Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [28] [29] [30] [31] [32] [33] [34] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Hoá chất tràn ra môi trường tại công trình bôxít Tân Rai: Thiệt hại lớn!



Sự cố hoá chất tràn ra môi trường bên ngoài tại công trình bôxít Tân Rai được xác định là do nơi để các bao chứa hoá chất không được che chắn kỹ, nên nước mưa tạt vào làm hoá chất tan chảy và trôi theo dòng nước qua cống ngầm, thoát ra ngoài khu dân cư.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=155233
Bể pha trộn xút của công trình bôxít Tân Rai có nhiều vị trí bị hư hỏng nặng.



Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Mặc dù đây được xem là sự cố nhỏ và đang được ngành chức năng tích cực xử lý, khắc phục nhưng thực chất đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân trong vùng dự án. Theo báo cáo kết luận số 7, ngày 8.9.2011 của sở Tài nguyên và môi trường Lâm Đồng, sau khi nhận được thông tin về sự cố môi trường xung quanh nhà máy alumin, sở này đã khẩn trương thành lập đoàn thanh tra. Kết quả cho thấy, mẫu nước thử nghiệm tại cống nước thải của nhà máy tổ hợp bôxít nhôm Tân Rai có độ pH bằng 10,53, vượt quá quy định cho phép; nhiệt độ trong nước tại cống thải của công trường bôxít Tân Rai lên đến 31,20C.

Nguyên nhân được xác định do nơi để các bao chứa xút (lỏng và rắn) tại khu vực tập kết nguyên liệu đã không được che chắn kỹ, các bao bì chứa xút, sau khi pha trộn không được thu gom, xử lý, vứt bừa ra môi trường bên ngoài. Lượng xút còn dính trong bao theo nước mưa thẩm thấu vào đất và một phần trôi theo dòng nước chảy vào mương thoát nước chung của khu vực nhà máy, sau đó chảy ra môi trường bên ngoài. Mặt khác, tại thời điểm kiểm tra, bể pha trộn xút của công trình bôxít Tân Rai có một số vị trí bị hư hỏng, gạch bao tường bị sạt lở, đáy nền bị ăn mòn, tạo ra nhiều khe hở, không có biển báo nguy hiểm nơi kho chứa xút và bể pha trộn. Những hành vi này đã vi phạm khoản 3, điều 8, nghị định 117 năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Theo ban quản lý dự án tổ hợp bôxít nhôm Lâm Đồng, đây chỉ là sự cố đáng tiếc và đơn vị đã tích cực khắc phục xong lâu rồi. Ông Nguyễn Đình Trí, trưởng phòng tổ chức hành chính, ban quản lý dự án tổ hợp bôxít nhôm Lâm Đồng, khẳng định: “Đã khắc phục xong lâu rồi, không có vấn đề gì nữa. Không hiểu vì sao sáng nay (22.9) lại có bài báo đăng tin vấn đề này. Tuy nhiên, lãnh đạo của ban sẽ xem xét lại, nếu có gì, sẽ thông tin sau”.

Theo thống kê bước đầu của UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), có khoảng trên 200ha càphê, trà và ao nuôi cá của người dân nằm giáp ranh với công trình bôxít Tân Rai nằm trong vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường này, tuy nhiên đến nay, vẫn chưa xác định cụ thể mức độ thiệt hại do sự cố này gây ra. Ông Nguyễn Văn Triệu, chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm xác nhận, đến nay, chính quyền địa phương vẫn chưa nhận được bất kỳ đơn phản ánh nào từ phía người dân, cũng như các doanh nghiệp đóng trên địa bàn về mức độ thiệt hại, đồng thời khẳng định đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trong khu vực này đều bình thường.

Cư dân địa phương còn lo lắng
Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế, hiện người dân ở thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm – khu vực dân cư nằm liền kề với công trình bôxít Tân Rai vẫn tỏ ra lo lắng, chưa dám sử dụng nguồn nước giếng để phục vụ sinh hoạt. Ông Nguyễn Quang Minh, ở khu 6A, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, nói: “Người dân chúng tôi thấy vụ ô nhiễm này rất nghiêm trọng, bà con đang rất lo lắng, nhất là ô nhiễm môi trường về lâu dài. Hiện nhà máy chuẩn bị đi vào hoạt động nhưng hồ chứa bùn đỏ mới chỉ làm được một phần nhỏ thì nguy hại không biết còn đến mức độ nào nữa”.

Không chỉ có nỗi lo về ô nhiễm môi trường nước. Tiếng ồn từ động cơ của nhà máy alumin Tân Rai trong quá trình thực hiện chạy thử, cũng đang trở thành mối lo ngại lớn của người dân trong khu vực. Anh Vũ Ngọc Long, ở khu 6, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, nói: “Nhà tôi nằm cách nhà máy 1km nhưng nói chuyện với nhau thì phải hét vào tai mới nghe được. Còn ở khu vực gần đó, bà con nói chuyện chẳng nghe được gì luôn”.

Rõ ràng, tuy nhà máy bôxít Tân Rai chưa chính thức đi vào vận hành khai thác nhưng thực tế cho thấy đã gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường. Theo sở Tài nguyên và môi trường Lâm Đồng, hiện nồng độ pH đo được tại cống thoát nước của nhà máy alumin Tân Rai vẫn còn ở mức cao.

