Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [17] [18] [19] [20] [21] [22] [23] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

NanLan

ÔI, câu chuyện kết thúc thật là xúc động. Vậy mà quanh ta có nhiều người chỉ thích kêu ca phàn nàn vì những chuyện cỏn con không đâu.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam


Cái chậu nứt


Một người có hai cái chậu lớn để khuân nước. Một trong hai cái chậu có vết nứt, vì vậy khuân nước từ giếng về nước trong chậu chỉ còn một nửa. Chiếc chậu còn nguyên rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không thể hoàn thành nhiệm vụ.
Một ngày nọ chiếc chậu nứt nói với người chủ :
 - Tôi thật xấu hổ về mình, tôi muốn xin lỗi ông !
 - Ngươi xấu hổ về chuyện gì? - Ông chủ hỏi lại.
 -  Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông!
 - Không đâu! Khi đi về ngươi hãy chú ý đến những luống hoa bên vệ đường!
Quả thật, dọc bên vệ đường là những luống hoa rực rỡ. Cái chậu nứt cảm thấy vui vẻ một lúc, nhưng rồi vế đến nhà nó vẫn còn phân nửa nước.
 - Tôi xin lỗi ông! - Chiếc chậu nứt áy náy.
 - Ngươi không chú ý rắng hoa chỉ mọc bên này đường, phía của ngươi thôi sao? Ta đã biết được vết nứt của ngươi và đã tận dụng nó. Ta gieo những hạt giống hoa bên vệ đường phía bên ngươi và trong những năm qua ngươi đã vui tưới cho chúng. Ta hái những cánh hoa đó để trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi nhà ta sẽ không ấm cúng và duyên dáng như thế này đâu.

 Mỗi con người chúng ta đều là cái chậu nứt và hãy tận dụng vết nứt của mình.


                    ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Gội đầu, gột những cơn đau...

* LAN PHƯƠNG



Cứ mỗi trưa, chị Ngô Thị Công lại tất tả xách chiếc túi đựng đủ dầu gội, dầu xả, dầu gội khô... vào khoa ngoại 1 Bệnh viện ung bướu TP.HCM để bắt đầu một ngày làm việc mới.

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/889/426889.jpg

“Cạo mặt cho tui nghen, hôm nay tui thấy khỏe lắm!”, “Cô Công nhớ lát nữa gội xong rồi matxa mặt giúp chị luôn, chị đau đầu quá!”... Vừa gặp chị Công, nhiều bệnh nhân í ới gọi. Bệnh nhân Bạch Tuyết ngồi dốc người về phía trước, ghì chặt chồng, mím cứng đôi môi tím ngắt khô khốc, đôi mắt gần như sắp khóc. Mới vừa mổ xong, bác sĩ khuyên bà Tuyết phải thỉnh thoảng ngồi dậy mới tốt cho cơ thể. Nhưng mỗi lần muốn ngồi dậy, cả chồng và con trai bà nâng đỡ thế nào bà cũng muốn bật khóc vì đau. Chị Công dịu dàng chỉ dẫn: “Chị ôm tôi, ôm chặt vai tôi nhé, tôi không làm chị đau đâu. Từ từ nào...!”. Thân hình nhỏ bé của chị Công đỡ bổng bà Tuyết lên rồi đặt nằm xuống giường.

Làm đẹp cho bệnh nhân

Mái tóc dài đóng bết của bà Tuyết được xổ ra, theo những gáo nước khéo léo của chị Công tuôn xuống. Chị tẽ từng mớ tóc, gỡ rối rồi thoa dầu gội lên. Trong một góc giường hẹp chưa đủ hai người đứng, chị Công xoay xở với hai xô nước, một cái máng gội đầu và cả mong muốn được đẹp của những phụ nữ đang khổ sở vì bệnh tật nơi đây.

“Phòng lạnh quá, thôi hôm nay cô đừng gội đầu, để con giúp cô thay quần áo cho thoải mái thôi. Sợ gội xong lại ốm!”, “Anh đỡ chị dậy, vỗ lưng chị thế này nè cho chị dễ thở”, “Con mua cháo thật lỏng, nghiền thật nhuyễn rồi mới cho mẹ ăn”. Tất tả đi từ phòng này sang phòng khác, chị Công vừa gội đầu cho người này, kể chuyện vui ngoài bệnh viện rồi lại chỉ dẫn từng người cách chăm sóc, ăn uống cho người bệnh khác. Một bà lão “ngoại trú” ngoài hành lang khoa ngoại nói về chị: “Trưa nào mệt mỏi quá nó hay nằm ngủ ở đây, rồi lại vội vàng vào làm, chủ yếu là làm không công thôi”.

Chị Công giảng giải: “Vừa gội cho người ta phải vừa biết nói chuyện. Người bệnh ung thư tuyệt vọng lắm. Tôi cứ lấy tôi ra nói, tôi có một mình, nuôi ba đứa con, tôi cũng bị ung thư, cắt sạch hết rồi. Vừa nói mình phải vừa vui, làm sao cho người bệnh thấy mình vui thì người ta mới thấy đỡ đau. Không ai vào đây mà chấp nhận ngay việc mình bị bệnh nặng đâu”.

Khi chị rời khỏi phòng bệnh, thân nhân người bệnh vội vàng chạy theo giúi vào tay chị chút tiền. Có người chỉ giúi cho chị 2.000 đồng tiền dầu gội, vội vàng nắm tay chị vừa rưng rưng cảm ơn. Có ông chồng đứng len lén ngoài hành lang nhìn chị gội đầu, rửa mặt cho vợ, ngại ngần đợi chị ra ấn vào tay chị 5.000 đồng, mặt khó nhọc rưng rưng: “Cô cầm đỡ, tôi khó quá”. Chị xua tay, lắc đầu. Có người chị nhận, có người chị nhất định từ chối... Đôi lần chị còn móc túi cho lại họ...

Trả nợ ân tình

Hơn mười năm trước, chị Công vào Sài Gòn sau nhiều tháng trời cơ thể ra máu, đau đớn trải qua năm bệnh viện khác nhau. Chị đã khóc khi bác sĩ ở Bệnh viện Từ Dũ chuyển sang Bệnh viện Ung bướu vì nghe đồn “ai qua ung bướu là chết chắc rồi!”. Chị khóc vì những cơn đau, vì không một xu dính túi, vì nỗi tủi cực của người vợ bị chồng bỏ. Đôi mắt tròn của đứa con gái theo chị đi chữa bệnh và tiếng bi bô của hai đứa nhỏ ở quê nhà Quảng Nam làm chị sợ cái chết. Chị sợ con mình phải mồ côi giữa sóng đời, sợ phải xa những vòng tay nhỏ chỉ biết ôm chị khi chị đau đến bật khóc.

Ở Bệnh viện Ung bướu, nhiều nhà hảo tâm đã giúp đỡ chị, lẳng lặng lo từng toa thuốc, từng đợt hóa trị, xạ trị cho căn bệnh ung thư tử cung mà chị mắc phải. Chị nằm ở hành lang bệnh viện, rồi lê chân đi từng phòng bệnh bán từng xấp vé số kiếm miếng ăn trong thời gian điều trị. Chị Công ứa nước mắt nhớ lại: “Người ta cũng bệnh, cũng đau như mình, nhưng thấy mình đi bán ai cũng mua ủng hộ, nhiều người an ủi mỗi khi tôi khóc”.

Như một phép lạ, chị khỏe dần rồi quyết tâm ở Sài Gòn kiếm tiền nuôi ba đứa nhỏ ăn học đến nơi đến chốn. Chị nói: “Tôi tự hứa với lòng phải trả lại ân tình mà bao người đã giúp mình, tôi đi gội đầu, người ta cho tiền hay không cũng được, người khó khăn thì mình làm không công giúp họ”. Mười năm qua chị Công ở lại khoa ngoại 1, vừa làm đủ việc lặt vặt kiếm sống vừa giúp các bác sĩ nuôi những bệnh nhân giai đoạn cuối mà cảnh nhà neo đơn, để thực hiện tâm nguyện của mình là chăm sóc những người bệnh hiểm nghèo cơ nhỡ.

Mấy năm qua, các bác sĩ, y tá đã quen với việc nhờ chị Công hỗ trợ giúp đỡ những người bệnh không có người nhà chăm sóc. Có những người bị chảy dịch rất hôi thối, thuê những người bán vé số giặt quần áo cũng không ai giặt. Lúc ấy chị Công lại cặm cụi giặt mà không nhận thù lao. Chị bảo: “Lấy tiền thì tiền nào trả để chịu nổi mùi đó, nhức đầu lắm, nên thôi làm không cho người ta cho rồi...”.

Người phụ nữ từng chịu đựng đau đớn như chị hiểu từng tiếng thở hổn hển, tiếng rên nghẹn, hiểu cả cái bấu tay trên vai có nghĩa là đau đớn biết bao nhiêu. Chị gội đầu, matxa mặt, cạo mặt để giữ niềm an ủi bé nhỏ của phái đẹp nơi những phụ nữ đang phải chịu đựng bệnh tật.

Chị Công bảo: “Tôi chỉ cố làm sao nuôi con học thành người, tôi mãn nguyện cả đời ở đây chăm sóc bệnh nhân”. Khi bệnh viện chìm vào đêm khuya theo tiếng trở mình của những người ngủ lay lắt ngoài hành lang, chị Công mới lẳng lặng về nhà với những tiếng thở khó nhọc vì căn bệnh hở van tim và cả một ngày làm việc vất vả.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

@Lá@

(Sưu tầm)
Ngày cuối cùng của cuộc đời
Khi nào ta sắp chết? Năm mươi năm, hai mươi năm, mười năm, năm năm, hay trong ngày hôm nay? Lần cuối cùng tôi kiểm tra sức khoẻ, không ai nói với tôi gì cả. Khi đọc báo, nghe đài…tôi thường tự hỏi người mới chết vì tai nạn xe hơi khi trên đường về nhà sau giờ làm, ông ấy có nhớ nói cho gia đình biết ông yêu họ nhiều thế nào? Ông ấy sống có tốt không? Có yêu thương không? Tôi chỉ tin chắc một điều là, vẫn còn vài điều trên biểu làm việc, vẫn còn có việc chưa làm xong.

Sự thực thì, không ai trong chúng ta biết ta sẽ sống bao lâu. Tuy nhiên buồn thay, ta cứ hành động như thể cuộc đời là bất tử. Ta trì hoãn những việc mà, tận thâm tâm ta, ta biết là muốn làm: Bảo cho người thân ta biết ta thực sự lo lắng cho họ thế nào, có thời giờ cho riêng mình, thăm người bạn thân mà đã bao không gặp, đi dã ngoại nơi thắng cảnh, chạy thể dục đường dài, viết một lá thư hết sức chân tình, đi câu với con, học cách trầm tư, làm người biết lắng nghe, và nhiều hơn nữa…Ta đưa ra những lý luận cực kỳ chi tiết và hợp lý để minh chứng cho hành động của mình chỉ để sử dụng phần lớn thời gian và công sức làm những việc không thực sự quan trọng. Ta bàn cãi về những hạn chế của mình và chúng chính là những hạn chế của ta.

Hãy sống mỗi ngày như ngày cuối cùng của cuộc đời bạn, vì cuộc đời quan trọng và ý nghĩa dường nào.
Trời mưa gió rét kìn kìn
Đắp đôi dải yếm hơn nghìn chăn bông
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

@Lá@

(Sưu tầm)
Học cách trẻ con xây lâu đài cát
Tôi cũng không biết gì nhiều hơn về những lâu đài cát. Nhưng trẻ con lại biết rõ lắm. Hãy quan sát chúng để học hỏi.

Tôi cũng không biết gì nhiều hơn về những lâu đài cát. Nhưng trẻ con lại biết rõ lắm. Hãy quan sát chúng để học hỏi.

     "Dám đương đầu với những điều vĩ đại dù để chiến thắng vang dội hay nhặt lấy thất bại thì vẫn tốt hơn nhiều so với cách sống nghèo nàn về ý chí, không biết mình đang vui hay đang buồn, bởi những người nghèo ý chí sống trong thứ ánh sáng mờ mờ không biết chiến thắng hay chiến bại."
                                                            Teddy Rossevelt  

      Nắng nóng. Không khí mặn chát. Những con sóng đều đều. Một thằng bé trên bờ biển quỳ gối xúc cát bằng xẻng và nén cát vào cái xo đỏ. Sau đó nó úp xô xuống, nhấc ra, chỉnh sửa khối cát để cho ra đời tào lâu đài. Nó chơi vậy suốt buổi trưa. xây thêm hào, đắp thêm tường thành, những ngọn tháp là trạm bảo vệ. Que kem làm cầu. Một khu lâu đài bằng cát được xây xong.

      Thành phố lớn. Những con đường đông đúc. Giao thông sôi sục. Một người đàn ông ngồi trong văn phòng, sắp giấy tờ thành từng chồng và bàn giao công việc đã xong. Ông kê điện thoại và giữa vai và cổ, tay vẫn gõ bàn phím vi tình liên tục. Những con số múa may, nhiều hợp đồng ký kết, niềm vui của người đàn ông là từ lợi nhuận sinh ra.

      Cả cuộc đời ông dành cho công việc. Những kế hoạch nối tiếp nhau. Tương lai nắm trong dự đoán. Tích lũy hằng năm là những  sự bảo đảm. Vốn vươn dài ra bắc cầu khắp nơi. Một đế chế được dựng nên.

      Hai người xâu lâu đài có nhiều điểm giống nhau. Cả hai đều tích tiểu thành đại. Cả hai đều làm nên chuyện từ khi chưa thấy nó. Cả hai đều cần cù và quyết tâm. và cả hai đều biết rằng khi thủy triều lên cũng như khi xu thế thay đổi thì mọi việc sẽ kết thúc. Và đây chính là điểm khác biệt giữa hai người. Trong khi người đàn ông làm ngơ kết quả, thì đứa bé biết chấp nhận.

      Hãy xem đứa bé làm gì khi mọi thứ sắp tan thành cát bụi. Khi sóng kéo đến, cậu bé thông minh nhảy lên và vỗ tay. Không buồn phiền. Không sợ hãi. Không tiếc nuối. vì nó biết chuyện này rồi sẽ xảy ra, nên nó không ngạc nhiên. Và khi tòa lâu đài ầm ầm sụp đổ, bị hút về biển cả, đứa bé mỉm cười. Nó cười, nhặt lấy dụng cụ, nắm tay cha về nhà.

      Mà sao người lớn không được khôn ngoan như vậy. Khi con sóng thời gian tràn tới phá sập tòa lâu đài của mình, người đàn ông kinh hoàng. Ông ta lượn lờ quanh cái phế tích của mình để bảo vệ. Ông ta xây thêm tường để chặn lại con sóng, rồi đến khi nước biển thấm vào và phá vỡ nó, ông rối trí trước cơn thủy triều. Ông nói một cách bất chấp:"Đây là tòa lâu đài của tôi mà."

Nhưng đại dương không trả lời, ai cũng biết cát thuộc về nơi nào.

      Tôi cũng không biết gì nhiều hơn về những lâu đài cát. Nhưng trẻ con lại biết rõ lắm. Hãy quan sát chúng để học hỏi.

      Tiếp tục xây lên nhưng hãy bằng một trái tim trẻ thơ. Lúc chiều tà bóng xế, khi con nước lên, hãy hoan nghênh nó. Sau khi chào đón tiến trình của cuộc sống, nắm lấy tay cha, rồi... về nhà.
Trời mưa gió rét kìn kìn
Đắp đôi dải yếm hơn nghìn chăn bông
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Giá trị cuộc sống

Ếch và ốc sên chung sống trong cái đầm nhỏ. Ốc sên lúc nào cũng cau có, không bao giờ nói chuyện với ếch.
Ếch không hiểu vì sao nên cố gắng tìm mọi cách gặp gỡ, giúp đỡ ốc sên nhưng ốc sên vẫn lạnh lùng với ếch.
Buồn quá, một hôm ếch tìm gặp ốc sên và hỏi:
- Là xóm giềng với nhau, tôi có làm gì sai thì anh cứ nói để tôi còn sửa. Cứ mãi thế này tôi không chịu được.Ốc sên giận dỗi:
- Mỗi lần thấy anh là tôi buồn cho bản thân tôi, tôi giận ông trời sao sinh ra anh gọn gàng, mạnh khoẻ, muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì cũng dễ dàng. Còn tôi sinh ra phải mang cái vỏ cứng, nặng nề lên mình, đi đâu hay làm gì cũng chậm chạp…
Ốc sên vừa dứt lời bỗng có con chim bói cá bay qua, ốc sên vội vã chui mình vào trong cái vỏ cứng cáp. Còn con ếch tội nghiệp dù cố gắng vẫn bị chim bói cá quắp mang đi… Cuộc sống luôn công bằng, không cho ai tất cả và không lấy đi của ai tất cả. Điều quan trọng là mọi người phải tự nhận ra và sống hết mình với những gì đang có.


ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

  Đánh nhau bằng gậy.


 Trong một tiết học của các sinh viên trường mỹ thuật, vị giáo sư đưa cả lớp xem bức tranh mô tả thân phận con người của Goya, họa sĩ nổi tiếng người Tây Ban Nha. Bức tranh mang tên Đánh nhau bằng gậy.

 Trong bức tranh, Goya vẽ hai người nông dân đang xô xát nhau. Mỗi người cầm trên tay một chiếc dùi cui sần sùi. Một người đang giơ dùi cui để bảo vệ mặt mình. Nền trời trong xanh không để lộ một nét gì sắp xảy đến. Người ta không đoán được trời sắp dông bão hay sáng rực nữa.

 Cả lớp nhốn nháo, ai nấy đều lao nhao muốn phát biểu trước. Có sinh viên nói đây là bức tranh diễn tả định luật bảo tồn của con người: “Đấu tranh bảo tồn sinh mạng”. Sinh viên khác: "Bức tranh diễn tả mục đích của con người là muốn hạnh phúc vì hạnh phúc là đấu tranh". Sinh viên khác nữa lại phân tích: "Bức tranh muốn diễn tả chân lý con người là động vật có lý trí, vì chỉ có thú vật mới cắn nhau mà ở đây là thú vật có lý trí nên cắn nhau bằng gậy".
                                                                          http://i960.photobucket.com/albums/ae81/lethitam/goya_NT1.jpg
 
 Vị giáo sư ra hiệu cho cả lớp im lặng rồi bảo các sinh viên hãy quan sát thật kỹ một lần nữa. Cả lớp im ăng ắng. Mãi một lúc sau ông mới chậm rãi nói: "Thoạt nhìn ai cũng nghĩ đây chỉ là bức tranh tầm thường như những bức tranh khác. Thế nhưng có một chi tiết nói lên tất cả ý nghĩa của bức tranh: hai người nông dân đang hằm hằm sát khí để loại trừ nhau lại đang mắc cạn trong cồn cát. Từng cơn gió thổi đến, cát bụi đang kéo tới phủ lấp hai người đến quá đầu gối mà hai người không ai hay biết".

 Vị giáo sư ngừng lại hồi lâu rồi nói tiếp: "Goya muốn cho chúng ta thấy rằng cả hai người nông dân này sắp chết. Họ sẽ không chết vì những cú dùi cui giáng vào mà do cát bụi đang từ từ chôn vùi họ. Thế nhưng thay vì giúp nhau để thoát khỏi cái chết, họ lại cư xử chẳng khác nào loài thú dữ: họ cắn xé nhau. Bức tranh trên đây của danh họa Goya nói lên phần nào tình cảnh mà nhân loại chúng ta đang trải qua. Thay vì giúp nhau để ra khỏi không biết bao nhiêu tai họa, đói khổ, động đất, khủng bố, chiến tranh… thì con người lại giành giật chém giết lẫn nhau.

 Bức tranh ấy có lẽ không chỉ diễn ra ở một nơi nào đó ngoài cuộc sống của các bạn, mà không chừng đang diễn ra hằng ngày trong các mối tương quan của ta với người xung quanh. Cơn cám dỗ muốn thanh toán và loại trừ người khác có lẽ vẫn còn đang gặm nhấm nơi từng con người.

 Một trong những cách tốt đẹp nhất để tiêu diệt một kẻ thù chính là biến kẻ thù ấy trở thành một người bạn. Ngay chính trong cơn quẫn bách và đe dọa tứ phía, ta hãy liên đới để bảo vệ nhau, bảo vệ sự sống, bảo vệ hành tinh này".                      

                               ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Bốn ngón tay


  Lúc mới sinh ra, George Campbell đã bị mù. Năm lên sáu tuổi, một việc xảy ra làm em không tự giải thích được. Buổi chiều nọ, George đang chơi đùa cùng các bạn, một cậu bé khác đã ném trái banh về phía George. Chợt nhớ ra cậu bé la lên:
 - Coi chừng! Quả banh sắp văng trúng đấy!.
 Quả banh đã đập trúng người George, và cuộc sống của em không như trước đây nữa. Cậu không bị đau, nhưng cậu thật sự băn khoăn. Cậu quyết định hỏi mẹ :
 - Làm sao Bill biết điều gì sắp xảy ra cho con trước khi chính con nhận biết được điều đó?  
 Mẹ cậu thở dài, bởi cái giây phút bà e ngại đã đến. Đã đến cái thời khắc đầu tiên mà bà cần nói rõ cho con trai mình biết " Con bị mù!" Rất dịu dàng bà cầm bàn tay của con, vừa nắm từng ngón tay và đếm :
 - Một, hai, ba, bốn, năm. Các ngón tay này tựa như năm giác quan của con vậy. Ngón tay bé nhỏ này là nghe, ngón tay xinh xắn này là sờ chạm, ngón tay tí hon này là ngửi, còn ngón bé tí này là nếm ...
Ngần ngừ một lúc, bà tiếp:
 - Còn ngón tay tí xíu này là nhìn. Mỗi giác quan của con như mỗi ngón tay, chúng chuyên chở bức thông điệp lên bộ não con.
 Rồi bà gập ngón tay bà đặt tên " nhìn ", khép chặt nó vào lòng bàn tay của con. Bà nói :
 - Con ạ! con là một đứa trẻ khác với những đứa khác, vì con chỉ có bốn giác quan, như là chỉ có bốn ngón tay vậy : một - nghe, hai - sờ, ba - ngửi, bốn - nếm. Con không thể sử dụng giác quan nhìn. Bây giờ mẹ muốn chỉ cho con điều này: Hãy đứng lên con nhé!
George đứng lên. Bà mẹ nhặt trái banh lên bảo :
 - Bây giờ con hãy   đặt   bàn   tay   của   con   trong   tư   thế   bắt   trái   banh!
 George mở lòng bàn tay và trong khoảnh khắc cậu cảm nhận được quả banh cứng chạm vào các ngón tay của mình. Cậu bấu chặt quả banh và giơ lên cao. Bà mẹ nói :
 - Giỏi! giỏi! Mẹ muốn con không bao giờ quên điều con vừa làm. Con cũng có thể giơ cao quả banh bằng bốn ngón tay thay vì năm ngón. Con cũng có thể có và giữ được một cuộc sống trọn vẹn và hạnh phúc với chỉ bốn giác quan thay vì năm nếu con bước vào cuộc sống bằng sự nỗ lực thường xuyên!
 George không bao giờ quên hình ảnh " bốn ngón tay thay vì năm ". Đối với cậu đó là biểu tượng của niềm hy vọng. Và hễ mỗi khi nhụt chí vì sự khiếm khuyết của mình, cậu lại nhớ đến biểu tượng này để động viên mình. George hiểu ra rằng mẹ cậu đã nói rất đúng. Cậu vẫn có thể tạo được một cuộc sống trọn vẹn và giữ lấy nó chỉ với bốn giác quan mà cậu có được.


                    ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Sức mạnh của lời nói

  Một đàn ếch đi ngang qua một khu rừng và hai con ếch bị rơi xuống một cái hố. Khi thấy cái hố quá sâu những con ếch còn lại bèn nói với hai con ếch kia rằng chúng sẽ phải chết.
Hai con ếch mặc kệ những lời bình luận và cố hết sức nhảy ra khỏi cái hố. Đàn ếch nhao nhao bảo chúng đừng vô ích, hãy chấp nhận cái chết không thể tránh khỏi. Cuối cùng, một con ếch nghe theo lời của đàn ếch. Nó gục xuống chết vì kiệt sức và tuyệt vọng. Con ếch còn lại vẫn dồn hết sức lực còn lại tiếp tục nhảy lên. Đám ếch trên bờ lại ầm ĩ la lên bảo nó hãy nằm yên chờ chết .
  Con ếch nọ lại càng nhảy mạnh hơn nữa. Và thật kỳ diệu, cuối cùng nó cũng thoát ra khỏi cái hố sâu. Đàn ếch xúm lại:
  - Không nghe chúng tôi nói à? Chúng cứ hỏi mãi trong sự ngạc nhiên và lúng túng của con ếch nọ.
  Cuối cùng sự thật cũng được một con ếch già hé lộ rằng con ếch vừa thoát khỏi cái hố kia bị điếc và nó cứ nghĩ là những con ếch khác hò reo đang cổ vũ cho nó!!!....
  Có một bài học từ câu chuyện này:
  Lời nói luôn có những sức mạnh. Một lời động viên dành cho người đang trong cơn khủng hoảng có thể mang đến sức mạnh bất ngờ để vượt qua nghịch cảnh. Một lời tiêu cực với người đang khủng hoảng có thể giết chết họ.Vì vậy hãy cẩn thận với lời nói của bạn
  Hãy nói những lời mang đến niềm tin và sức sống cho những ai đi ngang qua cuộc đời bạn. Sức mạnh của ngôn từ! Vâng đôi lúc thật khó mà hiểu được sức mạnh kỳ diệu của một lời động viên khích lệ. Bất cứ ai cũng có thể những lời cướp đi tinh thần chiến đấu, nghị lực sống của một người đang trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Nhưng chỉ có những người đặc biệt, những người thật sự "biết sống đẹp" mới có thể dành thời gian, tấm lòng để khích lệ người khác.



ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam


Không thể nhìn từ một phía



  Mặt trăng và Mặt Trời tranh cãi với nhau về Trái Ðất. Mặt Trời nói : "Lá và cây cối, tất cả đều màu xanh". Nhưng Mặt Trăng thì lại cho rằng, tất cả chúng mang một ánh bạc lấp lánh. Mặt Trăng nói rằng, con người trên Trái Ðất thường ngủ. Còn Mặt Trời lại bảo con người luôn hoạt động đấy chứ.
- Con người hoạt động, vậy tại sao trên Trái Ðất lại yên ắng đến vậy ? Mặt Trăng cãi.
- Ai bảo là trên Trái Ðất yên lặng ?- Mặt Trời ngạc nhiên- Trên Trái Ðất mọi thứ đều hoạt động, và còn rất ồn ào, náo nhiệt nữa.
 Và họ cãi nhau rất lâu, cho đến khi Gió bay ngang qua.
- Tại sao các bạn lại cãi nhau về chuyện này chứ ? Tôi đã ở bên cạnh Mặt Trời khi Mặt Trời nhìn xuống Trái Ðất, và tôi cũng đi cùng Mặt Trăng khi Mặt Trăng xuất hiện. Khi Mặt Trời xuất hiện, mọi thứ là ban ngày, cây cối màu xanh, con người hoạt đông. Còn khi Trăng lên, đêm về, mọi người chìm vào giấc ngủ.
 Nếu chỉ nhìn mọi việc dưới con mắt của mình, thì mọi thứ chẳng có gì là hoàn hảo, trọn vẹn cả. Không thể đánh giá Trái Ðất chỉ bằng con mắt của Mặt Trời hoặc Mặt trăng được.
 Cũng vậy khi đánh giá một con người, một sự việc nào đó, không thể nhìn từ một phía được...  


                    ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [17] [18] [19] [20] [21] [22] [23] ... ›Trang sau »Trang cuối