Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [36] [37] [38] [39] [40] [41] [42] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Trả đất cho dân trồng lúa



TT - UBND tỉnh Long An vừa thu hồi, hủy bỏ ba dự án với diện tích khoảng 500ha để trả lại cho nông dân trồng lúa. Đây là một trong những địa phương đầu tiên ở ĐBSCL đang rà soát, thu hồi các dự án “treo” nhiều năm để ổn định diện tích đất trồng lúa.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/188/581188.jpg
Ông Nguyễn Văn Ái - nông dân xã Mỹ Phú, Thủ Thừa, Long An - nhổ cỏ trên thửa ruộng nằm trong khu quy hoạch sân golf vừa được xóa bỏ - Ảnh: NGỌC HẬU



Đầu tháng 8, chúng tôi trở lại ấp 1 và ấp 4, xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa. Đây là nơi từng “nổi sóng” vì tỉnh Long An quy hoạch 280ha đất trồng lúa của dân làm sân golf. Sau khi bị dân phản ứng gay gắt, nhà đầu tư “lừng khừng”, tỉnh đã quyết định thu hồi, hủy bỏ dự án này trả lại đất cho dân.

Niềm vui trở lại
Đi sâu vào cánh đồng lúa bạt ngàn xanh tốt, chúng tôi gặp nhiều nông dân đang chăm sóc lúa. Ai cũng bày tỏ sự vui mừng khi nói về việc dự án sân golf bị hủy. Bà Tiêu Thị Thanh ở ấp 1, xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa cho biết thửa đất hơn 6.000m2 của bà bị quy hoạch sân golf. Chính quyền thông báo không được thay đổi hiện trạng gì trên phần đất ruộng đang sản xuất lúa 2-3 vụ của bà.

Khi dự án quy hoạch sân golf được công bố năm 2008 sẽ giao cho một nhà đầu tư Hàn Quốc, bà Thanh và khoảng 600 hộ nông dân khác vẫn sản xuất lúa bình thường nhưng ai cũng lo lắng không biết ngày nào tỉnh thu hồi đất. “Lúc đó buồn ghê lắm. Làm lúa cũng không an tâm, sợ bị thu hồi đất lúc lúa chưa thu hoạch. Rồi sẽ đi đâu mua đất cất nhà, làm gì sinh sống...” - bà Thanh kể lại.

Thậm chí lúc đó gia đình bà dự kiến xây dựng căn nhà trên một phần đất ruộng để con trai ra riêng, nhưng chính quyền địa phương không cho xây dựng do đất thuộc vùng dự án sân golf đã cắm cọc, kiểm kê chuẩn bị bồi thường. Gia đình bà phải gom góp tiền, thậm chí vay mượn để mua nhà nơi khác cho con trai.

Tương tự, ông Lê Văn Cho ở ấp 4, xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa cho hay cách đây năm năm, khi bị giải tỏa nhà ở phường 6, TP Tân An để UBND tỉnh quy hoạch xây dựng khu hành chính, gia đình đã mua gần 1ha đất ở khu vực xã Mỹ Phú để làm ruộng sinh sống. Tuy nhiên, chỉ làm được khoảng hai năm bất ngờ cơ quan chức năng vào kê biên đất đai, nhà cửa để quy hoạch làm sân golf. “Chúng tôi những tưởng họa vô đơn chí vì mỗi lần dời nhà dời cửa mỗi lần khó khăn” - ông Cho nói.

Nhưng rồi niềm vui vỡ òa với hàng trăm hộ nông dân ở đây khi tỉnh quyết định bỏ quy hoạch sân golf, trả lại đất trồng lúa cho họ. “Hiện giờ tôi an tâm phần nào vì mình đã già rồi, ở lại trên đất mình trồng lúa, hương khói cho ông bà, không còn cảnh nơm nớp lo bị thu hồi đất” - bà Tiêu Thị Thanh vui mừng nói.

Ngay sau khi tỉnh bỏ quy hoạch, người dân xã Mỹ Phú đầu tư sản xuất lúa, bỏ tiền xây dựng nhà cửa khang trang, lo cho con cái học hành. Ông Lý Văn Ca ngụ ấp 2, xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa có 3 công đất trồng lúa tại ấp 4 cho biết từ khi nghe công bố bỏ quy hoạch, ông và mọi người trong gia đình đã thở phào nhẹ nhõm. “Đây chính là nguồn động lực rất lớn giúp chúng tôi an tâm canh tác trong thời gian tới” - ông Ca nhấn mạnh.

Trả hàng trăm hecta đất trồng lúa cho dân
Theo Sở Kế hoạch - đầu tư tỉnh Long An, thời gian qua tỉnh đã thu hồi một số dự án và trả lại đất sản xuất lúa cho nông dân như cụm công nghiệp 168 ha tại xã Bình Lãng và Lạc Tấn (huyện Tân Trụ), sân golf 280ha tại xã Mỹ Phú (huyện Thủ Thừa), nhà máy sản xuất ván ép nhân tạo rộng 40ha tại xã Tân Đông (huyện Thạnh Hóa). Các dự án này đã công bố ra dân, kiểm kê bồi thường nhưng nhà đầu tư chậm triển khai hoặc do dân phản ứng nên tỉnh đã hủy bỏ.

Ông Lê Công Đỉnh, phó giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư tỉnh Long An, cho biết tỉnh đã lập đoàn kiểm tra liên ngành rà soát tất cả dự án, quy hoạch trên địa bàn để quyết định cho triển khai tiếp hay thu hồi, xóa quy hoạch. Trên cơ sở báo cáo của nhà đầu tư và UBND các huyện về tiến độ triển khai dự án, đoàn kiểm tra sẽ làm việc trực tiếp với nhà đầu tư để giải quyết các khó khăn. Sau khi làm việc với từng nhà đầu tư, đoàn sẽ họp thống nhất phương án giải quyết cụ thể đối với từng dự án, gồm thu hồi, điều chỉnh quy mô hay gia hạn.

Đối với diện tích đất trồng lúa, ông Đỉnh cho biết tỉnh sẽ thực hiện những nguyên tắc quản lý và sử dụng đất lúa đã quy định. Đặc biệt là chủ trương hạn chế đến mức tối đa việc chuyển mục đích đất trồng lúa năng suất cao vào các mục đích sử dụng khác và xóa quy hoạch đối với những dự án sử dụng đất lúa năng suất cao.

Theo ông Đỗ Hữu Lâm - chủ tịch UBND tỉnh Long An, đối với những dự án sau khi thu hồi thì tỉnh sẽ xem xét quyết định có tiếp tục giữ quy hoạch để kêu gọi đầu tư hay xóa hẳn.

Trường hợp tiếp tục giữ quy hoạch để kêu gọi đầu tư thì người dân trong vùng dự án vẫn được thực hiện các quyền cơ bản theo quy định đối với quyền sử dụng đất và quyền xây dựng, sửa chữa các công trình thiết yếu. Nhà đầu tư mới tiếp nhận dự án phải chuyển một khoản tiền nhất định vào tài khoản của tổ chức làm nhiệm vụ chi trả (tối đa 30 ngày kể từ ngày UBND tỉnh ký văn bản thỏa thuận đầu tư) để kịp thời trả cho người dân. Nếu không có khả năng chuyển tiền, UBND tỉnh sẽ thu hồi chủ trương đầu tư. Còn trường hợp xét thấy cần phải bỏ quy hoạch thì khẩn trương lập các thủ tục cần thiết và công khai cho dân biết để an tâm làm ăn sinh sống.

NGỌC HẬU
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Trung Quốc thâu tóm 20 triệu tấn đất hiếm

Bài đăng trên Thanh Niên 10/08/2012 3:15

Nguồn đất hiếm vô giá mà CHDCND Triều Tiên sở hữu trở thành mục tiêu khai thác hấp dẫn của Trung Quốc.

Thời gian qua, nhiều nguồn tin cho rằng tình hình kinh tế của CHDCND Triều Tiên đang đứng trước không ít khó khăn. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, thông qua các hình ảnh mới nhất về đất nước này, người ra vẫn dễ dàng nhìn thấy những tòa cao ốc, xe hơi đời mới và cơ sở hạ tầng cũng được cải thiện đáng kể. Điều này đặt ra câu hỏi: Bình Nhưỡng lấy tiền từ đâu?

6.000 tỉ USD và 20 triệu tấn

Báo Asia Times ngày 8.8 dẫn lời giới chuyên gia nhận định rằng CHDCND Triều Tiên lẽ ra sụp đổ hồi giữa thập niên 1990 sau nhiều biến cố chính trị của thế giới và Chủ tịch Kim Nhật Thành qua đời. Tuy nhiên, nước này đã vượt qua đói kém và thậm chí cho thấy những dấu hiệu tăng trưởng kinh tế vào một vài thời điểm. Theo báo Asia Times, “sự cứu rỗi” của CHDCND Triều Tiên đến từ nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị ước tính 6.000 tỉ USD của nước này và đất hiếm chiếm vị thế rất lớn.

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20128/MinhNguyet/Thang8/TrungQuoc263523455.jpg;pv5bea785d63ee6baa
Một cơ sở khai thác đất hiếm của Trung Quốc - Ảnh: Therepublic.com


Nước này có hơn 200 loại khoáng sản khác nhau. Trong đó, các mỏ than, magnesite, quặng sắt, vàng, kẽm, đồng, đá vôi, molybdenum, than chì là lớn nhất và có tiềm năng khai thác quy mô lớn. Dự trữ magnesite của CHDCND Triều Tiên lớn thứ hai thế giới và dự trữ vonfram của nước này lớn thứ sáu thế giới. Tuy nhiên, giá trị của các tài nguyên trên đang lu mờ so với những triển vọng của việc thăm dò và khai thác kim loại đất hiếm được phát hiện cách đây chưa lâu với trữ lượng ước tính lên đến 20 triệu tấn.

Các kim loại đất hiếm là một nhóm 17 nguyên tố được tìm thấy trong vỏ trái đất. Chúng là nguyên liệu thiết yếu trong chế tạo sản phẩm công nghệ cao. Kim loại đất hiếm đang ngày càng trở nên đắt đỏ vì Trung Quốc, nước cung cấp đất hiếm lớn nhất thế giới, áp đặt những hạn chế về sản lượng và xuất khẩu. Hồi tháng 2, giá kim loại đất hiếm mà Trung Quốc xuất khẩu vượt 1 triệu USD/tấn, tăng gần 900% so với mức giá cùng kỳ năm ngoái. Vì thế, nếu tính theo giá xuất khẩu của Bắc Kinh, Bình Nhưỡng có thể thu về khoản tiền khổng lồ từ 20 triệu tấn đất hiếm. Tuy nhiên, Trung Quốc nhìn thấy nguồn lợi trên nên đã sớm đạt được thỏa thuận với CHDCND Triều Tiên để khai thác.  

Trung Quốc thâu tóm

Theo tờ Korea JoongAng Daily, trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 5.2011, lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il được Bắc Kinh đảm bảo hỗ trợ nguồn phân bón và lương thực để giải quyết vấn đề trong nước. Cụ thể, Bắc Kinh cung cấp 200.000 tấn phân bón miễn phí và 500.000 tấn bắp với giá 30 USD mỗi tấn cho Bình Nhưỡng. Đổi lại, Trung Quốc được tiếp cận, khai thác nguồn tài nguyên của CHDCND Triều Tiên. Tờ Korea JoongAng Daily dẫn nguồn thạo tin quan hệ Bắc Kinh - Bình Nhưỡng khẳng định: “Hai bên đã đồng ý hợp tác khai thác đất hiếm ở tỉnh Hamgyong (thuộc vùng đông bắc CHDCND Triều Tiên - NV). Đây thực sự là nguồn lợi lớn cho Trung Quốc”.

Theo đó, Trung Quốc sẽ xây dựng các tuyến đường vận chuyển để được nhận miễn phí 50% đất hiếm của CHDCND Triều Tiên. Đồng thời, Bắc Kinh được mua theo giá quốc tế đối với 50% còn lại.

Như vậy, với nguồn đất hiếm từ Triều Tiên, quyền lực của Trung Quốc đối với nguồn cung cấp đất hiếm thế giới càng trở nên mạnh mẽ hơn. Thời gian qua, một số nước chỉ trích gay gắt cho rằng Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm để làm khó và gây trở ngại cho nền công nghiệp của các đối tác. Những quy định được Trung Quốc đưa ra vào thời điểm nhiều nước cố gắng thúc đẩy xuất khẩu để giảm thất nghiệp. Đặc biệt, Mỹ và châu Âu đang muốn tăng doanh thu từ những sản phẩm công nghệ cao rất cần đến nguyên liệu đất hiếm. Vì thế, hồi tháng 3, Mỹ, EU và Nhật Bản nộp đơn lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) kiện Trung Quốc vi phạm các cam kết tự do thương mại trong việc xuất khẩu đất hiếm. Khi đó, Bắc Kinh thanh minh rằng các biện pháp kiểm soát của họ phù hợp với những quy định của WTO và cần để bảo vệ môi trường.

Trùng Quang
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Phát hiện tiềm năng khoáng sản rắn vùng biển Việt Nam

Bài đăng trên Vietnam+ 11/08/2012 | 09:43:00

http://www.vietnamplus.vn/avatar.aspx?ID=157169&at=0&ts=300&lm=634802752885000000
Ảnh minh họa. (Nguồn: tnmttuyenquang.gov.vn)


Theo báo cáo của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, sau khi tiến hành điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực địa chất khoáng sản, địa chất môi trường độ sâu từ 30-100m nước vùng bờ biển Việt Nam, các nhà khoa học đã phát hiện tiềm năng lớn tài nguyên địa chất, khoáng sản rắn đáy biển có khả năng khai thác công nghiệp.

Đây là tin vui trước sức ép nguồn khoáng sản trên bờ đang ngày càng cạn kiệt.

Báo cáo cho thấy, vùng biển Cửa Nhượng thuộc tỉnh Hà Tĩnh và vùng biển Cửa Gianh có độ sâu từ 50-65m nước là khu vực giàu triển vọng về sa khoáng đáy biển Titan. Vùng biển Ninh Chữ thuộc tỉnh Ninh Thuận-Hàm Tân thuộc tỉnh Bình Thuận với độ sâu từ 30-100m nước rất giàu tiềm năng về sa khoáng biển.

Hiện nay các nhà khoa học cũng đã khoanh vùng bốn khu vực có biểu hiện tập trung sa khoáng phân bố trong các đới bờ cổ với lượng tài nguyên dự báo lên tới 23,688 triệu tấn quặng ilmenit,zircon. Vùng biển Vũng Tàu đến Côn Đảo có tài nguyên dự báo cát xây dựng là 88 tỷ m3.

Cùng với tài nguyên khoáng sản, trước đó các nhà khoa học cũng đã phát hiện và khoanh vùng 27 vùng biển Việt Nam có thể chứa nhiều khí hydrate nguồn nguyên liệu thay thế cho dầu lửa và than đá. Khí hydrate đã được các nhà khoa học trên thế giới xếp vào một trong chín nguồn năng lượng sạch trong tương lai.

Các nhà khoa học địa chất cho rằng, phần lớn địa hình đáy biển trên vùng biển Việt Nam có vĩ tuyến trùng với hướng tách giãn của Biển Đông. Tại đây, xuất hiện nhiều núi lửa là dạng địa hình thuận lợi cho việc hình thành các cao nguyên ngầm, vì vậy có rất nhiều dạng tài nguyên tồn tại./.

Lý Thanh Hương (TTXVN)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

“Hạ độc” cây xanh



TT - Hàng loạt cây xanh ở TP.HCM, trong đó nhiều cây cổ thụ cả trăm năm tuổi, đang xanh tươi bỗng dưng héo lá, chết khô dần. Các cơ quan chức năng phát hiện những cây xanh này có dấu hiệu bị đầu độc.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/473/582473.jpg
Cây dầu trước nhà số 144 Trần Quang Diệu, P.14, Q.3, TP.HCM nghi bị đầu độc bằng hóa chất làm chết khô - Ảnh: Quang Khải



Nhiều người lưu thông qua đường Trần Quang Diệu, P.14, Q.3 không khỏi thắc mắc vì sao một cây cổ thụ cao hơn chục mét, đường kính hai người ôm không giáp trước số nhà 144 lại bị chết khô trong khi nhiều cây cổ thụ khác vẫn còn xanh tốt. Tại hiện trường, thân cây khô khốc, lá cũng héo khô và rụng gần hết, vài nhánh cây khô gãy rụng vương vãi dưới lề đường.

Ra tay tàn độc
Nhắc đến cây cổ thụ trên, ông Đoàn Bảo Long, giám đốc Xí nghiệp cây xanh 1 thuộc Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh TP, xuýt xoa: “Đây là cây dầu khoảng 100 năm tuổi, thuộc dạng cây cổ thụ hiếm. Ngay từ khi phát hiện cây có dấu hiệu bị héo lá, anh em chăm sóc đặc biệt theo dõi sát sao xem có thể phục hồi sự sống được không nhưng cây xuống sức rất nhanh vì có dấu hiệu bị đổ hóa chất”.

Một người dân có nhà đối diện cây xanh xác nhận thời điểm trước khi cây bị héo lá có thấy một chất lỏng màu xanh từ gốc cây chảy tràn ra ngoài xuống một hố ga gần đó. Theo một cán bộ kỹ thuật xí nghiệp này, khi tới hiện trường kiểm tra phát hiện có mùi hóa chất từ gốc cây xộc lên nồng nặc.

Mới đây, một đơn vị khác của Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh TP là Xí nghiệp cây xanh 2 cũng phát hiện hai cây dầu (cây cổ thụ - loại 3), trước nhà 215 Lê Hồng Phong (Q.5) và 326 Lê Hồng Phong (Q.10), cũng bị héo khô một cách bất thường. Một cán bộ kỹ thuật Xí nghiệp cây xanh 2 cho biết: “Cây bị chết do già cỗi thường các nhánh, lá cây ngoài cùng sẽ bị héo khô dần vào trong, sau một thời gian cây mới chết. Đằng này đùng một cái cây đang xanh tốt bỗng dưng toàn bộ lá cây héo rũ bất thường”.

Không chỉ nghi đổ hóa chất vào gốc cây, tháng 7 vừa qua, Xí nghiệp cây xanh 1 còn phát hiện chiêu “hạ độc” cây xanh theo kiểu khác. Cụ thể, sau khi thấy hai cây long não trước nhà 213 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.7, Q.3 đột ngột héo lá bất thường, tổ kiểm tra phát hiện dưới gốc mỗi cây xanh được khoan nhiều lỗ có đường kính cỡ ngón tay, gần xuyên qua thân cây. Trong các lỗ này chứa hóa chất màu vàng nhạt. “Trong quá trình kiểm tra, tôi chạm tay vào chất này sau đó vô tình đưa tay lên mặt quệt mồ hôi thì phần da trên mặt bị phỏng rộp, đau rát rất khó chịu”, một nhân viên tổ kiểm tra cho biết. Sau vụ việc trên, Xí nghiệp cây xanh 1 cho thay toàn bộ phần đất dưới gốc cây, đồng thời phun nước rất nhiều để tưới rửa nhưng rất ít khả năng cây phục hồi như bình thường.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trong những tháng gần đây, Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh TP phát hiện hơn 50 trường hợp xâm hại cây xanh, trong đó có bốn cây cổ thụ (cây loại 3 có đường kính gốc trên 50cm, cao trên 12m), hơn mười cây xanh thuộc loại 2 (đường kính gốc 20-35cm, cao đến 12m), còn lại là cây loại 1 (đường kính gốc dưới 20cm, cao 6-8m). Những hình thức xâm hại phổ biến là tự ý chặt cành, đốn hạ và đổ hóa chất vào gốc cây.

Ít bị xử lý
Trách nhiệm của Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh như thế nào khi có hàng loạt cây xanh bị xâm hại? Một lãnh đạo công ty này cho biết chỉ là đơn vị làm thuê và không đủ thẩm quyền xử lý. Vì vậy khi phát hiện cây bị xâm hại, công ty lập biên bản báo cho các khu quản lý giao thông đô thị, các khu sau đó báo lại cho thanh tra Sở Giao thông vận tải TP kiểm tra, xử lý.

Tuy nhiên theo ông Nguyễn Bật Hận - phó chánh thanh tra Sở Giao thông vận tải TP, mặc dù sở là đơn vị quản lý nhà nước về cây xanh nhưng theo nghị định 23 (về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng...), thẩm quyền kiểm tra, xử phạt hành vi xâm hại cây xanh được giao cho thanh tra thuộc Sở Xây dựng TP.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, thanh tra Sở Xây dựng TP cho rằng theo quy định chánh thanh tra Sở Xây dựng có quyền xử phạt hành vi xâm hại cây xanh nhưng đến nay chưa xử phạt trường hợp nào cũng như chưa nhận được báo cáo hay đề xuất phối hợp xử phạt từ cơ quan khác.Theo quy định, ngoài thanh tra Sở Xây dựng, chủ tịch UBND các cấp cũng có thẩm quyền xử phạt hành vi trên. Tuy nhiên hành vi đổ hóa chất thực hiện rất tinh vi, khó bắt được tận tay nên không đủ cơ sở xử lý.

Nhiều người cho rằng chính những đơn vị được hưởng lợi từ việc cây xanh bị chết là một căn cứ để các cơ quan công an có thể điều tra xử lý vụ việc, vấn đề là có quyết tâm làm hay không. TP.HCM hiện chỉ còn hơn 5.500 cây cổ thụ, nhưng với thực trạng cây bị đầu độc tràn lan mà không có biện pháp bảo vệ hiệu quả thì hình ảnh những cây cổ thụ chỉ còn lại trong ký ức là chuyện không quá xa vời.

QUANG KHẢI
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Phải để dân thật sự tham gia



TTCT - Phía sau động thái trả lại đất cho dân của chính quyền một số địa phương như Long An, Tây Ninh là câu chuyện về trách nhiệm đối với những thiệt hại đã rõ của người nông dân và những thiếu hụt về luật pháp liên quan đến đất đai.

Luật sư Nguyễn Tiến Lập, chuyên ngành luật kinh tế, chia sẻ với TTCT quan sát của ông về vấn đề này.

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/400/583400.jpg



* Quy hoạch “treo” dẫn đến tình trạng nông dân không còn đất canh tác, ruộng đất đã thu hồi thì bị bỏ hoang... Những thiệt hại cho nông dân khá rõ, thế thì việc trả lại đất mà không đi kèm với bồi thường hay trách nhiệm gì khác với nông dân có thỏa đáng không?

- Lâu nay khi nói đến quy hoạch “treo” và dự án “treo”, chúng ta về cơ bản vẫn nhìn các hiện tượng bên ngoài. Nếu có phân tích và mổ xẻ thì cũng mới chỉ thấy các khiếm khuyết có tính “kỹ thuật”, chẳng hạn các cơ quan chức năng do tầm nhìn hạn chế dẫn đến lập ra các quy hoạch thiếu thực tế hay các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi khủng hoảng kinh tế nên không huy động được vốn để triển khai dẫn đến phải “treo” dự án... Logic và cách nhìn ấy đã dẫn đến tiếng thở dài muôn thuở là “Biết rồi khổ lắm nói mãi”, và rồi câu chuyện này cuối cùng chẳng đi đến đâu cả bởi cứ lặp lại mãi.

Nhìn nhận vấn đề một cách bản chất để tìm ra căn nguyên, tôi thấy hai điều đáng lo ngại.

Thứ nhất, với tình trạng quy hoạch “treo” khá phổ biến, đó chính là căn bệnh độc quyền và cửa quyền trong tư duy quản lý, tức sự áp đặt ý chí chủ quan trong việc lập quy hoạch mà không quan tâm đến cả hiệu quả lẫn hậu quả. Nói tới “hiệu quả” là phải đặt mọi toan tính trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, nhà quản lý kinh tế luôn phải đối mặt với các yếu tố khó hay không lường trước được, vốn luôn tác động vào quá trình điều hành và phát triển theo phương hướng định sẵn.

Nói cách khác, quy hoạch trong nền kinh tế thị trường không thể giống với cách đã làm trong kinh tế kế hoạch, chẳng hạn như không thể lập các quy hoạch quá chi tiết và quá dài hơi được. Bởi càng chi tiết và càng dài hơi sẽ càng cách xa thực tế - vốn hay biến động bởi quy luật của sự dịch chuyển tự do. Còn nói tới yếu tố “hậu quả” thì căn bệnh nằm trong thái độ coi thường lợi ích của các bên tham gia và chịu tác động của các biện pháp chính sách nói chung và quy hoạch nói riêng.

Trên thực tế, bao giờ và ở đâu cũng vậy, đa số người dân nghèo luôn là đối tượng chịu tác động nhiều nhất, và đương nhiên, nếu quy hoạch liên quan đến đất đai thì đối tượng đó chính là người nông dân. Nếu không chữa trị được hai căn bệnh này thì các khiếm khuyết trong công tác quy hoạch sẽ còn tiếp tục diễn ra.

Thứ hai, với tình trạng dự án “treo” thì phải chăng xuất phát từ khó khăn khách quan gây ra cho chủ đầu tư do khủng hoảng kinh tế? Trên thực tế và xem xét từ góc độ các quan hệ thị trường thì không hẳn như vậy.

Có rất nhiều dự án kinh tế chưa triển khai mà chủ đầu tư đã thu lãi rồi, đặc biệt là các dự án sử dụng nhiều đất bởi đất đai luôn gắn với thị trường đầu cơ. Nếu anh được cấp giấy phép thực hiện dự án và được cấp đất, dù có thể mới ở mức phê chuẩn chủ trương thì rất nhiều khả năng anh đã có thể kiếm được tiền rồi, chẳng hạn cổ phiếu của doanh nghiệp anh sẽ lên giá, giá trị doanh nghiệp tăng, vay nợ được nhiều hơn, thậm chí anh đã có thể bán dự án ở dạng “lúa non”, nhận tiền ứng trước...

Và cuối cùng khi dự án bị thu hồi giấy phép do chậm thực hiện, mà việc chậm thực hiện lại do các yếu tố khách quan, thì đương nhiên anh sẽ dễ dàng biện hộ cho mình và được tha thứ, cùng lắm là bị lên án do năng lực quản lý kém (!). Như vậy, trong trường hợp dự án bị thu hồi thì nhà đầu tư cũng không mất gì cả, xét từ phương diện lợi ích và tài sản cá nhân.

Với một logic tính toán làm ăn như vậy, các nhà đầu tư đã và đang luôn săn lùng các dự án, đi kèm với nó là hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn hecta đất đai màu mỡ của người nông dân bị “treo” hoặc thu hồi để cấp cho các dự án kinh tế, từ dự án khu công nghiệp tới dự án sân golf.

Dù sao việc cho người nông dân tiếp tục lưu canh trên đất thuộc quy hoạch “treo” hay trả lại cho họ đất của các dự án bị thu hồi cũng rất đáng hoan nghênh vì nó có giá trị như một sự sửa sai. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ khung pháp luật hiện hành, rất tiếc phải thừa nhận rằng những thiệt thòi mà người nông dân mất đất phải gánh chịu sẽ không có cơ sở rõ ràng nào để được bồi hoàn cả. Lý do là trước đó, từ việc lập quy hoạch, cấp phép cho các dự án đến thu hồi và giải tỏa đất đều đã diễn ra một cách rất đúng các quy trình do luật định.

Do đó, với một việc làm dù cho dẫn đến kết quả và hậu quả sai trái nhưng phù hợp với quy trình và thủ tục thì rất khó để tranh cãi và khiếu kiện về pháp lý.

* Quy hoạch ruộng đất mà nông dân không được tham gia và cũng không còn lựa chọn nào khác có đặt ra bài toán gì về việc quy hoạch nhưng vẫn phải đảm bảo lợi ích của nông dân không? Như người dân vẫn nói: “Giờ họ quy hoạch thì chúng tôi chịu chứ biết làm sao”. Có cơ chế pháp lý nào đảm bảo hài hòa hơn các lợi ích này không?

- Thực tế là các tranh chấp về đất đai vẫn tiếp tục gia tăng và chiếm tới gần 80% các khiếu kiện hành chính, theo như tổng kết của Thanh tra Chính phủ tháng 6 vừa qua. Trong số các tranh chấp đất đai, đa số lại liên quan đến chính vấn đề đền bù và thu hồi đất, một phần không nhỏ có nguyên nhân từ quy hoạch “treo” và dự án “treo”. Đặt trong bối cảnh đó, việc tiếp tục cho người dân sử dụng đất một cách tạm thời hay trả lại đất cho họ có thể chỉ là giải pháp tình thế mà thôi nếu những nguyên nhân cốt lõi vẫn chưa được đụng đến.

Ở bất cứ quốc gia nào, trong quá trình phát triển đều có sự thu hồi đất từ người dân, dù đó là sở hữu tư hay sở hữu công. Và tại sao ở nhiều nước, nhất là các quốc gia phát triển đi trước, các tranh chấp đất đai đã không diễn ra như một hiện tượng phổ biến và nóng bỏng?

Theo tôi, vấn đề có lẽ không hoàn toàn và trực tiếp nằm ở chế độ sở hữu, mặc dù nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng, mà ở tư duy phát triển kinh tế và cách thức thu hồi đất. Điều 23 của Hiến pháp năm 1992 đã rất tiến bộ khi khẳng định rằng: “Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân và tổ chức theo thời giá thị trường”.

Nguyên tắc có tính chính sách này được áp dụng ở hầu hết các nơi trên thế giới. Tuy nhiên, chính nó lại không được thực thi một cách nghiêm túc trên thực tế ở nước ta. Bởi ngay tại Luật đất đai đã mở rộng lý do thu hồi đất ra “mục đích thực hiện các dự án phát triển kinh tế” rồi, không phân biệt là dự án của Nhà nước hay tư nhân, thậm chí tư bản nước ngoài, và để xây dựng nhà máy sản xuất hay làm sân golf.

Về mặt định hướng, phải chăng chúng ta đã hiểu sai chủ trương “công nghiệp hóa” của Đảng? Bởi không ở đâu công nghiệp hóa được hiểu một cách giản đơn là xây nhiều nhà máy (không phụ thuộc vào nó sản xuất gì, vận hành bằng công nghệ nào và có gây ô nhiễm môi trường hay không), và lại tuyệt đối không ở đâu lại chỉ chọn đất trồng lúa ở đồng bằng mà không phải đất đồi núi để phát triển công nghiệp, để dẫn đến hậu quả người nông dân mất đất, mất nghề, thậm chí mất làng và đồng nghĩa với mất luôn không gian sống giàu văn hóa vốn tồn tại và được tích tụ từ nhiều đời.

Từ góc độ tâm lý hoạch định chính sách, cũng cần nói đến một thực tế là thái độ xem thường và định kiến đối với người nông dân khi không coi họ cũng như việc canh tác nông nghiệp vẫn đang là các nhân tố kinh tế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống phát triển của đất nước.

Bảo đảm lợi ích của người nông dân một cách hài hòa trong quá trình phát triển, trong lúc này và hơn lúc nào hết, theo tôi, chính là thực thi đúng tinh thần và lời văn của điều khoản nêu trên trong hiến pháp. Ngoài ra, hãy cho họ thật sự được tham gia một cách dân chủ vào các giai đoạn của quá trình phát triển từ lập quy hoạch đến cân nhắc, xem xét và phê chuẩn các dự án và cuối cùng là triển khai cơ chế thỏa thuận bình đẳng giữa các chủ thể của hoạt động kinh tế, bao gồm cả người nông dân ở các thôn làng chứ không chỉ có các nhà công nghiệp và “đại gia” thành phố.

* Xin cảm ơn ông.

TRẦN ANH PHONG
thực hiện



“Trong Luật đất đai 2003, một trong những điều sửa đổi bổ sung là: trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền phải: 1/lấy ý kiến người dân ở khu vực quy hoạch, 2/lấy ý kiến HĐND cùng cấp, thông qua trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

Tuy nhiên, đấy mới chỉ là quy định rất sơ khai. Thực tế triển khai quy định này không như mong muốn vì thiếu rất nhiều những điều kiện cần, chẳng hạn: trong quá trình quy hoạch, cơ chế lấy ý kiến người dân như thế nào, bằng hình thức nào? Người dân sẽ tham gia bằng hình thức nào? Chính quyền, cơ quan có thẩm quyền lập quy hoạch sử dụng đất có tạo điều kiện, thật sự cầu thị để người dân tham gia ý kiến hay không, trong trường hợp không tạo điều kiện như vậy để lấy ý kiến thì trách nhiệm pháp lý xử lý người đứng đầu cơ quan đó ra sao? Có ai bị cách chức hay không?

Lấy ý kiến đóng góp của người dân, quy hoạch là vấn đề rất phức tạp. Anh phải hiểu được quy hoạch tổng thể cả nước, từng khu vực, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương..., phải có thông tin, trình độ thì mới đóng góp được.

Người nông dân nhận thức hạn chế, tiếp cận thông tin hạn chế, rất thật thà, ở đồng ruộng quanh năm, bây giờ bảo họ đóng góp quy hoạch sử dụng đất rất khó. Việc này phải có các chuyên gia, tổ chức tư vấn có đầy đủ trình độ giúp cho người nông dân làm điều đó. Pháp luật đất đai chỉ quy định một câu như vậy, mà không có các cơ chế tiếp theo hướng dẫn thi hành nên nói thẳng, nó chỉ nằm trên giấy.

PGS.TS NGUYỄN QUANG TUYẾN
(trưởng bộ môn Luật đất đai - Trường ĐH Luật Hà Nội)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Lúa giống phụ thuộc Trung Quốc



TT - Tự hào là quốc gia xuất khẩu gạo thứ hai thế giới nhưng cả nước hiện có khoảng 700.000ha lúa lai, thì có đến 70% diện tích là lúa giống nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/310/584310.jpg
Cánh đồng gieo cấy bằng giống lúa được nhập khẩu từ Trung Quốc tại Yên Định (Thanh Hóa) - Ảnh: HÀ ĐỒNG



Việc phụ thuộc vào một thị trường cung cấp hạt giống không chỉ tạo điều kiện cho các công ty bán hàng ép giá mỗi khi vào vụ mà còn có nguy cơ ảnh hưởng tới sự chủ động nguồn lương thực quốc gia.

Năng suất cao, nhưng chất lượng kém
Gần 10 năm nay, người dân thôn Dân Tài, xã Thiệu Chính (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) năm nào cũng sử dụng giống lúa lai Trung Quốc như nhị ưu 63, nhị ưu 838... do các cơ sở kinh doanh giống cây trồng ở xã cung cấp. Đặc biệt là vào vụ chiêm xuân, khi thời tiết lạnh nhất trong năm, có đến gần 80% diện tích đất trồng lúa của thôn sử dụng các giống lúa lai Trung Quốc. Ông Hoàng Văn Sâm, nông dân ở thôn Dân Tài, cho biết: “Vụ chiêm xuân vừa qua gia đình tôi gieo cấy toàn bộ diện tích gần 4 sào bằng giống lúa lai Trung Quốc. Giá bán lúa lai Trung Quốc khá cao, từ 65.000-90.000 đồng/kg, đắt hơn 15.000-45.000 đồng/kg so với lúa lai nội địa nhưng cho năng suất cao nên người dân vẫn ưa chuộng dù chất lượng gạo không ngon bằng gạo trong nước”.

Theo Sở NN&PTNT Thanh Hóa, vụ chiêm xuân năm 2012 toàn tỉnh gieo cấy được 122.614ha lúa, trong đó diện tích lúa lai là 77.644ha (chiếm 63,3%). Tuy nhiên qua khảo sát, các loại giống lúa lai được sản xuất trong nước chỉ chiếm 10-15%, còn lại nhập từ Trung Quốc với tổng số lượng giống 2.000-3.000 tấn/năm. Các loại giống lúa lai được nhập từ Trung Quốc phổ biến như nhị ưu 63, nhị ưu 838, nhị ưu 968, nhị ưu 69, đại dương 8, nam dương 99...

Ông Nguyễn Ngọc Đức, giám đốc chi nhánh Công ty cổ phần Giống cây trồng trung ương đóng tại xã Định Tường, huyện Yên Định (Thanh Hóa), cho biết người dân vẫn thích lúa cho năng suất cao hơn nên nhiều bộ giống lúa Trung Quốc đang chiếm ưu thế dù chi phí mua giống lúa lai của VN sản xuất thấp hơn nhiều. Trong khi đó, ông Đức khẳng định chất lượng gạo từ lúa lai Trung Quốc không ngon, độ dinh dưỡng không bằng giống lai hoặc lúa thuần của VN sản xuất.

Tổng giám đốc Công ty CP Giống cây trồng Nghệ An Nguyễn Ngọc Dũng cũng khẳng định dù giá lúa giống của Trung Quốc đắt hơn nhiều lần lúa giống trong nước nhưng vụ xuân năm 2011, công ty vẫn bán cho nông dân được 600 tấn lúa giống nhị ưu 986 và khải phong (Trung Quốc), gấp 3 lần các giống lúa hương thơm, khang dân được sản xuất trong nước. Giá lúa giống Trung Quốc đắt hơn nhiều so với lúa giống trong nước nhưng người dân vẫn chi tiền mua về trồng. Cụ thể, trong khi lúa nhị ưu có giá 86.000 đồng/kg, khải phong giá 94.000 đồng/kg thì lúa hương thơm (của VN) chỉ 12.000 đồng/kg. “Chúng tôi sử dụng loại giống, bộ giống nào là do hướng dẫn của Sở NN&PTNT. Giống lúa Trung Quốc tuy đắt hơn giống trong nước nhưng phù hợp với từng trà đất, từng mùa vụ” - ông Dũng cho biết.

Theo ông Phan Huy Thông - giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, các giống lúa lai phát triển tốt và thể hiện được nhiều ưu điểm ở các vùng có khí hậu lạnh và khắc nghiệt. Do đó, khu vực miền Bắc và Bắc Trung bộ VN sử dụng nhiều loại lúa này, trong khi ở ĐBSCL và khu vực phía Nam có khí hậu ấm nóng và ổn định thì những ưu thế này không thể hiện được nhiều so với lúa thuần. “Cả nước có 600.000-700.000ha trồng lúa lai nhưng có đến 70% diện tích dùng giống nhập khẩu, chủ yếu là từ Trung Quốc, còn lại từ Ấn Độ, Nhật Bản...” - ông Thông cho biết. Theo Hiệp hội Thương mại giống cây trồng VN, lượng lúa lai nhập khẩu của VN mỗi năm khoảng 13.000-15.000 tấn với giá trị trên 40 triệu USD.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/309/584309.jpg
Cơ cấu diện tích lúa lai đang được gieo trồng tại Việt Nam - Nguồn: Bộ NN&PTNT, Trung tâm Khuyến nông quốc gia - Dữ liệu: T.MẠNH - Đồ họa: VĨ CƯỜNG



Nguy cơ phụ thuộc
Giám đốc một công ty kinh doanh hạt giống cho biết cứ đến thời điểm chuẩn bị vụ đông xuân hằng năm tại phía Bắc là các công ty hạt giống lại ồ ạt sang Trung Quốc đặt hàng lúa giống. Nhận biết được tâm lý này, các nhà cung cấp giống Trung Quốc thường tìm cách tạo ra khan hiếm giả tạo rồi đẩy giá lên cao hơn nhiều so với thông thường. Chẳng hạn như vào cuối năm 2011, lúa giống được các công ty Trung Quốc đẩy lên đến gần 70.000 đồng/kg, có loại trên 100.000 đồng/kg nhưng các công ty vẫn mua vì vụ gieo hạt mới đã sắp bắt đầu. “Công ty chỉ là khâu trung gian, giá mua vào cao thì giá bán cho người dân cao nên không ảnh hưởng gì nhiều” - vị giám đốc này cho biết.

Theo Cục Trồng trọt, VN có hàng trăm công ty giống cây trồng nhưng phần lớn trong số đó là công ty thương mại, chủ yếu nhập khẩu giống từ Trung Quốc về bán lại cho người dân. Trên thực tế việc nhập giống lúa lai từ Trung Quốc có lãi và lãi nhanh hơn khi phải nghiên cứu và sản xuất giống lúa lai. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào một nguồn nhập khẩu nên mỗi khi giá giống của Trung Quốc tăng sẽ tác động ngay đến diện tích lúa lai trong nước.

Ông Phạm Văn Dư, cục phó Cục Trồng trọt, cho biết Bộ NN&PTNT đã có nhiều chính sách để phát triển ngành lúa lai trong nước, nhưng đây là một ngành đòi hỏi công nghệ phải nghiên cứu lâu dài, trong khi đội ngũ nghiên cứu giống lúa lai hiện nay của VN quá mỏng nên kết quả chưa đạt như mong đợi.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia ngành nông nghiệp, điệp khúc nghiên cứu khó, thiếu kinh phí mà các nhà quản lý ngành nông nghiệp đưa ra không có gì mới so với cách đây hàng chục năm. Trong khi đó VN đã chi hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỉ đồng cho chương trình sản xuất giống lúa lai nhưng do cách quản lý lỏng lẻo nên không đạt kế hoạch. Những chương trình hỗ trợ công tác nghiên cứu giống trong nước không đủ để các công ty đầu tư dài hạn, trong khi nhập khẩu hạt giống về bán sẽ ít rủi ro và thu lợi nhanh hơn.

Ông Ngô Văn Giáo, chủ tịch Hiệp hội Thương mại giống cây trồng VN, cho rằng để ngành sản xuất lúa lai trong nước phát triển đạt 70% diện tích như kế hoạch của Bộ NN&PTNT, điều quan trọng là cần đầu tư, hỗ trợ các đơn vị sản xuất hạt giống lúa lai và hỗ trợ một phần giá cho giống sản xuất trong nước. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi để sản xuất giống lúa lai, miễn thuế nông nghiệp với diện tích đất dùng cho việc nhân giống bố mẹ và sản xuất giống lúa lai F1.

TRẦN MẠNH - HÀ ĐỒNG - VŨ TOÀN


Kế hoạch chỉ trên... giấy

Năm 2003, Bộ NN&PTNT đã đề ra kế hoạch đến năm 2010 nâng tổng diện tích lúa lai lên 1 triệu ha, trong đó giống lúa lai sản xuất trong nước chiếm đến 70% diện tích. Nhưng đến năm 2012, diện tích lúa lai mới chỉ đạt 700.000ha và tỉ lệ giống lúa lai trong nước hầu như không có gì thay đổi so với cách đây gần chục năm, nghĩa là vẫn có đến 70% lúa giống lai phải phụ thuộc nước ngoài, chủ yếu là từ Trung Quốc. Mới đây, Bộ NN&PTNT dời kế hoạch này cho đến năm 2015.



Ông NGÔ VĂN GIÁO
(chủ tịch Hiệp hội Thương mại giống cây trồng VN)


"Tôi không nghĩ lợi nhuận của ngành buôn bán hạt giống ở mức quá cao mà chỉ đơn giản là do người ta thích ăn xổi mua về bán thu tiền lời ngay thay vì đầu tư dài hạn"
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nhìn trẻ con mà người lớn xấu hổ



TT - “Nhìn trẻ con chúng nó lo lắng cho tương lai, nghĩ cách bảo vệ môi trường mà người lớn chúng mình xấu hổ”- một phụ huynh thốt lên như thế khi dự lễ trao giải cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ 2012.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/753/583753.jpg
Cậu bé Quang Anh giới thiệu ý tưởng và mô hình “Máy điều hòa lòng đất” - Ảnh: TH.H.



“Em nghĩ trái đất cũng như cơ thể con người, khi con người bị sốt cao sẽ co giật cần phải hạ nhiệt độ. Trái đất cũng vậy, nếu nhiệt độ lòng đất quá cao núi lửa sẽ hoạt động, băng sẽ tan và nhiều biến đổi khí hậu sẽ xảy ra. Trái đất rất cần một chiếc máy làm mát cho lòng đất”. Từ suy nghĩ đó, ý tưởng “Máy điều hòa lòng đất” của cậu bé Trần Lộc Quang Anh, lớp 3A5 Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, TP Lạng Sơn đã ra đời và vượt qua hơn 250.000 ý tưởng của hơn 250.000 học sinh tiểu học khắp cả nước để vào vòng thực hiện mô hình cùng 30 bạn nhỏ khác. Rồi cuối cùng, “Máy điều hòa lòng đất” của Quang Anh đã giành giải nhất khối lớp 1-3 trong cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ 2012 mang tên gọi “Chuyến du hành đến tương lai”.

Không chỉ ý tưởng của Trần Lộc Quang Anh mà có quá nhiều ý tưởng độc đáo, ngộ nghĩnh, ngây thơ nhưng cực kỳ sâu sắc mà những cô bé, cậu bé tham gia cuộc thi đã mang đến từ mọi miền đất nước. Mơ ước, khao khát và sáng tạo không phải là đặc quyền của riêng ai; lo lắng một cách đầy trách nhiệm cho tương lai của đất nước, của nhân loại lại càng không phải đặc quyền của người lớn. Nhiều ý tưởng giản dị đến cảm động được đưa ra đã làm ban giám khảo ngỡ ngàng.

“Một lần khi xem tivi em thấy các bạn ở miền núi phải đi học trên chiếc cầu tre rất sợ, có lúc đi học bằng thuyền, mùa mưa lũ có khi còn bị lũ cuốn trôi. Nhiều hôm có mưa to, lũ lụt, các bạn không đến trường được phải nghỉ học. Em ước có một chiếc xe vừa chở các bạn đi học trên đường, vừa có thể bay đến trường được. Chiếc xe cũng chạy được ở thành phố vì em thấy thành phố hay bị tắc đường và còn lũ lụt nữa. Em rất thích con ong vì con ong chăm chỉ và có ích, nó vừa đi được lại vừa có cánh bay được nên em đã làm chiếc ôtô con ong. Chiếc xe lấy điện từ mặt trời nên sẽ rất thân thiện với môi trường” - bé Lê Vũ Hà Phương, học lớp 1 Trường tiểu học Lê Văn Tám, đã trình bày mô hình ôtô con ong ngộ nghĩnh của mình như vậy.

Dù chỉ lọt vào vòng chung kết mà không đoạt giải chính thức, nhưng những suy nghĩ của cô bé lớp 1 không khỏi làm nhiều người lớn giật mình vì khả năng quan sát và sự quan tâm đến cuộc sống rộng lớn quanh mình của con trẻ.

Có thể các em còn nhận được sự trợ giúp cả về tinh thần lẫn vật chất của cha mẹ, thầy cô, bạn bè, nhưng những ý tưởng, mô hình các em mày mò tự làm, hầu hết bằng nguyên vật liệu tái chế, và nhất là cách các em thuyết trình và trả lời chất vấn của ban giám khảo đã cho thấy một thế hệ tương lai thật sự biết lo nghĩ và biết hành động.

Các giải pháp môi trường của các em độc đáo và tràn đầy tình nhân ái như: máy điều hòa lòng đất, nhà vệ sinh con nhện, guồng lọc nước thiên nga, xe buýt bảo vệ môi trường, quạt mát sông Hàn, côn trùng phân hủy rác, ôtô tự lái cho người khiếm thị, máy sạc pin hoa hướng dương... Các nhà sáng chế tí hon hồn nhiên thuyết minh về những ý tưởng có vẻ như không tưởng của mình bằng những kiến thức sinh vật, vật lý, hóa học, địa lý... nhiều hơn gấp bao nhiêu lần chúng ta vẫn hình dung về một học sinh tiểu học.

Nói như một phụ huynh ở Hà Nội, không có con dự thi, chỉ đi xem “con người ta thi thố thế nào”: “Nhìn trẻ con chúng nó lo lắng cho tương lai, nghĩ cách bảo vệ môi trường mà người lớn chúng mình xấu hổ”.

THU HÀ


250.000 ý tưởng

Cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ được khởi xướng vào năm 2002 tại Nhật Bản, và năm năm nay, Việt Nam với Thái Lan là những nước tiếp theo tổ chức cuộc thi này. Năm đầu tiên 2008 mới có 8.000 ý tưởng thể hiện qua 8.000 bức tranh của các học sinh tiểu học dự thi, năm nay đã lên đến 250.000 ý tưởng.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Vodanhthi đã viết:

Lúa giống phụ thuộc Trung Quốc



TT - Tự hào là quốc gia xuất khẩu gạo thứ hai thế giới nhưng cả nước hiện có khoảng 700.000ha lúa lai, thì có đến 70% diện tích là lúa giống nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc.

Việc phụ thuộc vào một thị trường cung cấp hạt giống không chỉ tạo điều kiện cho các công ty bán hàng ép giá mỗi khi vào vụ mà còn có nguy cơ ảnh hưởng tới sự chủ động nguồn lương thực quốc gia.

Nghiên cứu rồi... xếp xó



TT - Trong khi hằng năm VN chi hàng trăm triệu USD để nhập giống thì tại Viện Cây ăn quả miền Nam có nhiều công trình khoa học về giống bị xếp ngăn tủ hoặc đang có nguy cơ chìm vào quên lãng.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/885/584885.jpg



Chúng tôi gặp thạc sĩ Võ Hữu Thoại và thạc sĩ Trần Thị Oanh Yến tại Viện Cây ăn quả miền Nam lúc cả hai đang cắm cúi chăm sóc năm gốc ghép (cam - bưởi) được tuyển chọn từ hàng trăm gốc ghép có tính chống chịu mặn, ngập úng. Đây là một công trình khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng được đánh giá là rất thành công của viện. Anh Thoại nói năm đứa “con cưng” này được tạo ra sau năm năm miệt mài nghiên cứu, tuyển chọn, thử nghiệm rồi... để đó vì không xin được kinh phí thực hiện dự án B (sản xuất thử và chuyển giao cho bà con nông dân).

Giống mới nằm im lìm trong nhà lưới
Anh Thoại bóp trán suy nghĩ hồi lâu rồi nói: “Những đề tài liên quan gốc ghép phải thực hiện trong vòng 10 năm mới đi đến sản phẩm cuối cùng, trong khi tất cả đề tài hiện nay chỉ cho phép thực hiện trong năm năm. Muốn làm tiếp dự án B lại phải đăng ký đề tài, phải vượt qua cuộc thẩm định mới được cấp kinh phí làm tiếp. Tiếc là không được duyệt”.

Vì không có tiền để nghiên cứu tiếp nên công trình này tạm thời xếp ngăn tủ, còn năm đứa “con cưng” của hai nhà khoa học này phải nằm ở một góc khu nhà lưới của viện. Hỏi về khả năng chịu mặn của năm cây này, anh Thoại nói: “Thay vì đắp đê ngăn mặn, chống úng cho cây trồng thì những gốc ghép này được tạo ra với những đặc tính chống chịu mặn, úng. Được như thế thì nước dâng hay mặn xâm nhập cây trồng vẫn sống khỏe”.

Thạc sĩ Yến kể ba năm đầu cả nhóm tiến hành phương pháp lai sau đó trồng lấy hạt, rồi tiếp tục trồng trong môi trường bị nhiễm mặn. Tìm được mấy “con cưng” này thì chúng cũng te tua vì bị xử lý mặn liên tục. Đem về nuôi dưỡng cho chúng mập mạp và chuẩn bị nhân giống tiếp thì cũng là lúc hết thời gian nghiên cứu, hết luôn tiền.

“Kể thì nghe suôn sẻ vậy chứ làm gian nan lắm, phải tiến hành lai, chọn lọc nhiều lần. Làm không được ai cũng tức, không ngủ được. Đến khi thành công thì vỡ òa như người thân vừa vượt qua cơn nguy kịch. Rồi khi không xin được kinh phí làm tiếp thì ai cũng buồn, không nói lời nào” - chị Yến buồn rười rượi.

Không riêng công trình nghiên cứu gốc ghép chịu mặn, tại Viện Cây ăn quả miền Nam hiện còn khá nhiều công trình xếp xó như rau, ớt, dưa chuột, đậu bắp, hoa... cũng cùng cảnh ngộ. Đó là chưa kể những dự định có tầm cũng bị “chết yểu” vì không được cấp trên phê duyệt. Chẳng hạn phương pháp sản xuất hữu cơ thay thế các chất cấm trong quá trình canh tác cây xoài đã được Thái Lan và nhiều nước khác làm.

Nỗi niềm nhà khoa học
Theo các nhà khoa học ở Viện Cây ăn quả miền Nam, làm ra giống mới đã khó nhưng chuyển giao đến tay nông dân còn khó hơn. Hầu hết giống lai tạo ra có những ưu điểm nổi trội đã được công nhận nhưng không có kinh phí để sản xuất thử nghiệm. Chưa trực tiếp nhìn thấy ưu điểm của giống mới, chắc chắn nông dân sẽ không tin, họ không bao giờ chấp nhận đem về trồng.

Hơn nữa việc vi phạm bản quyền nhan nhản nên nhà khoa học không thể chuyển giao nhỏ lẻ vì khi đó sẽ mất luôn giống và bản quyền.

Thực tế đã xảy ra rất nhiều trường hợp chuyển giao nhỏ lẻ và được các cơ sở cung cấp giống nhân ra hàng loạt, bán với giá rẻ, không đảm bảo chất lượng. Nghịch lý là nông dân lại đổ xô tới đó mua vì nghĩ rằng giống đó từ Viện Cây ăn quả đưa ra mà giá lại rẻ. Một nhà khoa học nói dù biết giống cây không hoàn hảo đó đến tay nông dân là không hay, nhưng đôi khi nghĩ lại thấy cây đó còn may mắn vì được ra tới vườn, còn hơn những cây khác phải nằm im trong nhà lưới năm này qua tháng khác vì không có điều kiện để ra ngoài.

Thạc sĩ Trần Kim Cương cho biết mong mỏi lớn nhất của họ là được chuyển giao cây giống cho nông dân trồng sau khi nghiên cứu thành công. “Mỗi ngày nhìn chúng nằm co ro trong nhà lưới và hao mòn dần những đặc tính nổi trội, chúng tôi đau xót vô cùng. Chúng tôi mong có một bộ phận chuyên biệt làm công tác giới thiệu giống mới đến nông dân để đội ngũ làm nghiên cứu chúng tôi yên tâm tìm thêm giống mà không lo sợ chúng mãi mãi nằm trong nhà lưới rồi chết mòn ở đó” - thạc sĩ Kim Cương nói.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, tâm tư: “Khó khăn lắm mới có kinh phí nghiên cứu nên khi có dự án được duyệt, anh em làm cật lực thấy thương lắm. Nhưng cơ chế của ta hiện nay chưa phát huy hết tâm huyết, trí tuệ của các nhà khoa học. Một phần do thiếu kinh phí nên số dự án được duyệt không nhiều, rồi ngay cả khi được duyệt thì khi nghiên cứu xong chưa chắc được đưa ra dân. Ở Trung Quốc, Thái Lan... nhà khoa học làm việc rất thoải mái. Phòng thí nghiệm sáng đèn đến khuya, còn ở VN chuyện này hiếm lắm. Tôi thấy tiếc khi chất xám của các nhà khoa học bị sử dụng lãng phí như vậy”.

NGỌC TÀI
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Loài cá mới có cơ quan sinh sản trên đầu



BBC - Loài cá mới phát hiện ở Việt Nam có cơ quan sinh dục đặt... trên đầu.

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/08/28/120828095324_cuulong_fish_464x261_nationalgeographic.jpg
Cả cá đực và cá cái đều có cơ quan sinh dục đặt ngay dưới miệng



Tên khoa học của loài cá này là Phallostethus cuulong, là loài thứ 22 được tìm thấy của họ nhà cá Phallostethidae.
Tất cả họ hàng chúng đều có cơ quan sinh sản đặt ngay dưới phần miệng.

Trong tiếng Hy Lạp, Phallostethus có nghĩa là ‘dương vật - ngực’.

Con cá đực dùng bộ phận sinh dục (priapium) này gắn với cá cái và thả tinh trùng vào bộ phận sinh dục của con cá cái, cũng được đặt ngay trên phần đầu, theo bà Lynne Parenti, phụ trách sắp xếp triển lãm các loài cá ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia, Washington.

Parenti nhớ lại là đã từng được chứng kiến cảnh họ nhà cá này giao phối trong một phòng thí nghiệm ở Singapore.
Chúng ghép đầu với nhau, tạo thành hình chữ V, đôi cá ‘nhìn như chiếc kéo, cùng nhau lượn khắp bể,’ bà nói.

Đối với rất nhiều loài cá, chẳng hạn như cá bảy màu, giao phối là hoạt động chớp nhoáng, nhưng với loài cá này chúng tạo thành một cặp trong thời gian rất dài, bà nhấn mạnh.

P. cuulong, giống như hầu hết họ hàng gần cận, chỉ dài khoảng 2,5cm và gần như trong suốt, theo nghiên cứu đăng hồi tháng Bảy trên báo Zootaxa.

Loài mới này được phát hiện trong một lần lấy chín mẫu khảo sát ở vùng nước lợ sông Cửu Long ở Việt Nam.

Môi trường nước lợ vùng đồng bằng ven biển là môi trường phù hợp nhất cho loài cá này.

Những cư dân đặc biệt này phải trải qua những giai đoạn phát triển nhanh chóng của Việt Nam trong vài thập kỷ trở lại đây.

Nhưng chúng cho thấy khả năng thích nghi nhanh chóng với cuộc sống hiện đại.

Các nhà khoa học thậm chí còn ‘lượm’ được loài cá này ở ngay “trong hố nước bên đường,” Parenti nói.

Có lẽ do thiếu sót và những nghiên cứu chưa mấy hấp dẫn, mà loài cá này đã bị “rất nhiều nhà sinh vật học lờ đi,” bà nhận xét.
Dấu vết loài có bộ phận sinh sản đặt trên đầu

Điều này có thể lý giải cho việc vì sao tiến trình tiến hóa của loài cá này vẫn là một bí ẩn, Parenti nói thêm.

Có một số dấu vết như: họ Phallostethidae thuộc nhóm lớn gồm rất nhiều loài thụ tinh bên trong cơ thể, trong khi phần lớn các loài cá thụ tinh ngoài.

Rất nhiều loài cá đực trong họ này có những biến đổi về cấu trúc cơ thể để có thể đưa tinh trùng vào bên trong cơ thể con cái, điều này có thể giải thích việc loài priapium cũng đã tiến hóa để thích nghi.

Một lý giải khác, là việc giao phối dùng đầu rõ ràng là “cách rất hiệu quả” cho sinh sản, Parenti giải thích.

Trong lúc thực hiện xét nghiệm trên cá cái của loài priapium, bà tìm thấy ổ trứng chứa đầy tinh trùng, có nghĩa là hầu hết các trứng của con cá cái đã được thụ tinh.

“Còn rất nhiều điều cần được khám phá” về họ Phallostethus, bà nói thêm - P.cuulong chỉ là loài thứ ba được phát hiện trong chi họ nhà mình.

“Đây là loài cá nhỏ rất dễ thương với cấu trúc cơ thể vô cùng phức tạp,” bà nói, “tôi rất vui vì chúng tôi đã tìm ra thêm về họ nhà cá này.”
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Baba Yaga

Vodanhthi đã viết:
Vodanhthi đã viết:

Lúa giống phụ thuộc Trung Quốc



TT - Tự hào là quốc gia xuất khẩu gạo thứ hai thế giới nhưng cả nước hiện có khoảng 700.000ha lúa lai, thì có đến 70% diện tích là lúa giống nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc.

Việc phụ thuộc vào một thị trường cung cấp hạt giống không chỉ tạo điều kiện cho các công ty bán hàng ép giá mỗi khi vào vụ mà còn có nguy cơ ảnh hưởng tới sự chủ động nguồn lương thực quốc gia.

Nghiên cứu rồi... xếp xó



TT - Trong khi hằng năm VN chi hàng trăm triệu USD để nhập giống thì tại Viện Cây ăn quả miền Nam có nhiều công trình khoa học về giống bị xếp ngăn tủ hoặc đang có nguy cơ chìm vào quên lãng.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/885/584885.jpg



Chúng tôi gặp thạc sĩ Võ Hữu Thoại và thạc sĩ Trần Thị Oanh Yến tại Viện Cây ăn quả miền Nam lúc cả hai đang cắm cúi chăm sóc năm gốc ghép (cam - bưởi) được tuyển chọn từ hàng trăm gốc ghép có tính chống chịu mặn, ngập úng. Đây là một công trình khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng được đánh giá là rất thành công của viện. Anh Thoại nói năm đứa “con cưng” này được tạo ra sau năm năm miệt mài nghiên cứu, tuyển chọn, thử nghiệm rồi... để đó vì không xin được kinh phí thực hiện dự án B (sản xuất thử và chuyển giao cho bà con nông dân).

Giống mới nằm im lìm trong nhà lưới
Anh Thoại bóp trán suy nghĩ hồi lâu rồi nói: “Những đề tài liên quan gốc ghép phải thực hiện trong vòng 10 năm mới đi đến sản phẩm cuối cùng, trong khi tất cả đề tài hiện nay chỉ cho phép thực hiện trong năm năm. Muốn làm tiếp dự án B lại phải đăng ký đề tài, phải vượt qua cuộc thẩm định mới được cấp kinh phí làm tiếp. Tiếc là không được duyệt”.

Vì không có tiền để nghiên cứu tiếp nên công trình này tạm thời xếp ngăn tủ, còn năm đứa “con cưng” của hai nhà khoa học này phải nằm ở một góc khu nhà lưới của viện. Hỏi về khả năng chịu mặn của năm cây này, anh Thoại nói: “Thay vì đắp đê ngăn mặn, chống úng cho cây trồng thì những gốc ghép này được tạo ra với những đặc tính chống chịu mặn, úng. Được như thế thì nước dâng hay mặn xâm nhập cây trồng vẫn sống khỏe”.

Thạc sĩ Yến kể ba năm đầu cả nhóm tiến hành phương pháp lai sau đó trồng lấy hạt, rồi tiếp tục trồng trong môi trường bị nhiễm mặn. Tìm được mấy “con cưng” này thì chúng cũng te tua vì bị xử lý mặn liên tục. Đem về nuôi dưỡng cho chúng mập mạp và chuẩn bị nhân giống tiếp thì cũng là lúc hết thời gian nghiên cứu, hết luôn tiền.

“Kể thì nghe suôn sẻ vậy chứ làm gian nan lắm, phải tiến hành lai, chọn lọc nhiều lần. Làm không được ai cũng tức, không ngủ được. Đến khi thành công thì vỡ òa như người thân vừa vượt qua cơn nguy kịch. Rồi khi không xin được kinh phí làm tiếp thì ai cũng buồn, không nói lời nào” - chị Yến buồn rười rượi.

Không riêng công trình nghiên cứu gốc ghép chịu mặn, tại Viện Cây ăn quả miền Nam hiện còn khá nhiều công trình xếp xó như rau, ớt, dưa chuột, đậu bắp, hoa... cũng cùng cảnh ngộ. Đó là chưa kể những dự định có tầm cũng bị “chết yểu” vì không được cấp trên phê duyệt. Chẳng hạn phương pháp sản xuất hữu cơ thay thế các chất cấm trong quá trình canh tác cây xoài đã được Thái Lan và nhiều nước khác làm.

Nỗi niềm nhà khoa học
Theo các nhà khoa học ở Viện Cây ăn quả miền Nam, làm ra giống mới đã khó nhưng chuyển giao đến tay nông dân còn khó hơn. Hầu hết giống lai tạo ra có những ưu điểm nổi trội đã được công nhận nhưng không có kinh phí để sản xuất thử nghiệm. Chưa trực tiếp nhìn thấy ưu điểm của giống mới, chắc chắn nông dân sẽ không tin, họ không bao giờ chấp nhận đem về trồng.

Hơn nữa việc vi phạm bản quyền nhan nhản nên nhà khoa học không thể chuyển giao nhỏ lẻ vì khi đó sẽ mất luôn giống và bản quyền.

Thực tế đã xảy ra rất nhiều trường hợp chuyển giao nhỏ lẻ và được các cơ sở cung cấp giống nhân ra hàng loạt, bán với giá rẻ, không đảm bảo chất lượng. Nghịch lý là nông dân lại đổ xô tới đó mua vì nghĩ rằng giống đó từ Viện Cây ăn quả đưa ra mà giá lại rẻ. Một nhà khoa học nói dù biết giống cây không hoàn hảo đó đến tay nông dân là không hay, nhưng đôi khi nghĩ lại thấy cây đó còn may mắn vì được ra tới vườn, còn hơn những cây khác phải nằm im trong nhà lưới năm này qua tháng khác vì không có điều kiện để ra ngoài.

Thạc sĩ Trần Kim Cương cho biết mong mỏi lớn nhất của họ là được chuyển giao cây giống cho nông dân trồng sau khi nghiên cứu thành công. “Mỗi ngày nhìn chúng nằm co ro trong nhà lưới và hao mòn dần những đặc tính nổi trội, chúng tôi đau xót vô cùng. Chúng tôi mong có một bộ phận chuyên biệt làm công tác giới thiệu giống mới đến nông dân để đội ngũ làm nghiên cứu chúng tôi yên tâm tìm thêm giống mà không lo sợ chúng mãi mãi nằm trong nhà lưới rồi chết mòn ở đó” - thạc sĩ Kim Cương nói.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, tâm tư: “Khó khăn lắm mới có kinh phí nghiên cứu nên khi có dự án được duyệt, anh em làm cật lực thấy thương lắm. Nhưng cơ chế của ta hiện nay chưa phát huy hết tâm huyết, trí tuệ của các nhà khoa học. Một phần do thiếu kinh phí nên số dự án được duyệt không nhiều, rồi ngay cả khi được duyệt thì khi nghiên cứu xong chưa chắc được đưa ra dân. Ở Trung Quốc, Thái Lan... nhà khoa học làm việc rất thoải mái. Phòng thí nghiệm sáng đèn đến khuya, còn ở VN chuyện này hiếm lắm. Tôi thấy tiếc khi chất xám của các nhà khoa học bị sử dụng lãng phí như vậy”.

NGỌC TÀI
Ngày trước em  là công nhân bên công ty giống cây trồng Thái Bình toàn phải tự trồng rau,đỗ  tương,lạc vvv lấy giống và làm rất cẩn thận. Cả mấy trại lúa giống cũng vậy mẹ em đi nghiệm thu thóc giống nhấm mòn cả răng cửa. Vậy mà mấy trại đó giờ bỏ hoang rồi tư nhân họ mua và trồng nấm.Còn công ty cổ phần hoá toàn sang Trung Quốc mua các loại giống về bán cho bà con mình
Trong một thoáng cổng thần tiên vừa khép
Phù thủy già trong dáng vóc Thiên Nga
Úmbala...bala
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [36] [37] [38] [39] [40] [41] [42] ... ›Trang sau »Trang cuối