Trang trong tổng số 7 trang (69 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

.
Nhà nghiên cứu Linh Nga Niêk Đam: “Xin các cán bộ quản lý văn hóa đừng trổ tài đạo diễn để 'sân khấu hóa' văn hóa Tây nguyên. Là người dân tộc tôi hiểu rõ, không phải cái gì cũng mang lên sân khấu trình diễn được.

(Tuổi Trẻ 30/08/2012)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.
  một quốc gia mà công lý trở nên xiêu vẹo và pháp luật chỉ là trò hề. Điều đó cũng cho thấy rằng những sai sót trong hệ thống tưởng chừng bám rễ sâu đến mức không thể chặt phá, nhưng nếu được thực hiện với sự quyết tâm thì chẳng có gì là bất khả hay muộn màng, trong việc đưa đất nước trở lại con đường sáng sủa minh bạch.

(...)

    sự trộm cắp hàng tỉ đôla đã được miêu tả như là "cái phải như thế" của thị trường tự do, và sự bòn rút hàng đống tài sản thuộc về nhân dân đã được tuyên bố như là hình thái của chính sách tư nhân hóa. Trước khi quyết định làm gì, người ta phải tham khảo nhân dân. Anh có muốn sống tách khỏi đất nước mà anh đang sống không? Ấy thế mà nhân dân có bao giờ được hỏi gì đâu. Như thế chẳng phải là một bi kịch sao?...


(Tuổi Trẻ 30/08/2012)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Phục dựng di tích

Với con mắt của một chuyên gia nhân học, bảo tàng, PGS-TS Nguyễn Văn Huy - thành viên Hội đồng Di sản Việt Nam, nguyên GĐ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - chia sẻ: “Rất, rất không nên phục dựng một cái gì đó khi không có cơ sở. Ở ta đang có phong trào phục dựng di sản (cả vật thể và phi vật thể) một cách rất thiếu chuyên nghiệp, dẫn đến việc nhiều di sản sẽ bị hiểu một cách méo mó, sai lệch với lịch sử. Nhưng quan trọng là bây giờ ta chấp nhận sự méo mó ấy thì đến các thế hệ sau sẽ không nghĩ đó là sự méo mó nữa, mà coi đó là một di sản thực thụ”. Quả thực, đây là ý kiến rất đáng suy nghĩ.

Việc phục dựng nhà Thái Miếu ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một ví dụ cụ thể. Khi mới phục dựng, có nhiều nhà khoa học đã chỉ ra sự không hợp lý về mặt kiến trúc, cảnh quan, lịch sử...; thế nhưng thời gian cứ thế trôi đi và mọi người đều coi kiến trúc ấy là một sự tồn tại đương nhiên trong không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Nói rộng ra một chút, việc dựng tượng các vị liệt tổ liệt tông của quốc gia cũng nằm trong tư duy này, nghĩa là tạc “lấy được”, bất cần biết thực tế mặt mũi các “ngài” ra sao, trang phục thời ấy như thế nào. Thế mới có chuyện ở ta có bao nhiêu nơi thờ Quốc tổ thì có bấy nhiêu “ông Hùng Vương” – vì dung mạo khác nhau đã đành, trang phục cũng chả thể nói là giống nhau...


Trương Hoàng
Trích bài đăng trên báo Lao Động
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Quế Chi

.

NỖI LÒNG CỦA PHỤ HUYNH



" Trong 1.000.000 đồng mà anh P., phụ huynh học sinh lớp 7, Trường THCS Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân (Hà Nội), vừa đóng cho con....."

Đến hẹn lại lên, phụ huynh tiếp tục miệt mài nghĩa vụ đóng góp vài chục khoản, gọi chung là phí đầu năm học. Có quá nhiều khoản thu vô lý, biến tướng dưới hình thức tự nguyện. Các bậc phụ huynh học sinh biết, nhưng vẫn phải ‘ngậm bồ hòn, làm ngọt’.

Trong 1.000.000 đồng mà anh P., phụ huynh học sinh lớp 7, Trường THCS Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân (Hà Nội), vừa đóng cho con có gần một nửa là tiền bảo hiểm các loại, tiền quỹ phụ huynh và tiền hỗ trợ sửa mặt bàn. Trong đó, khoản thu vô lý nhất là tiền sửa mặt bàn.

1.001 loại phí

Anh P. cho biết tất cả số tiền phải nộp được gộp lại và được cô chủ nhiệm ủy thác cho Hội trưởng hội phụ huynh thu. Phụ huynh đóng tiền không nhận được phiếu thu.

.......

“Nói mãi rồi có thay đổi được gì đâu, quyền trong tay họ. Thôi cứ xác định nuôi con học là tốn kém, đã cố rồi giờ cố thêm tí nữa”.

Đa số phụ huynh đều nhận ra bản chất các khoản thu bất hợp lý dưới danh nghĩa “tự nguyện” của nhà trường nhưng “nhắm mắt cho qua”. “Một mình mình có phản đối thì cũng như “trứng chọi đá” và biết đâu còn ảnh hưởng đến việc học của con”, anh P. chia sẻ.

Đây cũng là suy nghĩ của đa số phụ huynh, nhất là phụ huynh có con học lớp đầu  hoặc cuối cấp. Vì với họ thì chấp nhận nộp tiền một cách vô lý thêm một hay vài năm nữa dù sao cũng dễ hơn việc phải lo nghĩ rằng con mình có thể không được đối xử như các bạn khi ở trường.

Tuyết Nga

===================

Với cương vị là giáo viên của nhà trường, bạn suy nghĩ gì không khi đọc những nỗi lòng này của phụ huynh???

Trong số khoản đòng góp ấy là một phần TƯƠNG ĐỐI  dành cho TRI ÂN  giáo viên !!!

Bạn thờ ơ ??? hoặc bạn thừa nhận rằng đó là lẽ dĩ nhiên? hay bạn tự ngụy biện hoặc được Bật đèn xanh để cho rằng đó chỉ là một món quà TRI ÂN NHO NHỎ  ( NHO NHỎ  THÔI   khoảng vài triệu / 1 đợt   , có đáng là bao đâu mà phải làm ầm ỹ lên!!!)  để rồi  cứ đến hẹn lại lên, trong những ngày Lễ, Tết  bạn chìa tay ra nhận lấy những chiếc phong bì? những chiếc phong bì Lặng câm ,không biết nói?!

' Chúng con phải đóng góp nhiều lắm !' ....học sinh của bạn nói đó-những đứa trẻ mà hằng ngày đến trường các bạn gọi là các con đấy , Bạn nghĩ gì???

Mỗi học sinh của các bạn phải đóng góp rất nhiều QUĨ cho cái hoạt động gọi là TRI ÂN ấy.  Bạn nghĩ gì??? hay là chẳng cần nghĩ gì???

Không chỉ đặc thù nhân ngày truyền thống của ngành 20 - 11, mà còn các ngày Tết nguyên đán, ngày Phụ nữ Quốc tế, ngày Phụ nữ Việt Nam, rồi còn ngày gfi nữa????

Quĩ TRƯỜNG ! Chúng ta vẫn thầm biết với nhau đó là tấm lòng của các vị phụ huynh đối với chúng ta nhân ngày truyền thống của ngành! Vậy thôi là ĐỦ lắm rồi chứ nhỉ!

Vậy tại sao các con thân yêu của các bạn lại còn phải đóng QUĨ LỚP để TRI ÂN bạn trong biết bao nhiêu các ngày Lễ , Tết khác trong năm???



Những đồng tiền TRI ÂN  ấy  ở đâu ra??? Là sự tất bật sáng sớm hay đêm khuya từng bước chân trên đường phố quét rác ! Là từng ngày ngồi dán mông trên cái ghế gỗ pha từng ấm nước, rót từng cốc trà....bán cho khách ! Là từng ngày gáng hàng rong đi khắp các phố phường! Là....sự chắt chiu bữa cơm ngon hay cái quần cái áo của học sinh các bạn....



Bạn hẳn biết thừa rằng, cha mẹ bọn trẻ ấy cũng là những người lao động nhưu các bạn, họ cống hiến và đều làm những công việc của xã hội - như các bạn- các bạn chẳng làm được điều gì HƠN họ đâu ! Vậy tại sao họ phải đóng TIỀn để TRI ÂN bạn??? Là công việc có sự đặc thù, đối tượng làm việc của các bạn là CON NGƯỜI nên bạn thường được xã hội gửi trao tới bạn 2 chữ TRI ÂN - nhưng các bạn đã tham gia hoặc đồng lõa với việc Đổi 2 chữ ấy thành TIỀN!!!

Đã thành thông lệ,   sự  TRI ÂN  mà bạn nhận  là những tờ Polyme mới coong nhuộm đẫm những nỗi lòng Sợ không dám nói  của phụ huynh. Bạn vui không??? Bạn có hạnh phúc không???



Có biết bao nhiêu văn bản  của ngành ra đời để chấn chỉnh, để nhắm ngăn chặn việc THU các khoản tiền vô lý đều không có tác dụng hoặc tác dụng vô cùng nhỏ, chẳng thể ngăn ngừa được thực tế kia đâu, bởi vì phía sau là một đồi ngũ đông đảo các giáo viên     vẫn      còn     rất     thích      sự     TRI ÂN    trá    hình    kia !!!

Rôi không biết tự khi nào cái QUĨ RIÊNG nó cũng được hình thành và được cổ súy mạnh mẽ. Đó là sự TỰ NGUYỆN  hay  là  vì mục đích cá nhân của một số Phụ huynh có nhiều tiền hay là kết quả của một tác động nào đó từ phía các bạn??? Ai ? có lẽ chỉ có ông TRỜI  mới có thể cho tôi được câu trả lời!

Rất rất nhiều người được biết đến là người có nhiều tiền,  không thiếu tiền, và kiếm được rất nhiều tiền so với đồng nghiệp từ  sự lợi thế bộ môn, nhưng vẫn ...không thể từ chối sự TRI ÂN  nhiều tập kia.



Các bạn? những nhà giáo có Phẩm chất chính trị tốt? Luôn thực hiện đầy đủ các cuộc VẬN ĐỘNG?  Có Đạo đức nhà giáo tốt?  Có tình Yêu thương học sinh? Hãy ngẫm suy đi - trước nỗi lòng của phụ huynh , và đừng dối lòng mình rằng đó là Tình Cảm của phụ huynh để mãi mãi cứ xòe tay ra - không biết ngượng - để trà đạp lên Nỗi lòng của Phụ huynh!!!!




Trích trong bensongtrang.vnweblogs.
Có một lời yêu ngỏ muộn màng
Mà thành mong nhớ cháy tâm can
TT
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đồ Nghệ đã viết:

Nhà văn Nguyên Ngọc: Cần phản tư về nguyên nhân gốc của sự suy thoái văn hóa và giáo dục

…cũng phải nói rằng thật khó cho họ giữ mình trọn vẹn dưới áp lực của một nền giáo dục đang suy thoái có tính chất hệ thống như vậy. Gần đây, trong một ngữ cảnh khác có người đã dùng đến cách nói «tội làm hỏng dân». Ai làm hỏng? Đương nhiên là cái hệ thống kia.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu

Không để bất kỳ cơ quan nào, cá nhân nào được đứng ngoài và đứng trên pháp luật, đứng ngoài sự giám sát của các cơ quan nhà nước, của báo chí, quần chúng. Cần thực hiện quyền giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách nhà nước, đầu tư công, mua sắm công, quyết định về đất đai, khai thác tài nguyên. Mọi loại thuế, phí phải do Quốc Hội hoặc các cơ quan dân cử quyết định trên cơ sở tham khảo ý kiến công khai của người dân. Thực hiện quyền giám sát đối với quyền sở hữu nhà nước trong các DNNN, nhất là đối với các tập đoàn và tổng công ty nhà nước.

Nhóm lợi ích ở Việt Nam có đặc trưng là liên quan đến những người có chức, có quyền, nhất là quyền liên quan đến cán bộ, tài chính, ngân sách, đầu tư, đất đai, hầm mỏ, rừng, biển… Những người này có thể ở cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã phường hay ở cấp sở, phòng, thậm chí cá nhân thanh tra, cảnh sát hay ở DNNN, tập đoàn, dự án...

Nhóm lợi ích ở Việt Nam hoạt động rất linh hoạt, theo từng vụ, việc, vây quanh một số cá nhân nhất định. Lợi dụng tính thiếu công khai, minh bạch các nhóm lợi ích thường tiếp xúc theo “quan hệ” cá nhân, có thể đặt quan hệ trực tiếp hay qua con cái, thân quen mà chất kết dính là lợi ích tiền bạc. Lợi ích càng lớn thì nhóm lợi ích hoạt động càng mạnh. Luật pháp càng lỏng lẻo hay quyền lực ít bị giám sát thì nhóm lợi ích hoạt động càng trắng trợn, liều lĩnh.


Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Có phải là cấp bách?

Nếu chỉ để thông qua cho nhanh mà đặt tên công trình đó là “cấp bách”, bỏ qua những tính toán cẩn trọng, những phân tích lợi hại lâu dài, những ý kiến phản biện khoa học thì không nên. Tiền nhân đã có câu “Dục tốc bất đạt”. Mọi sự vội vàng, chủ quan, không xuất phát từ lợi ích tổng thể chỉ mang lại hậu quả xấu, thậm chí thảm hoạ. Đã có nhiều bài học cay đắng, nhiều cái giá quá đắt phải trả cho sự chủ quan nóng vội, cho nhiều công trình “cấp bách” nhưng chuẩn bị không kỹ, quản lý lỏng lẻo, và bị chi phối bởi các nhóm lợi ích. Cảng Lạch Huyện liệu có trở thành một sự kiện tiếp theo của chuỗi các sự kiện như cảng Cái Lân, cảng Cái Mép – Thị Vải, cảng Vân Phong, Vinashin, Vinalines... hay không? Dư luận đang theo dõi những động thái của các cơ quan nhà nước và các bên liên quan đến cảng Lạch Huyện.

TS Tô Văn Trường
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tuấn Khỉ đã viết:
Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu

Không để bất kỳ cơ quan nào, cá nhân nào được đứng ngoài và đứng trên pháp luật, đứng ngoài sự giám sát của các cơ quan nhà nước, của báo chí, quần chúng. Cần thực hiện quyền giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách nhà nước, đầu tư công, mua sắm công, quyết định về đất đai, khai thác tài nguyên. Mọi loại thuế, phí phải do Quốc Hội hoặc các cơ quan dân cử quyết định trên cơ sở tham khảo ý kiến công khai của người dân. Thực hiện quyền giám sát đối với quyền sở hữu nhà nước trong các DNNN, nhất là đối với các tập đoàn và tổng công ty nhà nước.

Nhóm lợi ích ở Việt Nam có đặc trưng là liên quan đến những người có chức, có quyền, nhất là quyền liên quan đến cán bộ, tài chính, ngân sách, đầu tư, đất đai, hầm mỏ, rừng, biển… Những người này có thể ở cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã phường hay ở cấp sở, phòng, thậm chí cá nhân thanh tra, cảnh sát hay ở DNNN, tập đoàn, dự án...

Nhóm lợi ích ở Việt Nam hoạt động rất linh hoạt, theo từng vụ, việc, vây quanh một số cá nhân nhất định. Lợi dụng tính thiếu công khai, minh bạch các nhóm lợi ích thường tiếp xúc theo “quan hệ” cá nhân, có thể đặt quan hệ trực tiếp hay qua con cái, thân quen mà chất kết dính là lợi ích tiền bạc. Lợi ích càng lớn thì nhóm lợi ích hoạt động càng mạnh. Luật pháp càng lỏng lẻo hay quyền lực ít bị giám sát thì nhóm lợi ích hoạt động càng trắng trợn, liều lĩnh.


Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012

‘Nhóm lợi ích nhân danh ổn định chính trị’



BBC - Kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói thất bại Vinashin nay như “đứa con hoang” không ai nhận trách nhiệm và đề nghị sớm chấm dứt việc thí điểm đặt các tập đoàn trực tiếp do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quản lý.

Trong chương bàn về “đổi mới tư duy và cải cách thể chế” thuộc Bấm Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh tại Hà Nội nhấn mạnh yêu cầu giám sát các tập đoàn và tổng công ty nhà nước.

“Các tập đoàn và tổng công ty nhà nước phải được quản lý chặt chẽ theo luật pháp, dưới sự giám sát của các Ủy ban của Quốc hội. Sớm chấm dứt việc thí điểm đặt các tập đoàn trực tiếp do Thủ tướng quản lý”.

Ông Doanh cho biết các quyết định xây dựng cảng biển, sân bay... đều do Thủ tướng Chính phủ hay các bộ quyết định và hiện tại các sân bay và cảng biển địa phương đều trong tình trạng báo cáo hoạt động thua lỗ lớn.
(...)

“Kinh nghiệm cho thấy thất bại thường là đứa con hoang, thí dụ như ngay vụ Vinashin cũng không ai đứng ra chịu trách nhiệm cá nhân và cũng chưa xác định được trách nhiệm cá nhân,” kinh tế gia hàng đầu Việt Nam viết trong báo cáo.

Điều được mô tả là “tư duy nhiệm kỳ” và “lợi ích nhóm” (từng được ông Trọng nói đến) một lần nữa được ông Doanh đề cập đến trong nỗ lực khắc phục đầu tư công kém hiệu quả.

“Lợi ích nhóm ở Việt Nam có đặc trưng là liên quan đến những người có chức, có quyền, nhất là quyền liên quan đến cán bộ, tài chính, ngân sách, đầu tư, đất đai, hầm mỏ, rừng, biển, v.v…

Những người này có thể ở cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã phường hay ở cấp sở, phòng, thậm chí cá nhân thanh tra, cảnh sát hay ở doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, dự án, v.v...

Bộ máy nhà nước, giới cầm quyền phải cùng chia sẻ lợi ích với dân, không cho phép hình thành một bộ máy đặc quyền, đặc lợi, sống cách biệt với dân, đè đầu, cưỡi cổ người dân”.

Một bộ máy như vậy, cần phải đào thải và chắc chắn sẽ bị nhân dân đào thải” ông Doanh viết.

Tuy nhiên ông khuyến cáo rằng “việc thực hiện sẽ rất khó khăn gian khổ vì hiện nay đã hình thành một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi, cản trở mọi cải cách cần thiết nhân danh ổn định chính trị - xã hội”. (...)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tồn tại hay không tồn tại?

Hai tập đoàn thí điểm này đều có đặc điểm chung là hình thành chỉ bằng các quyết định hành chính: tập đoàn Sông Đà được ghép lại từ sáu tổng công ty 90, còn tập đoàn HUD được hợp thành từ năm tổng công ty 90. Ở mô hình mới, các “tập đoàn” có quá nhiều công ty con, cháu. Tập đoàn Sông Đà có tới 230 công ty con và công ty liên kết. HUD có 183 công ty con và công ty liên kết. Theo chính đánh giá của một quan chức bộ Xây dựng, khi gộp hết về mái nhà chung “tập đoàn”, các tổng công ty, công ty con, cháu đó chẳng có lợi ích gì, vì “mẹ” đầu tư vốn cho các con rất ít, nên “con, cháu” vẫn chủ yếu đi vay… Những khoản nợ lớn ở nhiều công ty con còn làm khổ cho công ty mẹ – tập đoàn, như những khoản nợ nước ngoài lên tới hàng ngàn tỉ đồng của nhà máy ximăng Hạ Long (Quảng Ninh) hay nhà máy ximăng Đồng Bành (Lạng Sơn), khiến cho tập đoàn Sông Đà đến nay vẫn loay hoay giải quyết. Đang từ chỗ sản xuất, kinh doanh độc lập, nhiều tổng công ty khi gia nhập hai tập đoàn trên phát sinh thêm rất nhiều chi phí do mô hình tổ chức trở nên phức tạp, nhiều tầng, nấc trung gian…Thậm chí, ngay trong tập đoàn cũng phát sinh những mâu thuẫn nội bộ, giữa các công ty con với nhau, giữa công ty mẹ và công ty con…, ví dụ như khi cạnh tranh, tham gia đấu thầu. Có tập đoàn lấy một tổng công ty làm nòng cốt như HUD, hay Sông Đà thì còn có chuyện lãnh đạo tập đoàn chủ yếu chăm lo cho những “con, cháu” cũ của mình mà lơ là đống “con, cháu” khác... Các “con, cháu” khác cũng tỵ nạnh, không thèm chơi với “con, cháu ruột” của công ty mẹ – tập đoàn... Trên thực tế, có những doanh nghiệp tuy là “con, cháu” nhưng có bề dày hoạt động, hiệu quả còn cao hơn công ty nòng cốt thì “mẹ” được cho là “chưa đủ tuổi” để chỉ đạo công ty con. Do đó, có ý kiến cho rằng chấm dứt thí điểm làm tập đoàn, trở về là những tổng công ty độc lập như trước thì những Lilama, Viglacera, tổng công ty Sông Đà…, với thương hiệu đã có, những “con”, “cháu”... của các tập đoàn ấy sẽ sống khoẻ hơn, phát triển nhanh hơn và có khả năng tự nó trở thành các tập đoàn đúng nghĩa chứ không sung sướng gì khi ở mái nhà chung của tập đoàn.

Mạnh Quân
Trích bài đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Baba Yaga

MÁY GIẶT TÂM HỒN

Nguyenphi Lan

https://sphotos-b.xx.fbcdn.net/hphotos-ash3/s720x720/581378_4464595565417_2117110144_n.jpg


Với ý nghĩ, áo quần là cái che đậy bên ngoài của con người cần phải giặt sạch sau khi sử dụng thì cái bên trong của con người, mà người ta thường gọi là tâm hồn, cũng cần giặt giũ cho mới mẻ và thơm tho, tôi bắt tay vào nghiên cứu chế tạo máy giặt... tâm hồn.

Sau một thời gian mày mò lắp ráp và chịu nhiều lời dè bỉu, cuối cùng chiếc máy cũng được ra đời. Gọi là máy giặt thì tất nhiên nó cũng vận hành như một cái máy giặt áo quần hiện có bán trên thị trường, cũng quay thuận chiều, đảo chiều, cũng có nước xả, hệ thống sấy khô và có cả lưới lọc. Chỉ có một điều khác là máy giặt tâm hồn không cần phải sử dụng các loại bột giặt tuyệt hảo chống bám bẩn trở lại như quảng cáo trên ti vi. Thay vì bột giặt, ta hoà vào nước một vài trang sách nói về đạo đức, một vài chương điều của bộ luật... hình sự, một vài quan niệm tốt về tư cách công dân, hoặc vài tờ bướm về phòng chống AIDS.

Tất nhiên, muốn đưa vào sản xuất hàng loạt thì máy giặt phải qua giai đoạn thử nghiệm để có bằng chứng về hiệu quả. Người đầu tiên tôi dụ bước vào máy là một nhà báo xấu tính nhất trong một số nhà báo... hại. Máy chạy tốt, không hề gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, chỉ cần 10 phút sau, anh ta bước ra khỏi máy với khuôn mặt sáng như thiên thần. Khi kiểm tra lưới lọc thì tâm hồn của anh ta bị máy chà xát làm bật ra một cái ngòi bút cong queo, vài chục cái phong bì nhàu nát, một số chữ nghĩa đao to búa lớn mà anh ta từng dùng để đánh người này hoặc ca tụng người kia.

Người thứ hai bước vào máy của tôi là một nhà buôn đủ thứ, mà ngôn ngữ sang trọng gọi là doanh nhân tổng hợp. Cũng như người đầu tiên, ông ta không hề bị xây xát. Ông ta bước ra khỏi máy với một khuôn mặt ít mỡ hơn và cười với nụ cười ít âm sắc loảng xoảng của đồng tiền. Khi kiểm tra lưới lọc, tâm hồn của ông được gột sạch văng ra tùm lum... tổng hợp. Nào là một số chứng từ cạo sửa, nào là những phong bì "kính gửi" các cơ quan quản lý xuất nhập khẩu, nào là "kính biếu" thuế vụ v.v...

Người tiếp theo bước vào chiếc máy của tôi là một vị giám đốc quốc doanh, có nguy cơ phạm tội... "thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Ông ta hoàn toàn tự nguyện bởi muốn làm một con người sạch sẽ sau khi tự thấy tâm hồn mình đã quá bẩn hoặc vì đã quá... no. Dù với lý do nào đi nữa thì quyết định của ông vẫn là điều đáng trân trọng. Cũng chỉ cần 10 phút, ông ta đã sạch từ trong ra ngoài. Lưới lọc, sau khi tâm hồn của ông ta được giặt, chứa đầy những hợp đồng sai nguyên tắc; chứa đầy những con số phần trăm hoa hồng trên những dịch vụ mua bán, xây dựng cơ quan; chứa những hoá đơn chứng từ chi trả cho các chuyến đi công tác kết hợp... du hí ở nước ngoài.

Những gì thấy được trong lưới lọc của ba con người bước vào máy giặt đủ là một minh chứng hùng hồn cho hiệu quả của máy. Tôi muốn dụ thêm một nhà đạo diễn nhưng sợ máy của mình sẽ bị lụt vì... mì ăn liền, muốn dụ thêm một nhà thơ nhưng lại sợ niềm hoang tưởng thiên tài của anh ta làm hỏng máy. Dù sao máy cũng mới ở trong giai đoạn thử nghiệm. Khi hoàn chỉnh thì tha hồ mà giặt. Tất cả sẽ sạch sẽ như ở thiên đường.

Tất nhiên, những thứ gom được trong lưới lọc cũng chưa phải là kết luận cuối cùng để lên kế hoạch sản xuất đại trà. Tôi cần có thời gian chờ đợi xem ba con người sẽ sống tốt như thế nào sau khi tâm hồn được giặt sạch.

Một tuần sau, anh "nhà báo xấu tính" đến gặp tôi với câu nói đầy bất ngờ:

- Có cách nào làm tâm hồn bẩn trở lại không?

Tôi ngạc nhiên:

- Sao anh lại có ý muốn kỳ cục vậy?

Anh ta trả lời:

- Chẳng kỳ cục gì cả! Tôi muốn giàu có. Tôi không cần làm người tốt. Tôi đã quen với những gì tôi làm. Từ ngày được giặt đến giờ, tôi cảm thấy khó chịu lắm.

- Nhưng nếu vậy, sẽ có ngày anh bị bắt như những nhà báo đã câu kết với Năm Cam...

Anh ta chưa kịp trả lời thì cánh cửa phòng tôi bật mở. Nhà doanh nghiệp tổng hợp nhanh như chớp đã đứng trước mặt tôi, giận dữ:

- Tưởng giặt tâm hồn cho nó sạch sẽ thì trời đất phù hộ ăn nên làm ra. Nào ngờ, thấy chuyện sai trái trong việc kính mời, kính biếu, kính thưa, tôi không làm thì bị đì ngóc đầu không nổi. Thiên hạ trốn thuế rầm rầm, nếu tôi không cạo sửa chứng từ thì có nước ăn cám. Trả lại cho tôi những gì mà tâm hồn tôi đã bị văng ra. Nào, trả lại đây hoặc tôi sẵn sàng mua lại.

Tôi chưa kịp trả lời thì không biết từ đâu trong phòng tôi đã xuất hiện một bà phốp pháp mà tôi chưa bao giờ được nhìn thấy. Bà ta nói với giọng quan quyền:

- Chế với tạo, giặt với giũ. Đồ vô tích sự. Cũng chỉ vì cái máy giặt của ông mà tôi mất một căn nhà, hai miếng đất và biết bao nhiêu tiền vàng. Ông là một thằng phá hoại.

Tôi từ tốn:

- Thưa bà, tôi có liên quan gì đến bà đâu?

Bà ta lại càng giận dữ:

- Sao lại không liên quan, chồng tôi cũng chỉ vì cái máy giặt của ông nên thành thật khai báo số tiền mà ông ấy đã đổ mồ hôi, sôi nước... bọt mới tham nhũng được. Ông ấy đã trả lại cho nhà nước hết rồi. Ông phá hoại sự nghiệp làm giàu của gia đình tôi. Này giặt mới giũ! Giặt mới giũ. Này! Này!...

Khi tôi biết bà là vợ của tay giám đốc thì chiếc máy giặt của tôi đã tan tành. Để chế tạo lại một chiếc máy giặt tâm hồn mới, đối với tôi là điều không khó. Vấn đề ở chỗ là những người cần giặt tâm hồn thì chẳng bao giờ chịu giặt.

Có thể một hôm nào đó, bạn gặp một người đàn ông đi trên phố, thỉnh thoảng rao một câu: "Ai giặt tâm hồn khôôôôô...ông?". Nếu bạn là người can đảm, xin hãy gọi một tiếng "giặt". Tôi sẽ phục vụ bạn miễn phí. Có thể tôi và bạn sẽ phải sống rất đạm bạc vì chỉ có nguồn thu nhập duy nhất là đồng lương.

Nào! Hãy can đảm gọi "giặt".

Source: QuanCocOnline
Trong một thoáng cổng thần tiên vừa khép
Phù thủy già trong dáng vóc Thiên Nga
Úmbala...bala
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 7 trang (69 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] ›Trang sau »Trang cuối