Liên quan đến sự cố để một lượng hoá chất đáng kể chảy ra ngoài gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ngày 15.9, UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu ban quản lý dự án tổ hợp bôxít nhôm Lâm Đồng thực hiện nghiêm túc các nội dung, như: tổ chức khắc phục sự cố sạt lở gạch và đáp nền tại bể pha trộn xút; thu gom tất cả các bao bì, rác thải nguy hại để xử lý đúng theo quy định; nghiêm cấm để các hoá chất độc hại rơi vãi, thẩm thấu xuống đất hoặc trôi theo nước ra khu vực xung quanh dự án.

Tỉnh cũng đề nghị ban quản lý dự án phải thường xuyên giám sát kiểm tra, đo đạc, phân tích các thông số chỉ tiêu hoá, lý về môi trường từ các nguồn nước trong khu vực dự án trước khi xả thải ra môi trường xung quanh. Nếu các thông số kiểm tra vượt các tiêu chuẩn cho phép, đơn vị phải báo cáo ngay về UBND tỉnh Lâm Đồng, sở Tài nguyên và môi trường cùng các đơn vị liên quan để kịp thời xử lý, khắc phục. Đồng thời, giao sở Tài nguyên và môi trường Lâm Đồng lập thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với ban quản lý dự án tổ hợp bôxít nhôm Lâm Đồng theo quy định của pháp luật.

bài và ảnh Quang Hà
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vodanhthi đã viết:

Hoá chất tràn ra môi trường tại công trình bôxít Tân Rai: Thiệt hại lớn!

Bịt Càng Rò

Nguy cơ biết trước thật là to
Được ối người hiền chỉ rõ cho.
Chẳng hiểu ăn gì hay phải bả
Sai đâu, sửa đấy, bịt càng rò.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.
"Bịt càng rò". Bác Tuấn chơi chữ thật đáo để!
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

Điểm ngắm của các nhà đầu tư nguồn năng lượng sạch



SGTT.VN - Thiếu hụt nguồn năng lượng nhưng lại là nơi nhiều tiềm năng cho việc sản xuất các nguồn năng lượng sạch, Việt Nam vì thế trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực này.

Kỳ vọng của tập đoàn First Solar của Mỹ khi thông báo kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời tại TP.HCM hồi tháng 3 rồi là kiếm thêm lợi nhuận vì họ đang sở hữu công nghệ tế bào quang năng mỏng giá rẻ, khoảng 78 cent/W.

Những dự án tỉ đô

Dự án nâng tổng công suất của First Solar từ 1,4GW lên 2,7GW và sẽ tạo ra 600 việc làm tại Việt Nam trị giá khoảng 1 tỉ đôla Mỹ. Công ty công nghiệp và năng lượng Đông Dương (IC Energy) cũng mở nhà máy sản xuất tấm thu năng lượng mặt trời tại khu kinh tế mở Chu Lai với vốn đầu tư hơn 390 triệu đôla Mỹ. Trong cùng lĩnh vực này, hãng Roth&Rau của Đức cũng đầu tư 275 tỉ đồng cho nhà máy ở Hoà Lạc.

Trong khi đó, nhiều dự án khai thác năng lượng gió tại Việt Nam cũng có quy mô không kém. Nhà máy điện gió có công suất 99MW tại Bạc Liêu, có vốn đầu tư 4.500 tỉ đồng với 85% nguồn vốn vay dành cho chi phí thiết bị từ nước ngoài, mà một trong những nhà cung cấp lớn cho nhà máy này là tập đoàn GE (Mỹ). Dự án đầu tư năng lượng gió tại Trà Vinh của tập đoàn EAB (Đức) đầu tư có tổng công suất 30MW, hay một dự án ở Sóc Trăng dự kiến lên đến 300MW. Nhiều địa phương khác đang thành cứ địa của các nhà đầu tư trong lĩnh vực này như Cenergy Power của Mỹ đã xúc tiến các dự án sử dụng năng lượng mặt trời tại hai huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ.

Quỹ đầu tư vào cuộc

Trong cam kết viện trợ 150 triệu euro vốn ODA của Chính phủ Đức cho Việt Nam giai đoạn 2010 – 2011, 33% tập trung cho lĩnh vực năng lượng và biến đổi khí hậu. Điều này kéo theo sự quan tâm của các doanh nghiệp nước ngoài khi vào hoạt động tại Việt Nam. Mặt khác, thị trường có thêm lực đẩy bởi nhiều quỹ đầu tư cho dự án năng lượng tái tạo đã được thành lập gần đây nhắm vào nhu cầu nội địa. Indochina Capital ra mắt quỹ Đầu tư năng lượng tái tạo và môi trường (MRRF) 50 triệu đôla Mỹ từ nguồn vốn do cơ quan Đầu tư vào khu vực tư nhân ở nước ngoài của Chính phủ Mỹ (OPIC) tài trợ, nhắm vào các dự án năng lượng tái tạo, hạ tầng môi trường và lâm nghiệp bền vững. Quỹ này cho biết, sẽ huy động 150 triệu đôla Mỹ từ các nguồn khác cho chương trình này dành cho toàn khu vực hạ lưu sông Mekong đầu tư vào năng lượng tái tạo như gió, thuỷ điện nhỏ, điện mặt trời và sinh khối, song song với các hạng mục đầu tư về tiết kiệm năng lượng như cải tạo các nhà máy điện hiện có, chế biến nông sản và các cơ sở công nghiệp.

Trước đó, Dragon Capital cũng đã ra mắt quỹ Đầu tư phát triển sạch Mekong Brahmaputra cấp khu vực, chuyên về năng lượng tái tạo, sản xuất nước sạch và xử lý chất thải với kỳ vọng thu lợi ổn định nhưng tạo được ảnh hưởng tích cực về môi trường tại các quốc gia đang phát triển thuộc lưu vực sông Mekong và Brahmaputra. Trong đợt ra mắt giai đoạn một thì nguồn vốn đạt 45 triệu đôla Mỹ từ các định chế tài chính như FMO, ADB, Finnfund và BIO, dự kiến quy mô tăng lên 100 triệu đôla Mỹ trong năm nay.

Công ty Tài chính quốc tế (IFC) và SN Power của Na Uy thoả thuận thông qua quỹ IFC InfraVentures tìm kiếm danh mục đầu tư các dự án năng lượng tái tạo cho Việt Nam sau nhiều hợp tác thành công trong các dự án về phong điện và thuỷ điện ở Chile, Ấn Độ và Philippines. Nhưng từ nhiều năm nay IFC cũng đã là nhà đầu tư sôi nổi trong các hoạt động tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch trong các doanh nghiệp Việt Nam. Quỹ Suez thuộc công ty công nghệ Schneider Electric cũng thử nghiệm thị trường, với những dự án khuôn khổ nhỏ tài trợ cho các trạm điện năng lượng mặt trời song song với các hoạt động kinh doanh thiết bị tại Việt Nam.

Vẫn còn lâu để đến thời của năng lượng tái tạo tại Việt Nam vì còn nhiều ràng buộc trong cơ chế phát triển. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng cho rằng nghị định 75 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 20.10) ưu đãi vốn vay cho các dự án xây dựng nhà máy phát điện sử dụng nguồn năng lượng sạch, và nhiều quy định nữa tuy chưa sát với thực tế nhưng cũng là bước tiến trong việc khuyến khích phát triển lĩnh vực này.

Tuyết Ân

Theo khảo sát về năng lượng cho châu Á do ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện năm ngoái thì Việt Nam có ưu thế lớn về sản xuất điện gió với tổng tiềm năng hơn nửa triệu MW, gấp 200 lần công suất của thuỷ điện Sơn La và gấp mười lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020. Việt Nam có tới 8,6% diện tích có tiềm năng từ “tốt” đến “rất tốt” để thiết kế các trạm điện gió cỡ lớn và hơn 40% diện tích nông thôn cho các trạm điện gió loại nhỏ, để hỗ trợ phát triển các vùng kinh tế khó khăn. Dự báo Việt Nam sẽ gặp vấn đề lớn về năng lượng, trong vòng mười năm tới tiêu thụ điện sẽ tăng khoảng 20% trong khi sản xuất chỉ tăng 13%. Các khuyến cáo tiết kiệm năng lượng lâu nay chưa hiệu quả trong khi chính sách dài hạn để sản xuất năng lượng thay thế chưa được phát huy.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Háo hức đổi rác thải lấy quà tặng



SGTT.VN - Ngày 25.9, sở Tài nguyên và môi trường Bình Dương phối hợp cùng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương bắt đầu thực thực hiện chương trình hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2011.

Chương trình nhằm vận động người dân, tiểu thương, người đi chợ… cách thức phân loại, tái sử dụng rác thải trong sinh hoạt và thu gom các chất thải như túi nilông, vật dụng phế thải bằng nhựa, kim loại, giấy thải để đổi lấy túi xách sinh thái cũng như các sản phẩm thân thiện với môi trường. Ngay từ sáng sớm, hàng trăm người dân đã xếp hàng, nhiều người gom cả bao rác lớn mang đến đổi quà (ảnh). Tổng số lượng quà tặng gồm 6.000 túi xách xinh xắn, tiện dụng, hàng trăm phần quà là bột giặt, hàng ngàn gói dầu gội đầu.


tin, ảnh: Anh Thư

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=155424

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bảo vệ nghiêm ngặt đất trồng lúa, đất rừng



TT - Đó là kiến nghị của nhiều nhà khoa học tham dự hội thảo lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm năm 2011-2015 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức ngày 27-9.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=522003
GS Đặng Hùng Võ nhìn nhận tình trạng khá nhiều biệt thự bỏ hoang tại Hà Nội là do đầu cơ vì quy hoạch, quản lý sử dụng đất còn nhiều bất cập (ảnh chụp tại khu đô thị Việt Hưng, quận Long Biên) - Ảnh: Xuân Long



Các nhà khoa học phê phán tình trạng sử dụng đất lãng phí tại các khu công nghiệp, đặc biệt là tình trạng chuyển đổi đất nông nghiệp làm sân golf, biệt thự, resort...

Báo cáo về thực trạng sử dụng đất 10 năm qua, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Nguyễn Mạnh Hiển thừa nhận tình trạng lãng phí đất thật sự nổi lên ở nhóm đất dành làm khu và cụm công nghiệp. Ông Hiển cho biết theo chỉ tiêu Quốc hội phê duyệt đến năm 2010 dành 100.000ha cho các khu, cụm công nghiệp, thực tế hiện nay đã thực hiện đạt chỉ tiêu này, nhưng với 267 khu công nghiệp của cả nước, tỉ lệ lấp đầy bình quân chỉ đạt 46%.

Lãng phí đất ở các khu công nghiệp
Ông Hiển cho rằng việc làm khu công nghiệp ở một số địa phương có tình trạng không phù hợp với thực tế, nôn nóng trong phát triển kinh tế và thu hút đầu tư đã quy hoạch quá nhiều khu công nghiệp không phù hợp. Thậm chí bỏ qua thực tế các khu công nghiệp có tỉ lệ lấp đầy thấp nhưng vẫn đề nghị mở thêm nhiều khu, cụm công nghiệp khác.

Đề cập mặt tồn tại trong việc sử dụng đất, ông Hiển cho rằng chủ trương sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa nước, đã được một số địa phương thực hiện không đúng, tùy tiện, không tuân thủ các tiêu chí trong điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. “Có tình trạng mỗi địa phương vì lợi ích cục bộ, vì mục tiêu bằng mọi giá phải phát triển kinh tế của địa phương nên đã đề xuất quy hoạch thiếu tính đồng bộ, thiếu cân nhắc đến lợi ích chung” - ông Hiển nêu.

GS Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ TN-MT, dẫn chứng tình trạng lãng phí đất còn nổi lên ở các cụm công nghiệp do các tỉnh quyết định thành lập. Với 918 cụm công nghiệp được thành lập, ông Võ nêu số liệu khiến nhiều nhà khoa học giật mình, khi tổng diện tích đất được quy hoạch là 40.000ha nhưng mới đưa 7.500ha đất vào sử dụng, tỉ lệ lấp đầy chỉ đạt hơn 26%.

Nguy hiểm hơn, theo ông Võ, mặc dù quy hoạch đã có thừa đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhưng ở cấp địa phương hiện nay vẫn đang tồn tại một loại đất gọi là đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Đây chẳng qua là cách thức lách chủ trương để lấy đất ở ngoài khu công nghiệp, ngoài cụm công nghiệp sản xuất đơn lẻ.

Ngăn chặn kiểu quy hoạch lấy nhiều tài nguyên, nhiều đất
Về việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, viện trưởng Viện Kinh tế VN Trần Đình Thiên nhấn mạnh vấn đề quan trọng nhất cần phải làm rõ là quy hoạch đất đai hiện nay dựa trên cơ sở nào. Ông Thiên khẳng định thực trạng đất đai hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng nhất, từ chuyện đầu cơ, người dân khiếu nại về đất cũng nhiều nhất, đến việc đất rừng cho nước ngoài thuê.

“Cách vẽ quy hoạch hiện nay còn rất tham vọng, ví như cứ một tháng lại có một đô thị mới được quy hoạch. Trong điều kiện nguồn lực cực kỳ hạn chế nhưng muốn làm nhiều đô thị thì hỏi sao các khu đô thị không lẹt đẹt. Ngay quy hoạch khu công nghiệp cũng vậy, rất ít sử dụng lao động nhưng lại lấy rất nhiều tài nguyên, đất đai. Đây thật sự là một bi kịch vì quy hoạch đã lấy đất nông nghiệp cho công nghiệp nhưng không giải quyết việc làm, trong khi chúng ta thừa lao động, vậy nên không đúng với bản chất quy hoạch là phải gắn với việc giải quyết nhiệm vụ phát triển”-ông Thiên nhấn mạnh.

Nhiều nhà khoa học đã kiến nghị Quốc hội khi xem xét về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cần phải theo nguyên tắc bảo vệ nghiêm ngặt 3,8 triệu ha đất trồng lúa và diện tích đất rừng. “Quy hoạch thời gian qua mất rất nhiều diện tích, không gian cho biệt thự, resort, ngay đất đô thị cũng bị thị trường làm méo mó. Vì vậy trong quy hoạch cần phải xem xét diện tích đất tính tới hàng trăm năm, còn đất khu công nghiệp cũng không nên tăng thêm. Chúng ta lấy đất nông nghiệp để làm khu công nghiệp không thương tiếc, bây giờ chỉ có 46% diện tích được sử dụng, nếu quy hoạch tới đây tăng diện tích đất khu công nghiệp lên 200.000ha là không ổn”- nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Lê Quốc Dung kiến nghị.

“Việc làm quy hoạch phải theo hướng lấy một tấc đất nông nghiệp cũng cần phải suy nghĩ. Bây giờ nhiều loại lương thực chăn nuôi chúng ta đang phải nhập khẩu, vì vậy phải coi đất trồng lúa, trồng màu, trồng thức ăn dành cho chăn nuôi như ngô, khoai đều nằm trong ngưỡng phải bảo vệ” - nguyên phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn lưu ý.

Phát biểu kết luận, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu khẳng định thực tế sử dụng đất đai hiện nay có nhiều vấn đề nổi lên. Vì vậy trong quá trình xem xét, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, chắc chắn Quốc hội sẽ có ý kiến về một số vấn đề nổi cộm như tình trạng sử dụng đất trong khu công nghiệp, đất làm sân golf, khu resort.

XUÂN LONG


"Đất rừng cũng bị cắt bớt để làm thủy điện, mà thủy điện tại nhiều tỉnh đã trở thành vấn đề gay gắt, gây cộng hưởng lũ cho người dân. Ngay bản thân các quy hoạch sân golf, khu nghỉ dưỡng cũng có xu hướng cố làm cho dự án thật lớn, sau đó giữ đất cho biệt thự, thậm chí đầu cơ biệt thự xong rồi để hoang khiến quy hoạch trở nên méo mó"
GS ĐẶNG HÙNG VÕ
(nguyên thứ trưởng Bộ TN-MT)


Ông LÊ QUỐC DUNG
(nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội)

"Chúng ta lấy đất nông nghiệp để làm khu công nghiệp không thương tiếc, bây giờ chỉ có 46% diện tích được sử dụng, nếu quy hoạch tới đây tăng diện tích đất khu công nghiệp lên 200.000ha là không ổn"
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bảo vệ nghiêm ngặt đất trồng lúa, đất rừng



TT - Đó là kiến nghị của nhiều nhà khoa học tham dự hội thảo lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm năm 2011-2015 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức ngày 27-9.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=522003
GS Đặng Hùng Võ nhìn nhận tình trạng khá nhiều biệt thự bỏ hoang tại Hà Nội là do đầu cơ vì quy hoạch, quản lý sử dụng đất còn nhiều bất cập (ảnh chụp tại khu đô thị Việt Hưng, quận Long Biên) - Ảnh: Xuân Long



Các nhà khoa học phê phán tình trạng sử dụng đất lãng phí tại các khu công nghiệp, đặc biệt là tình trạng chuyển đổi đất nông nghiệp làm sân golf, biệt thự, resort...

Báo cáo về thực trạng sử dụng đất 10 năm qua, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Nguyễn Mạnh Hiển thừa nhận tình trạng lãng phí đất thật sự nổi lên ở nhóm đất dành làm khu và cụm công nghiệp. Ông Hiển cho biết theo chỉ tiêu Quốc hội phê duyệt đến năm 2010 dành 100.000ha cho các khu, cụm công nghiệp, thực tế hiện nay đã thực hiện đạt chỉ tiêu này, nhưng với 267 khu công nghiệp của cả nước, tỉ lệ lấp đầy bình quân chỉ đạt 46%.

Lãng phí đất ở các khu công nghiệp
Ông Hiển cho rằng việc làm khu công nghiệp ở một số địa phương có tình trạng không phù hợp với thực tế, nôn nóng trong phát triển kinh tế và thu hút đầu tư đã quy hoạch quá nhiều khu công nghiệp không phù hợp. Thậm chí bỏ qua thực tế các khu công nghiệp có tỉ lệ lấp đầy thấp nhưng vẫn đề nghị mở thêm nhiều khu, cụm công nghiệp khác.

Đề cập mặt tồn tại trong việc sử dụng đất, ông Hiển cho rằng chủ trương sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa nước, đã được một số địa phương thực hiện không đúng, tùy tiện, không tuân thủ các tiêu chí trong điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. “Có tình trạng mỗi địa phương vì lợi ích cục bộ, vì mục tiêu bằng mọi giá phải phát triển kinh tế của địa phương nên đã đề xuất quy hoạch thiếu tính đồng bộ, thiếu cân nhắc đến lợi ích chung” - ông Hiển nêu.

GS Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ TN-MT, dẫn chứng tình trạng lãng phí đất còn nổi lên ở các cụm công nghiệp do các tỉnh quyết định thành lập. Với 918 cụm công nghiệp được thành lập, ông Võ nêu số liệu khiến nhiều nhà khoa học giật mình, khi tổng diện tích đất được quy hoạch là 40.000ha nhưng mới đưa 7.500ha đất vào sử dụng, tỉ lệ lấp đầy chỉ đạt hơn 26%.

Nguy hiểm hơn, theo ông Võ, mặc dù quy hoạch đã có thừa đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhưng ở cấp địa phương hiện nay vẫn đang tồn tại một loại đất gọi là đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Đây chẳng qua là cách thức lách chủ trương để lấy đất ở ngoài khu công nghiệp, ngoài cụm công nghiệp sản xuất đơn lẻ.

Ngăn chặn kiểu quy hoạch lấy nhiều tài nguyên, nhiều đất
Về việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, viện trưởng Viện Kinh tế VN Trần Đình Thiên nhấn mạnh vấn đề quan trọng nhất cần phải làm rõ là quy hoạch đất đai hiện nay dựa trên cơ sở nào. Ông Thiên khẳng định thực trạng đất đai hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng nhất, từ chuyện đầu cơ, người dân khiếu nại về đất cũng nhiều nhất, đến việc đất rừng cho nước ngoài thuê.

“Cách vẽ quy hoạch hiện nay còn rất tham vọng, ví như cứ một tháng lại có một đô thị mới được quy hoạch. Trong điều kiện nguồn lực cực kỳ hạn chế nhưng muốn làm nhiều đô thị thì hỏi sao các khu đô thị không lẹt đẹt. Ngay quy hoạch khu công nghiệp cũng vậy, rất ít sử dụng lao động nhưng lại lấy rất nhiều tài nguyên, đất đai. Đây thật sự là một bi kịch vì quy hoạch đã lấy đất nông nghiệp cho công nghiệp nhưng không giải quyết việc làm, trong khi chúng ta thừa lao động, vậy nên không đúng với bản chất quy hoạch là phải gắn với việc giải quyết nhiệm vụ phát triển”-ông Thiên nhấn mạnh.

Nhiều nhà khoa học đã kiến nghị Quốc hội khi xem xét về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cần phải theo nguyên tắc bảo vệ nghiêm ngặt 3,8 triệu ha đất trồng lúa và diện tích đất rừng. “Quy hoạch thời gian qua mất rất nhiều diện tích, không gian cho biệt thự, resort, ngay đất đô thị cũng bị thị trường làm méo mó. Vì vậy trong quy hoạch cần phải xem xét diện tích đất tính tới hàng trăm năm, còn đất khu công nghiệp cũng không nên tăng thêm. Chúng ta lấy đất nông nghiệp để làm khu công nghiệp không thương tiếc, bây giờ chỉ có 46% diện tích được sử dụng, nếu quy hoạch tới đây tăng diện tích đất khu công nghiệp lên 200.000ha là không ổn”- nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Lê Quốc Dung kiến nghị.

“Việc làm quy hoạch phải theo hướng lấy một tấc đất nông nghiệp cũng cần phải suy nghĩ. Bây giờ nhiều loại lương thực chăn nuôi chúng ta đang phải nhập khẩu, vì vậy phải coi đất trồng lúa, trồng màu, trồng thức ăn dành cho chăn nuôi như ngô, khoai đều nằm trong ngưỡng phải bảo vệ” - nguyên phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn lưu ý.

Phát biểu kết luận, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu khẳng định thực tế sử dụng đất đai hiện nay có nhiều vấn đề nổi lên. Vì vậy trong quá trình xem xét, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, chắc chắn Quốc hội sẽ có ý kiến về một số vấn đề nổi cộm như tình trạng sử dụng đất trong khu công nghiệp, đất làm sân golf, khu resort.

XUÂN LONG


"Đất rừng cũng bị cắt bớt để làm thủy điện, mà thủy điện tại nhiều tỉnh đã trở thành vấn đề gay gắt, gây cộng hưởng lũ cho người dân. Ngay bản thân các quy hoạch sân golf, khu nghỉ dưỡng cũng có xu hướng cố làm cho dự án thật lớn, sau đó giữ đất cho biệt thự, thậm chí đầu cơ biệt thự xong rồi để hoang khiến quy hoạch trở nên méo mó"
GS ĐẶNG HÙNG VÕ
(nguyên thứ trưởng Bộ TN-MT)


Ông LÊ QUỐC DUNG
(nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội)

"Chúng ta lấy đất nông nghiệp để làm khu công nghiệp không thương tiếc, bây giờ chỉ có 46% diện tích được sử dụng, nếu quy hoạch tới đây tăng diện tích đất khu công nghiệp lên 200.000ha là không ổn"
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đề nghị khai thác bôxít tại Cao Bằng



SGTT.VN - Văn phòng Chính phủ đã có công văn (số 5965, ngày 29. 8.2011) thông báo ý kiến của phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc cấp phép khai thác, chế biến quặng bôxít mỏ Táp Ná, tỉnh Cao Bằng.

Cụ thể: xét đề nghị của bộ Tài nguyên và môi trường, ý kiến của bộ Công thương, phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao bộ Công thương tổ chức thẩm định dự án đầu tư chế biến quặng bôxít mỏ Táp Ná tại xã Thanh Long, huyện Thông Nông và xã Triệu Nguyên, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng do công ty TNHH đầu tư khoáng sản Cao Giang làm chủ đầu tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi xem xét việc cấp giấy phép khai thác.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu tạm dừng việc cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản trên phạm vi cả nước cho đến khi có chỉ đạo mới. Chỉ đạo này có hiệu lực từ ngày 30.8.2011.

P.V


Chúng có mặt ở Biển Đông, chúng có mặt ở Tây Nguyên, bây giờ chúng sẽ có mặt ở Cao Bằng. Gọng kìm ngày càng siết chặt.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Xe đạp lọc nước



TTO - Công ty Nippon Basic (Nhật Bản) đã sản xuất thành công một loại xe đạp có khả năng làm sạch nước bẩn, một phương tiện rất hữu ích tại những vùng xa xôi hoặc hứng chịu thiên tai.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=491049
Xe đạp lọc nước Cycloneclean được trưng bày tại triển lãm công nghệ thân thiện môi trường tại thành phố Kawasaki, Nhật Bản ngày 5-4 - Ảnh: Japan Times



Xe đạp Cycloclean được trang bị một motor để bơm nước qua hàng loạt ống lọc. Bơm và các vòi nước được đặt trong một hộp ở phía sau. Ba ống lọc nước được bố trí xung quanh bánh sau. Xích xe đạp quay sẽ làm cho motor hoạt động để lọc nước.

Cycloclean có thể lọc 5 lít nước/phút. Một điểm độc đáo ở Cycloclean là đinh không thể đâm thủng lốp xe.

Ông Yuichi Katsuura - chủ tịch công ty Nippon Basic, cho biết: “Bạn có thể đạp xe tới một dòng sông, ao, bể bơi hoặc những nguồn nước khác, và chỉ cần sức của chân là có thể tạo ra nước sạch”.

Tuy nhiên, giá thành cho một chiếc Cycloclean còn khá đắt (6.600 USD/chiếc). Hiện Nippon đang mở rộng sản xuất loại xe đạp này nhằm giảm giá thành sản phẩm.

DUY PHÚC (Theo Japan Times)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cao Bằng vẫn không ngừng “chảy máu” khoáng sản

“Điểm nóng khoáng sản” Nguyên Bình đã có biểu hiện “nguội” từ giữa năm 2010, khi tỉnh uỷ, UBND tỉnh Cao Bằng quyết liệt siết chặt quản lý khoáng sản trên địa bàn bằng việc dừng cấp phép mới khai khoáng cho các doanh nghiệp; thắt chặt công tác kiểm tra khai thác khoáng sản, đồng thời cấm triệt để việc xuất khoáng sản thô qua đường biên giới.

Tuy nhiên, sự vắng lặng bên ngoài không phải là biểu hiện thực của việc khai khoáng tại đây. Một bức tranh hoàn toàn trái ngược chỉ được phô hết vào thời điểm cuối ngày cho đến gần hết đêm. Trong vai của một dân phượt, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến khung cảnh tấp nập của những điểm thu gom, tập kết quặng lậu dọc hai bên đường.


Bài 1: Khi thôn bản trở thành công trường



SGTT.VN - Thời điểm hiện tại, ước tính, mỗi tuần các tư thương vẫn gom được hàng trăm tấn quặng thô từ Nguyên Bình để tuồn qua đường biên giới. Và tại các huyện khác, người dân vẫn lật tung nhà cửa, ruộng vườn lên để tìm quặng.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=156604
Dân thôn Bó Lếch lật hết vườn tược, nhà cửa để tìm quặng



Những thung lũng phì nhiêu, những cánh đồng hiếm hoi dọc những con suối, những thửa ruộng canh tác lúa nước… đã trở thành những mỏ quặng lộ thiên. Về Pắc Bó, xã Đạo Đức mới thấy người dân mua rau ăn còn khó khăn hơn đi mua… quặng, vì chỉ cần lật một nhát cuốc đã có quặng rơi ra, không cần mất thời gian chăm bón như… trồng rau.

6km đường, gần chục chợ thu gom quặng thô!
18 giờ tối 28.9, chúng tôi có mặt tại xã Vũ Nông. Đứng trên con dốc cao của đoạn đường 34 chạy cắt qua địa phận xã Vũ Nông, cách thị trấn Tĩnh Túc 6km, nhìn xuống bên dưới là mỏ sắt Tĩnh Túc nổi tiếng với công trường khai quặng đã được tiến hành ngót một thế kỷ từ thời Pháp thuộc.

Một nhóm người Dao, người Tày, Nùng… hối hả gùi từng gùi quặng từ trong núi đi ra, tập kết thành những đống quặng nhỏ ven đường. Có khoảng chục đống quặng đã chất sẵn như thế, được người dân lấy bạt xanh, hoặc lá cây phủ lên.

Ở Vũ Nông và nhiều xã khác trong huyện Nguyên Bình, việc đi đào quặng hay mót quặng thô từ các điểm mỏ đã khai thác hết là việc làm phổ biến. Đây là công việc mang lại thu nhập chính cho người dân, khi nông nghiệp vẫn còn ở trình độ quảng canh và người dân không có nghề phụ.

Đi thêm chừng nửa cây số, chúng tôi gặp nhiều đám đông khác, mọi người hối hả gùi quặng, cân quặng, đổ quặng lên xe tải trọng 8 tấn đậu sẵn. Những chiếc xe này bốc quặng từ các điểm thu gom nhỏ lẻ đến các điểm tập kết, để từ đó tuồn sang Trung Quốc theo các con đường tiểu ngạch.

Giá quặng sắt ở thời điểm hiện tại, các chủ thu gom trả cho người dân 1.200 đồng/kg. Đó là mức giá cao dành cho quặng sắt cục. Dân quặng cho biết, hàm lượng quặng sắt này rất lớn, trên 80%. Người ta gọi đó là “quặng sạch” để phân biệt với “quặng bẩn” – quặng lẫn đất chưa qua sàng tuyển. Một ngày đào quặng, mỗi người dân có thể kiếm tiền triệu là điều dễ dàng!

Nhẩm tính, đoạn đường dài chừng 6km từ xã Vũ Nông đến xã Đạo Đức (đi qua thị trấn Tĩnh Túc), ngay trong chiều ngày 28.9.2011 đã có gần chục điểm tập kết, thu gom quặng. Mỗi điểm thu gom chỉ ước tính chừng chục tấn, một đêm có khoảng gần trăm tấn quặng thô từ Nguyên Bình được tuồn ra các điểm trung chuyển trước khi đưa sang Trung Quốc.

Lật nhà… đào quặng!
Từ lâu, mỏ sắt Bó Lếch (xã Hoàng Tung, huyện Hoà An) được biết đến là một trong những điểm mỏ có trữ lượng lớn, hàm lượng quặng sắt rất cao. Quặng sắt lộ thiên ngay trên bề mặt đất. Trước khi dự án khai thác mỏ sắt Bó Lếch được cấp phép, người dân xã Hoàng Tung thuần tuý gắn bó với mảnh nương, mảnh rẫy, và chỉn chu trồng rừng theo dự án PAM. Thế nhưng, mọi chuyện đã thay đổi nhanh chóng!

Bó Lếch và Bó Bủn là hai thôn có đất nằm gần như hoàn toàn trong mỏ sắt Bó Lếch. Gần 100% hộ dân đã đồng ý nhận đền bù giải phóng mặt bằng. Giờ đây, hai nhà văn hoá thôn Bó Lếch và Bó Bủn là dấu hiệu duy nhất để người lạ biết đến sự tồn tại của hai địa danh hành chính này, bởi người dân sở tại đã lật tung vườn tược, thậm chí khoét hầm, đào lò trên những quả đồi sau nhà mình để tìm quặng… Nhiều nhà dân, hố quặng đã ăn vào đến tận phần móng nhà, sau khi đã lật tung cả mảnh sân trước đó được lát gạch để làm chỗ phơi nông sản.

Trưa 29.9, chúng tôi có mặt tại “công trường” Bó Lếch và Bó Bủn. Con đường xóm vắng hoe, chỉ có những đống quặng ngổn ngang hai bên đường. Khoảng chục người đàn ông đang ồn ào ăn uống, một dãy xe máy cáu cạnh dựng ngoài cửa. Đó là những xe “tăng bo” từng bao quặng từ điểm khai thác đến điểm tập kết.

Một hố quặng đang khai thác đã được đào sâu chừng vài mét, chạy dài mấy chục mét, ăn gần đến chân móng của nhà văn hoá Bó Bủn. Từ trên hố quặng này nhìn xuống phía bờ suối là những ruộng bắp đang thời kỳ trổ bắp đã bị lật tung không thương tiếc để đào quặng. Phía bên kia đường, những công trường khai khoáng của các nhà dân chạy dài thành một vệt, và được ngăn ranh giới bằng những rào tre tạm bợ.

Một vài chiếc máy xúc chềnh ềnh trong vườn. Đó là những phương tiện khai khoáng hiện đại, quy mô mà nhà dân thuê về để xúc quặng… cho nhanh.

Kinh hoàng!
Tối 29.9, chúng tôi ngược lại con đường xóm dẫn vào hai thôn Bó Lếch, Bó Bủn. Sự trái ngược với ban ngày khiến anh bạn dẫn đường, dù là người bản địa cũng không giấu được vẻ kinh hoàng trên khuôn mặt.

Gần chục chiếc xe tải trọng lớn (lên đến 80 tấn) đang xếp hàng trong các ngách xóm. Đèn pha bật sáng quắc cùng với tiếng động cơ ầm ĩ. Một chiếc xe tải đứng choán gần hết con đường đất, thành xe ghé hẳn vào mép sân của ngôi nhà cấp bốn đang bật điện sáng trưng. Trên đó, chiếc xe xúc ban ngày làm nhiệm vụ xúc đất tìm quặng đang hối hả vục vầu xuống đống quặng chất đống trên sân để chuyển sang chiếc xe tải đang chờ sẵn.

Những chiếc xe khác cũng làm một công việc tương tự tại các điểm khai thác quặng khác: chuyển quặng thô được khai thác vào ban ngày đưa đến các điểm tập kết. Ở Bó Lếch, Bó Bủn, mỗi nhà dân là một công trường khai thác riêng lẻ, phân chia theo diện tích đất vườn của từng nhà.

Phần lớn xe mang biển kiểm soát của tỉnh Thái Nguyên. Trong số dàn xe tải trọng lớn lên Cao Bằng vận chuyển quặng thuê, các đầu xe mang biển số 20 chiếm tỷ lệ lớn và là những dàn xe hoành tráng nhất.

23 giờ 30 phút, chúng tôi bí mật bám theo chiếc xe mang biển số 20K – 8875 vừa ăn quặng từ Bó Lếch đi ra. Chiếc xe ì ạch đi theo đường 3 cũ chạy thẳng đến trạm cân “cây 5” để cân hàng. Sau khi cân xong, chiếc xe quặng chậm chạp bò ra đường mới (ngã năm đường mới) hướng về phía thị xã Cao Bằng. Đây cũng là hướng để đi về các huyện vùng biên Trùng Khánh, Phục Hoà, Trà Lĩnh – nơi có các cửa khẩu Tà Lùng, Hùng Quốc, Pò Peo… và là những cửa khẩu đưa quặng thô sang bên kia đường biên dẫn vào đất Trung Quốc.

bài và ảnh: Vỹ Kỳ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [28] [29] [30] [31] [32] [33] [34] ... ›Trang sau »Trang cuối