Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [39] [40] [41] [42] [43] [44] [45] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cần một COC cho sông Mekong



SGTT.VN - Theo nhận định của chuyên gia Đông Nam Á tại học viện Lowy (Úc) Milton Osborne, việc Trung Quốc đi vào hoạt động đập Noạ Trác Độ (Nuozhadu) hồi đầu tháng 9.2012 ở Vân Nam – khu thượng nguồn sông Mekong – sẽ gây tác động một cách gián tiếp đến việc nuôi sống 60 triệu người dân vùng hạ nguồn. Nhưng câu chuyện sẽ còn “xa hơn” khi xét ở góc độ lợi ích, ngay cả các quốc gia không sở hữu dòng sông Mekong cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Việc thuỷ điện hoá sông Mekong đã và đang là “câu hỏi khó” trong quan hệ giữa các nước nằm trong lưu vực sông. Nguyên nhân chính xuất phát từ những khác biệt về lợi ích mà dòng sông này mang lại cho các nước thượng nguồn và hạ nguồn. Đã có sáng kiến về vai trò của một “trọng tài”, mà tiêu biểu là Nhật Bản trong việc điều phối, duy trì ổn định cho “mạch máu chung” của sáu quốc gia: Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh Trung – Nhật căng thẳng về vấn đề tranh chấp biển đảo và Trung Quốc ngày càng trở nên tham vọng cao về vấn đề năng lượng, thì việc tìm một “trọng tài” đủ uy tín và sức mạnh nhằm điều hoà, chia sẻ lợi ích cho sáu quốc gia dường như còn quá khó. Sự kiện Trung Quốc “âm thầm” kích hoạt việc xây dựng đập Noạ Trác Độ vừa qua đã “đánh động” vào “lợi ích chung”, khiến vấn đề giải quyết Mekong càng trở nên cấp thiết.

Hàng trăm ngàn hecta đất nhiễm mặn
Hầu như chưa có những đánh giá định lượng chính xác nào về thiệt hại kinh tế của vùng và của cả Việt Nam, nếu các con đập Trung Quốc “nối đuôi” nhau đi vào hoạt động. Tuy nhiên, ông Marc Goichot, cố vấn cao cấp về phát triển hạ tầng bền vững của quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), cho biết việc xây dựng các đập thuỷ điện tại thượng nguồn của Trung Quốc đã góp phần làm tình trạng nhiễm mặn ở lưu vực hạ nguồn càng trầm trọng. Là người kêu gọi tạm ngưng các dự án xây dựng đập thuỷ điện, ông Marc Goichot giải thích rằng các con đập sẽ giữ lại các chất trầm tích, làm giảm lượng trầm tích ở những nơi thuộc khu vực hạ lưu có dòng chảy gần bờ và sóng mạnh nhất, điều đó có nghĩa là nước mặn dễ dàng xâm lấn hơn. Và theo báo cáo của viện Quy hoạch đô thị và nông thôn miền Nam, cứ 1m nước biển dâng cao sẽ làm tăng thêm 334.000ha đất bị nhiễm mặn.

Tình trạng này nếu xảy ra vào giai đoạn mùa khô sẽ gây ra thiệt hại lớn đến các vụ mùa, từ đó ảnh hưởng đến kinh tế của cả vùng. Trong khi đó chính quyền Bắc Kinh, trước phản ứng của dư luận, khẳng định rằng các đập thuỷ điện Trung Quốc cho xây không ảnh hưởng đến sông Mekong do lưu lượng nước chảy qua Trung Quốc chỉ chiếm 13,5%!? Tuy nhiên, chuyên gia khảo sát về chính sách quốc tế Osborne bày tỏ nghi ngờ và cho rằng vào mùa khô lượng nước các thuỷ điện Trung Quốc có thể chiếm tới 40% lưu lượng toàn bộ sông Mekong. Tuy nhiên, phần lớn các ý kiến cho rằng chỉ các quốc gia khu vực hạ lưu Mekong (trong đó có Việt Nam) mới chịu ảnh hưởng trước vấn đề “an ninh nguồn nước”. Nhưng nếu nhìn xa hơn, trong bối cảnh ASEAN đang cố gắng xây dựng “cộng đồng chung” thì lợi ích của các nước hạ nguồn có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các nước khác.

