Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đi sau thì có cái thiệt là sẽ không bao giờ có thể bằng được người ta về khoa học kỹ thuật, kinh tế tài chính, ăn chơi du hý... nhưng có cái lợi là còn giữ được văn hoá truyền thống, di tích lịch sử, tài nguyên môi trường... Nếu mà đang tâm phá nốt những cái lợi thế ấy đi để đuổi theo những cái không bao giờ kịp thì coi như muôn đời xôi hỏng, bỏng không!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Hờ hững với bảo tàng



TT - Được khởi phát từ năm 1998, “Hành trình đến với bảo tàng” được xem như một phương thức mới để giáo dục truyền thống cho tuổi trẻ TP.HCM. Thế nhưng, sau hơn chục năm tồn tại, nhiều nơi đang xem hoạt động này như một gánh nặng của phong trào.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=466832
Ở Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (TP.HCM) nhiều người nước ngoài đến tham quan nhưng lại vắng bóng bạn trẻ Việt Nam - Ảnh: Thanh Đạm





Công bằng mà nói, khoảng ba năm đầu hành trình đã bắt trúng nhu cầu của giới trẻ nên lan tỏa và trở thành hoạt động khá rầm rộ. Giúp người trẻ hiểu hơn về lịch sử và con người TP qua các bảo tàng là mục tiêu lớn nhất của những người đề xướng chương trình. Để ghi lại hành trình làm “thổ công TP”, mỗi bạn trẻ sẽ có giấy thông hành mà sau mỗi lần đến sẽ được đóng một con dấu của bảo tàng. Ý tưởng là vậy nhưng thực tế thì...

Gánh nặng... giấy thông hành
Một buổi sáng cuối tuần, chiếc xe 16 chỗ ghé vào sân Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Thảo cầm viên Sài Gòn. Lần lượt những đứa trẻ cả Việt lẫn Tây của một trường mẫu giáo quốc tế dắt tay nhau theo cô vào tham quan bảo tàng.

Bà Xuân Cảnh - phó giám đốc bảo tàng - chỉ tay vào đám trẻ đang đi: “Ở đây hay đón tiếp những lớp trẻ thế này, các em đến rất trật tự và được các cô tổ chức tham quan nghiêm túc lắm”. “Vậy học sinh các trường của mình có hay đến đây không cô?”, tôi hỏi. “Cũng có, mỗi lần đến có khi cả mấy trăm em, nhưng không phải em nào cũng muốn mà đi vì bắt buộc thôi”, bà Cảnh cho biết.

Bà kể không ít lần có những học sinh cầm giấy thông hành đến phòng vé bảo rằng sẵn sàng trả tiền vé và chỉ cần đóng giùm vào tờ giấy con dấu của bảo tàng để chứng thực mình đã đến đây đặng về báo cáo, chứ thật bụng... không muốn tham quan chút nào. “Với những trường hợp như vậy, bảo tàng chúng tôi kiên quyết không đóng dấu vì tiền vé có là bao, cái chính các em phải vào tham quan để biết sâu hơn về lịch sử dân tộc mình”, bà ôn tồn giải thích.

Tình trạng tương tự cũng được nhiều cán bộ hướng dẫn của một số bảo tàng tại TP.HCM phản ánh. Giám đốc Bảo tàng Chứng tích chiến tranh Huỳnh Ngọc Vân thắc mắc không hiểu sao nhiều người nước ngoài khi du lịch tại TP.HCM luôn tìm đến đây tham quan, trong khi nhiều học sinh học các trường không xa bảo tàng là mấy lại chẳng thiết bước chân vào, hoặc có vào cũng chỉ đi qua quýt vài chỗ rồi ra về.

Bạn Nguyên H. (học sinh một trường THPT ở Q.5) thẳng thắn: “Tôi có thích đến mấy chỗ đó đâu nhưng vì được phát tờ giấy bắt đi, đóng dấu để báo cáo nên đến cho có cái dấu thôi. Vô đó sao vui bằng đi chơi mấy chỗ khác được”. Chúng tôi cũng gặp những phản ứng như thế khi tìm đến không ít bảo tàng khác của TP. “Tôi với đám bạn thấy rảnh thì rủ nhau đi, đóng cái dấu cho xong nhiệm vụ, không quan tâm trong đó có gì”, Ngọc M. (nữ sinh Trường THPT Đ, Q.3) cười tỉnh queo.

Thay đổi góc nhìn
Anh Lê Văn Minh - trưởng Ban tuyên giáo Thành đoàn TP.HCM  - nhìn nhận Thành đoàn vẫn xem đây là một phương thức trong thực hiện công tác giáo dục của Đoàn, nhưng đúng là vài năm trở lại đây nhiều cơ sở không còn mặn mà với hành trình này dù vẫn có những nơi duy trì khá tốt. “Song song việc nhắc nhở, chỉ đạo cơ sở thực hiện hành trình này, chúng tôi đang xây dựng kế hoạch liên tịch với các bộ phận liên quan để sắp tới có sự phối hợp tốt hơn, hỗ trợ nhiều hơn cho cơ sở khi đến tham quan bảo tàng. Tôi cho rằng quan trọng là ý thức của mỗi bạn trẻ tham gia chứ không phải chuyện tiền vé hay giấy thông hành”, anh Minh nói.

Một trong những lý do được không ít cơ sở nêu ra trước đây khi đề cập những khó khăn trong quá trình thực hiện hành trình là hạn hẹp kinh phí tổ chức, vé vào cổng. Nhiều nơi đề nghị được miễn vé cho đoàn viên thanh niên vào tham quan. Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo các bảo tàng tại TP đều nói họ sẵn sàng hỗ trợ, thậm chí miễn phí 100% vé tham quan khi có văn bản đề nghị nhưng hầu như chưa thấy nơi nào làm thế.

Mới đây nhất, vào tháng 8-2010, lãnh đạo UBND TP sau cuộc làm việc với lãnh đạo các bảo tàng thuộc quản lý của Sở Văn hóa - thể thao và du lịch đã thống nhất chỉ thu phí đối với khách nước ngoài. Khách trong nước miễn phí hoàn toàn để khuyến khích thói quen đến bảo tàng của người dân TP. Cạnh đó, lãnh đạo TP còn cho phép các bảo tàng thực hiện các dịch vụ như giải khát, bán băng đĩa sách báo, hàng lưu niệm... phù hợp với không gian và đặc trưng của từng nơi. Đây cũng đang là xu hướng chung của nhiều bảo tàng thế giới, hướng bảo tàng thành nơi nghỉ ngơi, thư giãn cho mọi người chứ không chỉ là nơi lưu giữ các giá trị lịch sử của nhân loại.

QUỐC LINH
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Vì sao người trẻ hờ hững với bảo tàng?



Thú thật, khi coi phim nước ngoài hay những chương trình du lịch giới thiệu các bảo tàng trên thế giới, tôi chỉ ước các bảo tàng ở nước mình bằng 1/10 về quy mô, chất lượng phục vụ... của thiên hạ là quá sướng rồi. Trẻ như chúng tôi đến viện bảo tàng một lần đã là quá ngán. Người trẻ đến bảo tàng nhiều nhất chỉ để... chụp hình cưới ngoài khuôn viên mà thôi.

Trong khi đó, ở ngay những nước gần Việt Nam như Campuchia, Thái Lan, Malaysia... không hiếm thấy người trẻ đến bảo tàng vì nó thật sự bổ ích. Đi du lịch ở thủ đô Phnom Penh (Campuchia), tôi ghé bảo tàng về tội ác của chế độ Pol Pot Tuol Sleng và thấy rất thú vị. Tất cả hiện vật, không gian đều là thật, được chăm chút kỹ lưỡng và trở thành những nhân chứng sống để người vào xem có thể mường tượng về một giai đoạn lịch sử của đất nước chùa tháp.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=467050
Sự niềm nở của hướng dẫn viên cũng là cách thu hút giới trẻ đến bảo tàng (ảnh chụp tại Bảo tàng Toul Sleng ở Campuchia) - Ảnh: PHI LONG




Bảo tàng quốc gia Malaysia nằm trên đường Jalan Damansara (Kuala Lumpur) được xây theo lối kiến trúc của một ngôi nhà truyền thống. Không phải là những tấm ảnh khô khan, người ta trưng bày hiện vật ở đây một cách có hệ thống, từ chiếc nón của người phụ nữ làm nông cho đến bộ trang phục truyền thống của các dân tộc trên khắp đất nước. Trên hết là thái độ phục vụ hết sức niềm nở và nhiệt tình - điểm mấu chốt để “dụ” khách đến bảo tàng. Khi khách cần thông dịch hay muốn tìm hiểu thêm về một vấn đề nào đó ở bảo tàng, chúng tôi luôn nhận được những câu trả lời đầy đủ và nụ cười thường trực trên môi của các hướng dẫn viên...

Đừng vội trách người trẻ vì sao họ hờ hững với bảo tàng nước nhà. Đã có một nhóm bạn trẻ lập một bảo tàng online mà vào đó người ta có thể thấy những hiện vật trong một không gian ba chiều, hấp dẫn và sống động. Nhiều người trẻ đã vào đó thăm thú, trầm trồ thay cho việc phải đến những nơi “không được sờ vào hiện vật”, tẻ nhạt và hững hờ...

PHI LONG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bảo tàng trên đảo



TTCT - Trên đảo Phú Quốc có một bảo tàng tư nhân độc đáo, nơi chứa đựng nhiều trầm tích văn hóa xa xưa và là câu chuyện kể nhiều chương về hòn đảo lớn nhất VN, mỗi chương là một vỉa tầng văn hóa, một thời kỳ lịch sử.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=462442
Bảo tàng Cội Nguồn trên đồi - Ảnh: Vietnam Travel




Bài này có nhiều ảnh minh họa, mời các bạn kích vào đây để xem tiếp.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cơm vắt quê nhà lên phố



SGTT.VN - Không biết có phải vì xu hướng hội nhập mà giới trẻ ở thành phố bây giờ biết đến cơm nắm Kimbap của Hàn Quốc, cơm nắm Onigiri của Nhật với vị chua của giấm, của mơ muối, vị mặn của cá biển cùng những hình thù, màu sắc đa dạng nhiều hơn là cái món cơm vắt chân quê của người Việt.

http://www.sgtt.com.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=120878
Cơm vắt chấm muối mè hay kho quẹt - (Ảnh: Quang Tâm)




Cứ ngỡ cơm vắt bây giờ chỉ còn đâu đó ở những vùng quê nghèo xa lơ xa lắc, không còn chỗ chen chân nơi phố thị. Tuy nhiên, cơm vắt vẫn cứ tồn tại, ở Hà Nội người ta vẫn thấy cơm nắm bán rải rác các góc phố. Và ở Sài Gòn cơm vắt đã có trong thực đơn của nhà hàng, khu du lịch như một đặc sản quê nhà.

Cơm nắm Việt
Cơm nắm không biết có từ bao giờ, có lẽ từ xa xưa, thuở người Việt biết dùng gạo nấu cơm. Cơm nắm đã trở thành bữa ăn lót dạ ngon lành cho người nông dân làm đồng xa, những cô cậu học trò đi học ở làng bên hay người lữ hành trên dặm đường thiên lý.

Mo cơm nắm với muối mè, muối đậu mộc mạc nhưng lại là món ăn giữ lại nhiều hình ảnh khó quên nhất trong đời của nhiều người. Nhớ. Nấu cơm để vắt phải thật khéo, cơm không được nhão quá, cũng không khô quá. Hạt cơm vừa nở đủ độ và còn nóng, đơm cơm vào mo cau nhồi mạnh và nhanh tay nhiều lần như vậy hạt cơm mới dẻo, mềm nhuyễn tạo nên độ kết dính thật mịn, rồi nắm lại thật chặt. Nhờ vậy những miếng cơm nắm khi cắt sẽ không bị gãy, lúc đó cơm mới ngon và để dành được lâu. Nắm cơm trắng tinh, thơm mùi gạo mới, vị ngọt của phù sa như chín mọng trong từng hạt cơm dẻo. Cơm nắm hợp với muối mè, muối đậu một cách lạ kỳ. Vị ngọt của cơm càng thấm đậm bởi chút hơi măn mẳn của muối. Mùi thơm vị béo của mè, của đậu làm cho miếng cơm bùi hơn, dịu ngọt hơn và cũng làm cho nỗi nhớ nhà thêm thoả ước.

Cơm nắm thị thành
Bà Bảo Trân chủ nhà hàng Cơm Nắm Việt cho biết, với cái tên Cơm Nắm đã đầy đủ ý tứ cho xu hướng ẩm thực của nhà hàng. Khách đến nhà hàng ăn cơm nắm như để tìm lại những ký ức, tình thương yêu nơi mái nhà xưa có bà, có mẹ sớm hôm. Nhà hàng đã cố giữ sao cho nét chân quê của cơm nắm không bị phấn son chốn phồn hoa làm thay hương đổi sắc. Cơm nắm được gói bằng lá chuối là hợp nhất, nắm cơm phải được bọc trong lá chuối thật kín kẽ. Cơm nóng hổi được ấp ủ và hoà quyện cùng mùi lá chuối toả hương thanh khiết của đồng nội không gì sánh bằng. Ở thành phố đôi khi vì sự tiện dụng, nhiều người đã nỡ dùng bao nilông để gói cơm nắm. Với một động tác dễ dãi đó thôi đã làm ảnh hưởng biết bao đến mùi vị của vắt cơm nắm, làm vơi đi tính chơn chất của món cơm nắm xưa. Tuy nhiên, đến chốn thị thành cơm nắm bước đầu đã được phát huy trở nên đa dạng hơn. Nhà hàng đã làm thêm món cơm nắm gạo lức, vừa tạo nên một sắc thái mới, đồng thời có thể phục vụ cho những khách có nhu cầu ăn kiêng. Thật thú vị khi nhẩn nha nhai chậm miếng cơm nắm gạo lức muối mè cho đến lúc cơm trở nên thơm ngọt.

Cơm nắm, món ăn nhanh

Cơm nắm là thứ quà quê rẻ tiền nhưng ngon và lành có thể ăn bất cứ thời điểm nào trong ngày. Người ta thích cơm nắm vì nó không mỡ màng, bà Thu Huyền, chủ quán An Khuê cho biết, nhiều khách chỉ thích ăn nhẹ vào buổi trưa hoặc nhấm nháp một tí vào buổi ăn xế, chỉ cần gọi một phần cơm nắm là đủ. Một phần cơm nắm của quán gồm ba vắt cơm ăn với chút muối mè, chén kho quẹt nhỏ xíu và một ít ruốc kho như những thức chấm đổi thay. Chỉ với muối mè, ruốc và kho quẹt, món cơm nắm như đã mang đến cho thực khách đầy đủ hương vị dân dã ba miền.

So với những món cơm nắm ngoại nhập, cơm nắm Việt hồn hậu, chân phương mà đậm đà. Biết đâu qua sự cách điệu trong chế biến của những đầu bếp, vắt cơm nắm đơn sơ đó sẽ trở nên món cơm nắm Việt đa dạng phong phú hơn. Chẳng hạn, nó sẽ được ăn với chả lụa, với gà rôti, bò xé… Hoặc nó sẽ được phối hợp cùng nhiều nguyên liệu độc đáo hơn nữa để mang đến cho thực khách những khẩu vị mới mẻ. Và, cơm nắm sẽ là món ăn nhanh hấp dẫn, ngon, rẻ tiền, tiện dụng mang đậm ẩm thực Việt phù hợp với nhiều người, phục vụ được nhiều tầng lớp trong cuộc sống hiện đại.

QUANG TÂM
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tôi thích cơm nắm lắm!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tui cũng jậy.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Xoá sổ dần một khu di tích tiền Đông Sơn



SGTT.VN - Di tích khảo cổ Vườn Chuối nằm tại thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Cùng với phức hệ di tích tại Cổ Loa, đây là một trong những phức hệ di tích khảo cổ hiếm hoi có quy mô tới sáu gò đất và còn tương đối nguyên vẹn.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=121097




Ba lần khai quật di tích này trong các năm 1969, 2001 và 2009 cho thấy các gò đất của di tích nằm cùng một khung niên đại tiền Đông Sơn sang Đông Sơn (cách nay 3.500 - 2.000 năm). Hiện di tích này đang đứng trước nguy cơ bị xoá sổ, đặc biệt từ sau cuộc khai quật tháng 12.2009, xảy ra nhiều vụ đào trộm cổ vật. Nguy cơ lớn hơn là toàn bộ di chỉ Vườn Chuối đã nằm trong diện tích đất dự án khu đô thị Kim Chung – Di Trạch. Tháng 5.2010, xe ủi đã san phẳng 250m2 đất trong khuôn viên di tích để xây đường nối với quốc lộ. Sau đó, một hệ thống cọc bêtông đã được đóng qua di tích để khoanh vùng khu nghĩa trang sắp được xây dựng. Dãy cọc này không chỉ trực tiếp xâm hại di tích, mà còn gây ra nguy cơ mới: xác định được khuôn viên khu nghĩa trang mới, người dân đã tự ý xây mộ giả trên khu vực di tích khảo cổ!

tin, ảnh: Dung P.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đọc sách toàn cảnh “sự kiện” Ngô Bảo Châu



TT - Sự kiện nhà toán học Ngô Bảo Châu giành huy chương Fields (được xem như giải Nobel toán học) báo chí đã nói đến nhiều, nhưng cuốn sách Ngô Bảo Châu, một “Nobel toán học” vừa phát hành có lẽ vẫn sẽ được nhiều người, nhất là các bạn trẻ tìm đọc.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=465502
Sách do NXB Dân Trí ấn hành




Trước hết, tác giả Hàm Châu là một cây bút chuyên viết về những sự kiện, những nhân vật khoa học nổi tiếng ở trong nước và thế giới mấy chục năm qua, nên có điều kiện cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn không chỉ là “toàn cảnh” về quá trình dẫn đến thành tích nổi bật của Ngô Bảo Châu, mà còn là “toàn cảnh” về những hoạt động toán học chủ yếu trên thế giới. Từ đó, chúng ta càng hiểu kết quả mà Ngô Bảo Châu đạt được thật là đặc biệt.

Chỉ cần dẫn vài con số trong chương “Nhìn sang Hàn Quốc để mà lo” sẽ thấy: năm 2007 Hàn Quốc có 192 trường đại học, trong đó 162 trường có đào tạo cử nhân toán, còn ở Việt Nam chỉ có 15 trường... Và kinh phí nhà nước Hàn Quốc dành cho toán học đã nhiều hơn toàn bộ kinh phí Nhà nước Việt Nam dành cho khoa học và công nghệ... Vậy nhưng đối với huy chương Fields, Hàn Quốc cũng như nhiều nước giàu, có nền đại học phát triển khác, vẫn đang là giấc mơ (thế giới mới chỉ có 15 quốc gia có người đoạt huy chương này).

Về giá trị của huy chương Fields so với các giải Nobel khác, tác giả Hàm Châu từ dòng chữ nổi phía sau tấm huy chương, đã có một nhận xét thú vị. Dòng chữ đó là “Các nhà toán học khắp thế giới đồng tình trao tặng vì những công trình xuất sắc” (nguyên văn chữ Latin); còn giải Nobel chỉ là sự công nhận của viện hàn lâm khoa học một nước.

Nhân nhắc đến giải thưởng xin dẫn “Một thiên tài cô đơn, khổ hạnh” (trong phần “phụ lục” cuốn sách). Người đó là nhà toán học Nga G. Y. Perelman, sinh năm 1966 - người duy nhất từ chối nhận huy chương Fields (năm 2006) và sau đó (tháng 3-2010) từ chối cả giải thưởng Clay với giá trị 1 triệu USD vì đã giải được một trong bảy bài toán thiên niên kỷ. Hẳn là không mấy ai noi gương sống khổ hạnh, xem thường danh vọng, vật chất đến mức cực đoan như ông, nhưng thiết nghĩ những người làm khoa học (và cả nghệ thuật) muốn đạt được đỉnh cao thì cần phải có phẩm chất ấy.

Tôi nghĩ Ngô Bảo Châu cũng là một con người như vậy vì anh đã dùng toàn bộ giải thưởng Fields để lập học bổng và quan trọng hơn, anh đã chọn Viện Nghiên cứu cao cấp Princeton (Mỹ) làm nơi “đậu”, sau khi được rất nhiều trường đại học, viện nghiên cứu cũng đáng gọi là “đất lành” nhiệt tình mời gọi “cánh chim đại bàng” toán học Ngô Bảo Châu. Tác giả đã dành nhiều trang - gần như là ngoại đề - cho Viện Princeton vì “phẩm chất” đặc biệt của nó: “Lấy việc theo đuổi tri thức làm mục đích cuối cùng. Những tri thức quan trọng làm thay đổi cách chúng ta nghĩ, cách chúng ta sống được tìm ra bởi những nhà nghiên cứu tò mò khám phá thế giới chưa từng biết, hơn là những nghiên cứu có tính mục đích...”. Ngô Bảo Châu dám chọn “15 năm cô đơn với bổ đề cơ bản” như Hàm Châu đã viết là vì thế.

Như thế, trong lúc nói về thành tích toán học, giải thích (sơ bộ) cho bạn đọc hiểu “bổ đề cơ bản”, tác giả đã đồng thời nêu bật nhân cách Ngô Bảo Châu. Và Hàm Châu đã tìm về cội nguồn làm nên nhân cách đó, từ hoàn cảnh xuất thân bên nội và cả bên ngoại đến tấm gương những người thầy và những năm gian khó thời chiến tranh...

Chính trong những ngày Ngô Bảo Châu bước lên bục vinh quang, tác giả còn “dẫn” chúng ta “theo bước lữ hành xuyên Việt” cùng các nhà khoa học Pháp Trần Thanh Vân, Odon Vallet trao 2.150 suất học bổng Vallet với tổng giá trị 12 tỉ đồng cho sinh viên, học sinh giỏi ở cả ba miền đất nước, để chúng ta hiểu thêm Ngô Bảo Châu là một đỉnh cao đặc biệt nhưng không hoàn toàn bất ngờ, và chúng ta có thể tin tưởng ở những thế hệ tiếp bước Ngô Bảo Châu...

NGUYỄN KHẮC PHÊ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi


Ngoài đường có lắm chuyện vui



SGTT.VN - Những con đường của cánh đàn ông bây giờ không thể nào hiện lên trong sự tưởng tượng của những người vợ trẻ, mẹ hiền. Nó không chỉ là mỗi một con đường. Sáng say chiều xỉn, người ngợm rã bèng, làm tổn thương gia đình, bào mòn thân xác và tình cảm vợ con.

Có những đàn ông ra khỏi nhà đã lập tức biến thành cây kim rơi xuống đáy đại dương. Ở đâu họ cũng có tình huynh đệ như thủ túc, ở đâu cũng có ngọt ngào e ấp, ở đâu họ cũng có bổ dưỡng thượng thặng, cùng với tiếng cụng ly sành điệu đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.

Có lần, tôi bị một cô gái chen cái ghế đẩu vào giữa tôi và ông bạn già nhứt. Cô ta dõng dạc: Má ngồi xích ra, để con lo cho bố già! Cô gái ấy quen nghề đến nỗi không màng bà già trong bàn tiệc đáng tuổi nội ngoại của mình, cô quơ mười ngón tay móng đỏ chói khắp các đĩa thức ăn, cuốn và đút tận miệng bố già một cuốn gỏi cuốn thơm đủ mùi rau sống trời sinh hấp dẫn nhai sừn sựt.

Không phải chờ lâu, sau đó tới cuộc thi ứng khẩu cơm và phở! Hình như cuộc thi này được tổ chức nhiều lần. Và tôi, một người mê ca dao của ông bà, tôi bèn nhập cuộc thu “chiến lợi phẩm”:

Cơm nhà rau luộc mắm kho/Lâu lâu tái nạm phở bò quá vui/Cơm nhà nghẹn tới nghẹn lui/Ra đường gặp phở nuốt trôi tù tì/Đang vui sực nhớ cơm nhà/Băn khoăn húp bát phở gà giải khuây/Ở đời phải biết đổi thay/Hết cơm tới phở mới hay chăng là…/Ra vô nhẵn mặt cơm nhà/Nhớ tô phở trắng nõn nà thơm tho/Cơm nhà hạt gạo sinh ra/Còn phở cũng là hạt gạo sinh… vô/Cơm nhà lót dạ lưng lưng/Uống nước cầm chừng, hẹn phở cầm tay/Cơm nhà xáng chén dằn mâm/Rủ đi ăn phở lăng xăng đếm tiền/Gặp cơm cái mặt chằm vằm/Gặp phở cái mặt nở bằng cái nia/Có mợ thì chợ cũng đông/Hết cơm còn phở cũng không bữa nào…

Cuộc thi “ngán cơm thèm phở” đang hồi sung độ, bỗng dưng cô gái xen giữa tôi với ông bạn già vụt đứng dậy, hứng lên hò lơ minh bạch nỗi lòng: Hò lơ hó lơ anh chị em mình hò. Ngán cơm thèm phở là thường (a li hò lơ). Thèm cơm ngán phở (a li hò lờ) hết đường tương chao. Hò lơ hó lơ dắt tay nhau về nhà...

LÊ GIANG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối