Trang trong tổng số 7 trang (69 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7]

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân.

Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm.

Kim Chi
(Trich thư gửi Hội Điện ảnh Việt Nam từ chối làm hồ sơ để đề nghị Thủ tướng khen thưởng)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Những kẻ vụ lợi, bè phái và dối trá

Ơn giời và nhờ sự mưa móc của các vị mà tôi được ngồi ở cái ghế ủy viên hội đồng văn xuôi. Đã trải qua hai mùa xét giải và kết nạp hội viên tôi đã nhận ra rằng, việc tôi ngồi ở hội đồng không thể đem lại lợi ích nào cho các nhà văn, cho người viết. Tôi chỉ đang bị biến thành một con rối trong tay những kẻ vụ lợi, bè phái và dối trá. Khi bức thư này đến tay các quí vị cũng có nghĩa rằng tôi chính thức chối bỏ cái ghế ủy viên hội đồng văn xuôi.

Y Ban
(Trich thư ngỏ gửi Hội Nhà Văn Việt Nam)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

"Chính trị hóa giáo dục chỉ đẻ ra những chiến binh đánh bom tự sát, chứ không đẻ ra những công dân xây dựng tương lai."

"...Nền giáo dục Việt Nam hôm nay là một nền giáo dục thiếu trung thực, đúng như ý kiến của ông Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã công nhận. Đạo đức trong giáo dục Việt Nam hôm nay đồng nghĩa với dối trá: thầy dối trá thầy, trò dối trá trò, quản lý giáo dục báo cáo láo cốt lấy thành tích, nạn mua bán bằng, bán đề thi, mua quan bán tước đang là đại họa của nền giáo dục. Hầu hết sách giáo trình, sách giáo khoa, ..., là sách đạo văn. Cán bộ có chức quyền đua nhau làm thạc sĩ, tiến sĩ, ..., lấy bằng thật nhưng học giả. Nạn dùng tiền mua bằng cấp, mua học hàm học vị đang diễn ra công khai trong cái chợ trời giáo dục Việt Nam. Việc Hà Nội vừa qua đưa chỉ tiêu "xóa mù tiến sĩ" cho cán bộ công nhân viên nhà nước đã nói lên học vị tiến sĩ chẳng còn giá trị gì cả. Có lẽ trong vài năm tới, sau việc Bộ Giáo dục ra chỉ tiêu đào tạo thêm 23.000 tiến sĩ, sẽ dẫn tới chiến dịch xóa mù tiến sĩ trong phạm vi toàn dân. Nhiều ông cán bộ cấp cao có học vị tiến sĩ nhưng chưa có bằng tốt nghiệp đại học, thậm chí có vị chưa có bằng tốt nghiệp cấp 2 vẫn lấy được học vị tiến sĩ. Việc chính trị hóa môn văn, môn lịch sử, môn triết học, chính trị hóa nền giáo dục đã tạo cơ sở cho sự dối trá làm bá chủ đất nước. Giáo dục như thế sao có thể đào tạo ra những công dân chân chính?"

Trần Mạnh Hảo
(Trich bài tham luận "Chỉ có sự thật mới giải phóng con người, giải phóng văn học và đất nước" đọc trước Đại hội Nhà văn lần thứ 13.)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tính ổn định của một quốc gia thể hiện bằng sức sống (tuổi thọ) của một bản hiến pháp.

Tuy không hẳn là tiêu chí duy nhất, nhưng tính ổn định của một quốc gia thể hiện bằng sức sống (tuổi thọ) của một bản hiến pháp. Nước Mỹ là một trường hợp điển hình, Hiến pháp chỉ có 7 điều mà tồn tại đã hơn hai trăm năm. Người ta giải thích rằng, song hành với bản Hiến pháp ổn định ấy là cả một năng lực rất thành thục trong việc giải thích hiến pháp một cách rất chuyên nghiệp nhằm vận dụng những nội dung mang tính nguyên lý vào những biến đổi hết sức cụ thể của đời sống phát triển. Nói như người phương Đông , đó là cái năng lực “dĩ bất biến ứng vạn biến”.

Dương Trung Quốc
(Trich bài "Nghĩ vào lúc Hiến pháp đang sửa đổi" đăng trên báo Lao Động)

http://laodong.com.vn/Chinh-tri/Nghi-vao-luc-Hien-phap-dang-sua-doi/100012.bld
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Lòng tin của nhân dân đang bị thử thách

Mới đây, trả lời phỏng vấn báo chí, khi đề cập đến niềm tin, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cảnh báo: “Lòng tin của nhân dân đang bị thử thách”. Điều đó cũng có nghĩa, dân đã từng tin vào sự quang minh của lẽ phải và công bằng nhưng rồi bóng tối của sự nhập nhèm từ một số cơ quan công quyền, từ những “công bộc” của dân đã dần phủ mờ niềm tin đó. Nhiều vụ tham nhũng được báo chí phanh phui nổi đình nổi đám, được đưa ra xét xử với những lời “buộc tội đanh thép”, “giơ cao đánh khẽ”. Qua mỗi lần như thế, niềm tin của người dân lại bị thử thách.

Trần Đăng
(Trich bài "Niềm tin trong thử thách" đăng trên báo Thanh Niên)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Phải chữa gấp bệnh sợ sự thật

Bệnh rất lớn đó là bệnh không dám nói lên sự thật. Ai cũng yêu sự thật, ghét sự dối trá. Ai cũng biết chỉ có sự thật mới làm nên giá trị thật, còn sự dối trá chỉ mang lại giá trị giả tạo. Ai cũng biết đói khát sự thật là đói khát ghê gớm nhất, đáng sợ hơn cả đói khát vật chất. Biết thế, nhưng sự thật vẫn đang thiếu vắng chung quanh ta. Thiếu vắng sự thật thì dối trá lên ngôi, dối trá hoành hành. Dối trá cũng đang là bệnh lớn, bệnh kinh niên, bệnh nan y trong xã hội.

Nhưng vì sao “không dám nói” lên sự thật mới là điều đáng bàn. Suy nghĩ sâu sắc để tìm ra chân giá trị của sự thật đã khó, nói lên được sự thật đôi khi còn khó hơn. Có những sự thật không cần suy nghĩ nhiều, nó sờ sờ trước mắt, nhưng cũng không dễ gì nói được. Tìm và nói lên sự thật có nhiều cách, phản biện xã hội, trình bày chính kiến, tranh luận công khai là những cách tốt nhất. Sự thật chỉ tồn tại trong môi trường dân chủ, tự do và minh bạch. Bóng tối là đất sống của dối trá. Chỉ thẳng ra sự dối trá cũng chính là nói lên sự thật, nhưng chưa có nhiều người dám vạch mặt, chỉ tên sự dối trá. Vì sao vậy?

Bởi vì, để sự thật lên tiếng thì cần phải có sự quảng đại của người lắng nghe. Nếu nói lên sự thật mà phải chịu sự trả giá thì tất nhiên ít người dám nói. Người nói lên sự thật cần phải có dũng khí và người nghe sự thật cũng phải có dũng khí. Thiếu một trong hai, sự thật vẫn bị cầm tù.


LÊ THANH PHONG
(Trich bài "Phải chữa gấp bệnh sợ sự thật" đăng trên báo Lao Động)

http://laodong.com.vn/Su-kien-binh-luan/Phai-chua-gap-benh-so-su-that/102779.bld
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đừng để “cáo gửi chân”

Bằng cách này hay cách khác, những thứ hàng hóa như điện thoại di động nhái các hãng lớn; quần áo được nhập về đội mác Việt Nam cho đến những thứ nhỏ bé hơn như mấy bánh pháo, cái đèn lồng hay thậm chí mấy phong bao lì xì cũng xuất xứ từ Trung Quốc… thôi thì đủ loại vẫn tràn vào nội địa. Mà nào có phải người Việt mình kém cỏi đến mức không làm nổi mấy cái phong bao lì xì hay những cái đèn lồng đâu!? Trong khi đã không cổ súy để người Việt dùng hàng Việt đã đành; lại có nhiều người còn gián tiếp tiếp tay cho những hành vi vi phạm chủ quyền quốc gia. Hành động này đáng giận chứ không phải chỉ đáng trách. Điều ngạc nhiên như đã nói trên là, không biết bằng cách nào những thứ hàng ấy lại được tuồn vào Việt Nam một cách vô tư, vượt qua trùng trùng các chốt chặn đủ loại với những công chức tinh thông nghiệp vụ là thế; từ biên giới cho đến những tỉnh thành nằm sâu trong nội địa.

Hoàng Mai
(Trich bài "Đừng để “cáo gửi chân" đăng trên báo Đại Đoàn Kết)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Ai thực sự là nạn nhân của tin đồn?

Nhìn nhận các tin đồn xuất hiện trong 2 năm qua, cho thấy nó bao hàm cả 2 bộ mặt: Những tin bí mật được rỉ tai, sau đó thành sự thật. Và bộ mặt thứ hai là những tin vịt hoàn toàn, được tung ra nhằm trục lợi, hạ bệ, bôi nhọ. Nhưng bộ mặt nào thì tin đồn cũng là chỉ dấu cho thấy sự bất ổn của thị trường, hậu quả của sự bất minh và sự lung lay dữ dội của niềm tin.

Chìa khóa cho vấn đề tin đồn, vì thế, không phải là việc nạn nhân xuất hiện bác bỏ tin đồn, cũng không phải là việc “công an vào cuộc”, mà phải là sự công khai, minh bạch và nhất quán trong các chính sách kinh tế vĩ mô. Bởi suy cho cùng, nạn nhân của tin đồn không phải là các “đại gia nạn nhân” mà chính là nhân dân, những người lúc nào cũng thấp tha thấp thỏm với mấy đồng tiền nhỏ nhoi vì mù tịt thông tin.


Đào Tuấn
(Trich bài "Ai thực sự là nạn nhân của tin đồn?" đăng trên báo Lao Động)

http://laodong.com.vn/Su-kien-binh-luan/Ai-thuc-su-la-nan-nhan-cua-tin-don/103340.bld
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Voi đã chui lọt lỗ kim

Nhưng đâu phải "chui lọt" là chấm dứt, là xong. Nếu con voi "nghi án hàng hiệu Milano" có thể chui lọt lỗ kim thì chắc chắn, trong 3 tháng qua và cả sau này, đã và sẽ tiếp tục có những con voi, thậm chí con khủng long khác chui lọt lỗ kim. Bởi không công khai kết quả điều tra, không biết những sản phẩm quần áo, giày dép... dán mác Gucci, D&G với giá vài chục ngàn nhưng được bán lên vài triệu, vài chục triệu đồng trong suốt bao năm qua là thật hay giả thì hoặc người dân tiếp tục bị lừa dối và móc túi, hoặc ngân sách tiếp tục bị thất thu. Quan trọng hơn là những nghi án trốn thuế với quy mô lớn được phát hiện ngày càng nhiều.

Còn nhớ trước tết, nghi án chuyển giá trốn thuế của hàng loạt các công ty đa quốc gia nổi tiếng thế giới như Coca Cola, Pepsi, Adidas, Metro Cash & Carry... cũng khiến dư luận bàng hoàng và phẫn nộ. Có công ty doanh thu hàng chục ngàn tỉ, có công ty liên tục mở rộng quy mô và hầu hết các công ty này đều giữ vị trí thống lĩnh trên thị trường nội địa trong lĩnh vực mình kinh doanh. Nhưng cả chục năm hoạt động tại Việt Nam, họ không đóng một đồng thuế nào.


Nguyên Hằng
(Trich bài "Voi đã chui lọt lỗ kim" đăng trên báo Thanh Niên)

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130225/voi-da-chui-lot-lo-kim.aspx
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 7 trang (69 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7]