Trang trong tổng số 3 trang (27 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vanachi

Em cá là chủ đề này thế nào cũng dẫn đến chính sách giáo dục chưa ra sao :p

Cái bạn sabina nói thì đúng rồi, hồi bọn em học cũng thế. Cũng vì chương trình Văn nói chung là khá nặng, mỗi tác phẩm từ đọc, phân tích, giảng rồi lại kiểm tra nữa trong vòng có vài tiết học. Chẳng đủ để mà hiểu nói gì đến cảm nhận, thầy cô cũng bị sức ép thôi.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

:( Như vậy, chị hạnh phúc hơn bọn em. Chị may mắn có các thày cô dạy Văn tuyệt vời. Nếu chị nói khi đi học, chưa bao giờ chị 'chạy theo điểm số' thì có thể các em không tin. Nhưng thực là như vậy.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Chị đọc những cái mà Sabina viết, thấy buồn cho các em học sinh quá. Đúng rồi, thực trạng dạy Văn về cơ bản vẫn biết là như thế. Theo chị, là do chất lượng giáo viên thôi. :(
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Theo em, dạy văn nên sáng tạo một chút.

Em cứ ngồi tưởng tượng nếu sau này em trở thành giáo viên dạy văn thì nó làm sao, chắc là vui lắm. Dẫu em biết là còn lâu em mới dạy văn được, nhiều lắm thì thành thầy gaío dạy toán hay dạy lí hoá sinh gì thôi.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trang2581991

Cô giáo dạy văn của em toàn cho bọn em phát biểu ý kiến chị ạ ! chỗ nào ko hiểu là cô giảng cho bọn em .Lớp em hổng có cái kiểu học văn chạy theo điểm^_^
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Hì hì... Em cũng "được" dạy văn như thế, nhưng may là tính em dở hơi, chả chạy theo điểm số bao giờ. CÓ một cô giáo cứ đến giờ là đọc cho tụi em "chép" cái dàn ý làm văn dài cả 4 trang giấy A4, em không có kiên nhẫn để chép những cái đó. Thế là đến khi làm văn cứ nói đại ý kiến cuả mình ra (à, dĩ nhiên là có tham khảo lời giảng của cô, cộng với đọc sách giáo khoa, sách tham khảo nữa), kết cục là toàn 5 với 6. May mà cô ấy không dạy cho em suốt thời cấp 3, nếu không thì có khi điểm môn văn của em sẽ suốt đời lẹt đẹt. Điểm trung bình môn văn của em hồi lớp 10 và 11 (cô ấy dạy em những hai năm liền) hình như là có 6.5 hay 6.8 gì đó! Thấp dã man!
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

sabina_mller

Hôm nay Sabina đọc báo Dân trí thấy bài này, 4rum đang có thảo luận về việc học văn trong trường phổ thông nên Sabina copy qua đây

Băn khoăn từ những điểm 9 môn Văn


(Dân trí) - Nếu như trong kỳ thi tuyển sinh những năm trước, điểm 9, 10 môn Văn luôn được coi như “sự kiện” thì trong kỳ thi tuyển sinh năm nay, quanh chuyện điểm rất cao môn Văn cũng có nhiều điều rất đáng suy nghĩ.

Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2007, tuy cả nước chỉ có hai thí sinh được 9,5 điểm môn Văn là thí sinh Nguyễn Đức Phú Thọ (An Giang) thi khối C và thí sinh Nguyễn Ngọc Hồng Lam (TPHCM) thi khối D nhưng số thí sinh được 9 điểm môn Văn lại khá nhiều với 137 thí sinh.

Tại khối C - một khối thi luôn được coi là nơi tập hợp được nhiều nhất những thí sinh có học lực khá môn Văn thì điểm 9 lại chỉ có 21 thí sinh giành được. Người đạt được điểm 9,5 môn Văn khối C - số điểm cao nhất về môn Văn của tuyển sinh ĐH năm 2007 là một nam thí sinh của trường THPT Thoại Ngọc Hầu (An Giang) Nguyễn Đức Phú Thọ.

Tuy nhiên, kết quả các môn thi còn lại của thí sinh này lại khá buồn khi môn Lịch sử chỉ có 4,5 điểm và môn Địa lý cũng chỉ có 5,25 điểm.

Nhiều thí sinh đạt điểm 9 môn Văn nhưng chỉ được 1, thậm chí chỉ là 0,75 điểm các môn còn lại như Lịch sử và Toán. Hơn 30 thí sinh các khối C và D được điểm 9 môn Văn nhưng điểm các môn Địa lý, Ngoại ngữ, Toán chỉ giữ mức điểm rất kém khi chỉ ở mức từ 2 đến 4 điểm. Quả thật là khó lý giải khi một thí sinh có được kiến thức rất thông tuệ ở môn Văn lại có kết quả các môn thi khác thấp đến mức như vậy!

Cổ nhân xưa vẫn dạy: “Văn là người! Học văn chính là học cách để làm người!”. Thế nhưng không ít sĩ tử hiện nay đã “chép” miệng: Học giỏi Văn cũng chẳng để làm gì vì học Văn giỏi cũng có “kéo” các môn khác khá hơn lên được đâu. Mười điểm 9 môn Văn không bằng một điểm 9 môn Toán!

Theo Thạc sĩ Nguyễn Thanh Vân, nguyên giáo viên văn trường chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định): Mặc dù cũng là một trong những môn khoa học cơ bản nhưng môn Văn không thể “kéo” thí sinh lên được giống như môn Toán. Một thí sinh học giỏi môn Toán có thể học khá được nhiều môn học khác nhưng hầu như một học sinh học giỏi môn Văn thường chỉ giỏi được mỗi môn Văn. Chính vì thế, có những nhà toán học viết văn rất giỏi nhưng có lẽ chưa có nhà văn nào trở thành một nhà toán học được!

Mặt khác, thí sinh học giỏi môn Văn thường vì bản thân các em có năng khiếu nên “hữu xạ tự nhiên hương” chứ không phải qua quá trình khổ luyện như môn Toán. Có lẽ, đó cũng còn là một trong những lý do khiến cho những học sinh giỏi môn Văn hay bị học sinh các khối khoa học tự nhiên... kỳ thị!- Cô Vân cho hay.

Cô Vân cũng kể trong lớp 12 chuyên Văn mà cô từng là chủ nhiệm có em học sinh đạt đến giải nhì môn Văn quốc gia nhưng luôn cảm thấy mặc cảm vì hay bị bạn chê rằng: “Không giải được phương trình bậc 2 thì thôi thành nhà văn luôn cần gì phải đi thi ĐH!”

Trong năm học 2006-2007, ngành giáo dục thực hiện đại trà chương trình phân ban thì  càng khiến cho sự phân biệt này càng trở nên rõ nét hơn. Chỉ có gần 20% học sinh đăng ký ban xã hội.

Rõ ràng, những điểm 9 môn Văn trong kỳ thi ĐH năm nay khi “đồng hành” bên những điểm 0, 1, 3 không thể khiến cho chủ nhân của nó tự hào vì mình đã học giỏi... Văn.

Đương nhiên, không một nhà khoa học nào dám phủ nhận việc học môn Văn là không cần thiết. Nhưng, làm thế nào nâng cao vị trí môn Văn cho học sinh phổ thông có lẽ vẫn có quá ít nguời nghĩ đến.

M.M (Theo Dân trí)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Đọc bực mình thế nhể! Tức quá, mình phải gửi vào đây trích đoạn về Thày của mình lấy ở blog, Thày dạy Văn của mình ở trường cấp III.. Tất nhiên là chỉ một đoạn nhỏ thôi vì nhiều cái riêng tư quá :P


Thày Túc và môn Văn trong trường phổ thông.

Dế con vẫn thường gọi “Ông Túc, bà Châu” đấy. Thày nay già đi nhiều rồi, yếu đi nữa. Những năm vừa rồi, thày ốm nặng nhiều lần. Lần nào nhận được tin Thày ốm, tôi cũng đau nhói ở tim cũng một cảm giác sợ hãi mà tôi từng gặp trong giấc mơ ấy.


Nhớ ngày đầu tiên gặp Thày trên lớp – một người giản dị vô cùng, đội chiếc mũ “bán phở” màu trắng rất buồn cười, giọng ấm và hơi… khê vị thuốc lá. Thày hút thuốc lá nhiều kinh khủng. Đúng là một thói quen rất “hư” của Thày.: Thày hút cả khi đang dạy học, à tất nhiên là sau khi đã xin phép các trò. Nhưng chả đứa nào dám “không cho phép” cả! Hôm đầu thú thực tôi không thích mùi khói thuốc, lại còn ngồi bàn đầu nữa chứ, nhưng cắn răng chịu đựng. Song, khi Thày cất giọng giảng bài được độ 10 phút, thì tôi bắt đầu thấy cái mùi thuốc lá này thật dễ chịu! Hì hì.


Buổi đầu tiên, thày đưa ra một cuộc trắc nghiệm thú vị. Thày vẽ lên bảng cảnh một góc nhà: một chiếc đi văng, phía trên là bức tranh biển, trên nữa là ngọn đèn nêông… Thày vẽ nhanh và đẹp lắm. Vừa vẽ, vừa tả tỉ mỉ bức tranh với cảnh bình minh trên biển, tả màu tường, tả góc nhà… Rồi thày ra đề: “Hãy viết một câu tả chiếc đi văng”.


Hôm ấy, khối đứa trong lớp chúng tôi bị lừa: đi văng không tả, lại cứ lan man cảnh biển cảnh trời. Tôi thì sáng suốt lắm, chẳng bị lừa, nhưng câu văn tôi viết Thày phê là: “Dài dòng… Nhưng không lạc đề và đầy cảm xúc!”

Dài dòng thì đúng rồi. Câu ấy tôi tả chiếc đivăng cũ kỹ đã sờn đặt trong góc nhà mới sơn lại, như một hợp âm trầm trong cả bản nhạc đang dâng.. gì gì đó… Đại để là có đến năm sáu cái dấu phẩy.

Cái lời thày phê tôi ấy nó đúng đến tận bây giờ. Cố tật của tôi là viết rườm rà, kề cà, kể lể… nhưng cũng vẫn như thày nói, đầy cảm xúc . Mà có lẽ vì nhiều cảm xúc quá nên không biết bỏ cái gì, nói cái gì… đâm ra cái gì cũng nói. Và cũng vì thế mà tôi chẳng hợp với một nghề nào cả: tôi chìm đắm trong những cảm xúc của mình, không biết dùng lý trí để nhặt ra những cái cần, cái đủ, không biết kiềm chế tình cảm, vì thế mà luôn luôn “đi bên cạnh cuộc đời”là vậy!


Buổi đầu làm quen với Thày, chỉ mới một buổi thôi, tôi đã thấy mình lúc thì cười, lúc thì muốn khóc. Thày có giọng nói ấm áp và nhỏ nhẹ chứ không hùng biện như thày Vĩnh trên lớp, nhưng cách nói của Thày, nói những điều sâu sắc thì làm người nghe bồi hồi, mà nói đến những chuyện dí dủm thì lại luôn tạo hiệu quả “bất ngờ”, khiến cả lớp cười nghiêng ngả. Đêm ấy về nhà, tôi kể mãi kể mãi cho bố tôi nghe về Thày… đến nỗi cụ tò mò quá, sau này đến làm quen với Thày bằng được!

Từ bé đến lớn, tôi vẫn được mệnh danh là học sinh giỏi văn, hì hì. Nhưng, chỉ đến khi học Thày Túc, tôi mới sáng mắt ra rằng tôi chẳng hiểu gì về môn Văn cả! Tôi thích tưởng tượng, viết bằng trí tưởng tượng là nhiều. Thày Túc dạy cho tôi biết nhìn nhận môn Văn như một môn khoa học, chẳng khác gì môn Toán. Bài giảng của Thày luôn bắt đầu bằng mục: “Cơ sở khoa học”… Nhờ có Thày, tôi biết cách mở bài logic, không sa vào thói trích dẫn lằng nhằng vô nghĩa như trước đó tôi từng làm. Thậm chí sau đó, với mỗi đề bài, tôi luôn tìm được 2, 3 cách vào đề khác nhau, và… dán nó thêm vào bài làm để Thày… tham khảo hì hì. Nhờ có Thày, tôi biết cách vạch ra luận đề , luận điểm một cách cụ thể, biết cách tự lên một barem để chấm bài cho mình. Nhờ có Thày, tôi hiểu rằng, nếu nhìn nhận môn Văn trong trường phổ thông một cách đúng đắn, thày cô giáo có thể cho học sinh điểm số tuyệt đối, không khác gì môn Toán. (Rất nhiều thày cô ở cấp 2 cho điểm môn Văn thường giới hạn ở điểm 8 – khiến đôi khi có cảm giác, môn Văn là một môn khó học thành tài được!).


Và tôi bắt đầu trò chơi: thầm cho điểm bài làm của mình, xem có khớp với điểm thày chấm không. Rồi tôi thầm tự hào rằng điểm tôi tự cho mình ấy thường chỉ chệch với thày độ ½ điểm!!! Lại khoe khoang một tí: Thi thử Đại học môn Văn, tôi được 9 ¾ điểm mà chẳng quá mất công ngồi ôn tập! Chẳng là hồi đó, học tập bố tôi, ghi bài trên lớp, khi nào tôi cũng lăm lăm trong tay 3 cái bút: Màu xanh, màu đỏ và bút chì! Thói quen này của tôi bị cái Yến nó trêu suốt vì vở tôi đủ thứ màu. Nếu đưa đi thi vở sạch chữ đẹp, chắc bị xếp hạng bét. Bù lại, tôi có một cuốn vở còn đầy đủ hơn sách giáo khoa. Lề để rất rộng (theo lời khuyên của Thày) để tôi ghi chép thêm những gì tìm hiểu được hoặc những điều còn ngờ vực, dành để hỏi lại thày. Bút chì dùng để ngoáy những ý Thày nói mà tôi không kịp viết đủ, về đến nhà, từ những nét bút chì ấy, tôi mới viết thêm ra cho đủ. Bút đỏ dùng để viết những ý nhấn mạnh. Tóm lại, chưa bao giờ tôi phải ôn bài môn Văn khi đến mỗi kỳ thi. Những nét xanh đỏ lòe loẹt ấy đã in dấu đậm trong đầu rồi mà!


Đáng tiếc là sau một thời gian đi xa, về đến nhà, những cuốn vở Văn yêu quý đã bị đem ra đồng nát. Nghĩ đến thì đau lòng, nên tôi cố không nghĩ đến nữa… Cả những tập bài làm văn của tôi nữa, cũng mất mát nhiều, giờ chỉ còn một tập có 5, 6 bài gì đó… Còn những bài viết năm lớp 12 thì đã không cánh mà bay!

Thày tôi... Thày giảng bài thấm thía lắm, và biết cách gợi cho học sinh suy nghĩ chứ không áp đặt.. cứ đọc đều đều cho trò ghi ở dưới như nhiều thày cô khác. Thày còn khuyến khích giờ nghỉ, có câu hỏi nào là mang ra hỏi thoải mái. Thật là tội cho thày, có mấy phút giờ nghỉ mà thày phải trả lời đủ các câu hỏi của lũ trẻ con, luôn khen ngợi nếu có câu hỏi nào sâu sắc và ... hóc búa. Cách dạy ấy của Thày cho chúng tôi niềm say mê với môn học tưởng chừng rất mông lung này. Môn Văn đối với tôi không còn mơ hồ nữa, nó đúng là một môn khoa học, hơn thế, lại là khoa học về con người, và học cách làm người!

TA. Trường PTTH Hà Nội _ Amsterdam
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nU*

Nói thì thế chứ ai mà biết được ở những trường khác thế nào....Đa số hs THCS đã không còn thích ngồi ngâm nga môn Văn rồi, không chỉ có mỗi vấn đề giảng dạy mà các văn bản học trên lớp chán cực kì càng đọc càng không hiểu sao nó đc đưa vào chương trình nữa
Có 20 thiên thần trên thế giới này, 10 đang ngủ say, 9 đang chơi đùa và 1 đang đọc phần signature này :D
Bạn có biết tại sao giữa các ngón tay của chúng ta có những khoảng cách ko? Câu trả lời giản dị lắm: Đó là để những khoảng trống trên tay bạn được lấp đầy bởi những ngón tay của tớ....
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trang2581991

Ai chiến thắng mà ko hề chiến bại
          Ai nên khôn mà chẳng dại một lần
                                    (Tố Hữu-Dậy mà đi )
Viết một bài văn bàn về thắng và bại, khôn và dại trong cuộc sống



Mọi người giúp em với
11.00
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 3 trang (27 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối