Trang trong tổng số 9 trang (84 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tường Thụy


VIẾT CHƠI


Thời học phổ thông, tôi học văn cũng không đến nỗi tồi, cũng hay được điểm cao, cũng đã mấy lần vào đội tuyển và được giải. Nhưng tôi học toán có vẻ nhỉnh hơn mặc dù tôi không mê bằng học văn. Rồi thầy chủ nhiệm thường là dạy toán nên kéo tôi vào đội tuyển toán. Tôi xa dần văn từ đấy.
Tôi đi bộ đội, hòa bình thì đi học rồi lăn lộn với ngành xây dựng. Nhưng tôi không bỏ đọc. Dĩ nhiên là thích đọc truyện và thơ hơn. Tôi thấy người viết văn, làm thơ cao siêu lắm. Tự nhiên tôi thích viết. Viết để chơi thôi vì tôi biết với khả năng của tôi, ông giời không cho tôi thành cái gì cả.
Nhưng viết gì bây giờ? Viết văn thì phải có kiến thức rộng, có kinh nghiệm sống, có óc quan sát tinh tế, lại phải lúc nào cũng có bàn ghế đầy đủ, nhất là số chữ phài … nhiều hơn thơ. Thơ chỉ cần mẩu giấy thuốc lá với cái bút bi giắt túi, chợt nghĩ ra được câu nào thì ghi vào, bất kể lúc đi xe, khi tán dóc với bạn hay đang ngồi làm việc.
Ấy là nói ra vẻ vậy thôi chứ có khi cả năm tôi mới cho ra được một bài thơ con cóc. Chỉ hai năm trở lại đây tôi mới có điều kiện chuyên tâm vào viết. Viết cho mình, cho bạn bè xem và để được hưởng cảm giác vui vui mỗi khi làm được một bài thơ ưng ý. Thế thôi. Ngoài thơ, đôi khi tôi viết tiểu phẩm hài. Tôi nhìn cái gì cũng ra chuyện để cười, chợt nghĩ ra cái gì thì viết một mạch, chứ không có ý định đi sâu vào thể loại này.
Tôi là người rất kỵ chuyện “văn mình vợ người”. Lúc nào tôi cũng mặc cảm thơ mình chẳng ra gì.
Năm thì mười họa, có người vào đọc thơ tôi, chắc sợ tôi tủi nên mới hạ cố khen một câu. Tôi chỉ cho là các bạn động viên thôi.. Mà có khen thì bài thơ nó vẫn thế, không hay hơn được. Tôi tâm đắc nhất câu “Hữu xạ tự nhiên hương”, tuy vậy, vẫn thấy phấn khởi vì có những người đồng cảm chia sẻ với mình.
Tôi thích hơn các lời góp ý, chỉ ra chỗ dở, chỗ chưa được của bài thơ và luôn khuyến khích bạn bè góp ý thẳng thắn cho mình, nhưng những lời góp ý thật hiếm hoi vì ai cũng dè dặt.
Một lần, đưa đường link trang blog của mình cho cô bạn nhà thơ: "Em vào đọc hộ xem thơ anh viết có được không. Cứ nói thẳng nhận xét của em cho anh biết, đừng ngại".
Sau đó chat với nhau hàng ngày, không thấy cô bé đả động gì đến chuyện ấy. Rôi một hôm, cô ấy bảo: "Anh viết truyện được đấy, nên tiếp tục đi. Tiểu phẩm của anh hay lắm, anh đưa em mấy cái, em gửi Tuổi trẻ nó đăng cho. Mà anh viết tiểu phẩm được thì chắc sẽ viết được truyện ngắn”.
Chẳng thấy cô ấy nói gì về thơ mình.
Vậy là tôi trêu chọc thiên hạ còn gây được tiếng cười và biết cách gây. Chứ còn thơ? Hẳn là cô ấy sợ mình suy sụp tinh thần khi nghe lời nhận xét của cô ấy chăng? Mà nói dối, chắc là cô không muốn.
Mỗi khi chat, tôi hay đưa đường link lên dòng statut những bài thơ mới viết mà mình tâm đắc để chia sẻ cũng là để khoe với bè bạn, nhất là nhân vật chính của bài thơ đó. Có một lần, cô bé nhà thơ nhảy xổ ra khen: "Thơ lục bát hay lắm". Hôm ấy, tôi bêu lên statut đường link bài "Mảnh đời còn lại".
Tôi nói như dỗi: "Thì từ khi anh viết đến giờ, được mỗi bài ấy còn có thể gọi là thơ". Cô ấy động viên: "Đời làm thơ, có được một bài thành thơ là thành công rồi. Còn hơn khối người in ra bao nhiêu thơ mà không đọc được"
Tôi suýt ngất. Hóa ra, trong "sự nghiệp" thơ, mình toàn cho ra những sản phẩm hỏng, chỉ được mỗi một thành phẩm.
Trở lại cái việc cô ấy khen tôi viết văn được. Chẳng lẽ tôi lại có năng khiếu về việc này? Phàm làm cái gì cũng phải tập. Viết linh tình hàng ngày cũng là luyện tập chứ, để quen với cách diễn đạt cho đúng văn phạm đã. Mặt khác, nhiều khi thơ tắc tị, chẳng nghĩ ra được câu nào, chẳng lẽ không viết gì.
Vậy là tôi tập viết văn xuôi, nghĩ ra cái gì thì viết, chẳng biết nó là phiếm đàm, nhàn đàm, tiểu phẩm, ghi chép hay là cái gì nữa.

6/5/2010
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy


NGHỀ VÀ NGHIỆP


Đôi khi, thấy có người kê khai vào mục nghề nghiệp: Làm thơ.
Nếu là “làm thơ” thì tôi muốn bỏ chữ nghề đi, chỉ nên để chữ nghiệp thôi.
Từ điển thì định nghĩa: nghiệp là nghề làm ăn. Mặc dù có nhiều người hay dẫn từ điển để bảo vệ cho một ý kiến nào đó nhưng tôi không thích hiểu nghề nghiệp theo nghĩa từ điển nêu. Nghề nghiệp là một từ ghép nên hai chữ ấy hẳn phải mang ý nghĩa nào đó khác nhau.  Nhưng tôi không bàn về chữ nghĩa mà mục đích chỉ bàn về việc làm thơ.
Vì vậy, tôi lý giải theo kiểu riêng: nghề là một công việc của một người mà người đó phải am hiểu, thậm chí phải tinh thông. Nghề mang lại cho người ta nguồn thu nhập để đảm bảo sống và làm việc.
Còn  nghiệp ở khía cạnh nào đó chung nghĩa với nghề nhưng nó là cái gì đó đeo bám dai dẳng suốt đời. Nó làm cho người ta đam mê, giải tỏa những bức xúc về tinh thần. Lại cũng có khi nó hành hạ con người, làm cho con người khốn khổ nhưng người ta lại không bỏ nó. Vì vậy mới có chữ nghiệp chướng.
Một người làm nghề dạy học thì phải có lương. Nhưng khi ông về hưu thì lại không có điều kiện hoặc không muốn mở lớp thu học phí trong khi nhu cầu dạy học của ông vẫn có. Thế là ông dạy không công cho những học sinh có nhu cầu, thậm chí còn phải mời mọc. Vì ông nhớ nghề và ông muốn truyền bá sự hiểu biết của mình cho thế hệ sau. Lúc này, nghề của ông trở thành nghiệp.
Vậy nên, tôi không cho thơ là một nghề. Đành rằng có nhà thơ nằm trong biên chế nhà nước được trả lương nhưng Nhà nước trả lương cho anh ta không phải để anh ta làm thơ mà bắt anh ta làm một nghề nào đó như biên tập, dịch sách chẳng hạn.
Còn những nhà thơ không thuộc biên chế nhà nước thì phải sống bằng những nghề như kinh doanh, làm ruộng, chạy xe ôm … Nếu chỉ làm thơ thôi thì không thể có thu nhâp. Anh không thể bỏ vốn in thơ bán lấy lãi. Và cũng chẳng một nhà kinh doanh đơn thuần nào lại dại dột đầu tư vào anh ta, bỏ tiền ra in thơ cho anh ta hòng kiếm lợi nhuận.
Thế mà anh ta vẫn viết, vẫn đam mê, chịu mang tiếng là hâm, là lẩn thẩn, chưa kể bao rắc rối kèm theo. Với anh, nếu không làm thơ thì đời chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Người ta bảo, đó là cái nghiệp nó hành anh.

Từ suy nghĩ trên, tôi viết bài "Nghiệp thơ"

NGHIỆP THƠ

Thơ anh xếp ở bên đàng
Tặng người không đắt, dại quàng vào thân
Bán ra mấy cắc một vần
Mà mong đổi lấy bạc gần vàng xa.

Đành đem về cất góc nhà
Rồi quăng bút, sợ người ta chê cười
Sợ thêm tai họa vào người
Bấy nhiêu chưa khổ một đời hay sao.

Có cơn gió mới xôn xao
Mang theo em tự phương nào tới đây
Tìm thơ anh, đọc khen hay
Em yêu từng chữ em say từng lời.

Chắc là em động viên thôi
Mà sao lại thấy bồi hồi trong tim
Hình như mình cũng thích khen
Muốn đem thơ đổi từ em nụ cười.

Nghiệp gì đeo mãi không thôi
Anh ra nhặt bút lại ngồi làm thơ.

22/4/2010
NTT
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy


NHÀ, SĨ, GIẢ

(Chuyện dông dài)

Có lần tôi đùa một cô bạn nhà thơ: "Anh hãi nhất những ai mà danh hiệu có chữ nhà đằng trước, chữ sĩ hay chữ giả đằng sau. Vậy mà em đã có chữ sĩ, chữ giả, sắp tới thêm chữ nhà nữa, nghĩa là sẽ đủ ba thứ mà anh nể". Tôi nói thế là vì cô ấy là nhà thơ (thi sĩ), dịch giả nhưng lại đang thành công ở lĩnh vực truyện ngắn, trước sau gì cũng thành nhà văn thôi.
Cứ nôm na mà hiểu thì nhà là chỉ người làm chuyện một nghề gì đấy như nhà buôn, nhà văn, nhà nông …  Nhưng cũng có thể gọi là người buôn bán, người viết văn, người làm ruộng. Thi sĩ  còn gọi là người làm thơ, dịch giả cũng có thể gọi là người dịch sách. Người chuyên nghiên cứu, có tri thức khoa học sâu rộng thì gọi là học giả nhưng gọi là người làm công tác nghiên cứu cũng không chết ai.
Nhưng thực tế không hẳn như vậy. Chữ nhà , sĩ, giả vẫn có vẻ sang trọng hơn.
Theo quan niệm chung, không biết người làm thơ, người viết văn đến độ như thế nào thì gọi là nhà thơ, nhà văn  Hình như Hội nhà văn cũng không đưa ra tiêu chí nào. Vậy có lẽ người ta tự phong hoặc suy tôn lẫn nhau. Vì trên thực tế, có người gọi là nhà nọ nhà kia nhưng viết lại kém hơn cả những người viết bình thường. Tôi biết có nhà thơ in ra 13 tập hình như trong vòng có … hai năm nhưng tôi đọc không thể nào tìm ra được một câu gọi là thơ. Đêm qua, chat buôn chuyện với cô bạn nhà thơ nói trên, tôi gõ bất ưng cho cô ấy xem thơ của nhà thơ này, mới được 6 câu mà hai anh em đã cười lăn lóc. Cô thốt lên kinh ngạc: “Thế này mà gọi là thơ ư?".
Tôi cũng được biết các cơ quan báo chí, ai mới vào nghề thì chỉ coi là phóng viên hay người viết báo thôi. Khi đã hành nghề được dăm năm thì người ta mới cấp thẻ nhà báo, nhưng cũng không biết có được qui định bằng văn bản nào không.
Nhưng có thứ “sĩ” không cần suy tôn mà tự nhiên nó có. Chẳng hạn thanh niên khi gia nhập quân đội được gọi ngay là chiến sĩ. Người ta cũng không gọi là “nhà đánh nhau” hay “nhà bảo vệ Tổ quốc”, mặc dù có thể gọi nhà văn, văn sĩ, nhà thơ, thi sĩ ... Lại có những ông vô danh tiểu tốt nhưng chỉ cần lấy vợ vào là trở thành nhà ngay: đó là ... nhà em. :D
Một cuốn từ điển định nghĩa: “Nhà thơ là người chuyên sáng tạo văn có vần để biểu thị hoặc gợi mở tình cảm bằng âm thanh, nhịp điệu, hình tượng”. Như vậy tiêu chuẩn nhà thơ có vẻ không khó, thâm chí bây giờ những người làm thơ cách tân cũng chẳng cần để ý đến âm thanh, nhịp điệu nữa, ai làm thơ dùng vần biết đâu còn bị coi là không có trí tuệ chưa chừng.
Nhưng cũng cuốn từ điển ấy, định nghĩa nhà văn như sau: “Người làm công tác văn học và đã có tác phẩm”. Nhưng công tác là gì? Từ điển định nghĩa tiếp: “Công tác là công việc của nhà nước hoặc của đoàn thể”.
Điều đó có nghĩa là nhà văn trước hết phải làm việc cho nhà nước hay đoàn thể nào đó, lại phải là làm đúng nghề văn rồi mới nói đến chuyện có tác phẩm hay không, xem ra khó hơn nhà thơ rất nhiều. Nhưng thực tế có nhiều ông chẳng thuộc tổ chức nào vẫn viết nên những những tác phẩm để đời, người ta vẫn gọi là nhà văn.
Cho nên tôi cứ băn khoăn mãi: Thế nào thì gọi là nhà, sĩ, giả.

5/5/2010
NTT
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Chào anh Tường Thuỵ,em định nghĩa Nhà văn thế này được không :Là Bác sĩ
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Hìhì, đọc vui quá. Anh Thuỵ cứ ghi chép thế này sẽ thành "nhà" là cái chắc. Ít nhất là em thích cái nhà có chỗ ngồi nhìn ra thật xa. :D
Em cổ vũ anh Thuỵ nhé, làm bạn đọc đây ạ. Anh gửi tiểu phẩm lên đây chúng em đọc với. Còn thơ thì đúng là cái cô bạn kia ko biết đọc thơ nhỉ? Thơ lục bát của anh ngày càng điệu nghệ, lại được chị em từ Nam chí Bắc hâm mộ, mà cô ấy bảo có mỗi một bài, thì quả là vớ vẩn! :P
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Em nói thật đấy. Em thấy anh Thuỵ viết lục bát có hồn. Anh dự thi sáng tác lục bát của VNQĐ và tạp chí SH đi ạ. Bọn em sẽ cổ vũ nhiệt liệt.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Ơ... thế "cô bạn nhà thơ" không phải là bạn hiền à?
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Phượng Hoàng Lửa đã viết:
Chào anh Tường Thuỵ,em định nghĩa Nhà văn thế này được không :Là Bác sĩ
Mình biết có nhà văn là bác sĩ, có bác sĩ là nhà văn. Nhưng không biết nhà văn với bác sĩ có liên quan với nhau như thế nào :)
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Hìhì, đọc vui quá. Anh Thuỵ cứ ghi chép thế này sẽ thành "nhà" là cái chắc. Ít nhất là em thích cái nhà có chỗ ngồi nhìn ra thật xa. :D
Em cổ vũ anh Thuỵ nhé, làm bạn đọc đây ạ. Anh gửi tiểu phẩm lên đây chúng em đọc với. Còn thơ thì đúng là cái cô bạn kia ko biết đọc thơ nhỉ? Thơ lục bát của anh ngày càng điệu nghệ, lại được chị em từ Nam chí Bắc hâm mộ, mà cô ấy bảo có mỗi một bài, thì quả là vớ vẩn! :P
Mấy cái tiểu phẩm, trước đây không biết đặt nó ở đâu nên đành cho trú tạm vào "Thơ trào phúng". Nay có trang riêng rồi, anh định gom dần nó về, mong Ban QT không cho là cố tình spam. :)
Thực ra anh cũng không thích ai một bài mà post lại nhiều lần.
Còn cô bé nhà thơ kia không vớ vẩn chút nào đâu. Đọc những dòng viết về cô ấy thì em biết anh rất quý trọng cô ấy đấy chứ.:)
Theo dõi bài viết của em, hình như em không để ý tới chuyện hiện biểu tượng tình cảm. Em cho vào dấu móc thì nó hiện ngay thôi mà.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Hoa Phong Lan đã viết:
Ơ... thế "cô bạn nhà thơ" không phải là bạn hiền à?
Độ này Hoa Phong Lan mai danh ẩn tích, lâu lâu mới thò cổ ra một tí. Topic "Học yêu" cũng bỏ trễ làm học viên yêu đâu hỏng đấy. :D
Còn cô bạn thơ có HPL là bạn hiền rồi. TT thì chỉ là fan hâm mộ thôi.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 9 trang (84 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối