Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [38] [39] [40] [41] [42] [43] [44] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Những con ong tự đập vỡ tổ



TT - Trong rất nhiều bài báo nói về chuyện thủy điện Sông Tranh 2, tôi bị ám ảnh bởi một bài viết về cảnh trẻ em trong trường mẫu giáo chạy hoảng loạn, kêu khóc ầm ĩ khi xảy ra động đất ở huyện Bắc Trà My, Quảng Nam.

Khi mang những bức xúc của mình ra nói với bạn bè, tôi được nghe kể lại một câu chuyện nhỏ. Nhà bạn ở huyện Quế Sơn, Quảng Nam, cũng gần khu vực thủy điện. Năm nay không hiểu sao ong về vùng đất này làm tổ nhiều quá, đến mức bất thường. Những người già đoán rằng vùng lân cận chắc chắn sẽ có chuyện chẳng lành xảy ra. Và mọi chuyện đã diễn ra đúng như thế.

Gác qua một bên những bất cập trong ứng phó với thiên tai của chính quyền, câu chuyện này cho thấy sự “mù mờ” của con người về thiên nhiên. Rõ ràng động vật luôn nhận biết được những mối nguy hiểm, sự đe dọa từ thiên nhiên trước khi ta kịp nhận ra, và chúng luôn có cách ứng phó tốt nhất để bảo vệ giống nòi. Trong khi lũ ong đã dời tổ từ cả sáu tháng trước, thì bây giờ chúng ta vẫn còn đang loay hoay chưa xử lý triệt để các sự cố của công trình thủy điện (chỉ mới xử lý thấm xong và tạm thời chưa tích nước trở lại). Khi động đất xảy ra, những người dân cũng ra đi như đàn ong, nhưng là đàn ong trong tình trạng vỡ tổ. Xét theo một cách nào đó, chính chúng ta đã tự đập vỡ tổ của mình.

Điều này làm tôi nhớ đến họa sĩ truyện tranh Osamu Tezuka lừng danh, người được coi như cha đẻ của manga và ví như Walt Disney của Nhật Bản, từng được giới trẻ Việt Nam biết đến qua những bộ truyện tranh thuộc hàng “kinh điển” của manga như Astro Boy, Bác sĩ quái dị (Black Jack), Cậu bé ba mắt... Xuất thân là một bác sĩ, ông đã tận dụng hết mức kiến thức khoa học và y học của mình để đưa vào truyện tranh. Một trong những điều khiến truyện của ông đặc biệt hơn hẳn những tác giả khác là lòng tin mãnh liệt vào sức mạnh của thiên nhiên, và sự căm ghét của ông dành cho những kẻ phá hoại, trục lợi từ thiên nhiên. Trong những trang vẽ đầy tính giáo dục, ẩn dụ của Tezuka, những kẻ đó luôn nhận được sự trừng trị thích đáng từ chính thiên nhiên mà họ đang tàn phá. Tinh thần này được ông duy trì và làm nổi bật trong rất nhiều tác phẩm của mình, rõ ràng là không phải vô căn cứ.

Quay trở lại chuyện Việt Nam ta, gần đây tôi còn đọc được một bài báo khác: “Lại mặc giáp sắt cho sưa”. Ai để ý tin tức về nạn chặt trộm sưa thì chắc là hiểu ngay. Thời gian qua, hàng loạt cây sưa ở khắp nơi trên Việt Nam bị chặt trộm, vì gỗ sưa bán rất được giá.

Sau hàng loạt cây sưa ở Hà Nội “được” mặc giáp sắt, sau nhiều đêm các cán bộ chăm chỉ thức trắng “mắc võng canh sưa”, giờ lại tới hàng tá cây sưa ở Đắk Lắk được hân hạnh “đeo cái lồng trinh tiết” này. Bài báo tôi đọc còn dẫn lại ý định rất “lãng mạn” của lãnh đạo là sẽ... trồng cây leo bao quanh lồng sắt để làm tăng mỹ quan đô thị (!?).

Chẳng biết nên khóc hay nên cười. Không biết có nước nào trên thế giới bảo vệ cây khỏi bị đốn lậu bằng cách rào lồng sắt lại như nước mình hay không? Bắt thằng ăn trộm chứ sao lại bắt “bỏ tù” cái cây?

Động vật, ngay cả những loài thú dữ dằn nhất, còn không giết con mồi nếu không có nhu cầu về thức ăn. Chỉ có con người, không chỉ vì nhu cầu sinh tồn, mà còn có lòng tham. Lòng tham đó đi ngược lại quy luật của thiên nhiên, làm xáo trộn chuỗi thức ăn, đào đất, lấp sông, phá rừng, phá núi... Và chính chúng ta chứ không ai khác, là kẻ tự gây thêm những thiên tai lũ lụt để nhận chìm chính mình.

KHƯƠNG HÀ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Lò hầm than từ khí thải



TT - Một kiểu lò hầm than tận dụng nhiệt từ khí thải sau quá trình đốt củi vừa được thạc sĩ Phạm Thị Thùy Phương và các cộng sự thuộc phòng quá trình và thiết bị Viện Công nghệ hóa học nghiên cứu, chế tạo thành công.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/858/589858.jpg
Không dùng củi để đốt nhưng lò vẫn đỏ rực nhờ khí nhiệt phân - Ảnh: P.NHI



Đó là lò hầm than nhiệt phân với ba buồng: buồng đốt, buồng tận dụng nhiệt từ khí thải và buồng than hóa.

Buồng đốt và buồng tận dụng nhiệt được thiết kế thông nhau, hỗ trợ cho nhau, buồng than hóa sẽ thiết kế riêng rẽ nhằm tối đa hóa hiệu suất, tránh hư hại sản phẩm. Lò hầm than từ khí thải này sẽ tiêu tốn rất ít năng lượng, giảm thiểu đến 75% các loại khí có hại thải ra môi trường và giảm khoảng 2/3 thời gian ra thành phẩm.

Theo kết quả nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu công nghệ thân thiện với môi trường” của hội đồng khoa học do Sở Khoa học - công nghệ Sóc Trăng lập, hiệu suất than hóa trung bình của lò hầm than nhiệt phân đạt gần 40%, thậm chí có lúc đạt 60%, cao gần gấp đôi so với cách sản xuất than kiểu lò hầm truyền thống.

So sánh về tác động đối với môi trường, các loại khí nguy hại như CO, NOx, SO2, NO, bụi đều giảm thiểu đến mức tối đa. Chẳng hạn như khí NOx đã giảm từ mức 4.312ppm xuống còn 20ppm, SO2 từ 532 ppm xuống còn 4ppm...

M.DUNG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Obama chặn dự án điện gió Trung quốc



BBC - Tổng thống Barack Obama đã chặn việc một công ty Trung Quốc đặt các turbine gió nhằm sản xuất điện tại tiểu bang Oregon của Hoa Kỳ với lý do quan ngại an ninh quốc gia, chính quyền ông nói.

Hồi đầu năm nay, hãng tư nhân Trung Quốc Ralls Corp đã lấy được bốn dự án trại phong điện gần một cơ sở hải quân Hoa Kỳ. Đây là dự án đầu tư nước ngoài đầu tiên bị chặn tại Hoa Kỳ kể từ 22 năm nay.

Việc ngăn cản diễn ra trong lúc Hoa Kỳ đệ đơn khiếu nại Trung Quốc về một vấn đề thương mại chỉ vài tuần trước khi có kỳ bầu cử tổng thống. Diễn biến mới khiến Ralls Corp phải bỏ cổ phần của mình trong các dự án nằm gần không phận bị hạn chế nhằm phục vụ cho căn cứ quân sự.

Lệnh của tổng thống được đưa ra sau khi cuộc điều tra của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài Hoa kỳ (CFIUS) đối với các cánh đồng phong điện nói rằng không thể nhượng bộ an ninh quốc gia cho các kế hoạch của công ty Trung Quốc. Lệnh của Tòa Bạch Ốc nói rằng: "Có những bằng chứng đáng tin cậy khiến tôi tin rằng Ralls Corporation... có thể có hành động đe dọa, làm suy yếu an ninh quốc phòng của Hoa Kỳ."

Lệnh cũng nhắm tới Sany Group, là công ty sản xuất các máy phát điện để chạy các tua-bin quay gió.

Quân đội nói cần sử dụng căn cứ Oregon để thử nghiệm các máy bay không người lái và các thiết bị quân trang điện tử khác. Phi cơ bay ở tầm thấp xuống tới 60m với vận tốc 500km/h. Các phóng viên nói chuyện này sẽ khiến Trung Quốc bất bình.

Ông Romney đã lặp đi lặp lại lời cáo buộc rằng tổng thống quá khoan hòa với điều mà ông gọi là thói quen kinh doanh thương mại không công bằng của Trung Quốc.

Hồi đầu tuần, chiến dịch vận động tranh cử của ông Rommey phát hành một đoạn băng hình nói Trung Quốc đang đánh cắp ý tưởng và công ăn việc làm của Hoa Kỳ, và cáo buộc ông Obama đã không mấy hành động để chặn đứng việc này.

Ông Romney nói rằng vào hôm đầu tiên nhậm chức, ông sẽ ra lệnh coi Bắc Kinh là kẻ lũng đoạn tiền tệ.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Dự án bôxit Tân Rai:

Ngày 1-11 sẽ vận hành nhà máy alumin



TT - Chiều 5-10, làm việc với dự án bôxit Tân Rai (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng), Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) và Ban quản lý dự án bôxit Tân Rai chốt mốc cuối cùng chạy thử nhà máy alumin vào ngày 1-11. Đồng thời, Vinacomin phải xây dựng phương án đối phó với sự cố hồ bùn đỏ để kịp thời ứng phó khi có sự cố xảy ra.

Ông Phan Bội Lợi, giám đốc Ban quản lý dự án bôxit Tân Rai, cho biết hiện các hạng mục phục vụ hoạt động của nhà máy alumin đã vận hành thử nhưng tính ổn định chưa cao. Cụ thể, nhà máy nhiệt điện đã chạy thử nhưng chưa đạt công suất thiết kế 30MW. Còn các hạng mục khác như hồ bùn đỏ, nhà máy khí hóa than, nhà máy tuyển quặng bôxit... đã sẵn sàng.

Liên quan đến nguồn vốn để nâng cấp, cải tạo tỉnh lộ 725 (dài 18km, địa phận tỉnh Lâm Đồng) và tỉnh lộ 769 (dài 33km, địa phận tỉnh Đồng Nai) để phục vụ vận chuyển alumin, ông Trần Văn Chiều - phó tổng giám đốc Vinacomin - cho biết hiện Vinacomin đã có kế hoạch bố trí 480 tỉ đồng để nâng cấp, cải tạo hai tuyến đường này.


LÊ DUNG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thủy điện và báo cáo đánh giá tác động môi trường:

Tin được tới đâu?



TTCT - Phía sau sự cố động đất liên tiếp ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 thời gian qua khiến người dân và chính quyền ở Bắc Trà Mi, tỉnh Quảng Nam luôn sống phấp phỏng, lo âu là một sự thật đầy tai tiếng về báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Vậy các báo cáo đánh giá tác động môi trường liên quan đến thủy điện hiện nay đáng được tin cậy đến đâu và ai phải chịu trách nhiệm nếu đây là những báo cáo sai lệch, sao chép cẩu thả, thậm chí gian dối?


http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/306/592306.jpg
Dễ dàng thấy nhiều cánh rừng quanh đập Sông Tranh 2 đã bị cạo trọc, chỉ còn cây bụi nhỏ và cỏ dại - Ảnh: Lê Thanh Tuấn



Quy định rất rõ ràng
Từ tháng 4-2011, Chính phủ đã ban hành nghị định số 29/2011/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và cam kết bảo vệ môi trường, quy định rất rõ rằng báo cáo ĐTM phải được thực hiện đối với 146 loại hình dự án khác nhau. Theo đó, tất cả dự án thủy điện với hồ chứa có dung tích từ 100.000m3 nước trở lên đều phải lập báo cáo ĐTM.

Thông thường các chủ dự án đều thuê một đơn vị tư vấn nào đó làm giúp báo cáo ĐTM theo kiểu đơn đặt hàng. Tất nhiên, không chủ đầu tư nào muốn có báo cáo ĐTM phản bác dự án mà họ muốn đầu tư, do vậy bên “làm thuê” ĐTM phải tìm cách viết một báo cáo thế nào để dự án của bên thuê được phê duyệt theo “định hướng” giông giống một kiểu như “dự án có gây tác động môi trường nhưng không đáng kể và có phương án giảm thiểu...”.

Sau đó, chủ dự án cầm báo cáo này lo tiếp khâu phê duyệt để có thể tiến hành xây dựng. Quy trình làm ĐTM của các dự án thủy điện hiện nay nói chung là không sai, nhưng chưa đủ chặt chẽ. Thực tế có nhiều báo cáo ĐTM làm rất sơ sài, thời gian khảo sát thực tế rất ngắn, số liệu bất nhất và rời rạc, tính toán khiên cưỡng và cẩu thả, tệ hại hơn là sao chép từ các báo cáo khác như trường hợp của dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đã bị báo Tuổi Trẻ “lật tẩy” vào năm ngoái.

Cuối cùng, có vẻ như mọi dự án thủy điện cũng được phê duyệt với khẳng định thủy điện không có vấn đề gây nguy hại cho môi trường và xã hội. Tuy nhiên, thực tế sau một thời gian các dự án thủy điện đi vào hoạt động, hàng loạt vấn đề dần bộc lộ, có lẽ do khâu hậu kiểm các cam kết bảo vệ môi trường không được coi trọng và thực chất. Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc, sau khi khảo sát các dự án làm đập thủy điện, chuyển dòng chảy của 227 dòng sông lớn nhất thế giới, các chuyên gia đã phát hiện hơn 60% hệ sinh thái các con sông này bị suy thoái.

Thực tế không như các báo cáo ĐTM...
Hầu hết báo cáo ĐTM đều cố gắng làm giảm nhẹ việc rừng bị thu hẹp và tàn phá do hồ chứa nước hình thành từ các đập thủy điện. Trong báo cáo không tránh khỏi việc phải đưa ra diện tích rừng bị mất từ phần diện tích bị ngập nước và phần đất xây dựng nhà máy thủy điện.

Thực tế diện tích rừng bị mất bao giờ cũng cao hơn con số báo cáo do nhiều nguyên nhân mà báo cáo ĐTM cố tình bỏ qua: (1) phần đất rừng xung quanh hồ chứa bị mất dần do đất ở xung quanh hồ bị ngập nước, lầy hóa khiến cây rừng bị ngộp úng, xói lở và chết dần. Tỉ lệ chu vi hồ chứa trên diện tích mặt thoáng càng lớn thì phần diện tích xung quanh hồ bị mất càng lớn; (2) rừng bị mất do phải xây dựng nhiều hệ thống dẫn điện; (3) hồ chứa và đường thi công tạo thuận tiện cho lâm tặc chặt trộm cây rừng, săn bắt trộm thú rừng và vận chuyển lâm sản lậu khỏi lâm phần.

Trong cam kết bảo vệ môi trường, chủ dự án nào cũng hứa sẽ trồng bù lại phần rừng bị mất tại địa phương có dự án nhưng hội đồng thẩm định nhiều lúc “quên” đòi hỏi chủ dự án phải có bản đồ chỉ ra phần đất trống nào dự trữ cho việc trồng rừng đã được chính quyền địa phương ở đó xác nhận. Đến nay ở Việt Nam chưa có chủ dự án nào thực hiện trồng bù đủ số diện tích đất rừng mất và cũng chẳng cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra, xử phạt đúng mức việc “thất hứa” này.

Vấn đề vận hành hồ chứa là một bức xúc khác, đặc biệt ở các hệ thống sông có nhiều bậc thang thủy điện. Các báo cáo ĐTM thường khẳng định công trình sẽ tích nước vào mùa mưa để giảm lũ lụt ở hạ du và xả nước về xuôi vào mùa khô để gia tăng nguồn nước, giảm khô hạn. Thực tế nhiều câu chuyện “lũ chồng lũ” và “hạn gay gắt hơn vào mùa khô” do vận hành thủy điện ở miền Trung (như việc xả lũ ở sông Ba Hạ, sông A Vương, việc gây khô hạn nặng nề của thủy điện Đắk My 4) đã minh chứng ngược lại các lời khẳng định trong các ĐTM này.

Thiệt hại về giá trị môi trường cũng không được tính đủ khi các báo cáo ĐTM không ước lượng hết giá trị của tính đa dạng sinh học, thu hẹp, thay đổi địa bàn sinh sống và tồn tại các loài động, thực vật quý hiếm, các nguồn lợi thủy sản, phù sa và “hiệu ứng” hồ chứa lên hệ sinh thái sông ngòi và đất ngập nước trong lưu vực. Nhiều báo cáo ĐTM có đề xuất xúc tiến di dời các động, thực vật hoang dã đến nơi khác để bảo tồn. Đây gần như là một việc không tưởng và thực tế chưa có dự án thủy điện nào làm được chuyện này.

Việc phân tích kinh tế thường bỏ qua những tổn thất như mất sự tài trợ từ các tổ chức môi trường, có thể mất danh hiệu hay công nhận quốc tế (các di sản văn hóa - lịch sử, khu ramsar, khu bảo tồn sinh quyển...), mất cơ hội bán carbon từ rừng, giảm nguồn thu từ du lịch, thu hẹp địa điểm học tập - nghiên cứu, các sự cố phát sinh... Danh sách thiệt hại còn dài mà nhiều báo cáo ĐTM chưa thể liệt kê hết được.

Các báo cáo ĐTM dự án thủy điện thường hứa hẹn sẽ tạo nên sự an cư, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng của cư dân tại chỗ, chủ yếu là dân nghèo, nông dân, người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên khi hồ chứa hình thành, nhiều làng mạc, nơi cư trú, nơi sản xuất của dân bị thu hẹp, người dân bị ép đến những khu định cư đầy khó khăn và bất trắc, cuộc sống rất bấp bênh, nhiều phong tục tập quán, văn hóa bản địa của người thiểu số bị mất, pha tạp.

Mời các bạn xem phần tiếp theo
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tiếp theo bài ở trên

Lỗ hổng trong các quy trình thực hiện báo cáo ĐTM

Nhiều chủ dự án xem báo cáo ĐTM chỉ là một “thủ tục” trong hàng loạt thủ tục để xin phép nên dễ dàng chấp nhận các báo cáo ĐTM làm sơ sài trong hồ sơ của mình. Dù họ có làm cam kết bảo vệ môi trường nhưng thực tế dư luận đang muốn có thêm một “cam kết chịu trách nhiệm” khi có sai lầm.

Một vấn nạn khác là đơn vị thực hiện hợp đồng làm ĐTM và cả thành viên hội đồng thẩm định không đủ kiến thức, không đủ thời gian, không đủ dữ liệu cho các báo cáo ĐTM. Sông Tranh 2 là một ví dụ rõ nhất. Không một ai trong đơn vị lập báo cáo và hội đồng thẩm định có đủ trình độ về động đất để có thể khẳng định “không có động đất kích thích ở thủy điện Sông Tranh 2” và còn dối trá trong việc trích dẫn báo cáo của người khác. Nhiều báo cáo bao biện có những tổn thất về sinh thái nhưng vẫn dẫn đến kết luận là thiệt hại không đáng kể. Nhiều thành viên trong hội đồng tham gia thẩm định và đánh giá nhưng chưa hề có các khảo sát kiểm tra thực địa, hoặc chỉ đi sơ sài vài ngày rồi kết luận vấn đề.

Trên nhiều con sông ở VN đang có hàng loạt nhà máy thủy điện nhưng các báo cáo ĐTM thường tách tác động môi trường và xã hội cho từng dự án một và không có các đánh giá tác động tích lũy. Điều này dễ dẫn đến ngộ nhận là các tác động là nhỏ, không đáng kể. Thật sự, đây là bài toán vận hành liên hồ theo một tổ hợp tác động rất phức tạp, có thể dẫn đến tác hại tăng lên theo bội số mà các báo cáo ĐTM thường cố tình bỏ qua.

TS LÊ ANH TUẤN
(Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu - Đại học Cần Thơ)


Xu thế trên thế giới hiện nay là các công trình thủy lợi - thủy điện lớn liên quan đến dân sinh, môi trường và xã hội đều phải qua nhiều bước đi xem xét và kiểm tra rất nghiêm ngặt.

Trước tiên, các kế hoạch này phải có đánh giá môi trường chiến lược (Strategic Environmental Assessment - SEA) cho cả khu vực sông trước khi có đánh giá tác động môi trường (Environmental Impact Assessment - EIA) và đánh giá tác động xã hội (Social Impact Assessment - SIA). Bên cạnh đó phải có đánh giá tác động tích lũy (Cumulative Impact Assessment - CIA) khi có ít nhất hai hoặc nhiều hơn công trình hay dự án tác động lên một hệ sinh thái.

Khi thực hiện ĐTM cho một dự án thủy điện lên một hệ sinh thái, một nguồn tài nguyên thiên nhiên hay một thành tố xã hội phải xem xét trên và dưới dự án thủy điện này còn có các công trình nào khác mà sự tác động của chúng khi cùng vận hành tạo ra các hiệu ứng “cộng hưởng” hay tạo ra một chuỗi tác động tiêu cực theo dạng “domino” cho môi trường lưu vực và dân sinh. Ở Việt Nam hiện nay dường như đang thiếu một quy trình cho việc đánh giá tác động tích lũy bên cạnh các báo cáo ĐTM.



“Ở nước ta, thực tế người ta vẫn đang xem thủy điện là kênh đầu tư hấp dẫn, mang lại lợi nhuận lớn. Mặc dù thủy điện là công trình hạ tầng đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, có tác động sâu rộng và lâu dài đến môi trường, nhưng ai cũng có thể làm thủy điện và những tác động tiêu cực của nó đang ngày càng hiện rõ.

Về mặt pháp lý, đang thấy rõ những bất cập khi Nhà nước giao quyền xây dựng báo cáo ĐTM cho chủ đầu tư. “Chủ dự án có trách nhiệm lập hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 điều 16 nghị định này lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư của mình (điều 12, nghị định số 29/2011/NĐ-CP)”.

Trong rất nhiều trường hợp, chủ đầu tư thuê cơ quan tư vấn có năng lực và độc lập lập báo cáo ĐTM, hoặc nhà đầu tư cùng cơ quan tư vấn lập ĐTM. Điều này trên thực tế không khác nhiều so với việc nhà đầu tư lập ĐTM, vì nhà đầu tư là người đàm phán với cơ quan tư vấn và là người trả tiền cho cơ quan tư vấn. Kinh phí trả cho cơ quan tư vấn chỉ được hoàn trả đầy đủ khi dự án được phê duyệt! Đến lượt các cơ quan tư vấn cũng muốn giảm thiểu kinh phí đầu tư cho nghiên cứu hiện trường (chẳng hạn), chắc chắn kết quả đã được xác định tương đối rõ.

Nhưng còn một khía cạnh nữa cũng nên nhìn nhận là không phải báo cáo ĐTM nào cũng có vấn đề. Nhiều báo cáo ĐTM được thực hiện một cách hoàn hảo, công trình được đưa vào xây dựng nhưng tác động hậu dự án không nhỏ và không khắc phục được. Điều này do một vấn đề khác, đó chính là nhìn nhận giá trị môi trường, sinh thái và sinh kế. Các giá trị về tài nguyên, giá trị thiệt hại và tác động được định giá ở mức thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực hoặc không được tính đến (tài nguyên nước, tài nguyên rừng, đất rừng, kinh phí cho tái định cư và duy trì sinh kế lâu dài, tổn thất về văn hóa bản địa...).

Xin dẫn chứng một nghiên cứu của một nhà khoa học Trung Quốc gần đây về đánh giá tác động phát triển thủy điện đến chức năng sinh thái vùng đầu nguồn sông Giang Long, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Nghiên cứu cho thấy tỉ số giá trị tác động tiêu cực trên hiệu ích tích cực biến động từ 65-91%, nghĩa là tác động tiêu cực luôn cao hơn tích cực; tổn thất đa dạng sinh học và suy giảm chất lượng nước từ 80-94%.

Những tác động tiêu cực lớn lên chức năng phục vụ của hệ sinh thái vùng đầu nguồn, chi phí trung bình cho môi trường cho một đơn vị điện lượng lên đến 3/4 tiền thuế điện lượng được đưa lên lưới, phí tài nguyên nước hiện tại chỉ tính cho khoảng 4% giá trị tác động tiêu cực do phát triển thủy điện gây ra. Những kết quả này chỉ để tham khảo, dù sao cũng cho thấy một bức tranh về cách đánh giá tác động tích cực, tiêu cực của phát triển thủy điện và hệ lụy lâu dài theo sau của nó (theo Guihua Wang, Qinhua Fang và tác giả khác, 2009).

TS ĐÀO TRỌNG TỨ (Mạng lưới sông ngòi Việt Nam)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cảnh giác với phương thức kinh doanh của thương nhân Trung Quốc

Đến lượt nông sàn quan trọng nhất của quốc gia bị dòm ngó



SGTT.VN - Theo công bố của tổng cục Thống kê, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong chín tháng đầu năm 2012 đạt xấp xỉ 6,4 triệu tấn, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng xuất khẩu chiếm 5,2 triệu tấn, trong đó có đến 52% là lượng gạo phẩm cấp cao. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là kim ngạch năm xuất khẩu gạo (tính đến hết tháng 9.2012) chỉ chiếm 2,87 tỉ USD, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thực tế trên cho thấy nghịch lý mang tên “giá trị hạt gạo” vẫn còn là “bài ca chưa hồi kết”, bởi gạo Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro.

Ông bà xưa có câu: “Trong cái rủi có cái may”, còn với giá trị hạt gạo Việt Nam hiện nay, tình hình có vẻ ngược lại, “cái rủi” xuất hiện từ trong chính “cái may”. Một trong những cái may được nhắc nhiều nhất là sự chuyển dịch thị trường nhập khẩu gạo, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Theo số liệu của tổng cục Hải quan, chín tháng đầu năm 2012 Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1.569 triệu tấn gạo. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc vượt lên trở thành đối tác nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, vượt khá xa so với nước đứng thứ hai về nhập khẩu gạo Việt Nam như Philippines, Malaysia…

Chưa dừng ở đó, tổng sản lượng nhập khẩu gạo Việt Nam của Trung Quốc, Hong Kong và Đài Loan (Trung Quốc) trong chín tháng qua đạt gần 1,9 triệu tấn, chiếm gần 1/3 tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Lý do của việc này là vì sản xuất ở miền Nam Trung Quốc mất mùa. Bên cạnh đó, dân số hiện tại của Trung Quốc cũng là gánh nặng làm gia tăng nỗi lo về lương thực.

Đến lượt nông sản quan trọng nhất...
Ông Nguyễn Văn Đôn, giám đốc công ty gạo Việt Hưng (tỉnh Tiền Giang) cho biết: “Trong mấy năm vừa qua Trung Quốc nhập khẩu rất ít, phần lớn nhập bằng đường tiểu ngạch. Năm nay thì họ bắt đầu nhập qua đường chính ngạch. Họ mua khá ồ ạt. Năm nay Việt Nam có thể xuất khẩu trên 2 triệu tấn sang Trung Quốc. Trung Quốc bây giờ có thể trở thành thị trường tiềm năng...”

Tuy xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong các tháng đầu năm 2012 tăng gấp 5,2 lần về lượng nhưng xét về giá trị chỉ tăng 4,4 lần so với cùng kỳ năm trước. Sự mất cân đối giữa “số lượng” và “giá trị” là điều mà Việt Nam cần hết sức chú ý khi xuất khẩu gạo sang những thị trường lớn. Bởi lẽ, khi sản lượng xuất khẩu càng cao trong khi giá trị lại quá thấp, thì lượng thâm hụt, lỗ lã sẽ càng lớn. Thế nên cụm từ “chảy máu gạo” không chỉ là việc xuất siêu và “bán rẻ” sức lao động, nguồn tài nguyên dân tộc mà còn dẫn đến nguy cơ “đền hợp đồng” của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo do thị trường gạo bị phần đông các thương lái Trung Quốc thao túng.

Chúng ta đã có không ít hệ luỵ từ rất nhiều bài học trên thương trường mang tên “Trung Quốc” như những vụ thu mua với lượng lớn nông sản và những sản phẩm lạ lùng, khó hiểu – như mua đỉa, dứa non… với giá trên trời, đến khi người dân đổ xô khai thác, thu hoạch thì các thương lái Trung Quốc lặn mất tăm. Báo Tiền Giang tháng 9 vừa qua có bài nhận định về nguyên nhân khiến tình hình xuất khẩu gạo tại tỉnh này gặp những biến động mạnh, trong đó nêu rõ việc đối tác lớn nhất là Trung Quốc có thời gian đã liên tục huỷ hợp đồng khiến giá giảm mạnh. Từ những vụ việc như vậy, có thể thấy thương nhân Trung Quốc rất có kinh nghiệm và thường sử dụng chiêu sở trường là tăng – hạ giá đột ngột kết hợp với việc thu mua hàng loạt hoặc huỷ bỏ hàng loạt các giao dịch nhằm tạo thế chủ động để thâu tóm thị trường – trong đó có thị trường lúa gạo – ngay trên sân khách! Không khó để đoán định việc thương nhân Trung Quốc sớm muộn gì cũng sẽ áp dụng các chiêu trò cũ tại Việt Nam. Và lúc đó, việc sản xuất lúa gạo trong nước có thể bất ổn, thị trường có thể rơi hoàn toàn vào tay thương nhân Trung Quốc...

Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến những hành vi “thiếu trung thực” trong giao thương. Nhiều doanh nghiệp trong nước biết chuyện thương lái Trung Quốc gần đây khi nhập gạo Việt Nam có yêu cầu “trộn” gạo trắng thường với gạo thơm để họ mang về nước bán với giá gạo thơm. Điều này không đơn thuần chỉ là lợi nhuận mà sâu xa hơn, theo ông Trương Thanh Phong, chủ tịch VFA, thương lái Trung Quốc muốn làm “ảnh hưởng xấu đến uy tín Việt Nam bởi người dân Trung Quốc sẽ tẩy chay gạo Việt Nam, vì chất lượng gạo không cao”. Câu chuyện kết thúc khi gạo Việt Nam “bí thế” do thương lái Trung Quốc lấy cớ đó để huỷ hợp đồng đã ký.

Nhiều thương lái Trung Quốc còn “tung chiêu” mua gạo ngay khi nông dân còn… chưa vào mùa vụ. Đã có trường hợp thương lái Trung Quốc tung tin đồn và lôi kéo, thuyết phục nông dân trồng lại các loại lúa “lỗi thời” hoặc lúa bị Nhà nước hạn chế trồng vì năng suất lẫn chất lượng không cao. Trường hợp nông dân Trà Vinh đổ xô trồng lúa IR 50404 vì tin thương lái sẽ mua giá cao khiến không ít nhà chuyên môn, nhà quản lý lo lắng, bởi lẽ những gì thương lái Trung Quốc để lại ở vùng này chỉ là lời hứa gió bay, điều mà nhiều người cho là không thể lại lần nữa khi trước đó đã từng có rất nhiều nông dân “trúng đòn hiểm” của thương lái Trung Quốc!

Việc thất bại liên tục trên sân nhà của nhiều loại nông sản Việt Nam, đến lúc này, là đã quá đủ để Việt Nam trưởng thành hơn khi hợp tác với thương nhân của nước láng giềng Trung Quốc. Nhưng quá đủ rồi thì sao? Tại sao với chỉ cùng một chiêu bài mà thương nhân Trung Quốc cứ hết lần này đến lần khác thắng thế ngay trên đất của chúng ta? Câu hỏi này phải đặt ra và buộc phải được trả lời ngay, bởi sau không ít nông sản, giờ đến nông sản quan trọng nhất của chúng ta cũng đang bị dòm ngó.

“Cẩn tắc vô ưu” với các phương thức kinh doanh đáng ngại của thương nhân Trung Quốc không bao giờ là thừa!

Đỗ Thiện
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
Kể cả bây giờ, tôi vẫn muốn khuyên Vinacomin hai điều: thứ nhất, dũng cảm xin Chính phủ cho dừng dự án Nhân Cơ, chờ thử nghiệm Tân Rai “trót lọt”, nếu có hiệu quả hãy triển khai tiếp Nhân Cơ; và thứ hai, hãy tập trung nguồn lực (vốn, thời gian, cán bộ…) để phát triển ngành than ở Quảng Ninh. Trong tình cảnh của Vinacomin bây giờ, tiết kiệm được 1 đồng, giảm tổn thất được 1 đồng cũng quý (dừng Nhân Cơ cũng tiết kiệm được vài trăm triệu đôla Mỹ). Còn trong tình cảnh chung của đất nước: không có alumin thì Tây Nguyên vẫn phát triển được, còn thiếu than thì cả nền kinh tế sẽ gay go.

Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn



SGTT.VN - Trong tháng 9.2012, Viện CODE (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) đã mời đoàn chuyên gia khai khoáng đi thị sát tình hình thi công và chuẩn bị vận hành của hai dự án alumin tại Lâm Đồng và Đăk Nông.

Chuyến đi kết thúc, phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị đã có cuộc phỏng vấn TS Nguyễn Thành Sơn, thành viên của đoàn, Giám đốc Ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (Vinacomin).


Những con số đáng báo động

Thưa ông, những gì nhìn thấy ở hai dự án Tân Rai, Nhân Cơ mới đây có gì khác với những điều ông hình dung trước kia về chương trình alumin không?

Những điều quan trọng nhất thì chẳng có gì “khác” cả. “Bùn đỏ” – vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm, vẫn được thải bằng công nghệ “ướt” rẻ tiền và nhiều rủi ro. Hồ bùn đỏ ban đầu cũng đã chiếm quá nhiều diện tích thuộc loại “bờ xôi, ruộng mật”. Công nghệ Trung Quốc lạc hậu thì ngày càng rõ (phân xưởng khí hoá than sử dụng công nghệ của những năm 60 (thế kỷ 20 – PV) và phải dùng than cục tốt của Hòn Gai loại 4A). Nhà thầu Trung Quốc dây dưa, dự án chậm tiến độ cũng chẳng có gì là mới. Tổng mức đầu tư đã tăng lên (vốn “thử nghiệm” hai dự án đã gần 1,5 tỉ đôla Mỹ) cũng chẳng làm ai ngạc nhiên.

Những điều quan trọng nhất thì chẳng có gì “khác” cả. “Bùn đỏ” – vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm, vẫn được thải bằng công nghệ “ướt” rẻ tiền và nhiều rủi ro. Hồ bùn đỏ ban đầu cũng đã chiếm quá nhiều diện tích thuộc loại “bờ xôi, ruộng mật”. Công nghệ Trung Quốc lạc hậu thì ngày càng rõ (phân xưởng khí hoá than sử dụng công nghệ của những năm 60 (thế kỷ 20)

Qua chuyến khảo sát, ông thấy điều gì đã cản trở tiến độ dự án?

Nhà thầu nước ngoài chưa chịu bàn giao phần việc của mình chỉ là lý do chậm tiến độ. Khâu “tắc” nhất của dự án Tân Rai bây giờ là phần việc mà chủ đầu tư đảm trách – khâu tuyển bôxít sau khi khai thác, trước khi đưa vào luyện thành alumin. Việc đơn giản, dễ làm nhất là thiết kế dây chuyền tuyển bôxít. Công việc này được ưu tiên chỉ định cho “nội lực” là Viện khoa học Công nghệ mỏ của Vinacomin triển khai. Bãi thải quặng đuôi – một hạng mục lẽ ra chẳng có gì đáng bàn, nhưng được các “nhà khoa học” của Viện khoa học Công nghệ mỏ thiết kế còn rủi ro hơn bãi thải bùn đỏ của nhà thầu Trung Quốc! Nước thải đầu ra của xưởng tuyển được thải trực tiếp vào nguồn nước đầu vào (đầu ra của bể “phốt” chính là bể nước ăn), v.v. Tổng đầu tư cho xưởng tuyển bôxít này khoảng 300 tỷ đồng, việc xây lắp đã hoàn tất từ lâu, nhưng tư vấn thiết kế vẫn đang tiếp tục “nghiên cứu thí nghiệm” để “hiệu chỉnh thiết kế” ở Hà Nội… Vinacomin cần làm rõ trách nhiệm nội bộ trước khi đổ lỗi cho người ngoài.

Tại thời điểm này, bài toán kinh tế về tổng thể của các dự án alumin Việt Nam có thể nhẩm tính ra kết quả lỗ lãi thế nào, thưa ông ?

Trong trường hợp “thuận buồm xuôi gió” nhất (được miễn cả thuế xuất khẩu – và  tạm thời chưa nộp ngân sách), mỗi tấn alumin sẽ lỗ ít nhất 55 USD, và mỗi năm Vinacomin lỗ ít nhất 33 triệu USD.

Dự án Nhân Cơ chưa xong, chưa có cơ sở để tính toán. Dự án Tân Rai đã gần như hoàn tất, nhưng chậm tiến độ gần hai năm, có thể “nhẩm” được bài toán đơn giản nhất như thế này: chậm tiến độ một năm, riêng lãi suất huy động vốn trong quá trình xây dựng (IDC) đã làm tăng tổng mức đầu tư thêm gần 1.100 tỷ đồng.

Khi đi vào hoạt động, giả sử trường hợp lý tưởng: tổng vốn đầu tư đã được điều chỉnh của Tân Rai chỉ dừng lại ở mức 15.600 tỉ đồng, lãi suất huy động vốn tạm tính 7%/năm, thời gian huy động vốn là mười năm, trả vào cuối kỳ, riêng chi phí hoàn trả vốn đầu tư (cả gốc và lãi) đã lên tới 2.220 tỷ đồng/năm.

Nếu đạt 100% công suất thiết kế (0,6 triệu tấn/năm), mỗi năm nhà máy sẽ phải tiêu dùng khoảng: 1,2 triệu tấn bôxít qua tuyển (khai thác tại chỗ); 0,4 triệu tấn than cám (giá FOB tại Quảng Ninh khoảng 1,6 triệu đồng/tấn); 0,2 triệu tấn than cục (giá FOB tại Quảng Ninh khoảng 4 triệu đồng/tấn); khoảng 0,1 triệu tấn hoá chất và đá vôi (vận chuyển ngược từ xa tới), v.v. Nếu tính “vo”, tổng chi phí vận hành khoảng 2.500 tỉ đồng/năm. Như vậy, giá thành alumin xuất xưởng tại Tân Rai thấp nhất cũng khoảng 375 USD/tấn.

Tôi đã tham khảo giá nhôm trên thế giới và có nhận định: nếu giá nhôm kim loại trên thế giới năm 2013 sẽ đạt mức 2.300 USD/tấn, thì giá xuất khẩu alumin của Vinacomin ở ven biển tối đa khoảng 345 USD/tấn. Như vậy, nếu tính chi phí tiêu thụ (vận chuyển, bốc – dỡ, hao hụt) khoảng 25 USD/tấn và thuế xuất khẩu theo quy định là 20%, thì mỗi tấn alumin sẽ lỗ khoảng 124 USD, Vinacomin lỗ 74,4 triệu USD/năm. Trong trường hợp “thuận buồm xuôi gió” nhất (được miễn cả thuế xuất khẩu – và ngân sách tạm thời chưa nộp ngân sách), mỗi tấn alumin sẽ lỗ ít nhất 55 USD, và mỗi năm Vinacomin lỗ ít nhất 33 triệu USD.

Nếu ngành than bị mất vốn đã đầu tư vào bôxít, và trong tương lai vẫn phải tiếp tục “gánh” lỗ cho bôxít (74,4 triệu USD/năm như phân tích ở trên), thì bôxít còn ảnh hưởng lan toả đối với cả nền kinh tế.

Tây Nguyên, “vốn để dành”

Theo ông, quyết tâm làm alumin theo cách hiện nay sẽ dẫn đến những hệ quả gì đối với Tây Nguyên và cả nước?

Đối với Tây Nguyên và cả nước, còn cần phải tính đến vấn đề sinh thái. Hậu quả về sinh thái nguy hiểm hơn nhiều, nhưng bây giờ chưa thể hiện.

Còn đối với Vinacomin, nếu cứ quyết tâm làm thử nghiệm đến cùng thì bôxít sẽ gặp phải những thiệt hại kinh tế. Khoảng 99,36% lợi nhuận thu được để Vinacomin đầu tư vào các dự án kinh doanh đa ngành (trong đó có các dự án bôxít – alumin) có nguồn gốc từ ngành than. Nếu ngành than bị mất vốn đã đầu tư vào bôxít, và trong tương lai vẫn phải tiếp tục “gánh” lỗ cho bôxít (74,4 triệu USD/năm như phân tích ở trên), thì bôxít còn ảnh hưởng lan toả đối với cả nền kinh tế.

Cảm tưởng của ông sau chuyến đi?

Buồn nhiều hơn vui. Buồn vì những cảnh báo của các nhà khoa học cách đây 3 – 4 năm đang dần trở thành đúng. Bởi, sau khi Vinacomin quyết tâm làm, đẩy tổng vốn thử nghiệm của cả hai dự án lên tới 1,5 tỉ đôla Mỹ thì trong thâm tâm, tôi cũng phải cầu mong cho việc thử nghiệm thành công. Rất tiếc, việc triển khai dự án đến nay đã cho thấy rõ kết quả như dự báo ban đầu là: chậm tiến độ một cách toàn diện, vốn đầu tư tăng toàn diện… Cả hai dự án thử nghiệm đang trong tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”. Kể cả bây giờ, tôi vẫn muốn khuyên Vinacomin hai điều: thứ nhất, dũng cảm xin Chính phủ cho dừng dự án Nhân Cơ, chờ thử nghiệm Tân Rai “trót lọt”, nếu có hiệu quả hãy triển khai tiếp Nhân Cơ; và thứ hai, hãy tập trung nguồn lực (vốn, thời gian, cán bộ…) để phát triển ngành than ở Quảng Ninh. Trong tình cảnh của Vinacomin bây giờ, tiết kiệm được 1 đồng, giảm tổn thất được 1 đồng cũng quý (dừng Nhân Cơ cũng tiết kiệm được vài trăm triệu đôla Mỹ). Còn trong tình cảnh chung của đất nước: không có alumin thì Tây Nguyên vẫn phát triển được, còn thiếu than thì cả nền kinh tế sẽ gay go.

Ông có suy tư gì sau chuyến đi vừa qua?

Chúng tôi đã “rong ruổi” ba ngày từ Buôn Ma Thuột, ghé Nhân Cơ, thăm Tân Rai rồi xuống Kê Gà (Bình Thuận). Chúng tôi quan sát, đánh giá và gặp gỡ những người có trách nhiệm. Điều có thể nhận thấy là các dự án bôxít sẽ triệt tiêu rất nhanh và rất mạnh các nguồn tài nguyên đất, tài nguyên nước, và tài nguyên sinh học của Tây Nguyên. Trước hay sau, sớm hay muộn chúng ta cũng phải “loại bôxít ra khỏi tiềm năng kinh tế của Tây Nguyên”, như tôi đã đề nghị cách đây 23 năm trong bài viết trên tạp chí Năng Lượng (số 11/1989).

Về mặt chiến lược phát triển đất nước lâu dài, tài nguyên thiên nhiên (đất, nước và sinh học) của Tây Nguyên quý hơn vạn lần tài nguyên khoáng sản (bôxít). Nếu được quy hoạch và tổ chức tốt, Tây Nguyên có đủ nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên để phát triển một cách bền vững.

H.N.


Ngày 1.11.2012 nhà máy chạy thử
Chiều 5.10, làm việc về dự án bôxít Tân Rai (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng), thứ trưởng bộ Công thương Lê Dương Quang yêu cầu tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) và ban quản lý dự án bôxít Tân Rai chốt mốc cuối cùng chạy thử nhà máy alumin vào ngày 1.11. Mốc thời gian vận hành nhà máy được ban quản lý dự án công bố, liên tục dời nhiều lần, từ tháng 4, tháng 6, tháng 10.2012.


Nguồn: http://sgtt.vn/Thoi-su/16...-truoc-ngay-chay-thu.html
Nguồn: http://www.boxitvn.net/bai/41830
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đồ Nghệ đã viết:

Bãi thải quặng đuôi – một hạng mục lẽ ra chẳng có gì đáng bàn, nhưng được các “nhà khoa học” của Viện khoa học Công nghệ mỏ thiết kế còn rủi ro hơn bãi thải bùn đỏ của nhà thầu Trung Quốc! Nước thải đầu ra của xưởng tuyển được thải trực tiếp vào nguồn nước đầu vào (đầu ra của bể “phốt” chính là bể nước ăn)

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Funny%20stuff/Irony%20and%20Philosophy/Hungry3F-Eat-own-shit_zpsf04f2015.jpg
.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Người dân phải được hưởng lợi từ việc khai thác tài nguyên



SGTT.VN - Trung tâm Con người và thiên nhiên vừa xuất bản ấn phẩm bộ quy tắc EITI (sáng kiến minh bạch trong ngành khai thác). Trao đổi với phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị, ông Trịnh Lê Nguyên, giám đốc trung tâm cho biết, sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng ra đời nhằm đáp ứng mục tiêu hỗ trợ các quốc gia giàu tài nguyên quản trị tốt nguồn vốn “trời cho” của mình, để phát triển và xoá đói nghèo.


Tại sao cần phải minh bạch trong ngành công nghiệp khai thác, thưa ông?


Nhiều quốc gia may mắn được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt. Trên toàn thế giới hiện nay có khoảng 3,5 tỉ người sống ở những quốc gia giàu nguồn tài nguyên. Nguồn vốn “trời cho” này không thuộc riêng một cá nhân, tổ chức nào. Tất cả mọi người dân sống trong các quốc gia giàu tài nguyên đều phải được hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên đó. Vì vậy, việc quản trị tốt nguồn tài nguyên sẽ đem lại nguồn thu nhập rất lớn để các quốc gia tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo, vì lợi ích của tất cả mọi người dân. Ngược lại, quản trị tài nguyên yếu kém sẽ làm cho đói nghèo, tham nhũng và nguy cơ xung đột trầm trọng hơn.

Ông đánh giá thực trạng của ngành công nghiệp khai thác nước ta hiện nay như thế nào? Sự cần thiết của việc Việt Nam tham gia EITI?

Ngành công nghiệp khai thác đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Thống kê cho thấy công nghiệp khai thác đóng góp khoảng 11% GDP và 25% tổng thu ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, công tác quản lý trong lĩnh vực công nghiệp khai thác còn tồn tại nhiều bất cập.

Đối với khai thác khoáng sản nói riêng, việc cấp phép ồ ạt và buông lỏng quản lý của các cấp chính quyền trong thời gian vừa qua đã dẫn đến nhiều hệ luỵ môi trường và xã hội. Trong khi đó, nguồn thu cho ngân sách địa phương từ khoáng sản ở nhiều nơi hầu như không đáng kể. Qua phân tích số liệu vĩ mô, mối liên hệ giữa tăng trưởng của khai thác khoáng sản và xoá đói giảm nghèo là không rõ ràng, thậm chí là trái chiều. Chúng tôi cho rằng EITI sẽ giúp Việt Nam giải quyết được nhiều bất cập hiện nay trong ngành công nghiệp khai thác, nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng tài nguyên, góp phần đảm bảo phát triển bền vững.

Lê Quỳnh thực hiện phỏng vấn


Trung tâm Con người và thiên nhiên cung cấp tài liệu này cho các bên quan tâm dưới dạng bản in và bản điện tử đăng tải trên website http://nature.org.vn/vn/tag/eiti/.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [38] [39] [40] [41] [42] [43] [44] ... ›Trang sau »Trang cuối