Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [44] [45] [46] [47] [48] [49] [50] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Những báu vật sống bị lãng quên



SGTT.VN - Mấy bữa nay, nghe xôn xao chuyện đề cử “bảo vật quốc gia”, chạnh nghĩ tới những báu vật văn hoá “sống” khác, được người đời tôn xưng là “báu vật” chẳng cần qua xét duyệt, thế mà bị lãng quên. Ai không tin, vào Google gõ chữ Hà Thị Cầu mà xem. Không một bài báo nào viết về nghệ nhân Hà Thị Cầu lại không nhắc tới gia cảnh của “người hát xẩm cuối cùng”.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=194120
Nghệ nhân Hà Thị Cầu. Ảnh: Trần Việt Đức



Cuộc đời bà đầy những truân chuyên. Giai đoạn xẩm bị thờ ơ, hắt hủi, biết bao nghệ nhân gạo cội cũng phải vót tăm, bện chổi kiếm sống đã đành. Tới lúc xẩm được khôi phục lại, được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, bà vẫn lầm lũi sống trong căn nhà rách nát chẳng có lấy một thứ gì lành lặn, chứ chưa nói là đáng giá. Ngay đến cây đàn nhị bà luôn giữ bên mình cho đến phút cuối đời cũng không phải là một “cổ vật” nhiều giá trị. Có lúc, “trên” mượn cây đàn ấy đem đi trưng bày, ngày ngày bà lấy vỏ lon bia ra cò cưa thay cho cây đàn duy nhất. Nói về cái sự nghèo, thì nghèo đến thế là cùng!

Bà được gọi là “báu vật sống”, chẳng một ai thắc mắc. Bởi chắc chắn, riêng về xẩm, bây giờ và cả sau này, không có một báu vật thứ hai. Chẳng ai có thể ngờ, báu vật sống ấy lại trải qua những năm tháng tuổi già trong đói nghèo. Và nghèo đến mức, phóng viên nào viết bài về nghệ nhân Hà Thị Cầu cũng cố ý một đôi dòng nhắc đến gia cảnh. Báo phản ánh nhiều như vậy, nhưng những người có khả năng thay đổi cuộc sống của bà có để tâm chăng?

Từ câu chuyện “báu vật” Hà Thị Cầu, chợt nhớ tới một báu vật của nghệ thuật ca trù: Phó Thị Kim Đức. Cuộc đời của nghệ nhân Phó Thị Kim Đức cơ cực, nhọc nhằn chẳng kém nghệ nhân Hà Thị Cầu, bởi ca trù cũng từng trải qua một thời gian dài ngưng hoạt động. Bà Đức may mắn hơn bà Cầu ở chỗ, con cái đều thành đạt, hết lòng phụng dưỡng mẹ già. Thế nhưng, nếu không có những mạnh thường quân âm thầm giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần trong hàng chục năm qua, phần vì mê ca trù, phần vì trọng cái tài, cái đức của bà, thì đào nương cuối cùng còn lại của giáo phường Khâm Thiên đã không thể hoàn thành giáo án đầu tiên và duy nhất về ca trù, để những tinh tuý của nghệ thuật ca trù còn được lưu giữ cho đến mai này. Điều đáng nói, những mạnh thường quân ấy lại là những người ngoại đạo với ca trù.

Cũng như xẩm, ca trù đã được UNESCO công nhận di sản văn hoá thế giới. Cũng như những nghệ nhân đeo đuổi đến cùng để gìn giữ những giá trị văn hoá truyền thống, đã không được vinh danh, lại còn chết trong nghèo khó như thân phận người hát xẩm Hà Thị Cầu, mà đến giờ tưởng chuyện này chỉ xảy ra thời phong kiến. Bà Cầu không phải là một mà còn rất nhiều những nghệ nhân khác hiện nay, chỉ vì những vướng mắc cơ chế mang tính chủ quan do người làm luật không rõ ràng, đã đẩy rất nhiều những “giá trị sống” lây lất trên cõi đời vốn đã vô thường nay còn cơ khổ hơn. Điều này nếu xảy ra từ thế kỷ trước còn có lý do để biện minh, nhưng nay thế kỷ 21 rồi, lại đã có biết bao chủ trương trọng người hiền tài, đãi ngộ chí sĩ, khôi phục và phát triển văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc v.v. thậm chí đã được đưa vào nghị quyết, nhưng thực hiện thế nào thì chỉ cần nhìn thân phận những người nghệ sĩ, nghệ nhân thực thụ đã được đối xử ra sao, mới thấu.

Lẽ nào, người ta cần một tấm bằng công nhận “di sản văn hoá thế giới” chỉ để làm sang?

Hương Lan


GS.TS Tô Ngọc Thanh, chủ tịch hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam: Chúng ta chỉ có cách chờ đợi…

Từ cách đây rất lâu, chúng tôi đã đề nghị lên trên về việc hỗ trợ cho các cụ nghệ nhân dân gian cao tuổi mỗi tháng một khoản tiền và mỗi cụ một thẻ bảo hiểm y tế. Nhưng, cho đến nay vẫn chưa thấy một bộ nào trả lời. Nên, có lẽ, chúng ta vẫn phải tiếp tục chờ đợi.

Với cụ Hà Thị Cầu, một nghệ nhân có cuộc sống cực kỳ khó khăn, dù rất thương cụ, nhưng những khi trái gió trở trời, tôi chỉ có thể đến thăm nom, giúp đỡ cụ một phần nhỏ nào đó trong khả năng cá nhân. Còn về phía hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, dù có muốn được đỡ đần cụ, cũng không thể, vì chưa có quy chế.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bảo tàng 11 ngàn tỷ: Nghi ngại vỏ "khủng"mà thiếu ruột



Bộ Xây dựng đã có tờ trình gửi Bộ Kế hoạch & Đầu tư đề nghị thẩm định dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Theo lý giải của "người trong cuộc", đây sẽ là "siêu bảo tàng" lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, giới chuyên gia tỏ ra lo ngại về việc công trình này có thể giẫm vào vết xe đổ của những bảo tàng đi trước.

Theo dự kiến, công trình Bảo tàng Lịch sự quốc gia lớn nhất Việt Nam được xây dựng tại khu đô thị mới Tây Hồ Tây (Từ Liêm, Hà Nội), với diện tích khoảng 10 ha, vốn đầu tư dự kiến khoảng 11.277 tỷ đồng.

Làm bảo tàng theo quy trình ngược
Theo nhìn nhận của giới chuyên gia, chủ trương xây dựng bảo tàng mang tầm cỡ quốc gia là đúng. Nó là tấm gương phản chiếu tương đối trọn vẹn lịch sử dân tộc cho nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế. Tuy nhiên con số hơn 11.277 tỷ đồng (tương đương hơn 500 triệu USD) là số tiền lớn. Trong khi kinh tế trong nước đang gặp khó khăn thì khoản chi này chưa hợp lý. Hơn nữa, chúng ta đã có những bài học đau xót khi làm theo quy trình ngược, cứ xây xong rồi vận hành còn các cổ vật trưng bày tính sau. Điển hình như sự lãng phí ở Bảo tàng Hà Nội với số tiền hơn 2.300 tỷ đồng hiện vẫn chưa khai thác hết cũng như quản lý hiệu quả.

http://xmedia.nguoiduatin.vn/public/data/images/Bandocviet/1113/nguoiduatin-Anh1.jpg
Mô hình Bảo tàng Lịch sử quốc gia.



Trao đổi với PV báo Người đưa tin, ông Chu Đức Tính, giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh cho rằng: "Tôi được biết, dự án Bảo tàng lịch sử quốc gia được thiết kế rất hoành tráng, bài bản. Bản thân là người làm bảo tàng tôi rất hoan nghênh chủ trương này, tuy nhiên cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Mọi người lo lắng, khoản kinh phí hơn 11 nghìn tỷ đồng đầu tư xây dựng sẽ là tương đối lớn và lãng phí, tuy nhiên tôi nghĩ những người "cầm tiền" quốc gia họ phải biết tính toán, cân đối". Tuy nhiên ông Tính cũng lưu ý tránh giẫm lên "vết xe đổ" mà một số bảo tàng đi trước đã gặp phải như trường hợp Bảo tàng Hà Nội. Là công trình được xây dựng trên vị trí đắc địa, tổng đầu tư 2.300 tỉ đồng...nhưng hiện đang bỏ trống diện tích trưng bày, thưa thớt người lui tới.

"Ở tất cả các nước có hệ thống bảo tàng tiên tiến, phải có một dây chuyền bảo tàng chuyên nghiệp rồi người ta mới tiến hành làm cái vỏ. Hiểu đơn giản là có con người, hiện vật, công nghệ vận hành rồi mới xây nhà bảo tàng. Nội dung phải được chuẩn bị từ nhiều năm trước, làm sao xây nhà xong trong một năm phải trưng bày. Tuy nhiên, chúng ta đang làm ngược lại. Đừng ráo riết đòi nhà trong khi hàng năm sau vẫn chưa có đủ hiện vật trưng bày. Lúc đó chắc chắn dân sẽ có ý kiến, thậm chí bị phàn nàn", ông Tính nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, TS. KTS Nguyễn Quốc Thông, phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho biết, dự án xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia thực tế đã được trưng cầu ý dân về thiết kế từ năm 2007. Việc công bố xây dựng, đề nghị thẩm định chỉ là động thái mang tính nghi lễ cho một dự án rất lớn và thực tế đã được vận hành từ lâu. "Mọi người phàn nàn rằng, kinh phí hơn 11 nghìn tỷ để xây bảo tàng là tốn kém nhưng thực tế, chẳng công trình văn hóa nào mà không tốn tiền, và không có công trình văn hóa nào trực tiếp làm ra tiền cả. Tuy nhiên, cũng vì đụng đến chuyện tiền nên có những vấn đề thiết yếu cần phải được đặt ra, bàn và giám sát đến nơi đến chốn. Đó là bảo tàng sẽ được trang bị như thế nào, sẽ bày những gì trong đó? Đã có kế hoạch đào tạo chuẩn bị nhân tài vật lực vận hành "siêu công trình" ấy chưa?", TS Thông đặt câu hỏi.

Chưa hợp thời điểm
Về chủ trương xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia, giới chuyên gia cho rằng, những người tham mưu đề xuất dự án hoành tráng này cần đắn đo cân nhắc bằng cả con tim và khối óc. Cũng cần một cuộc thăm dò ý kiến người dân có nên đầu tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia vào lúc này hay không? Trong con mắt của bạn bè quốc tế, thêm một bảo tàng lịch sử hoành tráng chưa chắc làm Việt Nam đẹp hơn, văn minh hơn bằng việc bớt đi những lều học tạm bợ do dân tự tạo, bớt đi cảnh ba người bệnh chung một giường hay cảnh trẻ em phải bơi qua dòng nước lũ để đến trường...

Bắt đầu câu chuyện với PV báo Người đưa tin, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội trăn trở: Đầu tư một bệnh viện 1.000 giường với thiết bị hiện đại cũng chỉ cần 1.000 tỷ đồng. Bác sĩ hạnh phúc, bệnh nhân ao ước có thêm nhiều bệnh viện như thế để người nghèo đỡ khổ. Việc xây dựng bảo tàng hơn 11 nghìn tỷ từ nguồn ngân sách Nhà nước trong thời điểm kinh tế đang khó khăn như hiện nay khiến chúng ta phải suy nghĩ. "Đành rằng cần có những công trình tầm cỡ thể hiện bộ mặt đất nước, cần bảo tồn, tôn trọng lịch sử và giữ gìn di vật lịch sử cho muôn đời sau nhưng xét về thời điểm, về nhu cầu thì việc xây dựng này có thực sự bức thiết?", ông Nguyên đặt câu hỏi.

Ông Phạm Xuân Nguyên đề xuất: Cần tiến hành một cuộc khảo sát, rà soát lại toàn bộ hiện trạng bảo tàng đang hoạt động hiện nay. Công trình nào hoạt động hiệu quả, công trình nào nằm "đắp chiếu", gây lãng phí. Trên cơ sở đó đánh giá mức độ cần thiết có nên xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hay không. Đừng để lặp lại "thảm cảnh" của Bảo tàng Hà Nội xây xong mà lúc nào cũng "vắng như chùa Bà Đanh". "Rõ ràng, tính hiệu quả của việc xây dựng bảo tàng, đặc biệt đối với Bảo tàng Lịch sử quốc gia như tờ trình của Bộ Xây dựng là điều cần quan tâm đặc biệt và thật cẩn trọng trong việc quyết định. Nếu vội vàng trong quyết định sẽ dẫn tới việc loạn bảo tàng và lặp lại bài học vỏ "khủng" nhưng ruột lại chẳng có gì. Cần hiểu rằng lịch sử là do nhân dân viết ra, ở trong lòng nhân dân, đó mới là bảo tàng vĩnh cửu, chứ không phải đổ cả núi tiền ra để xây bảo tàng cho hoành tráng, hay chào mừng cái nọ cái kia", ông Nguyên bình luận.

PGS. TS Bùi Đình Phong, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh thẳng thắn: "Nếu có ý tưởng về việc làm bảo tàng quốc gia hoành tráng thì cũng tốt thôi, tuy nhiên cần xem xét kỹ vì không thể làm theo ngẫu hứng, như vậy sẽ không đáp ứng được về mọi mặt. Khi xây dựng không đơn thuần là xây một bảo tàng mà nó phải phục vụ những nhiệm vụ về kinh tế, chính trị, xã hội. Đặt trong hoàn cảnh hiện tại thì tôi cho rằng chưa phù hợp, có nhiều việc khác cần làm hơn nhiều. Chúng ta cần phải suy nghĩ chín hơn nữa, cần rút kinh nghiệm của những lần trước. Tôi có cảm giác như có nhiều khi chúng ta làm theo kiểu đẽo cày giữa đường, chưa có được một kế hoạch bài bản, chưa có được ý kiến chuyên gia một cách thấu đáo, do đó hiệu quả chưa cao. Quan điểm của tôi là cần tiếp tục suy nghĩ việc này và trong tương lai lâu dài thì nên làm điều này, còn bây giờ thì chưa cần thiết".

Đồng quan điểm, PGS. TS Phạm Hồng Tung, Đại học Quốc gia Hà Nội bày tỏ quan điểm: "Không thể phủ nhận sự cần thiết phải xây dựng một bảo tàng quốc gia mang tầm cỡ quốc tế. Đó là nơi hội tụ những di sản, tinh hoa văn hóa ngàn đời của dân tộc, để lớp trẻ nhìn vào đó tự răn mình. Tuy nhiên, khách quan mà nói, hiện nay các bảo tàng của chúng ta xây dựng đã quá nhiều rồi, chúng ta không hề thiếu bảo tàng. Hơn nữa, khách quan mà nhìn nhận, lượng khách đến thăm bảo tàng vô cùng giới hạn, ngoài khách quốc tế lần đầu đến Việt Nam, khách trong nước chủ yếu là người già hoặc trẻ em bị trường "ép" đi tham quan. Rõ ràng, bảo tàng không đủ sức thu hút được khách tham quan".

TS Phạm Hồng Tung cũng cho rằng, điều quan trọng để giáo dục lịch sử không phải chỉ dừng ở xây dựng bảo tàng mà tuyên truyền ngay trong cuộc sống hàng ngày. Tôi từng thống kê trên truyền hình Việt Nam, lượng phim Hàn Quốc chiếm 35%, phim Trung Quốc khoảng 30%, phim Mỹ, Anh... chiếm 30%, trong khi phim Việt chỉ chiếm 5%. Đó là chưa kể, những bộ phim về lịch sử hầu như chỉ đếm trên đầu ngón tay. "Theo tôi, chúng ta nên nghĩ ra cách làm thế nào để hàng năm, sau mỗi kỳ thi tốt nghiệp và đại học, sẽ không còn cảnh đau xót, hàng nghìn thí sinh bị điểm "0" môn Lịch sử hơn là xây bảo tàng hàng chục nghìn tỷ", TS Tung nhấn mạnh.

Hơn 500 triệu USD chỉ mới được phần "vỏ"
Theo tờ trình của Bộ Xây dựng, dự án xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia có tổng mức đầu tư 11.277 tỷ đồng, chưa bao gồm chi phí dự án thành phần đầu tư xây dựng và hình thức trưng bày do Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch thực hiện. Diện tích sử dụng đất của bảo tàng là 10ha, trong đó diện tích xây dựng công trình khoảng 30.000m2, diện tích trưng bày ngoài trời khoảng 30.000m2, diện tích dành cho hoạt động văn hóa cộng đồng khoảng 10.000m2, diện tích cây xanh, sân vườn, đường giao thông nội bộ khoảng 30.000m2. Bộ Xây dựng cho biết, mục tiêu của dự án là xây dựng một bảo tàng hiện đại với quy mô đầu tư, diện tích lớn để khắc phục những hạn chế về nội dung, tính chất trưng bày hiện tại. "Siêu bảo tàng" này cũng đáp ứng tốt việc bảo tồn, lưu giữ, sưu tầm, trưng bày hiện vật; phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu khoa học, học tập, giảng dạy, phổ biến tri thức về lịch sử, văn hóa, khoa học của đất nước. Thời gian thực hiện dự án được đề xuất từ tháng 11/2012 đến tháng 5/2016. Tổ chức nghiệm thu và bàn giao cho quản lý sử dụng công trình từ tháng 7/2016.

GS Nguyễn Văn Huy, Ủy viên hội đồng tư vấn khoa học cho ban quản lý xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho rằng: "Muốn làm một bảo tàng đúng nghĩa, bao giờ người ta cũng phải tổng kiểm kê nhân lực và hiện vật, rồi suy nghĩ và xây dựng phương án trưng bày, chiến lược thu hút người xem... Nhưng hiện tại tôi chưa thấy ai làm việc đó cả. Bên xây chỉ lo xây, bên quản lý hiện vật chỉ lo sưu tầm và mua thêm hiện vật. Tòa nhà đồ sộ 13 tầng theo kế hoạch thì năm 2016 mới hoàn thành, nhưng từng chi tiết nhỏ nhất thì phải bắt đầu ngay từ bây giờ rồi. Vậy mà với tư cách ủy viên hội đồng tư vấn khoa học, tôi chưa thấy có hoạt động chuyên môn nào khởi động cả. Nói thật là tôi lo lắng và sốt ruột lắm".

Anh Đức - Quốc Triều  (Người Đưa Tin)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Quan chức và lễ hội



TTO - Cách đây dăm năm, hầu như người ta chỉ biết đến lễ khai ấn đền Trần, nhưng nay thì huyện Hưng Hà, Thái Bình cũng phát ấn, rồi Yên Tử, Quảng Ninh cũng đóng dấu khai ấn, và cả đền thờ ở... Thanh Hóa cũng phát ấn nhà Trần.

Xưa kia lễ hội là việc của cộng đồng, người dân địa phương đến chơi hội, giao lưu văn hóa, văn nghệ. Nhưng nay chính quyền nhiều địa phương muốn nâng tầm lễ hội, họ phân công cán bộ, lập ban tổ chức rồi cố gắng mời thật nhiều quan chức, càng có vị trí cao càng tốt về dự lễ.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, GS Ngô Đức Thịnh cho rằng tục khai ấn của đền Trần chỉ đơn giản là một nghi lễ bắt đầu công việc triều đình trong một năm mới. Sau này, khi nhà Trần sụp đổ, tục này được người trong dòng họ Trần thực hiện và nó trở thành lễ hội dân gian, chứ hoàn toàn không phải là nghi lễ vua ban phát bổng lộc, chức tước. Chính các vị lãnh đạo chính quyền dự lễ khai ấn, xuất hiện trên truyền thông đã càng làm cho những lời đồn về sự linh thiêng của đền loang ra.

Người ta truyền tai nhau là nơi ấy linh thiêng thì lãnh đạo mới về. Các vị lãnh đạo chính quyền cũng có tín ngưỡng, cũng có quyền được đi lễ, nhưng các vị nên tế nhị tránh xuất hiện với nghi thức quốc gia, tránh lên truyền hình và đặc biệt không nên tham gia vào nghi lễ đóng ấn và cho phép quay phim, chụp ảnh. Bởi khi đó, không chỉ là thành tâm của vị lãnh đạo mà còn mang tính biểu tượng ảnh hưởng đến tâm lý của nhiều người. Thậm chí, quá nhiều quan chức cấp cao xuất hiện ở các nghi lễ của một tôn giáo cũng có thể khiến người của tôn giáo khác có so sánh, nghĩ suy.

Trong khi hàng vạn người, trong đó có hàng trăm quan chức ùn ùn đổ về xin ấn tại đền Trần, Nam Định thì cách đó gần trăm km, tại chùa Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, H.Kiến Thụy, TP.Hải Phòng có một lễ hội hết sức có ý nghĩa, đó là lễ Minh Thề (hay còn gọi là Minh Thệ), là nơi quan thề không ăn hối lộ.

Theo nghi thức truyền thống, trưởng tế chỉ lên trời, vạch vòng tròn dưới đất, đứng trước ban thờ tuyên bố dõng dạc: “Lấy của công làm vào việc công thì được các thần linh ủng hộ. Nhược bằng nếu có lòng tham lấy của công đem về làm của tư, nguyện cầu các vị thần linh đả tử! Y như lời thề”.

Lời văn của bài thề cũng hết sức ý nghĩa: Trên từ cụ già, dưới đến tuổi 18 ở dân thôn, trong làng vườn tược trồng buồng cau, trái chuối, ngoài đồng lúa mạ hoa màu mọi người đều công minh chính trực, không tham lam vơ vét. Người nào tà tâm trộm cắp của nhau, nguyện cầu thần linh đả tử… Dù là người có chức có quyền ở trong làng, hoặc người dạy học hay nông dân…trong gia quyến họ phải được rõ ràng minh bạch, phải lấy lời hay lẽ phải mà dạy bảo con cháu làm điều tốt đẹp, tuân theo thuần phong mỹ tục của làng đã ghi trong hương ước. Nếu chỉ dùng uy quyền gia đình mà làm những việc tàn ác, lấy của công đem về làm của tư, nguyện cầu thần linh đả tử… Mọi người dự lễ cùng hô vang “Y như lời thề” như thể hiện sự đồng lòng nhất trí.

Mong sao lễ hội ý nghĩa như thế ngày càng được tổ chức quy mô, có lãnh đạo chính quyền các cấp về dự để thề trước thần linh về sự minh bạch, sạch trong.

Thanh Phong
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bảo tàng Pháp tôn vinh nghệ thuật cải lương Việt Nam



SGTT.VN - Sân khấu của Bảo tàng Guimet không đủ chỗ cho tất cả người đến xem cải lương Việt Nam.

Trong hai ngày 8 và 9.3, lần đầu tiên trên sân khấu bảo tàng quốc gia các nghệ thuật châu Á Guimet tại Paris, nghệ thuật cải lương Việt Nam được giới thiệu đến công chúng Pháp với sự có mặt đặc biệt của nghệ sĩ nhân dân Ngọc Giàu. Ngoài ra còn có sự tham gia của ca sĩ Hương Thanh, nhóm trống Trống Đồng và nhóm biểu diễn Võ Sơn Đông tại Pháp.

Nhân sự kiện này, phóng viên VOV thường trú tại Pháp phỏng vấn ông Hubert Laot, giám đốc nghệ thuật của Bảo tàng Guimet về các buổi diễn đặc biệt này.

Thưa ông, đây là lần đầu tiên nghệ thuật cải lương Việt Nam xuất hiện trên sân khấu bảo tàng Guimet. Xin ông cho biết vì sao bảo tàng quyết định tổ chức các buổi biểu diễn cải lương của Việt nam ?

Đây là lần đầu tiên bảo tàng Guimet trình diễn cải lương Việt Nam. Lý do rất đơn giản, chúng tôi là bảo tàng về nghệ thuật châu Á, cả năm chúng tôi tổ chức trình diễn nhiều loại hình nghệ thuật của nhiều quốc gia châu Á, từ Afganistan đến Nhật Bản. Trong đó, Việt Nam là một trong những nước giàu có về nghệ thuật.

Chúng tôi chọn trình diễn cải lương bởi đó là một nghệ thuật tiêu biểu trong lịch sử của Việt Nam, sinh ra vào đầu thế kỷ 20, nhưng đáng tiếc là đang bị mai một. Do đó, chúng tôi mong muốn tổ chức biểu diễn, giới thiệu và trưng bày về loại hình nghệ thuật quý giá này khi mà nó vẫn còn tồn tại.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=194577
Nghệ sĩ nhân dân Ngọc Giàu (phải) trong một vai diễn.



Ông nhận thấy sự đón nhận của công chúng Pháp đối với nghệ thuật cải lương của Việt Nam ra sao, thưa ông?

Công chúng Pháp hào hứng đón xem cải lương. Sân khấu của chúng tôi không đủ chỗ cho tất cả người đến xem. Hai đêm diễn đều nhanh chóng bán hết vé và tôi tin là cũng sẽ như thế nếu chúng tôi tổ chức một buổi diễn thứ 3. Người dân có niềm say mê và tò mò rất lớn đối với châu Á nói chung, với Việt Nam nói riêng, đặc biệt với một loại hình nghệ thuật quý giá và hiếm có như cải lương.

Cải lương là một loại hình nghệ thuật thú vị, sinh ra từ làng xã Việt Nam, phản ánh nền văn minh lịch sử của Việt Nam qua nhiều giai đoạn, một đất nước có nhiều dân tộc, cũng như bị ảnh hưởng bởi những du nhập văn hóa do lịch sử. Đặc biệt, qua giai đoạn Pháp đô hộ Việt Nam, nghệ thuật cải lương chịu ảnh hưởng bởi nhạc kịch của Pháp, cách bài trí sân khấu và cả văn học Pháp. Trong khi đó, tại Pháp, nghệ thuật cải lương gần như không được biết đến. Đó cũng là lý do mà chúng tôi muốn tổ chức biểu diễn cải lương, trong bối cảnh nghệ thuật này đang bị đe dọa.

Buổi biểu diễn có sự tham gia đặc biệt của nghệ si nhân dân Ngọc Giàu- người mà bảo tàng Guimet gọi là “báu vật sống quốc gia” của Việt Nam. Ông có thể cho biết việc tổ chức các buổi biểu diễn có khó khăn lắm không?

Vâng, chúng tôi gọi nghệ sĩ Ngọc Giàu là “báu vật sống quốc gia”, không biết có đúng như cách gọi ở Việt Nam hay không, tôi thấy các bạn gọi bà là nghệ sĩ nhân dân. Nghệ sĩ Ngọc Giàu đã từng đóng hàng trăm vai, cả nữ, cả nam, cả vai rất cá tính, kể cả vai trẻ con. Chúng tôi thấy rất may mắn và vui mừng khi bà có mặt biểu diễn trên sân khấu bảo tàng chúng tôi.

Trong công tác tổ chức, trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp giúp đỡ hỗ trợ chúng tôi nhiều trong việc tạo điều kiện cho các nghệ sĩ sang Pháp, có nơi ăn ở tốt tại Pháp. Có thể nói rằng, một phần cộng đồng người Việt tại Pháp tích cực tham gia cùng chúng tôi để có được những buổi biểu diễn này.

Với kinh nghiệm tổ chức trình diễn, giới thiệu nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của các quốc gia châu Á, theo ông, cần làm gì để giữ gìn các giá trị quý báu của kho tàng nghệ thuật dân gian giàu có nhưng đang bị mai một nhiều tại châu Á ?

Đúng là công tác bảo tồn, phát huy nghệ thuật dân gian là rất khó. Quan trọng nhất là trong các nước phải có nhận thức rõ ràng về giá trị của các nghệ thuật truyền thống hiếm có của đất nước mình.

Vai trò của Chính phủ cũng rất quan trọng, không chỉ trong việc bảo tồn trên lãnh thổ quốc gia mình mà phải đưa ra ngoài thế giới. Như tại bảo tàng Guimet chúng tôi, có nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Ấn Độ đã đưa nghệ thuật của họ sang biểu diễn. Các đoàn nghệ thuật này có sự hỗ trợ của Chính phủ để đi biểu diễn ở Pháp và để công chúng Pháp được khám phá, biết đến. Chúng tôi có sự hợp tác chặt chẽ với nhiều cơ quan, tổ chức ở Việt Nam và hy vọng sẽ có thêm nhiều nghệ thuật truyền thống của Việt Nam để biểu diễn, nhất là trong đầu năm 2014 là “Năm Việt Nam tại Pháp”.

Tôi đã có các dự án cụ thể như triển lãm chung với một số bảo tàng khác của Việt Nam tại Pháp và tại Việt Nam, đưa một số nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như ca trù sang Pháp biểu diễn...

Sự hợp tác giữa các quốc gia, các cơ quan chuyên trách giữa các nước rất quan trọng để gìn giữ những nghệ thuật quý giá trong kho tài sản văn hóa của các dân tộc.

Đúng là công tác bảo tồn, phát huy nghệ thuật dân gian là rất khó. Quan trọng nhất là trong các nước phải có nhận thức rõ ràng về giá trị của các nghệ thuật truyền thống hiếm có của đất nước mình.

Vai trò của Chính phủ cũng rất quan trọng, không chỉ trong việc bảo tồn trên lãnh thổ quốc gia mình mà phải đưa ra ngoài thế giới. Như tại bảo tàng Guimet chúng tôi, có nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Ấn Độ đã đưa nghệ thuật của họ sang biểu diễn. Các đoàn nghệ thuật này có sự hỗ trợ của Chính phủ để đi biểu diễn ở Pháp và để công chúng Pháp được khám phá, biết đến. Chúng tôi có sự hợp tác chặt chẽ với nhiều cơ quan, tổ chức ở Việt Nam và hy vọng sẽ có thêm nhiều nghệ thuật truyền thống của Việt Nam để biểu diễn, nhất là trong đầu năm 2014 là “Năm Việt Nam tại Pháp”.

Tôi đã có các dự án cụ thể như triển lãm chung với một số bảo tàng khác của Việt Nam tại Pháp và tại Việt Nam, đưa một số nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như ca trù sang Pháp biểu diễn...

Sự hợp tác giữa các quốc gia, các cơ quan chuyên trách giữa các nước rất quan trọng để gìn giữ những nghệ thuật quý giá trong kho tài sản văn hóa của các dân tộc.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông!

Thùy Vân  (VOV-Paris)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Giấc mơ Mỹ của cô gái mù gốc Việt



SGTT.VN - Suốt hơn ba tháng diễn ra cuộc thi MasterChef Mỹ mùa thứ ba (2012), báo chí Mỹ và cả Việt Nam không ít lần nhắc đến cô gái mù người Việt Christine Hà, nhưng hình ảnh cô gái 32 tuổi này bước lên bục vinh quang của cuộc thi nấu ăn danh giá hàng đầu nước Mỹ thì chẳng ai dám nghĩ tới.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=183243
Christine Hà và Josh Marks trong vòng thi cuối cùng. Ảnh: TL



Đã không ít người có cơ hội theo dõi chương trình tìm kiếm đầu bếp tài năng từ những người không chuyên MasterChef được tổ chức tại Mỹ mùa thứ ba nghĩ rằng bước tiến qua từng vòng của cô gái mù là một phần của chiến dịch gây sốc, nhằm lôi kéo người xem của chương trình truyền hình thực tế đình đám nước Mỹ này. Nhưng đến giờ hạ màn, có lẽ tất cả đều sẽ phải công nhận chiến thắng này của cô là hoàn toàn xứng đáng.

Ở vòng tuyển chọn đầu tiên, những đầu bếp tài danh đẳng cấp thế giới cả Gordon Ramsay, Graham Elliot lẫn Joe Bastianich – giám khảo của cuộc thi ngỡ ngàng khi Christine Hà – với chiếc gậy dẫn đường trên tay, nhờ người chồng dẫn đường đến bàn thi, cũng như khi nếm thử món ăn của cô làm để ra mắt chương trình có lẽ là điểm nhấn sáng chói nhất của cuộc thi.

Cô gái mù gốc Việt bắt đầu và kết thúc cuộc thi bằng hai món ăn thuần Việt. Bắt đầu bằng món cá lóc kho tộ trong vòng lựa chọn đầu tiên, và kết thúc bằng món chính cơm tấm với thịt thăn heo om sốt. Nếu như màn ra mắt tạo nên sự ngạc nhiên của cả ba giám khảo với món ăn Việt, thì món cuối cùng là sự chinh phục hoàn toàn dành cho những đầu bếp hàng đầu thế giới với món ăn và khẩu vị Việt Nam.

Mất mẹ năm 14 tuổi, cô gái Việt đứng trên bục vinh quang ngày hôm nay chưa từng được mẹ cầm tay dạy dỗ nấu bất kỳ một món ăn nào, nhưng những dư vị món ăn ngày bé đã thôi thúc tìm lại hương vị của những món ăn mẹ làm bằng chính nỗ lực và tài năng của mình. Mẹ là người truyền cảm hứng cho cô suốt gần 20 năm nay với những món ăn hoàn hảo đậm chất quê nhà. Năm 19 tuổi, cô bị mù. Bi kịch lớn nhất cuộc đời. Nhưng cô vượt qua, tốt nghiệp đại học và tập trung vào nấu ăn, như một niềm vui khuây khoả những tháng năm làm bạn triền miên với bóng tối.

Không quá nổi bật trong suốt hành trình MasterChef mùa thứ ba – trừ hoàn cảnh bản thân, Christine Hà đã thể hiện cực kỳ xuất sắc ở đoạn cuối của cuộc đua. Trước một Becky tinh tế đến từng chi tiết, một Josh Marks tự tin với những sáng tạo đột phá – những đối thủ cuối cùng cô gái nhỏ nhắn gốc Việt đã khiến cả ban giám khảo sửng sốt khi chọn món đùi gà tẩm bột chiên kiểu miền Nam (tất nhiên là Mỹ) – một món ăn nhanh thuần Mỹ cho trận bán kết. Sửng sốt bởi để đưa món ăn quá bình thường này vào một cuộc thi, nó phải được chế biến hoàn hảo trên mức siêu việt. Và cô đã làm được.

Một lần nữa Gordon Ramsay đã phải thốt lên sững sờ với món chính Christine Hà làm trong đêm chung kết – cơm tấm thăn heo om sốt và trứng ốpla: “Đây là trận chung kết MasterChef, không phải lúc để em trình diễn những món ăn của quê hương!” Vượt lên trên Josh Marks bằng món khai vị gỏi (nộm) đu đủ làm theo kiểu Thái với tép và cua, bị chiếm lại ưu thế khi món kem quế tráng miệng của Josh quá xuất sắc “hoàn hảo 100%” (Graham Elliot), chiến thắng của Christine Hà đến từ chính món ăn quen thuộc thấm đẫm hương vị quê nhà.

Ở Mỹ, khái niệm “giấc mơ Mỹ” được nhắc đến như một biểu tượng, là sự tượng trưng cho khát vọng đổi đời trở thành hiện thực của những con người bình thường nhất trong xã hội. Với mỗi quán quân của MasterChef như Whitney Miller hay Jennifer Behm, giấc mơ Mỹ của họ đã thành sự thật. Christine Hà cũng vậy, với 250.000 USD tiền thưởng, cũng như bản quyền xuất bản quyển sách nấu ăn cho riêng mình. Nhưng hơn thế, ý chí, nghị lực và tình yêu của một người con xa xứ với những món ăn quê nhà đã đem cô gái mồ côi nhỏ bé này bay cao hơn, xa hơn, vượt ra ngoài cả một giấc mơ Mỹ thông thường.

Tiên Lâm
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nhớ nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ



* TUẤN KHANH

TT - Ðêm nhạc Hoàng Thi Thơ là dịp để khán giả được nghe lại và hoài niệm về một tài năng lớn, người đã tạo ra một con đường âm nhạc riêng tràn ngập những hình ảnh, câu chuyện và giai điệu Việt Nam đáng để ngưỡng mộ.



http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/957/622957.jpg
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ cùng vợ là Thúy Nga - nghệ sĩ phong cầm - Ảnh tư liệu



Một vài ca khúc của ông được hát lên trong chương trình ngày 23-3 tại TP.HCM có lẽ chỉ vừa đủ để gợi nhớ đến một gia sản đồ sộ đã làm giàu có cho nền âm nhạc Việt. Không chỉ là tác giả của gần 600 bài hát, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ từng là đạo diễn điện ảnh, sáng tác và dàn dựng nhạc kịch, trường ca, nhạc cảnh, nhà sản xuất chương trình, viết sách giảng dạy âm nhạc, nghiên cứu và giới thiệu âm nhạc dân tộc thiểu số... cũng như là người đào tạo nhiều giọng ca danh tiếng như Hoàng Anh, Sơn Ca, Họa Mi...

Có thể nói cuộc đời của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là một hành trình dài kể lại những câu chuyện vui buồn trên đường quê hương, đặc biệt là những câu chuyện về những người con gái, mà chuyện đời đủ để làm rơi lệ hàng triệu người. Nhiều nhạc phẩm này của ông gần như được mọi người biết đến, được hát lên ở mọi lứa tuổi.

Một trong những bài hát sẽ trình bày trong đêm “Tuyệt phẩm Hoàng Thi Thơ” là bài Chuyện tình nàng trinh nữ tên Thi - một ca khúc thuộc thể loại “hit song” của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ trong nhiều thập niên. Trong một lần trò chuyện với ký giả văn nghệ Trường Kỳ, ông xác nhận đó là một ca khúc được viết từ câu chuyện có thật. Thi là tên của một thiếu nữ Ðà Lạt, yêu một nghệ sĩ có gia đình. Mối tình của Thi rất thiết tha và lý tưởng. Nhưng mối tình ấy trở thành tuyệt vọng để cuối cùng người trinh nữ tên Thi ấy đã chết một cách bi thương. Qua một cuộc phỏng vấn, người nghệ sĩ đề cập trong nhạc phẩm này, được hình dung rằng đó chính là ông, là Hoàng Thi Thơ của năm 1970.

Âm nhạc của Hoàng Thi Thơ là một nét độc đáo, không lẫn lộn với bất kỳ ai. Nhạc thuật của ông biến hóa đôi khi hết sức dàn trải, đôi khi lại ứng dụng phương thức điệp âm, môtip rất gần gũi dễ nhớ, nhưng trong ca từ luôn luôn giàu có hình ảnh những nét đẹp của quê hương, khát vọng cho một tương lai tươi sáng. Giai điệu của ông phần lớn sảng khoái, sôi nổi và là một sự kết hợp độc đáo của phong cách của miền Trung - Quảng Trị quê hương ông và miền Nam - nơi ông có hơn 40 năm sống và sáng tác, hoạt động nghệ thuật.

Vốn từng tham gia kháng chiến, là bạn của những nghệ sĩ thế hệ đầu của Việt Nam như nhạc sĩ Trần Hoàn, nhà thơ Lưu Trọng Lư... miêu tả của ông trong âm nhạc cũng đầy tính cổ điển nhưng lại rất thơ mộng và dân dã. Nhiều bài hát của ông gần như là bài hát “cửa miệng” của các thế hệ người Việt dù ở trong nước hay đi xa, như Ðường xưa lối cũ, Trăng rụng xuống cầu, Rước tình về với quê hương, Ðám cưới trên đường quê, Ô kìa đời bỗng dưng vui...

Cuộc đời âm nhạc của Hoàng Thi Thơ luôn sôi động với nhiều sự kiện, với những tác phẩm ấp ủ chuẩn bị ra đời. Sống trọn vẹn với nghệ thuật, đến mức những năm cuối đời, sống xa quê hương dù sức khỏe đã yếu, Hoàng Thi Thơ vẫn mơ ước viết các opera nhạc hiện đại về lịch sử Việt Nam. “Tôi khổ lắm vì đến lúc này mà trái tim vẫn còn rung động” - ông nói khi đang nằm trên giường bệnh lúc 74 tuổi. Ba tháng sau, ông qua đời ở Huntington Beach (Mỹ) ngày 2-10-2001.

Lời trối trăng sau cùng của ông, vì chứng kiến thảm họa tháp đôi ngày 11-9-2001 tại New York, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ mong rằng toàn bộ phần tiền phúng điếu ông sẽ được gửi đến quỹ tương trợ dành cho các nạn nhân của cuộc khủng bố đó.
.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

15 năm cho một câu chuyện kể



SGTT.VN - Lễ trao giải thưởng National Book Awards (một trong những giải thưởng lâu đời và uy tín của Hoa Kỳ) năm 2012 đã bất ngờ xướng tên một nhà văn nữ gốc Việt, tác giả Lại Thanh Hà, với một quyển sách cho trẻ em đầy mộng mơ dễ thương, nhưng cũng đầy xúc động mang tên Inside Out & Back Again. Chính nhà văn cũng cho rằng bà hết sức bất ngờ khi quyển sách của mình được chọn.  

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=182799
Nữ văn sĩ Lại Thanh Hà. và Quyển Inside Out & Back Again (tạm dịch: Đi rồi cũng lại về).



Đó là quyển sách viết về cuộc đời mình, nhà văn sinh năm 1965 này cho biết. Trong quyển Inside Out & Back Again (tạm dịch: Đi rồi cũng lại về), Lại Thanh Hà kể câu chuyện của một đứa bé gái mười tuổi rời gia đình, rời quê hương đến Hoa Kỳ. Cuộc sống buộc phải mở ra, bước vào một thế giới mới tại bang Alabama, nhưng rồi đến một lúc nào đó nội tâm của một đứa con gái Á châu vẫn cưỡng lại và bí mật quay về thế giới của mình bằng những ký ức mơ hồ nhưng đầy ám ảnh.

Trong ký ức của mình, nhà văn kể về người cha đã qua đời vì chiến tranh, mẹ của bà đã phải làm tất cả mọi thứ để có thể nuôi dạy được sáu đứa con trai và ba đứa con gái trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó.

Nhà văn rời Việt Nam năm 1975 và bắt đầu học tiếng Anh từ đó. Nhưng chẳng có ai có thể biết được rằng ngày khởi đầu viết văn của bà là một điều không tưởng vì bà vốn không giỏi ngoại ngữ và phải đánh vật với tiếng Anh từng ngày. Tự giận mình vì cảm thấy lạc lõng, bà quyết định ôm quyển tự điển Anh – Việt để mày mò cho bằng được những gì mình không hiểu. Ép mình đọc và ép phải hiểu những quyển sách nhỏ Anh ngữ là thứ khiến bà thay đổi dần dần. “Tôi thấy mình rất cực nhọc để học được, hiểu được một ngôn ngữ khác, nên tôi quyết phải làm một cái gì đó với thứ ngôn ngữ đang làm khổ mình”, bà nhớ lại và kể bằng sự hài hước.

Cuối cùng, sự kiên nhẫn của cô gái trẻ Lại Thanh Hà đã có kết quả, bà tốt nghiệp đại học Văn chương Anh ngữ và sau đó bắt đầu ngồi vào bàn, và sáng tác.

Để có tiền sinh sống, Lại Thanh Hà nhận một chân phóng viên báo chí trong 18 tháng, cũng nhờ những công việc phải viết bài, báo tin hối hả cho kịp số bản in đã khiến cho kỹ năng viết văn tiếng Anh của Lại Thanh Hà thay đổi rõ rệt. Nhưng khi cảm thấy thời gian không đủ tự do cho mình sáng tác, bà nghỉ việc và bắt đầu nhận những việc nhỏ, ít thời gian hơn để dành thời gian sáng tác quyển sách đầu tay, Inside Out & Back Again cho trẻ em, sau 15 năm. Hiện bà đang viết quyển sách thứ hai của mình, cũng là một câu chuyện về Việt Nam.

Cũng chẳng dễ dàng gì đối với một phụ nữ nhập cư tập tành viết văn, bản thảo đầu tiên đã bị hơn chục nhà xuất bản từ chối, cho đến khi nhà sách HarperCollins quyết định nhận ấn hành. Giờ thì bà đã là một cái tên khá thu hút trong giới viết văn với nhiều độc giả đang chờ đón tác phẩm mới của bà.

Tuấn Khanh
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

Học ngoại ngữ là một việc không hề dễ dàng. Nghe để hiểu một ngôn ngữ khác đã khó, tư duy bằng ngôn ngữ ấy và viết ra bằng ngôn ngữ ấy lại càng khó hơn. Một cô gái Việt Nam không né tránh mà đã chọn cách "nhảy ùm xuống nước" vùng vẫy bơi lội trong ngôn ngữ ấy để thực hiện mơ ước của mình. Một cách học, một tấm gương để cho nhiều người học tập.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Văn hoá chịu nhiều tổn thất nhất vì bệnh thành tích



"Đã đến lúc cần quan tâm nghiên cứu để đưa ra những chính sách liên quan đến các hoạt động xác lập thành tích về văn hoá để sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước’ – Ông Nguyễn Xuân Thắng- Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam khẳng định.  

http://phunutoday.vn/dataimages/201303/original/images1200885_images1200989_vinh_ha_long.jpg
Vịnh Hạ Long tham gia vào cuộc bầu chọn của công ty tư nhân



Hào hứng tham gia khi các nền văn hóa lớn từ chối?
Theo lời kể của ông Nguyễn Xuân Thắng, trong cuộc bình chọn các kỳ quan kiến trúc kết thúc vào năm 2007 của NOWC, Vạn lý Trường thành của Trung quốc đã trúng giải là một trong bảy kỳ quan thế giới. Có được kết quả đó không phải là nhờ vào lá phiếu của người Trung Quốc mà là do Vạn lý Trường thành đã quá nổi tiếng và thế giới đã bầu cho họ.

Nhưng điều đáng để chúng ta tự đặt ra câu hỏi là vì sao ngay sau khi NOWC công bố kết quả, không những người Trung Quốc đã không bắn pháo hoa ăn mừng mà ngược lại chính phủ Trung Quốc ra lệnh cấm các phương tiện truyền thông của Trung Quốc đưa tin về việc này.

Trong rất nhiều lý do họ đưa ra có một lý do rất chân thật: “NOWC không đủ thẩm quyền để xếp hạng các tài sản văn hoá và tài nguyên thiên nhiên của một quốc gia”.

Năm 2007, Bộ trưởng Văn hoá Ai Cập Al-Sayed, đại diện cho quốc gia được coi là một trong những chiếc nôi văn hoá lớn của văn minh nhận loại, là quốc gia sở hữu các công trình Kim Tự tháp hùng vĩ nhất đã nhận xét rằng: “Cuộc trưng cầu phiến diện của NOWC không chỉ là một cách khiêu khích và tấn công vào quá khứ, tấn công vào các nền văn minh mà còn là một biểu hiện chia rẽ văn hoá mang đầy tính hiềm tị, có nguy cơ làm cho các nền văn hoá vốn biệt lập càng trở nên biệt lập… bổ sung thêm mâu thuẫn vào vạc dầu chia rẽ văn hoá đang diễn ra trên các khía cạnh sắc tộc, tôn giáo vốn đang làm cho thế giới hôm nay điên đảo”.

Còn việc Việt Nam tham gia cuộc bầu chọn kỳ quan thế giới mới của New Open World Company (NOWC) dù tốt hay xấu thì cũng là một việc đã rồi, không biết nhắc lại có tác dụng gì không?

Tuy nhiên ông Nguyễn Xuân Thắng cũng nói rõ: "Ngay từ mùa hè năm 2007 khi cuộc bầu chọn các kỳ quan kiến trúc mới của NOWC vừa kết thúc, tôi đã cho đăng bài "Cảm nghĩ sau cuộc bầu lại 7 kỳ quan thế giới mới" nhằm thông báo cho dư luận về quan điểm phê phán của UNESCO, thái độ không đồng tình và phê phán của dư luận quốc tế đối với cuộc chơi mang tính lừa gạt để kiếm tiền này của NOWC.

Năm 2008, sau khi Bộ Văn hoá, Thông tin và Du lịch thông báo Việt Nam tham gia cuộc bình chọn vòng hai cho 7 kỳ quan thiên nhiên mới, tôi cũng đã cố gắng viết một bài khá dài, phân tích trên nhiều khía cạnh, mang tiêu đề "Tham gia bầu chọn kỳ quan thế giới - chúng ta đã bước vào một sân chơi trống vắng".

Trong bài này tôi đã cảnh tỉnh với dư luận NOWC là một công ty tư nhân nhỏ, không phải là một "tổ chức" như một số cơ quan thông tin trong nước cố tình che đậy. Tôi cũng thông báo rõ khác với các cuộc bình bầu xếp hạng nghiêm túc, đây là một hoạt động kích thích sự hiếu thắng của công chúng mà không hề có tiêu chí khoa học mà chỉ dựa vào số lượng phiếu bầu, cũng không hề có một ban giám khảo quốc tế nào đứng ra làm trọng tài mà chỉ do chính công ty NOWC quyết định.

Tôi cũng nêu rõ kết quả bình chọn của NOWC không có bất kỳ giá trị ràng buộc nào về mặt công pháp quốc tế và vì vậy nó hoàn toàn không có giá trị. Tôi cũng đã cố gắng nêu bật sự khác nhau giữa những giá trị lớn lao thông qua các nỗ lực của các quốc gia tại các diễn đàn mang tính công ước quốc tế liên quan đến di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới, về quan điểm tiến bộ mà các quốc gia gửi gắm trong nội dung và tinh thần của Công ước Quốc tế về Bảo vệ Di sản Văn hoá và Thiên nhiên Thế giới với một trò ranh ma lừa gạt sự nhẹ dạ của dân chúng trên thế giới để kiếm tiền của một công ty tư nhân như NOWC.

Sau đó tôi đã tiếp tục trả lời trên một số phương tiện truyền thông về vấn đề này và gần đây nhất, cách đây 5 ngày, tôi đã đề cập lại vấn đề này trong một bài phỏng vấn của một tờ báo điện tử với chủ đề "Người Việt và hội chứng lập kỷ lục"...

Ngay từ 2007 tôi đã gửi các bài của tôi kèm các tư liệu thu thập được từ nhiều nguồn quốc tế đến Chính phủ và lãnh đạo các bộ ngành có liên quan, trong đó có Bộ trưởng văn hoá, với kiến nghị nên cảnh giác về tính bất cập trong các cuộc chạy đua mang tính hình thức nhưng tốn công, tốn của và vô nghĩa này... Đáng tiếc, tôi chưa một lần nhận được hồi âm.

Điều cần nói rõ là trong cuộc chạy đua bình chọn đó, chủ yếu người Việt Nam đã bầu cho chính mình, không những thế có những người đã gian lận lá phiếu đến mười nghìn lần và được một bộ phận dư luận nhìn nhận như "anh hùng yêu nước"! Tôi thiết nghĩ chủ nghĩa yêu nước không phải như vậy. Lòng yêu nước càng không thể biểu lộ bằng con đường gian lận. Liệu có thể nhờ cách đó mà chúng ta nuôi dưỡng lòng tự hào và danh dự quốc gia?

Cho đến năm 2008, trong cuộc chạy đua này chỉ có 24 quốc gia nghèo và lạc hậu nhất thế giới tham gia, trong đó Việt Nam có số người tham gia đông nhất thế giới. Có lẽ vì vậy mà vào năm đó cả ba địa danh của Việt Nam là Hạ Long, Phong Nha và núi Phan Xi Păng đều dành vị trí nhất - nhì - ba và có khả năng trở thành 3/7 kỳ quan của thế giới. Liệu đó là sự thật, là điều đáng mừng, hay chỉ là ước muốn của một bộ phận - những người thích lập thành tích, kỷ lục và muốn dựa vào các con số để được đứng đầu thiên hạ?"

Ông kết luận rằng: "Lợi ích quốc gia là cao cả, là tối thượng và cũng vì lợi ích quốc gia mà chúng ta cần phải hết sức thận trọng chọn bạn mà chơi và chọn sân chơi để thể hiện tầm vóc quốc gia. Đó là nguyên tắc căn bản, bất di bất dịch trong quan hệ quốc tế".

Theo ý kiến của ông Nguyễn Xuân Thắng, khẩu hiệu ”Bầu cho Hạ Long là yêu nước” đã từng được sử dụng có thể có ý nghĩa trong một bối cảnh khác chứ không phải trong cuộc chạy đua do một tổ chức tư nhân như NOWC thao túng. Lòng yêu nước của nhân ta vô cùng thiêng liêng, non sông của chúng ta cùng với các di sản văn hoá do cha ông ta để lại là báu vật vô giá, là phước thiêng của dân tộc, không phải là của riêng của địa phương nào, bộ ngành nào.

Vì vậy, việc huy động tất cả những thứ thiêng liêng ấy cho một cuộc chạy đua không rõ tiêu chí, không rõ ràng về hiệu lực thi hành là một điều cần được mạnh dạn xem xét đánh giá lại để rút bài học. Như vậy mới thực sự là yêu nước, là có ý thức tự tôn dân tộc, là có trách nhiệm đối với nhân dân và Tổ quốc.

Văn hóa không thể cân đong, đo đếm bằng con số
Ông Nguyễn Xuân Thắng cũng nói rõ về văn hóa "văn hoá là những giá trị thiêng liêng nhất của một dân tộc, của mỗi quốc gia. Văn hoá phản ánh những giá trị tổng quát nhất, đặc trưng cho một khu vực địa lý rộng lớn, hàm chứa những dấu ấn lịch sử thăng trầm, những khát vọng, ước mơ của một dân tộc, trong đó mang theo những thông điệp thiêng liêng của cha ông gửi gắm lại cho chúng ta để bảo tồn và chuyển tại lại cho các thế hệ mai sau.

Văn hoá không phải là văn nghệ, là giải trí, càng không phải của riêng ai, cho dù đó là một thiên tài về âm nhạc hay một đoàn văn công nổi tiếng, hoặc của bất cứ một ngành nào, địa phương nào. Văn hoá không thể cân đong, đo đếm bằng con số (bao gồm cả phiếu bầu) mà nó gắn liền với những gì nhạy cảm nhất: là lòng tự hào, là danh dự của một dân tộc, của mỗi quốc gia.

Đó là chiếc nôi để nuôi dưỡng những phẩm hạnh cao quý nhất của con người, là mảnh đất để gieo mầm tình yêu Tổ quốc, là cội nguồn để tạo dựng những mối quan hệ nhân bản, lòng bao dung và nhân ái. Bởi lẽ là cái thiêng liêng nhất nên quả thật các quốc gia thường rất thận trọng trước khi huy động những cái thiêng liêng đó cho những cuộc thi thố phân chia cao thấp để lập thành tích hoặc phục vụ cho lợi ích kinh tế (phục vụ cho ngành kinh doanh du lịch chẳng hạn)".

Nhưng theo quan điểm của ông, xã hội chúng ta hôm nay đại bộ phận có tri thức và lương tri. Đáng tiếc, đôi khi sự thức tỉnh của số động và lương tri đã phải chịu thua chủ nghĩa thành tích và căn bệnh háo danh của một bộ phận nhỏ trong xã hội. Nhưng vấn đề không phải là thua hay thắng, mà điều đáng trăn trở là trong các cuộc chạy vì danh lợi cá nhân này thì văn hoá - một trong những lợi ích căn bản nhất của quốc gia lại là bộ phận chịu nhiều tổn thất nhất, chịu hậu quả mang tính lâu dài nhất.

Chủ nghĩa thành tích bóp méo các giá trị truyền thống, có nguy cơ làm đảo lộn các hệ giá trị căn bản của cuộc sống, biến cái tiêu cực thành tích cực. Trong các cuộc chạy đua vì kỷ lục và danh tiếng này, ngoài danh lợi lớn đem lại cho một bộ phận nhỏ còn là cả một bộ phận ăn theo không nhỏ mà trước hết là công ty tổ chức sự kiện.

Còn người chịu nhiều thiệt thòi nhất là nhân dân. Choáng ngợp trước màu cờ sắc áo, sự ồn ào của của công nghệ tổ chức sự kiện, người dân càng có nguy cơ nhầm lẫn giữa các giá trị đích thực và căn bản của văn hoá. Nhưng đáng lo ngại nhất là hội chứng thành tích sẽ làm nảy sinh trong một bộ phận không nhỏ trong dân chúng một thói quen ganh đua dễ dãi không lành mạnh, là nguy cơ phát sinh chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và bệnh kỳ thị mà hậu quả lâu dài có thể là rất khó lường.

Ông cho biết thêm: "Tôi cũng xin lưu lý thêm là hầu hết các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo từng diễn ra trong lịch sử, cũng là vấn đề đặc biệt nhức nhối của thời đại lại thường có nguyên nhân sâu xa bắt rễ từ những cuộc chạy đua, tranh chấp và thói kỳ thị đối với sự khác biệt về văn hoá".


   Thanh Huyền (PN Today)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

LTS: Nhân kỷ niệm 80 năm phong trào Thơ mới và ngày thành lập tổ chức văn học Tự lực văn đoàn, hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học TP.HCM cùng với đại học Sài Gòn, khoa văn học và ngôn ngữ đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, khoa ngữ văn đại học Sư phạm TP.HCM và tạp chí Thế giới mới dự định mở toạ đàm "Phong trào Thơ mới và Tự lực văn đoàn – 80 năm nhìn lại" vào cuối tháng 9.2012. Chúng tôi xin trích đăng một bài viết có tính tư liệu độc đáo về xuất thân của các tay bút chủ lực của Tự lực văn đoàn do cố nhà văn Nghiêm Đa Văn ghi lại từ lời kể của mẹ nhà văn Khái Hưng. Tựa bài là: Mẹ tôi kể về Tự Lực văn đoàn: "Những người mất cả vốn lẫn lời".

Những người mất cả vốn lẫn lời



Tình bạn trước sau như một của các cụ Cử  
Mẹ tôi là con gái út cụ Cử Tiết: Nguyễn Đức Tiết. Ông ngoại tôi đỗ tiến sĩ đời Đồng Khánh, nhưng không thích mọi người gọi là ông Nghè, vì ông không nhận mũ mãng vinh quy của ông vua mới do Tây dựng lên, mà theo hịch của ông vua cũ: Hàm Nghi thời ông đỗ cử nhân, trưởng nam. Ông ngoại tôi có ba người bạn đồng khoa: cụ Cử Nguyễn làng Xuân Cầu, cụ Cử Đặng làng Hành Khiển, cụ Cử Trần làng Cổ Am (ông ngoại tôi là người làng Diêm Điền). Tình bằng hữu của các cụ nhà nho ngày xưa rất đặc biệt.

[…]

Mỗi người một chí hướng, mỗi người một cảnh ngộ nhưng tình bạn trước sau như một.

Mẹ tôi kể: Cụ Cử Hành Thiện có các con trai là cậu Khoá Thiều, cậu Khoá Khu; cụ Cử Xuân Cầu có bác giáo Hoan; ông ngoại tôi có bác Khoá Cảnh; cụ Cử Cổ Am có cậu Tú Dzư, cậu giáo Tiêu... Khi cụ tuần Trần Mỹ (tức cụ Cử Cổ Am) trị nhậm ở Thái Bình, Nam Định, tất cả các bác, các cậu đều về ở nhà cụ và học ở trường Thành Chung Nam Định, trừ một vài người đỗ vào trường bảo hộ tức trường Bưởi Hà Nội.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=178608
Nhóm Tự lực văn đoàn: Xuân Diệu, Khái Hưng, Nhất Linh, Thế Lữ (từ trái sang). Ảnh: TL



Người sớm có chí lo việc “quốc sự” là cậu Tú Dzư, tức Trần Dzư. Trần Dzư chống lại quyết định của bố, không chịu vào trường Hậu bổ, đào tạo các quan tri huyện. Vì trái ý cha, cậu Tú Dzư bị cắt hết trợ cấp. Cậu ấm con quan bị đẩy ra cuộc đời với hai bàn tay trắng, khi tuổi đời chưa tới hai mươi. Tú Dzư bôn ba Hà Nội, Hải Phòng tìm bạn cùng chí hướng. Sau nhiều tháng thất nghiệp đói rét, Tú Dzư xin một chân thư ký một đại lý bán dầu hoả ở huyện Cẩm Giàng và thị trấn Ninh Giang, trên đường quốc lộ nối liền Hà Nội – Hải Phòng. Tại nơi này Tú Dzư gặp một người bạn dân gốc Quảng Nam, cả gia đình ra Bắc theo sự chuyển nhiệm sở của người cha, giữ một chức quan nhỏ. Cha chết, cả nhà ở lại. Người bạn đó là Tam. Tam có hai người em là Lân và Long. Lúc bấy giờ anh Tam đã bắt đầu viết vài ba bài báo in trong tạp chí của ông Phạm Quỳnh và đã in một cuốn sách nhỏ, Lân và Long còn đi học.

Mấy anh em thường quây quần bàn chuyện quốc sự, tức là việc ái quốc chống Pháp như tất cả các thanh niên có khí huyết hồi đó. Vì ý nguyện yêu nước mà cậu Tú Dzư nhận tên mình trùng với tên một danh tướng nhà Trần nên bỏ cách đặt tên “Trần Cộc” tức là họ Trần không có tên lót hay tên đệm, tự đặt cho mình cái tên lót “Khánh” trở thành Trần Khánh Dz­ư. Lấy việc bán dầu hoả giống với việc bán than chờ thời để tỏ ý nguyện và cái chí của mình.

Làm thư­ ký đại lý bán dầu hoả một thời gian, Tú Dz­ư cùng ba anh em Tam, Lân, Long lên Hà Nội góp tiền mở một hiệu ảnh ở trước cửa chợ Đồng Xuân, đặt tên hiệu ảnh Hương Ký. Những người trẻ nhiều mơ mộng muốn cái việc chớp hình của mình ghi lại cái đẹp nhất của tục vật, cái hương của đời. Để thêm ngư­ời làm việc, cậu Tú Dzư­ vào Nam Định rủ thêm Cảnh là em nuôi, Tiêu là em ruột lúc bấy giờ bị đuổi khỏi trường Thành chung vì tham gia phong trào bãi khoá đòi thả cụ Phan Bội Châu và để tang cụ Phan Chu Trinh.

[…]

Mấy anh em tập trung vừa làm thầy vừa làm tớ ở hiệu ảnh Hư­ơng Ký nhỏ bé.

Những người mất cả vốn lẫn lời
Nhưng anh em trong nhóm Hương Ký vẫn kiên quyết theo đuổi đường lối quốc sự riêng của mình. Họ làm quen thêm với một sinh viên cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ghi tên học theo thể thức dự thính là Lễ, và một công chức sở Tài chính là Hiếu, sau này kéo thêm một viên chức nhà Đoan là Diệu. Họ quyết tâm và đầy tự tin tiến hành một cuộc cách mạng văn hoá, cách mạng thơ ca, cách mạng văn chương, cách mạng lối sống... Vũ khí họ chọn là ngòi bút. Lịch sử 80 năm qua cho rằng họ thiếu dũng khí không dám cầm súng... Tài chính của họ là những đồng tiền ít ỏi góp nhặt từ những chiếc túi rách đời học sinh, gia sư, công chức hạng bét. Họ là những thanh niên vừa ở tuổi hai mươi, hầu hết vô danh, có người ngoài bài luận văn ở trường, chưa hề viết một bài thơ, một đoản thiên.

Họ góp tiền lại mua một “măng sét” (tên báo) của một anh chàng nhà giàu làm báo để mua danh: Báo Phong Hoá. Với công cụ là một tờ báo vốn sinh ra là tờ lá cải, họ đã vươn lên thành trụ cột của phong trào Thơ Mới, xây dựng nền văn chương tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.

Chàng sinh viên học thính thị cao đẳng Mỹ thuật tên Lễ đã trở thành con hổ nhớ rừng và là vị chủ soái Thế Lữ của phong trào Thơ mới. Anh chàng thư ký nhà Đoan tên Diệu trở thành nhà thơ Xuân Diệu, người tình muôn thuở của thi ca Việt Nam. Xuân Diệu kéo thêm một người em nuôi, người bạn chí cốt, một kỹ sư canh nông, sau thành nhà thơ Huy Cận.

Anh cử nhân toán lý tên Tam thành ra nhà văn Nhất Linh, nhà chính khách Nguyễn Tường Tam. Cậu Tú Dzư, làm “tự mê” cái tên Khánh Dzư thành Khái Hưng: trở thành hai cây đại thụ góp phần đặt nền móng cho nền tiểu thuyết hiện đại của lịch sử văn chương Việt Nam.

Cậu Long, sinh viên khoa luật, trở thành nhà văn Hoàng Đạo, nhà lý luận của nhóm, nhà văn luận đề đầu tiên của dòng tiểu thuyết luận đề Việt Nam. Cậu Lân trở thành nhà văn Thạch Lam, một trong những bậc thầy của truyện ngắn Việt Nam. Cậu giáo Tiêu, trung thành với truyền thống “Trần Cộc” không tên đệm thành nhà văn Trần Tiêu, nhà văn viết tiểu thuyết đầu tiên của Việt Nam mô tả cái hồn của đời sống nông thôn.

Thầy ký sở Phi Năng tên Hiếu, họ Hồ, đệm Trọng trở thành nhà thơ trào phúng nổi tiếng: Tú Mỡ nối nghiệp Tú Xương.

Nhóm Phong Hoá lập nên Tự lực văn đoàn là một văn đoàn lớn, không nhận tài trợ của bất cứ ai, lập giải văn chương, giải thưởng khẳng định các tài năng văn học Việt Nam như Anh Thơ, Tế Hanh, Nguyên Hồng, Đỗ Đức Thu, Đỗ Tốn...

Sau này, Tự Lực Văn Đoàn ra tờ Ngày Nay và nhà xuất bản Ngày Nay. Phần lớn những tác phẩm quan trọng nhất của lịch sử văn học Việt Nam đã ra mắt bạn đọc trên các tờ Phong Hoá, Ngày Nay, nhà xuất bản Ngày Nay.

Con cái của bốn người bạn đồng khoa ngày nào, riêng Khoá Cảnh tức Nguyễn Đức Cảnh, bí thư cộng sản đầu tiên của Hải Phòng, Quảng Ninh, lãnh đạo phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, bị tử hình cũng là một nhà thơ cách mạng. Giáo Hoan sau kết giao với nhà xuất bản Tân Dân, Tiểu thuyết thứ bảy thành nhà văn Nguyễn Công Hoan; Khoá Thiếu, Khoá Khu là Đặng Xuân Thiều, Đặng Xuân Khu là những nhà thơ cách mạng. Riêng Đặng Xuân Khu có bí danh là Trường Chinh, khi làm thơ ký tên Sóng Hồng.

[…]

Nhắc lại chuyện cũ, mẹ tôi thường thở dài và cười:

– Hồi ấy, để có tiền mua bảng hiệu “nhật trình” Phong Hoá, các bác, các cậu “ăn dỗ” đám các chị em gái. Cậu Tú Dzư lột của tao đôi khuyên vàng, một bộ xà tích vàng... hứa là khi nào làm ra, ăn nên sẽ trả nhưng cho tới nay, tao mất cả vốn lẫn lời.

Không chỉ mẹ tôi mất cả vốn lẫn lời mà tất cả nhũng người thân của mẹ tôi, những người lập nên Tự lực văn đoàn đều mất cả vốn lẫn lời như mẹ nói. Chỉ có nền văn hoá dân tộc là được những viên gạch đặt nền móng cho nền văn chương hiện đại. Nhưng sau này những người xây lâu đài trên nền móng đó vẫn chưa thực sự công nhận những viên gạch đó là nền móng văn chương nước nhà.

Mẹ tôi là con gái út của cụ Cử Tiết, là em út của tất cả những người anh cùng họ bên ngoại làng gổc Cổ Am. Mẹ tôi là Thừa, Nguyễn Thị Thừa. Mẹ tôi đã kể những chuyện này.

Nghiêm Đa Văn ghi
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [44] [45] [46] [47] [48] [49] [50] ... ›Trang sau »Trang cuối