Trang trong tổng số 1 trang (10 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

deltacuong

Chọn đất, cất nhà sao cho hợp phong thuỷ
KTS-KS. Lê Trọng Cường

“ Phú quí sinh lễ nghĩa “ câu nói của người xưa đến nay vẫn đúng, khi đời sống khá giả người ta luôn tìm đến cội nguồn, tìm đến những gì mà bản chất của nó là truyền thống. Trước đây việc thiết kế và xây nhà ở được nghiên cứu, thực hiện khá sơ sài; những năm gần đây kinh tế xã hội phát triển, trước khi cất nhà người dân tìm hiểu khá kỹ về phong thuỷ, tử vi. Trong bài viết này tôi đề cập một số vấn đề phong thuỷ khi thiết kế nhà, chọn đất xây nhà.
Thái cực xuất hiện từ hư vô, thái cực biến động sinh ra lưỡng nghi biểu hiện bằng âm dương; lưỡng nghi chuyển biến hình thành tứ tượng biểu thị bằng thái âm thái dương, thiếu âm, thiếu dương; tứ tượng kết hợp thêm yếu tố âm, hoặc dương thành ra bát quái, biểu thị bằng tám tượng: Càn, Khôn, Cấn, Chấn, Tốn, Khảm, Ly, Đoài. Bát quái sinh ngũ hành ( Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ ) bát quái và ngũ hành sinh ra vạn vật.

Nhìn chung sự vật, hiện tượng luông có sự bình quân để duy trì đời sống trong vũ trụ mãi như thế, nhưng từng thời thời gian thì mất sự bình quân âm dương làm xáo trộn đời sống hữu hạn của con người vì thế nghệ thuật song hỷ cố tìm lại qui tắc lập lại trật tự sớm giúp sự vật phát triển tốt nhất. Mục tiêu của phong thuỷ là “ Thiên nhân tương hợp “

* Một số dạng địa hình tốt:
 Dạng cự môn thổ tinh: Quanh nhà có đường đi sông bao bọc, giữ được tiền.
 Nước Long chín khúc: Đường hoặc sông chảy trước nhà uốn lượn và vòng ra sau.
 Nước bao đón phía trước: Trước nhà có một dòng sông, hồ nước.
 Nước bao vòng: Trước nhà có dòng sông, đường cong lồi ra.
 Văn khúc Thổ tinh: Dòng sông, đường có hướng lưu thuỷ vào nhà.

* Một số dạng địa thế xấu:
 Đất dắt trâu: Sông, đường đi hai bên nhà rồi tụ lại trước cửa rồi chảy đi.
 Dạng chữ bát: Sông, đường đâm vào nhà sau đó tẻ ra hai bên nhà.
 Dạng cung ngược: Sông, đường có đường cong lõm vào nhà.
 Dạng xói: Sông, đuờng sau nhà hướng vào nhà đến gần rồi tẻ đi nơi khác.
 Chữ đinh ngược: Đường, sông thẳng vào nhà, trước nhà có đường ngang
Sau khi chọn được lô đất tốt cần phải chú ý đến các yếu tố sau:
Huyền vũ: ( Rùa đá ) Cảnh quan mặt sau của kiến trúc như núi , đồi , gò , đống , hàng cây , thành vách , nhà cao , khum như mu rùa là tốt. Có hình móng ngựa bọc ở sau tốt.
Thanh Long: ( Rồng xanh ) Đứng trong nhà nhìn ra phía tay trái , có đồi núi thoải , hàng cây thấp , nếu có hồ nước , suối tốt , lá cách “ Thanh Long hí thủy “ vòng nước vào  nhà tốt, ra xa  nhà xấu. Phái Thanh Long nên cao hơn Bạch Hổ tốt.
Bạch Hổ : ( Cọp trắng ) Đứng trong nhà nhìn ra phía tay phải , nếu có ụ đất cao , đường lộ thông suốt là tốt, nếu có ao hồ , sông giếng, cầu cống là không tốt . Bạch Hổ ảnh hưởng đến con gái , các con thứ trong gia đình.
Chu Tước : ( Phượn Hoàng đỏ ) Che chắn bảo vệ mặt trước của kiến trúc. Thường mặt trước là các Sông, biển là tốt, nước dẫn khí tốt vào nhà.

+ Độ dốc phía sau cao hơn phái trước là tốt.
Việc thiết kế ngôi nhà còn có nhiều yếu tố khác như công năng, hình khối , chi tiết trang trí nhưng phải lưu ý đến các yếu tố phong thủy quan trọng trong ngôi nhà:
1/ Cửa chính: ( Huyền quan ) : Nên đặt  ở các cung tốt , theo cung phi  của tuổi từng Chủ gia trạch mệnh phải tương phối.
2/ Bếp: Tọa hung hướng cát, đặt bếp ở cung xấu, quay miệng ông Táo về hướng tốt , không quay ra cửa chính, Bếp không nhìn vào giếng, nhà vệ sinh , phòng ngủ không gần nước , bếp phải sạch sẽ.
3/ Sơn chủ : Là điểm giữa cạnh mặt sau ngôi nhà, đặt ở cung tốt.
4/ Chủ phòng: Là phòng lớn nhất, sinh hoạt nhiều nhất của ngôi nhà, có thể là phòng khách , phòng sinh hoạt gia đình, phòng ngủ, nhưng phải đặt ở cung tốt.
5/ Cửa cổng, cửa bếp, cửa phòng chủ phòng đặt cung tốt.
Từ tuổi của chủ gia mà ta xem:
- Bát quái phân ra Đông tứ và Tây tứ theo cung phi của từng người và phân ra như sau:
+ Khảm, ly, chấn, tốn thuộc Đông tứ trạch.
+ Càn, khôn, cấn, đoài thuộc Tây tứ trạch.
Sau đây là một số ít kinh nghiệm từ xưa lưu truyền đến nay:
- Kiết cung của 8 cung được tổng kết qua bài thơ cổ:

Thiên y, sanh khí hai vì,
Đặng hai cung ấy vậy thì sống lâu.
Tuyệt mạng thì hẳn lo âu.
Nhược bằng ai cãi lấy nhau không bền.
Du hồn tuyệt thể còn nên.
Bán hung bán kiết,vậy duyên tầm thường.
Ngũ quĩ thì ta phải nhường
Vợ chồng nghịch ý tư tương đêm ngày.
Phước đức giàu sang ai bì,
Hiệp cung cũng đặng phục vị bậc trung.
- Cửu tinh chế phục cho bếp và cửa chính nhà, lấy hướng bếp để chế hướng cửa chính.
Sanh khí giáng Ngũ quĩ
Thiên y chế tuyệt mạng
Duyên niên ngẫu Lục sát
Chế phục yên bài định.
- Tác táo nghi kỵ ( miệng bếp lò)
+ Cầu tử nghĩ tác sanh khí táo ( cần con day phía sanh khí )
+ Giải bệnh trừ tai nghi tác Thiên y táo
+ Khước bệnh tăng thọ nghi tác diên niên táo
+ Tranh đấu cừu thù do tác họa hại táo
Quang trung khẩu thiệt do tác Ngũ quĩ Táo.
Tật bệnh tử vong do tác Tuyệt mạng Táo.
Cầu vi như ý do tác Phục vị Táo.
- Sự thờ phượng Thổ địa, Từ thần, tổ tiên, từ đường đều an hướng bổn mạng kiết thì đặng phước đức, an phạm lầm hung phương ắt mắc tội.
- Tác – Xý ( Cầu tiêu, hầm rút ) phàm xuất uế nơi bổn mạng hung phương để tấn trụ hung thần.
- Cửa ngõ ( cổng ) Đại môn nhất là an bổn mạng kiết phương; hai là tọa sơn kiết phương, ba là chiều nước chầu vào ( nghinh lai thủy ).
* Một số bài giải thế cho cửa chính ( theo một số sách cổ ):
1/ Treo biển đầu thú rộng 8 thốn, cao 12 thốn ( 1 thốn = 3.333cm ). Có vẽ hình đầu thú đang mở rộng miệng.
2/ Treo gương lõm, gương bát quái để phản chiếu khí xấu.
3/ Xây tường chắn, hoặc làm tiền án đổi hướng đi của luồng khí.
4/ Bia ghi dòng “ Thái Sơn thạch cảm đương” cao 5 xích ( tương đương 1,65m ) chôn sâu trước cửa, hoặc vẽ hình, hoặc viết chữ “ Sơn hải trấn”.
5/ Treo chữ Thiên quan tứ phước trên cửa.
6/ Dán hình thần cửa ở hai bên cánh cửa ( ở Trung Quốc dùng nhiều ).
7/ Có thể sử dụng tấm thảm trước cửa chính theo đúng màu tương hợp với tuổi để giảm khí xấu xông vào nhà, màu của thảm trải phụ thuộc theo tuổi của chủ gia.
- Các yếu tố trên chỉ hóa giải cho các tác nhân như: đường đâm vào nhà, cạnh nhọn chĩa vào nhà, đường cong về phía nhà, đường đổ dốc về phía nhà…
* Việc ứng dụng phong thủy trong thiết kế nhà và công trình là việc làm mang tính khoa học. Ngày nay, thuật phong thủy được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng và rất phát triển. Nghiên cứu phong thủy có khoa học sẽ bài trừ được các yếu tố dị đoan, mê tín. Công tác thiết kế có ứng dụng nghệ thuật phong thủy sẽ đem lại chất lượng sống cho ngôi nhà của bạn./.(Đã đăng trên tạp chí Trí thức)
Ai chê mặc kệ, cứ làm thơ
Nhân gian hay bảo ta dại khờ
Chỉ vì chữ " xỉn " mà nông nỗi
Đời chẵng có "say" sao có thơ ?
www.deltapy.com.vn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

deltacuong

NHÀ BẾP XƯA VÀ NAY
KS -KTS. Lê Trọng Cường

Cứ  23 tháng Chạp hàng năm, nhiều nhà đưa ông Táo về trời, có nhà thì làm theo thông lệ  xưa do truyền thống gia đình để lại, có nhà làm theo suy nghĩ của cá nhân, nhiều phần mang tính thói quen do thấy hàng xóm làm mình cũng làm. Việc thờ ông Táo có nhà thờ, có nhà  không,  nhưng nhà nào cũng phải có bếp, nhà không có bàn thờ ông Táo cũng đưa  ông Táo về trời. Dù sao thì đây cũng là một tập tục dân gian xưa nay. Nhưng hiểu biết về bếp nấu của mọi nhà theo quan niệm xưa thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là tổng hợp một số ý niệm dựa trên nền tảng phong thủy về nhà bếp để giải thích thêm một số điều mà nhiều người chưa rõ.
 - Theo tài liệu “ Dương trạch tam yếu ” có nói: cửa chính, phòng ngủ chủ nhân và bếp nấu là 3 nhân tố quyết định lành dữ của nhà ở. Trên thực tế bếp là nơi nấu nướng phục vụ ăn uống, nếu không chú ý thì khả năng “ Bệnh tòng khẩu nhập ”  ( Bệnh thâm nhập từ đường ăn uống ) khó đảm bảo bình an cho gia đình. Bếp là nguồn nuôi sống người, vạn vật sống được là nhờ ăn uống vì thế rất coi trọng bếp nấu.
Trong phong thủy của nhà bếp, phương vị lành dữ của bếp chia ra làm hai loại phương vị: Loại 1: cho người có cung phi Đông tứ  mệnh, loại 2 cho người có cung phi Tây tứ mệnh, tương ứng với phương vị là Đông tứ  trạch và Tây tứ trạch. Trạch là nhà ở và đất , mệnh là mạng.Trong sách “ Bát trạch minh kính “ có nói: “ Nếu cửa bếp đặt quay hướng lành thì gia đình nhanh có phúc lộc “. Cửa bếp gọi là hỏa môn tức là cửa đốt lửa hay còn gọi là ông táo chúa. Như vậy phải đặt bếp ở cung xấu, quay về hướng tốt. Trong 8 phương vị ở mỗi mạng người có 4 cung tốt và 4 cung xấu, ví dụ người có mạng Tốn: Bếp tọa ở Tây nhìn về hướng Đông, như vậy bếp đặt trên cung lục sát nhìn về cung “ duyên niên “, nên phù hợp “ Tọa hung hướng cát “ chủ nhà được phúc lộc, khang vinh, vợ chồng thuận hòa.

Nói về hũ gạo trong bếp: được xem như  kho gạo, gạo từ  lúa là cây trồng từ đất nên thuộc  “ Thổ ”,  nên đặt ở phương vị thổ là rất tốt ( Đại lợi ). Đã là nhà ở hướng mộc, vì mộc khắc thổ nên hũ gạo không đặt hướng đó. Tức là đặt ở hướng Tây Nam và Đông Bắc (Thổ ) là tốt nhất, chứ không nên đặt ở hướng Đông và hướng Đông Nam ( Mộc ) và đặt nơi kín đáo trong khu bếp.


Một số điều  Kiêng kỵ trong khu bếp:
- Bếp nấu không đặt ngược với hướng nhà ( Có nghĩa là người nấu không nên quay mặt ra cửa chính ).
- Cửa bếp ( Miệng ông Táo ) không quay ra cửa vào nhà bếp tránh ”tà khí” xông dẫn thẳng vào.
- Phía sau bếp nấu phải là tường kín, không nên đặt cửa sổ, cửa sổ chỉ nên đặt ở một bên bếp.
- Đặt bếp sao cho tránh “ Thủy hỏa xung khắc ” không nên gần nước quá, cửa bếp không quay ra giếng nước.
- Cửa bếp không đối diện phòng ngủ, bếp không gần phòng ngủ đặc biệt là trong phòng ngủ đặt giường gần bếp.
- Cửa bếp không đối diện khu WC, vì bếp đặt hướng xấu quay về hướng tốt, còn khu WC đặt ở hướng xấu, nên thường bếp và WC kề nhau chứ không đối diện nhau.
- Bồn nước trong khu bếp: Có nhiều trường phái phong thủy cho rằng. Nước trong nhà bếp là điều kỵ bỡi vì  “ Hỏa “  khắc “ Thủy “  nhưng cũng có một số trường phái cho rằng trong bếp phải có việc nấu cơm, muốn nấu được cơm thì cần phải có nước. Vì vậy nếu đặt bồn nước để lấy nước đúng vị trí thì đem lại sự an lành thịnh vượng cho chủ gia. Bồn nước có thể là một sô nước sạch đặt ở vị trí ở trong ang nước. Bồn nước đặt ở phương vị tốt ở khu bếp, sẽ đem lại hiệu quả tức thời, sách phong thủy gọi là lấy nước gọi rồng   ( Thủy dẫn Long ). Dĩ nhiên nếu bồn nước đặt ở phương vị tốt thì không thể quá gần bếp được ( Vì bếp được đặt được ở hướng xấu quay về hướng tốt như phần trên đã nói).

Nói về Táo quân: - Người xưa xem: y, thực, hành ( Ăn, mặc, ở, đi lại ) là 4 yếu tố không thể thiếu, trong phong thủy học dương trạch xem sự lành dữ của nhà bếp chiếm 1 vị trí rất quan trọng. Ngày nay nhiều gia đình vẫn còn theo phong tục xưa mà làm, thờ Táo quân ở nhà bếp.
- Có nhiều câu chuyện thêu dệt xung quanh câu chuyện Thần Táo, người Trung Quốc đã thờ thần Táo khá lâu từ đời nhà Hạ, Thượng, Chu. Tại Việt Nam ta, tham quan những căn nhà truyền thống cũng cho thấy người dân cũng có tục lệ thờ táo quân tại bếp khá lâu.
- Quan niệm xưa cho rằng Thần Táo cai quản việc bếp núc, công việc chủ yếu của Táo quân là thay trời giám sát việc thiện, ác tại mỗi gia đình, hàng năm vào dịp 23 tháng Chạp đưa ông Táo về Thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng mọi việc. Ngoài ra Táo quân còn là Thần hộ trạch ( Giữ  nhà ), không cho Tà ma vào nhà gây rối cho gia đình.
- Đặt bàn thờ Táo quân thường là ở bên trên bếp nấu ( Gọi là trang thờ ), có nhà thường thì trịnh trọng lập bàn thờ, nên đặt ở hướng Nam vì rằng ông Táo thuộc “ Hỏa ” mà Thiên tử cổ đại lại đặt Tế Táo vào mùa Hạ, nên Táo quân cần quân cần đặt hướng Nam  “ Hỏa ” vượng. Trên vách bàn thờ có câu liễn “ Đinh phúc Táo quân ”
- Đối với những nhà  có thờ Táo quân người ta thường Tế Táo vào cuối năm. Trong lễ Tế Táo có rượu, đường. Rượu để Táo quân uống say để Táo quân báo cáo không tỉ mỉ những sai sót của gia đình. Đường để Táo nói nhiều lời tốt cho gia đình. Có nhà thì cúng bánh trôi, cá Chép. Ở Việt Nam thì ngày 23 tháng Chạp cúng cá Chép đưa ông Táo về trời, là điều hay vì ở nước ta có nhiều truyền thuyết cá chép hóa Rồng.

- Việc bài trí, sắp xếp của khu bếp ngăn nắp, đúng phong thủy sẽ làm cho chất lượng cuộc sống nâng cao. Trước đây người ta chỉ mong ăn no, mặc ấm, sau thì ăn  ngon, mặc đẹp; đến nay kinh tế phát triển đời sống khá lên, người ta ăn kiêng, mặc mốt. Khu bếp trong một gia đình phản ánh toàn bộ sinh hoạt, văn hóa của ngôi nhà đó; nhìn vào khu bếp ta có thể đánh giá được tính cách của chủ nhân. Dù việc bài trí có như thế nào , có đúng phong thủy hay không, thì việc làm thì việc làm “ đẹp ” cho khu bếp phản ánh nhu cầu ngày càng phát của xã hội hiện đại. Trong bài viết này chỉ dừng lại ở mức độ một số nghiên cứu, mang tính chất tham khảo. Thông tin được sưu tầm và tổng hợp có logic, mong rằng góp phần thêm phong phú đời sống tinh thần của  người dân./.
.(Đã đăng trên tạp chí Trí thức)
Ai chê mặc kệ, cứ làm thơ
Nhân gian hay bảo ta dại khờ
Chỉ vì chữ " xỉn " mà nông nỗi
Đời chẵng có "say" sao có thơ ?
www.deltapy.com.vn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

deltacuong

Cổng , cửa chính hợp phong thủy .                                                         
                           
                               Ks-Kts. Lê Trọng Cường - Gđốc Cty kiến trúc Delta

  * Cửa chính:
     Còn gọi là cửa Huyền quan, nơi nghênh đón những vận may mang đến cho mọi người cư ngụ trong đó. Ba yếu tố chính cần được quan tâm khi xây nhà là cửa chính, phòng của chủ nhà và bếp nấu. Trong đó, cửa chính là quan trọng nhất, có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ sự lành, dữ của nhà ở. Vì thế, cửa chính cần cao, rộng, thông thoáng và toát được vẻ trang trọng, mạnh mẽ. Ông bà ta đã nói :” Nhà cao cửa rộng là sang”. Cửa chính khi xem phong thuỷ ta chú  trọng cung rồi mới trọng hướng theo cung phi của tuổi mạng . Nhưng khi cửa chính bị đặt vào thế xấu; không đúng kích thước lỗ ban , cần phải có những cách xử lý thật khéo léo, sau đ ây xin giới thiệu 1 số cách làm của người xưa, theo quan niệm phong thuỷ học :

1.Cửa chính cần đặt ở cung lành và hướng lành:
   Nếu như người (Chủ nhà) thuộc “đông tứ mệnh” ở vào hướng “tây tứ mệnh” hoặc ngược lại, “trạch”, “mệnh” không tương phối thì sẽ không có được một căn nhà an lành. Khi đó, nếu nhà hướng đông, tây khó thay đổi thì phải sửa cửa chính. Nếu “trạch”, “mệnh” không tương phối thì phải tính cách khác để làm sao cho cửa chính và quẻ mệnh tương phối.Người hành thuộc mệnh "mộc", "hỏa", "thủy" là mệnh "đông tứ". Nếu như cửa mở hướng "tây tứ" tức là các hướng tây, tây bắc, tây nam hoặc đông bắc sẽ không được lý tưởng vì sẽ gặp phải khí khắc. Người mệnh "thổ" hoặc "kim" là thuộc "tây tứ". Nếu mở cửa nhà hướng đông, đông nam, nam hoặc bắc sẽ gặp phải tà khí khắc.
  Nếu cửa chính nhà ở đặt ở hướng lành thì tất nhiên đây là điều vui. Nhưng nếu phát hiện cửa chính đặt ở hướng dữ thì phải xử lý như thế nào? Nếu cửa chính không được lý tưởng, chúng ta có thể chỉnh sửa bằng một vài hình thức sau:

a.Thêm cửa ở trong nhà:
   Nhà xây hợp với người thuộc đông tứ mệnh. Nhưng khi người tây tứ mệnh sinh sống trong đó, ta có thể hóa giải. Khi vào nhà qua cửa chính làm thêm một đoạn hành lang đi vào theo hướng hành lang làm thêm một cửa. Như vậy cửa chính vào nhà trở thành hướng  hợp cho người mệnh "tây tứ".
b. Dùng thảm theo màu sắc ngũ hành:
   Một miếng thảm nhỏ bé đặt ở bất cứ chỗ nào khác trong nhà đều không đáng nói. Nếu đặt nó ở cửa chính nơi mọi người ra vào buộc phải bước qua thì ảnh hưởng của nó tương đối lớn. Cũng cần chú ý màu sắc của cửa chính cần hài hòa với màu sắc của thảm và bản mệnh của chủ nhà theo nguyên tắc của ngũ hành.
  Sau khi đã biết màu sắc ngũ hành với bản mệnh, ta có thể dùng những màu đó là màu của thảm đặt ở vị trí cửa ra vào để hóa giải tà khí.  Mộc (xanh, màu lục), hỏa (đỏ, tím), thổ (nâu, vàng), kim (trắng, vàng sẫm), thủy (lam, xám).

2.Xử lý các trường hợp phong thủy không tốt:

   a.Có góc nhọn hướng thẳng cửa chính:
   Treo tấm biểu đầu thú phía trên cửa hướng thẳng góc nhọn, treo gương lõm còn gọi là gương lòng chảo. Nó có thể phản chiếu trở lại toàn bộ hình ảnh vật chắn phía trước. Cũng có thể xây tường chắn, xây đoạn tường chắn ở ngoài hoặc trong cửa để chắn góc nhọn chiếu thẳng vào cửa chính. Ngày nay người ta thường treo gưong bát quái trước nhà để trừ tà khí.
 b.Đường cái đâm thẳng vào cửa:
   Đây là yếu tố  không tốt, trong phong thủy học gọi là "mũi tên vô hình đâm thẳng vào ngực", không có lợi cho chủ nhà. Để hóa giải, dùng hình "Sơn hải trấn" có thể được vẽ lên một miếng ván. Nếu không chỉ cần viết ba chữ ”Sơn hải trấn“ treo phía trên cửa .
- Trồng một hàng cau những cây thẳng, khoẻ khoắn, kết hợp làm lối đi lượn sóng (không gấp khúc) nhằm tán khí và dẫn luồng khí vào nhà một cách nhẹ nhàng.
- Trồng thảm cỏ hoặc vườn cảnh, có bồn phun nước để tán luồng sát khí.
 c.Đường dốc chạy thẳng vào cửa chính:
 Theo phong thủy học thì đường cái là "Nước". Tuy nói Thủy là "Tài" nhưng nếu nước ào ào từ đường dốc chảy vào cửa chính tất biến thành họa. Để hóa giải, phía bên ngoài ta cần xây các bậc cấp, như vậy có thể giải thế nước chảy mạnh vào cửa, nên chú ý số bậc phải lẻ (1, 3, 5...)

 d.Trước cửa là đoạn đường cong hình cánh cung ngược:  
  Phong Thủy học gọi là ”Lưỡi liềm cắt sườn“. Đây cũng là điều dữ. Cách hóa giải tốt nhất là : tạo hồ non bộ hoặc treo tấm gỗ ghi "Sơn hải trấn" hoặc treo gương lõm.
 e.Hai cửa đối nhau:
  Trong quan niệm phong thủy, hai nhà không thể đối diện vì như thế sẽ có một chủ bị suy, một nhà sẽ gặp dữ. Để hóa giải điều này, có thể bàn với nhà hàng xóm, một trong hai nhà lệch cửa hoặc bàn với hàng xóm cùng treo bốn chữ “Thiên quan tứ phúc” trên cửa.
      * Cổng chính :
   Tuy cổng không phải là cửa chính nhưng nó là một bộ phận của ngôi nhà bạn đang ở. Vì vậy, cho dù hướng phong thủy của cửa chính quan trọng hơn hướng của cổng nhưng bạn vẫn phải quan sát thật kỹ những dấu hiệu có thể gây ảnh hưởng xấu đến cổng nhà bạn, về nguyên lý xem phong thuỷ cổng cũng lấy nguyên lý  như cửa chính , nghĩa là vẫn trọng cung rồi mới trọng hướng..
- Cổng nhà của người Trung Quốc thời xưa thường là một khối kín và dày. Trước cổng nhà nên đặt một đôi sư tử bằng đá để xua đi tà khí bên ngoài, giúp gia chủ khỏe mạnh, làm ăn phát đạt.
-  Nên thiết kế cổng có hình vòm cung úp xuống như hình cổng vòm. Điều này tượng trưng cho việc bạn sẽ hoàn thành tất cả các mục tiêu đề ra.
    
   Thông qua những phương pháp “Thiền định” để đi sâu vào tư duy đã phát hiện ra sự vận động của khí theo hình hai chữ “S” lồng nhau. Ngày nay khoa học nhận thấy quỹ đạo xoắn “S” có trong mọi cấu trúc từ ADN cho đến sự vận hành của vũ trụ. Về góc độ của phong thủy học, những đường lượn quanh co có dạng hình chữ “S”sẽ rất tốt. Nó dẫn được những luồng khí (vận may) đến cho con người, do đó có câu "Sinh khí đi theo đường vòng, ác khí đi theo đường thẳng".
  Nhờ nắm rõ quy luật sự vận hành của khí quyển, kiến trúc sư đã khéo léo trong việc tạo ra những đường uốn lượn dẫn đến những luồng khí trong lành qua cổng, cửa chính và nhẹ nhàng dẫn đến từng phòng của từng cá thể cư ngụ theo quy tắc của phong thuỷ.
   Nói về thước lỗ ban : ngày nay có nhiều loại , nhưng theo kinh nghiệm, tại Việt nam đang sử dụng 2 loại : loại 53cm v à loại 42cm. Những cung tốt trong thước thường có màu đỏ, cung xấu màu đen. Loại thước 53cm có 2 mặt : một mặt xem cung tốt xấu 1 mặt xem bình luận cung. Ví dụ cung tốt tước lộc – thi thơ mặt sau  bình : tứ nghĩa thuỷ cuộc. Các cung tốt có tên như là: thiên lộc , tấn bảo, phát đạt….., cung xấu như là: tử sinh , bạo nghịch, sanh ly , hồng huyết,…. Thước lỗ ban du nhập từ Trung quốc, đến nước ta rất xa xưa, nhưng ngày nay nó không thể thiếu trong đời sống tâm linh của xã hội.Chúng tôi sẽ có riêng 1 chuyên đề viết riêng về thước lỗ ban.

  Kiến trúc sư biết kết hợp hài hoà cho ra những ngôi nhà lý tưởng trên những khuôn viên lý tưởng. Trong điều kiện khuôn viên khu đất, những ngôi nhà đã xây dựng không được lý tưởng, diện tích không cho phép chúng ta tạo ra theo những điều lý tưởng. Chúng ta sẽ không phải lo lắng vì rằng cũng qua sự hiểu biết chúng ta có thể điều chỉnh nhằm đưa những gì chưa thuận về sự hợp lý, hài hoà thuận theo quy luật của sự vận động thông qua phong thuỷ trong kiến trúc. Bằng mọi cách chúng ta tạo cho ngôi nhà những luồng khí trong lành và chắn những luồng khí dữ hoặc luồng khí quá mạnh mẽ, ồ ạt và sau đó điều chỉnh những luồng khí đó, góp phần làm cuộc sống thêm phần tươi đẹp.
(Đã đăng trên Báo Phú Yên)
Ai chê mặc kệ, cứ làm thơ
Nhân gian hay bảo ta dại khờ
Chỉ vì chữ " xỉn " mà nông nỗi
Đời chẵng có "say" sao có thơ ?
www.deltapy.com.vn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@Delta Cường: NT chuyển chủ đề này sang diễn đàn Lịch sử - văn hóa, vì nó không phải là chủ đề thơ nên không thể để ở diễn đàn Thơ thành viên- Thơ mới được, bạn ạ!:)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

deltacuong

PHONG THUỶ VÀ PHÒNG NGỦ

Người ta tính ra có khoảng một phần ba thời gian trong cuộc đời là dùng để ngủ.
- Nghiên cứu phong thủy trong phòng ngủ được đúc kết từ lâu và là một yếu tố quan trọng trong thiết kế một ngôi nhà ở.
- Ngày nay các Kiến trúc sư được chủ nhà giao nhiệm vụ thiết kế, trong đó có nghiên cứu phong thủy cho phòng ngủ là một việc làm bắt buộc , nếu như Kiến trúc sư không có chuyên môn về phong thủy, chủ nhà lại nhờ tới một nhà phong thủy để xem giúp. Trong bài viết này Tôi muốn trao đổi một số kinh nghiệm trong thiết kế phòng ngủ để bạn đọc tham khảo và suy ngẫm .
+ Cát hung của phòng ngủ (Thụy phòng Cát hung ) nó ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh của con người về sức khỏe, công việc, con trai nối dõi. Nguyên tắc chính là phòng ngủ và mệnh phải tương xứng nhau , nghĩa là hướng của phòng ngủ phải nằm trong cung tốt của sơ đồ phương vị của tuổi mệnh. Đối với người Đông tứ mệnh thì đặt vào các Cung Đông , Nam, Đông Nam, Bắc; người Tây tứ mệnh đặt vào các Cung Tây, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc. Bổn mạng của mỗi người có 08 ngôi sao chiếu mạng , ứng với 08 phương vị , trong đó có 04 ngôi sao lành là: Sinh khí, Thiên y , Duyên niên , Phục vị ; 04 ngôi sao dữ là: Tuyệt mạng, Ngũ quỷ, Lục sát, Họa hại .
- Nếu phòng ngủ mà có diện tích lớn nhất trong các phòng và là phòng của chủ gia còn gọi là chủ phòng, là phòng chính của ngôi nhà lại càng phải càng đặt ở Cung tốt, tránh Cung xấu . Phòng ngủ không nên đặt trên Bếp, phòng ngủ tránh nhiều góc cạnh , phòng ngủ thiết kế vuông vức, vệ sinh bố trí ở không gian bên ngoài và mở cửa vào phòng ngủ.
- Trong phòng ngủ có cửa vào cần chú ý một số điểm sau:
+ Cửa vào phòng quay về hướng tốt của bổn mạng đó gọi là cửa và mệnh tương xứng.
+ Cửa phòng ngủ không quay cùng tim cửa chính ngôi nhà và cửa các phòng khác, nếu trùng hoặc gần trùng thì đặt bình phong, vách trang trí chắn. Không quay ra lối đi cầu thang, không quay vào Toilet , bếp , giếng nước .
+ Không treo gương soi lớn chiếu từ ngoài vào cửa phòng ngủ.
+ Nếu thờ tượng thần không quay về phía cửa phòng ngủ.
+ Trong phòng ngủ còn có giường ngủ là phần quan trọng nhất, giường và phòng như là một thể thống nhất. Giường ngủ đặt theo nguyên lý tọa Cát hướng Cát theo bổn mạng từng người . Người có mệnh Đông tứ thì ngủ ở gường Đông tứ và ngược lại , bằng không đúng sẽ rất có hại cho bản thân và gia đình.
- Hướng giường ngủ ( Đầu giường ) về phía hợp với phương vị của tuổi bạn vừa phải thuận đường sức Nam Bắc của từ trường trái đất, sẽ ngủ tốt.. Thành đầu giường nếu có chỗ tựa, vách tựa vững chắc ( Tránh phạm Hung đơn ) Như vậy đầu giường đặt về phía vách không có cửa đi, cửa sổ là rất tốt .
+ Giường ngủ không nên nằm dưới đà ngang trong phòng ( Phạm khung hình ), có thể đóng trần trang trí , trần trang trí nhất thiết phải thanh, thuần phát hoặc dịch chuyển giường đến vị trí hợp lý hơn.
+ Đầu giường không kê sát bếp, không quay về hướng cửa Toilet (Phạm Hung vi ), không quay về hướng gương lớn ( Phạm Hung cảnh ) bố trí gương soi, tủ gương tránh về hướng giường ngủ , không hướng đầu giường ra cửa phòng ( Phạm Hung khí xung ) , không để nắng chiếu vào đầu giường có thể là cửa sổ ngay trên đầu giường ( Phạm Hung quang ) , có thể dùng rèm che nắng , nhưng của sổ nên đặt lệch một bên đầu giường; đầu giường phải quan sát được cửa ra vào. Không nên thay đổi vị trí giường ngủ khi vợ có mang, không nên ghép hai giường ngủ lại mà phải thay giường lớn khi có nhu cầu.
+ Trong phòng còn có nhiều vật thể khác nhưng kiêng một số: Trong phòng ngủ không đặt bể cá , chậu cây cảnh sống, phòng ngủ không bố trí của dạng hình tròn hoặc góc nhọn, vì phòng ngủ lấy tĩnh làm chủ, Tĩnh thuộc ngẫu , vợ chồng là phối ngẫu nên lấy hình vuông làm chủ thể.
+ Thảm trải nền lau chân đặt ngoài phòng ngủ có màu tương xứng với cung mạng của Chủ gia.
+ Không đặt bàn thờ trong phòng ngủ.
- Đầu gường của chủ gia nếu cần con trai thì quay về hướng sao Tam Bạch.
- Đầu giường không nằm dưới cầu thang.
- Mằu sắc trong phòng ngủ: Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi nên chọn tông màu nhạt và sáng, hài hòa , dịu mát để dễ ngủ. Ngày nay các Kiến trúc sư thường chọn tông màu xanh lam nhạt , xanh lục nhạt, xanh ghi nhạt, hồng nhạt. . .
- Nền nhà thường đậm hơn tường đối với phòng có ánh sáng tốt, nhạt hơn khi ánh sáng yếu. Trần màu nhạt hơn tường để có cảm giác thoáng khi vào phòng.
- Chọn màu có thể theo tính tương sinh của Ngũ hành của từng bổn mạng: ví dụ người có mạng Kim nên chọn các màu trắng sữa, vàng thổ; người có mạng Mộc nên chọn các màu Lục nhạt, Ghi đen, . . .
- Ngoài ra còn có một trường phái khác chọn hướng cát của phòng ngủ bằng phương pháp chia khí của mỗi phương vị, chia căn phòng ra 5 loại: Sinh khí, Vượng khí, Tiết khí, Sát khí và Tử khí. Trong 05 loại đó Sinh khí và Vượng khí là tốt ; Tiết khí, Sát khí và Tử khí là xấu. Ví dụ phòng ở hướng Chấn ( Đông ) thì Cung sinh khí ở hướng Đông vượng khí hướng Tây Bắc, Nam, : Sát khí, Tiết khí ở hướng Bắc, Tây Nam và Tử khí ở hướng Tây, Đông nam. . .
- Còn có trường phái Ngũ hành chiếu theo sự vận hành tương sanh tương khắc của Ngũ hành mà chọn hướng phòng. Ví dụ người có mạng Kim chọn hướng phòng, giường: Tây ( Kim ) , Tây Bắc ( Kim ) , Đông Bắc ( Thổ ) , Tây Nam ( Thổ ) , Thổ sinh Kim , người có mạng Thủy chọn hướng Bắc ( Thủy )
- Mộc vượng về hướng Đông , Đông Nam.
- Hỏa vượng về hướng Nam.
- Thổ vượng về hướng Tây Nam, Đông Bắc.
- Kim vượng về hướng Tây , Tây Bắc.
- Thủy vượng hướng Bắc
- Tuy nhiên 02 trường phái này ngày nay người ta ứng dụng kết hợp với trường phái chính phương vị.
- Phòng ngủ cho Trẻ em ( Nhi đồng thụy phòng ) tránh các sao Bát bạch, Tam bích chọn sao Tứ lục. Trong tài liệu “ Tử bạch quyết “ có nói: Bát bạch gặp tử khí thì Trẻ em tổn thương . Ở Việt nam phòng ngủ chỉ dành cho Trẻ em trên 12 tuổi trở lên . Nguyên lý làm phòng ngủ cho trẻ cũng giống cho người lớn , nhưng màu sắc trong phòng sinh động hơn.. Đối với trẻ còn nhỏ trước tuổi cúng ông Táo ( 12 tuổi ) thường treo một trái Bầu hồ lô ở đầu giường hoặc nôi Nam bên trái, Nữ bên phải, sẽ trừ được tà ma, bệnh tật thông thường, nếu có bệnh cũng sẽ phát hiện sớm chữa trị kịp thời ( Tài liệu của Tống Thiền Quang ) Ngày nay cộc sống đã tiến bộ lên nhiều , chúng ta xem phong thủy như một nhu cầu không thể phủ nhận được. Phong thủy sẽ giúp chúng ta có được cuộc sống thú vị hơn , yêu đời hơn. Bài viết này chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu , trao đổi học thuật , không mang tính truyền bá ảnh hưởng của phong thủy và chỉ dành cho những người yêu thích bộ môn phong thủy./.  

.: KTS-KS. Lê Trọng Cường - Đăng trên tạp chí Trí thức :.
Ai chê mặc kệ, cứ làm thơ
Nhân gian hay bảo ta dại khờ
Chỉ vì chữ " xỉn " mà nông nỗi
Đời chẵng có "say" sao có thơ ?
www.deltapy.com.vn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nguoi_ban

Trước hết thành thật xin lỗi trước .KTS CƯỜNG .

Ngồi buồn lạc vào chủ đề này đọc thấy hay lắm,nhưng cũng có chút không hiểu,chủ đề anh viết là như thế nào.Tham khảo thêm cho rộng kiến thức hay có thể hỏi những điều thắc mắc trong phạm trù này,hay có thể ....
 Mong anh thông cảm và thứ lỗi nhé .
                           Ng_B
Năm tháng đi qua chiều trắng tóc
Thời gian đổi lại bạc da ngà…
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

deltacuong

Bạn nguyen thang (nguoi_ban) thân mến ,Chủ đề này xem như là văn xuôi thôi. Chỉ có điều nó có chút ít chuyên môn phong thuỷ trong đó , tôi viết những bài này chủ yếu là tổng hợp trong nhiều sách xưa và nay theo 1 logic,có thêm một số kinh nghiệm trong qa trình thiết kế, xây dựng nhà, chủ đề này chắc cũng không ít người quan tâm. Nếu có nhu cầu quan tâm bạn cứ hỏi tôi sẽ trao đổi học thuật, nếu có bài viết về mảng này xin bạn up lên để cùng trao đổi nhé. Thanks
Ai chê mặc kệ, cứ làm thơ
Nhân gian hay bảo ta dại khờ
Chỉ vì chữ " xỉn " mà nông nỗi
Đời chẵng có "say" sao có thơ ?
www.deltapy.com.vn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

deltacuong

NHỊ THẬP BÁT TÚ
Lê Trọng Cường- Đăng trên tạp chí Trí Thức

Nhị thập bát tú là 28 ngôi sao có thực, do Khoa thiên văn cổ đại quan sát bầu trời phát hiện và định danh. 28 ngôi sao đó ở kề đường Hoàng đạo xích đạo. Đó là những ngôi sao chính, mỗi sao kéo theo một chùm sao khác theo quỹ đạo của nó.

Việc phân chia 28 chòm sao này có từ thời cổ đại, và người Trung Hoa không muốn thay đổi những kiến thức của người đi trước, nên họ chấp nhận nó đến hàng ngàn năm sau. Trên thực tế việc dùng 28 chòm có một cái tiện lợi là xác định đường đi của mặt trăng, nhưng có nhiều bất tiện. Trước hết là các chòm không chiếm những cung bằng nhau; có cung như sao Tỉnh góc lớn hơn 30 độ, trong khi cung sao Chủy chưa đến 3 độ. Điều này là do độ lớn các chòm chênh lệch quá nhiều, có chòm chỉ có 2 sao, trong khi chòm khác 22 sao. Độ sáng biểu kiến cũng rất khác nhau, rồi có chòm như Chủy gần như nằm lọt vào giữa chòm Sâm, nên không mang tính khoa học. Trong mỗi chòm có một Ngôi sao là chủ tinh, là ngôi nằm gần nhất Bạch đạo, dù ngôi sao đó có thể không phải là sáng nhất.

Có tài liệu nói rằng ghi chép về Nhị thập bát tú đã được tìm thấy có từ thời Chiến quốc, 400 TCN ở Hồ Bắc, và khẳng định nó có sớm nhất là vào thế kỷ 5 TCN, trong Sử Ký cũng viết về các chòm. Nhưng việc phân chia thành các cung theo Ngũ hành thì phải đến đời Tần mới có, và việc gán tên các con vật thì còn muộn hơn, có thể là chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, giống như gán các con giáp vào các chi vậy.

Trong văn hóa Ấn Độ cũng có 27 hoặc 28 chòm sao nằm trong khu vực mặt trời và mặt trăng đi qua, nhưng không trùng với nhị thập bát tú. Các chòm sao của Ấn Độ mang tính khái quát nhiều hơn, tượng trưng cho tất cả các vì sao trên bầu trời. Vì vậy trong kinh Phật giáo cũng nói đến các chòm sao, và khi sang Trung Quốc, được các hòa thượng biên dịch là Nhị thập bát tú luôn, để thống nhất với quan sát, khoa học và truyền thống bản địa.

Việc đặt tên các Tinh tú cũng đặc biệt. Mỗi tên gồm 3 chữ, chữ đầu là tên gọi tắt như trên, không thống nhất. Trong đó có bộ phận cơ thể (sừng, cổ, tim,…), có đồ vật (đấu, giỏ, lưới, xe), có con người (nữ), con vật (trâu), có kiến trúc (phòng, tường, giếng,…,), có cả các khái niệm (gốc, hư,…). Dường như không có quy tắc. Việc này có lẽ phản ánh tư duy phóng khoáng không gò bó cổ đại.

Khoa thiên văn cổ đại cho đó là những định tinh, đứng nguyên một chỗ, nên có thể dùng làm mốc để tính vị trí chuyển dịch của mặt trời, mặt trăng và năm sao Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ thuộc hệ mặt trời. 28 ngôi sao đó chia thành bốn phương trên bầu trời: Quanh Thiên Cực được quy ước chia làm 4 phương Đông Tây Nam Bắc, 28 Tú cũng được chia là 4 cung, mỗi cung 7 chòm, đó là:

Thanh Long – Rồng xanh - phương Đông - hành Mộc, mùa xuân, gồm các sao: Giác – Cang – Đê – Phòng – Tâm – Vĩ – Cơ.

Bạch Hổ - Hổ trắng - phương Tây - hành Kim, mùa thu, gồm các sao : Khuê – Lâu – Vị - Mão – Tất – Chủy – Sâm. Chu Tước – Chim đỏ - phương Nam - hành Hỏa, mùa hạ, gồm các sao : Tỉnh – Quỷ - Liễu – Tinh – Trương – Dực – Chẩn.

Huyền Vũ – Rùa, rắn đen (1) – phương Bắc, hành Thủy, mùa đông, gồm các sao : Đẩu – Ngưu – Nữ - Hư – Ngụy – Thất – Bích.

Nếu xếp theo vòng Đông – Tây – Nam – Bắc thì như vậy. Có thể theo Xuân – Hạ – Thu – Đông thì xuôi chiều kim đồng hồ là Thanh Long – Chu Tước – Bạch Hổ - Huyền Vũ. Tuy nhiên thường 28 Tinh tú được xếp theo vòng vận động trời đất là Đông – Bắc – Tây – Nam, ngược chiều kim đồng hồ, tức Thanh Long – Huyền Vũ – Bạch Hổ - Chu Tước, vì vậy thứ tự các Tinh tú là : Giác – Cang – Đê – Phòng – Tâm – Vĩ – Cơ – Đẩu – Ngưu – Nữ - Hư – Nguy – Thất – Bích – Khuê – Lâu – Vị - Mão – Tất – Chủy – Sâm – Tỉnh – Quỷ - Liễu – Tinh – Trương – Dực – Chẩn.

Các nhà thiên văn còn dựa vào vị trí các sao để tính ngày tiết khí bốn mùa. Ví dụ lúc hoàng hôn, sao Sâm hướng chính nam tức là tháng Giêng, sao Tâm hướng chính nam tức là tháng 5, sao Khuê hướng đó là tiết Thu phân, sao Mão hướng đó là tiết Đông Chí.

Nhị thập bát tú đã đi vào Văn hóa của Trung Quốc và các nước Hán hóa, mang nhiều ý nghĩa Văn hóa. Chẳng hạn chòm sao Khuê tượng trưng cho Văn học, và ở Văn miếu Hà Nội có Khuê Văn Các (gác sao Khuê) tượng trưng cho vẻ đẹp, cao quý của văn học, trong chòm Khuê có 2 ngôi sáng nữa là Đông và Bích (không phải chòm Bích), nên Đông Bích cũng để chỉ văn học. Nhà Đường lập thư viện hoàng cung đặt tên là Đông Bích phủ. Lê Thánh Tông lập ra Tao đàn nhị thập bát tú gồm 28 người cũng mang tên các chòm sao. Hoặc như Mão cũng tượng trưng cho ánh sáng, vì gà báo trời sáng. Trong hình tượng truyền thống Trung hoa, Tinh chủ của các Tú là các vị thần mang đặc tính của các con vật, hay đúng hơn là con vật mang hình người, khi cần họ có thể biến thành các con vật tương ứng dễ dàng. Các Tú trở thành tín ngưỡng dân gian. Nhị thập bát tú không chỉ phát triển trong đời sống văn hóa, mà còn đi vào tôn giáo.

Luận về tính chất tốt xấu của 28 ngôi sao, giữa các tài liệu còn có nhiều điểm mâu thuẫn, các tài liệu đó đều từ Trung Quốc truyền sang ta: Chúng tôi có trong tay ba cuốn: "Thần Bí Trạch Cát", "Lịch thư của Thái Bá Lệ" và "Hứa Chân Quân Tuyển trạch thông thư" (in tại Việt Nam triều Khải Định).
 
Nhị thập bát tú đi vào Thuật chiêm tinh được quy vào Ngũ hành, can chi lại biến thành 28 vị thần sát, mỗi thần sát quản một ngày đêm có sao tốt sao xấu. Hơn thế nữa, nhị thập bát tú đi vào đời sống, đến mức khi nói đến vật cứng rắn thì ví với sừng của Cang Kim Long, nói đến chỗ rộng mà trống thì ví với Hư Nhật Thử. Mỗi tú còn gắn với Ngũ hành, kết hợp tạo nên những phạm trù đặc biệt.Ví dụ như thuật phong thuỷ có nói : Không nên làm nhà ngày nào có các sao sau: Sao Khuê, Lâu, Giác , Cang, Tinh, Quỷ, Ngưu. Trong cuốn sách Y thuật cổ “Hoàng Đế nội kinh”, Nhị thập bát tú ứng với 28 mạch trong cơ thể, trời xoay một vòng qua hết 28 Tú thì cúng tương ứng với mạch vận động 1 chu trình trong cơ thể con người.

Thuật chiêm tinh (đoán sao) nhìn sao đoán việc đời đã có từ thời xưa, Việc tốt xấu trên đời muốn biết phải dựa vào thuật số. Cơ sở của thuật số là thuyết âm dương ngũ hành kết hợp với dịch lý trong kinh dịch, các yếu tố tự nhiên khác. Đây là bộ môn mang tính thực tiễn cao , đòi hỏi óc quan sát và hiểu biết cổ học . Trong chừng mực bài viết này tôi chỉ muốn giới thiệu để các bạn cùng trao đổi học thuật và nghiên cứu .

http://vn.myblog.yahoo.co...8&prev=85&next=57
Ai chê mặc kệ, cứ làm thơ
Nhân gian hay bảo ta dại khờ
Chỉ vì chữ " xỉn " mà nông nỗi
Đời chẵng có "say" sao có thơ ?
www.deltapy.com.vn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

deltacuong

THƯỚC LỖ BAN
KS. KTS- Lê Trọng Cường - Gđ Cty Kiến trúc Delta

   Qua thực tế thiết kế và thi công một số công trình, chúng tôi thường được chủ nhà yêu cầu đo đạc cửa nẻo theo thước Lỗ Ban, điều đó cho thấy họ vẫn rất tin tưởng vào cây thước cổ truyền này. Qua  tham khảo một số tài liệu, thư tịch tôi xin trao đổi một số kinh nghiệm sử dụng được cây thước này.
    Thước Lỗ Ban là một cây thước hình thành từ kinh nghiệm ngàn đời, nó không thuộc bất kỳ một hệ thống đo đạc nào trên thế giới, nó được đúc kết và đã thử nghiệm cả ngàn đời nay, chỉ để phân định hai chữ tốt, xấu. Dĩ nhiên chỉ bằng một cây thước làm sao cải đổi được vận mạng, nhưng có lẽ qua chính sự sử dụng của các bạn mà nghiệm được rằng khi tai hoạ có đến cũng nhẹ đi một chút, lộc phúc có đến cũng may mắn hơn thêm.
    Địa lý cổ Phương Đông được hình thành trong quá trình phát triển hàng nghìn năm của nền văn hoá Trung Hoa. Thước Lỗ Ban hay các yếu tố địa lý thực hành khác đều được phát triển rộng rãi nhưng phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện tự nhiên và tập quán sinh sống của con người của từng địa phương. Ngày nay, vẫn xuất hiện song song ít nhất ba hệ thước Lỗ Ban. Các bạn có thể hiểu ba loại thước đó được hình thành và áp dụng cho ba vùng địa lý tiêu biểu là vùng lục địa, vùng hải đảo và các miền duyên hải ,vùng cao nguyên. Với điều kiện địa lý của Việt Nam phần lớn chúng ta sử dụng hệ thước của vùng lục địa. Các hệ thước này chỉ khác nhau duy nhất bởi số dư giữa các cung. Với kích thước này số dư là 6,525
    Nói về phong thủy, về phép đo nhà cửa cũng rất quan trọng , phép nay gọi là Dương Trạch Xích Pháp. Ngày xưa có 4 phép đo bằng 4 loại thước đó là :
1- Thước Tý phòng (hay Tử phòng)
2- Thước Khúc Xích
3- Thước Lỗ Ban
4- Thước Huyền Xích Nử.

1.THÂN THẾ LỖ BAN:

    Lỗ Ban, truyền thuyết họ Công Thâu tên gọi là Ban, người nước Lỗ đời Xuân Thu (hiện tại thuộc tỉnh Sơn Đông), cùng thời Mặc Tử (một triết gia nổi tiếng). Vì ông là người nước Lỗ, cho nên mọi người đều gọi ông là Lỗ Ban. Tương truyền Lỗ Ban là một danh tài về nghề mộc của Trung Quốc. Ông còn dày công nghiên cứu và rút ra được những quy luật vận động vật lý tương quang giữa nhịp sinh học và từ trường của trái đất với kích thước của các vật dụng nội thất. Những tương quang đó có tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của những người sống trong nhà. Công trình to lớn đó được đúc kết thành "Thước Lỗ Ban", chia đều thành tám cung và phân thành những khoảng tốt xấu khác nhau để áp dụng vào việc sản xuất đồ dùng nội thất. Thước Lỗ Ban trở thành vật bất ly thân của giới thiết kế xây dựng, nội thất nói chung và những người làm nghề mộc nói riêng. Từ ngàn năm nay thợ mộc và thợ xây dựng ở các nước Châu Á đều tôn thờ ông như một vị Tổ Sư của nghề.

2. THƯỚC LỖ BAN:

   Từ xưa đến nay trên thị trường xây dựng, chúng ta thường thấy thước Lổ-Ban xuất hiện bày bán rất nhiều, trước tiên là thước Lổ-Ban doTrung Quốc sản xuất, chia chiều dọc làm hai phần, phần trên là thước tấc để đo, phần dưới là thước Lổ-Ban.  
   Sau này các nhà sản xuất trong nước chúng ta nắm được thị hiếu người tiêu dùng, nên đã phiên dịch ra tiếng Việt và thước được bán rất chạy. Có nhà sản xuất thước cuộn chia chiều dọc của thước làm ba phần, phần trên là thước tấc để đo, phần giữa ghi rõ sự tốt xấu …,phần dưới cùng cũng ghi rõ sự tốt xấu…Làm người sử dụng không biết đâu mà phân biệt loại thước nào để mà sử dụng, đành phải mày mò theo kiểu “hai thước cùng song hành, thôi đành chấp nhận gạn lọc “hai đen cùng trùng thì bỏ, hai đỏ cùng trùng thì dùng”!(Phần đen là cung xấu, phần đỏ là cung tốt).
    Thực chất hai thước cùng song hành đó, phần trên là thước “Khổng Tử”, phần dưới là thước “Lổ Ban”, hoặc phần trên là thước “Lổ-Ban”, phần dưới là thước “Khổng-Tử” tùy vào nhà sản xuất, để mọi người tuỳ thích chọn lựa mà sử dụng. Nhưng trong thực tế xây dựng, chúng ta tận dụng đến từng cm khi cần  thiết, thế mà trong thước khi tìm được hai khoản đỏ trùng nhau gọi là được “cung tốt” thì lại hơi bị quá xa…thật là khổ cho người ham mê phong thủy, để cầu mong điều tốt lành !
   Xin giới thiệu với các bạn 1 số loại thước Lỗ ban thường dùng:

Loại thước 42,9cm :
      
      Cây thước Lỗ Ban có 8 cung, là biến thể của đồ hình Bát quái, thay vì sắp theo hình tròn người ta sắp lại theo hàng ngang. Trong 8 cung đó có 4 cung tốt (màu đỏ) và 4 cung xấu (màu đen), đi từ trái sang phải sắp xếp theo thứ tự sau:
       Tài - Bệnh - Ly - Nghĩa - Quan - Kiếp - Hại - Bản
       Trong mỗi cung đó lại chia thành 4 cung nhỏ, thước này dùng cho Dương trạch.

° Cung thứ 1 (đỏ, tốt) - Tài: tiền của, chia thành:- Tài Đức : có tiền của và có đức- Bảo Khố : kho báu- Lục Hợp : sáu cõi đều tốt (Đông-Tây-Nam-Bắc và Trời-Đất)- Nghinh Phúc : đón nhận phúc đến
° Cung thứ 2 (đen, xấu) - Bệnh: bệnh tật, chia thành:- Thoái Tài : hao tốn tiền của, làm ăn lỗ lã- Công Sự : tranh chấp, thưa kiện ra chính quyền- Lao Chấp : bị tù- Cô Quả : chịu phận cô đơn
° Cung thứ 3 (đen, xấu) - Li: chia lìa, chia thành:- Trường Khố: dây dưa nhiều chuyện- Kiếp Tài: bị cướp của- Quan Quỉ: chuyện xấu với chính quyền- Thất Thoát: mất mát
° Cung thứ 4 (đỏ, tốt) - Nghĩa: chính nghĩa, tình nghĩa, chia thành:- Thiêm Đinh : thêm con trai- Ích Lợi: có lợi ích- Quí Tử: con giỏi, ngoan- Đại Cát: rất tốt
° Cung thứ 5 (đỏ, tốt) - Quan: quan chức, chia thành:- Thuận Khoa: thi cử thuận lợi- Hoạnh Tài: tiền của bất ngờ
- Tiến Ích: làm ăn phát đạt- Phú Quý: giàu có
° Cung thứ 6 (đen, xấu) - Kiếp: tai hoạ, chia thành: - Tử Biệt: chia lìa chết chóc- Thoái Khẩu: mất người- Ly Hương: xa cách quê nhà- Tài Thất: mất tiền của
° Cung thứ 7 (đen, xấu) - Hại: thiệt hại, chia thành- Tai Chí: tai hoạ đến- Tử Tuyệt: chết mất- Bệnh Lâm: mắc bệnh- Khẩu Thiệt : mang hoạ vì lời nói
° Cung thứ 8 (đỏ, tốt) - Bản: vốn liếng, bổn mệnh, chia thành:- Tài Chí: tiền của đến- Đăng Khoa: thi đậu- Tiến Bảo: được của quý- Hưng Vượng:làm ăn thịnh vượng

Loại thước 38,8 cm :

     Đây là thước Lỗ Ban dùng cho Âm cơ, có chiều dài 38.8 cm. Thước này gồm 10 cung, 6 cung tốt (màu đỏ) và 4 cung xấu (màu đen). Đi từ trái sang phải, thứ tự như sau:

° Cung 1 (đỏ, tốt) - Đinh: con trai, chia thành:- Phúc Tinh: sao Phúc- Cập Đệ: thi đỗ- Tài Vượng: được nhiều tiền của- Đăng Khoa: (từ đây trở đi, từ nào đã giải thích, các bạn xem lại ở trên)
° Cung 2 (đen, xấu) - Hại: chia thành:- Khẩu Thiệt- Bệnh Lâm- Tử Tuyệt- Tai Chí
° Cung 3 (đỏ, tốt) - Vượng: thịnh vượng, chia thành- Thiên Đức: đức của trời ban- Hỉ Sự: gặp chuyện vui- Tiến Bảo- Nạp Phúc: đón nhận phúc
° Cung 4 (đen, xấu) - Khổ: khổ đau, đắng cay, chia thành- Thất Thoát- Quan Quỉ- Kiếp Tài- Vô Tự : không con nối dõi
° Cung 5 (đỏ, tốt) - Nghĩa: chia thành:- Đại Cát- Tài Vượng: nhiều tiền của- Ích Lợi- Thiên Khố: kho trời
° Cung 6 (đỏ, tốt) - Quan: chia thành:- Phú Quý- Tiến Bảo- Hoạnh Tài- Thuận Khoa
° Cung 7 (đen, xấu) - Tử: chết chóc, chia thành:- Ly Hương- Tử Biệt- Thoái Đinh : mất con trai- Thất Tài : mất tiền của
° Cung 8 (đỏ, tốt) - Hưng: hưng thịnh, chia thành:- Đăng Khoa- Quí Tử- Thiêm Đinh- Hưng Vượng
° Cung 9 (đen, xấu) - Thất: mất mát, chia thành:- Cô Quả- Lao Chấp- Công Sự- Thoái Tài
° Cung 10 (đỏ, tốt) - Tài: chia thành:- Nghinh Phúc- Lục Hợp- Tiến Bảo- Tài Đức

 C. Loại thước 52cm :

      Chiều dài chính xác của thước Lổ-Ban này là 52 cm. Thước này dùng cho Dương trạch, được chia ra làm 8 cung lớn : Theo thứ tự từ cung QUÝ NHÂN đến cung TỂ TƯỚNG như trên.Mỗi cung lớn dài 65 mm.
-Mỗi cung lớn: Được chia ra làm 5 cung nhỏ như trên.Mỗi cung nhỏ dài 13 mm.

1-     Cung QUÝ NHÂN: NHẤT TÀI MỘC CUỘC. ( TỐT ).Tham lam tấn hoạnh tài.Ưng ý tự nhiên tai.Tác vật hà hội thứ.Phân minh kỳ bất sai.
Cung QUÝ NHÂN còn có tên NHẤT TÀI MỘC CUỘC.Gồm có năm cung nhỏ là:   Quyền lộc- Trung tín- Xác quan- Phát đạt- Thông minh.
Có nghĩa cửa mà đo được cung QUÝ NHÂN thì gia cảnh sẽ được khả quan, có người giúp đỡ, quyền thế, lộc thực tăng, làm ăn luôn phát đạt, người ăn ở bạn bè trung thành, con cái thông minh trên đường học vấn. Nhưng chớ quá tham lam, làm điều bất chánh thì sẽ bị mất hết.
2-     Cung HIỂM HỌA: NHỊ BÌNH THỔ CUỘC. ( XẤU ).Cự môn hiếu phục thường.Du ký tẩu tha phương.Nhất thân ly tật bệnh.Dâm loạn nam nử ương.
Cung HIỂM HỌA còn có tên NHỊ BÌNH THỔ CUỘC.Gồm có năm cung nhỏ là:   Tán thành- Thời nhơn- Thất hiếu- Tai họa- Trường bịnh.
Có nghĩa cửa mà đo được cung HIỂM HỌA thì gia cảnh sẽ bị tán tài lộc, trôi giạt tha phương mà sống vẫn thiếu hụt, con cháu dâm ô hư thân mất nết.

3-     Cung THIÊN TAI: TAM LY THỔ CUỘC. ( XẤU ). Lộc tồn nhân đa lãm.Ly biệt hưu bất tường.Phu thê xung khắc mãnh.Nam nử đại gia ương.
Cung THIÊN TAI còn có tên TAM LY THỔ CUỘC.Gồm có năm cung nhỏ là:   Hoàn tữ- Quan tài- Thân bệnh- Thối tài- Cô quả.
Có nghĩa cửa mà đo được cung THIÊN TAI thì gia cảnh coi chừng đau ốm nặng, chết chóc, mất của, cô độc, vợ chồng cắng đắng, con cái gặp nạn.
4-     Cung THIÊN TÀI: TỨ NGHĨA THỦY CUỘC. ( TỐT ). Văn khúc chử vạn chương.Đời đời cận quân vương.Tài lộc tái gia phú.Chấp thằng lục lý xương.
Cung THIÊN TÀI còn có tên TỨ NGHĨA THỦY CUỘC.Gồm có năm cung nhỏ là:   Thi thơ- Văn học- Thanh quý- Tác lộc- Thiên lộc.
Có nghĩa cửa mà đo được cung THIÊN TÀI thì gia cảnh rất tốt, chủ nhà luôn luôn may mắn về tước lộc, con cái được nhờ và hiếu thão. Cuộc sống luôn luôn được ăn ngon mặc đẹp, tiền bạc vô đều.

5-     Cung NHƠN LỘC: NGŨ QUAN KIM CUỘC. ( TỐT ).Vũ khúc xuân lộc tinh.Phú quý tự an ninh.Tấn bửu an điền trạch.Thông minh trí tuệ sinh.
Cung NHƠN LỘC còn có tên NGŨ QUAN KIM CUỘC.Gồm có năm cung nhỏ là:   Tử tôn- Phú quý- Tấn bửu- Thập thiện- Văn chương.
Có nghĩa cửa mà đo được cung NHƠN LỘC thì gia cảnh có nghề nghiệp luôn luôn phát triển tinh vi đắc lợi, con cái học giõi,gia đạo phú quý,tuổi thọ.
6-     Cung CÔ ĐỘC: LỤC CƯỚC HỎA CUỘC. ( XẤU ).Liêm trinh tửu sắc thanh.Lộ vong nhân đánh tranh.Quân sư lâm ly tán.Đao kiếp mãnh tri hoành.
Cung CÔ ĐỘC còn có tên LỤC CƯỚC HỎA CUỘC. Gồm có năm cung nhỏ là:   Bạo nghịch- Vô vong- Ly tán- Tửu thực- Dâm dục.
Có nghĩa cửa mà đo được cung CÔ ĐỘC thì gia cảnh bị hao người, hao của, biệt ly, con cái ngổ nghịch, trác táng, tửu sắc vô độ đến chết.
7-    Cung THIÊN TẶC: THẤT TAI HỎA CUỘC. ( XẤU ).Phá quân chủ tung hoành.Thập ác tri nghịch hành.Phá gia tài thối tán.Phiền tất bất an ninh.
Cung THIÊN TẶC còn có tên THẤT TAI HỎA CUỘC.Gồm có năm cung nhỏ là:   Phòng bịnh- Chiêu ôn- Ôn tai- Ngục tù- Quan tài.
Có nghĩa cửa mà đo được cung THIÊN TẶC thì gia cảnh nên đề phòng bịnh đưa đến bất ngờ, tai bay họa gởi, ngục tù, chết chóc.Phải sửa cửa ngay.
8-    Cung TỂ TƯỚNG: BÁC BỜI THỔ CUỘC. ( TỐT ).Phụ đồng tể tướng tinh.Kim ngân mẩn thất đinh.Ngũ âm tài đính xuất.Công hầu phú quý kinh.
Cung TỂ TƯỚNG còn có tên BÁC BỜI THỔ CUỘC.Gồm có năm cung nhỏ là:   Đại tài- Thi thơ- Hoạnh tài- Hiếu tử- Quý nhân.
Có nghĩa cửa mà đo được cung TỂ TƯỚNG thì gia cảnh được hanh thông đủ mọi mặt: Con cái, tiền tài, công danh, sanh con quý tử, thông minh, hiếu thảo.Chủ gia luôn được may mắn bất ngờ.

D. Loại thước 51cm132 :

     Gọi là Thước Lỗ Ban  Lạc Việt có chiều dài: 51cm132 , có hình dáng và cơ cấu cung giống thước 52cm .

      Ngoài ra trên thị trường chúng ta còn nhận thấy nhiều loại thước có kích cỡ khác nhau: loại 41 cm, 43 cm, 48 cm, 51cm, 53 cm  đều là phiên bản hoặc là loại thước khác thước Lỗ ban ( có nhiều tên khác nhau : thước của Quỹ Cốc tiên sinh, thước của Phật Mẫu, thước của Cửu tiên Huyền Nữ, nay mới biết thêm thước của Cao Biền . Đối với thước nào cũng quan trọng đừng để phạm thước , phạm trực , phạm cung. Theo kinh nghiệm của tôi :  ngày nay người ta sử dụng thước Lỗ Ban dài 52 cm là thông dụng nhất.

3. CÁCH ĐO ĐẠC :

   Thước Lỗ Ban được sử dụng đo đạc trong xây dựng dương trạch (nhà cửa) và âm cơ (mộ phần). Ở đây chúng tôi chỉ bàn về xây dựng nhà cửa.
   Trong nhà, cái quan trọng nhất là cửa nẻo, chỗ chúng ta hàng ngày vẫn đi qua lại. Sách Đạo Đức Kinh , Lão Tử có nói: “Tạc hộ dũ dĩ vi thất, đương kỳ vô, hữu thất chi dụng” nghĩa là “Đục cửa và cửa sổ để làm nhà, chính nhờ cái trống không đó mà nhà mới dùng được”.
    Khi đo cửa, các bạn nên nhớ chỉ đo khoảng thông thuỷ, nghĩa là tính từ mép trong của cửa, điều này rất quan trọng, đo cả chiều rộng lẫn chiều cao cửa. Nhưng có một điều các bạn đặc biệt lưu ý, do thước Lỗ Ban của chúng ta sử dụng có thêm phần thước kết hợp, tức là phần thước hàng chữ nhỏ, nên có khi cửa đã lọt vào cung tốt ở hàng trên, hàng dưới lại là cung xấu và ngược lại. Đó chính là luật bù trừ trong vũ trụ, ta được ở mặt này lại mất ở mặt khác, không thể có cái gọi là hoàn hảo trên đời này. Như vậy, để được một kích thước tốt, cần phải trên đỏ, dưới đỏ. Cách sửa chữa khi cửa lọt vào cung xấu là các bạn có thể bào bớt cửa, đóng thêm nẹp, hoặc cùng lắm là làm lại khuôn cửa và cánh cửa mới cho đúng kích thước. Ngoài cửa nẻo ra thì giường nằm và bàn làm việc cũng nên theo kích thước Lỗ Ban, cách thức đo tương tự.
    Các bạn chỉ cần chọn các kích thước trong các cung có tên Thiên Lộc, Thiên Tài, Quý Nhân, Tể Tướng và tránh làm ở các kích thước có hại. Có thể áp dụng các kích thước này cho các phần khác như bàn thờ, bàn làm việc .

4. SỰ ỨNG NGHIỆM CỦA CÁC CUNG:

° Cung Tài: nghĩa là tiền của, ứng nghiệm tốt nhất với cổng lớn, nơi đón nhận của cải từ ngoài vào.
° Cung Bệnh: là đau bệnh, ứng đặc biệt vào nhà vệ sinh. Nơi này thường là góc hung (xấu) của nhà, cửa lọt vào chữ Bệnh sẽ thuận lợi cho bệnh tật sinh ra.
° Cung Ly: là chia lìa, rất kỵ cho cửa trong nhà. Cửa lọt vào chữ Ly, chồng thì làm ăn xa nhà, vợ gặp điều quyến rũ, con cái hoang đàng phá phách.
° Cung Nghĩa: rất tốt cho cổng lớn và cửa nhà bếp, cửa các phòng thông nhau thì không nên.
° Cung Quan: rất kỵ ở cổng lớn vì tránh chuyện kiện tụng ra chính quyền, nhưng lại tốt ở cửa phòng riêng vợ chồng vì sẽ sinh con quí tử.
° Cung Kiếp: là bị cướp, tượng trưng cho tai hoạ khách quan đến từ bên ngoài khiến hao tổn tiền của. Tránh ở cổng lớn, nhất là các cửa hàng, tiệm buôn càng nên lưu ý.
° Cung Hại: tượng trưng cho mầm xấu nhen nhúm từ bên trong, kỵ ở các cửa phòng trong nhà.
° Cung Bản: thích hợp cho cổng lớn.


    Thước Lỗ Ban - Tác phẩm kinh điển về kỹ thuật, công nghệ xây dựng trong kiến trúc cổ đại. Đúc kết kinh nghiệm quý báu từ dân gian.Thước lỗ ban là một trong những công cụ do đạc truyền thống chuyên dùng theo thuật phong thủy Trung Hoa, thường được các nghệ nhân ngành mộc và ngành xây dựng dùng tham khảo khi xem xét  các chuẩn mực mỹ thuật, sự hài hòa và tính tiện dụng tối đa khi thiết kế một công trình kiến trúc.
     Trong cuộc sống, hoạ phúc khôn lường, như câu chuyện "Tái ông thất mã" thì rõ ràng hoạ là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ nấp của hoạ. Dẫu biết vậy nhưng đã là con người ai không mong gặp chuyện phúc lành - may mắn tránh bớt điều tai ương - rủi ro, sử dụng thước Lỗ Ban cũng là vì lý do đó.
     Cuối cùng tôi mong rằng các bạn sử dụng và yêu mến cây thước Lỗ Ban như một kinh nghiệm của người xưa, đừng quá tôn thờ đặt hết niềm tin vào nó để rồi biến nó thành mê tín dị đoan. Các bạn nên nhớ rõ cho rằng một cây thước không thể quyết định được vấn đề hoạ phúc, nó chỉ tạo cho mình một sự vững tâm khi ra ngoài tiếp xúc với xã hội, chính sự vững tâm đó mới mang lại những cơ hội tốt lành cho bản thân. Việc sử dụng thước lỗ ban đúng theo ý nghĩa thực của nó sẽ đem lại sự thú vị cho cuộc sống của mọi nhà
Ai chê mặc kệ, cứ làm thơ
Nhân gian hay bảo ta dại khờ
Chỉ vì chữ " xỉn " mà nông nỗi
Đời chẵng có "say" sao có thơ ?
www.deltapy.com.vn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

deltacuong

Xuất hành, Xông đất đầu năm Canh Dần
Lê Trọng Cường

Năm nay 2010 là năm Canh Dần. Thiên can Canh thuộc kim, địa chi Dần thuộc mộc. Kim khắc mộc, can khắc chi là một năm không mấy may mắn, thuận lợi gì cho lắm.
Ngày đầu năm nay là ngày Ất Mùi cũng vậy. Thiên can Ất thuộc mộc khắc thổ Mùi, thì cũng vậy một ngày không lắm tốt đẹp. Tuy nhiên, trong phép coi ngày, xét giờ tốt có câu là :
Niên lợi bất như Nguyệt lợi.
Nguyệt lợi bất như Nhật lợi.
Nhật lợi bất như Thời lợi giã.
Tạm dịch: Năm tốt không bằng tháng tốt. Tháng tốt không bằng chọn được ngày tốt. Được ngày tốt cũng không bằng chọn đúng giờ tốt.
Năm nay có thiên can Canh thì Tài thần ngụ tại chánh Đông, và phối theo Lường Thiên Xích của Huyền Không phái thì sao Lục Bạch sẽ bay đến ngụ tại phương này. Lục Bạch là một trong những sao tốt. Năm nay những hướng tốt có thể chọn để xuất hành là: Hướng chánh Đông. Hướng chánh Nam và chánh Bắc.
Giờ Hoàng Đạo: Xuất hành nên chọn những giờ tốt sau.
- Dần là từ 3:15 đến 5 giờ sáng.
- Mão là từ 5 đến 7 giờ sáng
- Tỵ là từ 9:15 đến 11 giờ sáng
- Thân là từ 3:15 đến 5 giờ chiều.

Chọn tuổi hợp để xông nhà đầu năm !
Năm nay Canh Dần ai tuổi Tuất nên chọn kiếm người tuổi Ngọ để được thành tam hợp cuộc: Dần - Ngọ - Tuất mà xông đất, lấy hên đầu năm.
Còn như những tuổi khác nên theo bảng lục hợp dưới đây mà tự chọn tuổi đạp đất - xông nhà cho mình.

- TÝ - SỬU
- DẦN - HỢI
- MÃO - TUẤT
- THÌN - DẬU
- TỴ - THÂN
- NGỌ - MÙI
Ví dụ 1 : Người tuổi Tý nên chọn tuổi Sửu hay người tuổi Sửu nên tìm người tuổi Tý.
Ví dụ 2 : Người tuổi Tuất thì kiếm người tuổi Mão hay người tuổi Mão nên chọn người tuổi Tuất. V. V .

Lưu ý: Riêng đối với những người tuổi Thân. Năm nay Dần sẽ tương xung với người tuổi Thân, rất xấu! Vì vậy, tuổi Thân cần tìm chọn người tuổi Hợi để Dần tham hợp quên xung khắc Thân "theo phép tham hợp của Dịch" mà xông đất cho mình.
Nếu tuổi chủ nhà là Tý: Chọn Nam xông nhà thì các tuổi sau : Ất Mùi 1955-Nhâm Dần 1962-Ất Tỵ 1965-Nhâm tuất 1982-Ất Sửu 1985- Nhâm thân 1992- Ất hợi.
Chọn nữ xông nhà thì các tuổi sau: Bính tuất 1946- Bính thân 1956-mậu tuất 1958-tân sửu 1961-tân hợi 1971 -Bính thìn 1976-Mậu Thân 1968-Bính dần 1986 - Mậu thìn 1988-tân mùi 1991.
Chủ Nhà là Sửu: Chọn Nam tuổi: kỷ sửu 1949 -Nhâm dần 1962-Ất Tỵ 1965-Tân Hợi 1971-Nhâm tý 1972-Ất Mão 1975-Nhâm thân 1992.
Chọn Nữ tuổi: Tân sửu 1961-Ất tỵ 1965-Tân hợi 1971-Ất Mão 1975-Tân dậu 1981-Ất Sửu 1985-Ất hợi 1995.
Chủ nhà là Dần: Chọn Nam: tuổi Mậu Tý 1948-Nhâm thìn 1952-Bính ngọ 1966-Mậu tuất 1958-Tân hợi 1971-Bính Thìn 1976-Mậu Ngọ 1978-Nhâm tuất 1982-Mậu Thìn 1988.
Chọn nữ: tuổi Mậu Tý 1948- Nhâm thìn 1952- mậu tuất 1958-Bính ngọ 1966-Nhâm tý 1972-Bính thìn 1976-Mậu Ngọ 1978-Nhâm tuất 1982-Mậu thìn 1988.
Chủ nhà là Mão: Chọn Nam tuổi: Nhâm thìn 1952- Ất Mùi 1955-Nhâm dần 1962-Ất Tỵ 1965-Ất mão 1975-Nhâm tuất 1982-Nhâm thân 1992-Ất hợi 1995.
Chọn Nữ tuổi: Nhâm thìn 1952- Ất Mùi 1955-Nhâm dần 1962-Ất Tỵ - 1965Ất Mão 1975-Nhâm Tuất 1982-Nhâm thân 1992-Bính Tý 1996.
Chủ nhà là Thìn. Chọn Tuổi Nam: xông nhà là: Kỷ sửu 1949-Nhâm Dần 1962-Nhâm Tuất 1982-Tân Hợi 1971 -Nhâm Tý 1972-Ất mão 1975-Tân dậu 1981-Nhâm thân 1992- Ất Hợi 1995.
Chọn Nữ là: Kỷ Sửu 1949-Ất tỵ 1965-Tân Hợi 1971-Ất Mão 1975-Ất sửu 1985.
Chủ nhà là Tỵ. Chọn tuổi Nam: xông nhà là: Bính tuất 1946- Nhâm thìn 1955- Bính ngọ 1966- Nhâm Tý 1972- Bính Thìn 1976- Mậu Ngọ 1978- Nhâm Tuât1982
Chọn nữ xông nhà: Bính tuất-Nhâm Thìn-Mậu tuất-Bính ngọ-Nhâm Tý-bính Thìn-Mậu Ngọ-Nhâm tuất.
Chủ nhà là Ngọ. chọn tuổi Nam xông nhà: Nhâm thìn 1952-Ất Mùi 1955-Nhâm dần 1962-Nhâm tuất 1982-Ất sửu-1985 -Ất hợi 1995.
Chọn tuổi nữ xông nhà: Bính tuất 1946-Bính thân 1956-Mậu tuất 1958-Tân sửu 1961-Mậu thân 1968-Bính thìn 1976 -Bính dần 1986-Tân Mùi 1991.
Chủ nhà là Mùi: Chọn tuổi Nam xông nhà: Tân mão 1951-Ất Mùi 1955-Nhâm Dần 1962-Ất tỵ 1965-Tân Hợi 1971-Nhâm tý 1972-Ất mão 1975-Tân dậu 1981.
Chọn nữ xông nhà: Tân Mão 1951-Ất Mùi 1955-Nhâm dần-Ất Tỵ-Tân Hợi-Nhâm tý-Ất mão-Tân dậu-Nhâm thân.
Chủ nhà là Thân. Chọn tuổi Nam xông nhà:Nhâm thìn 1952-Bính thân 1956-mậu tuất 1958-Bính ngọ 1966-Nhâm Tý 972-Bính thìn 1976--Mậu Ngọ 1978-Nhâm tuất 1982- Mậu Thìn 1988.
Chọn nữ xông nhà: Nhâm thìn 1952- Bính thân 1956-mậu tuất 1958-Bính ngọ 1966-Bính thìn 1976-Nhâm tuất 1982-Mậu thìn 1988
Chủ nhà là Dậu. Chọn Tuổi Nam xông nhà là: Ất Dậu 1945-Nhâm thìn 1952-Ất Mùi 1955-Nhâm Dần 1962-Ất Tỵ 1965-Nhâm tuất 1982-Ất Sửu 1985-Ất hợi 1995.
chọn tuổi nữ xông nhà: Nhâm thìn 1952-Ất Mùi 1955-Nhâm dần 1962-Ất Tỵ 1965-Nhâm tý 1972-Nhâm tuất 1982-Ất Sửu 1985- Nhâm thân 1992--Ất hợi 1995.
Chủ nhà là Tuất. chọn tuổi Nam xông nhà: Nhâm Dần 1962-Ất Tỵ 1965-Tân Hợi 1971-Nhâm tý 1972-Ất Mão 1975-Nhâm thân 1992-Ất hợi 1995.
Chọn nữ xông nhà: Tân mão 1951-Ất tỵ 1965- Tân hợi 1971- Ất mão 1975- Tân dậu 1981-Ất hợi 1995.
Chủ nhà là Hợi: chọn tuổi Nam xông nhà: Mậu Tý 1948-Nhâm thìn 1952-Mậu tuất 1958-Canh Tý 1960-Mậu Ngọ 1978-Nhâm tuất 1982-Mậu Thìn 1988.
Chọn nữ xông nhà: Mậu Tý 1948-Nhâm thìn 1952-Mậu tuất 1958-Canh Tý 1960-Nhâm tý 1972-Mậu Ngọ 1978-Nhâm tuất 1982-Mậu Thìn 1988
Việc xuất hành đầu năm mới đã trở thành phong tục lâu đời với mong muốn một năm mới làm ăn phát đạt và gặp nhiều may mắn. Tuy nhiên, trong những ngày tháng tiếp theo, khi có những chuyến đi xa hoặc quan trọng, mọi người cũng thường chú ý chọn ngày giờ tốt để xuất hành. Năm 2010 có 78 ngày tốt cho lễ xuất hành.

Tháng 1: ngày 3, 8, 14, 22

Tháng 2: ngày 7, 13, 16, 19

Tháng 3: ngày 13, 18, 25, 30

Tháng 4: ngày 10, 12, 17, 23, 24, 26

Tháng 5: ngày 8, 11, 14, 16, 18, 20, 23, 24, 26, 29, 30

Tháng 6: ngày 1, 8, 11, 15, 18, 23, 26, 29, 30

Tháng 7: ngày 15, 16, 22, 27, 28

Tháng 8: ngày 1, 9, 12, 14, 16, 24, 25, 30

Tháng 9: ngày 5, 7, 9, 12, 15, 20, 21, 24, 27

Tháng 10: ngày 2, 3, 6, 11, 20, 23, 25, 27, 28

Tháng 11: ngày 6, 21, 25, 28

Tháng 12: ngày 4, 6, 11, 17, 29

Chọn ngày tốt năm 2010 cho lễ khai trương

Tháng 1: ngày 3, 4, 28

Tháng 2: ngày 4, 7, 19

Tháng 3: ngày 8, 18, 20

Tháng 4: ngày 1, 8, 10, 14, 16, 26

Tháng 5: ngày 8, 11, 15, 23, 27, 29

Tháng 6: ngày 1, 9, 15, 26

Tháng 7: ngày 3, 8, 15, 16, 18, 22, 24, 27, 28, 30

Tháng 8: ngày 2, 3, 9, 10, 12

Tháng 9: ngày 9, 12, 15, 24, 27, 28

Tháng 10: ngày 6, 7, 11, 23, 25, 29

Tháng 11: ngày 6, 17, 28

Tháng 12: ngày 6, 18, 29, 30

Ngày tốt năm 2010 để khởi công, động thổ

Tháng 1: ngày 16, 19, 28, 31

Tháng 2: ngày 4, 6, 7, 13, 16

Tháng 3: ngày 10, 13, 16, 17, 25

Tháng 4: ngày 4, 8, 10, 13, 16

Tháng 5: ngày 2, 11, 12, 14, 15, 20, 23, 26, 27, 30

Tháng 6: ngày 1, 5, 9, 11, 18, 21, 24, 26, 29, 30

Tháng 7: ngày 3, 6, 13, 15, 16, 18, 24, 27, 28

Tháng 8: ngày 2, 5, 10, 12, 22, 24, 25, 30

Tháng 9: ngày 6, 9, 12, 24, 25, 27, 28

Tháng 10: ngày 3, 6, 20, 23, 25

Tháng 11: ngày 13, 25, 26, 28

Tháng 12: ngày 4, 6, 9, 14, 21, 23, 27

Chọn ngày tốt năm 2010 cho lễ nhập trạch
Lễ nhập trạch (lễ dọn vào nhà mới, có thể là nhà tự xây cất hoặc ngôi nhà mới mua) là một nghi lễ quan trọng trong nghi lễ cổ truyền của người Việt. Năm 2010 có 67 ngày tốt cho lễ nhập trạch.

Tháng 1: ngày 3, 8, 16, 19, 28

Tháng 2: ngày 4, 11, 16

Tháng 3: ngày 10, 16, 22, 25

Tháng 4: ngày 4, 13, 29

Tháng 5: ngày 8, 11, 12, 14, 16, 18, 23, 26, 30

Tháng 6: ngày 1, 11, 15, 18, 23, 26, 29, 30

Tháng 7: ngày 9, 15, 16, 18, 24, 27, 28

Tháng 8: ngày 2, 5, 9, 13, 16, 22

Tháng 9: ngày 9, 15, 24, 27, 28

Tháng 10: ngày 6, 11, 13, 20, 23

Tháng 11: ngày 6, 13, 22, 25, 28

Tháng 12: ngày 4, 6, 8, 9, 11, 21, 29

Chọn ngày tốt năm 2010 cho lễ kết hôn

Tháng 1: ngày 3, 6, 8, 19, 22, 24, 31

Tháng 2: ngày 4, 7, 16, 23

Tháng 3: ngày 6, 10, 16, 22, 25, 27, 30

Tháng 4: ngày 2, 4, 10, 12, 17, 23, 26

Tháng 5: ngày 8, 11, 12, 14, 16, 18, 20, 23, 26, 29, 30

Tháng 6: ngày 5, 8, 11, 15, 16, 20, 23, 26, 29

Tháng 7: ngày 9, 11, 15, 16, 18, 21, 22, 27, 28

Tháng 8: ngày 2, 3, 9, 12, 13, 14, 22, 24, 25

Tháng 9: ngày 5, 12, 15, 17, 24, 27, 29

Tháng 10: ngày 3, 6, 11, 13, 20, 23, 27

Tháng 11: ngày 3, 5, 6. 8, 14, 22, 25, 28

Tháng 12: ngày 4, 6, 9, 17, 21, 29


Những ngày xấu cần tránh

1. Nguyệt kỵ

Ngày 5, 14, 23 các tháng âm lịch.

2. Tam nương

Ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27 các tháng âm lịch.

3. Nguyệt tận (ngày hối)

Ngày cuối của các tháng âm lịch.

4. Tứ ly

1 ngày trước tiết Xuân phân, Thu phân, Hạ chí, Đông chí.

5. Tứ tuyệt

1 ngày trước tiết Lập xuân, Lập hạ, Lâp thu, Lập đông.

6. Kim thần thất sát

- Năm Giáp, Kỷ: ngày Ngọ, Mùi.

- Năm Ất, Canh: ngày Thìn, Tỵ.

- Năm Bính, Tân: ngày Tý, Sửu, Dần, Mão.

- Năm Đinh Nhâm: ngày Tuất, Hợi.

- Năm Mậu, Quý: ngày Thân, Dậu.
Ai chê mặc kệ, cứ làm thơ
Nhân gian hay bảo ta dại khờ
Chỉ vì chữ " xỉn " mà nông nỗi
Đời chẵng có "say" sao có thơ ?
www.deltapy.com.vn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (10 bài viết)
[1]