Đơn cử là vấn đề “an ninh lương thực”. Sông Mekong là “nguồn sống” của phần lớn lương thực tại các nước hạ nguồn, đặc biệt là Việt Nam. Nằm ở hạ lưu sông Mekong, Việt Nam là quốc gia được các chuyên gia dự báo là sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì các con đập của Trung Quốc trên thượng nguồn. Nghiên cứu của trung tâm Stimson đã cho thấy, hoạt động của các đập thuỷ điện do Trung Quốc xây dựng đã làm thay đổi thuỷ lưu của dòng sông và cản trở sự lưu thông của phù sa màu mỡ – yếu tố rất cần thiết cho việc duy trì năng suất đất, nuôi dưỡng thuỷ sản và ngăn biển xâm lấn tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ước tính nếu nước biển dâng lên 1m, hai vựa lúa lớn nhất nước là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập lần lượt là 5.000km2 và 20.000km2. Điều đó có nghĩa cả nước phải đối mặt với nguy cơ mất trắng 5 triệu tấn lúa và không còn đủ sản lượng gạo để xuất khẩu.

An ninh lương thực cho cộng đồng ASEAN
Được xem là “vựa lúa gạo” của Việt Nam, trong tám tháng đầu năm 2012, khu vực này đã xuất khẩu được 5,101 triệu tấn gạo, chiếm trên 90% cả nước. Theo dự báo của bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), với sản lượng xuất khẩu gạo đạt 7 triệu tấn trong năm 2012, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí “cường quốc gạo” số hai thế giới sau Ấn Độ. Mới đây, tổng cục Thống kê cho biết xuất khẩu gạo của Việt Nam trong chín tháng năm 2012 đạt xấp xỉ 6,4 triệu tấn. Riêng khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nguồn cung gạo rất lớn hàng năm, đặc biệt là các thị trường Philippines, Malaysia, Singapore, Đông Timor, Brunei với sản lượng 1,93 triệu tấn chỉ trong tám tháng đầu năm. Đó là chưa tính đến các đối tác tiềm năng ở châu Phi. Chỉ tính riêng sáu nước: Bờ Biển Ngà, Senegal, Ghana, Angola, Algeria, Nam Phi thì Việt Nam đã xuất khẩu trên 940.000 tấn, chiếm gần 17% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

Thế nên, hãy tưởng tượng giả thuyết gạo Việt Nam “lâm nguy” dưới “sức đè tổng hợp” của những con đập thuỷ điện Trung Quốc lẫn ảnh hưởng biến đổi khí hậu, an ninh lương thực trong nước sẽ còn thiếu đảm bảo khi dân số Việt Nam sẽ đạt mức 102,7 triệu người vào năm 2029 (dự báo của tổng cục Thống kê), chứ chưa cần bàn đến việc xuất khẩu. Chưa dừng ở đó, tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), quỹ Phát triển nông thôn quốc tế (IFAD) và chương trình Lương thực thế giới (WFP), ngày 4.9 vừa qua cũng cảnh báo khả năng tái diễn một cuộc khủng hoảng lương thực như hồi 2007 – 2008. Thế nên nếu tạm gác lại chuyện khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt thì rõ ràng, “an ninh lương thực” sẽ còn là “bài toán chung” cho các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Philippines…

Đứng trước nguy cơ “mất an ninh” nguồn nước cùng những tiêu cực phát sinh từ những con đập đầu nguồn của Trung Quốc, không chỉ năm quốc gia ASEAN – những quốc gia trực tiếp bị ảnh hưởng từ sông Mekong, mà điều quan trọng là các nước còn lại trong khối ASEAN cần ý thức được “lợi ích” của mình thông qua dòng sông này. Từ đó có hướng tiếp cận, hợp tác và bảo vệ lợi ích chung thông qua cơ chế ASEAN. Quy định Helsinki năm 1967 về việc sử dụng nước trên các dòng sông quốc tế được sử dụng trong bản tuyên bố năm 1975 của uỷ ban Sông Mekong. Tuy nhiên, nếu Việt Nam cũng như các nước ASEAN “lơ là” trong việc quản lý và khai thác sông Mekong, hoặc giả chỉ dừng lại ở mức khuyến cáo mà chưa có tính pháp lý tương lai của các nước đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc xây dựng và thực thi quyết liệt một “COC Mekong” hiện nay không chỉ “cần” mà là “cấp bách”.

Đại Thắng – Thế Quang
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Biến rơm, rạ... thành nhiên liệu



TTCT - Theo các chuyên gia, mỗi năm Việt Nam sản xuất trên 40 triệu tấn lúa, cùng với đó là khoảng 60 triệu tấn rơm, rạ, vỏ trấu. Đây là một tài nguyên rất lớn mà Việt Nam chưa tận dụng hết. Hiện nay các nhà khoa học trong nước đang nghiên cứu quy trình biến rơm rạ thành cồn sinh học (ethanol) dùng trong động cơ xe cộ, máy móc...

Tại Trường đại học Bách khoa (ĐHBK) TP.HCM có một phân xưởng được đầu tư trong khuôn khổ dự án “Kết hợp bền vững nền nông nghiệp địa phương với công nghiệp chế biến biomass (sinh khối)” hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản. Phân xưởng này có nhiệm vụ ứng dụng các nghiên cứu của dự án nhằm biến rơm rạ thành đường, sau đó lên men thành cồn sinh học để có thể dùng làm nhiên liệu.

PGS.TS Phan Đình Tuấn - phó hiệu trưởng ĐHBK TP.HCM kiêm trưởng ban quản lý dự án JICA-JST về biomass - cho biết: “Mấu chốt của công nghệ chính là tìm được cách phá vỡ cấu trúc của cellulose thành các phân tử hữu cơ cơ bản, còn quy trình sau đó thì đơn giản giống như dầu mỏ rồi”. Tuy nhiên, rơm rạ, lõi ngô, gỗ... có cấu trúc phân tử cellulose rất chặt chẽ, trước khi được chuyển hóa thành các hợp chất tương tự như dầu mỏ thì phải phá vỡ được các phân tử cellulose này và đây vẫn còn là thách thức cho các nhà khoa học để hình thành một công nghệ hiệu quả.

Dự án JICA-JST ở Trường ĐHBK TP.HCM đang cố gắng tìm một cách để phân hủy cấu trúc cellulose trong rơm rạ thành cồn nhưng không tạo ra chất thải tác động tiêu cực đến môi trường. “Con đường mà chúng tôi đang đi là con đường sinh học, sử dụng các loại enzyme - xúc tác men để phá hủy cấu trúc cellulose thay vì dùng hóa chất” - TS Tuấn cho biết.

TS Nguyễn Đình Quân, quản lý Pilot của dự án, cho biết rơm rạ sử dụng tại đây được lấy từ xã Thái Mỹ (huyện Củ Chi), nơi sẽ được triển khai quy mô thực tế của dự án trong thời gian tới. Rơm rạ về phân xưởng được loại bỏ tạp chất và cắt thành những khúc nhỏ dài khoảng 2cm, sau đó cho vào máy ép hơi nước. Dưới áp lực hơi nước, những mẩu rơm bị nổ tung như người ta nổ bỏng ngô tạo thành những sợi tơi xốp. Những sợi rơm này được xử lý bằng enzyme để chuyển hóa các phân tử cellulose thành các phân tử đường và cuối cùng, đến lượt đường được lên men để chuyển thành cồn.

Theo TS Quân, mỗi lần chạy thử nghiệm, dây chuyền sử dụng 300kg rơm rạ (một mẻ) và thời gian chuyển thành cồn mất năm ngày. 100kg rơm khô sẽ cho ra 15-20kg cồn 95 độ. Tuy nhiên, giá thành cồn sản xuất ở đây còn đắt hơn 2 lần giá cồn thông thường vì phải mua enzyme công nghiệp giá cao.

TRẦN MẠNH
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vodanhthi đã viết:

Những con ong tự đập vỡ tổ

Vodanhthi đã viết:

Obama chặn dự án điện gió Trung quốc

KHÔN SỐNG, MỐNG CHẾT

Làm tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại
Làm thầy thằng dại chẳng ngại bằng làm dân thằng ngu.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bị dân phản đối, Brazil dừng công trình thủy điện



TTO - Hôm 12-11, nhà chức trách Brazil đã phải cho dừng dự án đập thủy điện Belo Monte trị giá 13 tỉ USD, sau khi những người biểu tình phóng hỏa vào các công trình xây dựng thủy điện vì lo ngại tàn phá hệ sinh thái nơi họ sinh sống.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/392/599392.jpg
Người dân phản đối đập thủy điện Belo Monte ngay trước nơi tổ chức cuộc họp Quốc hội Brazil ở thủ đô Brasilia hồi tháng 2-2012 - Ảnh: Getty Images.



Người phát ngôn Công ty Consorcio, công ty xây dựng đập thủy điện Belo Monte, cho biết hôm 10-11, một nhóm gồm 30 người biểu tình đã phóng hỏa vào các nhà tiền chế tại công trình Pimental của đập Belo Monte. Sau đó một ngày, một nhóm khác lại phóng hỏa vào hai công trình xây dựng khác là Canais và Diques.

Trước đó, nhiều người dân đã kịch liệt phản đối kế hoạch xây dựng đập Belo Monte. Họ cho rằng việc xây dựng đập thủy điện bắc qua sông Xingu, một nhánh của sông Amazone, sẽ đe dọa cuộc sống của họ. Theo các nhà bảo vệ môi trường, việc xây dựng đập sẽ dẫn đến nạn phá rừng, hiệu ứng nhà kính và gây mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng.

Ngoài những lo ngại về môi trường, việc lương bổng của các công nhân cũng khiến công trình xây dựng này bị phản đối kịch liệt. “Công ty Consorcio chỉ đồng ý tăng 7% lương cho công nhân trong khi tỉ lệ lạm phát lại lên tới 30%” - Xingu Vivo, một thành viên thuộc nhóm biểu tình phi chính phủ, cho biết.

Theo Chính phủ Brazil, đập thủy điện Belo Monte sau khi hoàn thành sẽ gây ngập lụt cho một khu vực rộng hơn 500km2 quanh sông Xingu và khiến 16.000 người mất nhà cửa. Tuy nhiên, các tổ chức phi chính phủ cho biết số lượng người dân bị mất nhà cửa lên đến 40.000 người.

Chính phủ Brazil kỳ vọng đập thủy điện Belo Monte với công suất 11.000 megawatt sẽ trở thành đập thủy điện lớn thứ ba thế giới chỉ xếp sau đập Tam Hiệp của Trung Quốc và đập Itaipu ở miền nam Brazil.

ĐÔNG PHƯƠNG (Theo AFP)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

VN vay 300 triệu đôla cho dự án bauxite



BBC - Việt Nam vừa ký thỏa thuận vốn vay cho dự án khai thác bauxite và sản xuất alumin ở Lâm Đồng.

Khoản tín dụng tổng cộng 300 triệu đôla vay từ các ngân hàng nước ngoài bởi Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam Vinacomin được bảo lãnh bởi Bộ tài chính Việt Nam và Cơ quan bảo hiểm xuất khẩu và đầu tư Nhật Bản.

Citi Vietnam giữ vai trò là ngân hàng điều phối toàn bộ và là nhà thu xếp chính, với các ngân hàng khác như Mizuho Corporate Bank, Sumitomo Mitsui Trust Bank và Tokyo-Mitshubishi UFJ Bank.

Dự án Tân Rai, nằm ở tỉnh Lâm Đồng và là nhà máy chế biến bauxite nhôm đầu tiên ở Việt Nam đã gặp phải nhiều đình trệ.

Việc sản xuất lẽ ra đã phải bắt đầu tư quý cuối năm 2011, tuy nhiên việc xây dựng chậm tiến độ và các thủ tục hành chính chưa hoàn tất đã làm chậm quá trình đầu tư vốn.

Nhà máy bauxite với vốn đầu tư 460 triệu đôla có công suất sản xuất 630 nghìn tấn một năm, Vinacomin cho biết.

Đây cũng là khoản nợ lớn nhất của Vinacomin từ trước đến giờ.

Tập đoàn Vinacomin và Tập đoàn Yunnan Metallurgical của Trung Quốc đã có hợp đồng thỏa thuận việc tập đoàn của Việt Nam phải cung cấp 600 nghìn đến 900 nghìn tấn bauxite một năm cho Yunnan Metallurgical.

Truyền thông trong nước cũng cho biết Vinacomin cũng đã đối thoại với Tập đoàn Marubeni, một trong những tập đoàn thương mại lớn nhất Nhật Bản về việc bán bauxite.

Vinacomin, nhà sản xuất than hàng đầu Việt Nam, cũng đang phát triển dự án bauxite ở Nhân Cơ tại khu vực lân cận tỉnh Dak Nong, với sản lượng ban đầu là 300 nghìn tấn trong năm 2014. Tập đoàn này cũng đang có kế hoạch tăng công suất lên 650 nghìn tấn trong năm 2016.

Nhà máy Tân Rai được xây bởi Tập đoàn Công nghệ nhôm Quốc tế Trung Quốc (Chalieco), một công ty con của Tập đoàn nhôm quốc gia Trung Quốc (Chinalco), nhà sản xuất nhôm hàng đầu của nước này.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bắt được cá lóc nặng 6kg



TT - Mấy ngày qua người dân đổ về nhà anh Phạm Ngọc Tuấn (xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) xem con cá lóc khổng lồ nặng tới 6kg. Các bậc cao niên ở đây cho biết đây là lần đầu tiên họ nhìn thấy con cá lóc “khủng” như vậy.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/971/600971.jpg



Anh Tuấn và anh Trần Văn Hiền bắt được cá này ở con kênh trước nhà. Hay tin, nhiều người đến hỏi mua con cá với giá 3,5 triệu đồng nhưng hai anh cho biết “bao nhiêu cũng không bán”. “Bán rồi tiền cũng xài hết mà nguồn lợi tự nhiên thì ngày càng ít đi. Nếu bên trại cá giống có nhu cầu bắt cá về gây nuôi thì tui sẵn sàng cho” - anh Hiền nói.

Hiện cá có dấu hiệu mất sức vì điều kiện nuôi không đảm bảo.

NGỌC TÀI
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chống “bắt nạt” nông dân



TT - “Bắt hết!” - đó là câu trả lời của tiến sĩ Aryuwath Pratumsa, giám đốc dự án đào tạo nông nghiệp xuyên quốc gia của Học viện Mekong MI (Thái Lan), khi trả lời câu hỏi của doanh nghiệp VN trong đợt trao đổi kinh nghiệm tại Thái: “Làm thế nào để đối phó với các thương lái vãng lai, đặc biệt là thương lái Trung Quốc, thu mua nông sản theo kiểu bắt nạt người nông dân?”

Thoạt nghe thì thấy kỳ lạ, nhưng thực tế nền nông nghiệp của Thái Lan chứng minh họ đã làm đúng, làm hiệu quả và làm một cách đơn giản vô cùng tận trong việc bảo vệ nông dân và nền nông nghiệp của mình.

Chuyện thương lái Trung Quốc đổ sang thu mua nông sản giá cao làm các doanh nghiệp trong nước bị thiếu hụt nguồn hàng để sản xuất, khiến nông dân ồ ạt tranh bán, tranh nhau trồng các loại nông sản theo yêu cầu của thương lái xứ người rồi sau đó lâm vào cảnh người mua chẳng thấy đâu, còn hàng hóa chất đống, giá cả rớt thê thảm... Vậy mà cứ vài ngày lại có tin thương lái Trung Quốc tranh mua món này, món kia, neo đậu ghe tàu chật cả các nhánh sông. Lâu lâu báo chí lại đăng cảnh nông dân khổ sở vì dừa không ai mua, khoai không ai thèm ngó. Những lời hứa ngọt ngào của thương lái Trung Quốc cũng biến mất theo hành tung bí ẩn của họ...

Chúng tôi mang theo nỗi trăn trở của rất nhiều người dân, nhiều cơ quan quản lý nhà nước vốn vẫn lúng túng khi cho rằng: “Thị trường tự do, lại nằm trong khuôn khổ WTO nên mình không thể cấm đoán việc buôn bán được”. Nhưng với lý luận của người Thái thì đơn giản lắm: ai làm ăn phải đăng ký kinh doanh và phải đóng thuế đàng hoàng. Vì vậy cứ hễ có thương lái nhập cảnh bằng đường du lịch mà đi mua nông sản không có giấy phép đăng ký thì là phạm luật và sẽ bị “mời lên trụ sở dùng trà” và bị trục xuất ngay khỏi quốc gia này.

Còn nếu họ muốn lách luật bằng cách nhờ người địa phương đứng tên làm bình phong thì cơ quan quản lý địa phương sẽ đi tiếp nước cờ thứ hai: kiểm soát thuế. Thuế kinh doanh, thuế thu nhập cá nhân, và một đống hồ sơ giấy tờ về nguồn gốc xuất xứ, kiểm định chất lượng... cần có nếu muốn xuất ra nước ngoài. “Đâu có vấn đề gì với WTO hay tự do thương mại, đây là những yếu tố pháp luật cơ bản nhất thôi mà, quan trọng là mình có quản lý nghiêm hay không” - ông Aryuwath Pratumsa vừa giải thích vừa kéo một anh nông dân có trang trại trồng chuối đến làm minh chứng.

Anh Arkhom Kongkarean, chuyên trồng chuối xuất đi Nhật Bản ở vùng Thayang, cho biết: “Cũng có thương lái tới mua nhưng chúng tôi không bán dù giá cao vì đã có hợp đồng bao tiêu ổn định. Chúng tôi còn báo cáo lên hợp tác xã để phối hợp với chính quyền địa phương xử lý mấy người này, không cho họ phá hoại nền nông nghiệp của chúng tôi”.

Hóa ra lời giải của bài toán này thật đơn giản, và người Thái nhìn nó cũng giản đơn không kém. Ở xứ mình đâu phải không có hành lang pháp lý này, đâu phải thiếu sự kiểm soát của cơ quan chức năng, từ chính quyền xã đến công an huyện, đến quản lý thị trường tỉnh, đâu đâu cũng có người của bộ máy công quyền, chỉ là mọi người bị lúng túng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Nói vậy, tự dưng dấy lên một âu lo là cứ có vấn đề gì liên quan đến thương lái nước ngoài là chúng ta rơi vào một sự lúng túng, hay một nỗi sợ hãi mơ hồ: liệu có vi phạm gì đó WTO hay không? Và những người gánh chịu hậu quả của sự lúng túng do chưa được trang bị đầy đủ kiến thức này chính là nông dân. Nó còn làm giật mình hơn khi nghĩ đến việc thị trường chung Đông Nam Á - Trung Quốc theo hiệp định ACFTA đang dần cán mốc thực thi, tức là cái ngày mà cánh cửa buôn bán lại càng rộng mở hơn giữa những quốc gia trong vùng.

TRẦN NGUYÊN (Hội Doanh nghiệp hàng VN chất lượng cao)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

WB tài trợ không hoàn lại 9,76 triệu USD cho Việt Nam



SGTT.VN - Theo ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, WB đã phê duyệt khoản tài trợ không hoàn lại 9,76 triệu USD cho Việt Nam từ quỹ đa phương để thực thi nghị định thư Montreal nhằm hỗ trợ Việt Nam giảm chất HydroChloroFluoroCarbons (HCFCs) – chất làm suy giảm tầng ozone (ODS) tạo ra nguy cơ trái đất nóng lên – cho giai đoạn từ ngày 1.1.2013 đến 1.1.2015.

Dự án loại bỏ HCFCs giai đoạn 1 của Việt Nam sẽ áp dụng các công nghệ mới nhất để loại bỏ khoảng 1.275 tấn HCFC-141B tại 12 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất xốp, hỗ trợ các chính sách, quy định và các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật để hạn chế tiêu thụ HCFCs. Nghị định thư Montreal yêu cầu các nước đang phát triển phải giảm dần từ năm 2013, và chấm dứt hoàn toàn việc tiêu thụ và sản xuất HCFCs vào năm 2030.

Hà Nguyễn
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đổ xô gom lá điều khô bán cho thương lái



TT - Ông Phạm Minh Đạo, giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, cho biết vừa yêu cầu các cơ quan chuyên môn phối hợp với chính quyền huyện Định Quán và cơ quan công an làm rõ tình trạng thương lái “đặt hàng” cho người dân đi gom lá điều khô.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/785/601785.jpg
Điểm mua lá điều khô của bà Ngô Thị Hiếu ở xã Gia Canh, huyện Định Quán, Đồng Nai - Ảnh: Ngô Thiên Phúc



Em Nguyễn Tấn Bình, lớp 9/1 Trường tiểu học Trần Quốc Tuấn, cho biết những ngày thứ bảy và chủ nhật ra rẫy nhặt lá điều khô bán. Mỗi ngày bán được 10.000-20.000 đồng để bỏ heo đất. Gần một tháng qua ở xã Gia Canh rộ lên chuyện mua lá điều khô nên nhiều người dùng xe công nông đổ xô đi gom lá bán cho nhiều điểm mua với giá 1.000 đồng/kg.

Theo ghi nhận của chúng tôi, trước hiện trạng lá điều khô hút hàng, học sinh và nhiều người lớn tuổi ở xã Gia Canh, huyện Định Quán vẫn tấp nập đi gom lá điều bán kiếm thêm thu nhập.

Bà Ngô Thị Hiếu, chủ một điểm mua lá điều khô, cho biết: “Hiện mỗi ngày cơ sở mua 4-5 tấn lá điều khô. Sau khi mua, chúng tôi ủ thành phân và bán lại cho một bà chị đặt hàng”. Khi chúng tôi hỏi bà chị “đặt hàng” ấy gom lá điều đi đâu thì bà Hiếu nói: “Tại lá chưa ủ xong nên người ta chưa lấy”.

Ông Đào Ngọc Ánh - phó chủ tịch UBND xã Gia Canh - xác nhận chuyện mua lá điều khô. UBND xã đã vận động đến từng hộ dân về việc không nên bán lá điều khô nhằm tránh tình trạng mất dinh dưỡng, độ ẩm cho đất, gây sinh trưởng kém cho cây trồng. Tuy nhiên, việc mua bán này là hoạt động bình thường, pháp luật không cấm nên UBND xã chỉ biết vận động người dân không bán.

Ông Phạm Minh Đạo đánh giá: “Ở ta đã có tình trạng người ta không mua cả con trâu, con bò mà chỉ mua móng nên dân tìm móng trâu, móng bò để bán. Bây giờ thương lái đặt ra chuyện mua lá điều khô làm phân, người dân cần tiền đi hái lá tươi phơi khô bán thì không khéo lại phá hoại sản xuất nên cần phải cảnh giác”.

H.MI - NGÔ THIÊN PHÚC
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Khoáng sản “đội nón” sang Trung Quốc



SGTT.VN - Doanh nghiệp Trung Quốc trực tiếp vào nội địa Việt Nam để khảo sát mỏ. Thậm chí họ đầu tư vốn, máy móc và công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam khai thác khoáng sản rồi thu mua với giá cao hơn thị trường nội địa.

Đó là thông tin đáng chú ý tại hội thảo “Tổ chức kiểm toán đối với hoạt động quản lý, khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản” do Kiểm toán Nhà nước và hội Kế toán công chứng Australia tổ chức tại Hà Nội.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=186598
Khai thác than ở Cẩm Phả. Ảnh: CTV



Ồ ạt xuất lậu qua Trung Quốc
Đại tá Hoàng Văn Trực, phó cục trưởng cục Cảnh sát kinh tế cảnh báo, có quá nhiều kẽ hở cho buôn lậu, gian lận khoáng sản. Chính vì vậy, các chủ mỏ đã lợi dụng khai thác vượt công suất được cấp phép, để ngoài sổ sách sản phẩm thu được sau đó tìm cách tuồn ra ngoài cho các đầu nậu xuất lậu sang Trung Quốc. Đó là chưa kể dân địa phương tổ chức trộm cướp khoáng sản của chủ mỏ để bán cho các chủ đầu nậu diễn ra công khai tại Đông Triều, Quảng Ninh, Phù Cát, Bình Định. Các địa phương không kiểm soát được khiến tài nguyên thất thoát, ô nhiễm nặng nề.

Vẫn theo đại tá Trực, tình trạng buôn lậu than rất phức tạp trên tuyến đường thuỷ nội địa các tỉnh phía Bắc và khu vực biển Đông Bắc sang Trung Quốc. Nguồn than lậu chủ yếu là than khai thác thổ phỉ do dân khai thác trái phép sau đó vận chuyển nhỏ lẻ xuống các cảng của doanh nghiệp tư nhân; than do các đơn vị khai thác hợp pháp nhưng được các đối tượng ngoài xã hội thông đồng tuồn ra ngoài. Thậm chí, than tiêu thụ nội địa phục vụ các nhà máy ximăng, điện, đạm trong nước cũng bị rút sản lượng sau đó tập kết lại xuất lậu sang Trung Quốc.

“Các khoáng sản khác như sắt, mangan, chì, thiếc, kẽm, quặng... cũng được chủ đầu nậu dùng hồ sơ vận chuyển, mua bán nội địa để chuyển bằng ôtô và tàu hoả tập kết tại các đường mòn, khu vực biên giới sau đó tìm cách thẩm lậu sang Trung Quốc”, ông Trực cho biết.

“Vạch mặt” ba dạng doanh nghiệp liên quan đến những vi phạm này, đó là những doanh nghiệp được bộ Tài nguyên và môi trường và tỉnh cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng không đầu tư nhà máy chế biến mà tìm cách bán quặng thô để thu lợi. Hai là doanh nghiệp mua khoáng sản từ các doanh nghiệp được cấp giấy phép để xuất lậu sang Trung Quốc, họ có quan hệ trực tiếp với các “ông chủ” người Trung Quốc. Ba là doanh nghiệp vận tải, trực tiếp thực hiện hành vi xuất lậu.

Chồng chất vi phạm
Thạc sĩ Lê Thế Chiến, phó vụ trưởng vụ Thanh tra khối kinh tế ngành thuộc Thanh tra Chính phủ nêu thực trạng hoạt động cấp phép khai thác khoáng sản sai quy hoạch, không đúng với vị trí được giao, không có sự thẩm định thiết kế cơ sở. Nhiều địa phương có tới 1/2 số lượng giấy phép chưa được chấp nhận của Thủ tướng. Cho phép đầu tư nhiều dự án chế biến nhưng chưa có trong quy hoạch. Cấp phép vượt quá diện tích được cấp theo thẩm quyền phê duyệt.

Về vi phạm về quản lý và sử dụng đất, biên giới mỏ, ông Chiến cho biết có địa phương trên 60% số mỏ được cấp phép chưa hoàn thành thủ tục thuê đất, nhưng vẫn khai thác như Nghệ An có 127/205 điểm mỏ chưa làm thủ tục thuê đất. Mỏ than Đồng Rì chiếm dụng 1.343ha; mỏ vàng Bồng Miêu, Phước Sơn chiếm 302ha; các mỏ khai thác cát, đá chiếm dụng 184ha; các mỏ than, vàng do tỉnh cấp phép chiếm dụng 485ha…

Theo các chuyên gia địa chất, với tốc độ gia tăng mức khai thác được phép và trái phép như hiện nay thì khoáng sản Việt Nam sẽ khan hiếm, cạn kiệt trong vòng 40 – 60 năm nữa. Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc liên tục phát triển với tốc độ cao nên nhu cầu tiêu thụ khoáng sản tăng đột biến. Doanh nghiệp Trung Quốc đã trực tiếp vào nội địa Việt Nam để khảo sát mỏ, điểm mỏ, thậm chí đầu tư vốn máy móc và công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam khai thác rồi thu mua với giá cao hơn thị trường nội địa.

“Đã đến lúc chấn chỉnh ngay hoạt động khai thác khoáng sản. Kiên quyết không để doanh nghiệp khai thác vượt công suất và bán cho tư thương xuất lậu. Về lâu dài phải kiểm soát, rà soát lại các giấy phép đã cấp và đẩy nhanh quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến khoáng sản”, đại tá Trực nhấn mạnh.

Thanh Tuyền


“Kiểm toán đối với quản lý tài nguyên thiên nhiên không đơn thuần là công việc đánh giá cái được, chưa được của quá trình mà là cần đặt vào trọng tâm công cuộc phòng chống tham nhũng trong khai thác khoáng sản và quản lý đất đai”.

GS.TSKH Đặng Hùng Võ
(nguyên thứ trưởng bộ Tài nguyên và môi trường)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [39] [40] [41] [42] [43] [44] [45] ... ›Trang sau »Trang cuối