Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan


Từ đó cho thấy "Từ, Bi, Hỷ, Xả" trong "tình yêu" phải là như sau:
1. Yêu thương không đòi hỏi, vì người mình yêu cũng là bằng hữu, cần phải tôn trọng và trân trọng. (Tâm Từ)
2. Nếu người mình yêu gặp chuyện buồn, đau khổ, phải luôn luôn ở bên cạnh để giúp người yêu vượt qua khổ đau đó. (Tâm Bi)
3. Khi người mình yêu đạt được thành công, thì đừng đố kị mà phải vui cùng người mình yêu, cho dù khi ấy người mình yêu sẽ vượt xa mình trong địa vị xã hội. (Tâm Hỷ)
4. Người mình yêu đôi khi làm cho mình buồn khổ, thì hãy coi như không có gì xảy ra. (Tâm Xả)
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

MaiHoa đã viết:
Nói gì thì nói, cứ phải người thật việc thật lão ạ. Em nghĩ thuyết là một chuyện, hành lại là chuyện khác ạ. Lão cho vài ví dụ mà lão đã trải nghiệm để em được mở mang tầm mắt với ạ?
À, mà lão đọc nhiều thế, lão giới thiệu sơ lược về đạo Lão hộ em với (em cũng đang tìm hiểu về đạo Lão mà chưa kiếm được cuốn nào). Em cám ơn trước!

Đạo Lão, theo lão hiểu thì do Lão Tử sáng lập. Vậy em tìm hiểu các sách viết về Lão Tử ấy.

Lão Tử và Khổng Tử có cái cốt lõi rất khác nhau. Đạo Khổng thì đề cao chữ "Trung" và chữ "Nghĩa". Đạo Khổng cũng khá ngặt nghèo đối với phụ nữ, chẳng hạn như "Tiết hạnh khả phong"

Đạo Lão thì thiên về giải phóng tư tưởng.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

MaiHoa

Cái tâm xả này em học mãi chưa được,mặc dù ngày nào em cũng tập xả thiền,việc buông bỏ không nắm giữ điều gì quả là khó thật.Có lẽ chỉ có những người sống xa hẳn đời thường mới thực hiện được nhỉ.Nhưng thế em mới nói là cố bỏ được gì thì bỏ mà, em chỉ bỏ được những ý nghĩ của mình vào cái thời điểm tập thiền thôi, còn lại thì nào là trời lạnh thế chắc con ốm mất, ngày mai đi chợ mua gì đây, giá cả lại tăng rồi, lương thì năm mới tăng được một lần....
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

11 Đạo giáo ở Việt Nam (sưu tầm)

   1. Đạo thờ Thần (Idolatry)
   2. Đạo thờ Ông bà (Ancestor Worship)
   3. Đạo Lão (Taoism)
   4. Đạo Khổng (Nho giáo) (Confucianism)
   5. Đạo Phật (Buddhism)
   6. Đạo Công Giáo (Catholicism)
   7. Đạo Thệ phản (Tin Lành: Protestantism)
   8. Đạo Cao Đài (Caodaism)
   9. Đạo Phật giáo Hoà Hảo (Hoa Hao Buddhism)
   10. Đạo Baha'i (Baha'ism)
   11. Đạo Hồi (Hồi giáo)

Đạo Thờ Thần: Thật ra, khó có thể kể hết tên các vị thần linh của người Việt. Trên trời có thần mưa, thần gió, thần sấm, thần sét, thần mặt trời, mặt trăng; dưới đất có thần tử, thần sinh, thần cây đa cây đề; dưới sông có thần Hà bá; trong nhà có Thổ công (Thần đất được thờ trong miếu nhỏ), thần Táo (thờ trong bếp), thần Tài; trong làng có Thành hoàng, Phúc thần... Mỗi nghề nghiệp, mỗi địa phương đều có thần riêng.

Thờ Thần chỉ là những lối tỏ bày niềm tin nơi các sức mạnh linh thiêng mà người ta tin rằng có quyền che chở và chúc phúc, có ảnh hưởng đến con người từ lúc còn là bào thai trong lòng mẹ tới khi nhắm mắt đi vào lòng đất.

Qua việc tôn thờ này, có những điều mê tín, nhưng cũng có những điều hay. Dù không có quan niệm rõ ràng về sự sống đời sau, nhưng "việc thờ thần linh cũng nói lên việc nhớ ơn người trước, nhắc nhớ những gương sáng tiền nhân để lại, và bảo nhau làm điều lành, tránh điều dữ".
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

MaiHoa đã viết:
Cái tâm xả này em học mãi chưa được,mặc dù ngày nào em cũng tập xả thiền,việc buông bỏ không nắm giữ điều gì quả là khó thật.Có lẽ chỉ có những người sống xa hẳn đời thường mới thực hiện được nhỉ.Nhưng thế em mới nói là cố bỏ được gì thì bỏ mà, em chỉ bỏ được những ý nghĩ của mình vào cái thời điểm tập thiền thôi, còn lại thì nào là trời lạnh thế chắc con ốm mất, ngày mai đi chợ mua gì đây, giá cả lại tăng rồi, lương thì năm mới tăng được một lần....

Phật dạy rằng: nếu thực hiện được "Tứ vô lượng tâm" và nhất là "Tâm Xả" thì có thể thành thánh nhân.
Thôi thì mình không phải thánh nhân, nhưng nếu bao dung được thì hãy bao dung em ạ! Vì bao dung người cũng chính là bao dung mình. Bởi mình có bực tức thì chỉ làm mình đau tim, đôi khi lại làm đau những người mình yêu thương, còn kẻ mà bị mình bực thì nó có thấy gì đâu.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

11 Đạo giáo ở Việt Nam (sưu tầm)

   1. Đạo thờ Thần (Idolatry)
   2. Đạo thờ Ông bà (Ancestor Worship)
   3. Đạo Lão (Taoism)
   4. Đạo Khổng (Nho giáo) (Confucianism)
   5. Đạo Phật (Buddhism)
   6. Đạo Công Giáo (Catholicism)
   7. Đạo Thệ phản (Tin Lành: Protestantism)
   8. Đạo Cao Đài (Caodaism)
   9. Đạo Phật giáo Hoà Hảo (Hoa Hao Buddhism)
   10. Đạo Baha'i (Baha'ism)
   11. Đạo Hồi (Hồi giáo)

Đạo Thờ Ông bà: Đây không hẳn là một tôn giáo, nhưng chỉ là chuyện gia đình: Con cháu tỏ lòng hiếu thảo biết ơn đối với ông bà tổ tiên khi còn sống cũng như lúc đã qua đời. Xác ông bà được chôn táng ngay trong vườn cạnh nhà. Vong linh (spirit) ông bà coi như đang sống nơi giường thờ. Từ việc tết nhất, cưới hỏi, từng bữa cơm, lúc vui buồn, khi con cháu ốm đau..., ông bà đều được nhớ đến, được khấn vái. Tùy gia đình giầu nghèo, tùy lúc bình thường hay cấp bách. Mâm cúng thường là một mâm cơm, hoặc ít là trầu cau hoa quả. Giữa đêm khuya, cúng một chén nước lã với nén hương. Thời gian cúng là chờ cho tàn một tuần hương, tức là chờ bó nhang cháy lụn, lúc đó kể như ông bà đã dùng của lễ dâng. Sau đó dọn xuống để con cháu cùng nhau hưởng. Con cháu phải lo ăn ở sao cho khỏi mang chữ bất hiếu. Lời cha mẹ dặn văng vẳng bên tai. Dòng máu tổ tiên sôi trong huyết mạch, người con cảm thấy tủi hổ về cách ăn ở của mình nếu đã làm điều bất xứng.

Việc thờ cúng Ông bà nhắc nhớ cho con cháu quí trọng hồn thiêng sống mãi, và gắng sao cho chính mình sau này cũng được mát mẻ dưới "suối vàng" với Tổ tiên.

Tại Việt nam, số người thờ cúng ông bà tổ tiên chiếm số đông nhất trong toàn thể dân số.

Đạo Ông bà có nhắc cho ta sau này sống dưới "Suối vàng" với Ông Bà, nhưng điều đó không có gì là chắc chắn, chỉ là những điều ước ao từ tâm thức con người mong một cõi linh thiêng giải thoát khổ cực đời này.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

11 Đạo giáo ở Việt Nam (sưu tầm)

   1. Đạo thờ Thần (Idolatry)
   2. Đạo thờ Ông bà (Ancestor Worship)
   3. Đạo Lão (Taoism)
   4. Đạo Khổng (Nho giáo) (Confucianism)
   5. Đạo Phật (Buddhism)
   6. Đạo Công Giáo (Catholicism)
   7. Đạo Thệ phản (Tin Lành: Protestantism)
   8. Đạo Cao Đài (Caodaism)
   9. Đạo Phật giáo Hoà Hảo (Hoa Hao Buddhism)
   10. Đạo Baha'i (Baha'ism)
   11. Đạo Hồi (Hồi giáo)

Đạo Lão: Vị Sáng lập Đạo Lão là Lão Tử bên Tàu. Đạo có từ 7 thế kỷ trước Chúa Kitô (Christ) ra đời. Theo tác giả Phan Kế Bính trong Việt Nam Phong tục: "Lão tử soạn ra bộ Đạo Đức kinh gồm năm nghìn câu nói, chủ ý dạy con người giữ "Cách tự nhiên thanh tĩnh, không cần phải làm gì". Muôn việc cứ phó mặc tự nhiên, không cần phải lo lắng nghĩ ngợi, mới hưởng được khoái lạc tiêu dao". Trong nhân loại, người gần Đạo nhất là đứa trẻ hồn nhiên sống vui tươi.

Về phương diện triết lý, Lão Tử cho rằng Đạo là nguyên lý huyền diệu, vô hình, vô sắc, đã sinh ra âm dương trời đất và muôn vật. Muôn vật sinh ra khắp cả thế gian rồi lại quay trở về đạo, để lại hóa ra muôn vật muôn loài, theo cuộc tuần hoàn biến cải thiên nhiên. Đạo Lão không đề cao Thượng đế và không nói tới sự Sống đời sau.

Đạo Lão được truyền vào Việt Nam cùng với việc cai trị của người Trung Hoa. Đã có thời toàn thịnh, ảnh hưởng giới trí thức chán công danh, ưa nhàn du, tiêu dao phóng khoáng; ảnh hưởng giới bình dân ưa chuyện đồng bóng thần tiên huyền ảo.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

11 Đạo giáo ở Việt Nam (sưu tầm)

   1. Đạo thờ Thần (Idolatry)
   2. Đạo thờ Ông bà (Ancestor Worship)
   3. Đạo Lão (Taoism)
   4. Đạo Khổng (Nho giáo) (Confucianism)
   5. Đạo Phật (Buddhism)
   6. Đạo Công Giáo (Catholicism)
   7. Đạo Thệ phản (Tin Lành: Protestantism)
   8. Đạo Cao Đài (Caodaism)
   9. Đạo Phật giáo Hoà Hảo (Hoa Hao Buddhism)
   10. Đạo Baha'i (Baha'ism)
   11. Đạo Hồi (Hồi giáo)

Đạo Khổng: Theo một truyền thuyết, đức Khổng Tử đã lập đạo này vào cuối thế kỷ 6 trước Chúa Kitô (Christ) giáng sinh.

Tôn chỉ đạo Khổng là xây dựng con người và xã hội qua việc: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.  Để đạt đích trên, con người cần giữ luân lý tam cương (vua-tôi, cha-con, vợ-chồng); nam giới cần có ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín); nữ giới cần có tam tòng (ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con) và tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh).

Học thuyết căn bản trong đạo Khổng, hay đạo Nho, là tuân theo mệnh Trời (Thiên mệnh). Thiên mệnh hướng dẫn hoạt động của mọi người, không ai thoát khỏi.

Khổng giáo truyền vào Việt Nam cùng với việc cai trị của người Trung Hoa và đã gây ảnh hưởng rất lớn trong đời sống và văn chương người Việt từ vua chúa tới dân thường, đã có thời trở thành quốc giáo.

Đạo Khổng tuy đề cao Trời, nhưng không nói tới sự sống đời sau. Đức Khổng chỉ nói: "Khi chết, phách con người trở về với đất, khí con người bay lên không trung".
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

(sưu tầm)
Đạo Phật: Phật tổ tên là Gautama Shidata, con vua nước Ấn độ, sinh năm 563 trước Chúa Kitô (Christ). Năm 29 tuổi, Người đi thăm dân chúng ở kinh thành, gặp nhiều cảnh khổ của dân, Người quyết định rời cung điện đi tìm đường giải thoát. Sau thời gian tu luyện, năm 35 tuổi, Người đã tự giác ngộ, tìm được đường giải thoát khi đang suy niệm cạnh cây bồ đề trong một đêm trăng tròn tháng Năm dương lịch. Do đó, Người được gọi là Buddha (Bụt, Phật).

Đạo Phật chủ trương "giải thoát con người". Theo Đức Phật: Đời là bể khổ, sinh khổ, bệnh khổ, già khổ, chết khổ. Mà nguồn gốc của khổ là lòng tham muốn. Vậy muốn khỏi khổ phải diệt lòng tham muốn. Khi đã diệt được lòng tham muốn rồi, con người sẽ được giải thoát.

Về niềm tin: Mỗi người có nhiều kiếp (đời). Từ kiếp này đầu thai (reincarnate) qua kiếp khác gọi là luân hồi (xoay vần như bánh xe không ngừng). Tin Nhân-Quả: Cái Nghiệp (Karma: phận việc) ta chịu ở kiếp này sinh từ cái Quả ta đã làm ở kiếp trước, và Nghiệp ta làm ở kiếp này là cái Nhân của ta ở kiếp sau. Nghiệp báo cứ luân hồi mãi cho tới khi giải thoát xong mà được về Niết bàn (nơi hư không).

Về luân lý:  Dạy giữ ngũ giới: Cấm sát sinh, cấm trộm cướp, cấm gian dâm, cấm nói dối, cấm rượu thịt.

Đạo Phật không dạy tin có Thượng đế. Trên con đường giải thoát, người ta tùy sức mình, không cần ai hay thần thánh nào cả. Sau khi qua các vòng luân hồi, con người được lên cõi Niết bàn. Trong kiếp người, con người có thể tự hủy mạng mình, tức tự thiêu.

Đạo Phật vào Việt Nam khi người Trung Hoa sang đô hộ từ thế kỷ II. Đã có những thời kỳ rất thịnh đến trở thành quốc giáo và ảnh hưởng rất nhiều trong dân gian cũng như trong văn học.

Phải chăng Đức Phật thấy trước Đức Kitô sẽ ra đời khi Người nói với Ananda: "Ta không phải là Đức Phật đầu tiên giáng thế, mà cũng không phải là Đức Phật cuối cùng. Lúc cần đến, sẽ có một Đức Phật khác xuất hiện trên thế giới, một vị chí tôn, chí tuệ, hành vi đạo đức, đem lại điềm lành, biết rõ vũ trụ, một vị lãnh đạo vô song của loài người, một vị chúa tể của thiên thần và thế nhân, Đức Phật ấy sẽ dạy những chân lý bất diệt".

Đạo Phật có nói tới Niết bàn. Niết bàn chỉ là cõi hư không, không còn đau khổ.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

(sưu tầm)
Công giáo:
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/8b/ChristianityBranches.svg/659px-ChristianityBranches.svg.png
Kitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hoặc Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là một trong Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, Abraham là tổ phụ của dân Do Thái (hai tôn giáo còn lại là Do Thái giáo và Hồi giáo), đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giêsu như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước. Tín hữu Cơ Đốc tin rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và là Đấng Messiah của người Do Thái như đã được tiên báo trong Kinh thánh Cựu Ước. Là độc thần giáo (monotheistic), hầu hết tín hữu Cơ Đốc tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong 3 thân vị (tiếng Hi Lạp: hypostasis) gọi là Ba Ngôi. Cơ Đốc giáo bao gồm nhiều truyền thống tôn giáo với các dị biệt văn hoá cũng như hàng ngàn xác tín và giáo phái khác nhau. Trải qua hai thiên niên kỷ, Cơ Đốc giáo tự hình thành nên ba nhánh chính: Công giáo La mã, Chính thống giáo Đông phương và Kháng Cách (Tin Lành - Protestantism). Tính chung, đây là tôn giáo lớn nhất thế giới với hơn 2,1 tỉ tín hữu (chiếm khoảng 34% dân số thế giới).

Chữ Kitô xuất phát từ chữ Christos trong tiếng Hi Lạp, nghĩa là "Đấng được xức dầu", dịch từ chữ Messiah trong tiếng Hebrew. Cơ Đốc nhân (Christian) có nghĩa là "người thuộc về Chúa Cơ Đốc."

Trong tiếng Việt, bên cạnh chữ "Kitô" (như Kitô giáo) có gốc từ tiếng Hy Lạp như trên, và thường được sử dụng bởi những người Công giáo, còn có chữ "Cơ Đốc" (như Cơ Đốc giáo) có nguồn gốc từ chữ Nho (基督) và thường được những người theo đạo Tin Lành sử dụng. Trong khi người Công giáo dùng "Kitô" để chỉ Giêsu, người Tin Lành thường dùng "Christ". Ngoài ra, "Thiên Chúa giáo" cũng thường được sử dụng bởi những người ngoài Kitô giáo để chỉ Công giáo nói riêng và Cơ Đốc giáo nói chung.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối