Trang trong tổng số 6 trang (55 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

hoahn

Mình không có thói quen đọc các mục khác trên diễn đàn. Hôm nay vô tình ghé đọc thấy bài của mình. Với hoahn thì coi đó là bài hoạ khi họ có cùng cảm xúc với tác giả nhưng như vậy nên trích dẫn thì hay hơn. Bài nào hay để độc giả tự đánh giá, tôi không nặng nề chuyện này trừ khi copy nguyên trạng. Cá nhân hoahn muốn đề nghị xoá bài của mình đi, bạn Đạo chích cám ơn bạn đã để tâm.
Xa nhau khắc khoải đếm tàn canh
Sợi nhớ sợi thương giấc chẳng thành
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Biển nhớ

các thể loại đạo chích đã viết:
.


Một kiểu SÁNG TÁC THƠ KỲ LẠ, vậy thôi, nếu thấy hay thì có thể áp dụng và phát huy.
Ok. Tớ đồng ý với ý sau của bạn, mượn ý tưởng -> thực hiện ý tưởng -> mở rộng và phát huy ý tưởng là tích cực. Đọc, cảm nhận và thấm, đồng cảm (hoặc trái chiều, nghịch ý) và chia sẻ cảm xúc -> nương theo tứ thơ, ý và vần cũng là điều bình thường. (Tớ chỉ nói về cảm xúc chứ không trên quan điểm phán xét)

Bình luận về thơ hả, tớ nghĩ nếu bình được thì nên bỏ công sức vào bình luận bài thơ nguyên tác, cảm nhận cái hay cái đẹp của bài thơ nguyên tác, một việc xứng đáng và nên làm. Vậy thôi.

Những bài thơ SÁNG TÁC theo kiểu KỲ LẠ  giống như một mớ rơm khi đứng cạnh những bài thơ nguyên tác.
Nếu ai thích " nhai rơm " thì cứ xin mời!

Theo tớ thì tớ vẫn thích sự rung động của cảm xúc tự nhiên trước một bài thơ tớ thích chứ không cần bận tâm nghĩ có đáng hay không đáng, nên hay không nên. Thế nên măm măm ngon miệng là ok.

Và nữa nhiều rất nhiều bài tớ nghĩ rất khó khi phân định đâu là F1 đâu là F2


Ai ghét ai ở đây  phỏng có ích gì!
Tình cảm cá nhân của bạn đọc với tác giả lại là chuyện khác. Nên yêu và ghét thuộc một phạm trù khác.
Điều tớ nói ghét là ghét mấy trò tung hứng dư luận, câu bài lấy điểm (nói chung) của cánh báo chí.
Tượng Thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Bạn Hoahn đề nghị xóa bài thơ của bạn ra khỏi entry của bạn CTLĐC, cả qua PM cho NT và công khai ở đây, vậy thì NT tôn trọng ý kiến chính đáng đó của Hoahn và sẽ xóa bài thơ ấy ngay bây giờ.
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

các thể loại đạo chích

cũng phải , tớ cũng xoá bớt cả  cái loại thể bài SÁNG TÁC KỲ LẠ đi cho đỡ tốn dung lượng của trang web.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

các thể loại đạo chích

"Đạo văn:

  1. Sử dụng, lấy ý tưởng hoặc văn của người khác thành của mình.
  2. Ghép đoạn văn hoặc lấy ý tưởng của người khác vào bài của mình. 1

Đạo văn:
sao chép một cách vô tình công trình, bài viết của người khác và làm như là bài của mình. "



Nguồn : Internet.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

các thể loại đạo chích

LỜI MẸ DẶN

       PHÙNG QUÁN


Tôi mồ côi cha năm hai tuổi
Mẹ tôi thương con không lấy chồng
Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải
Nuôi tôi đến ngày lớn khôn.
Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ
Ngày ấy tôi mới lên năm
Có lần tôi nói dối mẹ
Hôm sau tưởng phải ăn đòn.
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn
Ôm tôi hôn lên mái tóc:
- Con ơi! trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật.
- Mẹ ơi, chân thật là gì?
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêụ
Từ đấy người lớn hỏi tôi:
- Bé ơi, Bé yêu ai nhất?
Nhớ lời mẹ tôi trả lời:
- Bé yêu những người chân thật.
Người lớn nhìn tôi không tin
Cho tôi là con vẹt nhỏ
Nhưng không! những lời dặn đó
In vào trí óc của tôi
Như trang giấy trắng tuyệt vờị
In lên vết son đỏ chóị
Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi
Đứa bé mồ côi thành nhà văn
Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm
Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ.
Người làm xiếc đi dây rất khó
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêụ
Tôi muốn làm nhà văn chân thật, chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.


(1957)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Em thấy thế này: Chuyện đọc một bài thơ, bài văn, không thích thì chửi bới, phê bình, blah blah blah, rồi thôi, nhưng nếu thích thì nhớ. NHỚ bao hàm cả nhớ ý, nhớ từ và đặc biệt CẦN PHẢI NHỚ TÊN TÁC GIẢ hoặc cũng nên ý thức được rằng những ngôn từ này không phải của não cân mình làm ra. Nhớ tên tác giả cũng là môt cách tôn trọng những bài văn bài thơ mình yêu thích.

Sau đó, một ngày đẹp trời, bạn cảm thấy hưng phấn, tinh thần hăng hái, muốn tác tạo văn chương và ý tưởng chợt hiện ra trong đầu bạn. Bạn muốn lấy những ngôn từ yêu thích đã cất vào tâm hồn ra làm ngữ liệu sáng tác, cũng được thôi. Ai chả làm thế. Nhưng chép thì làm ơn chế lại cho đáng, cho người ta không có cái cớ gì để phán mình đi làm các thể loại loại đạo chích. Còn lỡ mà đã chép 100% thì tốt nhất nên chép luôn tên tác giả cho đủ bộ. Có thể làm một câu trích dẫn hay tầm chương trích cú hay đánh dấu sao, vân vân. Đó là về hình thức.

Phần em, em cũng rất khoái trích dẫn, may là em luôn nhớ được ai biếu cho em câu đó để trích. Có người hỏi sao em khoái trích thế. Đơn giản thôi, vì có nhiều cái người ta nói hay hơn mình, mình nói không nổi thì nhờ người ta nói hộ.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

PandaKid

PandaKid tán thành việc cho rằng những bản trên là copy, là "đạo". Gọi là họa có vẻ hơi dễ dãi quá. Họa chỉ mượn ý hoặc mượn vần, mượn nhãn tự để tự viết nên ý của mình, do đó trông có vẻ giống bản chính. Đằng này, các bài giống nhau như khuôn, không thấy gì mới lạ, khó có thể gọi là họa được. Đối với các bài trên nếu chỉ chửi bới, phê bình rồi thôi, có lẽ là hơi hời hợt. Nếu những kẻ copy chỉ bị chửi rủa, nhưng lại kiếm ra tiền tài, danh lợi dựa trên mấy bản F1, F2 kia, thì liệu có thỏa đáng??? Còn các tác giả, nếu họ biết sự thật đó thì liệu còn ai dám sáng tác nữa, rồi chúng ta sẽ ngày ngày đọc lại các tác phẩm có thêm đường, muối kia hay sao... PandaKid không đống ý với PVCT ở điểm này.

Một trường hợp khác là các bài lấy từ nhật kí online của người khác. Việc này thì thuộc phạm vi riêng tư. Họ không viết để kiếm tiền, chỉ để phục vụ sở thích, thói quen, v.v.. Trường hợp này thì PandaKid tán thành với 1 ý kiến "Ai đạo thì người đó tự xấu hổ", thế thôi (Những kẻ trên thì không biết xấu hổ mất rồi).

Mà PandaKid thắc mắc là CTLĐC mở topic để làm gì? Hình như bạn không muốn thảo luận (vì có thấy bạn thảo luận gì đâu), có vẻ như chỉ muốn thuyết phục người khác đồng tình. Người ta không đồng tình vì người ta có lí riêng, và quan trọng là bạn chẳng cho thấy cái lí của bạn gì cả. Dám chắc là nếu bạn giảm đi những phần khích bác, châm chọc, giải thích cặn kẽ hơn, thì thái độ của mọi người trong 3 trang sẽ khác thế này nhiều...

P/s: Sẵn bạn đã trích thơ Phùng Quán, PandaKid xin cung cấp 1 tin "thú vị" xung quanh bài thơ này (không biết bạn đã biết chưa). Chẳng là vì bài thơ này và 1 số bài thơ khác mà nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm (có Phùng Quán) phải treo bút hơn chục năm, cải tạo giam lỏng hơn chục năm nữa. Cũng gần 1 đời người. Không ai phủ nhận bài thơ hay, nhưng dùng cho đúng chỗ lại là việc khác, bạn nhé...
Em về trắng đầy cong khung nhớ
Mưa mấy mùa
mây mấy độ thu...
              ***
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

các thể loại đạo chích

PandaKid đã viết:
PandaKid tán thành việc cho rằng những bản trên là copy, là "đạo". Gọi là họa có vẻ hơi dễ dãi quá. Họa chỉ mượn ý hoặc mượn vần, mượn nhãn tự để tự viết nên ý của mình, do đó trông có vẻ giống bản chính. Đằng này, các bài giống nhau như khuôn, không thấy gì mới lạ, khó có thể gọi là họa được. Đối với các bài trên nếu chỉ chửi bới, phê bình rồi thôi, có lẽ là hơi hời hợt. Nếu những kẻ copy chỉ bị chửi rủa, nhưng lại kiếm ra tiền tài, danh lợi dựa trên mấy bản F1, F2 kia, thì liệu có thỏa đáng??? Còn các tác giả, nếu họ biết sự thật đó thì liệu còn ai dám sáng tác nữa, rồi chúng ta sẽ ngày ngày đọc lại các tác phẩm có thêm đường, muối kia hay sao... PandaKid không đống ý với PVCT ở điểm này.

Một trường hợp khác là các bài lấy từ nhật kí online của người khác. Việc này thì thuộc phạm vi riêng tư. Họ không viết để kiếm tiền, chỉ để phục vụ sở thích, thói quen, v.v.. Trường hợp này thì PandaKid tán thành với 1 ý kiến "Ai đạo thì người đó tự xấu hổ", thế thôi (Những kẻ trên thì không biết xấu hổ mất rồi).

Mà PandaKid thắc mắc là CTLĐC mở topic để làm gì? Hình như bạn không muốn thảo luận (vì có thấy bạn thảo luận gì đâu), có vẻ như chỉ muốn thuyết phục người khác đồng tình. Người ta không đồng tình vì người ta có lí riêng, và quan trọng là bạn chẳng cho thấy cái lí của bạn gì cả. Dám chắc là nếu bạn giảm đi những phần khích bác, châm chọc, giải thích cặn kẽ hơn, thì thái độ của mọi người trong 3 trang sẽ khác thế này nhiều...

P/s: Sẵn bạn đã trích thơ Phùng Quán, PandaKid xin cung cấp 1 tin "thú vị" xung quanh bài thơ này (không biết bạn đã biết chưa). Chẳng là vì bài thơ này và 1 số bài thơ khác mà nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm (có Phùng Quán) phải treo bút hơn chục năm, cải tạo giam lỏng hơn chục năm nữa. Cũng gần 1 đời người. Không ai phủ nhận bài thơ hay, nhưng dùng cho đúng chỗ lại là việc khác, bạn nhé...


Cám ơn bạn đã tham gia ý kiến.

Tôi không có mục đích để tìm ở đây một sự đồng tình. Mỗi người có một ý kiến riêng. Mối ý kiến thể hiện quan điểm của riêng họ. Tôi chỉ muốn nghe ý kiến của mọi người mà thôi.

Còn chính kiến của tớ, bạn hỏi, tớ ghê tởm những kẻ chuyên đi ĐẠO bài của người khác mà không biết xấu hổ. Tớ nói "chuyên" vì họ lặp đi lặp lại nhiều lần, khi bị tố giác thì kẻ ĐẠO VĂN CHƯƠNG đã quay lại thoá mạ và chửi bới người tố giác và thanh minh rằng đó là những SÁNG TÁC của họ và "trùng cảm xúc " với tác giả những bài nguyên tác, rằng trước đó họ "KHÔNG BIẾT " đến những bài nguyên tác !?

" Nhật ký online "  không còn mang tính chất " nhật ký " thuần tuý bởi vì nó đã được đăng lên mạng, ai cũng có thể đọc.  khi họ đưa lên mạng có nghĩa là họ có ý mời tất cả mọi người đọc. Đúng không nhỉ? Tôi sẽ tôn trọng và chỉ đọc chúng khi chúng đơn thuần là nhật ký online nhưng những gì tôi post về đây không có tính chất là nhật ký, mà nó là những bài ĐẠO VĂN. Thật lố bịch khi ĐẠO bài viết của người khác để làm nhật ký. Khôi hài hết cỡ.


Còn bài thơ của Phùng Quán. Tôi tâm đắc bài thơ đó và post về đây không hề sai chỗ, bởi vì ở topic này có mục đích nhằm phân biệt sự thật và sự dối trá trong cuộc sống, là một phần ý tưởng của bài thơ.
Và một lý do nhỏ, có thành viên khi nói chuyện riêng thì tỏ quan điểm GHÉT kẻ ĐẠO VĂN CHƯƠNG nhưng khi bày tỏ ở đây  họ lại viết ra kiểu khác, không dám lên tiếng cho sự thật mà chỉ cho rằng kia là " Hoạ"  thơ mà thôi!? Như bạn nói đó, họ "dễ dãi"  hay họ sợ sự thật!?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

@PandaKid: Em không nói những tên đạo thơ chỉ nên bị chửi bới thế này thế nọ. Em không đề cập đến trò punishment ấy nhá. (em xài từ này cho nhanh)

Chuyện đạo này đạo nọ nói nhiều lắm rồi. Xã hội phải có những cá nhân như thế, chuyện tất yếu rồi. Bác Các thể loại đạo chích cho ví dụ về những người GHÉT kẻ ĐẠO VĂN CHƯƠNG nhưng lại sợ sự thật. Em cũng biết có những người thấy thơ mình được đạo thì rất khoái, coi đó là dấu hiệu của sự nổi tiếng và bắt đầu cãi cọ linh tinh cốt để cho vui.

Em cũng có lần bị phán đạo thơ.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 6 trang (55 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ›Trang sau »Trang cuối