Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

(sưu tầm)
Đạo Tin Lành: Gọi đúng ra là đạo Thệ Phản (Protest). Đạo Tin lành phát xuất từ Đạo Công giáo.

Theo lịch sử, Ông Lutherô, một linh mục Công giáo người nước Đức (Germany), năm 1517 đã phản đối giáo huấn của Giáo hội Công giáo về các vấn đề Ân xá, Bí tích, lời khấn hứa..., phủ nhận quyền lãnh đạo tối cao của Đức Giáo hoàng Rôma.

Mười hai năm sau khi tuyên thệ phản đối, ông và đồng bạn đã tuyên bố tách rời Giáo hội Công giáo Rôma, lập giáo phái mới. Lấy Tin Lành Phúc âm làm sách kinh hướng dẫn đời sống đạo. Do đó gọi là đạo Tin lành.

Ông chủ trương người ta nên công chính (justification) bằng đức tin của mình, công nghiệp của cá nhân không ích gì cho phần rỗi linh hồn.

Vì không có thủ lãnh tối cao, đạo Tin lành sau đã lan ra thành nhiều phái khác nhau.

Đạo Tin lành vào Việt Nam thời người Pháp qua đặt nền đô hộ tại Nam Kỳ. Năm 1911 người Tin Lành Mỹ tới mở trường dạy Thánh Kinh và huấn luyện nhà truyền giáo.

Ông Lutherô chủ trương thuyết Tiền định (Predestination), theo đó, sự sống đời đời của mỗi người đã được Thiên Chúa định sẵn, cho dù con người có cố gắng cũng vô ích. Thật ra trong Kinh Thánh, Chúa nói rõ trong sách Khải huyền chương 22, câu 12 như sau: "Họ sẽ được trả công tùy theo việc họ làm"

Đạo Cao Đài: Người thành lập đạo Cao đài là ông Ngô văn Chiêu quê tại Bình Tây Chợ lớn, cùng với nhóm trí thức hay cầu cơ ở Sàigòn.

Mục đích đạo Cao đài (đài đấng Tối cao) là nhắc cho mọi người bổn phận với mình, với gia đình, với xã hội và với thế giới. Đạo khuyên con người từ bỏ danh vọng, xa hoa trần thế để tìm an bình cho tâm hồn.

Đạo Cao đài xuất hiện vào năm 1926. Trụ sở trung ương, tức Toà thánh đặt tại Tỉnh Tây Ninh, Nam Việt.
http://www.geocities.com/cuusvsqthuduc/TN4.jpg
Toà thánh Tây Ninh

Đạo Cao đài là tổng hợp các đạo Khổng, Lão, Phật và Công giáo. Đạo này nhận có linh hồn bất diệt và luân hồi. Đạo lấy Con Mắt (Thiên nhãn) là biểu hiệu sự sáng suốt của Đấng Chí Tôn. Cầu Cơ là lối duy nhất để hỏi ý Người và các Tiên thánh trong việc hành đạo.

Tín đồ phải giữ chay từ 2 tới 10 ngày một tháng, tùy là thượng thừa hay hạ thừa. Cầu nguyện hằng ngày lúc sáng, trưa, chiều và 12 giờ khuya.

Đạo Cao đài cũng không chủ trương rõ rệt về sự Sống đời đời, là nơi hạnh phúc trường kỳ.

Phật giáo Hoà Hảo: Do Đức Huỳnh Phú Sổ người làng Hoà Hảo tỉnh Long Xuyên, Nam Việt sáng lập năm 1939. Phật giáo Hoà hảo  chọn màu dà (màu nâu nhạt) là màu tổng hợp các mầu, tượng trưng sự hợp nhất các chủng tộc.
http://www.phathocvienpghh.net/images/ANHOATU.jpg
Am Hoa Tự - Phật Giáo Hoà Hảo
Đạo Phật giáo Hòa hảo khuyên người đời thực hiện Tứ đại ân: Đền ơn cha mẹ, đất nước, Phật Pháp Tăng, đồng bào nhân loại.

Đạo dạy tránh sát sanh, trộm cắp, tà dâm. Giữ bát chánh (kiến, tư duy, nghiệp, tín, tấn, mạng, niệm, định) (theo Trịnh văn Thanh, Thành ngữ điển tích Danh nhân Từ điển).

Vì ảnh hưởng của Phật giáo, nên chủ trương về sự sống đời sau cũng giống như Phật giáo, tức là cõi Niết bàn.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

(sưu tầm)
Đạo Baha'i: Phát sinh từ Islam (Hồi giáo), nước Ba Tư năm 1844, là năm ông Ali Muhammad xưng mình là Bab (cửa ngõ). Ông chủ trương thống nhất các tôn giáo trên thế giới, chờ Chúa giáng lâm (lại xuống vào thời tận thế). Thống nhất để chỉ có một Thượng đế, một giáo chủ, một thứ tiếng, một tòa án quốc tế.

Hiện có tới 6 triệu tín đồ trong 200 quốc gia. Ông tổ và nhiều người đạo này bị người đạo Hồi giết hại, vì họ không muốn Bahai bành trướng.

Đạo Bahai tin Thượng đế siêu việt, không thể hiểu. Nhưng Thượng đế đã sai xuống trần nhiều tiên tri từ Abraham Phật, Giêsu, tới Bab. Không có giáo sĩ, Bí tích hoặc  nghi lễ. Cầu nguyện hằng ngày,  giữ 9 ngày lễ, chay 19 ngày trong năm, không uống rượu, hoặc hút xách, coi công việc như hành vi thờ phượng, nếu có thể viếng Thủ đô đặt tại Haifa, Israel một lần trong đời.

Đạo Baha'i vào Việt nam năm 1934.

Đạo Bahai không chủ trương rõ rệt về sự Sống đời sau.

Đạo Hồi (Hồi giáo - Islamism): Do ông Muhammad thành lập khoảng năm 622. Ông là dòng dõi Ismael, con tổ phụ Abraham. Năm 40 tuổi, ông tự xưng là tông đồ và ngôn sứ (prophet) của Thiên Chúa, được ơn mạc khải (revelation) và được sai đến để cải cách tôn giáo, xã hội. Nhờ đọc Kinh Thánh của Công giáo, ông đã viết sách Quran coi như Kinh thánh của đạo ông và truyền lại cho dân Ả rập.

Bổn phận của người Hồi, coi như 5 cột trụ:

1. Đọc kinh Tin kính (Không có Thiên Chúa nào khác, trừ ra Thiên Chúa và Muhammad là tiên tri của Người), nhiều người đọc hằng ngày.

2. Cầu nguyện mỗi ngày 5 lần (sáng, trưa, sau trưa, sau mặt trời lặn, trước đi ngủ), quay mặt về Thủ đô Mecca mà đọc.

3. Đóng thuế 2,5% cho quĩ bác ái.

4. Ăn chay trong tháng Ramadan nhận kinh Quran từ Allah.

5. Nếu có thể, hành hương tới Mecca một lần trong đời.

Hồi giáo tin vào một Thiên Chúa quyền phép, và thương xót, công bằng, Muhammad là đại tiên tri cuối cùng của Thượng đế.. Tin có Satan, có thiên đàng, hỏa ngục, nhưng thiên đàng có thỏa mãn xác và hồn.. Kiêng rượu, xì ke, cờ bạc, cấm thịt heo, cấm kỳ thị màu da. Về hôn phối, đàn ông được lấy 4 vợ chính và một số nàng hầu vô định. Trong gia đình, người đàn ông có toàn quyền sinh sát.

Về sự sống đời sau, Hồi giáo chủ trương: Ai không có đức tin sẽ phải sa hỏa ngục, ai có đức tin sẽ được lên thiên đàng. Thiên đàng của Hồi giáo nặng về thú vui thể xác như được hưởng rượu ngon, thịt béo, mỹ nhân...

Hồi giáo Việt Nam thuộc khối Á châu phần lớn do người Việt gốc Chàm tin theo.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

(sưu tầm)
Đạo Mẫu là một tín ngưỡng dân gian Việt Nam thờ các nữ thần (thường gọi là các Thánh Mẫu). Đạo Mẫu là một phần quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng dân gian và bản sắc dân tộc của Việt Nam. Đạo Mẫu được thờ tại các đền, phủ. Ở miền Bắc Việt Nam, hầu hết các chùa cũng có bàn thờ Mẫu (Tiền Phật, hậu Mẫu).

Nguồn gốc lịch sử của đạo Mẫu không được ghi lại rõ ràng trong sách vở. Có người cho rằng nó có nguồn gốc từ thời tiền sử, khi người Việt thờ các thần linh thiên nhiên, các thần linh này được kết hợp lại trong khái niệm Thánh Mẫu hay Nữ thần Mẹ. Theo thời gian, khái niệm Thánh Mẫu được mở rộng để bao hàm cả các nữ anh hùng trong dân gian - những người phụ nữ có thật nổi lên trong lịch sử với vai trò người bảo hộ hoặc trị bệnh. Những nhân vật lịch sử này được kính trọng, tôn thờ, và cuối cùng được thần thánh hóa để thành một trong các hiện thân của Thánh Mẫu.

Ngô Đức Thịnh phân chia sự phát triển của đạo Mẫu thành các giai đoạn:

Thờ các nữ thần thiên nhiên riêng biệt. Các nữ thần này là các tinh thần thiên nhiên và không có đặc điểm của con người, đặc biệt là đặc điểm của người mẹ.
Thờ các Thánh Mẫu. Các nữ thần này đã có đặc điểm của người mẹ. Ví dụ Mẹ Âu Cơ, mẹ của dân tộc Việt.
Thờ Thánh Mẫu tam phủ-tứ phủ. 3 hay 4 "Phủ" ở đây không phải là số đơn vị xây dựng như "đền", "phủ", mà là 3 hay 4 thành tố của vũ trụ: Trời (Thiên phủ), Đất (Địa phủ), Nước (Thủy phủ), Núi rừng (Nhạc phủ).

Thánh Mẫu Liễu Hạnh Thánh Mẫu Liễu Hạnh được cho là công chúa của Ngọc Hoàng Thượng đế, do lỡ tay làm vỡ chén ngọc mà bị đày xuống trần làm con gái nhà họ Lê (ở nơi ngày nay thuộc tỉnh Nam Định) vào năm 1557 (khu di tích Phủ Dày Nam Định). Dưới trần, bà có cuộc sống ngắn ngủi, lấy chồng và sinh con năm 18 tuổi và chết năm 21 tuổi. Do bà yêu cuộc sống trần tục nên Ngọc Hoàng cho bà tái sinh lần nữa. Trong kiếp mới, bà du ngoạn khắp đất nước, thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên, gặp gỡ nhiều người. Bà thực hiện nhiều phép mầu, giúp dân chống quân xâm lược. Bà trở thành một lãnh tụ của nhân dân và thậm chí bà còn tranh đấu với vua chúa. Do đức hạnh của bà, nhân dân đã lập đền thờ bà (Đền Sòng tỉnh Thanh Hóa). Bà đã được thánh hóa và trở thành một vị Thánh Mẫu quan trọng nhất và một hình ảnh mẫu mực cho phụ nữ Việt Nam.

Cho dù cuộc đời của bà được giải nghĩa theo cách nào, Liễu Hạnh đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh của phụ nữ. Bà tách mình ra khỏi Khổng giáo với quan niệm trọng nam khinh nữ. Bà nhấn mạnh vào hạnh phúc, quyền tự do đi lại và độc lập tư tưởng. Vừa được kính sợ vừa được yêu mến, các nguyên tắc của bà về trừng phạt kẻ xấu và ban thưởng người tốt cũng đã gửi một thông điệp về sự bảo vệ và hy vọng vào công bằng xã hội cho nhân dân trong thời loạn lạc của các thế kỷ 17-19. Vừa là thần tiên vừa là người (con gái, vợ, mẹ), Liễu Hạnh chia sẻ vui buồn với những người trần tục. Bà được coi là vị thần cảm thông và độ lượng nhất. Bà trở thành một trong các vị thần của Đạo Mẫu và nhanh chóng được nâng lên vị trí quan trọng nhất, cai trị các vị thần ở dưới và thế giới con người.

Các vị thần khác của đạo Mẫu
Trong các đền thờ của Đạo Mẫu có nhiều vị thần được sắp xếp theo các thứ bậc. Đầu tiên là Ngọc Hoàng. Đây là vị thần tối cao và được đặt ở vị trí danh dự, nhưng lại ít được thờ cúng. Vị thần cao nhất của Đạo Mẫu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Các vị khác được đặt tại các ban thờ tam phủ hoặc tứ phủ. Các Chư Linh của ban Tứ Phủ được phân chia như dưới đây:

Bảo Dân Hộ Quốc Thánh Mẫu (越國聖母)
Mẫu Âu Cơ (Thiên Phủ & Nhạc Phủ)
Mẫu Đệ Nhất (Thiên Phủ). Danh hiệu: Mẫu Liễu Hạnh
Mẫu Đệ Nhị (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Mẫu Thượng Ngàn
Mẫu Đệ Tam (Thoải Phủ). Danh hiệu: Mẫu Thoải
Mẫu Đệ Tứ (Địa Phủ). Danh hiệu: Lê Mại Đại Vương

Phụ Vương Đại Thánh (越國聖父)
Lạc Long Quân (Thoải Phủ)
Bát Hải Long Vương (Thoải Phủ). Danh hiệu: Vua Cha

Trần Triều Hiển Thánh (陳朝顯聖)
Đức Thánh Trần. Danh hiệu: Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo - Tiết chế quốc công Hưng Đạo Đại vương)
Đệ Tam Ông Cửa Suốt - Con trai thứ ba của Hưng Đạo Vương
Đệ Nhất Vương Cô - Con gái thứ nhất của Hưng Đạo Vương
Đệ Nhị Vương Cô - Con gái thứ hai của Hưng Đạo Vương
Đức Thánh Phạm Danh hiệu: Phạm Ngũ Lão - Con rể của Hưng Đạo Vương
Cô Bé Cửa Suốt - cháu gái của Hưng Đạo Vương
Cậu Bé Cửa Đông - cháu trai của Hưng Đạo Vương

Các Vị Chúa Mường (山林嶽府占卜神婆) là các vị Chúa Bà chuyên về đáp giải bói bốc. Nếu chỉ tính ba vị Chúa Bói thì gọi là "Tam Toà Chúa Bói."
Chúa Đệ Nhất Tây Thiên(Thiên Phủ)&(Nhạc Phủ)
Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ(Nhạc Phủ)
Chúa Đệ Tam Lâm Thao (Thoải Phủ)&(Nhạc Phủ)
Chúa Cà Phê(Địa Phủ)&(Nhạc Phủ)
Chúa Ngũ Hành Ngũ Phương(Nhạc Phủ)
Chúa Long Giao(Nhạc Phủ)
Chúa Thác Bờ (Thoải Phủ)&(Nhạc Phủ)
Chúa Mọi(Nhạc Phủ)
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

(sưu tầm)
Đạo Mẫu (tiếp)

Ngũ Vị Tôn Quan (五位神威尊官皇太子)
Trách nhiệm của ngũ vị này là giáng vào thanh đồng để bắt đầu "mở phủ" cho các giá đồng sau được theo vào người đồng.
Quan Đệ Nhất quyền cai Thiên Phủ trên trời, theo thần thoại là thần làm mưa làm gió, và cũng là Quan Lớn ở trong cung điện Ngọc Hoàng. Mặc bào mầu đỏ.
Quan Đệ Nhị (Quan Giám Sát) ngày cúng của Đức Giám Sát là Âm Lịch mùng Ba tháng Ba. Châu văn ràng: Quyền cai rừng núi Lâm Cung, lên rừng suống biển tâu về Bát Hải Long Vương. Lúc đánh trận cho nhà vua thánh, Ông Quan là vị giám sát trước để đánh thuận xông pha. Mặc bào mầu xanh lá cây. Lúc lên giá này, ông cầm khăn phủ diện để minh giám hoàn cảnh.
Quan Đệ Tam (Quan Tam Phủ) là con vua Bát Hải Long Vương, ra trận cầm đối đao vệ dân hộ quốc. Mặc bào mầu trắng. Lúc lên giá này, ông cầm đôi bạch kiếm đi xông pha quỉ thế tà giới.
Quan Đệ Tứ (Quan Khâm Sai) là một ông quan Địa Linh quyền cai đất bằng. Ông có trách nhiệm đi khâm sai các vùng các dân, giữ an lành của nước Việt. Mặc bào mầu vàng.
Quan Đệ Ngũ (Quan Tuần Tranh) là một ông Quan anh hùng hào kiệt có kể là tướng đi tuần ở Sông Tranh. Mặc bào mầu xanh biển. Lúc lên giá này, ông cầm cái thanh long đao to như của ông Quan Công của thời Tam Quốc.

Lục Phủ Tôn Ông (六府特臣尊官聖靈)
Đệ Nhất Vương Quan. Danh hiệu: Quan Điều Thất
Đệ Nhị Vương Quan. Danh hiệu: Quan Hoàng Triệu

Tứ Phủ Chầu Bà (四府十二位英靈公主)
Chầu Đệ Nhất (Thiên Phủ)
Chầu Đệ Nhị (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Ngôi Kiều Công Chúa
Chầu Đệ Tam (Thoải Phủ). Danh hiệu: Thuỷ Điện Công Chúa
Chầu Thác Bờ (Thoải Phủ & Nhạc Phủ) Có người hầu là giá thứ ba, tức là Chầu Đệ Tam, Bà chúa Thác Bờ
Chầu Đệ Tứ (Địa Phủ). Danh hiệu: Chiêu Dung Công Chúa
Đình Cốc Thượng là nơi tôn thờ Chiêu Dung công chúa Lý Thị Ngọc Ba, đã có công với dân, với nước. Bà đã cùng Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh tan quân xâm lược Nam Hán phương Bắc, đem lại thái bình cho dân tộc vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên (năm 40)

Chầu Năm (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Suối Lân Công Chúa
Chầu Ngũ Phương Có người hầu giá này thay vao Chầu Năm, tức là Chúa Ngũ Hành Ngũ Phương
Chầu Lục (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Lục Cung Công Chúa
Chầu Bẩy (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Tân La Công Chúa
Chầu Tám (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Nữ Tướng Bát Nàn
Bà họ Vũ, ở làng Phượng Lâu, huyện Kim Động, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Thân phụ của bà là thầy thuốc làm nhiều việc phước đức. Bà nổi tiếng là phụ nữ xinh đẹp và giỏi võ nghệ.

Chầu Chín Cửu Tỉnh ở Bỉm Sơn Thanh Hoá
Chầu Mười(Nhạc Phủ). Danh hiệu: Nữ Tướng Đồng Mỏ Chi Lăng
Chầu Mười Một
Chầu Bé (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Bắc Lệ Công Chúa

Chầu Bà Ngũ Hành (五行聖婆神女)
Đệ Nhất Chầu Bà Kim Tinh Thần Nữ
Đệ Nhị Chầu Bà Mộc Tinh Thần Nữ
Đệ Tam Chầu Bà Thuỷ Tinh Thần Nữ
Đệ Tứ Chầu Bà Hoả Phong Thần Nữ
Đệ Ngũ Chầu Bà Thổ Đức Thần Nữ

Thập Vị Thủy Tế (十位八海龍兒皇子王爺)
Ông Hoàng Cả (Thiên Phủ). Danh hiệu: Ông Hoàng Quận/Lê Lợi
Ông Hoàng Đôi (Nhạc Phủ)
Ông Hoàng Bơ (Thoải Phủ)
Ông Hoàng Đệ Tứ (Địa Phủ). Danh hiệu: Ông Hoàng Khâm Sai
Ông Hoàng Năm
Ông Hoàng Sáu
Ông Hoàng Bảy (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Ông Bảo Hà
Ông Hoàng Bát (Nhạc Phủ). Danh hiệu:Ông Bát Quốc, là một ông quan gốc người Hán đóng quân ở Lào Cai
Ông Hoàng Chín (Thiên Phủ). Danh hiệu: Ông Cờn Môn
Ông Chín Thượng(Nhạc Phủ)
Ông Hoàng Mười (Địa Phủ). Danh hiệu: Ông Nghệ An, có công chống giặc Thanh từ bên TQ

Tứ Phủ Tiên Cô(四府山莊神領聖姑)
Cô Đệ Nhất Thượng Thiên (Thiên Phủ)
Cô Đệ Nhất Thượng Ngàn(Nhạc Phủ)
Cô Đôi Thượng(Nhạc Phủ)
Cô Đôi Cam Đường(Nhạc Phủ) quê cô ỏ Đình Bảng Bắc Ninh nhưng cô Hiển Thánh ở Cam Đường Lào Cai
Cô Bơ Hàn Sơn (Thoải Phủ) tức là Cô Ba Bông & Cô Ba Tây Hồ
Cô Tư (Địa Phủ)
Cô năm Suối Lân(Nhạc Phủ)
Cô sáu Sơn Trang(Nhạc Phủ)
Cô bảy Tiên la(Nhạc Phủ)
Cô Tám đồi chè(Nhạc Phủ) ở đền Phong Mục
Cô Chín Sòng Sơn(Thiên Phủ)
Cô Chín Thượng(Nhạc Phủ)
Cô Chín Thoải (Thoải Phủ)
Cô Mười Đồng Mỏ(Nhạc Phủ)
Cô Bé Đông Cuông(Nhạc Phủ)
Cô Bé Suối Ngang (Nhạc Phủ)
Cô Bé Thác Bờ (Thoải Phủ)
Cô Bé Thoải(Thoải Phủ)
Cô Bé Đen(Nhạc Phủ) tức là Cô Bé Sóc

Thập Vị Triều Cậu (十位超靈少聖舅)
Cậu Hoàng Cả (Thiên Phủ)
Cậu Hoàng Đôi (Nhạc Phủ)
Cậu Hoàng Bơ (Thoải Phủ)
Cậu Hoàng Bé(Nhạc Phủ)

Quan Ngũ Hổ (五方神虎威靈)
Đông Phương Giáp Ất Mộc Đức Thanh Hổ Thần Quan (東方甲乙木德青虎威靈)
Nam Phuong Bính Đinh Hoả Đức Xích Hổ Thần Quan (南方丙丁火德赤虎威靈)
Trung Ương Mậu Kỷ Thổ Đức Hoàng Hổ Thần Quan (中央戊已土德黃虎威靈)
Tay Phuong Canh Thân Kim Đức Bạch Hổ Thần Quan (西方庚辛金德白虎威靈)
Bắc Phuong Nhâm Quý Thuỷ Đức Hắc Hổ Thần Quan (北方壬癸水德黑虎威靈)

Ông Lốt (兩位青蛇白蛇大神將軍)
Thanh Xà Đại Tướng Quân
Bạch Xà Đại Tướng Quân
Giải thích về sự có mặt của cả nam thần lẫn nữ thần trong các vị thần của Đạo Mẫu, các nhà nghiên cứu [2]đã đưa ra giả thuyết rằng: Do xã hội Việt Nam cổ xưa theo chế độ mẫu hệ, nên phụ nữ có vị thế quan trọng trong xã hội. Tuy nhiên, người phụ nữ chỉ có được quyền lực khi họ đã kết hôn. Do đó, nam giới cũng được xem là có vai trò quan trọng trong cuộc sống, và họ cũng được thờ cúng.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan


Đa số người Việt Nam ghi trong lý lịch của mình từ "không" trong mục "tôn giáo", tại sao vậy?
Vấn đề này phải ngược trở lại chủ nghĩa "tam không". Trong thế giới của CNCS trước kia, đã từng tồn tại chủ nghĩa "tam không", họ cho rằng không có thần thánh, không có thiên Chúa, không có cái gì gọi là Niết bàn, thậm chí họ còn phủ nhận vai trò của cha mẹ. Họ đề cao CNCS, mọi người tự giác "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" xây dựng thiên đường ngay tại trần thế. Họ bắt người ta chỉ tin vào những cái nhìn thấy, sờ thấy... Họ tìm và diệt những người nào tin vào những thế lực siêu nhiên.
Tuy nhiên, ngày nay đã khác hẳn, người ta lại dựng lên lá cờ tự do tôn giáo.

Tuy rằng đa số mọi người đều ghi là "không" trong mục "tôn giáo", nhưng cái từ "không" ấy chẳng có ý nghĩa gì cả.

Khi đi ra nước ngoài, đôi khi họ hỏi về tôn giáo của người Việt. Thông thường, người ta nghĩ mất một lúc rồi trả lời là "đạo Phật".

Vậy người Việt theo "đạo Phật" hay "vô thần"? Chính bản thân lão và rất nhiều người đã và đang rất mơ hồ trong vấn đề này.

Có thể khẳng định ngay là người Việt không "vô thần". Thông thường, một người Việt ít nhất đã theo 2 đạo: "thờ cúng Tổ tiên" và "thờ Thần", bởi hầu như nhà nào cũng có bát hương thờ Tổ Tiên, và bát hương thờ Thổ Công.
Rồi khi lễ hội, người người đi chùa (thờ Phật), đi đền (thờ Thánh), đi Phủ (thờ Mẫu).
Làng quê của người Việt thông thường cũng có Đình hoặc Miếu (Thành Hoàng), Chùa, Phủ.
Đa số người Việt cũng không theo nghiêm túc một đạo nào cụ thể như những người theo Công Giáo, Tin Lành hay Hồi Giáo. Bởi những người theo các đạo kia thì không được phép theo đạo nào khác, chỉ có một đức tin theo kinh sách của đạo ấy mà thôi.
Tuy nhiên do truyền thống của Việt Nam về tục lệ thờ cúng Tổ Tiên vẫn được chấp nhận trong các tôn giáo nói trên.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

MaiHoa

“Phật dạy rằng: nếu thực hiện được "Tứ vô lượng tâm" và nhất là "Tâm Xả" thì có thể thành thánh nhân.
Thôi thì mình không phải thánh nhân, nhưng nếu bao dung được thì hãy bao dung em ạ! Vì bao dung người cũng chính là bao dung mình. Bởi mình có bực tức thì chỉ làm mình đau tim, đôi khi lại làm đau những người mình yêu thương, còn kẻ mà bị mình bực thì nó có thấy gì đâu.”

Lão nói giống cô giáo của em thế.Hì, nhưng mà em công nhận là đúng, càng giữ càng hại mình,còn kẻ mà làm mình bực nó lại chả đang cười hả hê ấy chứ.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nrylia

chí lý quá :D nhưng mà hok phải ai cũng hiểu cái này , chủ yếu ng ta viết từ không vì ng ta không bik thôi !
Bé chỉ là bé có thế thui
Bình thường như bao kẻ trên đời
Nhưng sao ánh mắt làn môi ấy
Lại làm rung động trái tim ai
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Món quà một nửa (sưu tầm)
Tôi lên 10 tuổi và anh Nick 14 tuổi. Ngày các bà mẹ đã sắp tới. Chúng tôi chuẩn bị mua quà tặng mẹ. Đây là lần đầu tiên trong đời chúng tôi làm việc này. Chúng tôi nghèo, nhưng món quà phải cho ra quà chứ. Hai anh em chúng tôi sung sướng đi làm thêm để có tiền mua quà tặng mẹ.

Khi chúng tôi nghĩ đến việc dành cho mẹ một sự ngạc nhiên thì chúng tôi càng phấn chấn hơn. Chúng tôi bàn chuyện với bố và bố tự hào lắm. Bố nói:
-Ý kiến của các con rất hay. Các con sẽ làm cho mẹ hạnh phúc lắm đấy.

Qua giọng nói của bố, chúng tôi biết bố đang nghĩ gì. Bố rất ít khi tặng quà cho mẹ trong cuộc sống hôn nhân của hai người. Mẹ đã làm việc vất vả suốt ngày trong nhà để chăm sóc cho chúng tôi. mẹ nấu nướng, giặt quần áo, làm mọi việc nội trợ mà không hề kêu ca. Mẹ không cười nhiều, nhưng khi mẹ cười, nụ cười thật rạng rỡ. Bố hỏi: - Các con định tặng quà gì nào?
- Mỗi đứa tặng quà riêng bố ạ - Tôi trả lời.

Anh Nick nói với bố:
- Bố hãy nói với mẹ về chuyện này để mẹ phấn khởi chờ đợi nhé.

Bố đáp:
- Đó là một ý tưởng lớn xuất phát từ những cái đầu nhỏ bé đấy!

Nick bật cười. Anh đặt tay lên vai tôi và nói: "Bố cũng nghĩ vậy, em à".
Tôi đáp:
- Không em không nghĩ thế. Nhưng món quà của em sẽ nói lên điều đó.

Trong những ngày sau, chúng tôi cũng tỏ ra bí mật với mẹ. Khuôn mặt mẹ rạng rỡ hơn khi mẹ làm việc. Hình như mẹ chưa biết gì và mẹ thường cười nhiều hơn. Dáng điệu của mẹ đầy ắp tình yêu thương.

Nick và tôi bàn về món quà sẽ mua. Anh bảo:
-Anh em mình "bật mí" cho nhau biết là sẽ mua quà gì nào?

Sau khi suy nghĩ cẩn thận, tôi mua một cái lược có đính vài viên đá lấp lánh. Những viên đá này trông như kim cương vậy. Anh Nick rất thích món quà của tôi nhưng anh không nói anh sẽ mua gì.
- Chúng ta sẽ tặng quà khi nào anh nhắc em nhé.
Tôi ngạc nhiên hỏi lại:
- Lúc nào hả anh?
- Bí mật mà, vì phải có chuyện gì đó đi kèm với món quà của anh. Em đừng hỏi thêm!

Sáng hôm sau, khi mẹ tôi chuẩn bị chùi sàn nhà, anh Nick bảo tôi lấy quà để tặng mẹ. Mẹ đang quì gối chùi sàn nhà. Mẹ dùng giẻ cũ cẩn thận chùi từng vết bẩn. Đây là công việc mẹ ghét nhất. Anh Nick đưa quà của anh ra. Mặt mẹ trở nên tái nhợt khi mẹ nhìn thấy món quà. Đó là một cái chổi chùi nhà có tay cầm và giẻ quấn sẵn. Mẹ nói giọng xúc động:
- Chổi chùi nhà... một quà tặng nhân ngày các bà mẹ đây, chổi chùi nhà!

Những giọt nước mắt lăn trên đôi má anh tôi. Anh lẳng lặng cầm cái chổi và bước xuống cầu thang. Tôi cũng bỏ lược vào túi và chạy theo anh. Anh khóc và tôi cũng bắt đầu khóc.

Anh Nick nức nở:
- Con không tặng quà này nữa.
Bố đáp:
- Không đây là món quà tuyệt vời. Chính bố đã không nghĩ đấn món quà này.

Không nói lời nào, bố chà xà phòng vào sàn và dùng chổi chùi sạch sàn nhà. Bố nói với mẹ:
- Em để cho Nick làm tiếp đi. Một phần quà của con là chùi sàn nhà sạch mà. Đúng không Nick?

Hơi chút xấu hổ, Nick hiểu ra. Nhưng mẹ đã nói giọng thông cảm: -Việc này hơi nặng cho con đấy, vì con chưa quen mà.
Giờ thì tôi mới hiểu bố, Bố nói:
- Ồ, có cái chổi này thì công việc không vất vả nữa. Tay con vẫn sạch và con không phải quỳ gối để làm đâu.

Nói xong, bố thử làm cho mọi người xem. Mẹ ôm anh Nick:
- Ồ, mẹ cảm ơn con, con ạ.
Mẹ hôn anh. Rồi bố hỏi tôi:
- Còn quà của con đâu?
Anh Nick nhìn tôi. Tôi thấy cái lược của mình không giá trị như cái chổi của anh, dẫu sao nó cũng có những viên đá lấp lánh như kim cương. Tôi nói buồn bã:
- Chỉ bằng nữa cái chổi thôi.
Và anh Nick nhìn tôi trìu mến.

Bản ghi âm do Thu Hồng đọc.
Link download: http://www.esnips.com/doc...MotNua_RobertJack_ThuHong
Get this widget | Track details | eSnips Social DNA
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Một cuộc đua tài(sưu tầm)
Năm 20 tuổi, tôi là một nữ điều dưỡng đang thực tập tại một bệnh viện nhi. So với viện tim hoặc bệnh viện đa khoa, công việc ở bệnh viện nhi đối với tôi có vẻ dễ như trở bàn tay. Tôi vốn có khiếu kết bạn với trẻ con. Chắc chắn tôi sẽ vượt qua dễ dàng và chỉ còn chờ ngày tốt nghiệp...

Chris là một cậu bé 8 tuổi vô cùng hiếu động. Cậu lén bố mẹ vào thám thính công trường xây dựng cạnh nhà, và bị té gãy tay. Cánh tay gãy của cậu bị nhiễm trùng, buộc phải cưa bỏ. Tôi được chỉ định làm y tá hậu phẫu của cậu bé.

Khi sức khỏe của cậu bé dần dần khá lên cũng là lúc cậu đau khổ nhận ra sự mất mát của mình... Cậu nằm một chỗ, chờ giúp đỡ, không chịu làm vệ sinh cá nhân. Tôi nhẹ nhàng khích lệ: "Cháu đâu có ở mãi trong bệnh viện. Cháu phải học cách tự phụ vụ...". Cậu bé giận dữ la lên: "Cháu có thể làm gì được với một tay?". Tôi vắt óc tìm một câu trả lời thích hợp. Cuối cùng tôi bảo: "Dù sao cháu vẫn còn tay phải". " Nhưng cháu thuận tay trái " - Cậu bé kêu lên đầy thất vọng...

Chưa bao giờ tôi cảm thấy mình vô dụng và vô tâm đến thế. Sao tôi lại tưởng rằng mọi người đều thuận tay phải...

Sáng hôm sau, tôi trở lại với một cuộn băng dính. Vòng cuộn băng quanh cổ tay, tôi bảo cậu bé: "Cháu thuận tay trái, còn cô thuận tay phải. Cô sẽ dán tay phải của cô vào hàng nút áo sau lưng của cháu. Bây giờ mỗi khi cô làm việc gì bằng tay trái, cháu phải làm theo bằng tay phải. Nào, cháu muốn bắt đầu bằng việc gì?". Nhìn tôi với vẻ nghi ngờ, cậu bé càu nhàu: "Cháu mới ngủ dậy, cháu cần đánh răng". Tôi xoay xở mở nắp ống kem, đặt bàn chải lên bàn, tìm cách nặn kem lên chiếc bàn chải đang ngả nghiêng... Sau gần 10 phút nỗ lực với kem vung vãi đầy trên bàn, tôi mới hoàn tất được công việc. "Cháu có thể làm nhanh hơn..." - cậu bé tuyên bố. Và khi nhanh hơn thật, cậu mỉm cười chiến thắng...

Hai tuần sau đó trôi qua nhanh chóng. Chúng tôi biến mọi công việc hàng ngày thành những cuộc đua tài hào hứng. Chúng tôi cài nút áo, phết bơ kên bánh mì, cột dây giày,... Không còn phân biệt tuổi tác, chúng tôi là 2 vận động viên đang ra sức đua tài...

Lúc tôi hết thời gian thực tập cũng là lúc cậu bé rời bệnh viện, tự tin đối mặt với cuộc sống... Khi hôn tạm biệt cậu bé, tôi không cầm được nước mắt...

Đã 30 năm trôi qua kể từ ngày ấy. Cuộc đời tôi đã bao phen chìm nổi. Mỗi lần phải đương đầu với thử thách, tôi lại nhớ đến cậu bé. Và mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, nản lòng, tôi lại lẳng lặng vào phòng tắm, giấu tay phải ra sau, lấy kem và đánh răng bằng tay trái...

Bản ghi âm do Thu Hồng đọc.
Link download: http://www.esnips.com/doc...aTai_Internet_VHN_ThuHong
Get this widget | Track details | eSnips Social DNA
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Bí quyết 90/10 (sưu tầm)

10% cuộc đời là những gì xảy đến đối với bạn.

90% cuộc đời là do những phản ứng của bạn đối với những chuyện xảy đến đó.

Thế nghĩa là sao? Giờ hãy thử xét một ví dụ:

Bạn đang dùng điểm tâm cùng với gia đình. Con gái bạn làm đổ cà phê lên áo bạn. Chuyện đó xảy ra bất chợt, bạn không kiểm soát được. Điều xảy ra tiếp sau đó là phản ứng thuộc quyền quyết định của bạn. Bạn mắng cháu. Cháu phát khóc. Bạn trách cả vợ mình đã đặt tách cà phê quá gần rìa bàn. Hai người bắt đầu cãi nhau một hồi. Bạn đùng đùng bước lên lầu thay áo. Khi bạn trở xuống con bạn vẫn còn khóc, chưa ăn xong để đi học. Cháu bị lỡ chuyến xe đưa rước. Vợ bạn phải hối hả đi làm. Bạn đi nhanh ra, đưa con gái đến trường. Sợ trễ, bạn chạy xe vượt tốc độ cho phép. Sau khi chịu phạt nặng, bạn đưa con tới trường trễ hết 15 phút. Con bạn chạy nhanh vào lớp không kịp chào bạn. Bạn đến văn phòng trễ 20 phút, lại thấy mình bỏ quên chiếc cặp ở nhà. Ngày của bạn đã bắt đầu một cách thật khủng khiếp. Chuyện càng lúc càng tệ hại tiếp tục xảy ra.
Buổi chiều bạn buồn chán trở về nhà để thấy vợ con không vui vẻ đón mừng mình như ngày hôm trước.

Tại sao bạn có một ngày buồn chán như thế?

A. Tại tách cà phê chăng?
B. Tại con gái bạn chăng?
C. Tại người cảnh sát à?
D. Do bạn gây ra đấy chứ?

Câu trả lời đúng là D. Bạn đã không làm chủ cái 90% thuộc quyền phản ứng của mình. Cách phản ứng chỉ trong năm giây của bạn đã tạo nên một ngày bất hạnh.

Bạn cũng đã có thể phản ứng một cách khác. Khi tách cà phê đổ, cháu bé muốn khóc, bạn đã có thể nói: "Không sao đâu con, lần sau con nên cẩn thận hơn một chút". Bạn nhẹ nhàng lên lầu thay áo và mang theo chiếc cặp. Bạn xuống nhà vừa kịp vẫy tay chào lại cháu bé lên xe đưa rước. Vợ chồng bạn hôn nhau rồi cùng đi làm. Bạn đến văn phòng sớm năm phút và vui vẻ chào các đồng nghiệp buổi sáng. Có lẽ sếp cũng khen bạn về một ngày làm việc có hiệu quả.

Hãy nhớ rằng phản ứng của bạn rất quan trọng. Chuyện bất ngờ xảy ra chỉ chiếm 10%, quyết định phản ứng của bạn chiếm tới những 90%. Hãy nhớ và áp dụng bí quyết 90/10 cho mọi việc xảy ra trong ngày, bạn sẽ thấy cuộc đời bạn tốt hơn thật nhiều. Chúc bạn thành công!




Bản ghi âm do Thu Hồng đọc:
Link download: http://www.esnips.com/doc..._Internet_ThuSang_ThuHong
Get this widget | Track details | eSnips Social DNA
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối