Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [26] [27] [28] [29] [30] [31] [32] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Cái Bi, cái Hài....

Tác giả: Kỳ Duyên

Bài đăng trên Tuần VietNamNet 19/05/2012 05:00 GMT+7

Cái bi xen lẫn với cái hài. Đó là cuộc sống thường tình, xã hội nào chả có. Thế nhưng, một khi cái hài bộc lộ năng lực và nhận thức kém cỏi của cán bộ, còn cái bi bộc lộ sự bất nhân, thất đức với những kiếp người tận cùng bất hạnh. Thì nó báo động cho xã hội điều gì?

Xin được nói về chuyện hài trước

"Nước" Yên Lạc và... xứ sở Chư Sê

Ngày xửa ngày xưa, ở một thị trấn nọ...

Không, có lẽ phải gọi thị trấn đó là "nước" mới đúng. Vâng, "nước" Yên Lạc (thuộc...tỉnh Vĩnh Phúc).

Gọi là "nước" bởi xã hội ta không hề quy định ngày cưới xin cho dân chúng. Vì đó là quyền tự do của người dân. Nhưng riêng Yên Lạc có một luật rất lạ, bắt dân phải theo: Một tháng, nếu có đám cưới, người dân chỉ được tổ chức vào hai ngày- mùng 2 và 16 âm lịch. Nếu gia đình nào vi phạm thì sẽ bị phê bình tại thôn xóm, khu phố.

Có lẽ vì sợ "lệ làng" nhân danh... luật của "nước" Yên Lạc, mà ở đây, luôn diễn ra cảnh buồn cười.

Một tháng, dân Yên Lạc có hai ngày chạy "sô" ăn cỗ cưới, hai ngày tưng bừng ăn mặc đẹp, sơ mi, cà vạt, áo dài, váy xống đủ kiểu. Và dịch vụ cưới ở đây cũng vậy, lúc dồn dập quá tải chạy bở hơi tai, lúc ngồi buồn, ruồi bậu chả thèm ...xua.

Nghe cứ như tập tục của một... bộ lạc thiểu số nào.

Khổ nỗi, trai gái thì đông, mà cưới xin chỉ có hai ngày. Thế nên người đi dự đám cưới chẳng sướng gì.

Vì mỗi người chỉ có một cái miệng, một cái bụng, hai cái chân, hai cái tay, mà một lúc, vào giờ ấy... ngày ấy..., phải ăn tới 5 đám cưới, như anh Xuân ở Khối 2, còn vợ anh thì ăn tới 3 đám cưới, thì thật... "Ai bảo chăn trâu là khổ. Đi ăn cưới kiểu này, còn khổ hơn....trâu" (Xin lỗi nhà thơ Giang Nam, và xin lỗi người dân Yên Lạc).

Chưa kể, cái chuyện tiền mừng đám cưới thành ...một cục to, cũng làm khổ người dân. Thành thử, nói là tiết kiệm cho dân mà người nào người ấy liêu xiêu, méo mặt, buồn so hễ nghe nói có đám mừng.

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/1a_1337329954.jpg
Một đám cưới tại thị trấn Yên Lạc được tổ chức theo lệ làng



Lạ kỳ, dân thì nhất nhất tuân thủ. Lãnh đạo Yên Lạc thì nhất nhất tự hào: Từ khi áp dụng quy ước, chưa có đám nào vượt rào, bà con nhất nhất nghe theo. Từ khi nhất nhất áp dụng đến nay, là tròn một giáp, 12 năm.

Nói thật, vua ở xa, quan nha ở gần, đố "bà con" nào dám vượt rào đó?

Nhưng có thật bà con nhất nhất tâm phục, khẩu phục không? Hãy nghe đám thanh niên: "Cưới mà không có hát hò, không có người tổ chức thì buồn lắm, bọn trai nơi khác có lúc vẫn chọc khoáy bọn em là kém chơi... Nhưng lệ của cha ông thì phải theo vậy".

Tâm lý người nông dân chất phác, quen sống theo lệ. Cái lệ làng có khi hay mà có khi dở. Họ vẫn cứ phải bấm bụng chịu.

Nhưng họ không biết rằng thời buổi này là thời buổi "Sống và làm việc theo pháp luật"- ngay cả các vị chức sắc ở Yên Lạc, chắc cũng thuộc nằm lòng câu khẩu hiệu. Vậy mà vì sao lại bắt người dân Yên Lạc phải nhất nhất sống theo...lệ do mình tự đặt ra.

Đó có phải là sự vi phạm nhân quyền không?

Dù biện lẽ kiểu gì, thì hoặc các chức sắc Yên Lạc tự cho mình quyền đứng cao hơn luật pháp nước Việt, hoặc là tư duy của các vị có...vấn đề. Nó gia trưởng, xơ cứng và không vượt qua nổi... lũy tre làng, dù nhân danh điều tốt đẹp gi gỉ gì gì đi chăng nữa!

Cách "nước" Yên Lạc hàng nghìn cây số về phía nam, có một xứ sở, tên gọi Chư Sê.

Người của xứ sở Chư Sê có một đặc điểm rất hồn nhiên, thích đùa, và cũng rất cẩn thận. Hồn nhiên và thích đùa đến mức, một vị chức sắc của xứ sở này dứt khoát cho rằng cây cầu bị gẫy là cầu hình chữ V, đâu phải cầu bị sập.

Thích đùa đến mức, nghe phong thanh ở xã H'bông, có hai hòn đá của một hộ dân đào được trong vườn nhà, nằm lăn lóc đến mấy năm trời chả ai hỏi đến, lập tức các vị chức sắc, cả xã và huyện rùng rùng kéo đến, và quyết "cưỡng chế" hai hòn đá vô tri vô giác này.

Dù là thực thi pháp luật, nhưng tính đã hồn nhiên lại hay "cả nể", nên các vị thỏa thuận cho kẻ vi phạm luật giữ một hòn, phía các vị giữ một hòn, kiểu... "một hòn trọng, một hòn khinh". Nghe thấy hay hay và buồn cười!

Quan hồn nhiên, nên dân cũng biết "đùa" lại. Chả biết, sau những "mặc cả" cưỡng chế đá bất thành ra sao, một ngày nọ, tất cả đá lớn, đá bé, đá mẹ, đá con của xã H' Bông rủ nhau...  trốn biệt.

Riêng hòn đá nhà bà Trần Thị Sắc, "chân chậm, mắt mờ" nên chạy không kịp, bị bắt gô cổ đóng cũi sắt, nằm chình ình ngay trước UBND huyện. Không hiểu sao, người viết bài cứ nhìn thấy cái cũi "nhốt đá", lại nghĩ đến bài Nhớ rừng của Thế Lữ. Có khác chăng, ở đây, hòn đá chỉ ... nhớ nhà!

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/1b_1337329968.jpg
Hòn đá bị 'nhốt' trong cũi gỗ như nhốt hổ



Đến nỗi, một người dân ở xứ sở Chư Sê hóm hỉnh: Lẽ ra, cái lồng sắt này phải để nhốt cục đá ở An Giang mới đúng. Vì cục đá đó đè nát cả xe ô tô và làm chết sáu mạng người. Cục đá của bà Sắc có tội tình gì đâu chứ!

Nếu đá có... tư duy, hẳn nó than thân trách phận lắm. Không biết nó được đào lên vào cái giờ xấu đến thế nào, mà phải chịu "xích xiềng" oan đến thế này?

Hay là tư duy của các vị chức sắc xứ sở Chư Sê thích đùa, cũng bị "xiềng xích" trong cái chật hẹp của lồng sắt, cũng có ... vấn đề nhỉ?

Được biết, mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường, cùng với Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp và UBND Chư Sê họp và đi đến kết luận: Việc đoàn kiểm tra lập biên bản tạm giữ các cục đá là không đúng thẩm quyền.

Không biết bao giờ, hòn đá hẩm hiu của nhà bà Trần Thị Sắc mới được ...phóng thích đây?

Nghe chuyện "nước" Yên Lạc, và xứ sở Chư Sê, người ta bảo, đó là chuyện xảy ra mới đây, vào năm Nhâm Thìn, thế kỷ 21, tháng Ất Tỵ này chứ đâu?

Thì đúng vậy, chuyện của ngày nay, nhưng nghe cứ "âm lịch", như ... cổ tích dân gian ấy, nên người viết bài phải mở đầu bằng Ngày xửa, ngày xưa.

(Còn tiếp...)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Cái Bi, cái Hài....

Tác giả: Kỳ Duyên

Bài đăng trên Tuần VietNamNet 19/05/2012 05:00 GMT+7

(Tiếp theo phần trên)

Đạp lên sự...bất lực?

Có một câu chuyện mới toanh, nóng hổi, vừa bi xen lẫn vừa hài.

Đó là đêm 12, rạng sáng 13/5/2012, hàng trăm ông bố bà mẹ chen chúc trước cổng Trường PTCS Thực nghiệm (Liễu Giai- Hà Nội) để có được một lá đơn xin cho con học lớp 1 tiểu học.

Có lẽ quá lo lắng vì việc học của con, họ đã không cần giữ cách ứng xử có văn hóa với nhà trường, nơi họ hy vọng con  mình được giáo dục tử tế, mà họ đã ...đạp đổ cả cửa sắt nhà trường, xông lên liều mình như chẳng có.

Ngay lập tức, trên mạng truyền đi clip hài tự chế, nhại lại bài "Ngày đầu tiên đi học", vừa buồn cười, vừa xót xa: Ngày nộp đơn xin học/ Mẹ thức đêm đứng chờ/ Mắt mờ mong trời sáng/ Mẹ lách vào mua đơn... Rồi trời kia cũng sáng/ Mẹ đá tung cổng vào/ Chen nhau chạy nước rút/ Trông hỗn loạn biết bao...

Không biết, cái Trường Thực nghiệm nhìn hình ảnh đó có  tự hào không? Chứ người viết bài, chỉ thấy thương các ông bố bà mẹ- hệt GS Hồ Ngọc Đại- cha đẻ của "mô hình Thực nghiệm Giảng Võ" hàng mấy chục năm trước đây, đã thốt lên!

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/1c_1337329977.jpg
Các phụ huynh chen chúc xếp hàng trước cổng trường thực nghiệm. Ảnh: Văn Chung/VietNamNet



Hiện tượng cha mẹ đeo bám, xếp hàng khổ sở ở các trường điểm, trường học tên tuổi là hiện tượng bình thường của nhiều năm trong xã hội. Nhưng với riêng Trường Thực nghiệm, nó hơi đặc biệt.

Trong mấy chục bài báo viết về  sự kiện này, có một bài của tác giả Phạm Anh Tuấn, (Điều gì đang xảy ra sau cánh cửa Trường Thực nghiệm, trên Tuần Việt Nam, ngày 16/5/2012), đã "chạm" đúng bản chất vấn đề.

Không biết có phải cũng "khai sinh" vào giờ xấu không, mà Trung tâm Công nghệ GD (nơi có Trường tiểu học Thực nghiệm Giảng Võ) nổi tiếng của GS Hồ Ngọc Đại đã có một số phận gian truân và...bi thảm, theo một nghĩa nào đó.

Cái mới bao giờ cũng dễ bị sứt đầu mẻ trán vì nhìn ra trước thời đại, hoặc có một lối đi riêng, chẳng giống ai.

Cái mới, lại là cái mới "công nghệ GD"- vừa chẳng giống đâu từ khái niệm, nguyên lý, đến tư tưởng và phương pháp GD-  là sản phẩm nghiên cứu và thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại, một nhà khoa học cá tính mạnh mẽ, ngay thẳng và quyết liệt. Cái mới ấy lại nảy nở trên một nền giáo dục vừa bảo thủ, xơ cứng, vừa mắc bệnh dối trá trầm trọng.

Hẳn ai cũng có thể đoán biết số phận của nó. Cho dù có lúc, ở thời "hoàng kim" , CNGD đã được triển khai tới 43 tỉnh, thành phố.

Thế nhưng cũng chính nó- CNGD- đã bị xóa sổ, bị "khai tử" một cách tàn nhẫn vào đúng lúc công cuộc đổi mới GD chuẩn bị diễn ra, năm 2000, với chủ trương chỉ còn một chương trình, một bộ SGK. Vào đúng lúc GD rất cần sự linh hoạt, mềm dẻo mới đáp ứng đa dạng nhu cầu, năng lực học sinh thời hiện đại.

GS Hồ Ngọc Đại, trong diễn từ nhận giải GD của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh năm 2010 đã thốt lên: "CNGD đã bị bóp mũi cho đến chết". Một thú nhận xót xa, cay đắng của một nhân cách khoa học, cả đời nghiên cứu và thực nghiệm vì trẻ em, sống chết với hạnh phúc của trẻ em, như một tín đồ của "giáo phái...trẻ em" vậy!

Đằng sau chủ trương xóa sổ CNGD- thực chất là sai lầm tai hại, không chỉ là chuyện khác nhau về tư tưởng học thuật, mà còn là sự "ân oán" cá nhân. Điều này, có lẽ chỉ các chức sắc trong giới nghiên cứu khoa học GD và ngành GD hiểu rõ nhất, nhân danh thiên chức GD.

Trắng tay, đã có lúc GS Hồ Ngọc Đại và những đồng nghiệp chí cốt phải lặn lội lên các tỉnh miền núi phía bắc, các tỉnh miền nam..., để triển khai. Nhờ vào thiện chí, sự yêu quý và tin tưởng ở chương trình thực nghiệm của ông, của các tỉnh khó khăn.

Khi GS Hồ Ngọc Đại rời xa Trung tâm CNGD, cũng là lúc Trường Thực nghiệm Giảng Võ nằm gọn trong lòng... Viện Khoa học GDVN.

Cái chữ "thực nghiệm" tiếc thay nó chỉ còn là "cái bóng" mờ mờ. Và như tác giả Phạm Anh Tuấn đã đặt câu hỏi: Khi công trình thực nghiệm CNGD không còn nữa thì người ta thực nghiệm cái gì ở đây?!

Đó là một bí ẩn?

Nhưng khái niệm "thực nghiệm" này vẫn đủ sức làm "điên đảo" sự hy vọng của các bậc cha mẹ.

Bởi có thể, họ tin "thực nghiệm" đã sản sinh ra một Ngô Bảo Châu thiên tài, với Giải thưởng Fields danh giá, nên sống chết, họ cũng phải lăn xả vào, cho dù thân phận họ lúc đó, giống như...trâu- đó là lời của một nhà giáo.

Hay là họ đã quá thất vọng với nền GD đánh cắp tuổi thơ của con trẻ, khiến chúng già cỗi sớm về tâm hồn, nhưng lại thui chột năng lực sáng tạo, độc lập tư duy? Và còn đòi dạy cho trẻ sự trung thực, trong khi chính ngành mắc bạo bệnh dối trá!

Các bậc cha mẹ giẫm đạp lên cánh cửa sắt, liều mình như chẳng có, để kiếm một lá đơn xin học. Hay chính họ đã giẫm đạp lên sự...bất lực của ngành GD, để tìm kiếm, hy vọng dù rất mơ hồ ở cái chữ "thực nghiệm".

Mọi con đường đều dẫn đến thành Roma! Câu ngạn ngữ rất hay, tiếc thay trong hoàn cảnh này, nó "hay" một cách... chua chát. Mọi con đường của các bậc cha mẹ liều mình đạp cửa sắt, cũng chỉ dẫn đến nhà trường quen thuộc của nền GD mà các vị đã rất thất vọng, mà thôi!

Ai có lỗi trong cái sự quay lưng của các bậc cha mẹ với nền GD đương thời, để đi cầu may vào nhà trường "thực nghiệm" này?

"Cặp đôi hoàn hảo" và thời...nguyên thủy!

Có hai câu chuyện, mà khi đọc được trên báo, người viết thấy nó bi thương quá, bất nhân, tàn tệ quá với đồng loại.

Bi thương, vì đồng loại ở đây là những số phận bất hạnh nhất, ở "dưới đáy" của kiếp người.

Câu chuyện đầu tiên thuộc Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Vĩnh Phúc.

Dành chút ít quà cáp cho các nạn nhân CĐDC/ dioxin nhân ngày 10/8 hàng năm, nhân dịp lễ tết, là nghĩa "đồng bào" tối thiểu với nhau, thiết tưởng chẳng có gì phải bàn.

Cái đáng bàn ở đây, là một vụ việc "ăn chặn" gần 100 suất quà, trị giá vỏn vẹn mỗi suất 300 nghìn đồng, xảy ra lình xình ở Hội nạn nhân CĐDC/dioxin Vĩnh Phúc, làm dư luận xã hội phẫn nộ, và... đỏ mặt thay cho những chức sắc làm việc này.

Chuyện bắt đầu từ việc, căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh, Hội nạn nhân CĐDC/dioxin Vĩnh Phúc cấp 60 suất quà cho Hội nạn nhân CĐDC/dioxin huyện Bình Xuyên. Riêng Tết Nhâm Thìn 2012, Tỉnh hội Vĩnh Phúc cấp cho huyện Bình Xuyên 25 suất cộng với 20 suất quà của Siêu thị Big C đóng trên địa bàn tỉnh. Tổng cộng là 105 suất.

Tuy nhiên 60 suất quà đó, Huyện hội Bình Xuyên không cấp cho một nạn nhân nào hết. 25 suất quà Tết, Huyện hội chỉ cấp cho 13 nạn nhân của 13 xã, giữ lại 12 suất, và 20 suất của Big C thì chỉ cấp cho 10 nạn nhân.

Các hội viên của Hội, đã là nạn nhân của CĐDC/dioxin trong quá khứ, giờ đây tiếp tục là "nạn nhân" của đồng loại.

Quà cho nạn nhân thì không có, nhưng chữ ký (giả) xác nhận nạn nhân đã nhận quà lại kín đặc trang giấy. Đặc biệt nữa, bên cạnh những chữ ký giả bị phát hiện, lại có hẳn hoi chữ ký thật, cùng con dấu thật của Chủ tịch Hội nạn nhân CĐ DC/dioxin Vĩnh Phúc Hà Minh Thắng và Phó CT Huyện hội Đặng Xuân Định.

Khi vụ việc bị bại lộ, ấy là lúc những kiểu nhận lỗi một cách dối trá cũng lộ tẩy.

Ông Chủ tịch Hội nạn nhân CĐDC/dioxin Bình Xuyên Trần Xuân Phượng biện lẽ, 60 suất quà ngày nạn nhân da cam (10/8) vì Tỉnh hội cấp về chậm, Thường trực Huyện hội họp bàn số quà trên để cấp vào dịp ...10/8/2012, tức đúng một năm sau...sẽ tặng (?).

Nói dại, một năm sau đó, nếu chẳng may có nạn nhân CĐDC/dioxin nào đã không còn sống để được nhận suất quà trị giá 300 nghìn đồng, không biết các chức sắc của Huyện hội có bị...lương tâm "ăn" không nhỉ? Chứ trong con mắt dư luận xã hội, thì 60 suất quà đó, chắc chắn đã "ăn" mất lương tâm họ!

25 suất quà Tết còn lại, vội vàng... "chạy" đến đúng địa chỉ các nạn nhân.

Nhưng dư luận xã hội đặt câu hỏi: 72 chữ ký giả là của những ai? Trả lời câu hỏi của nhà báo mới đây, ông Hà Minh Thắng, CT Hội nạn nhân CĐ DC/dioxin Vĩnh Phúc, cho biết đó là chữ ký của ông Phó CT Huyện hội Đặng Xuân Định.

Thật khéo, ông Phó CT Huyện hội mạo giả chữ ký, còn ông CT Tỉnh hội ký "thật" xác nhân.

Đúng là... cặp đôi tỉnh- huyện hoàn hảo (!)

Câu chuyện thứ hai thuộc Khoa Điều trị nội trú- Trung tâm Da liễu Hà Đông (huyện Quốc Oai, TP Hà Nội), nơi có 21 bệnh nhân phong đang điều trị lại bi thương kiểu khác.

Do bị hết gas để đun nấu, phục vụ các bệnh nhân phong thể nặng, các hộ lý đã báo lên cho lãnh đạo Trung tâm. Nhưng lãnh đạo...không nói gì. Cuối cùng, lãnh đạo đề nghị chia đồ sống cho bệnh nhân.

Thế là 21 bệnh nhân, có người gần 90 tuổi, bị vi trùng phong ăn đến cụt tay, cụt chân, không thể làm được việc gì, kể cả tự chăm sóc bản thân, đã được nhận... gạo sống, thịt sống để ăn.

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/1d.JPG.jpg
Một bệnh nhân phong tại Khoa Điều trị nội trú- Trung tâm Da liễu Hà Đông. Ảnh: Giaoduc.net



Nói thật, không hiểu ông Vũ Văn Trình, Phó Giám đốc Trung tâm, người chỉ đạo cho các hộ lý làm một việc thật bất nhân đó, nghĩ gì nhỉ?

Cho dù xã hội chúng ta giờ đây, đã khá hơn trước rất nhiều khi nhìn nhận về người mắc bệnh phong, nhưng không thể phủ nhận một điều, những người bất hạnh mắc căn bệnh này, đều rất mặc cảm thân phận, bởi người đời kinh hãi, xa lánh.

Cùng vì vậy, không thể phủ nhận nỗi vất vả vô cùng của những người thầy thuốc ở Trung tâm, khi ngày ngày phải tiếp xúc, chăm sóc những bệnh nhân mắc căn bệnh quái ác.

Ngay cả người nhà các bệnh nhân phong khi được hỏi về câu chuyện đau lòng vừa xảy ra, chính họ cũng dè dặt, thậm chí có người còn thờ ơ... Họ e ngại với các bác sĩ, hộ lý của Trung tâm đã đành. Nhưng cũng có thể, chính căn bệnh bị xã hội "định kiến" đó đã "ngăn cách, chia lìa" cả tình cảm của họ với người thân ruột thịt không may mắc bệnh hiểm nghèo.

Chợt người viết bài nhớ tới một sự kiện, cách đây 15- 20 năm, báo chí đã đăng hình ảnh một vị GS bác sĩ, để khẳng định bệnh phong không lây, ông đã uống vi trùng phong, trước sự chứng kiến của báo chí.

Nói thật, nhìn thấy mà ghê. Nhưng cái hành động đó của người GS bác sĩ, đã để lại một ấn tượng khâm phục sâu sắc về đức hy sinh của người thầy thuốc cho nghiên cứu khoa học, về một căn bệnh ám ảnh con người với nỗi hãi sợ truyền kiếp.

Nhưng đó là chuyện của một "thời xa vắng", không phải  chuyện của thời phong bao, phong bì. Càng không phải chuyện của thời "lương y đang ...từ mẫu".

Cho dù Phó Giám đốc Trung tâm Vũ Văn Trình đã bị đình chỉ công tác để chờ xử lý, thì cái vụ việc ép bệnh nhân phong ăn thịt sống, gạo sống vẫn còn ám ảnh, làm đầy thêm những câu chuyện, những ấn tượng đã quá xấu về y đức ở bệnh viện, trong thời buổi kim tiền này.

Hai câu chuyện ngẫu nhiên xảy ra gần nhau khiến người viết bài bỗng nghĩ về một thời cuộc gian khổ.

Trong quá khứ, khi đất nước còn chiến tranh, một vài kẻ hiếu chiến phía chính quyền Mỹ từng tuyên bố, sẽ đánh cho xã hội ta trở về thời kỳ "đồ đá". Họ đã không thể làm được cái việc đó, dù đã có những thân phận con người không may phải chịu nhiều bất hạnh- nhiễm CĐDC/ dioxin.

Vậy mà ở Trung tâm Da liễu Hà Đông thời hiện đại, nơi làm phúc, cứu chữa bệnh cho con người, các thầy thuốc lại vô cảm khi nhẫn tâm ép bệnh nhân phong của mình trở về thời... nguyên thủy?

Có cái gì đang gậm nhấm và hủy hoại chính lương tâm của họ vậy? Những người nhân danh tổ chức nhân đạo, nhân danh những thầy thuốc? Có cái gì đang gậm nhấm và hủy hoại đạo lý xã hội này?

Cái bi xen lẫn cái hài. Đó là cuộc sống thường tình, xã hội nào chả có.

Thế nhưng, một khi cái hài bộc lộ năng lực và nhận thức kém cỏi của cán bộ, còn cái bi bộc lộ cả sự bất nhân, thất đức với những kiếp người tận cùng bất hạnh. Thì nó báo động cho xã hội điều gì?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Funny%20stuff/Irony%20and%20Philosophy/Mercilesscovercuthalf.jpg

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Lời dặn

Bài đăng trên Tiền Phong 16:51 | 20/05/2012

TP - Ông thứ trưởng Bộ Y tế dặn phóng viên dự họp báo về bệnh lạ ở Ba Tơ- Quảng Ngãi: “Không ai hỏi gì các đại biểu nước ngoài nhé”. Bệnh tật đang gây hoang mang cho người dân. Ngành y tế địa phương kêu: Còn nguy hiểm hơn chống giặc. Thế mà, rốt cục chưa biết Bộ Y tế có phối hợp với tổ chức Y tế thế giới hay không.

Đại diện Tổ chức Y tế thế giới ở Việt Nam và Trưởng đại diện Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ tại Việt Nam được mời đến để ngồi để nghe và để đẹp đội hình. Chỉ vì một lời dặn. Mà ở đây việc được dặn không làm chẳng rõ là có liên quan gì đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, người dân hay không.

Ở ta, lời dặn xuất hiện ở các cuộc họp báo của đơn vị này, đơn vị nọ... không hiếm, dạng như: Hỏi nhè nhẹ thôi nhé, Nhớ đừng hỏi chuyện đó nhé.

Hơn 60 năm trước, Phùng Quán viết Lời mẹ dặn:

Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu.


Lời dặn phải đến từ người lớn hơn mình, có kinh nghiệm và nhận thức cao hơn mình. Lời dặn của Thúy Kiều với Thúy Vân, lời dặn của ông bà trước lúc lâm chung, lời dặn của thầy cô khi ta ra trường, lời dặn của cha mẹ khi ta xa nhà, toàn những lời đáng nghe và luôn đi cùng ta trong cuộc đời.

Mỗi lời dặn đều xuất phát từ nhu cầu chân thật và yêu cầu người được dặn phải chân thật. Nhà thơ Thạch Quỳ sau khi dặn con rất nhiều cũng quay về điều ấy:

Vì thế nên, lời cha dặn dò
Cũng chưa hẳn đã là điều đúng nhất
Cha mong con lớn lên chân thật
Yêu mọi người như cha đã yêu con


(Với con).

Dặn để ngăn chặn sự chân thật, thì có cần thiết phải nghe không?

Trần Thanh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Hát ru trở lại từ... ba triệu đồng



TT - Ở một xã nghèo vùng xa, một liên hoan văn nghệ tốn... ba triệu đồng lại trở thành sân chơi rất đỗi bổ ích, thu hút hầu hết người dân địa phương.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=564707
Hàng trăm người dân xã Gio An, huyện Gio Linh, Quảng Trị xem liên hoan hát ru - Ảnh: Th.Lộc



Trong khi đó, nhiều tỉnh thành trong cả nước bỏ ra nhiều tỉ đồng tổ chức hoạt động lễ hội để rồi phân vân không biết hiệu quả đem lại cho đời sống văn hóa thế nào.

Ðó là liên hoan hát ru do Hội phụ nữ xã Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị tổ chức đầu tháng 5.

Ngay trước buổi diễn, bà Võ Thị Bích Phượng - chủ tịch Hội phụ nữ xã Gio An, trưởng ban tổ chức - cho biết mục đích liên hoan nhằm tạo ra phong trào hát ru rộng rãi. Trên cơ sở đó xây dựng, khôi phục và phát triển các mô hình câu lạc bộ hát ru truyền thống trong các xóm làng, trở thành một phần quan trọng của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư của xã.

Sau liên hoan được coi như lần đầu này, liên hoan sẽ được tổ chức định kỳ hằng năm. Mục đích là thế, song bà Phượng cám cảnh với tổng kinh phí cho liên hoan, cho dù nghĩ nát óc cũng chỉ "gom" được 3 triệu đồng, trong đó 1,5 triệu đồng lấy từ quỹ hội, 1,5 triệu còn lại xin hỗ trợ từ UBND xã. Bà Phượng nhẩm tính 1,5 triệu tiền thuê dàn âm thanh loại đám cưới, 1 triệu tiền thuê hai nhạc công đàn bầu và đàn nhị, 500.000 còn lại vừa đủ để trang hoàng sân khấu và mua vài chai nước suối cho đại biểu. Ðiều mà bà Phượng băn khoăn nhất chính là không biết lấy đâu ra 900.000 đồng để bồi dưỡng cho mỗi đội tham gia 100.000 đồng nhằm khích lệ tinh thần...

Và người dân hầu như không chú ý lắm đến việc thiếu món quà khích lệ ấy. Bởi họ đã được sống lại trong lời hát ru thông qua nhiều buổi tập dượt diễn ra trên khắp các thôn làng của xã Gio An từ cả tháng trước. Ðể có được tiết mục ưng ý, từng làng cử riêng một đội chuyên đi sưu tầm những làn điệu, lời ru cổ từ những người lớn tuổi. Có đội thì tìm kiếm băng đĩa, rà soát trên mạng hay tìm đến những giáo viên dạy văn để được tư vấn bài bản...

Ðêm diễn ra liên hoan, hơn 100 "diễn viên" từ 3 tuổi cho đến 63 tuổi đến từ chín làng trong xã Gio An. Mười tiết mục hát ru đã được thể hiện một cách rất tự nhiên, đầy hứng khởi. Ngoài những làn điệu hát ru cổ của địa phương, người diễn còn khoe tài bằng các điệu ru Bắc, ru Nam lồng ghép với các làn điệu hò ca vần vè của các vùng miền. Có tiết mục bắt đầu từ tiếng khóc trẻ em, rồi bằng lời hát ru ngọt ngào và truyền cảm của người mẹ làm tiếng khóc ấy nhỏ dần, nhỏ dần cho đến khi lịm vào giấc ngủ. Có lời ru được sáng tạo trên nền câu chuyện chia cắt đất nước và nỗi đau của người mẹ mất con, hay lồng vào hoạt cảnh cảm hóa người chồng say xỉn bằng lời hát ru của người vợ chăm con...

Ở khâu tổ chức có thể còn nhiều chệch choạc như thường thấy tại các chương trình văn nghệ làng xã, song sự thành công ngoài mong đợi thể hiện trên hàng trăm gương mặt từ người già đến trẻ em chăm chú ngồi xem và cổ vũ nhiệt tình ở bãi cỏ trước sân khấu. Rất nhiều phụ nữ tay bồng tay dắt con trẻ đến xem chương trình. Hàng trăm thanh niên nam nữ đứng ngồi trên xe máy, chăm chú lắng nghe hát và nhẩm hát theo... Tất cả đều đón nhận với rất nhiều cảm xúc.

Bấy lâu nay nhiều người vẫn cho rằng văn hóa văn nghệ truyền thống, nhất là hát ru, bị phôi pha trong lớp trẻ trước đời sống hiện đại. Song các tiết mục hát ru đã trở thành hấp lực đối với nhiều người dân trong đêm hôm ấy. Phải chăng việc tổ chức đã khơi đúng vào tâm lý xã hội của khu vực, làm cho những tình cảm, cảm xúc vốn ẩn sâu trong tiềm thức mọi người được dịp bộc lộ ra ngoài. Một vấn đề đặt ra cho những người có trách nhiệm đối với đời sống văn hóa, đó là không phải chỉ nói suông văn nghệ truyền thống đang phôi pha, mà phải lý giải nguyên nhân rồi tìm ra giải pháp tổ chức hợp lý đối với từng môi trường xã hội, đầu tư như thế nào cho đúng chỗ, đúng tầm mức, kích thích sự phát triển của đời sống văn hóa địa phương.

THÁI LỘC
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

'Giải mã' âm thanh lạ ở Hà Nội cách đây 90 năm



Những âm thanh đó không chỉ chứa đựng giai điệu ngọt ngào, trong nó còn có cả hương thơm, mùi vị, màu sắc, có tính kích thích tất cả các giác quan của người nghe.

Tiếng rao của những người bán hàng rong khiến cho phố phường tại các đô thị của Việt Nam trở nên rất sinh động. Điều này khiến cho những người nước ngoài cảm thấy thú vị. Tuy vậy, rào cản ngôn ngữ thường khiến cho họ không hiểu gì cả.

Để “giải mã” những âm thanh đặc biệt kể trên, vào năm 1929, tác giả Pháp F. Fénis đã xuất bản một cuốn sách mỏng có tiêu đề Hàng rong và tiếng rao trên đường phố Hà Nội (Les marchands ambulants et les cris de la rue à Hanoi).

Cuốn sách gồm 40 trang đã mô tả khá đầy đủ về các loại hình hàng rong và tiếng rao tương ứng ở Hà Nội thông qua hình ảnh và khuông nhạc minh hoạ. Những hình vẽ minh hoạ trong ấn bản này do các học viên Trường Mỹ thuật Đông Dương, trong đó có Tô Ngọc Vân - người sau này trở thành hoạ sĩ nổi tiếng của Việt Nam - thực hiện.

Dưới đây là một số trang trong bản scan của một cuốn Hàng rong và tiếng rao trên đường phố Hà Nội đang được lưu giữ tại một thư viện của Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Paris.

http://img2.news.zing.vn/2012/05/16/b1-2.jpg
"Ai dâu chín của nhà ra mua"




http://img2.news.zing.vn/2012/05/16/b2-1.jpg
"Bánh giò bánh dày"





http://img2.news.zing.vn/2012/05/16/b3-1.jpg
"Se cấu se cấu" (kem vani)



Mời các bạn xem tiếp tại link này:
http://www.zing.vn/news/x...h-day-90-nam/a250281.html

(Bài viết này khá thú vị, nhưng vì có nhiều ảnh minh họa, nên chép dán không xuể.)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

Xoá vì nhầm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

Hội họa: Phải đánh mạnh vào tâm thức nghệ thuật Việt




Nếu có thể hướng dẫn cho xã hội tiêu tiền vào những giá trị văn hóa…

Giá trị của tranh Việt

Lứa họa sĩ sau thời kỳ đổi mới, thế hệ của Thành Chương, Lê Thiết Cương, Quách Đông Phương, Đinh Quân, Đặng Xuân Hòa, Mai Anh, Lê Thanh Sơn, Trương Tân, Đào Hải Phong,… đã tạo ra được những gạch đầu dòng đáng kể cho hội họa Việt Nam. Nhiều năm sau, cũng khó có thể tìm ra người vẽ ý tưởng như Thành Chương, triết lý như Lê Thiết Cương, ngây thơ như Quách Đông Phương và Trương Tân, đam mê như Đào Hải Phong... Họ chính là những thách thức của thế hệ trẻ khi đến với mỹ thuật.
Và, để trả lời cho câu hỏi: Liệu tranh Việt có giá trị khi đi ra thế giới, các họa sĩ đều khẳng định là nếu không có giá trị, đã chẳng thể có một lứa họa sĩ thành danh; giá tranh hiện tại cũng đã không cao đến thế.

Tranh Việt, công bằng mà nói, cũng mới chỉ gây ấn tượng được với một số nước trong khu vực, người nước ngoài sống tại Việt Nam và Châu Á thôi, chứ chưa thể tấn công và chiếm lĩnh thị trường châu Âu.
Nhưng hội họa vốn có thế mạnh vượt qua rào cản ngôn ngữ để hòa đồng với tâm thế nhân loại, mang tính toàn cầu. Tranh Việt hoàn toàn có thể làm “đại sứ văn hóa” để giới thiệu hình ảnh Việt Nam với thế giới và đã thật sự tạo ra được một cảm xúc thẩm mỹ thanh bình, hiền hòa, ẩn chứa chiều sâu với tính chất triết lý của ngôn ngữ và thiền định của tư tưởng.

Tranh Việt có thể thua xa thế giới về kỹ thuật nhưng ngược lại có sự gửi gắm rất lớn về tình cảm, sự đam mê – cái mà xã hội đương đại vô cùng thiếu thốn. Các nước phát triển thường vướng phải bi kịch khi đời sống trôi quá nhanh và tâm hồn con người cũng “bê tông hóa” theo tốc độ phát triển của đô thị.

Trong hoàn cảnh đương đại, tranh Việt với những khung cảnh làng quê, sông nước, con người hiền hòa…, dù là tả thực hay ý niệm, vẫn nói lên một tâm thế xã hội khác hẳn. Và tuy vẫn hòa chung vào với khu vực châu Á nhưng tranh Việt có nét duyên dáng, quyến rũ riêng biệt, dễ nhận ra bởi các chi tiết, đẹp trong từng đường nét tỉ mẩn lột tả cuộc sống, chỉ riêng điều đó đã là thành công khi đi ra thế giới.

http://tonvinhvanhoadoc.vn/images/stories/2011/ngandam/hoihoa_ntv2.jpg


Tranh sơn dầu của Lê Thanh Sơn.



Tranh của các họa sĩ trẻ Việt Nam được giới thiệu trên http://www.artyii.com - một trang web bán tranh lớn của Sigaporre. Nhiều tác giả Việt cũng đã bán được tranh với giá khá cao trên website đấu giá Sotheby' s. Bảo tàng Singaporre và một số nước châu Á mua khá nhiều tác phẩm của họa sĩ Việt, bởi vì họ chấp nhận treo tranh của các tác giả trẻ, thế hệ sinh năm 1970-1972, miễn là tác phẩm gây được tiếng vang trong đời sống mỹ thuật, còn ở Việt Nam thì Bảo tàng Mỹ thuật thờ ơ với điều này.

Rất nhiều ý kiến đã phản ánh căng thẳng về việc Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam chỉ treo tranh của các tác giả già, đã chết, và phần nhiều trong số đó là tranh chép. Người xem tranh cực kỳ ức chế khi bỏ tiền thật để vào tham quan những tác phẩm giả. Và, mọi người gọi đó là “bảo tàng chết” vì nó chẳng có chút sinh khí nào của đời sống mỹ thuật Việt đương đại.

“Tâm bão” của cơn hoảng loạn mỹ thuật

“Năm 2012 sẽ có Thế vận hội Olypic London… - Họa sĩ Lê Thiết Cương cho biết - Giả sử họ có đưa lời mời Việt Nam chọn lấy 10 họa sĩ mang tranh sang triển lãm chung với mấy chục nước trên thế giới, thì hội đồng nào sẽ lựa chọn để giới thiệu tranh Việt? Lại là một hội đồng mà nói thật là toàn những ông đại dốt. Với kiểu làm việc và cơ chế như hiện tại thì mọi thứ sẽ vẫn chả đi đến đâu. Muốn cải tổ, phải có một hội đồng mỹ thuật quốc gia kiểu khác, với sự thẩm định thật sự, có tự trọng và sâu sát với đời sống mỹ thuật Việt chứ không phải đội đồng không biết nhục như hiện tại. Người mua tranh ở tận đâu đâu đến Việt Nam người ta còn biết ngay tranh của ai thì có giá trị, giá trị đến đâu. Tại sao người làm quản lý trong nước lại không biết điều đó? Tại sao lại thờ ơ sống chết mặc bay, không ghi nhận ai cũng chẳng quản lý gì, để mặc cho thị trường (hiểu theo nghĩa tiền bạc) tung hoành điều phối mọi thứ?"

http://tonvinhvanhoadoc.vn/images/stories/2011/ngandam/hoihoa_ntv3.jpg


Tranh Lê Thiết Cương.



Đâu là “tâm bão” của cuộc hoảng loạn thị trường tranh Việt? Mỹ thuật Việt có thật có vấn đề? Hay vấn đề chính nằm ở chỗ các cơ quan quản lý mỹ thuật và những con người cụ thể quản lý mỹ thuật.

Buông lỏng quản lý dẫn tới thị trường tranh chép, tranh nhái, tranh giả loạn xạ, việc đưa tranh Việt ra nước ngoài để giới thiệu hình ảnh VN, văn hóa VN gần như hoàn toàn phụ thuộc vào cá nhân các họa sĩ chứ các cơ quan ban ngành về văn hóa không giúp được gì nhiều.

“Đưa tranh ra nước ngoài chủ yếu là những người buôn tranh, mà đã là buôn tranh thì đương nhiên họ cần lãi, và thích buôn kiểu có lãi chứ chả ai buôn kiểu nghệ thuật cả. Hơn nữa, buôn tranh giả lãi hơn tranh thật rất nhiều lần. Cá nhân nghệ sĩ đành phải tự thân vận động nếu muốn đưa tác phẩm của mình ra nước ngoài. Sự vận động đó là tất nhiên để tồn tại thôi, chứ thật ra thì rất đau lòng. Bởi vì ở sâu trong văn hóa là học thuật và đạo đức. Lẽ ra, những người làm quản lý văn hóa phải cao hơn nghệ sĩ một cái đầu, có đủ tâm và tầm để quản lý và thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật” – Họa sĩ Lê Thiết Cương phát biểu.
“Có lẽ, người Việt mình bị rỗng văn hóa từ khá nhiều thế hệ, cho nên hiện tại rất khó có thể làm cho số đông hiểu rõ, nhìn nhận đúng và tôn vinh một giá trị - Ông Lê Trung Thành, chủ gallerry Ngàn Phố tâm sự - Trước đây, thời ông tôi còn sống, cho dù nhà nghèo, nhưng cứ mỗi năm Tết đến, ông lại ra phố, đặt mua một bức tranh Chữ, tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống… về treo trang trọng trong nhà. Thời chiến tranh, loạn lạc, khó khăn gấp bội, tôi thấy cha tôi vẫn làm như vậy. Nhưng bây giờ, thử hỏi có mấy gia đình thích gìn giữ, trân trọng những nét văn hóa đó?...”

http://tonvinhvanhoadoc.vn/images/stories/2011/ngandam/hoihoa_ntv4.jpg


Tranh của họa sĩ Lê Phổ - bức “Phong cảnh Bắc Kỳ” - từng đứng hạng 6 với mức giá 2,06 triệu HKD, tương đương hơn 264.000 USD. Bức “Thiếu phụ quàng khăn xanh” cũng của Lê Phổ, có giá dự kiến 800.000 – 1,2 triệu HKD cũng được bán với giá 1,5 triệu HKD, tương đương 202 USD (năm 2010)



Phải bình tĩnh mới không bị lũ cuốn

Bảo tàng thì già cỗi, thị trường thì loạn, “chợ tranh” cả TP.HCM lẫn HN đều èo uột, các cánh cửa đưa tranh ra nước ngoài chủ yếu phụ thuộc vào quan hệ cá nhân… Khó khăn chồng chất như thế, các họa sĩ Việt có nản lòng?

Chính những khó khăn hiện tại, lại đang làm cho mỹ thuật Việt trở lại với giá trị thật của nó – đa phần các họa sĩ đều nhận định như vậy.
“Thật ra thì tôi không bị ảnh hưởng nhiều lắm về chuyện giá tranh, tranh nhái, tranh chép… mặc dù nhìn vào thực trạng thì vẫn đau lòng. Bởi vì tôi đã có quá trình hoạt động nghệ thuật, tạo được tên tuổi, được người yêu hội họa chấp nhận, và sống lương thiện bằng tiền bán tranh của mình” - Họa sĩ Đào Hải Phong chia sẻ.

Họa sĩ Lê Thiết Cương chia sẻ ngắn gọn: “Nếu thấy xã hội bất an mà tâm mình cũng loạn theo thì chỉ chứng tỏ anh chưa tích lũy đủ một tầm mức văn hóa cần thiết”.

Từ góc nhìn của người làm nghệ thuật, họa sĩ Đào Hải Phong tâm sự: “Bán tranh bây giờ có thể khó gấp nhiều lần trước kia, vì xã hội đã có nhiều thứ để quan tâm hơn, và đồng tiền, hơn lúc nào hết lại quá mất giá. Nhưng chính như thế, mỗi bức tranh bán được chứng tỏ mạnh mẽ sự kết hợp cả hai yếu tố: Tiền và Tri thức cộng lại. Người chơi tranh càng ngày càng đông lên vì đương nhiên con người ta mỗi ngày càng hiểu biết, nhất là trong thời đại kết nối toàn cầu như bây giờ. Vì thế, các họa sĩ cần sống thật với chính mình, với năng lực và xúc cảm của mình. Nội lực và sự tưởng tượng phải rất mạnh mẽ mới có thể bứt phá và đẩy lên thành một nét riêng. Điều quan trọng nhất đối với một tác giả là đưa ra quan điểm nghệ thuật, quan niệm thẩm mỹ đúng đắn, từ đó, chắc chắn sẽ được công chúng số đông hưởng ứng, đón nhận”.

Nếu như nhà quản lý ra tay dẹp loạn, chủ gallery đủ tầm để không đem bán toàn bộ những “đứa con tinh thần” của họa sĩ chỉ với mục tiêu kiếm tiền, mà còn là nơi trưng bày, giới thiệu, hướng dẫn cho xã hội tiêu tiền vào những giá trị văn hóa; bảo tàng chọn lọc được những tên tuổi có ảnh hưởng mỹ thuật đương đại, thì lo gì không có cơ hội đặt được một số tác phẩm lên ngai vàng thật sự để tôn vinh.

Hoà Bình

Nguồn: vietnamnet.vn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Bé 5 tuổi xoa đầu ông Obama

Bài đăng trên Người Lao Động Thứ Năm, 24/05/2012 16:30

(NLĐO) – Nhiều thập kỷ qua, Nhà Trắng treo rất nhiều ảnh chụp các đời tổng thống, hoặc làm việc hoặc vui chơi. Tấm mới thay chỗ tấm cũ. Nhưng có một tấm ảnh chụp đương kim Tổng thống Barack Obama đã yên vị suốt 3 năm qua, không bị tháo xuống.

Trong ảnh, ông Obama cúi người trước một cậu bé da đen ăn mặc chỉnh tề. Cậu bé đứng ngay trước chiếc bàn làm việc đặt trong phòng Bầu dục, cánh tay nhỏ bé giơ lên… xoa đầu ngài tổng thống. Rất nhiều trợ lý của Nhà Trắng lẫn quan khách yêu thích tấm ảnh này nên đã yêu cầu giữ nguyên nó trên tường.

Từ khi là ứng cử viên cho đến lúc đắc cử tổng thống, ông Obama hầu như né tránh thảo luận về vấn đề chủng tộc trừ trường hợp bất khả kháng. Nhiều lãnh đạo da màu đã chỉ trích tổng thống không trực tiếp hỗ trợ giới trẻ da đen hay đề xuất các chính sách cho riêng họ. Tuy nhiên, tấm ảnh này là chứng cứ hiển nhiên cho thấy ông Obama vẫn là biểu tượng đầy sức thuyết phục của người da đen.

http://nld.vcmedia.vn/NWKkJHaCdfglUTyfc5G6bOtiwF4Tj/Image/2012/05/2405/obama_2717f.jpg
Tấm ảnh được treo suốt 3 năm trong Nhà Trắng. Ảnh: Pete Souza/The White House


 
Bé trai trong ảnh là Jacob Philadelphia, sống ở Columbia, bang Maryland. Khi chụp tấm ảnh này vào tháng 5 của ba năm trước, Jacob mới 5 tuổi. Lúc đó, cha cậu là ông Carlton Philadelphia, một cựu lính thủy, rời Nhà Trắng sau hai năm làm việc trong Hội đồng An ninh quốc gia. Như nhiều nhân viên khác, ông Philadelphia cũng đề nghị tổng thống chụp ảnh cùng gia đình ông trước khi rời đi.

Ảnh chụp xong, gia đình Philadelphia sắp giã từ thì ông Carlton nói với ông Obama rằng hai con trai của ông có câu hỏi dành cho tổng thống, mỗi đứa một câu. Ngay cả phóng viên ảnh của Nhà Trắng, ông Pete Souza, cũng bất ngờ trước yêu cầu của hai cậu bé và bằng chứng là tấm ảnh bị lỗi do chụp vội: đầu của bố mẹ bị cắt ngang, tay Jacob che khuất mặt bé, còn cậu anh trai Isaac bị nhòe.

Jacob nói trước: “Cháu muốn biết tóc cháu có giống tóc tổng thống không?”. Cậu bé nói nhỏ đến nỗi ông Obama phải bảo nhắc lại. Sau khi nghe rõ, ông Obama trả lời: “Sao cháu không sờ thử đi, xem có giống tóc cháu không” rồi hạ thấp đầu ngang tầm với của Jacob. Cậu bé ngần ngừ, tổng thống khuyến khích: “Sờ đi, anh bạn!”.

Chính lúc Jacob đưa tay xoa đầu ông Obama, nhiếp ảnh gia Souza vội vàng bấm máy.

“Cháu thấy sao? – ông Obama hỏi. “Dạ, cũng giống nhau” - Jacob đáp lời.

Cậu bé Isaac, nay đã 11 tuổi, thì hỏi ông Obama tại sao lại loại trừ chiến đấu cơ F-22. Ông Obama cho biết vì quá tốn kém.

Theo thông lệ có từ thời Tổng thống Gerald R. Ford, mỗi tuần các phóng viên ảnh Nhà Trắng lại chọn ảnh ấn tượng để trình bày. Tuần đó, tấm ảnh của Jacob là số một. Nhiếp ảnh gia Souza chia sẻ: “Là người chụp ảnh, bạn sẽ có linh cảm về những khoảnh khắc có một không hai. Tấm ảnh này có đời sống riêng của nó. Tôi nghĩ người ta bị ấn tượng vì tổng thống sẵn lòng khom người, cúi đầu cho một cậu bé sờ vào tóc”.

Ông David Axelrod, cố vấn lâu năm của ông Obama, có một bản sao tấm ảnh tại văn phòng riêng ở Chicago. Ông kể về Jacob: “Lúc đó, cậu bé nói: ‘Chà, tổng thống cũng giống y cháu’. Thật đấy! Biết đâu cậu nhóc ấy lại chẳng nghĩ: ‘Một ngày nào đó, mình cũng sẽ ở đây’”.

Tại phòng khách của gia đình Philadelphia dĩ nhiên không thể thiếu tấm ảnh trên. Hiện làm việc tại Afghanistan cho Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Philadelphia đúc kết: “Chuyện một đứa bé da đen gặp một tổng thống da đen rất quan trọng và ý nghĩa. Nhìn thấy một người da đen đảm nhiệm chức tổng thống, bạn sẽ đủ tin tưởng rằng có thể đạt được bất cứ vị trí nào”.

Và Jacob, nay 8 tuổi, xác nhận cậu muốn trở thành tổng thống. “Không thì phi công cũng được” – cậu bé nói.

Bằng Vy (Theo The New York Times)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Không phải chỗ cho băng-rôn, quảng cáo



SGTT.VN - Ngày 19.5 vừa qua, tôi tham gia chuyến đi “Thăm lại chiến trường xưa” ở Tiền Giang và Đồng Tháp cùng các bác trong hội Cựu chiến binh TP.HCM và các bạn đoàn viên, sinh viên.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=174439
Tấm băngrôn treo trên cổng chính vào đền thờ vua Đinh – vua Lê ở Ninh Bình đã cản trở du khách có những tấm hình kỷ niệm đẹp.



Đến viếng khu lăng mộ cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, mọi người thấy vui khi khu lăng mộ hiện nay rất khang trang, được chăm sóc sạch đẹp. Thắp hương bên phần mộ của cụ xong, mọi người nghe thuyết minh về kiến trúc lăng mộ cụ có mái cách điệu hình cánh sen, nhìn bên trong như hình bàn tay úp, phía trên mái là chín con rồng – biểu tượng của đồng bằng sông Cửu Long. Ai cũng muốn chụp hình kỷ niệm, nhưng không tài nào có thể thu vào ảnh trọn vẹn kiến trúc lăng mộ, thấy được chín đầu rồng bởi khung rạp buổi họp mặt truyền thống của cán bộ tuyên huấn khu 8 Trung Nam bộ dựng ngay trước phần mộ. Không chụp được toàn lăng mộ, muốn ghi lại bên trong mái hình bàn tay úp thì lại vướng tấm băngrôn của buổi họp mặt này.

Thương cho các bác cựu chiến binh cao tuổi, cất công ngồi xe cả buổi từ TP.HCM xuống Đồng Tháp, chỉ mong có một tấm hình đẹp nhất bên lăng mộ cụ phó bảng mà không mãn nguyện.

Khu di tích lăng mộ cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là một điểm du lịch về nguồn đón khách mỗi ngày. Khuôn viên khu rộng đến hơn 3ha, xen giữa những hạng mục chính vẫn có những không gian bên ngoài phù hợp tổ chức họp mặt, nên việc dựng rạp trước lăng mộ và treo băngrôn ngang trong lòng lăng mộ thiết nghĩ là không nên, vừa làm mất mỹ quan, vừa làm thiệt thòi quyền lợi của du khách.

Tôi đã từng chứng kiến du khách nước ngoài cũng tỏ vẻ không thích khi thấy băngrôn lễ hội, thậm chí bảng quảng cáo che chắn kiến trúc di tích lịch sử, văn hoá ở nước ta bởi họ không ghi lại được hình ảnh trọn vẹn trước các cổng di tích ấy. Đơn cử, cuối tháng 3 vừa qua, tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư. Ngay cổng chính vào đền thờ vua Đinh – vua Lê, tấm băngrôn “Nhiệt liệt chào mừng các đại biểu về dự lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư năm 2012” căng ngang gần hết trên cổng thành. Lễ hội truyền thống của dân tộc chứ nào phải hội mừng công của một số người, vậy có nên “nhiệt liệt chào mừng các đại biểu”, chẳng lẽ người dân hay khách du lịch đến thì không được chào đón? Chụp phía ngoài không ổn, vào phía trong lại càng không thể chụp được bởi cảnh mua bán, cờ bạc bát nháo.

Đến Văn miếu Quốc tử giám ở Hà Nội, tình cảnh còn đáng buồn hơn khi tấm bảng quảng cáo triển lãm tranh thêu của hoạ sĩ N.T.H.V, được cho đóng vào ngay mặt ngoài cổng Văn miếu, che mất một mảng hoa văn. Chẳng lẽ nghệ thuật của hậu nhân đáng chú ý hơn giá trị di tích quốc gia đặc biệt này?

bài và ảnh: Nguyệt Hồng
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [26] [27] [28] [29] [30] [31] [32] ... ›Trang sau »Trang cuối