Trang trong tổng số 3 trang (27 bài viết)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Trần Hà Nam

VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Trên các diễn đàn (báo chí cũng như mạng internet) đang rộ lên những cuộc tranh luận về chương trình Văn, thậm chí có lúc đã biến thành cuộc đấu khẩu căng thẳng giữa một số cây bút phê bình và những người soạn sách. Trong một thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, các em học sinh bỗng đâm ra hoang mang khi thấy không biết nên tin vào ai nữa: các thầy giáo hay dư luận? Nhưng hình như chúng ta chưa bàn với nhau một vấn đề thật nghiêm túc: làm sao cho các em say mê học môn Văn?
Chương trình Văn đã có nhiều thay đổi, tính từ mốc cải cách giáo dục vào những năm 90 của thế kỷ XX. Nhưng hình như sau bao lần cải cách, cái nhìn, quan điểm về môn Văn vẫn chưa mấy thay đổi. Tôi chỉ xin nêu mấy ví dụ về sách giáo khoa môn Văn học ở cấp THPT:
1. Điểm bất hợp lý trong cách sắp xếp chương trình từ lớp 9 (THCS) đến lớp 10 (THPT) khi ở lớp dưới các em học không theo tiến trình lịch sử Văn học Việt Nam (phần văn học lãng mạn, văn học hiện thực và văn học yêu nước cách mạng trước 1945 được học ở lớp 8, trong khi lớp 9 lại quay lại với văn học trung đại). Còn lớp 10 lại lặp lại những tác giả Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. Có thể quan niệm sắp xếp chương trình như vậy là cho phù hợp trình độ tư duy của các em, nhưng làm vậy chẳng khác nào là để giáo viên cấp THPT phủ nhận vai trò của giáo viên dạy lớp 9 THCS (do yêu cầu ở mỗi cấp học khác nhau). Một điều lạ là hầu như các em đều rất lỗ mỗ, mơ hồ về những nội dung ở lớp 10 dù rằng các em vừa học xong ở lớp 9. Phải chăng, chúng ta thiếu đồng bộ, nhất quán trong quan điểm chỉ đạo giữa hai cấp học. Hay do ở lớp cuối cấp, các em được học theo kiểu luyện tủ để thi tốt nghiệp, cứ việc nhét kiến thức, còn sau đó thì phó mặc cho thầy cô cấp THPT? Tôi không muốn đổ thừa về trình độ hay kiến thức của các thầy cô cấp THCS nhưng rõ ràng có sự bất cập trong lượng kiến thức tiếp thu môn Văn giữa cấp THCS và THPT, thậm chí ngay ở lớp chuyên Văn các em nắm kiến thức rất mơ hồ, giáo viên THPT phải điều chỉnh gần như hoàn toàn về tư duy và phương pháp làm bài
2. Chúng ta có sự lệch pha giữa môn Văn và môn Sử (trước kia, theo tôi được biết có cách sắp xếp chung thành ban Văn – Sử - Triết ). Bằng chứng là hầu như năm nào dạy lớp 10 chúng tôi cũng gặp phải tình trạng học sinh sai kiến thức trầm trọng về văn học sử hay chỉ hỏi riêng phần bối cảnh lịch sử là lại có những câu trả lời như: Lê Lợi chiến thắng quân Minh hay Nguyễn Trãi  thay mặt Trần Hưng Đạo viết Bình Ngô Đại Cáo (?). Đó là sự thật đau lòng. Còn ở chương trình lớp 12, các em khi học phần Văn học 45 – 75 rất lúng túng khi diễn đạt ý nghĩa, giá trị của tác phẩm với hiện thực. Hỏi ra mới biết phần lịch sử các em chưa học tới. Tình trạng này làm cho các em học môn Văn như bơi trong lời giảng của thầy. Nếu thầy không khái quát hoàn cảnh lịch sử xã hội thì coi như mảng kiến thức đó bị bỏ trống. Các em không nắm được giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc... nên viết văn, trình bày lại kiến thức rất lúng túng. Nhiều khi chúng tôi dạy Văn phải làm việc lấn sân giáo viên Sử bởi không còn cách nào khác giúp các em thâm nhập vào tác phẩm nếu không làm vậy. Kết quả là rất mất thời gian trong khi giới hạn thời lượng tiết dạy không cho phép (phải chăng đó cũng là nguyên nhân đẻ ra tình trạng dạy thêm môn Văn?)
3. Trách nhiệm, lòng nhiệt tình của giáo viên dạy Văn cũng là một nhân tố tác động đến việc tiếp thu môn Văn của các em. Ở những thầy cô có kinh nghiệm, từng trải và say mê nghề nghiệp, vấn đề này đơn giản hơn so với đội ngũ giáo viên trẻ. Lượng kiến thức trong một bài giảng là yêu cầu tối thiểu nhưng bên cạnh đó còn cần đến chất lửa trong lời giảng của thầy cô. Nhiều học sinh chán học môn Văn bởi lẽ bài giảng của giáo viên chỉ đơn thuần là kiến thức sách vở, trong khi môn Văn luôn được coi là môn dạy người (Văn học là nhân học). Giữa nội dung môn Văn trong nhà trường với thực tế văn học ngoài cuộc sống đến nay đã có một độ chênh rất lớn. Dường như cả thầy và trò đến cấp THPT vẫn bị áp lực học để thi. Sau đó, khi các em ra trường, hầu như các em không mấy ai vận dụng những điều được giảng để áp dụng vào cuộc sống, hay đôi khi lại có tình trạng phê phán ngược trở lại thầy cô. Hiện tượng xuất hiện một số cây bút trẻ mà lứa tuổi của họ khoảng 20 – 25 phải chăng là hậu quả của việc nhồi nhét kiến thức nên họ muốn bứt phá, muốn tìm một tiếng nói riêng (có người gọi đó là tâm lý “nổi loạn”). Bên cạnh đó, hàng ngày các em mê mẩn hát theo những giọng ca thần tượng “Con trai yêu nhau chỉ vài ngày, để rồi sau đó nói bye bye...” rồi ngồi ngáp vặt nghe lời ca dao “bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen” cô giáo giảng về lòng chung thuỷ. Các em có thể kể vanh vách về các “siêu sao nhạc Pop”, tiểu sử ca sĩ nhưng ấp úng như hột thị khi bị dò bài về tiểu sử Nguyễn Trãi... Rõ ràng, tác động của xã hội hiện đại không phải nhỏ nhưng các em vẫn phải học và làm bài Văn theo kiểu cũ. Giáo dục phải đón đầu sự phát triển nhưng dường như môn Văn cứ lạc hậu dần, chưa có một bài giảng nào giúp các em nhận chân những giá trị, chuẩn mực cần phải có trong xã hội hiện đại. Môn Giáo dục Công dân có thể làm điều này, nhưng còn Văn thì dường như bị thả nổi.
Hiện nay lại chuẩn bị cho phân ban. Liệu môn Văn có gì mới chăng? Hay cứ lạch bạch đi sau? Và sẽ có bao nhiêu phần trăm các em theo ban Khoa học Xã hội, trong khi hiện nay đầu vào Đại học cũng như chế độ chính sách cho các ngành Khoa học xã hội quá hạn hẹp. Hầu như có đến 90% các em học giỏi chọn Khoa học Tự nhiên hay nếu chọn KHXH thì sẽ chọn khối D – Anh Văn. Văn chương đi về đâu?
     Quy Nhơn , tháng 9 năm 2003
        TRƯƠNG YẾN THANH
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

thơ văn

Theo em thì môn Văn ở PT khá hay và lí thú đó ạ! Ở đây chúng em được tiếp xúc với khá nhiều tác phẩm, cả trong nước và ngoài nước. Mà môn văn thì nhiều người nói rằng đó là môn khơi gợi tình cảm nhân văn, những tình cảm yêu thương của mỗi con người, em nghĩ môn văn của PT đã làm được điều đó. Không biết mọi người nghĩ sao chứ thật sự em rất khoái môn Văn của PT!
23.50
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trang2581991

Cảm nhận của anh chị về giá trị chủa tình thương trong cuọc sống hiện đại ngày nay
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trang2581991

em vít trong bài : em nêu lên những mảnh đời bất hạnh như trẻ em mồ côi những đứa bé bị chất độc màu da cam ,roài nêu lên những nhà hảo tâm dc ko ạ'
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Cái này ngày xưa học gọi là văn Phát biểu cảm nghĩ à? :-?

Anh nghĩ đề bài này rộng lắm, cái trên của em chỉ là một ví dụ được thôi. Còn tình thương thì có rất nhiều loại mà.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Em Trang à,
Đúng, đây là một đề bài rất rộng. Nhưng em vẫn có thể viết khoanh vùng được. Ví dụ, em có thể xây dựng dàn ý đề bài theo kiểu.. Phần đầu nói về ý của mình (lý thuyết) và phần 2, để chứng minh, em lấy một tác phẩm văn học hoặc 1 tác giả có những tác phẩm trực tiếp đả động nhiều đến "tình thương" ấy.. để làm minh họa. Cuối cùng, cái ý mà em nói, chỉ là những liên hệ sau cùng.

1. Trước hết, em phải định nghĩa được:
- Thế nào là tình thương? (Theo em?)
- Tình thương có những khía cạnh nào? (Thương yêu người với người - chạnh lòng khi thấy cảnh thương tâm, thông cảm với nói đau của đồng loại, căm thù cái xấu cũng là 1 khía cạnh của tình thương, muốn chia sẻ, muốn dùng sức mình làm điều tốt cho mọi người...., thương yêu loài vật, thương yêu quê hương đất nước.. vân vân) - Rất rộng, nhưng tuỳ em khai thác, có thể gói gọn trong mấy ý đầu mà chị vừa nêu cũng đủ - nó tương tự như khi nói về lòng nhân đạo vậy)
- Tình thương ấy thể hiện như thế nào? (những suy nghĩ, những hành động...?)
Tất cả những điều trên, em đều có thể dùng tác phẩm văn học chứng minh (tác phẩm VH có thể lấy cả đông tây kim cổ, không nhất thiết là hiện đại. Ví dụ những tác phẩm của Nguyễn Du.. thấm đẫm tình thương con người, chị nhớ hồi xưa được học nhiều bài của Nguyễn Du, em có thể tìm trên Thi Viện). Còn không, em có thể viết những câu chuyện thực mà em chứng kiến.

2. Nói về "cuộc sống hiện đại"
Tại sao đề bài lại nêu "cuộc sống hiện đại" nằm trong tương quan so sánh với Giá trị của tình thương? Phải chăng người ra đề muốn nhấn mạnh rằng hiện nay, một số những giá trị nhân bản như thế đã bị hao mòn đi, bị mất mát đi nhiều trong tâm thức những con người sống ở xã hội hiện đại?
Vậy, nếu em không nghĩ như thế, em hãy phân tích... ở cuộc sống hiện đại, cụ thể là cuộc sống của các em bây giờ, "tình thương" ấy có thể thể hiện như thế nào?
- Xã hội hiện đại có đặc điểm gì? (về cuộc sống, tốc độ sống, tính chất con người trong XH hiện đại có gì khác với xã hội xưa...)
- Nhưng, những điểm chung của xã hội - cho dù là hiện đại hay là không hiện đại - vẫn là những gì? (Bản chất con người hướng tới những điều tốt đẹp hơn, những giá trị tinh thần quan trọng như tình yêu, tình mẫu tử, tình bạn... vẫn là bất biến ---> mà những cái đó là gốc của tình thương...)
- Từ đó em chứng minh, trong xã hội hiện đại ta không thể coi nhẹ giá trị của tình thương, nó là gốc để xã hội phát triển tốt đẹp hơn.
- Em có thể lấy ví dụ những bài thơ, trong đó có nói về tình thương này. Gấp quá chị chưa nghĩ ra nên lấy bài thơ nào, nhưng chị nhớ 1 bài thơ của 1 bạn nhỏ cùng trường chị, viết rất xúc động khi thấy cảnh một cô bé ăn mày đang hát. Chỉ là một niềm xúc động thôi cũng đã nói lên "tình thương" rồi. Khi người ta không biết xúc động trước những cảnh đó nữa, thì lúc ấy, tình thương đã không còn.
Chị chép vào đây cho em bài đó nhé:

VŨ DUY HƯNG
học sinh lớp 10

TIẾNG HÁT NGƯỜI ĂN MÀY

Có cô bé ăn mày
Hát rong trên đường phố
Cô bác người qua chợ
Cũng đứng lại lắng nghe

Cô bé hát say sưa
Quên phận mình hành khuất
Mải mê em hát mãi
Bài hát người ăn mày

Bài hát nghe rất hay
Mà tôi đành lảng tránh
Tôi không dám đưa gì
Sợ lòng em chợt thức...

3. Em mới lấy ví dụ những điều em định nói. Song theo chị, hãy bắt đầu từ những cái nhỏ hơn, đừng vội nhắc đến các nhà hảo tâm.
Ví dụ, phong trào hiến máu..., phong trào mùa hè xanh của sinh viên.. những cái này em biết hơn chị. Nói đến những điều mà lứa tuổi bọn em đã muốn làm, đã làm để chia sẻ với những cảnh đời ít may mắn hơn em.

...

4. Kết luận

Tình thương là một khía cạnh tình cảm rất rộng của con người. Nó là lòng nhân đạo, là cái gốc để hình thành nên phong cách sống của một con người, là cái gốc để làm nên một xã hội có tình người, một xã hội tốt đẹp mà nhiều người chúng ta vẫn mơ ước.
Với xã hội hiện đại và những con người hiện đại, "tình thương" vẫn giữ nguyên những giá trị mà nó đã có trong xã hội xưa. Chỉ có thể, nó được thể hiện khác hơn, nó phải được thể hiện mang tính tích cực hơn. Ví như Nguyễn Du chạnh lòng thương người ăn mày, nhưng ông không thể làm gì để cuộc sống người ấy tốt hơn. Còn các em, trong xã hội mới, các em có thể thương, và còn có thể biến tình thưong ấy thành những hành động... Ví dụ thế...


Em bắt chị trả lời nhanh quá, chưa kịp nghĩ kỹ, nhưng mà, hy vọng cũng gợi cho em được những ý gì hay ho hơn.
:)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Theo em thấy thì bây giờ sách giáo khoa môn nào cũng có khuyết điểm của nó. COi vậy chứ môn Văn lại là một torng những môn có sách giáo khoa khá nhất đó.

Tuy nhiên, theo em, tại sao lại không cho vào chương trình một số bài thơ, hay câu chuyện sáng tác torng thời gian gần đây để nó gần gũi hơn với học sinh chúng em?
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

sabina_mller

Sabina nghĩ, ngoài nhữg vấn đề bất cập về chương trình, thì còn lại vẫn là yếu tố con người. VN hay trọng môn toán hơn môn văn, hay chí ít ngày xưa Sabina đi học các bạn đều trọng toán hơn. Thứ hai, thầy cô cũng bất cập trong việc giảng dạy. Thầy cô bảo hay thì mình khg đc nói nó dở. Theo ý các thầy cô thì các bài đưa vào chương trình giảng dạy đều hay cả. Nhưng cảm thụ của mỗi học sinh mỗi khác, bàn tay có ngón dài, ngón ngắn, cảm thụ của học trò cũng thế, có bài thích, có bài khg thích. Có ai trong chúng ta dám phát biểu rằng tất cả các bài thơ văn trong chương trình phổ thông mình đều thích cả? Chắc là khg có nhiều người! Thành ra, đã khg thích thì khg thể phân tích khen lời văn hay, vần thơ đẹp đc! Mà thử hỏi, trong bài luận mà chê bài thơ thì đc mấy điểm? Thành ra, vì điểm số, cuối cùng phải viết thành hay, thành đẹp, mà chưa chắc mỗi học sinh viết những dòng ấy đều cảm thụ đc hết cái hay cái đẹp của vần thơ, câu văn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Chị thì nghĩ thế này.

Văn là người. Học văn là học để thành người, chứ không để dành điểm số. Với môn Văn trong trường Phổ thông, về chuyện chương trình thì chị không nói, chị chỉ nói về mục đích của việc học Văn trong trường PT theo thiển ý của chị:

- Môn Văn được đặt ra nhằm giúp các em luyện ngôn ngữ viết. Thế mới gọi là "tập làm văn" khi em còn bé ấy. Làm sao cho các em biết cách diễn đạt ý của mình trôi trảy, nhuần nhuyễn, để người khác hiểu được. Ví như viết thư, viết được ý tưởng của mình, biết hỏi han người nhận thư, biết truyền đạt thông tin gãy gọn, dễ hiểu.

- Môn Văn giúp cho các em đi vào thế giới Văn Thơ một cách có hệ thống, là bước đầu mở ra con đường đến với kho tàng quá đồ sộ của nền Văn Học VN và Thế giới. Các thày cô khái quát cho em thế giới ấy, hướng dẫn các em cách nhìn nhận một tác phẩm văn học dưới góc độ khoa học chứ không chỉ là cảm nhận chủ quan. Điều này rất cần thiết, giúp cho em biết cách tiếp cận tác phẩm một cách người lớn hơn, không đơn giản chỉ nói "thích, không thích"
Ở đây, chuyện bắt buộc các em thích hay ko thích, theo chị là không nên có, và không hề có. Nếu gặp một thày giáo dạy Văn giỏi, các em sẽ thấy, thày gợi ý chứ không ép trò phải nghĩ như vậy. Việc gợi ý, gợi mở của Thày rất cần thiết. Chúng ta học cách giải Tóan, học cách chứng minh các định lý của các môn tự nhiên thì cũng ta cũng cần học cách nhìn thấy cái đặc biệt, cái hay và cả cái dở của một tác phẩm. Học - chứ không phải là chép, là nói theo như một con vẹt.

Từ những cái "học' được ấy, ra đời, em đến với một tác phẩm, em có thể tự tin nói lên ý kiến của mình, hay chỗ nào, dở chỗ nào. Em có được cách nhìn rõ ràng và hệ thống, nhìn nhận tác phẩm một cách khoa học - đó là nhờ môn Văn ở phổ thông!

- Môn Văn ở Phổ thông.. đôi khi còn như là một cách bắt buộc ta phải đọc, phải để ý đến một số tác phẩm nhất đinh, mà, nếu không có môn Văn, đôi khi nhiều người trong chúng ta không muốn ngó vào, đơn giản là không thấy cần thiết, không biết, hoặc không có thời gian.
Vô hình trung, môn Văn đã cho ta một điều lợi mà ta không cảm nhận hết được. Sau này, khi đã lớn lên, em mới thấy thấm thía những kiến thức mình thu nhặt được ở trường PT, tuy ít ỏi nhưng cũng quan trọng đến nhường nào!
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

sabina_mller

Chị HXT ơi, em đồng ý với chị học Văn là học làm người, nó khg chỉ đơn thuần là 1 môn học, nó dạy cho mình hướng thiện, tâm hồn cao đẹp hơn, cảm thụ văn học, truyền tải ý tưởng, những điều này em đồng ý với chị hoàn toàn.

Nhưng hiện trạng thầy cô bắt ép học sinh cảm nhận bài thơ/văn là có thực ạ. Em chẳng biết thời chị đi học làm sao, chứ thời em nó thế. Em xin kể lại câu chuyện thời đi học của em. Năm học lớp 9, cô giáo dạy Văn ban đầu thả lỏng lắm, vì cô nghĩ lớp em khá (vì lớp em là lớp đầu khối). Sau kì thi học kì, điểm văn của lớp em thấp hơn điểm văn của lớp bên cạnh, vì cô giáo dạy văn lớp bên cạnh bắt học trò học thuộc lòng bài giảng như là học thuộc lòng sinh, sử, địa vậy. Cô giáo em than phiền về điểm số, và thế là từ đó cô cũng bắt cả lới học thuộc bài giảng như cô giáo lớp bên cạnh. Đứa nào mà chẳng phải trả bài cho cô, khg thuộc thì cô báo cho cô giáo chủ nhiệm, cô giáo chủ nhiệm lại báo về cho phụ huynh, đứa nào mà chẳng sợ bị như thế. Thế là đứa nào cũng học bài như 1 con vẹt. Thậm chí, ngày cuối cùng trước kì thi tốt nghiệp, lúc đó các phòng học trong trường niêm phong hết cả rồi, để cho hôm sau thi tốt nghiệp, cô giáo chủ nhiệm lớp em vẫn bắt cả lớp đến trả bài văn, đứa nào học thuộc xong thì cô mới đưa phiếu báo danh cho hôm sau đi thi. Hôm đó, cả lớp em từ sáng đến chiều lê la hết ghế đá này đến ghế đá khác trong sân trường, chia ra mà ngồi học bài để cô đưa giấy đặng còn về sớm mà nghỉ ngơi, lấy sức cho ngày hôm sau đi thi.

Còn khi học lớp 12, trường em khi thi học kì thì trộn chung các lớp lại, chia phòng như khi thi tốt nghiệp. Nhỏ bạn em chơi thân học lớp khác, em biết cảm thụ văn của nó khá hơn em, mấy môn xã hội nó cũng khá hơn em, em chỉ hơn nó mấy môn tự nhiên. Thế mà, khi cô giáo dạy em chấm điểm phòng thi em thì các bạn lớp khác khg học cô, bao gồm nhỏ bạn em điểm khg cao, thậm chí nhỏ bạn em điểm còn thấp hơn em. Cứ đứa nào học cô, phân tích bài thơ/văn theo hướng dẫn mà cô dạy trong lớp thì điểm cao, còn khg thì điểm thấp.

Bây giờ, cứ thử hỏi 1 em học phổ thông, chọn lấy 1 bài, chỉ ra những chỗ khg hay của bài thơ ấy, em đảm bảo là bài văn đó điểm khg cao, có khi còn bị dưới trung bình ấy chứ.

Em, chị, hay những ai đã từng đi học thì bây giờ lớn, nhìn nhận việc học theo khía cạnh khác, học là để lấy kiến thức, học để làm người có văn hoá... Chứ thử hỏi, cái thời mà chúng ta đi học, ai trong chúng ta mà chẳng chạy theo điểm số? Sở dĩ ai cũng thế, vì cả xã hội nó thế, ta là 1 phần tử trong đó cũng khg tránh khỏi đc. Người người chạy theo điểm số, nhà nhà chạy theo điểm số, bố mẹ thấy con điểm kém thì la mắng mà khg hỏi tại sao điểm kém, thầy cô thấy học trò mình điểm kém thì sợ thành tích lớp mình kém hơn lớp người khác nên cũng dồn ép học trò học, kể cả học vẹt cốt là điểm cao hơn lớp bên cạnh để có thành tích khi báo cáo với ban giám hiệu nhà trường. 10 trường thì hết 7,8 trường như thế, thử hỏi học trò có thể nào tránh đc cái qui luật chạy theo điểm số ấy!
15.00
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 3 trang (27 bài viết)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối