Trang trong tổng số 2 trang (18 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]

Ảnh đại diện

NanLan

Anh chỉ bảo thế này thì có mà dốt và cẩu thả như NL chắc cũng giỏi lên đấy. Em sẽ cố gắng chụp và đưa lên đây để anh đánh giá hộ nhé. Thanks FL
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cafe_coc

Topic mở ra hay... bài viết có giá trị... Hay!...
Sự thế nhược đại mộng
Hồ vi lao kỳ sinh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Baba Yaga

Cảm ơn fla! Lần đầu tiên TN mới biết những điều cơ bản này đấy,chẳng có ai chỉ chỉ dẫn cả mình toàn chụp theo cảm tính thôi
Trong một thoáng cổng thần tiên vừa khép
Phù thủy già trong dáng vóc Thiên Nga
Úmbala...bala
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

Tỷ mỷ tý nữa về kỹ thuật chụp ảnh nhá. Dù là chụp bằng phim hay kỹ thuật số thì phần CƠ BẢN vẫn là CHUNG

I. Exposure (thể hiện ánh sáng)
Bản chất của chụp ảnh là sự phơi sáng. Máy ảnh là một hộp tối.
Khi bấm nút chụp ảnh, một cánh cửa được mở ra cho ánh sáng bên ngoài đi vào qua ống kính.
Ánh sáng tác dụng vào film (hay sensor đối với máy digital ) để tạo ra hình ảnh.
Một bức ảnh ta có thể tạm chia làm hai phần : độ sáng và sự cân đối ánh sáng.
Ta hãy hình dung film là một vật thu sáng.
Và độ sáng của bức ảnh quyết định bởi lượng ánh sáng mà film thu được. Khi lượng ánh sáng vào quá nhiều thì ảnh sẽ trắng xóa còn không đủ thì ảnh sẽ bị tối.
Một bức ảnh có độ sáng đúng với đối tượng được chụp gọi là đúng sáng.
Ngoài yếu tố độ sáng ra, sự cân đối ánh sáng khác nhau sẽ tạo ra những bức ảnh hoàn toàn khác nhau với cùng một độ sáng.
Lượng ánh sáng film thu được gọi là Ev ( Expoure value) . Chúng ta sẽ quay lại phần Ev này sau.

1.Những yếu tố ảnh hưởng đến độ sáng của ảnh.

a. Apeture (Độ mở ống kính)

Độ mở ống kính là phần điều chỉnh cường độ ánh sáng đi qua ống kính. Chúng ta có thể hiểu phần này như là khả năng cho ánh sáng đi qua của ống kính.
Cấu tạo bộ phận này bao gồm những lá mỏng ghép lại tạo ra khe hở dạng hình tròn có thể điều chỉnh được.
Tương ứng với các độ mở ống kính ta có dãy trị số tiêu chuẩn 1 , 1.4 , 2 , 2.8 , 4 , 5.6 , 8 , 11 , 16 , 32 … các trị số này gọi là F-stop hay Khẩu độ.
Tại mỗi F-stop ta có đường kính lỗ mở d tương đương f/1, f/1.4 , f/2 f/2.8 … và f chính là độ dài tiêu cự ống kính.
Như vậy ta có thể thấy Khẩu độ càng lớn thì đường kính d càng nhỏ và ánh sáng đi qua ống kính càng ít.
Và thêm một điều nữa là cùng một đường kính lỗ mở d nếu độ dài tiêu cự ống kính càng dài thì khẩu độ càng lớn.


http://www.vnphoto.net/data/p13/18_aperture1_1035.jpg


http://www.vnphoto.net/data/p10/18_aperture_3d1_1808.jpg



* Các bạn thường hay thắc mắc tại sao dãy trị số F-stop không phải là 1 ,2 ,3… mà là dãy bội số của căn bậc hai của 2.
Trong kỹ thuật chụp ảnh, người ta chọn tiêu chuẩn điều chỉnh độ sáng với một khoảng cách là gấp đôi.
Bạn có thể hiểu là khi bạn mở ống kính thêm một khẩu độ có nghĩa là lượng ánh sáng thu được sẽ tăng gấp hai lần.
Muốn như thế diện tích lỗ mở phải tăng gấp đôi tương đương với đường kính tăng lên 1.4 lần.
Đó là lý do tại sao ta có dãy trị số trên.


b. Shutter Speed (Thời chụp hay tốc độ)


http://www.vnphoto.net/data/p15/18_shutter_close1_8474.jpg



Ngoài việc điều chỉnh cường độ ánh sáng đi qua ống kính ta còn có thể điều chỉnh thời gian cho ánh sáng đi vào để thay đổi độ sáng của ảnh chụp.
Yếu tố này gọi là thời chụp hay tốc độ chụp. Đơn vị tính là giây.
Thời gian này chính là thời gian màn trập trong máy mở ra để cho ánh sáng đi vào.
Thời gian này càng lâu (tốc độ chậm) thì lượng ánh sáng đi vào càng nhiều và ngược lại, thời gian này càng ngắn (tốc độ nhanh) thì lượng sáng đi vào sẽ ít đi.
Cũng như phần độ mở ống kính, theo tiêu chuẩn thì khi tăng một nấc thời gian chụp thì lượng ánh sáng đi vào gấp đôi.
Tốc độ chụp nhanh hơn 1s có 1/2 , 1/4 , ….1/125, 1/250….Còn lâu hơn 1s là 2, 4, 8 , 16s….
Ngoài ra còn có ký hiệu B : màn chập mở cho đến khi buông tay bấm nút chụp.
Ký hiệu T : màn chập mở cho đến khi bấm nút chụp lần nữa.


c. Film speed (độ nhạy sáng của film)

http://www.vnphoto.net/data/p15/18_film_5948.jpg




Yếu tố này thể hiện khả năng hấp thụ ánh sáng của film.
Có nhiều loại film khác nhau. Tuy nhiên hiện thông dụng nhất vẫn là film màu âm bản .
Loại film này dễ chụp hơn so với các loại khác nên thích hợp cho các bạn mới bắt đầu.
Trên mỗi cuộn Film bạn sẽ thấy ghi độ nhạy sáng là 50 , 100 hay 200 ASA…
Film 100ASA tốc độ thu sáng gấp đôi so với 50ASA và bằng một nửa so với 200ASA.
Film có độ nhạy sáng càng cao thì hình ảnh  độ mịn hạt càng kém.


Phần tiếp ta sẽ nói đến sự kết hợp ba yếu tố ảnh hưởng đến ánh sáng khi chụp ảnh trên đây.
Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Dũng

Mẹo chụp Macro bằng máy ảnh du lịch


Hầu hết máy ảnh compact hiện nay đều có tính năng chụp Macro, thậm chí có chiếc còn hỗ trợ chụp gần tới 1 cm. Chỉ cần lưu ý một chút, người dùng máy ảnh du lịch vẫn có thể có được những bức ảnh cận cảnh không thua kém gì khi chụp với máy chuyên.

Nhiếp ảnh gia nổi tiếng thế giới với những bức ảnh chụp cảnh chiến sự Robert Capa từng nói: "Nếu ảnh của anh chưa đẹp, nghĩa là anh chưa đứng đủ gần". Chân lý này đặc biệt đúng với những bức ảnh chụp cận cảnh Macro.

Thông thường, hoa, lá, côn trùng, động vật... chính là những vật thể lý tưởng nhất cho những bức ảnh chụp Macro. Tuy nhiên, những vật dụng hàng ngày như một túi kẹo ngọt hay một tách cà phê cũng có thể mang đến cho bạn nhiều cảm hứng bấm máy.

Nghe qua, nhiều người sẽ nghĩ rằng chụp Macro thật đơn giản, bởi chỉ cần đưa ống kính lại gần vật thể hơn là được, nhưng trên thực tế, rất nhiều yếu tố có thể làm hỏng bức ảnh cận cảnh của bạn. Để đảm bảo chất lượng cho những bức ảnh chụp ở chế độ Macro, người chụp nên lưu tâm đến một số mẹo nhỏ sau.

1. Kiểm tra tiêu cự
http://sohoa.vnexpress.net/Files/Subject/3B/9A/F4/56/1.jpg

Nếu đưa ống kính lại gần vật thể quá, máy có thể không lấy nét được.


Một bức ảnh chụp cận cảnh đẹp phải đáp ứng được những đòi hỏi về độ sắc nét và chi tiết, để có thể làm nổi bật lên những góc cạnh, những yếu tố làm nên vẻ đẹp của vật thể. Vì vậy, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng chiếc máy ảnh của mình để nắm được khoảng cách đo tiêu cự tối thiểu của ống kính trong chế độ chụp Macro.

Một số máy ảnh du lịch hiện nay cũng có tính năng cảnh báo cho người dùng biết nếu máy không thể lấy nét vào vật thể do khoảng cách quá gần. Tốt nhất, sau khi chụp xong, hãy kiểm tra lại ảnh trong chế độ Playback, bằng cách zoom vào những khu vực lấy nét để xem các chi tiết có rõ ràng và sắc nét hay không.

2. Nín thở
http://sohoa.vnexpress.net/Files/Subject/3B/9A/F4/56/2.jpg

Chỉ cần một cơn gió, hoa lá sẽ rung rinh, có thể khiến bức ảnh bị mờ.


Nếu chụp trong studio hay trong nhà thì không nói làm gì, nhưng nếu chụp ngoài trời, với những vật thể thiên nhiên như cỏ cây, hoa lá, thì một cơn gió mạnh hay thậm chí là hơi thở mạnh của chính bạn có thể làm cho vật thể bị lung lay, khiến cho bức ảnh bị mờ. Vì vậy, để có được một bức ảnh đẹp, hãy che chắn cẩn thận xung quanh vật thể để ngăn ngừa tác động của gió, đồng thời bản thân bạn cũng nên "nhẹ nhàng" hơn trong từng hơi thở.

3. Sử dụng đèn flash
http://sohoa.vnexpress.net/Files/Subject/3B/9A/F4/56/3.jpg

Dùng đèn flash có thể mang lại những hiệu ứng ánh sáng mới lạ cho bức ảnh.


Thất thường là "bệnh" của thời tiết. Có thể trời đang trong xanh, nắng đẹp, nhưng đến đúng lúc bạn giơ máy lên chuẩn bị chụp thì mây đen lại ùn ùn kéo đến. Vì vậy, để cho chắc ăn, đồng thời cũng là để mang lại những hiệu ứng đẹp hơn cho bức ảnh, hãy kích hoạt đèn flash, chụp, kiểm tra lại rồi điều chỉnh các thông số như bù trừ sáng để ảnh trông mượt mà hơn. Nếu không, hãy cố gắng chờ đến lúc điều kiện thời tiết thuận lợi để chụp, bởi các hiệu ứng ánh sáng tự nhiên bao giờ cũng đẹp hơn những hiệu ứng kỹ thuật.

4. Dọn dẹp không gian xung quanh
http://sohoa.vnexpress.net/Files/Subject/3B/9A/F4/56/4.jpg

Quá nhiều vật thể ở tiền cảnh và hậu cảnh có thể khiến máy lấy nét sai.


Hãy cố gắng dọn dẹp tiền cảnh và hậu cảnh cho gọn gàng, bởi lẽ chúng có thể khiến máy nhầm lẫn trong khâu lấy nét. Mắt người thường bị hấp dẫn bởi những màu sắc tươi sáng, tự nhiên, vì vậy hãy thay đổi góc chụp hoặc loại bỏ bớt các vật thể xung quanh để bức ảnh chụp lên trông gọn gàng, sạch sẽ hơn.

5. Chỉnh ISO thấp, sử dụng chân máy
http://sohoa.vnexpress.net/Files/Subject/3B/9A/F4/56/5.jpg

Dùng tripod và hẹn giờ chụp, đảm bảo máy sẽ không bị rung.


Bên cạnh việc giảm thiểu sự có mặt của những vật thể, chi tiết không liên quan, bạn cũng nên tránh cho máy sản sinh ra lượng ảnh giả kỹ thuật số, bằng cách chỉnh độ nhạy sáng ở mức thấp nhất, đồng thời sử dụng chân máy (tripod) để đảm bảo máy không bị rung trong khi chụp. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng chế độ chụp hẹn giờ, để tránh những tác động gây ra do tay người chụp.

(Sưu tầm)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Eros_Destiny

Hic.. hèn chi mình hông dám cầm chiếc máy ảnh .. chụp ! Nhiều kỹ thuật thế này cơ mà :((. Hè này đi học 1 khoá ... ở Thi Viện thật kỹ mới được :D Cảm ơn anh Flamingo và anh Nguyễn Dũng về bài viết có ích này nhé !

"Hạnh phúc là khi ta :
Có một việc gì đó để làm
có ai đó để yêu
và đôi điều hy vọng.."

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Dũng

10 lý do nên tắt chế độ lấy nét tự động

 
Căn nét tự động (AF) khá hiệu quả nhưng nhiều khi chế độ này trả về những bức ảnh lấy nét sai vị trí hoặc phải điều chỉnh ống kính rất lâu.
Trước đây không lâu, câu chuyện về một chiếc máy ảnh có thể tự động lấy nét nghe có vẻ rất viễn tưởng. Làm sao người ta có thể tạo ra một loại máy móc đủ thông minh để biết chính xác chúng ta cần lấy nét vào đâu và vào lúc nào cơ chứ?
Vậy mà giờ đây câu chuyện viễn tưởng của ngày đó đã hoàn toàn trở thành sự thật, nếu không muốn nói là một sự thật rất phổ thông, khi mà gần như tất cả các loại máy ảnh trên thị trường hiện nay đều có chế độ chụp lấy nét tự động (AF). Tất nhiên, nó hoạt động khá hiệu quả. Nhưng cũng tất nhiên, sự hiệu quả đó không đồng nghĩa với hoàn hảo. Không hiếm khi khi chế độ này trả về cho bạn một bức ảnh bị lấy nét sai vị trí, hoặc ống kính (len) của máy phải điều chỉnh rất lâu trước khi quyết định được điểm tập trung (focus). Đôi khi, bạn còn không thể chụp được ảnh. Và điều đó quả là không dễ chịu chút nào.
Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn 10 tình huống mà bạn nên vui vẻ với việc tắt chế độ chụp AF và trở về với chế độ không bao giờ lỗi thời, lấy nét bằng tay.

1. Trong điều kiện thiếu sáng
Trong điều kiện thiếu sáng, độ tương phản cũng sẽ kém. Trong khi đó, chế độ chụp AF lại dựa vào ánh sáng và độ tương phản để chọn điểm lấy nét. Thường thì máy của bạn sẽ có tích hợp đèn flash hỗ trợ. Tuy vậy, trong rất nhiều trường hợp đèn flash cũng không có ích gì cho bạn, như trong bức ảnh ở đầu bài viết này chẳng hạn.
Mặc dù trông bức hình này có vẻ khá sáng, trên thực tế, ánh sáng khá yếu, và người chụp đã phải để phơi sáng trong 30 giây.
http://www.vinacamera.com/uploads/2010/afoff_01.jpg


2. Khi độ tương phản không đủ lớn
Nếu bạn để AF và hướng máy về một đối tượng chụp như là một bức tường trơn 1 màu chẳng hạn, máy sẽ khó mà tìm được điểm lấy nét, cho dù điều kiện ánh sáng có tốt tới đâu. Bạn có thể ngắm tạm thời vào một đối tượng nào đó chi tiết hơn, rồi bấm canh nét (half-press) để kích hoạt chết độ AF và chốt điểm lấy nét, rồi quay lại với góc chụp ban đầu. Hoặc đơn giản hơn là chọn chế độ lấy nét bằng tay.

3. Chụp ảnh hoang dã
Hầu hết các động vật đều có thính giác rất tốt, và cho dù chế độ AF của bạn hoạt động có tốt đến đâu, nó vẫn phát ra khá nhiều âm thanh. Dù chỉ là một tiếng xoáy rất khẽ của ống kính cũng có thể làm đối tượng của bạn bỏ chạy. Vì vậy, tốt nhất là nên tắt AF khi bạn muốn có những tấm ảnh hoang dã thật tự nhiên và đẹp mắt.
http://www.vinacamera.com/uploads/2010/afoff_02.jpg

4. Chụp phong cảnh
Khi chụp phong cảnh, bạn thường muốn mọi vật đều rõ nét, từ mặt đất cho tới những ngọn núi ở rất xa. Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên cố gắng làm tăng vùng ảnh nét DOF, tốt nhất là lấy nét ở khoảng 1/3 độ sâu của ảnh (tại điểm được gọi là ‘hyperfocal distance’ – khoảng vượt tiêu cự). Hãy tắt AF, vì nếu bạn để chế độ này, khi ấn nút chụp, máy sẽ tự lấy nét lại, rất có thể là vào những ngọn núi ở phía xa thay vì tại điểm bạn mong muốn.

5. Khi chụp HDR (Cường điệu màu)
Chụp HDR (High Dynamic Range – sự thể hiện trung thực sắc độ cảnh vật bên ngoài tuân theo yếu tố thị giác) thường đòi hỏi bạn phải chụp nhiều ảnh của cùng một cảnh, với các thiết lập giống hệt nhau trừ độ phơi sáng, sau đó kết hợp chúng bằng các phần mềm hỗ trợ. Việc chọn điểm lấy nét cho từng tấm ảnh rất quan trọng để đảm bảo một kết quả như ý. Nếu bạn bật AF, mỗi lần chụp, có thể máy sẽ lại chọn một điểm lấy nét hơi khác đi.
http://www.vinacamera.com/uploads/2010/afoff_03.jpg

6. Chụp các chuyển động nhanh
Khi bạn chụp hình một đối tượng đang di chuyển nhanh, chế độ AF sẽ khó mà theo kịp với sự thay đổi liên tục về khoảng cách giữa bạn và đối tượng chụp. Ví dụ trong bức ảnh chiếc xe đua mô hình điều khiển từ xa đang chạy này, ban đầu tác giả đã sử dụng chế độ chụp liên tiếp, bật AF.

7. Chụp ảnh qua kính
Thường thì chụp ảnh qua một lớp kính không phải là một ý tưởng hay lắm, nên hãy tránh nó nếu bạn có thể. Tuy nhiên, trong các trường hợp không thể tránh được, như là khi bạn đang ngồi trên máy bay, hoặc bạn muốn chụp hình sinh vật biển trong các khu công viên có bể nuôi. Vấn đề là, chế độ AF đôi khi sẽ lấy nét vào các hình phản chiếu, hoặc tấm kính, thay vì đối tượng bạn muốn. Vậy nên tốt nhất là hãy tắt nó đi.
http://www.vinacamera.com/uploads/2010/afoff_04.jpg

8. Chụp chân dung
Nguyên tắc vàng của việc chụp ảnh chân dung là lấy nét vào đôi mắt của đối tượng. Thêm nữa, bạn sẽ thường chụp với một khẩu độ lớn để xóa phông. Tuy nhiên, nếu chụp với chế độ AF khi bạn để DOF nông như vậy, máy rất có thể sẽ lấy nét tại lông mày của đối tượng, hoặc đầu mũi, và khiến đôi mắt bị nhòe đi thay vì tập trung vào đó như bạn mong muốn

9. Chụp Macro (Phóng đại)
Khi chụp Macro, chế độ AF gặp rất nhiều khó khăn. DOF quá nông và máy sẽ khó mà hiểu được điểm bạn muốn tập trung, ống kính sẽ phải điều chỉnh liên tục. Tốt nhất là bạn hãy tự lựa chọn điều đó bằng chế độ MF.
http://www.vinacamera.com/uploads/2010/afoff_05.jpg

10. Tác nghiệp theo qui tắc một phần ba (Rule of thirds)
Rất nhiều máy ảnh có điểm tự động lấy nét cố định là ngay chính giữa màn hình viewfinder. Điều này có nghĩa là, nếu bạn chụp đối tượng tại điểm mà qui tắc một phần ba khuyên, nó sẽ bị mất nét.
Trong ảnh minh họa, chiếc thuyền nằm ở 1/3 góc ảnh được lấy làm điểm căn nét, vì vậy, nếu máy chỉ căn nét tự động vào điểm giữa khung hình sẽ rất khó áp dụng nguyên tắc một phần 3.
Hiện nay, đa phần máy ảnh chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp KTS đều bố trí nhiều điểm căn nét và ánh sáng nên bạn vẫn có thể bật chế độ căn nét tự động (AF) để căn nét, tuy nhiên việc điều chỉnh điểm căn nét trong khi thao tác chụp cũng mất nhiều công. Ngoài ra, máy KTS cao cấp còn có khóa căn nét (AF Lock) giúp bạn căn nét tại điểm bất kỳ rồi bấm khóa (hoặc để khóa tự động) và lấy lại bố cục ảnh. Tuy nhiên, để làm chủ hoàn toàn quá trình căn nét, việc tắt căn nét tự động (AF Off) sẽ rất hữu dụng.
Tóm lại, chế độ chụp AF quả là một phát minh tuyệt vời, nhưng không phải lúc nào cũng hữu dụng và đúng đắn. Một nhiếp ảnh gia giỏi sẽ luôn biết khi nào nên tự thiết lập cho máy ảnh của mình để tác nghiệp trong những tình huống có phần thử thách. Hy vọng bài viết này sẽ phần nào giúp các bạn làm được điều ấy!

Phi Nhung (tổng hợp)
Theo: Anhso.net / ICTnews.vn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

bát nhị thanh thanh

NanLan đã viết:
Chụp ảnh mà cũng rườm rà thế ạ. Em cứ đưa máy là bấm, nên nhiều khi ảnh được góc nọ mất góc kia. Từ nay có chút kiến thức cơ bản của Flamingo trang bị em sẽ cố gắng học hỏi xem có tiến bộ được chút nào không?  Có ai lại trong một card có đến vài trăm chiếc ảnh mà không chiếc nào nhìn được. Rõ chán.

Cám ơn anh Flamigo!
Theo như lý thuyết thì cứng nhắc và bức ảnh ko có hồn , nắm cái căn bản để sáng tác thôi bác ạ, nếu cứ quy tắc thì ko có tài năng về nhiếp ảnh cả, tại sao một bức tranh chép lại khác xa một trời một vực với bức tranh sáng tác, một bức ảnh nghệ thuật cần phải phá cách và có ý tưởng, và sau đó là mang lại giá trị nhân văn, bức ảnh mà theo đúng chuẩn mực quy tắc thì ko khác gì lắm với bản vẻ kỷ thuật. trông nghệ thuật gọi đó là phá cách, phá vở bố cục...hay phá thế. đó là ý kiến riêng của mình.
mưa lúc nào, mát mặt lúc đó
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 2 trang (18 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]