Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [43] [44] [45] [46] [47] [48] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

 Sợ bị hút mật, gấu mẹ giết con rồi tự sát



"Người chủ trại cho tôi biết là mỗi ngày đúng 8 giờ sáng ông rút mật từ túi mật nằm sâu trong cơ thể của gấu. Tuy nhiên chỉ khoảng độ 7 giờ 45 là đàn gấu bắt đầu kêu khóc thảm thiết. Bốn người to lớn mặc áo trắng, gương mặt lầm lì không để lộ một xúc cảm nào. Họ tiến về phía chuồng gấu. Bốn người đàn ông bắt tay vào việc tóm cổ con vật bằng kềm sắt. Trong bụng con vật khốn khổ có một cái vòi sắt lúc nào cũng lòi ra ngoài nhểu nhảo mật tiết ra. Bốn người kéo bốn chân con vật ra xong đâm vào cái ống sắt một cây kim dài rồi rút mật ra bằng ống chích to lớn. Khi chất mật xanh xanh được rút ra con gấu mở to mồm ra như muốn toặc, hai mắt lòi ra và toàn thân run lên bần bật suốt thời gian bị tra tấn.

http://sphotos-a.xx.fbcdn.net/hphotos-prn1/s480x480/28742_524195314259126_59846765_n.png
Điều kiện nuôi gấu cũng như cách rút mật vô cùng dã man, tàn nhẫn vô nhân đạo và rất đau đớn cho con vật.



Cuộc tra tấn kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ. Mấy chục con vật khốn nạn kêu gào vang động cả một khu núi rừng. Cảnh tượng kinh khủng quá làm tôi hốt hoảng, đầu óc quay cuồng và tim tôi như bị ai bóp chặt.

Sau cuộc tra tấn đau đớn những con gấu co lại ôm bụng mình rên rỉ nho nhỏ. Chúng không thể co hơn được vì cái chuồng sắt quá hẹp chỉ có thể nhúc nhích một ít mà thôi. Tôi thấy nước mắt chúng bắt đầu tuôn ra ràn rụa chảy có dòng rơi xuống mặt đất.

Lúc 10 giờ 30 sáng có người kêu lên 'chuồng số 5 có tai nạn !!'. Tôi chạy vội theo ông chủ đến chuồng số 5 và sửng sốt trước cảnh tượng kinh hoàng. Một con gấu màu nâu tự móc ruột nó ra. Tay cầm chùm ruột vướng theo bao tử lòng thòng trên tay đầy máu nó dơ lên kêu rống như để phản đối cách đối xử tàn ác của con người. Tôi nhìn cảnh tự sát của con vật khốn khổ toàn thân tôi tê tái. Trong cuộc đời tôi chưa hề chứng kiến cảnh đau thương tuyệt vọng đến như thế này. Rồi không biết từ đâu chạy lại những người đàn ông mang trên tay búa, kềm và dao to. Người chủ hạ lịnh: 'phải chặt ngay chân tay nó trước khi nó chết!. Chỉ có cách đó mới bán được chân tay tươi! Cửa chuồng mở ra và trong phút chốc tứ chi con vật bị chặt lìa. Những con gấu khác kêu gào thảm thiết tuyệt vọng. Người ta chích morphine cho chúng để chúng bình tĩnh lại.

Sau khi trông thấy cảnh tượng kinh hoàng này tôi bị ám ảnh ngày đêm bởi gương mặt hốt hoảng nhưng vô tội của những con vật khốn khổ. Nỗi ám ảnh sẽ đeo theo tôi cho đến khi tôi lìa đời".

Chuyện xảy ra tại một nông trại nuôi gấu lấy mật ở Tây Bắc Trung Quốc, nơi các con gấu bị chọc lấy mật hàng ngày.

Bị nhốt trong các *g sắt chật hẹp, lũ gấu tội nghiệp không có chỗ để đi lại. Trên bụng mỗi con gấu đều bị chọc thủng một lỗ vĩnh viễn để lấy mật hằng ngày. Vì vết thương mãi mãi không khép miệng này, chúng có thể nhiễm nhiều thứ bệnh, kể cả u ác tính, ung thư và viêm màng bụng.

Quá đau đớn, gấu thường tìm cách đánh bụng mình để tự tử. Để ngăn chặn điều này, chúng bị đeo khung sắt vào cơ thể.

Một người tình cờ chứng kiến quy trình lấy mật gấu nhẫn tâm này đã báo vời tờ Reminbao.com. Người này còn kể lại một câu chuyện gây chấn động lòng người.

Một con gấu mẹ đã đứng lên, phá sập cái lồng sắt đang nhốt nó khi nghe thấy tiếng gấu con rít lên lo sợ trước lúc bị một công nhân chích thủng bụng để lấy mật. Gấu mẹ lao thẳng đến chuồng gấu con trong khi công nhân bỏ chạy tán loạn.

Gấu mẹ giật lắc cái chuồng điên cuồng hòng cứu con ra. Không thể phá sập chuồng, gấu mẹ bất ngờ ôm lấy con rồi cuối cùng siết chặt nó đến chết. Bỏ gấu con xuống, gấu mẹ lao đầu vào bức tường gần đó tự sát.

 Trung quốc truyền thông
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Dùng mật gấu có thể gây bất lực



TT - Thay vì săn lùng và hành hạ loài gấu để lấy mật, chúng ta có thể dùng hàng chục cây thuốc có sẵn trong tự nhiên nhằm giải quyết nhu cầu chữa bệnh.

http://d.f7.photo.zdn.vn/upload/original/2011/08/26/1/40/13142976421087280136_574_0.jpg



Những bài thuốc đông y cổ truyền cụ thể như vậy đã được các bác sĩ của Hội Đông y VN giới thiệu trong cuốn sách mới phát hành Những cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu.

Các tác giả khẳng định dùng mật gấu có thể dẫn đến chứng bất lực ở nam giới bởi mật gấu không có khả năng tăng cường sinh dục như một số loại thuốc. Ngoài ra, cuốn sách (thuộc bản quyền của Hội Đông y VN và Tổ chức Động vật châu Á) khẳng định về cơ bản, y học cổ truyền chỉ sử dụng mật gấu chữa bệnh chấn thương ngoài da, ít dùng để uống: “Quy trình hút mật ở các cá thể gấu bị nuôi nhốt thường không đảm bảo vô trùng, và mật gấu từ các cá thể gấu bị nuôi nhốt thường ẩn chứa một lượng vi khuẩn cao.

Ở VN, đã có một số trường hợp tử vong có liên quan đến uống mật gấu”. Ngoài ra, uống mật gấu còn có thể gây ra một số triệu chứng nhiễm độc như tổn thương gan và thận, vàng da, chán ăn, mệt mỏi, mắt đỏ, cơ thể đau nhức, hồng cầu trong nước tiểu...

H.GIANG  (Báo Tuổi Trẻ)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Làm thủy điện 6 và 6A: mất nhiều hơn được



TT - Làm việc với đoàn công tác của Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường của Quốc hội ngày 23-4, một lần nữa lãnh đạo tỉnh Đồng Nai lại kiến nghị dừng thực hiện dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A vì phải đánh đổi quá nhiều thứ.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/162/629162.jpg
Đoàn Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường của Quốc hội đi giám sát nơi làm dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A chiều 23-4 - Ảnh: ĐỨC TUYÊN



Sáng 23-4, làm việc với đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, ông Trần Văn Tư - chủ tịch HĐND tỉnh, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai - nói: “Khi làm thủy điện, những cánh rừng đầu nguồn sẽ không còn. Tôi xin nói xui rủi mà vỡ đập dây chuyền ở thượng nguồn thì dân cư sống ven sông Đồng Nai và cả dân TP.HCM sẽ ra sao?”.

Ông Tư nói thêm: “Cái gì qua thời gian chúng ta thấy không hiệu quả, ảnh hưởng đến dân sinh thì dừng sớm là một quyết định sáng suốt. Tôi đề nghị không tiếp tục thực hiện dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nữa”.

Tác động xấu đến người dân, môi trường  
Tại cuộc họp, ông Đỗ Đức Quân - vụ trưởng Vụ Thủy điện (Bộ Công thương) - cho biết hai dự án chiếm dụng đất rừng trên 370ha nhưng so với các thủy điện khác diện tích để làm thủy điện ít hơn. Khi thực hiện dự án này, các loài động thực vật có bị ảnh hưởng nhưng không làm mất hẳn sự đa dạng sinh học. Hồ chứa của hai dự án thủy điện 6, 6A có dung tích nhỏ, đập thấp vì điều tiết chính nguồn nước vẫn là thủy điện Đồng Nai 2, Đồng Nai 3 trên thượng nguồn.

Mặt khác, Chính phủ chỉ đạo làm hệ thống vận hành liên hồ chứa nên không phải lo lắng. Khu làm dự án cũng không phải di dân, tái định cư nên không làm xáo trộn cuộc sống của dân, “không đến mức làm thay đổi tiêu chí của vườn quốc gia Cát Tiên, đặc biệt là khu Bàu Sấu...”(!). Ông Quân dẫn chứng cách làm thủy điện hiệu quả của các nước và gợi mở: “Ở ta khí sắp hết, than cũng nhập nên hai dự án thủy điện 6, 6A còn nhiều ý kiến trái chiều nhưng cũng cần xem xét vì lợi ích chung!”.

Trả lời đoàn công tác về việc thẩm định hai dự án trên, ông Mai Thanh Dung, cục trưởng Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường (Bộ Tài nguyên - môi trường), cho biết bộ vẫn đang thẩm định. Tuy nhiên, sau khi thành lập một hội đồng với 21 thành viên đánh giá báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án 6, 6A cho thấy chủ đầu tư chưa đánh giá đầy đủ như khi thực hiện các tuyến truyền tải điện ảnh hưởng đến rừng ra sao. Chủ đầu tư cam kết trồng rừng nhưng trồng cây gì và cũng chưa làm rõ được phương pháp nghiên cứu đa dạng sinh học. Cũng theo ông Dung, báo cáo đánh giá tác động môi trường của chủ đầu tư về sự thay đổi dòng chảy từ khu vực dự án ảnh hưởng đến hồ Trị An, vùng hạ lưu chưa thuyết phục.

Ngoài ra theo ông Dung, chủ đầu tư chưa dự báo các biện pháp chống xâm hại đến vườn quốc gia Cát Tiên khi có thủy điện Đồng Nai 6, 6A. Chưa cập nhật, làm rõ phương án xả lũ ở dự án thủy điện Đồng Nai 5 và quy trình vận hành liên hồ. Chưa đánh giá ảnh hưởng của dự án đến sinh kế của người dân, đặc biệt là dân tộc thiểu số ở vùng này. Ông Dung nói: “Chủ đầu tư có lấy ý kiến tham vấn nhưng chưa tham vấn ý kiến của người dân ở vùng hạ lưu theo đúng Luật bảo vệ môi trường”.

Trước ý kiến của Bộ Công thương, ông Võ Văn Chánh, phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Đồng Nai, phản biện: “Bộ Công thương đánh giá không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học là chưa xác đáng. Hai dự án khi được cho phép đặt xuống rừng sẽ chia cắt đường di chuyển của động vật. Trong quá trình thi công cũng sẽ phá vỡ thảm thực vật, làm suy giảm nước sông. Người dân đang sống với thiên nhiên bây giờ đặt dự án nói nâng cao văn hóa là không đúng đặc trưng văn hóa cộng đồng”. Bà Phan Thị Mỹ Thanh, phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, nói: “Đồng Nai đề nghị không làm dự án 6, 6A vì sẽ tác động xấu đến người dân và nhà máy thủy điện Trị An”.

Mất rừng là mất hẳn
Trước ý kiến phản đối của tỉnh Đồng Nai, ông Bùi Pháp - chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đức Long Gia Lai, chủ đầu tư dự án - nói: “Chúng tôi sẽ tuân thủ các nguyên tắc mà Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội đặt ra. Tôi cam kết nếu có dự án 6, 6A sẽ không tăng thêm lũ lụt. Chúng tôi tính toán sản lượng điện đóng góp cho sự phát triển kinh tế là 1 tỉ kWh, đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng 325 tỉ đồng”. Ông Pháp chỉ tay sang một số nhà khoa học đi theo ông rồi nói: “Đây là dự án với sự cố vấn uy tín hàng đầu của VN. Chúng tôi luôn cầu thị lắng nghe các góp ý chân chính. Chúng tôi cam kết trồng lại rừng hoặc trồng nhiều hơn, đồng thời làm các việc an sinh xã hội để giúp dân và xây trạm kiểm lâm để chống phá rừng, xây trạm y tế, trường học...”.

Khi ông Pháp vừa dứt lời, ông Trần Văn Tư nói: “Dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A chưa thực hiện nhưng hạn hán đã xảy ra ở Đồng Nai. Trạm bơm, hồ Trị An cũng từng thiếu nước nhiều năm do làm thủy điện ở đầu nguồn sông Đồng Nai. Mất 1ha rừng tự nhiên, chủ đầu tư nói cho trồng lại nhưng cũng không thể bù đắp được. Làm thủy điện, mất rừng tự nhiên là mất hẳn. Nhà đầu tư cũng nói đảm bảo an sinh, công ăn việc làm cho dân nhưng không lớn. Mất sẽ nhiều hơn được nên tôi đề nghị đoàn công tác xem xét thấu đáo vấn đề này”.

Tại cuộc họp, với tư cách đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, ông Trương Văn Vở đặt vấn đề: “Chúng tôi kiến nghị dừng dự án thủy điện 6, 6A không chỉ cho Đồng Nai mà vì qua phân tích, chúng tôi nhận thấy nếu dự án được Chính phủ cho phép thực hiện thì nó ảnh hưởng đến sinh thái, văn hóa của vùng. Phải tính toán cái được, cái mất. Hai dự án sẽ đóng góp lượng điện chỉ chiếm 0,3% tổng công suất điện lưới quốc gia mà đánh đổi đến trên 370ha rừng thì dứt khoát phải xem xét”.

Theo ông Vở, tháng 10-2012 Bộ NN&PTNT báo cáo phá rừng làm thủy điện chiếm gần 20.000ha, trong đó có trên 3.000ha rừng đặc dụng và gần 4.500ha rừng phòng hộ cùng các loại rừng khác. “Nhưng số rừng trồng lại trên diện tích bị mất chỉ đạt 3%, vậy chúng ta có thuận với thiên nhiên như tinh thần phát huy đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc?” - ông Vở dẫn chứng.

Sau khi lắng nghe nhiều phía, ông Phan Xuân Dũng - chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội - cho biết: “Tôi đồng ý quan điểm phát triển kinh tế nhưng không đánh đổi, phải bảo vệ môi trường. Chúng tôi cũng tiếp thu ý kiến của chủ đầu tư. Đoàn công tác sẽ báo cáo đầy đủ để Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định”.

HÀ MI - ĐỨC TUYÊN


"Dự án thủy điện có ảnh hưởng đến 3 triệu dân của Đồng Nai thì chúng tôi phải có trách nhiệm lên tiếng chứ. Thủy điện Sông Tranh và nhiều thủy điện khác đang là bài học nên cần phải tính toán cho kỹ. Phát triển nhưng đánh đổi rừng, đánh đổi sự thay đổi dòng chảy của sông Đồng Nai thì hệ lụy của nó ra sao? Gần 20 triệu dân ở Đồng Nai, TP.HCM và các tỉnh hạ lưu sẽ bị mất rất nhiều "

Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai
Trần Văn Tư
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Khai thác bôxit: Chi phí tăng cao, công nghệ lạc hậu



TT - Tại hội thảo do Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật VN tổ chức ngày 9-5, đại diện Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) đã công khai các con số mới nhất về các dự án bôxit ở Tây nguyên.

Mặc dù những số liệu mới công bố đều bất lợi, đại diện Bộ Công thương vẫn nhận định hai dự án bôxit chắc chắn có hiệu quả và việc đề xuất dừng dự án là không hợp lý. TKV khẳng định dự án sẽ hoàn vốn trong khoảng 12-13 năm, còn các chuyên gia cho rằng dự án sẽ... “mắc kẹt”.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/462/632462.jpg
Công nhân Nhà máy bôxit nhôm Tân Rai (Lâm Đồng) chằng buộc, phủ bạt che chắn số alumin để ngoài trời vì chưa bán được (ảnh chụp tháng 4-2013) - Ảnh: Mai Vinh



 Những con số biết nói
TKV cho biết tổ hợp bôxit nhôm Lâm Đồng được phê duyệt năm 2009 với tổng mức đầu tư trên 11.300 tỉ đồng (khoảng 670 triệu USD). Tuy nhiên, đến tháng 3-2013, TKV phải điều chỉnh tăng thêm trên 3.640 tỉ đồng (tăng 33,1%).

Nguyên nhân, đại diện TKV cho biết vì tỉ giá, lãi suất tăng và khi lập dự án đã chủ quan chưa tính đến chi phí nguyên vật liệu chạy thử, chi phí vay vốn.

Đặc biệt, khi tính toán lại tại thời điểm tháng 3-2013, với dự án Tân Rai, lợi nhuận sau thuế bình quân năm chỉ còn khoảng 896 tỉ/năm, giảm tới trên 310 tỉ so với tính toán hồi năm 2009. Số năm lỗ kế hoạch tăng thêm hai năm, tức phải năm năm sau nhà máy mới hết lỗ.

Các loại thuế phải nộp của dự án cũng chỉ còn khoảng 422 tỉ/năm, giảm trên 117 tỉ so với tính toán cũ. Ngược lại, thời gian thu hồi vốn (kể từ khi đi vào hoạt động) sẽ là 11,8 năm, tăng hơn hai năm rưỡi.

Với nhà máy Nhân Cơ, TKV cho biết tổng vốn đầu tư tăng 31%, số năm lỗ kế hoạch là bảy năm với tổng lỗ khoảng 1.700 tỉ đồng, thời gian thu hồi vốn của dự án này cũng dài hơn, lên tới 12,9 năm.

Trong khi số thuế nộp cho ngân sách lại... giảm trên 623 tỉ. Như vậy, so với tính toán hồi năm 2009-2010 để đi đến quyết định đầu tư giữa lúc dư luận băn khoăn, công bố khả năng nộp thuế của hai dự án bôxit nay đã được TKV giảm xuống tổng cộng trên 740 tỉ đồng.

Theo báo cáo của TKV, tính đến tháng 4-2013, tổ hợp bôxit nhôm ở Tân Rai đã khai thác được 1,6 triệu tấn quặng bôxit. Nhà máy tuyển quặng sau nhiều bước chạy thử đã cho ra sản phẩm quặng tinh bôxit cơ bản đảm bảo thiết kế, riêng phần nước tuần hoàn và nước thải ra “hồ thải quặng đuôi” chưa đạt yêu cầu.

Còn nhà máy alumin Nhân Cơ (Đắk Nông), trước nhiều ý kiến cho rằng cần dừng dự án này lại, TKV khẳng định dự án đã hoàn thành xây lắp khoảng 51% và gần như... tất cả thiết bị chính đã được tập kết đến chân công trình. Tổng giá trị đã thực hiện cho nhà máy này đã lên tới trên 6.800 tỉ đồng.

Sẽ mắc kẹt hơn 10 năm  
Trao đổi với Tuổi Trẻ, một chuyên gia tham dự hội thảo (phần thảo luận hạn chế báo chí tham dự) cho biết ông Nguyễn Mạnh Quân, vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng Bộ Công thương, đã cho rằng dư luận xã hội và các nhà khoa học lo ngại hiệu quả kinh tế hai dự án bôxit là chính đáng.

Ông Quân cũng cho rằng số liệu công bố ngày 9-5 có thể coi là số liệu chính thống và để đánh giá hiệu quả dự án phải dùng số liệu mới này.

Ông Quân lưu ý giá bán bôxit của TKV tính theo giá hiện nay (giá khoáng sản đang rơi), và nhận định hai dự án bôxit chắc chắn có hiệu quả và đề xuất dừng dự án lại là không hợp lý.

Ông Nguyễn Văn Ban, nguyên trưởng ban bôxit nhôm, Tổng công ty Khoáng sản VN,  cho rằng các số liệu về mức đầu tư của TKV chưa bao giờ thống nhất. Theo ông Ban, có khi mức đầu tư một dự án bôxit đã được công bố lên tới 800 triệu USD, nên nếu tăng tới trên 30%, tổng số tiền phải đổ vào một tổ hợp alumin đã lên tới trên 1 tỉ USD.

Ông Ban cũng cho rằng bôxit VN chất lượng không cao, vùng khai thác đều cách rất xa cảng biển, lớp bôxit trên đất rất mỏng, vùng khai thác lại rất thiếu nước, chi phí đền bù cao...

Nhấn mạnh với khoảng cách đều trên 100km, việc vận chuyển bôxit từ nhà máy ra biển phải bằng tàu hỏa, nếu lấy ôtô chở là cực kỳ rủi ro, chi phí rất cao (chi phí vận chuyển theo TKV tính thì ở Tân Rai là 478.500 đồng/tấn; Nhân Cơ 528.000 đồng/tấn).

Trong khi đó, quy hoạch Bộ Công thương lại nói đến sau năm 2020 mới nghiên cứu làm đường sắt. Ông Ban khẳng định “như thế là hai nhà máy sẽ mắc kẹt hơn 10 năm nữa”.


http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/463/632463.jpg
Tổ hợp bôxit nhôm Tân Rai (Bảo Lâm, Lâm Đồng) đang lưu kho hơn 300.000 tấn alumin vì chưa bán được. Mỗi ngày tổ hợp này tiếp tục sản xuất thêm 1.000 tấn- Ảnh: Mai Vinh



Phải hi sinh cho TKV?
GS.TSKH Nguyễn Quang Thái, phó chủ tịch Hội Khoa học kinh tế, trong tham luận gửi hội thảo đã đánh giá tất cả những gì đang xảy ra ở Tân Rai chứng tỏ “sự yếu kém của cả ban quản lý dự án, nhà thầu và chủ đầu tư”.

Nêu chi phí đền bù cho dân của TKV hiện khoảng 800 triệu đến 1 tỉ đồng/ha, TKV đề xuất giảm chỉ còn 250 triệu/ha; TKV cũng đề nghị giảm thuế môi trường từ 30.000 đồng/tấn xuống chỉ còn 5.000 đồng/tấn, ông Thái đặt câu hỏi: Liệu có phải Nhà nước đang bị đặt vào tình thế buộc phải “hi sinh” cho TKV? Nếu Nhà nước đồng ý giảm, ông Thái cho rằng như thế thật ra về mặt kinh tế với đất nước sẽ... không hiệu quả.

TS Nguyễn Thành Sơn, giám đốc ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng của TKV, cho rằng thực tế triển khai các dự án thử nghiệm cho thấy tính chất thử nghiệm không đúng, vì TKV thử nghiệm cùng lúc hai dự án cùng một công nghệ, cùng quy mô, cùng nhà thầu, cùng loại bôxit... Quy mô thử nghiệm theo ông Sơn cũng trái chỉ đạo phải “làm từ nhỏ đến lớn”. Bởi công suất thử nghiệm 1,26 triệu tấn/năm, thực tế đã gấp... 10 lần nhu cầu trong nước.

TS Sơn nói TKV đã mắc vào “cái bẫy giá rẻ” của Trung Quốc. Công nghệ sử dụng than của dự án đòi hỏi phải đưa than tốt từ Quảng Ninh vào. Phân xưởng khí hóa than thì sử dụng công nghệ từ cách đây nửa thế kỷ. Đặc biệt, nhà thầu chỉ cam kết làm ra 1 tấn alumin cần tới 679kg than, 49,2kg vôi, 7m3 nước... nên ông Sơn cho rằng riêng lượng than cấp cho Tân Rai đã đủ cấp cho một nhà máy nhiệt điện phát 1 tỉ kWh/năm...

 CẦM VĂN KÌNH


http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Funny%20stuff/Captions%20and%20Expressions/ToldyaVN_zps74274db1.jpg

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cứu loài thông sót lại từ thời khủng long



SGTT.VN - Thông tin từ trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm lâm sinh Lâm Đồng và vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà cho biết: nghiệm thu bước đầu chương trình nghiên cứu đặc điểm sinh học của thông hai lá dẹt và trồng thử nghiệm loài thông này trên đỉnh Bidoup (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đã cho kết quả khả quan.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=201215
Một gốc thông hai lá dẹt đường kính gần 3m. Ảnh: Lengkeng



Chỉ còn ở Việt Nam
ThS Lê Văn Hương, giám đốc vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, cho biết công việc nghiên cứu và trồng thử nghiệm thông hai lá dẹt được bắt đầu từ năm 2007. Mặc dù rừng ở Lâm Đồng có các quần thể thông hai lá dẹt phân bố tự nhiên, nhưng khả năng tái sinh tự nhiên của chúng rất kém. Do đó, không thể áp dụng phương pháp bảo tồn tại chỗ mà cần đến phương pháp bảo tồn ngoại vi, bằng cách thu thập hạt giống thông hai lá dẹt để gây trồng ngoài vùng phân bố tự nhiên. Khi mới bắt đầu, các nhà khoa học dùng phương áp ươm hạt nhưng số lượng cây giống không nhiều và khi đem trồng thử nghiệm ở một số nơi, tỷ lệ cây sống rất thấp. Từ năm 2009, nhờ kỹ thuật nhân giống vô tính (in vitro) nên việc tạo ra cây con khá dễ dàng. Sau một thời gian trồng thử nghiệm thông hai lá dẹt, với diện tích 2ha dưới tán rừng và 1ha trên đất trống, ở độ cao 1.500 đến trên 2.000m của khu vực rừng Bidoup (giáp ranh Lâm Đồng và Khánh Hoà), đến cuối tháng 5 vừa qua tỷ lệ cây sống thành rừng đạt khá cao, “chứng minh nơi đây chính là xứ sở của loài thông hai lá dẹt”, ThS Hương nói.

Thông hai lá dẹt có tên khoa học Ducampopinus kremfii, thuộc họ thông – pinaceae. Với đặc trưng hai lá dẹt hình lưỡi kiếm, đây là loài cổ thực vật được giới khoa học quốc tế nhận định xuất hiện cùng thời với khủng long, sau những trận biến động khủng khiếp của trái đất hàng chục triệu năm trước, nhiều sinh vật biến mất chỉ còn sót lại vài loài trong đó có thông hai lá dẹt. Hiện loài thông này được xếp loại hiếm, mức độ đe doạ bậc R (có thể nguy cấp, đe doạ tuyệt chủng do thu hẹp môi trường sống là rừng) và chỉ còn độc nhất ở Việt Nam.

Hãy giúp “thông đứng giữa trời mà reo”
PGS.TS Nguyễn Hoàng Nghĩa, viện trưởng viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam cho biết, ban đầu loài thông quý hiếm hai lá dẹt được gọi là Pinus krempfii H. Lec. (thuộc họ abietaceae), mang tên nhà thực vật học người Đức M. Krempf, người đầu tiên thu mẫu vật thông hai lá dẹt ở thượng nguồn sông Mao trên độ cao 1.350m. Sau này, nhà thực vật học Pháp A. Chevalier lấy tên Ducamp (một quản đốc thuỷ lâm người Pháp, người tổ chức nên cục Lâm nghiệp ở Đông Dương) đặt cho loài này là Ducampopinus krempfii (Lec) A. Chev. Người ta còn gọi loài thông này với tên thông Sré, thông Sri.

Trong công trình Thực vật học đại cương của Đông Dương, tác giả Hickel cho biết thông hai lá dẹt gặp ở độ cao 1.200 – 1.500m tại một vài khu phân bố chính ở Lâm Đồng, song nơi dễ tiếp cận nhất là vùng Cổng trời trên dãy Hòn Nga thuộc xã Lát, huyện Lạc Dương. Theo một số tài liệu khoa học, thông hai lá dẹt còn có thể thấy ở một số nơi khác thuộc Lâm Đồng và Khánh Hoà: Poilane đã tìm thấy loài thông này ở vùng phụ cận Nha Trang và ở Đơn Dương; M. Schmid và Trương Văn Lên thấy có ở Suối Vàng, gần Đà Lạt; Lê Kim Biên thu được mẫu ở đèo Ngoạn Mục; Phùng Mỹ Trung tìm thấy loài này ở vườn quốc gia Chư Yang Sin...

Thông hai lá dẹt sinh trưởng rất chậm, đường kính chỉ tăng khoảng 1mm/năm nên nếu cây có đường kính 2,5m thì tuổi có thể tới 1.000 năm, hoặc ít ra cũng hàng trăm năm. “Tuy nhiên do rừng bị phá để làm nương, các rừng thông hai lá dẹt đang bị đe doạ, nhiều cây bị mất môi trường sinh sống tối ưu nên chết rụi, nhiều cây quá già cũng tự đổ gãy. Tái sinh tự nhiên hầu như chỉ hạn chế ở giai đoạn cây mầm, lại gặp chủ yếu ở nơi có khoảng trống, ven đường. Mặt khác lại thiếu vắng các cây tái sinh ở tuổi trung gian, nên khó đủ sức thay thế những cánh rừng thông hai lá dẹt cổ thụ đang tồn tại”, PGS Nghĩa nhận xét. Theo PGS Nghĩa, khó khăn cơ bản vẫn là vốn đầu tư cho công tác bảo vệ, đầu tư cho dân trồng rừng ở các vùng đệm, đầu tư quy hoạch và đưa dân vào cuộc sống ổn định, bảo đảm thu nhập vì có như vậy mới tránh được việc đốt phá rừng làm nương rẫy.

“Mặc dù mới là những bước đầu tiên, song công tác bảo tồn nguồn gen cây rừng chắc chắn sẽ có những đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo vệ những nguồn gen quý hiếm của đất nước”, PGS Nghĩa nói.


Thanh Tâm – Linh San


http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=201217
Thông hai lá dẹt Ducampopinus krempfii. Ảnh: Phùng Mỹ Trung



Thông hai lá dẹt thường gặp rải rác như những đại thụ cao trên dưới 30m, đường kính có thể đạt 1,5 – 1,6m, đôi khi tới 2m. Tán của cây khá rộng, dày, sẫm màu và có hình rẻ quạt. Đoạn thân dưới cành lớn, hầu như không có cành nhánh, tròn đều và đâm thẳng vào tán lá. Hạt màu nâu nhạt và có cánh trắng, khi chín hạt có thể phát tán trong phạm vi tương đối rộng và nón trái còn tồn tại một thời gian trên cây. Trái chín vào mùa mưa là một khó khăn lớn đối với việc thu thập hạt, vì khó đến được rừng để xem xét và thu hái đúng thời gian.  
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

Chén, đĩa bằng lá cây ở Ấn Độ



TTCN - Trên báo Tuổi Trẻ, TS Nguyễn Trung Việt, trưởng phòng quản lý chất thải rắn của Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM, đã thừa nhận những bất ổn của túi nhựa tự hủy của Công ty Alta, nghĩa là nhựa chỉ vụn ra thôi chứ không thể tự hủy như công bố ban đầu. Nhân chuyện này, xin kể lại đôi điều “mắt thấy tai nghe” về bảo vệ môi trường ở Ấn Độ, nơi tôi đã sống và công tác trong gần bốn năm.

Ngay cả trên sách báo, bản đồ... người ta thường gọi  Ấn Độ là “tiểu lục địa” bởi độ lớn cả về diện tích và dân số. Trên đất nước mênh mông có diện tích tới 3.287.263 km2 (xấp xỉ gấp 10 lần nước ta), dân số đã vượt qua mức 1 tỉ người, chỉ chịu đứng sau Trung Quốc mà thôi.

Nêu những con số khổng lồ như vậy để thấy rằng vấn đề bảo vệ môi trường ở đất nước này không hề đơn giản chút nào. Vậy mà  Ấn Độ lại là một quốc gia đã từng được UNESCO tặng huy chương vàng về thành tích bảo vệ môi trường sinh thái, được nhiều quốc gia cử đoàn đến nghiên cứu, học tập về vấn đề này.

Tại các cửa hàng lớn, siêu thị... ở Ấn Độ, người ta dùng rất nhiều túi giấy (túi làm bằng giấy). Một sản phẩm mà chúng tôi rất chú ý - và cũng rất phổ biến ở Ấn Độ - là những chiếc đĩa, chén (miền Bắc mình gọi là bát) làm bằng lá cây. Những quán ăn dọc đường, những xe đẩy bán thức ăn sẵn... đều sử dụng loại sản phẩm này.

Tất nhiên trong các nhà hàng khách sạn lớn người ta vẫn dùng đĩa, chén bằng sứ. Nhưng thử làm một con tính đơn giản: với 1 tỉ dân, nếu hoàn toàn dùng túi nhựa - ta thường gọi là “túi nilông” - thì lượng thải ra sẽ là bao nhiêu?

Chính phủ Ấn Độ và cả chính quyền các bang rất chú trọng vấn đề môi trường nên khuyến khích người dân dùng những đĩa, chén bằng lá cây. Chúng tôi đã đi ngang dọc khá nhiều bang của Ấn Độ, từ Jammu-Kashmir ở cực bắc tới Tamil Nadu ở cực nam, đều thấy người ta sử dụng loại sản phẩm này.

Đó là những chiếc lá cây không lớn lắm, tựa như lá cây bàng, cây đa ở ta, xếp độ hai lớp và được đưa vào khuôn ép giống như khuôn ép nhựa thủ công bên ta. Khi ra khỏi khuôn ép đã khô cứng và được coi như vô trùng. Người ta xếp thành từng tá hoặc từng trăm, bỏ vô một túi lớn hoặc buộc bằng sợi dây nhỏ, cung cấp cho các hàng ăn.

Ai cũng biết người dân Ấn Độ thường ăn món càri, và khi trộn vào cơm nó hơi khô. Thêm vào đó, hầu như người Ấn Độ nào cũng ăn bốc, chụm năm đầu ngón tay lại - của bàn tay phải và chỉ có tay phải mà thôi - để bốc. Đương nhiên trong các khách sạn hoặc chiêu đãi ngoại giao, người ta vẫn để đĩa, thìa, thậm chí cả đũa cho thực khách.

Tại sao chỉ dùng tay phải để ăn lại là một chuyện dài và xin khất vào dịp khác để kể, kẻo... lạc đề! Ăn xong, người ta quẳng cái đĩa hoặc chén đó vào một cái túi và cuối buổi người bán hàng ném vô thùng rác. Loại chén đĩa này có giá thành cực rẻ, vì nguyên liệu dồi dào, lá xanh lá vàng đều được cả. Công sản xuất cũng đơn giản bởi có thể dùng điện, dùng lò hơi hoặc thậm chí dùng than - như những bàn ủi thời xưa dùng than - để sản xuất. Khuôn cũng chẳng có gì là phức tạp vì có thể làm bằng gang, sắt.

Tuy nhiên lợi ích thì tới dăm bảy đường: tận dụng các loại lá cây, hợp vệ sinh và đặc biệt là không làm ô nhiễm môi trường như các loại túi nhựa. Chỉ cần chôn xuống đất khoảng một hai tuần lễ, tât cả mục nát hết và trở thành một loại mùn có ích cho đất canh tác.

Cũng xin đừng nghĩ rằng loại chén đĩa đó không chắc chắn. Với tính tò mò cố hữu, chúng tôi đã đổ đầy nước vào chén và để thử một ngày... nhưng không hề hấn gì vì nước không làm hư, không chảy hoặc ngấm ra ngoài.

Cứ tạm coi một nửa dân Ấn Độ có mức sống trung bình và nghèo, sử dụng chén đĩa làm bằng lá cây, thì cũng là... 500 triệu người. Khối lượng đó sẽ đem lại bao nhiêu lợi ích cho môi trường sinh thái, cho cuộc sống hằng ngày của người dân?

Tôi không có ý định nêu một “ý tưởng kinh doanh” hoặc một sự “khởi nghiệp” về công nghệ làm chén đĩa bằng lá cây, mà chỉ xin kể một dẫn chứng, một việc làm bảo vệ môi trường sinh thái của các bạn Ấn Độ. Nhưng biết đâu đấy, từ chuyện lai rai này có thể gợi một ý gì đó với bạn đọc hoặc với các nhà môi trường học của ta thì sẽ tốt biết bao!

NGUYỄN LÊ BÁCH
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Tai%20nguyen%20va%20Moi%20truong%20VDT/TVthrownintoseaattachedtothrowersfoot_zps6cad64fb.jpg


.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nhường nhịn thiên nhiên



TT - Trong quy hoạch và quản lý đô thị, về nguyên tắc hoàn toàn có thể tạo ra (hay tái tạo) thiên nhiên (ở đây nhấn mạnh yếu tố mảng xanh), song thực tế nhiều nơi đã và đang diễn ra theo hướng ngược lại. Tuy vậy, có một đô thị nhỏ ở miền Tây từ lâu đã biết trân quý, nhường nhịn thiên nhiên trong quá trình quy hoạch phát triển của mình. Đó là thành phố Trà Vinh (trực thuộc tỉnh Trà Vinh).

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/802/643802.jpg
khu ba Đại học Trà Vinh có phần máng thu nước mái và dàn lam trang trí mặt tiền thay vì đúc bêtông thẳng đã phải “né” hàng dương cổ thụ bằng cách uốn cong một đoạn - Ảnh: Lê Công Sĩ



Ẩn mình dưới những tàn cây cổ thụ, Trà Vinh vốn được mệnh danh “phố trong rừng cổ thụ”. Giữa điều kiện thời tiết nóng bức đến khốc liệt như thời gian qua, đô thị Trà Vinh vẫn rượi mát với những con đường xanh um màu lá, thắm rợp sắc hoa, cùng những cái tên đầy thơ mộng mà người dân địa phương thường gọi: đường hàng me (đường 19 Tháng 5), đường hàng sao (đường Lê Thánh Tôn), đường cây dầu lớn (đường Nguyễn Thị Minh Khai), đường cây dầu dù (đường Sơn Thông với cây dầu to tán xòe ra như tán dù, thân to dễ chừng dăm người ôm không xuể), đường hoa sữa (đường Hùng Vương), đường hoa bằng lăng (đường Lê Lợi)...

Bao phủ 59 tuyến đường nội ô và ven đô thị là gần 15.000 cây xanh với trên 33 chủng loại, trong đó khoảng 800 cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm, gần 1.300 cây cao trên 12m, gần 6.000 cây cao 6-12m, còn lại là cây cao dưới 6m và kiểng các loại. Đặc biệt quanh khu di tích Ao Bà Om (P.8) là một rừng sao, dầu đại thụ hàng trăm năm tuổi với những cội rễ già nua, hình thù kỳ bí. Đất cây xanh đô thị hiện nay ở Trà Vinh chiếm 15,37m2/người (quy chuẩn 7-10m2/người), đất cây xanh công cộng khoảng 8m2/người (quy chuẩn 5-6m2/người).

Sở dĩ đô thị Trà Vinh được phủ xanh như hiện nay bởi từ lâu chủ trương của nhiều đời lãnh đạo tỉnh luôn nhất quán: ngoài việc liên tục phát triển (trồng thêm) cây xanh, trong quá trình cải tạo, nâng cấp phát triển đô thị thì công trình phải né cây chứ cây không né công trình. Có thể kể những ví dụ điển hình: tòa nhà trung tâm hướng nghiệp và giới thiệu việc làm trước kia, nay là khu ba Đại học Trà Vinh, được xây dựng gần chục năm nay có phần máng thu nước mái và dàn lam trang trí mặt tiền thay vì đúc bêtông thẳng đã phải “né” hàng dương cổ thụ bằng cách uốn cong một đoạn. Con đường Sơn Thông gắn với tên gọi cây dầu dù được phê duyệt dự án nâng cấp mở rộng đã phải nắn tuyến nhằm “né” cây dầu trăm tuổi, thay vì đơn giản là “trảm” nó như nhiều nơi khác vẫn làm!

Sống xanh, trong đó kiến trúc xanh và đô thị xanh là một trong những biểu hiện, đang là trào lưu, là xu thế chung, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra. Đó cũng là “mệnh lệnh” từ cuộc sống. Đô thị Trà Vinh có lẽ vẫn còn đó nhiều trăn trở, tồn tại trong quá trình phát triển đi lên như bất kỳ đô thị nào trong cả nước, song với thái độ trân quý, nhường nhịn thiên nhiên nơi những nhà hoạch định chiến lược đô thị, đã giúp cư dân đô thị này có một cuộc sống xanh đúng nghĩa từ rất lâu, không đợi đến khi thời tiết khốc liệt, đặc biệt trong bối cảnh điện - năng lượng thiết thân với cuộc sống - chưa ai dám khẳng định bao giờ sẽ đủ. Đó cũng là niềm tự hào của cư dân đô thị Trà Vinh.

KTS LÊ CÔNG SĨ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nhiều vật liệu xanh nhưng ít người dùng



SGTT.VN - Trong khoảng hai năm trở lại đây, có nhiều vật liệu xanh được nghiên cứu và tung ra thị trường. Thế nhưng, ở Việt Nam cho đến nay, các công trình dân dụng vẫn chưa mấy nơi quan tâm sử dụng loại vật liệu này. Mặc dù, xét về chi phí, nhiều loại vật liệu xanh khi sử dụng trong xây dựng có giá thành rẻ hơn vật liệu truyền thống.  

http://sgtt.vn/Uploads/Images/2/201/2201191a5a4bab24bda75c580702221c.jpg
Dùng gạch polyme thay thế gạch truyền thống. Ảnh: Thu Vân



Lợi ích của vật liệu này là tận dụng vật liệu tái chế sản xuất ra các sản phẩm xây dựng. Trong quá trình sản xuất cũng áp dụng công nghệ xanh không làm ảnh hưởng tới môi trường. Khi các công trình sử dụng này được phá bỏ, các phế liệu lại có thể tái chế quay vòng phục vụ cuộc sống. Với tất cả lợi ích đó sản phẩm xanh được thế giới cổ động và tiêu dùng.

Sản phẩm mới: gạch xanh
Gạch là loại có nhiều sản phẩm mới. Gạch ống không nung được làm từ các chất thải như xỉ than, xà bần, đất đồi và được sản xuất bằng công nghệ ép và rung làm các thành phần kết dính vào nhau. Về liên kết tạo hình gạch không nung khác hẳn gạch đất nung, do phản ứng hoá đá của hỗn hợp tạo gạch tăng dần độ bền theo thời gian. Gạch không nung có tính chịu lực cao, chống thấm tốt, kích thước đồng đều chuẩn xác. Cách xây gạch này hoàn toàn mới, chỉ cần ximăng pha loãng dán các viên gạch với nhau, chứ không dùng vữa trộn như truyền thống nên giảm chi phí và giảm thời gian xây xuống nhiều lần, giá thành gạch rẻ. Có thể tạo đa dạng mẫu sản phẩm.

Bên cạnh gạch không nung còn có gạch bêtông nhẹ đang được nhiều công ty sản xuất. Gạch được sản xuất theo công nghệ chưng khí áp, trọng lượng nhẹ hơn 1/2 so với gạch nung thông thường do gạch có nhiều bọt khí. Nhờ vậy gạch cách âm, tản âm và cách nhiệt tốt, độ bền chắc cao và chống mối côn trùng. Kích thước cạnh chuẩn xác nên khi xây sẽ không tốn công để trát vữa bề mặt.

Hội Vật liệu xây dựng Nghệ An còn đưa ra sản phẩm ximăng với vật liệu chính từ phun trào Bazan Nghệ An, công nghệ hỗn hợp polyme vô cơ và silicat không nung. Sản phẩm tận dụng các nguyên liệu là khoáng chất tự nhiên của địa phương như đất đá bazan, các loại tro trấu, phế thải công nghiệp và nông nghiệp. Điều đặc biệt là xử lý kỹ thuật nguyên liệu sử dụng vô cơ, tận dụng được nhiều chất phế liệu khác nhau.

Giá không cao khi ứng dụng  
Giá của gạch ống nung và không nung gần như bằng nhau giá xuất xưởng khoảng 800 đồng/viên. Nhưng khi xây dựng dùng gạch không nung sẽ tiết kiệm hơn do dùng ximăng pha loãng và thời gian thi công nhanh gấp đôi. Hiện nay công ty Vạn Gia ở Ninh Thuận đang sản xuất sản phẩm này. Để phục vụ việc sản xuất gạch không nung có máy sản xuất gạch chế tạo trong nước của Trung Hậu, Thanh Phúc với công nghệ tự động hoá hoàn toàn.

Giá gạch bêtông nhẹ nếu tính theo mét vuông thì cao hơn gạch truyền thống khoảng 65.000 đồng/m2 nhưng do chi phí vữa ít và thời gian thi công nhanh hơn nên tính ra chi phí cuối cùng hai loại bằng nhau. Điều quan trọng là do trọng lượng gạch bêtông nhẹ hơn một nửa nên sẽ tiết kiệm được chi phí móng khá nhiều.

Nhưng ít người dùng   
Rào cản lớn nhất để các sản phẩm gạch xanh, tiết kiệm không được ưa chuộng chính là tâm lý người dùng và hệ thống phân phối. Lý do việc ít người quan tâm đến vật liệu này? Theo ông Thái Duy Sâm, hội phó thường trực hội Vật liệu xây dựng Việt Nam: “Vật liệu xây dựng và trang trí xanh vẫn chưa được phổ biến rộng rãi vì vướng vào tâm lý ngại dùng loại mới với cách làm mới”.

Chính vì thế các nhà thầu còn chưa mặn mà với loại gạch này để giới thiệu cho khách hàng của mình. Và, một lý do gạch ở mỗi cơ sở sản xuất số lượng ít, không có hệ thống phân phối nên người tiêu dùng chưa tiếp xúc được sản phẩm.

THU THỦY
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Thanh Ngọc đã viết:

Chén, đĩa bằng lá cây ở Ấn Độ



TTCN - Trên báo Tuổi Trẻ, TS Nguyễn Trung Việt, trưởng phòng quản lý chất thải rắn của Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM, đã thừa nhận những bất ổn của túi nhựa tự hủy của Công ty Alta, nghĩa là nhựa chỉ vụn ra thôi chứ không thể tự hủy như công bố ban đầu. Nhân chuyện này, xin kể lại đôi điều “mắt thấy tai nghe” về bảo vệ môi trường ở Ấn Độ, nơi tôi đã sống và công tác trong gần bốn năm.

Ngay cả trên sách báo, bản đồ... người ta thường gọi  Ấn Độ là “tiểu lục địa” bởi độ lớn cả về diện tích và dân số. Trên đất nước mênh mông có diện tích tới 3.287.263 km2 (xấp xỉ gấp 10 lần nước ta), dân số đã vượt qua mức 1 tỉ người, chỉ chịu đứng sau Trung Quốc mà thôi.

Nêu những con số khổng lồ như vậy để thấy rằng vấn đề bảo vệ môi trường ở đất nước này không hề đơn giản chút nào. Vậy mà  Ấn Độ lại là một quốc gia đã từng được UNESCO tặng huy chương vàng về thành tích bảo vệ môi trường sinh thái, được nhiều quốc gia cử đoàn đến nghiên cứu, học tập về vấn đề này.

Tại các cửa hàng lớn, siêu thị... ở Ấn Độ, người ta dùng rất nhiều túi giấy (túi làm bằng giấy). Một sản phẩm mà chúng tôi rất chú ý - và cũng rất phổ biến ở Ấn Độ - là những chiếc đĩa, chén (miền Bắc mình gọi là bát) làm bằng lá cây. Những quán ăn dọc đường, những xe đẩy bán thức ăn sẵn... đều sử dụng loại sản phẩm này.

Tất nhiên trong các nhà hàng khách sạn lớn người ta vẫn dùng đĩa, chén bằng sứ. Nhưng thử làm một con tính đơn giản: với 1 tỉ dân, nếu hoàn toàn dùng túi nhựa - ta thường gọi là “túi nilông” - thì lượng thải ra sẽ là bao nhiêu?

Chính phủ Ấn Độ và cả chính quyền các bang rất chú trọng vấn đề môi trường nên khuyến khích người dân dùng những đĩa, chén bằng lá cây. Chúng tôi đã đi ngang dọc khá nhiều bang của Ấn Độ, từ Jammu-Kashmir ở cực bắc tới Tamil Nadu ở cực nam, đều thấy người ta sử dụng loại sản phẩm này.

Đó là những chiếc lá cây không lớn lắm, tựa như lá cây bàng, cây đa ở ta, xếp độ hai lớp và được đưa vào khuôn ép giống như khuôn ép nhựa thủ công bên ta. Khi ra khỏi khuôn ép đã khô cứng và được coi như vô trùng. Người ta xếp thành từng tá hoặc từng trăm, bỏ vô một túi lớn hoặc buộc bằng sợi dây nhỏ, cung cấp cho các hàng ăn.

Ai cũng biết người dân Ấn Độ thường ăn món càri, và khi trộn vào cơm nó hơi khô. Thêm vào đó, hầu như người Ấn Độ nào cũng ăn bốc, chụm năm đầu ngón tay lại - của bàn tay phải và chỉ có tay phải mà thôi - để bốc. Đương nhiên trong các khách sạn hoặc chiêu đãi ngoại giao, người ta vẫn để đĩa, thìa, thậm chí cả đũa cho thực khách.

Tại sao chỉ dùng tay phải để ăn lại là một chuyện dài và xin khất vào dịp khác để kể, kẻo... lạc đề! Ăn xong, người ta quẳng cái đĩa hoặc chén đó vào một cái túi và cuối buổi người bán hàng ném vô thùng rác. Loại chén đĩa này có giá thành cực rẻ, vì nguyên liệu dồi dào, lá xanh lá vàng đều được cả. Công sản xuất cũng đơn giản bởi có thể dùng điện, dùng lò hơi hoặc thậm chí dùng than - như những bàn ủi thời xưa dùng than - để sản xuất. Khuôn cũng chẳng có gì là phức tạp vì có thể làm bằng gang, sắt.

Tuy nhiên lợi ích thì tới dăm bảy đường: tận dụng các loại lá cây, hợp vệ sinh và đặc biệt là không làm ô nhiễm môi trường như các loại túi nhựa. Chỉ cần chôn xuống đất khoảng một hai tuần lễ, tât cả mục nát hết và trở thành một loại mùn có ích cho đất canh tác.

Cũng xin đừng nghĩ rằng loại chén đĩa đó không chắc chắn. Với tính tò mò cố hữu, chúng tôi đã đổ đầy nước vào chén và để thử một ngày... nhưng không hề hấn gì vì nước không làm hư, không chảy hoặc ngấm ra ngoài.

Cứ tạm coi một nửa dân Ấn Độ có mức sống trung bình và nghèo, sử dụng chén đĩa làm bằng lá cây, thì cũng là... 500 triệu người. Khối lượng đó sẽ đem lại bao nhiêu lợi ích cho môi trường sinh thái, cho cuộc sống hằng ngày của người dân?

Tôi không có ý định nêu một “ý tưởng kinh doanh” hoặc một sự “khởi nghiệp” về công nghệ làm chén đĩa bằng lá cây, mà chỉ xin kể một dẫn chứng, một việc làm bảo vệ môi trường sinh thái của các bạn Ấn Độ. Nhưng biết đâu đấy, từ chuyện lai rai này có thể gợi một ý gì đó với bạn đọc hoặc với các nhà môi trường học của ta thì sẽ tốt biết bao!

NGUYỄN LÊ BÁCH
Năm ngoái mình sang Mỹ, ăn toàn dùng cốc, đĩa bằng giấy, chỉ mỗi cái nĩa và dao là bằng nhựa thôi. Cốc giấy pha cà phê uống xong, rửa sạch lại dùng pha mì tôm vô tư. Nhưng đem xé cái là rách.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [43] [44] [45] [46] [47] [48] ›Trang sau »Trang cuối