sao . chỉ biết là nó cứ dùng dằng, cắc cớ!

Nghe người ta nói

"Đường đời chật hẹp người chen lấn
Lối đạo thênh thang hiếm kẻ tìm"

nên chọn đi vào hẻm nhỏ, hy vọng ở nơi này cũng sẽ "thênh thang"(dù cái linh cảm vẫn không tốt cho lắm :-s...nhưng...
...như vũ bão...Rầm!!!

Thì ra trong cái cũng có nhiều người muốn tìm cảm giác "thênh thang" thành ra...thê thảm :((

Đau nhức, bầm tím khắp cánh tay, lỗi không là mình thế mà vẫn phải gánh lấy "hậu quả nghiêm trọng" [-(

Giận đến phát khóc, khóc nức nở, quảng cái xe 1 góc khóc ngon lành. +__+

Ấy thế rồi không còn gì nữa...tất cả tan rồi...nỗi buồn ứ đọng mấy ngày nay....

Cảm giác con người ta như một cái bong bóng, khi nó căng hết cỡ nó sẽ vỡ ra....Đùng!

:) Xin bình yên về qua đây...

Mặt trời chiếu rọi khắp nhân gian
Chiếu xuống nhân sinh mải vội vàng
Đâu hay ánh nắng tan vào gió
Rồi hoá thành mây trắng lang thang...

http://i910.photobucket.com/albums/ac302/nhudieulinh/1305086331_12895681291289541360logo.gif

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 65 trang (649 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [44] [45] [46] [47] [48] [49] [50] ... ›Trang sau »Trang cuối