Trang trong tổng số 2 trang (15 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]

Ảnh đại diện

Nguyễn Xuân An

Nhớ lằn roi của mẹ

Lớn rồi con vẫn nhớ lằn roi
Mẹ dắt con qua ngưỡng cửa đời
Roi đau im lặng con không khóc
Chỉ thấy Mẹ buồn nước mắt rơi

Nhớ lại đòn roi, lại nhớ Người
Chợ đời trăm cảnh có gì vui
Thế nhân quất lằn roi cay nghiệt
Đâu có roi mềm như Mẹ tôi

Phải chi lại có lằn roi Mẹ
Roi đời không quất đến tả tơi
Thèm Mẹ, thèm cây roi thơ ấu
Roi vẫn còn đây Mẹ vắng rồi

Nhìn lên ảnh Mẹ những ngậm ngùi
Nhớ lằn roi nhẹ nhớ không nguôi
Con vẫn đi theo đường mẹ dẫn
Tạ ơn roi Mẹ giúp nên người.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thảo Phương Phạm

Mình cũng rất thích nghe nhạc dân ca, nhạc cải lương, chèo... nhưng khó học quá
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thảo Phương Phạm

Cùng tìm hiểu một chút về nhạc cải lương nhé mọi người
Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc tế lễ.

Giải thích chữ cải lương theo nghĩa Hán Việt, giáo sư Trần Văn Khê cho rằng: Cải lương là sửa đổi cho trở nên tốt hơn”, thể hiện qua sân khấu biểu diễn, đề tài kịch bản, nghệ thuật biểu diễn, dàn nhạc và bài bản. Ở đây là đã cải lương (cải cách, đổi mới) nghệ thuật hát bội. Từ 1 động từ theo nghĩa thông thường đã trở thành 1 danh từ riêng. Sau khi cải lương thì nghệ thuật Cải Lương đã khác hẳn với nghệ thuật hát bội cả về nội dung và hình thức
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thảo Phương Phạm

Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của các mỹ nhân sân khấu cải lương phần 1
Nữ nghệ sĩ Thanh Ngân, giai nhân của sân khấu cải lương

Tiểu sử Nghệ sĩ ưu tú Thanh Ngân

Nữ nghệ sĩ Thanh Ngân tên thật là Nguyễn Thị Ngà, sinh ngày 24 tháng 12 năm 1972 năm Nhâm Tý.
Thanh Ngân là con gái út của hai nghệ sĩ Hoài Châu – Kim Hoa, thuộc về thế hệ thứ tư trong đại gia đình nghệ sĩ tài danh có 4 đời theo nghề hát từ thập niên 1930 đến nay: Ông Hai Nuối, bầu gánh hát Tân Hí Ban, thuộc trường phái kiếm hiệp Mộng Vân, ông Hai Nuối là ông cố của nữ nghệ sĩ Thanh Hằng và Thanh Ngân. Các diễn viên Hề Tỵ, Ba Tẹt là ông cậu, nữ diễn viên tiền phong Tư Hélène là bà ngoại, kép chánh Hai Long là ông ngoại của Thanh Ngân.

Cha mẹ của Thanh Ngân có 4 người con gái tài sắc đều là diễn viên sân khấu: Thanh Hằng, Ngân Huỳnh, Thanh Ngọc, Thanh Ngân.

Sự nghiệp
Nữ nghệ sĩ Thanh Ngân được huy chương vàng giải Trần Hữu Trang năm 1996 và giải Mai Vàng diễn viên xuất sắc năm 2000.

Từ lúc còn thơ ấu, Thanh Ngân đã theo cha mẹ( nghệ sĩ Hoài Châu và Kim Hoa) lưu diễn qua các đoàn hát Tiền Giang, đoàn Hậu Giang, đoàn Cà Mau, đoàn sông Hương ( Huế), đoàn Sài Gòn 1, đoàn Trần Hữu Trang, đoàn Minh Tơ, đoàn Huỳnh Long.

Thanh Ngân lớn dần theo dấu chân của cô qua các gánh hát từ miền Tây, miền Ðông tới các tỉnh miền Trung miền Bắc, cho tới khi Thanh Ngân được về với nhà hát Trần Hữu Trang thì Thanh Ngân đã là một nghệ sĩ ca cải lương khá vững tay nghề, giọng ca điêu luyện, ngọt ngào và lối diễn xuất đã đạt được những chuẩn mực trong nghề hát.

Thanh Ngân được học ở trường nghệ thuật sân khấu của nhà hát Trần Hữu Trang. Năm 1996 cô tốt nghiệp xong lại nhận được huy chương vàng giải Trần Hữu Trang. Thanh Ngân giống như một con ong cần mẫn, chăm chỉ hút nhuỵ và xây tổ để tạo ra chất mật ngọt cống hiến cho đời.

Nữ nghệ sĩ Thanh Ngân thuộc về loại đào đẹp, thật khó mà cầm lòng trước nét tươi tắn duyên dáng kỳ lạ trong nụ cười của Thanh Ngân. Thanh Ngân được khán giả cho là hậu duệ của cố nữ nghệ sĩ Thanh Nga. Thanh Ngân có một mái tóc dài đen tuyền như mái tóc của Thanh Nga ngày xưa, nét mặt xinh đẹp một cách thanh tú, nước da trắng hồng, đôi mắt long lanh gợi cảm, miệng cười có đôi má lúng đồng tiền, Thanh Ngân toát lên được một nữ tính diụ dàng khả ái trong dáng đi, điệu đứng, từ trong giọng nói tiếng cười, cô gái tuyệt sắc Thanh Ngân thành công dễ dàng khi cô xuất hiện lần đầu trên sân khấu.

Đánh giá qua các vai diễn
° Trong tuồng Duyên Kiếp, Thanh Ngân diễn tả một cách xuất sắc hình ảnh một người nghèo bị ức hiếp một cách vô lý mà không dám phản kháng, đúng như số phận của những cô thôn nữ nghèo trong cái thời phong kiến mà các ông bà địa chủ, Hội đồng có quyền quyết định đến sinh mạng và cuộc sống riêng tư của những người tá điền trong thôn ấp.

* Những vai tuồng để đời " Thanh Ngân trong vai Huệ tuồng Duyên Kiếp. Trong vai Mai Ðình tuồng Chuyện Tình Hàn Mạc Tử, với nỗi u buồn vời vợi trong ánh mắt, Thanh Ngân - Mai Ðình đã truyền đi được lòng ái mộ nhà thơ đến độ cam chịu ôm một mối tình câm lặng, vô vọng, đau khổ mà không thể buông cái nỗi đau tuyệt vọng đó ra được khi mà nàng tự biết mình là kẻ đến sau, đến trong lúc thần tượng của mình đang chìm dần trong cõi chết.

Thanh Ngân đã mê hoặc khán giả với sự đầm thắm mặn mà đầy nữ tính trong vai Mai Ðình, chỉ những giọt nước mắt lặng lẽ trôi dài trên má, giọng nói bi thương sâu lắng, Thanh Ngân đã thoát khỏi cái cách diễn khóc sướt mướt trong vai người phụ nữ bị ức hiếp như đã diễn trong tuồng Duyên Kiếp.

Trong vai Phượng tuồng Vợ và Tình của soạn giả Nguyễn Thành Châu, Thanh Ngân tạo được những âm thanh trong trẽo tươi vui của cuộc sống, Thanh Ngân trong vai Phượng, người vợ bị chồng phụ. Chồng nàng chạy theo cô nhân tình đẹp hơn nàng, có tài năng và sức quyến rũ hơn nàng, Phượng – Thanh Ngân bộc lộ sự cam chịu để giữ tình yêu của mình bằng một nhân cách biết tự trọng.

Chính nhân cách của nàng, tình yêu của nàng đã thức tỉnh chồng nàng để mà quay về với nàng. Trong vai Phượng, Thanh Ngân làm cho khán giả nhớ lại hình ảnh đẹp của cố nghệ sĩ Thanh Nga, cũng từng vào vai Phượng một cách đầm thấm mà phong cách rất sang trọng.

Trong tuồng Trà Hoa Nữ, Thanh Ngân – Trà Hoa Nữ có một nét đẹp thanh cao trong sáng, thành thật đến cùng trong đau khổ, trong tình yêu, trong tuyệt vọng nhưng cũng sẵn sàng nhận lấy cái phần số bất công mà đời dành cho mình. Giọt nước mắt chậm rãi lăn dài trên má với đôi môi mím chặt cố nuốt nỗi đau vào lòng, Trà Hoa Nữ Thanh Ngân khiến cho khán giả cũng mềm lòng khóc thương cho một cánh hoa trà mong manh bị vò xé vì thành kiến bất công của người đời.

Trong các tuồng dã sử, tuồng Tàu, với y phục cổ trang, Thanh Ngân đẹp một cách vương giả, sang trọng, vừa uy nghi vừa toát lên được một vẻ phúc hậu khi mà Thanh Ngân hát những tuồng như Thái Hậu Dương Vân Nga, Bên Cầu Dệt lụa, Tiếng trống Mê Linh….
Giống như những chuyện thần kỳ trong cổ tích, Thanh Ngân ngày nào còn gặp khó khăn chập chững trên sân khấu, bỗng chốc mọc đôi cánh thiên thần, bay cao và bay xa, sáng chói trên vòm trời nghệ thuật.

Trích bài viết của Soạn Giả Nguyễn Phương. Chân thành cám ơn Soạn Giả.
Còn tiếp....
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thảo Phương Phạm

Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của các mỹ nhân sân khấu cải lương phần 2
Tiểu sử cuộc đời

Bạch Tuyết (sinh ngày 24 tháng 12 năm 1945) là nữ nghệ sĩ cải lương danh tiếng, được mệnh danh là “Cải lương chi bảo”. Bà cũng là Tiến sĩ Nghệ thuật Cải lương đầu tiên của Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam tôn vinh danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

Bà còn viết lời vọng cổ cho các bài tân nhạc với bút danh là Nguyễn Thị Khánh An.
Bà tên thật là Nguyễn Thị Bạch Tuyết, sinh 24 tháng 12 năm 1945 tại làng Khánh Bình, Châu Ðốc (nay thuộc xã Khánh An, huyện An Phú), tỉnh An Giang. Từ thuở còn đi học đã bộc lộ năng khiếu ca, ngâm, thường được các thầy cô đưa lên trình diễn trong những đêm văn nghệ.

Mồ côi mẹ khi 9 tuổi (1955), và bắt đầu đi hát ở những nhà hàng ca nhạc bằng những bài tân nhạc như “Nắng đẹp miền Nam”, “Làng tôi”, “Tiếng còi trong sương đêm”...

Cũng như những bạn cùng lứa, Bạch Tuyết rất hâm mộ Thanh Nga. Trong một lần gặp gỡ, Thanh Nga nhận xét rằng Bạch Tuyết rất có khiếu hát cải lương, lời khích lệ đó là một trong những động lực đưa bà đến với nghiệp hát xướng.

Năm 1960, Bạch Tuyết vào học trường nội trú của các ma-sơ Công giáo, thời gian này, bà giao du học hỏi với nhiều nghệ sĩ, trong đó có soạn giả Điêu Huyền. Nhờ đó tên tuổi của bà dần được xuất hiện trên các đài phát thanh, trên báo chí. Điêu Huyền nhận bà làm con nuôi, cho gia nhập đoàn Kiên Giang, sự kiện này giúp đỡ bà rất nhiều trong bước đường sau này.

Năm 1961, đoàn Kiên Giang diễn vở “Lá thắm chỉ hồng”, cô đào chính tới trễ, khiến Bạch Tuyết bất ngờ được giao vai cô lái đò Lệ Chi, diễn xuất của bà khiến khán giả hết sức ngạc nhiên. Sau đó là vở “Kiếp chồng chung”, “Suối mơ rền áo cưới”... Bà được Út Trà Ôn mời về đoàn Thống Nhất, với vở “Tiếng hát Muồng Tênh”, tên tuổi bà bắt đầu nổi.

Tuy đi hát, nhưng bà lại rất thích đi học. Đang hát và nổi tiếng với Đoàn Thống Nhất, thì bà nghỉ nửa năm để ôn thi Tú Tài. Sau này, bà cũng nhiều lần đang hát thì nghỉ ngang như thế, để đi học.

Cuối năm 1962, bà vào đoàn Bạch Vân. Năm sau được nhận giải Thanh Tâm cho diễn viên triển vọng.

Năm 1964, bà về hát cho đoàn Dạ Lý Hương, hợp tác với các soạn giả danh tiếng bấy giờ là Hà Triều - Hoa Phượng, tài năng của bà càng được khẳng định. Năm sau, vở “Tần Nương Thất” đã mang lại cho bà huy chương vàng giải Thanh Tâm cho nghệ sĩ xuất sắc.
Năm 1966, Hùng Cường gia nhập đoàn Dạ Lý Hương, cùng với Bạch Tuyết tạo thành 1 cặp đôi hoàn hảo trong mắt khán giả. Bà ở lại đoàn Dạ Lý Hương thêm 2 năm nữa.

Sau năm 1968, tình hình chiến tranh lan rộng, bà ngừng hát một thời gian. Đến năm 1971, cùng với Hùng Cường, mở gánh hát Hùng Cường - Bạch Tuyết (sau này đổi thành Đoàn ca kịch Bạch Tuyết), diễn các vở kinh điển như: “Trăng Thề Vườn Thuý”, “Má Hồng Phận Bạc”, “Cung Thương sầu nguyệt hạ”. Gánh hát này được rất đông người hâm mộ, tuy nhiên, do không biết cách quản lý, sau một thời gian đã ngưng hoạt động. Sau đó bà chuyển sang học Luật.

Năm 1985 (40 tuổi), Bạch Tuyết bước vào giảng đường đại học và có được bằng Cử nhân Ngữ văn.
Năm 1988, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, cũng năm này bà tốt nghiệp khoa đạo diễn ở Viện Hàn lâm Sân khấu và Điện ảnh tại Sofia.

Năm 1995, bà bảo vệ luận án Tiến sĩ với đề tài “Sự thích nghi của nghệ thuật sân khấu dân tộc cổ truyền của các quốc gia Đông Nam Á”, trở thành tiến sĩ nghệ thuật Cải lương đầu tiên của Việt Nam. Với tư cách giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn phát triển văn hoá - văn hoá dân tộc của Đại học Bình Dương, bà đã tổ chức nhiều chương trình sân khấu có giá trị về nghệ thuật dân tộc. Hằng tháng, trung tâm này kết hợp cùng Đài truyền hình Bình Dương thực hiện chương trình “Chân dung đối thoại” với mục đích phổ biến, đề cao văn hoá nghệ thuật dân tộc.

Luôn đau đáu với sự nghiệp phát triển cải lương, bà ôm ấp kế hoạch xây dựng những “trường ca cải lương” và âm thầm bắt tay vào viết những trường ca chuyển thể từ tác phẩm Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Bút quan hoài (Á Nam Trần Tuấn Khải)… Hiện tác phẩm chuyển thể Kinh Pháp Cú thành trường ca cải lương của bà với nhiều bài bản dễ nhớ, dễ hát, dễ thuộc đã được tái bản nhiều lần qua hình thức VCD, được khán giả đón nhận và khen ngợi…

Năm 2012, bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân ở lần xét duyệt thứ 7 (năm 2011).
Những người bà có dịp ca diễn chung: Thanh Sang, Bảo Quốc, Ngọc Giàu, Thanh Tuấn, Lệ Thuỷ, Diệp Lang, Minh Phụng, Hùng Cường, Út Bạch Lan, Thái Châu, Tấn Tài, Út Trà Ôn,... Bà từng diễn chung với nhiều kép, nhưng người đóng chung với bà để lại ấn tượng sâu sắc là Hùng Cường. Họ đã tạo nên cặp đôi “sóng thần” cực kỳ nổi tiếng vào thập niên 1960.

Những vai diễn


Kim Vân Kiều (vai Thuý Kiều)
Thái hậu Dương Vân Nga (vai Thái hậu Dương Vân Nga)
Lá thắm chỉ hồng (vai Lệ Chi)
Đoạn tuyệt (vai Loan)
Mưa rừng (vai Tuyền)
Hoa Mộc Lan tùng chinh (vai Hoa Mộc Lan)
Đời cô Lựu (vai cô Lựu)
Nửa đời hương phấn (vai Diệu)
Tuyệt tình ca (vai Lê Trường An)
Tần Nương Thất (vai Tần nương)
Lý Chiêu Hoàng (vai Lý Chiêu Hoàng)
Thượng hoàng Trần Nhân Tông (vai An Tư)
Lục Vân Tiên (vai Kiều Nguyệt Nga)
Nguyệt Khuyết (vai bà Xinh)
Tóc mai sợi vắn (vai bà Hạnh)


CD, băng nhạc


Kim Vân Kiều
Kinh Pháp Cú
Đức Phật Thích ca
Kiều Nguyệt Nga
Đời cô Lựu
Thái hậu Dương Vân Nga
Mùa thu lá bay



Các bài tân cổ giao duyên, vọng cổ


24 giờ phép
Bạch Thu Hà (Tác giả: Viễn Châu)
Bông hồng cài áo
Chuyến tàu hoàng hôn (Tân nhạc: Hoài Linh, Minh Kỳ)
Dạ cổ hoài lang (Tác giả: Cao Văn Lầu)
Đau xót lý chim quyên (Tân nhạc: Vũ Đức Sao Biển)
Đêm Gành hào nghe điệu hoài lang (Nhạc: Vũ Đức Sao Biển)
Đón xuân này nhớ xuân xưa
Dương Quý Phi (Tác giả: Viễn Châu)
Kẻ ở miền xa
Lối mộng thiền xưa
Miền nhớ
Núm ruột quê hương
Thêu áo như lai
Thương màu áo lam
Tình ca đất phương Nam
Tình ca quê hương
Tình sầu
Xin anh giữ trọn tình quê

...
Bài tân nhạc do bà viết lời vọng cổ


Bông hồng cài áo
Thêu áo như lai
Thương màu áo lam
Miền nhớ
Tình ca đất phương Nam
Chuyến tàu hoàng hôn
Mưa nửa đêm
Tình ca quê hương
Chuyến tàu hoàng hôn
Đau xót lý chim quyên
Trăng về thôn dã
...
Những phim tham gia
Như hạt mưa sa (1971)
Như giọt sương khuya (1972)
Lan và Điệp
Con ma nhà họ Hứa (1973)


Đời tư

Bà từng tìm cách quyên sinh 3 lần nhưng bất thành.
Bà từng quy y Tam bảo Phật giáo với pháp danh Diệu Lộc.
Bà kết hôn lần đầu tiên với danh thủ bóng đá Phạm Huỳnh Tam Lang năm 1967. Cuộc hôn nhân tan vỡ năm 1974 vì lý do riêng tư. Hai người không có con chung. Dù ly dị nhưng sau này 2 người vẫn dành cho nhau những lời tốt đẹp.
Sau khi ly dị, cũng trong năm 1974, bà lập gia đình lần thứ 2 với ông Charles Đức, một Việt kiều quốc tịch Pháp. Hai người có với nhau 1 người con trai tên Bảo Giang Valery Bauduin, hiện đang làm việc ở Mỹ.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 2 trang (15 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]