Trang trong tổng số 7 trang (67 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

“Nếu chọn sai lối, tôi đã sa vào địa ngục”

* HIỀN HÒA phỏng vấn




Khi các bản sonate của nhà soạn nhạc Nguyễn Văn Quỳ được trình diễn ở Pháp, có người ví ông như Beethoven của Việt Nam; cũng có khảo sát nhỏ cho biết ông gần như là người đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam viết đến chín bản sonate. Tuy nhiên, trong câu chuyện mà ông dành cho độc giả Sài Gòn Tiếp Thị, sau nhiều năm tay run không thể chơi dương cầm hay viết lách, ông hé lộ lý do vì sao những người ở hoàn cảnh như ông chỉ có hai lối rẽ: chọn đúng, sẽ đứng lên thành người, chọn sai, sa đoạ và đi vào địa ngục.

http://sgtt.com.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=104718
Minh họa của Hoàng Tường



Sonate là chọn con đường độc đạo

Hẳn nhiên đây là một câu hỏi cũ và có thể nhàm chán, nhưng với một câu chuyện mới, độc giả vẫn muốn biết tại sao ông lại chọn sonate để sáng tác khi tuổi đã chín muồi, mà không tiếp tục với các thể loại khác, ví dụ như ca khúc?

Nói ra những điều sau đây, không phải ai cũng cảm thông được, vì không khéo người ta nói mình quá đề cao nhạc không lời, trong khi thực tế thì nhạc không lời xứng đáng được như thế. Nhận thức thế giới, nghệ thuật có một vài điểm căn bản giống nhau, nhạc không lời cũng không ngoại lệ, nhưng cũng có nhiều khác biệt, vì nó quá trừu tượng, không được thiên nhiên cung cấp cho người sáng tác (và cả người nghe) cái gì sẵn có cả. Theo cảm nhận của tôi, sonate có khả năng giúp người ta đi vào sâu trong bản năng và tư duy trừu tượng, bất chấp sự can thiệp của lý trí, giúp ta nhìn thấy được tâm hồn của người khác. Thính giả, đa phần không thể thấy được tâm sự của tôi ở ngoài đời, nhưng khi nghe nhạc thì lại thấy nó qua những khung cảnh trừu tượng của âm thanh.

Tôi từng viết hợp xướng, dạ khúc và một số ca khúc còn được thính giả nhắc đến như Nhớ trăng huyền xưa, Dạ khúc, Bóng chiều, Chiều cô thôn… nhưng đến một ngày, tôi biết mình không thể cứ chạy theo cái tư duy cụ thể – diễn ý và tuyên truyền, mà nên quay lại với tư duy trừu tượng, nó thật là mình hơn. Đây là nhu cầu tự thân, và tôi thấy mình phù hợp với sonate, dù biết rằng chọn sonate là chọn con đường độc đạo và khó khăn, vì ở mình gần như chưa có tiền lệ thành công.

Cũng cần nói thêm, từ nhỏ tôi đã rất yêu âm nhạc, bố tôi là một nghệ nhân chơi đàn bầu rất hay, rành nhiều bài nhạc cổ của Đông Á; ông lại cho tôi học trường dòng, sớm được đứng vào dàn đồng ca, được ngồi vào dương cầm, được nghe vĩ cầm… Ký ức âm nhạc ấu thơ của tôi là một cuộc hoà trộn giữa các bậc thầy Áo, Đức… với âm nhạc tinh tuý của Việt Nam và Đông phương.

Cả chín bản sonate ông đều viết cho việc phối diễn giữa vĩ cầm và dương cầm, nhưng xin hỏi vì sao lại không thấy một cây vĩ cầm nào trong nhà ông?

Đúng vậy, trong nhà tôi chẳng có một cây vĩ cầm nào, dù khi còn bé, tôi có được học trong một thời gian ngắn. Với tôi, vĩ cầm là “vua” của các nhạc cụ, không phải vì nó sâu lắng nhất, xót xa nhất và thanh âm cao nhất, mà vì luôn diễn xuất sâu sắc nội tâm và tư tưởng của con người. Khi ngồi vào viết sonate, tôi chỉ có phím dương cầm kế bên, còn tất cả chỉ là hình dung và tưởng tượng, nhất là với thế giới trừu tượng của kỹ thuật vĩ cầm, tôi nhắm mắt lại rồi phiêu du theo cảm tưởng.

Kể thêm một chút về hoàn cảnh cũng chẳng để làm gì, nhưng thực sự lúc nhỏ tôi quá nghèo, năm tuổi mẹ mất, 13 tuổi bố mất, sống một đời mồ côi, làm gì có điều kiện học vĩ cầm hay âm nhạc cho tử tế. Ở đời thiếu cái gì cũng khổ hoặc sẽ làm người ta chết, thiếu thốn tình cảm tuy khó làm người ta chết, nhưng là một thiếu thốn kinh khủng lắm. Tôi nay 85 tuổi rồi, nhìn lại đời mình, tôi nghiệm ra một sự thật phũ phàng rằng: ở hoàn cảnh đơn côi của tôi lúc đó, chỉ có hai chọn lựa, mà chỉ cần chọn sai lối rẽ, tôi đã đi vào địa ngục. Tuy nhiên, tôi không muốn đi vào đó, nên đã cố gắng để đứng dậy thành người, thật chẳng dễ dàng gì.

Nghe câu chuyện ấu thời cơ cực nhưng đầy quyết tâm của ông, trong một giọng nói nhẹ nhàng, thư thái, thân hình ông thì mảnh khảnh… độc giả thật khó đoán biết ông thuộc tính cách nào. Nếu tự mô tả tính cách của mình, ông sẽ nói thế nào?

Mấy chục năm đứng trên bục giảng ở trường cao đẳng Sư phạm âm nhạc Hà Nội, có học trò và đồng nghiệp làm chứng, tôi không bao giờ thích la hét, chửi thề hay văng tục. Tử vi chấm tôi thuộc “Khốc hư Tí Ngọ”, nghĩa là người có chí phấn đấu cao, lời nói đanh thép, có uy, lúc trẻ thăng trầm bôn ba, cần gặp Hoá quyền mới khả dĩ xuất thế xưng hùng. Nhìn lại, tôi thấy mình cũng đúng là “anh hùng vô địch” thật, không phải ở chuyện đánh nhau hay làm cách mạng, mà là ở chỗ thích làm những việc khó.

Tôi thuộc típ người nhẹ nhàng và lý trí, ấy là một nhận xét không chỉ đúng với con người, mà đúng với cả tác phẩm. Tất cả các sonate của tôi đều thể hiện điều này qua cấu trúc của nó: chương một – tình cảm, chương hai – sự trong sáng, chương ba – trí tuệ. Theo như nhân sinh quan của tôi, con người cần nhất là những tình cảm tốt đẹp, sự trong sáng ở tâm hồn, thì mới mong làm chủ được trí tuệ và giúp ích được cho bản thân, cộng đồng. Khi xuất phát điểm là tình cảm mà vẩn đục, thủ đoạn, ô uế… thì trí tuệ, hành động kéo theo sẽ chẳng thể nào thanh cao, vị tha.

Nhìn vào nhạc cụ, nếu dương cầm diễn đạt xuất sắc về trí tuệ, thì vĩ cầm lại xuất sắc trong việc diễn tả các cung bậc của tâm hồn, nhất là sự trong sáng. Trong dàn nhạc, tôi không chịu được tiếng kèn đồng, tiếng trống hay tiếng phèng phèng…, chúng quá inh ỏi, nhất là những khi ngồi một mình, nghe nó khiến ta giật mình, bất an và không tự tại. Tôi chỉ thích những nét nhạc đẹp, da diết; không khí âm nhạc thì nhẹ nhàng, sâu lắng.

Âm nhạc là triết lý của triết lý

Có nhà trình tấu nhận xét sonate của Nguyễn Văn Quỳ quá khó vì những dấu khoá bất thường, đầy biến âm, nhiều khi bốn – năm biến âm theo nhau; đó là chưa nói ông quá nhuyễn trong cách dùng kỹ thuật âm nhạc Tây phương để diễn tả hồn thơ và tình tự dân tộc. Ông có nghĩ đây là cách trở khiến các nghệ sĩ trình tấu Việt ngại tiếp cận, trong khi các nghệ sĩ trình tấu quốc tế lại thích thú vì được thử thách?

Tôi thuộc típ người nghĩ nhiều nhưng viết nhanh, bản sonate đầu tiên hoàn tất năm 1964, nghĩa là đã rất lâu rồi tôi ít còn nghĩ tới chuyện nó có được trình tấu hay không. Cũng trên cây đàn dương cầm này, khoảng nửa thế kỷ qua, các sonate còn lại cũng được hoàn tất, trong các thời điểm khác nhau, không cái nào giống cái nào, nhưng căn bản tôi viết là để cho mình. Với tất cả những ai có quan tâm đến sonate của tôi nói riêng và sonate nói chung, tôi đều hàm ơn, vì âm nhạc thời nào cũng cần sự phong phú, đa dạng, chứ chỉ ca khúc không thôi thì uổng quá.

Còn để trả lời câu hỏi của bạn và nhận xét của các đồng nghiệp, tôi nghĩ thật không tiện khi phải nói về âm nhạc của mình, dù với công việc của một giảng viên, tôi có thể dễ dàng nói ra điều đó. Beethoven từng nói: “Âm nhạc là triết lý của triết lý” – tôi thích câu nói đó.

Tuy nhiên, nhiều khi chợt nghĩ đến tương lai của sonate Việt, tôi thấy chạnh lòng, chẳng khởi đầu và chẳng kế tục, nói kiểu gì cũng khó. “Biết ra sao ngày mai” là một câu hỏi không chỉ với sonate Việt, mà còn cả với nhạc không lời, tuy nhiên cá nhân thì chẳng làm được gì, phân bua, than vãn chỉ thêm mỏi cổ, mệt thân!

Chín bản sonate nhưng chưa có bản nào được thu âm như ý, đúng bài bản, chứ đừng nói tới chuyện ra thị trường. Trong những năm cuối đời, ông có định làm gì cho chúng không?

Cũng có người hỏi tôi có muốn viết thêm hay sửa chữa gì không? Tôi nghĩ với người Việt, con số 9 đã là viên mãn; còn sửa chữa, nhiều khi cũng muốn, vì có vài chỗ bản thân thấy chưa như ý, nhưng rồi thời gian qua nhanh quá, bây giờ chẳng còn đủ sức để ngồi vào đàn làm việc. Thôi thì cứ để tuỳ duyên đưa đẩy, cả đời chẳng mong cầu gì, cuối đời bon chen thêm, cũng kỳ.

Tuy nói vậy, nhưng nếu nhìn lại đời mình, ông có hối tiếc điều gì không?

Nếu bạn có dịp đọc những bài thơ tiếng Pháp và tiếng Việt của tôi, sẽ thấy tôi là người lạc quan và luôn biết hài lòng với hoàn cảnh của mình. Nhà tôi rộng chừng 50m2 với năm con người ở trong đó, mấy chục năm rồi vẫn vậy, nhưng tôi thấy nó ngày một rộng hơn, vì con cháu ra riêng, đất mẹ thì liền kề. Khi ta ra đi rồi, cái gì cũng rộng rãi hết, vậy khi sống, bi luỵ hay oán hờn làm gì. Có thể khẳng định thế này: tôi hoàn toàn hài lòng với hoàn cảnh của mình, những đau khổ, thiếu thốn, bị chèn ép, sự khinh khi… đã giúp tôi vươn lên trong ý thức và tâm hồn mình. Định mệnh đã sắp bày như thế, tránh né để làm gì.

Nhà soạn nhạc Nguyễn Văn Quỳ sinh năm 1925 tại Hà Nội, hiện sống ở thủ đô. Ông tốt nghiệp hoà âm hệ cao đẳng hàm thụ tại Paris năm 1954 (trường cao đẳng Tổng hợp hàm thụ Paris). Ông từng nhận của hội Nhạc sĩ Việt Nam hai giải nhì cho Sonate số 4 năm 1995, Sonate số 8 năm 2005. Năm 2009, ông nhận giải thưởng Patrimoenia 2009 (Văn hoá di sản 2009) về lĩnh vực âm nhạc – giải này tôn vinh những đóng góp về bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá để lại cho đời sau – thuộc quỹ Patrimoenia and Gestion SA (Sản nghiệp để lại và gìn giữ) có trụ sở tại Geneve, Thuỵ Sĩ.

Xanh

Tôi vẫn thế
và thấy đời vẫn thế
ngày xanh như chẳng hề
phai đi.
Và tình tôi thì
vẫn còn xanh mãi
cùng nhành cây,
ngọn cỏ… cứ xanh hoài.
Thu có về
rồi thu cũng qua đi
lá úa vàng
thì lá non thay thế
Cỏ xanh rờn, xanh tới tận chân mây,
Xanh của đất trời, xanh của cỏ cây.
Sóng lòng tôi dào dạt một màu xanh
Thật hiền hoà nhưng cũng rất mỏng manh
Sóng tan vỡ
những mảnh lòng tan vỡ,
Thời gian ơi! Xin đừng nỡ
Thờ ơ!


Hà Nội, 8.1998
Nguyễn Văn Quỳ


http://sgtt.com.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=104720

Isabelle Durin (nghệ sĩ vĩ cầm, dàn nhạc giao hưởng quốc gia Île-de-France (Pháp):

“Tôi nhận ra được những xúc động của tác giả trong âm nhạc, những sự khác biệt trong cấu trúc và giai điệu so với các sáng tác mà tôi từng biểu diễn. Nó có một chất lượng nghệ thuật nhất định nên tôi thực sự muốn chơi (...). Âm nhạc của ông được sáng tác từ những năm cuối thế kỷ 20, nhưng lại theo trường phái ấn tượng vốn thịnh hành ở châu Âu đầu thế kỷ 20. Đó là một điểm đáng chú ý khi đặt nó trong bối cảnh xã hội đương đại quá tốc độ và pha tạp. Bên cạnh đó, ông đã tạo được phong cách – một sự độc đáo và hết sức cá nhân – ý tôi muốn nói âm nhạc là chính con người ông, khác biệt và không bị lẫn giữa đám đông”.

http://sgtt.com.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=104719

GS.TS.NSƯT Ngô Văn Thành (giám đốc học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam):

“Nhà soạn nhạc Nguyễn Văn Quỳ là người tài năng. Các tác phẩm của ông luôn được thể hiện trong một mạch cảm xúc mãnh liệt, tuy được viết theo cấu trúc âm nhạc Tây phương nhưng lại thể hiện một tâm hồn rất Việt Nam bằng ngôn ngữ âm nhạc rất riêng. Trong những tác phẩm đó, có thể thấy những suy nghĩ, tình cảm của ông được thể hiện qua những chủ đề âm nhạc tương phản: lúc dịu êm, sâu lắng, lúc bi kịch, xung đột. Và đó chính là sự thành công trong sáng tác của ông”.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Những người mẹ của bệnh nhân tâm thần



SGTT.VN - Đến bệnh viện Tâm thần TP.HCM, chúng tôi mới thấu hiểu sự hy sinh thầm lặng của những y bác sĩ, những điều dưỡng, hộ lý làm việc ở đây. Chứng kiến những gì họ làm, chúng tôi tự nhủ, chỉ có tình thương thật sự thì họ mới sống, làm việc, giúp đỡ những con người bị gia đình và xã hội xa lánh như thế.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=114091
Bà Trần Thị Cẩm Linh, hộ lý khoa T3 đang ân cần chăm sóc cho bệnh nhân tâm thần tại cơ sở Lê Minh Xuân, TP.HCM.




Giữa trưa nắng, một phụ nữ đang bận rộn chăm sóc từng bệnh nhân tâm thần như chăm sóc từng đứa con ruột thịt của mình. Bà chia cho họ từng bộ quần áo để chuẩn bị đi tắm. Rồi bà cầm vòi nước rưới lên từng bệnh nhân. Đó là những ông già, những người trung niên hay là những thiếu niên, ai nấy đều trần trụi. Trong phòng tắm, thỉnh thoảng vang lên mệnh lệnh: tắm đi, cọ nách, cọ chân, cọ lưng nào…! Những tiếng rên la ồn ào, những tiếng cười vô hồn từ những bệnh nhân nhưng người phụ nữ ấy vẫn làm việc rất chuyên môn, nghiêm túc. Tắm xong, bà lần lượt lau khô từng người, hướng dẫn họ mặc quần áo, y hệt chăm những đứa trẻ lên ba.

Hơn cả chăm con
Người phụ nữ chúng tôi đang nhắc đến là bà Trần Thị Cẩm Linh, hộ lý khoa T3, bệnh viện Tâm thần TP.HCM, làm việc tại cơ sở Lê Minh Xuân. Bà Linh năm nay bước vào tuổi 51, gần 30 năm gắn bó với bệnh nhân tâm thần. Nói về công việc của mình, bà Linh nở nụ cười hiền lành toát lên vẻ ấm áp và nhân hậu: “Làm ở đây bị bệnh nhân đánh bất chợt là chuyện bình thường. Ban đầu thấy bệnh nhân cứ trần truồng đi lại mình mắc cỡ muốn chết. Rồi tôi cũng phải cố bình tĩnh để lên giọng cứng rắn: “Nếu không vào mặc quần sẽ nhốt vào phòng”. Những cảnh như vậy riết rồi cũng quen”. Theo bà Linh, chăm sóc bệnh nhân tâm thần cực lắm, không biết kể sao cho hết. Bệnh này ít khi hết hẳn, lúc tỉnh, lúc mê. Với bệnh nặng thì phải chăm từ A đến Z. Họ như con nít vậy! “Nhiều bệnh nhân đêm ngủ còn đái ỉa ra giường, sáng nào mình cũng lau dọn, giặt giũ rồi tắm rửa cho họ”, bà Linh kể.

Sau khi làm vệ sinh, công việc tiếp theo của hộ lý là xuống bếp đẩy xe cháo lên khoa phân phát cho từng bệnh nhân ăn sáng. Một bệnh nhân không chịu ăn, ngồi co ro vào một xó, bà phải ân cần, dỗ dành, rồi nhẹ nhàng múc từng muỗng cháo đưa lên miệng, trò chuyện, khi nào bệnh nhân ăn xong bà mới đi làm việc tiếp. Tới phiên trực đêm, bà đi một vòng để xịt thuốc trừ muỗi, đến từng giường bệnh xem bệnh nhân có ngủ ngon không, bà nhẹ nhàng kéo chiếc mền đắp che thân cho bệnh nhân đủ ấm. Vậy mà bệnh nhân vẫn cứ đạp mền ra trong tư thế trần trụi. Những lúc rảnh rỗi, bà kiểm tra từng bệnh nhân, xem đầu tóc đã bẩn chưa để gội, móng chân, móng tay đã dài chưa để cắt kẻo bệnh nhân lên cơn sẽ cào cấu nguy hiểm.

Bà Linh tâm sự: “Bệnh nhân tâm thần thường bị gia đình xa lánh, xã hội kỳ thị. Phải có tình thương thực sự thì mới sống cùng họ được…” Bà kể, vào những ngày bệnh nhân nữ có kinh, hộ lý phải theo dõi từng người, phải canh từng giờ để chăm sóc vệ sinh. Do vậy, bắt buộc họ phải nhớ “lịch” của từng bệnh nhân nữ. Rồi bà Linh đi cắt cỏ ở khuôn viên bệnh viện. Thấy bà, các bệnh nhân tỉnh táo chạy đến làm cùng. Một bệnh nhân thủ thỉ: “Má Linh ơi, hôm qua con khó chịu trong người, không biết mình làm gì hết, nghe các anh em trong khoa kể lại, con chửi mắng, la hét, làm tội má lắm, con xin lỗi má!” Bà Linh cười và an ủi: “Không sao đâu, má hiểu con mà!”

Còn điều dưỡng Phạm Thị Chính, khoa T2 nhớ lại tai nạn nghề nghiệp của mình trong cái tết vừa qua: “Buổi chiều, đang đứng chia cơm, bất chợt một bệnh nhân lên cơn, xông vào đấm tới tấp vào mặt mình rồi hét lớn. Thoát ra khỏi trận đòn, chợt thấy một bên mắt đau nhức, bầm lên, sưng quá. Thế là ba ngày tết không dám ra đường”. Theo bà Chính, nhân viên bệnh viện đi đâu, làm gì, cũng phải theo dõi đằng trước, đằng sau, hai bên để phòng bệnh nhân đánh lén mình. Khi bị bệnh nhân chửi, cán bộ không được nói gì mà phải chịu đựng, im lặng; bị bệnh nhân đánh không được phản công.

Người nhà nối nghiệp nhau
Nhắc đến hộ lý Cẩm Linh, BS Đặng Văn Bình, phó giám đốc bệnh viện, cho biết: “Chị ấy xem bệnh viện như ngôi nhà thứ hai của mình. Nhà chị Linh ở gần, chiều về cơm nước cho chồng con xong, chị ấy lại chạy vào bệnh viện xem có cái quần áo nào rách thì vá lại cho bệnh nhân. Chị ấy cho con đi học ngành y rồi thuyết phục con quay lại làm việc cho bệnh viện luôn”.

Nghe lời khen tặng này, bà Linh giải thích: “Mình đã bỏ tâm huyết để chăm sóc từng cây xanh, ngọn cỏ để có bóng mát, chăm sóc từng con người như những người thân yêu của mình thì làm sao có thể bỏ đi đâu được. Con gái mình vì thương mẹ nên đã đồng ý về đây. Cháu làm được mấy tháng rồi, xem ra cũng thương bệnh nhân lắm”.

BS Bình nói như than: “Hai mươi lăm năm nay chúng tôi tuyển bác sĩ mà không được. Có những bác sĩ về làm việc được mấy tháng lại xin chuyển công tác hoặc đi học chuyên tu rồi cũng đi luôn. Hộ lý, điều dưỡng ở đây toàn những người cũ nay đã lớn tuổi, may mắn có thêm một người mới nhưng đều là con em của người cũ”.

Có lẽ vậy mà khi đi một vòng bệnh viện, BS Bình giới thiệu: “Đây là cô Hường vợ của anh Bảo làm ở khoa T4. Đây là anh Dũng chồng của cô Thơm khoa T5. Bé Trang con chị Linh. Chồng chị Linh trước đây là bảo vệ của cơ quan…”. BS Bình cười và nói tiếp: “Cán bộ ở bệnh viện Tâm thần khó lập gia đình vì khi giới thiệu mình làm việc ở bệnh viện Tâm thần không ai dám yêu. Hơn nữa, họ cũng không có thời gian để ra ngoài giao tiếp, nên trong này họ ghép đôi, ghép cặp rồi đến với nhau. Do vậy, có đến 12 gia đình có anh, chị em; 31 gia đình có vợ chồng, con cái; hai gia đình có mẹ con cùng làm ở cơ sở này”.

Theo BS Bình, cơ sở Lê Minh Xuân có khoảng gần 500 bệnh nhân nhưng chỉ có 300 giường, gồm bốn khoa nam và một khoa nữ. Ở đây có 179 cán bộ công nhân viên, trong đó có 18 bác sĩ, 60 điều dưỡng, bảy bảo vệ, số còn lại là hộ lý.

Bài và ảnh: HOÀNG NHUNG

Bệnh nhân thương lắm!
Một buổi chiều, sau khi hai đoàn từ thiện đến thăm, mỗi bệnh nhân được hai ổ bánh mì. Bệnh nhân Hồng Liên ăn một ổ còn một ổ để dành. Khi đoàn từ thiện về, Liên mang đến cửa phòng nơi điều dưỡng Tuyết đang làm, rồi gọi: “Cô Tuyết ơi, quà của cô nè, con để dành cho cô đó”. Khi nghe bà Tuyết từ chối: “Thôi, con để lại chút nữa ăn”, Liên phản ứng: “Không, quà con để dành cho cô đó, cô không ăn con buồn lắm!”

Bà Tuyết cho biết, nếu bệnh nhân cho quà, mình không nhận, bệnh nhân sẽ buồn và cảm giác bị phân biệt. Mặc dù bị đánh, bị chửi, làm việc mệt mỏi, đồng lương thấp (chưa đầy 3 triệu đồng mỗi tháng), nhưng những bác sĩ, điều dưỡng và hộ lý ở đây đều thương bệnh nhân như những người con của mình. “Chúng tôi phải để ý từng miếng ăn, giấc ngủ và trò chuyện với họ từng giờ”, điều dưỡng Tuyết tâm sự.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chàng trai sứ giả môi trường



TT - Lấy bằng thạc sĩ ở Mỹ, nói tiếng Anh thành thạo, chàng trai 33 tuổi Quách Văn Ấn từ chối những lời mời ngọt ngào để về VN đeo đuổi ước mơ của mình: giữ sạch môi trường.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=438854



Ấn đang là phó trưởng phòng quản lý khoa học và công nghệ (Sở KH-CN Cà Mau), thành viên tổ thư ký Ban quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, cầu nối với các nhà khoa học trong và ngoài nước thực hiện các dự án có liên quan đến môi trường, biến đổi khí hậu...

Cầu nối của nhà khoa học
Các nhà khoa học quốc tế về Cà Mau thường tìm gặp Ấn nhờ làm “thổ địa”. Anh giải thích với khách về địa lý, đất đai thổ nhưỡng, vùng mặn - ngọt, đất phèn hay thịt, rừng tràm hay đước... bằng tiếng Anh vanh vách. Nhiều nhà khoa học quốc tế khi đến Cà Mau có ấn tượng rất tốt về anh.

Tháng 3-2010, khi dự hội nghị với UNESCO về Phát huy tập quán cộng đồng trong các khu dự trữ sinh quyển và di sản thiên nhiên thế giới ở VN, Ấn thấy quê mình có nhiều tiềm năng về mặt nước, đất đai, tôm, lúa, cá chưa khai thác hết, nhiều tập quán tốt của cộng đồng chưa phát huy. Đặc biệt, các nghề truyền thống còn tiềm ẩn nhiều nguồn lợi nhưng không được khuyến khích phát triển. Tài nguyên rừng bị khai thác không đúng và có nguy cơ cạn kiệt.

Ấn quyết tâm: “Dân mình nghèo nên... mắc cái eo. Giống như người bệnh chết trên đống thuốc vậy, phải hướng cho dân biết khai thác rừng mà vẫn giữ gìn, phát triển rừng bền vững”.

Lần dự hội nghị môi trường ở Úc tháng 11-2009, anh lên diễn đàn đọc báo cáo về “Gắn kết giữa khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau và du lịch sinh thái”, không ngờ lọt vào mắt xanh của PGS - TS Nguyễn Hoàng Trí, tổng thư ký Ủy ban về con người và sinh quyển (MAB). Ông liền giới thiệu Ấn với tổ chức UNESCO đi dự tập huấn. Nhờ tham gia hoạt động khoa học quốc tế, Ấn “tiếp thị” quê hương mình nhiều hơn và “kéo” được nhiều dự án hợp tác môi trường. Hiện nay, Ấn còn làm tham mưu cho Ban quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau về đối ngoại, bảo tồn đa dạng sinh học, kêu gọi các dự án đầu tư về môi trường.

Anh bộc bạch: “Vùng đệm khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau còn nhiều hộ dân nghèo. Họ bám lấy rừng, khai thác không kiểm soát nên tài nguyên bị xâm hại. Cần phải hướng dẫn họ cách nuôi ong lấy mật, nuôi cá bổi U Minh, làm tôm khô Rạch Gốc... gắn với phát triển thương hiệu đặc sản truyền thống địa phương để khá lên, có ý thức gìn giữ, bảo vệ rừng”. Là trưởng nhóm nghiên cứu “Phát huy nghề truyền thống gác kèo ong vùng rừng U Minh Hạ”, Ấn mong muốn có nhiều dự án đầu tư vốn và kỹ thuật từ nước ngoài để phát huy tập quán canh tác và nghề truyền thống giúp bà con thoát nghèo. Từ đó mới mong bảo tồn và phát triển các giá trị của khu sinh quyển.

“Nghiệp” môi trường
Ngay từ nhỏ Ấn đã sống trong vùng rừng sông nước (xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau). Chất quê ngấm vào xương thịt nên khi học xong đại học với tấm bằng loại giỏi (chuyên ngành môi trường Đại học Cần Thơ), Ấn xin về Cà Mau dù trường giữ lại.

Năm 2002-2003, người ta thấy anh chàng rắn rỏi này đi lại như con thoi xuống tận các xã, huyện để tập huấn cho cán bộ địa phương về ý thức sống thân thiện và biện pháp bảo vệ môi trường. Anh đến tận các sông rạch trong tỉnh lấy mẫu nước đem phân tích, dự báo ô nhiễm môi trường giúp bà con nuôi tôm.

Từ năm 2004, Ấn tham gia quản lý hơn 20 đề tài, dự án cấp tỉnh, trong đó có nhiều dự án chuyển giao trực tiếp tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp nông dân thoát nghèo như: nuôi cá sặt rằn ở xã Khánh Bình (huyện Trần Văn Thời), nuôi cá chình, cá bống tượng ở Tân Thành và An Xuyên (TP Cà Mau)... Trước đây bà con quen nuôi theo kiểu truyền thống, tự phát, cứ thả con giống tự nhiên, không có tác động kỹ thuật, năng suất rất thấp. Nhờ sự hướng dẫn, bà con làm theo có kết quả, rủ nhau áp dụng.

Năm 2004, Ấn nuôi ý định học tiếp thạc sĩ ở Mỹ. Nhưng vốn tiếng Anh còn ít, Cà Mau thì chưa có lớp, Ấn quyết tâm tự học, lấy bằng B loại giỏi. Sau đó Ấn nhờ thầy Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia môi trường (WWF tại VN), truyền thêm sức mạnh; thầy Nguyễn Văn Bé và Lê Quang Trí (ĐH Cần Thơ) giúp đỡ; năm 2005 săn được học bổng chuyên ngành khoa học môi trường - chính sách tại đại học Clark, bang Massachusetts (Mỹ).

Hai năm ở Mỹ, Ấn ngộ ra nhiều điều mà nếu ở nhà sẽ khó thấy. Tỉ như trước đây việc xử lý môi trường chỉ thuần kỹ thuật, nay đó là vấn đề mang tính xã hội, cần được xử lý bằng mối quan hệ từ cộng đồng tới cơ quan quản lý. Tháng 6-2008, Ấn lấy bằng thạc sĩ với bảng điểm hạng ưu, về nước tiếp tục làm việc tại Sở KH-CN Cà Mau.

Kiến thức học từ Mỹ được Ấn áp dụng vào cộng đồng, nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Anh xin về xã Trí Lực xây dựng đề án phát triển nông thôn mới. Ông Nguyễn Văn Út, nông dân xã Trí Lực, cho biết: “Ấn chịu khó lội đồng nên hiểu hết nguyện vọng bà con. Còn trẻ mà tâm huyết với quê hương, biết chia sẻ với người nghèo. Thiệt quý lắm!”.

Hiện Ấn ôm ấp những dự tính hơi bị... lớn: kêu gọi các dự án đầu tư trong và ngoài nước giúp dân vùng đệm thoát nghèo, giảm áp lực khai thác làm tổn hại rừng; bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn (đước, mắm, bần...), rừng nước ngọt (tràm, than bùn...); nâng các sản phẩm trong khu sinh quyển thành thương hiệu đặc sản mật ong, cá sặt rằn, tôm khô, tràm, đước...

DƯƠNG THẾ HÙNG

"Anh ấy rất xông xáo, nhiệt tình và nắm rõ vấn đề của địa phương, nhất là môi trường. Chính điều đó giúp cho chúng tôi có tư liệu để xử lý và quyết định"

Ông RICHARD MC NALLY - trưởng nhóm chương trình biến đổi khí hậu, thuộc Tổ chức Phát triển Hà Lan - SNV
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đưa cha đi chơi ngày lễ



TTO - Ngày lễ, xe điện Hà Nội chật cứng người đi. Giữa phố đông, nhiều người xúc động khi gặp một hình ảnh đáng yêu: một thanh niên chừng 30 tuổi bế và chăm chút bố mình với chuyến xe điện đầu tiên trong dịp Quốc khánh.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=445567
Chàng thanh niên bế cha mình lên chuyến xe điện đầu tiên trong ngày Quốc khánh 2-9


http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=445568
Ông cụ đã ngoài 80, đi lại khó khăn nhưng vẫn muốn được một lần trở về cái ngày mà ông còn trẻ tung tăng trên chiếc xe điện dạo ngắm phố phường Hà Nội


http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=445569
Ông lão có lẽ đã ngoại bát tuần vẫn háo hức khi ngồi trên chiếc xe dạo quanh phố phường Hà Nội

Bài và ảnh của N.V. CÔNG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Một tấm gương về việc phấn đấu hết sức để vào đại học. Không hiểu môi trường đại học có xứng đáng với những nỗ lực và kỳ vọng ấy hay không?

Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Hân: Sống đẹp trong tuyệt vọng



TT - Một ngày đầu năm học 2010. Khi những tân sinh viên rạng rỡ bước vào ngôi Trường đại học KHXH &NV TP.HCM, có một người cha nước mắt lưng tròng ẵm con gái vào giảng đường.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=454102
Ngọc Hân cười thật tươi trong bữa tiệc mừng thi đậu với bạn bè và gia đình thầy giáo Bùi Ngọc Thạch (Ngọc Hân mặc váy đen, áo trắng, với tay trái đã cắt hai lần do ung thư di căn) - (Ảnh: gia đình cung cấp)



Người đàn ông ấy tên Nguyễn Nghĩa Hiệp, quê ở Chợ Gạo, Tiền Giang. Ngày nhập học cho sinh viên vừa trúng tuyển kỳ thi đại học 2010-2011, ông khẽ khàng luồn đôi tay thợ hồ chai sần của mình nâng cổ và chân con gái,

bế con lên như thuở còn ẵm ngửa. Từ quê, ông bế con trong tư thế đó trên chuyến xe đò đi 100km để đến Sài Gòn, đưa con gái Nguyễn Thị Ngọc Hân vào giảng đường đại học. Nhưng giảng đường trước mắt ông và cả con gái là chốn xa xôi dù có nhiều ước mơ tốt đẹp, khi hai năm về trước cánh tay Ngọc Hân sưng tròn lên bất thường vì bị ung thư xương.

Cô nữ sinh giỏi văn
Mẹ của Ngọc Hân đã khóc như thể bà đã gom nước mắt cả đời mình lại, mong hóa giải được căn bệnh trong thân thể con gái mình. Những ngày này, bà ngẩn ngơ trong những buổi sáng ở Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang khi Ngọc Hân bị trả về với kết luận: ung thư giai đoạn cuối. Bà khóc khi những vết đau khơi lại bằng nụ cười của Hân, câu chuyện của thầy cô, lời hỏi han của bạn bè.

Bà nhớ mình đã chạy vào bệnh viện cầu xin bác sĩ: “Hay bác sĩ cắt cánh tay tôi ghép cho con tôi đi!”.

Mọi lời cầu xin rơi vào vô vọng.

Ngọc Hân kể: “Em thích đọc Nam Cao, thích nhất truyện Một bữa no, bà già ăn xong một bữa là chết, đó là một hình ảnh có giá trị tố cáo hiện thực xã hội dữ dội”. Cô ngập ngừng, thở gấp gáp một cách yếu ớt.

Từ một tuần nay, Hân không còn nằm trên võng ở nhà để đọc sách và đưa theo nhịp võng bình yên của mẹ nữa. Cơn đau xuất hiện thường trực và xô ngã cô vào những đợt mê sảng đầy ác mộng. Hân gầy nhưng mỉm cười nói: “Em hơi mệt thôi!”. Và cô thiếp đi trong giấc ngủ.

Câu chuyện của Ngọc Hân trở đi trở lại đầy nước mắt trong trí nhớ những người xung quanh. Cô giáo chủ nhiệm Trần Thị Ngọc Tuyết của Hân kể: “Tay Hân sưng lên, cho đến ngày bác sĩ ở thành phố bảo phải cắt chi, em vẫn xin bác sĩ hoãn lại vài ngày để em diễn xong vai trong buổi thi kể chuyện văn học ở trường”.

Những ngày đó Ngọc Hân vẫn ngồi học văn say mê với bạn bè bên gốc vú sữa của trường. Cô vẫn nghe những câu chuyện được cô giáo Thu Thủy dạy chuyên văn kể. Hân giấu giếm cái cườm tay đang sưng to lên và mơ hồ nhiều lo sợ. Hạnh phúc nhỏ bé của những ngày bình yên ấy giờ là kỷ niệm trong tấm giấy khen Hân đoạt giải 3 học sinh giỏi văn cấp tỉnh.

Trái tim bé bỏng không gục ngã
Sau khi bị cắt một phần cánh tay trái, Hân trở lại trường. Cô đi học như bao cô gái nhỏ ở quê nghèo với ước mơ sẽ đậu đại học và đi làm nuôi cha mẹ. Cô Tuyết nhớ lại: “Lúc đó thầy cô nào cũng nghĩ Hân phải nghỉ học hẳn chữa bệnh, nhưng em nói với tôi em mất tay trái mà, tay phải em sẽ viết bài. Em vẫn đi học bình thường”.

Ngọc Hân đi học trong niềm vui cháy bỏng khi cô giáo dạy văn nói với em: “Sống đẹp trong những ngày còn lại em nhé!”. Hân gục lên vai cô khóc lặng lẽ, khi em đưa tay cho cô sờ lên khối u di căn trên vai trái mà em giấu giếm không cho mẹ biết. Đó là lần duy nhất cô gái 17 tuổi tỏ ra yếu đuối vì căn bệnh tuyệt vọng của mình.

Với cánh tay phải, Hân vẫn miệt mài hàng giờ bên tờ báo tường của lớp, nắn nót từng nét chữ tươi rói màu mực cho ngày lễ 20-11 của lớp trọn vẹn. Những đêm khuya, bà Trần Thị Tư - mẹ Hân - canh cánh trong lòng khi con gái vẫn ngồi bên bàn viết miệt mài với những bài văn, con toán của năm cuối cấp. Hân ngồi lặng lẽ trên phản, trở mình với từng trang giấy được lật, bài học không bỏ phí một ngày.

Và những khối u cũng không ngừng lớn lên, cho đến ngày bác sĩ yêu cầu cô phải cắt bỏ tiếp một phần nữa của cánh tay trái.

Anh Châu Thành Toàn, một tình nguyện viên ở Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, nhớ lại: “Lần nào mình tới cũng thấy Hân ngồi trên sân thượng, sách vở trong tay, vừa học bài vừa ghi chép. Mẹ cô bé ấy đưa con đi chữa bệnh phải mang theo một túi sách vở cho bài học mấy ngày tới của con”.

Mười một lần truyền hóa chất với những cơn ói không dứt, sốt mê man, Hân đắp đổi những đau đớn bằng cánh tay phải cầm quyển vở, đọc kỹ từng bài thầy giảng ở lớp mà bạn bè quý mến chép lại cho mình. Hai năm trời đi lên đi xuống TP.HCM - Tiền Giang, Hân ở xa nhà cũng như gần nhà, chưa một ngày quên giải bài tập và học trọn vẹn bài khi đến lớp.

Có lần, buổi chiều truyền hóa chất ở TP.HCM xong, cô nằng nặc xin mẹ tự bắt xe đò về Tiền Giang. Cô tính: “Nếu con về sáng mai là con phải nghỉ thêm một ngày học. Mẹ để con về chiều nay, sáng mai con đi học”. Hân ngất lịm trên những chuyến xe dài 100km, mơ màng sốt khi thầy giáo bế em vào trường từ xe đò. Cô giáo bảo em nằm trong phòng y tế và Hân mỉm cười khi biết mình đã về nhà kịp để đi học.

Cuối năm lớp 12, Hân ở trong nhóm những học sinh có điểm thi tốt nghiệp cao của trường. Cô Ngọc Tuyết cho biết: “Có lúc chúng tôi tính đưa Hân vào diện đặc cách tốt nghiệp. Cả năm học em ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà kia mà. Em kiên quyết không chịu và đòi đi thi giống bạn bè. Khó ai ngờ điểm của em cao như thế”.

Ngày thi đại học, cha chở cô đến hội đồng thi. Ngọc Hân cười nheo mắt nhớ lại: “Em leo lên ba tầng lầu là thở quá trời luôn. Ngồi một lúc tỉnh lại mới viết bài thi được. Em mệt quá”. Suốt hai đợt thi đại học, Hân gần như không ăn uống gì. Ông Hiệp chỉ có thể đút vài thìa nước cam, vài muỗng cháo để con gái cố giữ sức đến ngày thi cuối cùng.

Và Ngọc Hân, 18 tuổi, đã đậu Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM trong khi bệnh ung thư xương đang di căn dữ dội trong cơ thể.

Căn bệnh không khuất phục được tâm hồn
Những ngày gần đây Hân không thể đi lại được. Có lần cô nằm tựa trên ba chiếc gối trong phòng, bỗng nhiên rút một chiếc gối ra và nói với mẹ: “Mẹ giặt gối để thứ hai con lên ký túc xá nhập học lại nghen!”. Người cha lặng đi trước lời con gái nói. Ước mơ ngồi trong giảng đường đại học của cô luôn cháy bỏng và nó làm tan nát trái tim ông.

Ông Hiệp chạm đôi tay nhọc nhằn vào bàn sách vở của con gái, nói: “Suốt hai năm qua chưa bao giờ con bé khóc. Nó dỗ dành mẹ. Nó dỗ dành bạn bè. Nó an ủi cả thầy cô. Nó chưa bao giờ khóc, ngay cả trong cơn mê sảng nó thét gọi mẹ ơi cứu con với”.

Cạnh bên nụ cười và sự lạc quan của Ngọc Hân với thế giới xung quanh, có rất nhiều người yêu thương cô hiểu rằng: Ngọc Hân đã là học sinh giỏi văn cấp tỉnh, đã đoạt giải nhất “văn hay chữ tốt”, đã vào Đại học Quốc gia... bằng một cánh tay viết chữ đẹp và một tâm hồn mà căn bệnh ung thư không thể hủy hoại được.

Một ngày cách đó không lâu, khi những tình nguyện viên ở Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình hỏi Hân thích gì, cô đã bảo mình muốn một kệ sách.

Giờ đây, trong căn nhà nhỏ xíu của gia đình Hân ở Chợ Gạo, Tiền Giang, chiếc kệ sách nằm bên cửa sổ đầy nắng. Hân sắp xếp vào đó những cuốn sách của Nguyễn Bính, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng... Hân đặt trên ngăn cao hơn một chiếc cối xay gió nhỏ, một lọ đựng ngôi sao lấp lánh kỷ niệm.

Kệ sách nằm im và đợi Hân về như ngày đi học thuở nào...

LAN PHƯƠNG

Khát khao học
Nguyễn Thị Ngọc Hân sinh năm 1992, học sinh Trường THPT Chợ Gạo, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Nhiều năm liền cô là học sinh giỏi. Đầu năm học lớp 11, Hân bắt đầu phải điều trị ung thư xương ở Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM. Trong cùng năm, cô đoạt giải 3 học sinh giỏi văn cấp tỉnh.

Năm lớp 12, Hân thi tốt nghiệp với kết quả cao và ngay sau đó đậu Đại học Khoa học xã hội & nhân văn TP.HCM ngành tâm lý học ngay trong thời kỳ căn bệnh di căn. Cuối tháng 9-2010, Hân là một trong 140 tân sinh viên của Tiền Giang, Bến Tre được trao học bổng “Tiếp sức đến trường”.

Tình trạng sức khỏe hiện tại của Hân rất xấu nhưng không lúc nào cô ngưng nghĩ về chuyện học.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Dũng sĩ nhí cứu 12 người trong mưa lũ



TT - Dùng ruột xe hơi làm phao, một cậu học sinh lớp 9 cao chưa đến 1,4m đã dũng cảm vật lộn với dòng nước lũ cứu 12 người hàng xóm trong đêm. Đó là bạn Phạm Đức Diệm, lớp 9E Trường THCS Phúc Trạch, xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình.

http://teen.tuoitre.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=457106
Diệm (thứ tư từ phải sang) cùng bố mẹ và gia đình ông Toan được em cứu sống đêm 4-10 - Ảnh: Phước Tuần




Nhà của Diệm tại thôn 4, Thanh Sen của xã Phúc Trạch. Ngôi làng chỉ có 84 hộ dân nằm lọt thỏm giữa những ngọn núi đá chênh vênh. Đợt lũ vừa qua ngôi làng ngập sâu hoàn toàn trong đêm khuya nhưng cả làng không có chiếc thuyền nhỏ để cứu nạn.

“Trong nhà có đến bảy đứa trẻ, bốn phụ nữ và một ông già do trai tráng đi làm ăn xa. Trong lúc tuyệt vọng cận kề với cái chết, Diệm đã liều mình trong đêm tối cứu cả 12 người gia đình tôi. Không có Diệm có lẽ giờ cả nhà tôi đã chết” - ông Trương Toan xúc động khi nói về hành động cứu người của Diệm.

Ông Phạm Triều - bố Diệm - tự hào khi nhắc đến đứa con trai của mình lăn xả giữa đêm khuya mưa lũ, vật lộn với dòng nước tử thần cứu 12 người của gia đình ông Toan. “Nhìn con trai nhỏ bé đạp chân đẩy chiếc phao đi cứu từng người một, hai vợ chồng tôi gào khóc chỉ mong con cứu được nhiều người và an toàn” - ông Triều ứa nước mắt vì xúc động.

Ấy là đêm kinh hoàng 4-10. Lúc đó trời mưa xối xả, trời tối om, nước lũ dâng cao, Diệm và cả gia đình đang ngồi ở gác gỗ thì bỗng nghe tiếng kêu gào thảm thiết từ phía nhà ông Toan. Khi ấy bố đang đau chân nên không thể bơi qua cứu được, chỉ còn cách trông chờ vào Diệm. “Đừng sợ nha con, cứu người là quan trọng, hãy thật bình tĩnh và cố gắng lên” - ông bố động viên con. Diệm lúc này chỉ phong phanh chiếc quần đùi và manh áo mỏng.

Đẩy ngói, bẻ rui mè để thoát lên mái nhà, buộc tấm gỗ nhỏ chặt vào giữa phao là chiếc ruột xe hơi, Diệm đẩy phao đi. “Khi ấy, bên nhà ông Toan tiếng khóc la hoảng loạn làm em cũng khóc theo, vừa khóc vừa cố quẫy bơi nhanh” - Diệm kể.

Nước càng dâng lên, mưa rả rích khiến tiếng la hét từ phía nhà ông Toan càng náo động. Khoảng cách từ nhà Diệm đến nóc nhà hàng xóm chỉ 40m nhưng do cây cối um tùm, vướng dây điện nên Diệm phải bơi vòng gần 200m mới tiếp cận được. Tay ôm phao, chân quẫy đạp dưới dòng nước buốt lạnh, cây đèn pin đeo vào đầu soi đường, đợt đầu Diễm ôm hai đứa nhỏ 6 tuổi cho ngồi vào tấm ván nhỏ, từ từ bơi đưa về nhà mình. Sức yếu mà dòng nước quá xiết nên Diệm phải hết sức gồng người mới vừa bơi vừa giữ được hướng phao đi.

Phao nhỏ nên mỗi lần Diệm chỉ chuyển được hai người nhỏ hoặc một người lớn. Nguy hiểm nhất là những đứa trẻ ngồi trên phao nhỏ rất dễ lật mà chúng cứ khóc, ngồi không yên, Diệm phải cố gắng ôm chặt để chúng khỏi rơi ra. “Nếu như có dòng nước lật úp phao thì chắc em cũng chẳng biết làm răng nữa” - Diệm nói. Cứ như thế, Diệm miệt mài bơi bảy vòng cứu 12 người. Cuộc giải cứu từ lúc 1g-3g sáng thì hoàn thành, vừa lúc chân tay Diệm cứng cóng. “Nhiều lúc em cũng cảm thấy đuối sức nhưng khi nghe tiếng kêu la em càng cố gắng chọi chân mạnh hơn, nhanh hơn để cứu họ” - Diệm tâm sự.

Hành động cứu người của Diệm mới đây được UBND xã Phúc Trạch khen thưởng và tuyên dương trong toàn dân.

PHƯỚC TUẦN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Anh Hùng

Anh hùng mãi sống trong dân chúng
Mặc dầu mưa, nắng, gió vươn lên.
Cây xanh chẳng thiết che tàn lọng
Đá quý không thèm khắc tuổi tên!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tiểu Thanh Đình

Thanh Đình xin góp vào đây một tấm gương nữa, người phụ nữ trong câu chuyện này Thanh Đình đã được gặp hôm rằm trung thu năm nay, hôm đó Thanh Đình đã đi cùng nhóm bạn ở Hải Phòng đến thăm chị ấy và "các con của chị ấy"...:
Dưới đây là bài báo TĐ sưu tầm đăng lên:

Chủ Nhật, 21/10/2007, 09:31

Kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20-10-1930/20-10-2007

Người mẹ của những thiên thần

(ANTĐ) - Khu lán lá đơn sơ nằm gần thị xã Đồ Sơn, Hải Phòng khuất nẻo và vắng lặng. Chị Hương tất tả chạy hết chỗ này, chỗ kia hướng dẫn bọn trẻ tưới nấm, quét nhà, trồng rau...

“Hôm nay có chú nhà báo đến thăm đấy, nhanh lên các con”. Những đứa trẻ tật nguyền cười vui, cất tiếng chào rồi hấp tấp đi lấy nấm, xuống ao bắt cá, ra vườn hái rau. “ở lại ăn cơm với bọn trẻ, một bữa cơm đạm bạc nhà nghèo, đi em”. Tôi ứa nước mắt khi đón nhận những tình cảm thật lòng...

Trần Thị Thanh Hương sinh ra trong một gia đình 3 đời theo cách mạng. Năm 1966 khi mới 16 tuổi, chị đã làm đơn tình nguyện xin ra chiến trường.

Chị Hương hướng dẫn các con trồng rau

Có lẽ những trang viết đầy day dứt, khát khao được chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, được một lần về Huế thăm bà nội của cô gái xinh đẹp trường chuyên Thái Phiên, Hải Phòng đã khiến các cán bộ tuyển quân mủi lòng. Thế là ra trận.

Chị Hương cười: “Với bản tính quyết liệt của người miền biển, tớ làm trinh sát. Rồi như một định mệnh, lúc hành quân, những lần về phép, tớ gặp những người đồng đội, nhận những lời trăng trối, và từ đó, tớ bắt đầu nuôi nấng những đứa con của lính, nhiều cháu tớ mang cả theo trên đường chiến đấu...”.

Năm 1978 khi cơ thể bị bệnh tật hành hạ, suy sụp, chị Hương đi khám và phát hiện mình bị nhiễm chất độc da cam. Cũng từ đó, chị càng dành nhiều tình cảm yêu thương và chăm lo cho những đứa con tật nguyền của những người đồng đội.

Lên rừng

Ai cũng bảo chị là người gàn dở khi đương ở thành phố hưởng nhiều chế độ ưu đãi của Đảng, Nhà nước, lại đùng đùng bỏ lên vùng núi sát biên thuộc Móng Cái, Quảng Ninh mở một “trại” nuôi dạy trẻ là con thương binh, liệt sỹ.

Những trẻ con liệt sỹ không nơi nương tựa, những người đồng đội có hoàn cảnh khó khăn không thể nuôi dạy con, những bé con CCB bị chất độc da cam, bị tật nguyền, chị đều tìm đến tận nơi nhận nuôi.


"Chị Hương tâm sự: “Tớ đã cảm nhận đến tận cùng nỗi đau, mất mát của chiến tranh. Nên khi xuất ngũ, tớ nghĩ mình phải làm điều gì đó vì những người đồng đội thân yêu. Đơn giản thế thôi. Và tớ đã nuôi đám trẻ, dạy cho chúng học chữ, dạy chúng biết lao động, biết đứng trên đôi chân của mình, làm việc để sống lương thiện, sống có ích cho cuộc đời sao cho xứng đáng là con của người lính. Đến bây giờ, tớ đã có cả đàn con gần trăm đứa. Có những cháu đã xây dựng gia đình và đảm bảo được cuộc sống...”.

Ngừng một lát, chạy ra sân hướng dẫn bọn trẻ trồng luống rau, trộn vạt đất, bà chủ “trại” na ná giống một dân buôn chợ Sắt tiếp: “Những ngày đầu vất vả lắm. Nghĩ ra việc gì có thể tạo thêm việc làm, có thu nhập nuôi các cháu, tớ đâm đầu làm tuốt. Từ đan len, thêu móc, trồng rau xanh, rán bánh... mày mò làm rồi hướng dẫn lại bọn trẻ. Có lẽ suốt ngày quần quật lao động mà dường như tớ và bọn trẻ sống cách biệt với thế giới bên ngoài, không biết bon chen, không dối lừa.

"Vì thế những sản phẩm làm ra đẹp đấy, chất lượng đấy nhưng bán khá khó khăn. Được cái trời thương, nhiều người biết, đến giúp đỡ, sẻ chia nên dần cuộc sống ổn định. Nhiều cháu trưởng thành đã xin ra ở riêng, thêm nhiều đứa mới bé bỏng hòa nhập gia đình”.

Và những chữ cái đầu tiên, những việc làm đầu tiên lại được “mẹ Hương” dạy đám trẻ. Chị bảo: “Có những đứa thiểu năng trí tuệ, mất vài ba năm chỉ để dạy mỗi việc biết tự tắm rửa, biết ăn cơm, biết chào. Những đứa minh mẫn hơn, bị khuyết tật chân tay lại thường bị mù chữ do không có điều kiện đến trường. Một cuộc chiến đấu mới của người chiến sỹ thời bình lại bắt đầu”.

Bộn bề sóng gió

Bệnh tình thất thường khiến chị Hương không yên lòng. Chị chưa bao giờ xa nổi bọn trẻ quá 3 ngày trừ lúc liệt giường trong bệnh viện. Nếu để chúng có cơm ăn, áo mặc, chẳng khó. Song khi thiếu bàn tay yêu thương của chị, bọn trẻ sẽ ra sao?

Nghĩ là làm, chị quyết định về Hải Phòng, mở một công ty cổ phần chuyên trồng nấm ăn, nấm dược liệu để cơ ngơi sau này phát triển, tất cả sẽ dành cho bọn trẻ. Tìm được mảnh đất hoang đầy cát ở phường Ngọc Xuyên, thị xã Đồ Sơn, chị lập dự án xin mở “trại” để những đứa trẻ tàn tật là con em CCB sản xuất kinh doanh.

Niềm vui sau một ngày lao động

Dự quê Yên Hưng, Quảng Ninh là con thương binh bị câm điếc; Hương ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa bị liệt 2 chân; Thêm, bố mẹ là thương binh, bị thiểu năng trí tuệ, cả ngày chỉ chui trong bụi rậm; Tuyền bị u bướu toàn thân... Mảnh đất cằn đến trồng cọ còn chết được cải tạo, chăm sóc biến thành vườn cây, ao cá xanh tốt. Các lán trại đơn sơ cũng được chị và các con dựng lên.

Một cơ sở trồng nấm ăn, nấm linh chi ra đời. Những đứa trẻ sau bao nỗ lực của chị, một số đã được đến lớp. Các sản phẩm của trẻ tật nguyền được thị trường chấp nhận. Cứ ngỡ cuộc sống cho bọn trẻ sẽ khá hơn sau bao khó khăn vất vả. Nhưng cuộc đời vẫn chưa thôi chòng ghẹo người phụ nữ nghị lực và những thiên thần của chị.

Mỗi năm, vài trận bão lớn, lốc xoáy sầm sập đến, nhà tốc mái xiêu vẹo, các lán trồng nấm xơ xác. Bao mồ hôi, nước mắt bay cả lên trời. Rất, rất nhiều tấm lòng đã đến, hiểu hoàn cảnh của chị và bọn trẻ đã gom góp gạch, lá, tre để chị làm lại mái nhà tranh.

Cũng có người đến xin lập dự án hàng tỷ đồng đầu tư nhưng lại lợi dụng bọn trẻ để kiếm tiền, đòi chia phần trăm. Chị uất quá, vác đòn gánh đuổi. Chị Hương bảo: Bọn trẻ đã cùng cực đến thế, tớ và bọn trẻ cũng chỉ muốn ổn định.

Thành phố đã có chủ trương cấp đất lâu dài cho Công ty Thiện Giao, song ở phường Ngọc Xuyên, có vị rắp tâm biến trung tâm đào tạo, nuôi dưỡng trẻ tàn tật thành “địa chỉ đỏ” hòng kiếm tiền trên nỗi đau của bọn trẻ. Tớ không đồng ý. Thế là hơn năm qua, cứ định xây nhà gạch cho bọn trẻ ở, chính quyền lại đến phá.

Cái đám chức sắc không còn lương tâm ấy còn chửi đổng tớ là con mụ điên, con mụ gàn dở, sướng mà không biết đường sướng, cứ thích ở như người rừng. Thực tâm, ai chẳng muốn những đứa trẻ thiệt thòi sung sướng. Nhưng các con của tớ, con của những người lính không thể đi xin để tồn tại”. Vì thế, chị càng quyết tâm dạy bọn trẻ, phải làm việc, kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình.

Dựng lại lán trại sau cơn bão

“Tớ đã dạy các con tớ sống như thế”

Những đứa trẻ cười nói và hát cho tôi nghe liên khúc của ‘trại”: Hát mãi khúc quân hành, Như có Bác trong ngày vui đại thắng...  Một cảm xúc thật khó tả. Cái Thêm 14 tuổi đã biết quét nhà, biết vâng dạ song vẫn chưa thể gội đầu cho mình.

Ngày mới đến, cái Thêm ngơ ngẩn đến mức... ị ra quần cũng không biết. Chị Hương là người hàng ngày tắm, giặt quần áo cho nó. Lương, Hưng bị tật ở chân, bây giờ đã được mổ và đi lại bình thường, sắp được đi học ở tuổi 12-13. Việt, Hương khá nhất nhà và tương lai, Công ty Thiện Giao sẽ do 2 bạn quản lý.

Nhớ bữa cơm lúc chiều có món nấm khô xào, cá kho do chính những đứa trẻ tự nuôi trồng, tự nấu, tôi đã nghẹn lòng. Đã lâu lắm tôi mới được ăn một bữa cơm cùng với những người nghèo biết tự trọng. Chị Hương khá tinh ý, thoáng nét buồn.

“Tớ đã dạy các con tớ sống như thế. Nghèo mà không hèn. Hàng chục năm nay, tớ đã lam lũ cùng bọn trẻ, vui cùng niềm vui ngây thơ, trong trẻo của chúng và hàng ngày dạy chúng, cùng chúng làm việc. Em hỏi tớ tại sao lại sống được với đám trẻ có tới 80% bị thiểu năng trí tuệ? Trước em cũng nhiều nhà báo đến hỏi, tớ đã mắng xa xả. Nhưng với em, tớ thật lòng. Chỉ có tình cảm của một con người không vụ lợi mới hiểu những việc làm mà người ta cho là dở người như tớ.

"Bao nhiêu năm tháng, bao nhiêu công sức, tất cả chỉ vì ước mong, các con tớ sẽ đứng vững được trước cuộc đời, không ăn bám và làm phiền xã hội. Được như thế, tớ đã làm tròn lời hứa với đồng đội, với những người đã hy sinh”.

Nhìn những đứa trẻ vui đùa với chị, gọi tiếng mẹ thân thương, và chị cũng xúc động gọi đám trẻ chị cưu mang là những thiên thần bé nhỏ, tôi hiểu câu nói của chị: “Tớ đã dạy các con tớ sống như thế”. Bọn trẻ đúng là những thiên thần vì các em đã có được sự hồn nhiên trong sáng, một tấm lòng, một tình yêu, một nhân cách từ bà mẹ... gàn ấy.

Hôm qua 20-10 là ngày sinh nhật chị. Đám trẻ giấu chị chuẩn bị một bữa tiệc mừng. Còn chị thì vẫn chưa hết đau đáu. Hôm nay, chị còn phải trèo lên lợp lại chái bếp bị bão cuốn mất mái, thêm ít rạ cho nấm, gắng cuối năm dư ra 5-7 triệu đồng cho đám trẻ liên hoan...

Trên những nẻo đường đi qua, may mắn sao tôi vẫn gặp những người “dở hơi” đáng trân trọng như chị, để thấy cuộc đời rất đẹp. Chúc chị Hương sức khỏe để chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo, thêm niềm vui sống, tiếp tục dạy những thiên thần bé nhỏ của chị hai tiếng - làm Người.  

http://www.upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH2010102729943ywvjzdhjyw63756.jpeg

http://www.upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH2010102729943nwy1zgvjm221752_1.jpeg

http://www.upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH2010102729943zdk5nze5zt26276.jpeg

Đông Hải
và:

copy từ trang web:

http://www.webtretho.com/...i-keu-goi-giup-do-489248/
Bài viết của nick: nikita24480

Thật sự là choáng trước tình cảnh của Trung tâm - hay 1 gia đình nếu em được phép gọi. 1 gia đình 1 mẹ với 22 người con.
Toàn bộ quang cảnh Trung tâm Thiện giao là 1 " tình trạng hỗn độn" Thật không biết bắt đầu tả từ đâu. Nhà thì làm bằng tre, mái giạ, vách đất, bọn trẻ thì nheo nhóc. "Đứa trẻ" 35 tuổi, khi chúng em đến còn tụt quần áo chạy lông nhông ra để tắm. Đứa cứ nằm dưới chiếu, đôi mắt lơ ngơ nhìn ngược nhìn xuôi. Đứa trông rõ là đẹp trai và thông minh thì cứ khóc ngằn ngặn rồi 2 tay đập chan chát vào đầu. Đứa lơ ngơ cười, lơ ngơ nói. Đứa cứ cầm tay em rồi " Hello, Good bye" loạn xạ rồi kéo tay chỉ vào mấy tấm ảnh rồi nói " áo đẹp, áo đẹp đây này" Rồi "e gái" 30 tuổi, "đi" thoăn thoắt bằng 2 bàn tay xỏ vào 2 chiếc dép nhựa, người mà chị Hương nói sẽ thay chị quản lý gia đình khi chị già yếu. Còn cơ sở hạ tầng ở đây thì nói chung cực kỳ tồi tệ.

Em thấy mắt mình cay cay sau cuộc nói chuyện với " chị" Hương, người mẹ của Đại gia đình lớn này. Em gọi là chị và lại bỏ chữ chị vào trong ngoặc kép vì chị năm nay đã 61t, nhưng chị trông còn rất khỏe mạnh và trẻ trung và cũng vì chị vẫn còn độc thân nữa.

Em hỏi: Chị ơi, chị cho phép em gọi chị bằng chị nhé mặc dù chị gấp đôi tuổi em.

Chị cười hồn nhiền: ừ em cứ gọi thế cũng được.

Em lại hỏi: Chị đã lấy chồng bao giờ chưa??

Chị ngập ngừng, rồi em thấy mắt chị đỏ hoe. Chị bảo: Chị muốn lắm em ạ, nhưng không được. Năm chị 40t, chị muốn lấy chồng lắm rồi. Chị yêu anh ấy, anh ấy cũng yêu chị.....Anh ấy đồng ý cưới chị nhưng anh lại không đồng ý cưới các con chị....bên tình bên con....chị phải chọn 1....biết làm thế nào hả em...chị tưởng chết đi vì đau khổ...nhưng vẫn phải gượng dậy vì con.
Rồi chị kể:

Chị là 1 quân nhân, 1 người lính cụ Hồ. Chị có bao giờ có ý định tình nguyện nuôi trẻ hay làm việc Từ thiện gì đâu. Đời chị, mọi việc diễn ra như định mênh. Chuyện này xảy ra sau chuyện khác...Rồi sau 38 năm...tự dưng chị làm mẹ của tất cả 164 đứa trẻ.

Chuyện bắt đầu từ năm 1972, khi đất nước còn chiến tranh, chị có nhiệm vụ đưa những đứa con của đồng đội về quê nhà để họ tiếp tục chiến đấu, cũng có đứa thì do bố mẹ mất nữa....Thế rồi em biết đấy, chiến tranh, mọi việc không như dự tính....rồi chị bị thương phải ở lại tuyến sau an dưỡng, rồi lũ trẻ ở với chị....Thời gian qua đi, có những đứa không tìm được gia đình, hoàn cảnh đất nước thì khó khăn, rồi tình cảm lại nảy sinh...chị và chúng không rời xa nhau được...Thế rồi dần dần...hết đứa này đến đứa khác đến với chị. Đứa thì do đồng đội gửi gắm, đứa thì do chất độc màu da cam ảnh hưởng, gia đình không nuôi được, hay bố mẹ chết...đều tìm đến chị... Rồi cứ thế...38 năm trôi qua lúc nào không hay. Cũng có đứa sau đó về với gia đình, cũng có đứa lớn khôn ra đời tự lập, cũng có đứa mất đi....

Bản thân chị là 1 người lính, nên chị xót xa lắm khi nhìn thấy đồng đội mình phải đau đớn nhìn những đứa con vô tội của mình gánh chịu hậu quả của chiến tranh. 1 sự thật quá khắc nghiệt. Và chị đã quyết tâm...làm mọi việc có thể để chia sẻ với họ gánh nặng ấy. Chị còn sức khỏe, ông trời chắc chắn không phụ long chị em ạ.

Chị 1 người đàn bà đơn độc, nhà cửa không có....chị cứ đi lang thang từ nơi này tới nơi khác với lũ con, người chả ra người. Mọi người còn gọi chị là " người đàn bà du mục"
Cách đây 10 năm chị về ở vùng nay, và thuê miếng đấy 5000m này của 1 người nông dân với gia khá rẻ. Chị cùng mấy đứa con còn có khả năng lao động dựng lên mấy túp lều để ở, dựng mấy cái chuồng để nuôi lơn, trồng nấm và học mót nghề làm mỹ nghệ để về tự làm, rồi vét ao nuôi cá, trông rau. hàng ngày thì cứ ăn rau ở vườn, vớt cá lên ăn, đôi 3 tháng thì thịt 1 con lợn rồi kho để ăn dần. Tiền bán đồ mỹ nghệ và nấm thì mua gạo, mua đồ dùng...Cứ vậy lần hồi, chị và hai mươi mấy đứa con đùm dúm nuôi nhau.


Dần dần mọi người cũng biết đến chị, hiểu chị hơn. Cách đây 5 năm, khi chính quyền có quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Một số người quen làm các sở nghành có giúp chị 1 số tiền để mua lại mảnh đất này. Vậy là từ đây chị và các con đã chính thức có nơi gọi là nhà......


Càng nghe câu chuyện về người đàn bà này. Em càng cảm thấy mến phục thực sự. Chị đã làm việc mà không mấy ai làm nổi. Chỉ với tấm lòng của 1 người đồng đội, 1 người đàn bà, 1 người mẹ chưa bao giờ được chính thức làm mẹ, đã hi sinh hạnh phúc của bản thân để gánh vác 1 gia đình với biết bao đứa con không hề bình thường. Những đứa con mà để chỉ học 1 việc đơn giản như quét nhà chẳng hạn thì cũng mất đến 5 năm. Những đứa mà đến giờ 30 tuổi cũng chỉ biết làm 1 việc nhặt lá trong vườn cũng không xong.......

Còn nhiều câu chuyện mà em được nghe về chị lắm.....em không thể kể hết ngay bây giờ.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Một hành động anh hùng của phụ nữ bằng vạn hành động anh hùng của đàn ông!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Hu hu...sao khổ thế mà tuyệt vời thế chị ơi! Các con của chị toàn là diện chính sách mà tại sao bao năm rồi vẫn cứ phải lang thang? Đáng lẽ ông chính quyền phải giúp mẹ con chị theo con đường chính thống chứ? Đằng này chị phải nhờ sự giúp đỡ của người quen, bạn bè mới có được cái nơi gọi là nhà. Đọc mà Bỗng dưng muốn khóc.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 7 trang (67 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối