Về mặt văn bản còn ghi nhận được, có thể tạm coi thơ Trung Quốc bắt đầu từ “Kinh thi”, được coi là do Khổng Tử (551 tr.CN - 479 tr.CN) san định từ những bài ca dao thời đó. Tiếp theo xuất hiện “Ly tao”, “Cửu ca”,... của Khuất Nguyên (340 tr.CN - 278 tr.CN) đã mở đường cho lối Sở từ (cũng còn được gọi là Ly tao thể). Đây là hai nguồn gốc cơ bản, những thi nhân về sau dựa vào đây và từng bước phát triển hình thành nên toàn bộ thơ ca Trung Quốc về sau. Đặc trưng của những bài trong “Kinh thi” chủ yếu là tứ ngôn, còn lối Sở từ thì dùng các liên từ “chi” 之, “hề” 兮 trong câu (vd Ly tao: “Đế Cao Dương chi miêu duệ hề”), và cũng góp phần vào sự hình thành của thể thơ ngũ ngôn và thất ngôn về sau.

Ví dụ một số bài theo lối Sở từ:
“Cai Hạ ca” của Hạng Tịch (Hạng Vũ): https://www.thivien.net/H...em-o7G43zwRdWGQr-9eoBDSYA
“Đại phong ca” của Lưu Bang (Hán Cao Tổ): https://www.thivien.net/L...em-7Q0xd-VO6hgV_IPFB10-7w
“Thu phong từ” của Lưu Triệt (Hán Vũ Đế): https://www.thivien.net/L...em-Xo0awO6iO9ukTpQ2tXGnWA

Đến đời Hán (206 tr.CN - 220), có một cơ quan chuyên trách việc sưu tập các bài dân ca cho cung đình gọi là nhạc phủ. Đặc điểm của các bài dân ca này là nội dung hiện thực, thông tục, chất phác, và hình thức lấy ngũ ngôn làm chủ đạo, và có thể ca được (vì là dân ca). Những bài dân ca được sưu tập này được người đời sau gọi là nhạc phủ dân ca đời Hán (Hán nhạc phủ dân ca).

Ví dụ một số bài nhạc phủ dân ca đời Hán:
“Sinh niên bất mãn bách”: https://www.thivien.net/K...em-ZLFr9CJr0fBbL3alBCvMSA
“Trường ca hành”: https://www.thivien.net/K...em-OfWLdeWKh_Nq-jRTysdeqA
“Mãnh hổ hành”: https://www.thivien.net/K...em-1FxXonLsvKysVlWEHnCByg
“Bi ca”: https://www.thivien.net/K...em-nz_-izTtlnDZ1Y0c5IM3OQ

Nhiều tác gia đời Hán cũng dựa vào phong cách của các bài nhạc phủ này để sáng tác (tức là những bài nhạc phủ “chính tông” đời Hán):
“Oán ca hành” của Ban Tiệp Dư: https://www.thivien.net/B...or-8jB94Edezk5iWUk7_0RQsw
“Giai nhân ca” của Lý Diên Niên: https://www.thivien.net/L...or-hcrRzsxpWnVU7pmPv8so3A
“Bạch đầu ngâm” của Trác Văn Quân: https://www.thivien.net/T...or-kBdgVic3JnKgw1IGHv_v2g

Các bài nhạc phủ đời Hán có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành các thể thơ về sau. Đến cuối đời Hán, xuất hiện 19 bài thơ tiêu biểu đánh dấu việc thơ ngũ ngôn đã trở nên thuần thục (gọi chung là “Cổ thi thập cửu thủ”), những bài thơ này đều khuyết danh, trong đó tiếp thu rất nhiều đặc điểm của nhạc phủ dân ca đời Hán, và được coi là phỏng theo thơ của Tô VũLý Lăng đời Tây Hán.

Đây là 2 trong số 19 bài này:
“Hành hành trùng hành hành”: https://www.thivien.net/K...em-QojIQ2ykDTEG_T-KVp9flA
“Điều điều Khiên Ngưu tinh”: https://www.thivien.net/K...em-CUd7SgwOEC1p92vKQs6WbA

Về diễn biến của bản thân thể loại nhạc phủ, thì về sau xuất hiện 2 khuynh hướng lớn:
- Khuynh hướng thứ nhất gọi là “Cổ đề nhạc phủ” (hay “Cựu đề nhạc phủ”), là những bài thơ lấy tựa đề từ các bài nhạc phủ đời Hán nhưng đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức (nghĩa là “bình cũ rượu mới”), ví dụ:
“Giới lộ hành” của Tào Tháo: https://www.thivien.net/T...or-eKAWfrr_7bNBR5FBbe19qg
“Bộ xuất Hạ Môn hành” của Tào Tháo: https://www.thivien.net/T...em-t_B39s2D6aNzMBgMzGcx4whttps://www.thivien.net/T...em-BLjjD9bNuOVXTjEwo4PDHQ
“Tòng quân hành của” Dương Quýnh: https://www.thivien.net/D...em-5QO3Aqm4iu37_XSWPHCb1w
“Thục đạo nan” của Lý Bạch: https://www.thivien.net/L...em-vwkwYNzCnKHaayHMN3KvlQ
“Tương tiến tửu” của Lý Bạch: https://www.thivien.net/L...em-2SOZi2_E9ZMjy3mQn1w89A
Đặc điểm của những bài này là tuy lấy tựa đề từ nhạc phủ, nhưng mang nội dung hoàn toàn mới (ví dụ bài “Giới lộ hành” của Tào Tháo), hoặc nội dung chỉ có liên quan nhất định (như bài “Tòng quân hành” của Dương Quýnh về việc quân đội), mà chỉ mô phỏng phong cách, thủ pháp, tăng thêm sắc thái cá nhân và đề cao nghệ thuật. Trong “Cổ đề nhạc phủ” đã bắt đầu xuất hiện những bài thất ngôn, với bài đầu tiên được ghi nhận là “Yên ca hành” của Tào Phi. Đến thời Tề, Lương đời Nam Triều, Bão Chiếu đã có những đóng góp rất lớn, trong đó có 18 bài “Nghĩ hành lộ nan”.
Nhạc phủ vốn có thể ca được, nhưng những bài nhạc phủ thất ngôn hầu hết chỉ có thể ngâm vì câu dài hơn. Bài thơ cũng có thể rất dài, vần có thể chuyển tự do từng đoạn, hoặc xuyên suốt toàn bài. Hình thức lưu chuyển thông suốt, linh hoạt, khí thế khoáng đạt, có thể xen kẽ những câu tạp ngôn, khi ngâm có lúc lên lúc xuống, nên được gọi là thể “Ca hành” (hay thể Hành).

- Khuynh hướng thứ hai gọi là “Tân nhạc phủ”, bao gồm những bài thơ phỏng theo nhạc phủ ở góc độ phản ánh hiện thực xã hội từ quan điểm cuộc sống bình dị, thông tục, biểu thị cuộc sống và nỗi thống khổ của những người dân thường. Còn về hình thức thì những bài này so với thơ ngũ ngôn cổ thể không có gì khác biệt, cũng không lấy đề mục từ nhạc phủ. Ngay từ đời cuối đời Hán đã có Tào Thực sáng tác một số bài theo thể loại này:
“Mỹ nữ thiên”: https://www.thivien.net/T...em-lKtDNL4jbo-VnjfgpfrXFg
“Bạch mã thiên”: https://www.thivien.net/T...em-oSthyVZhlPv9W5-6_rEP8g
“Hu ta thiên”: https://www.thivien.net/T...em-rDf__wZdueEHFMPIHmoCSg
Tới đời Thịnh Đường, Đỗ Phủ đã viết rất nhiều bài theo khuynh hướng này trong thời kỳ xảy ra loạn An Lộc Sơn, như:
“Binh xa hành”: https://www.thivien.net/%...em-MvIfk3uwGuMtJiglF2Flng
Tam lại: (1) https://www.thivien.net/%...em-l-NINz3JTJVTCX2aN0HlSQ (2) https://www.thivien.net/%...em-Qi1k7Fg0H60W9XhHpHwNrA (3) https://www.thivien.net/%...em-3zSwT8YjZ9808NJaf4G9wA
Tam biệt: (1) https://www.thivien.net/%...em-mmPw1MZmtgbKEg6cv2Vw1A (2) https://www.thivien.net/%...em-nCBvIN8amwPAFH9naL5zdQ (3) https://www.thivien.net/%...em-Lmk1srGEtNuIi0hYAVvAPA
Ngoài ra cũng có một số thi gia khác đời Thịnh Đường tiếp nối như Nguyên Kết, Cố Huống:
“Bần phụ từ” (Nguyên Kết): https://www.thivien.net/N...em-MIkdThbbjsynmO5tj374tw
Tuy nhiên, đến đời Trung Đường, Bạch Cư Dị cùng với Nguyên Chẩn là những thi nhân theo phái hiện thực, dùng thơ phản ánh sự thối nát của xã hội, hòng mong cải tạo giai cấp thống trị, mới là người đề xướng trào lưu “Tân nhạc phủ”:
“Mại thán ông” (Đỗ Phủ): https://www.thivien.net/B...em-QxjelI7Fg2cw6NJQFsZzKA
“Tân Phong chiết tý ông” (Đỗ Phủ): https://www.thivien.net/B...em-KtBm_SbkVga0HsQGBtpOwA
“Đỗ Lăng tẩu” (Đỗ Phủ): https://www.thivien.net/B...em-tcnL8XADyekgKbqRtyOLyA

- Ngoài ra, cũng có những bài thơ lấy phong cách bình dị, chất phác từ nhạc phủ đời Hán nhưng hàm chứa nội dung trữ tình (khác với “Tân nhạc phủ), về hình thức không khác gì thơ ngũ ngôn cổ thể, và cũng không lấy đề mục từ nhạc phủ (khác với “Cổ nhạc phủ”). Điển hình là chùm 58 bài thơ “Cổ phong” của Lý Bạch: https://www.thivien.net/s...thor=l%C3%BD+b%E1%BA%A1ch

Vì đời Sơ Đường xuất hiện thơ cách luật (tức thơ luật, thơ cận thể, kim thể hay Đường luật), nên thể ca hành thất ngôn phát triển tới đời Sơ Đường cũng xuất hiện hai khuynh hướng. Một khuynh hướng vận dụng cú pháp và thủ pháp của thơ luật, ngôn từ diễm lệ và phong cách lãng mạn vào thơ cổ thể, gọi là “Thất ngôn ca hành thể”. Khuynh hướng còn lại né tránh những cú pháp và thủ pháp này, gọi là “Thất ngôn cổ thể”, vẫn như những bài ca hành đời trước.

“Thất ngôn ca hành thể” còn được gọi là “Sơ Đường thể”, tiểu biểu một số bài như:
“Đế kinh thiên” của Lạc Tân Vương: https://www.thivien.net/L...or-jvbfrjspi2Y6S8b3jeqzpA
“Xuân giang hoa nguyệt dạ” của Trương Nhược Hư: https://www.thivien.net/T...em-Ig1Xj0OA8zR8Kmy66SA-FQ
đến đời Thịnh Đường có:
“Yên ca hành” của Cao Thích: https://www.thivien.net/C...em-OfaWWw-KGC1o9UcQz3Jy1g
“Bạch tuyết ca tống Vũ Phán quan quy kinh” của Sầm Tham: https://www.thivien.net/S...em-6cYWLQesK-1k0z0R4lQAWw
“Tẩu Mã xuyên hành, phụng tống Phong đại phu tây chinh” của Sầm Tham: https://www.thivien.net/S...em-7hqLA0Ho--ieNKoIH-qXmA
đời Trung Đường có Bạch Cư Dị với:
“Tỳ bà hành”: https://www.thivien.net/B...em-7Jx-9zMDy2CyYi7fIk3zRA
“Trường hận ca”: https://www.thivien.net/B...em-NNj51-ebZyApj8ndjN6_VQ
Thậm chí đến Ngô Vĩ Nghiệp đời Thanh cũng có những trước tác trứ danh theo “Thất ngôn ca hành thể” như: Viên Viên khúc, Vịnh hoạ quan từ, Tiêu Sử thanh môn khúc, Thính nữ đạo sĩ biện ngọc kinh đàn cầm,...
“Viên Viên khúc”: https://www.thivien.net/N...em-33CduH4NfT9ibV757snSEw

Mặt khác, một số thi nhân như Đỗ Phủ, Hàn Dũ,... lại chủ trương tránh áp dụng thủ pháp và cú pháp của luật thi vào thơ cổ thể, vẫn dùng ngôn ngữ chất phác phản ánh hiện thực xã hội cùng tình cảm trầm uất, sử dụng nhiều tản cú. Các bài như:
“Mao ốc vị thu phong sở phá ca” (Đỗ Phủ): https://www.thivien.net/%...em-j4UAOMEqMgeNDayunsRjYA
“Thạch cổ ca” (Hàn Dũ): https://www.thivien.net/H...em-SQLcZneUoty6Zn7UCfgM4Q
“Hữu sở tư” (Lô Đồng): https://www.thivien.net/L...or-u9rcZBkvQdaFAifcr_6CMA
“Tẩu bút tạ Mạnh gián nghị ký tân trà” (Lô Đồng): https://www.thivien.net/L...em-cwd22cTED0FtlMGOAisk5w
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.