Trang trong tổng số 2 trang (13 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tô Tiến Đạt



"Sớm đào tối mận lân la, Trước còn trăng gió sau ra đá vàng.(1290.)sắc đẹp của Kiều có thể làm nghiêng tất cả đất trời và làm mờ con mắt của khách đa tình, Thúc sinh cũng không ngoài lệ. Nguyễn Du, ngoài Kim Trọng ra, đã cho ra đời một trang hào hoa phong nhã, cũng phong lưu không kém , nhẹ nhàng đi vào đời Kiều như một trang tình sử màn hai, không thiếu phần hấp dẫn. Nếu Kim Trọng "Phong tư tài mạo tuyệt (tót) vời,Vào trong phong nhă, ra ngoài hào hoa." thì "Thúc sinh quen thói bốc rời,Trăm nghìn đổ một trận cười như không." "Quen thói bốc rời", nhưng cũng không kém chân thành và nồng nàn. Ít học hành và danh giá như KT, nhung TS quả là một trang phong lưu, khách làng chơi vào bật sang trọng và biết trân trọng một thứ hoa đẹp cả người lẫn nết như Kiều.


Nếu Kim Trọng và Thúy Kiều như một cặp xứng đôi vừa lứa lý tưởng, "người quốc sắc,kẻ thiên tài", một mối tình thơ mộng của tuổi hoa niên, phát xuất từ ánh mắt rồi đi đến cảm súc tâm hồn, thăng hoa qua thề non hẹn biến, trong lành như một buổi bình minh chưa gợn chút đau thương, thì TS, TK là của mùa hè cháy bỏng, đầy rạo rực :

     "Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông"
cho dù nét phong gấm rủ là nguyên trinh đã qua đi và đã biến thành hoa tường, liễu ngõ qua một cơn bễ dâu; cho dầu Kiều giờ là một thứ hoa chơi, không hơn không kém, dù muốn dù không, loài hoa chỉ một thuở nhưng chòi mới vẩn còn đâm moc. Nét bút của Nguyễn Du thật không tiền khoáng hậu, theo thời gian gió bui phong trần nhưng hoa Kiều vẫn o mất vẻ đẹp có một không hai, bất diệt của nó; vừa lung linh vừa tiềm ẩn, một thứ hoa nằm ngoài qui luật tàn phai kia-dù bị nhân gian làm cho dập, rũ, nhưng theo thời gian hoa không mất nhụy muôn thuở ; vừa thầm kín vừa khoe khoan, vừa bùi ngùi mà kiêu hãnh, vừa hờn giận, ủ rũ mà vẫn không kém phần kiêu sa, và vẻ đẹp ngàn đời ngẩn ngơ của quỳnh vẫn giữ nét duyên dáng,vẫn còn sức hấp dẫn thu hút lạ thường, không thua gì cái mỹ miều hớp hồn Kim Trọng của buổi nụ vừa "lập lòe" bên vườn Thuý.



Nguyễn Du vẻ một TS như một làng chơi phóng đãng, hào hoa, không phải kiểu hào hoa "Vào trong phong nhã" , " cây quỳnh cành dao" công tử quí phái và lịch lãm của Kim Trọng. Nhưng cũng không thiếu cái tính chất "biết người biết ta", Thúc sinh là giống "chơi hoa" rành rỏi -còn Kim Trọng một thiếu niên "ngắm hoa" vừa bén nhụy với môt con tim hứng khởi, bay bỗng ngút tận trời mê đắm. Hai thế hệ, tuổi khác nhau, Kim Trọng, non trẻ, bồng bột, đến với Kiều như một Hoàng Tử đến với công chúa tuổi mưới sáu ; dầy dạn hơn, Thuc Sinh như một vị vua đem về cung nâng niu một mỹ nhân kỷ nử; Hai con người, hai trái tim, một niềm đam mê với Thúy Kiều sắc nước hương trời.

Ngòi bút Nguyễn Du thật tài tình! Hai cô Kiều khác nhau qua hai thời điểm không gian, thời gian khác nhau, hai vẽ đẹp tuy khác nhau nhưng mà lại là chỉ một hương nhị đặc thù ; một cô Kiều của ban đầu mùa xuan lúc hoa mới nở nhụy trắng trong tỏa ngát :"Dưới cầu nước chảy trong veo,Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha" (170-) và một Kiều sau hoa vùi liễu dập, Kiều của một kỹ nữ, cái trinh trắng"trong trẻo" kia đã được thay thế bằng một nét hoa buồn, đầy tâm sự chứa chan, nhưng vẫn còn: "mơn mởn cành tơ," Kiều của mùa thu sắc nước hoa mây, quyến rủ, choáng ngợp đất trời : " Long lanh đáy nước in trời, Thành xây khói biếc,non phơi bóng vàng", của mùa hè rực lữa với chim, hoa hòa quyện réo gọi sức sống trổi dậy "Dưới quyên chim đả goi hè", mà vẩn không mất cái sức lôi cuốn khiêu gơi ái dục mãnh liêt : "Rõ màu trong ngọc trắng ngà!Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên"


"Sẳn đúc", "tòa thiên nhiên", một nét đẹp bất diệt! thoát tục lại hiện hửu cho thế gian ca ngợi chiêm ngưỡng ; tòa thiên nhiên thì không thể nào có gi sánh bằng và không đánh đổ đươc qua bàn tay con người và phai phôi. Nét đep cũa Kiều qua nét bút cua ND là môt cái đẹp của trời đất muôn năm bang tặng qua hình hài của một tuyệt thế giai nhân -môt tuyệt tác của thiên nhiên chứ không là của nhân gian thi lam sao có thể mai một? ; ở đây, theo mô tả của ND, Kiều là một nàng tiên trần gian , o hơn, chẳng kém.


(Dẫu mãi mãi đã không còn cái nét đẹp hiếm hoi một lần của đóa phù dung: "Thiếp như hoa đã lìa cành," Đó chỉ là Kieu tự xót phận mình,nhung lìa cành chứ chưa có thật sự mất đi, vẫn còn "sài được".)



Chúng ta có thể hình dung ra một Kiều của Thúc Sinh ở một giai đoạn đầy đặng và..chín mùi hơn cả tâm hồn lẩn hình hài , khác khao và tràn đầy sức sống hơn Kiều của buổi trăng tròn non nõn . Nàng như nụ quỳnh tiên giữa chừng xuân đang vào độ sung mãn nhất, nét duyên dáng đang xòe cánh, khiêm nhượng nhưng không thiếu nét kiêu hãnh thầm kín, khác khao hứng lấy tia nắng ngọt ngào mới, con nắng mới nầy chính là TS.

Cuộc tình của Kim, Kiều chỉ giới hạn ở thờ non hẹn biển đá vàng dưới bóng trăng thề thơ mộng"Chén hà sánh giọng quỳnh tương" thì với Thúc sinh , khi nàng đã qua bao toi bời mây mưa chăn gối của đời gái lầu xanh:" Miệt mài trong cuộc truy hoan, càng quen thuột nết càng dan díu tình" Cuôc hơp mặt đi từ"đào mận" môt ngày rồi hai ba phen"lân la" rồi bén lữa, đến"dan diú" rồi cũng ra " đá vàng" như ai ,một thứ chu kỳ rất quen thuột của vòng tình ái trai gái trăm năm . Chính TS người đả khơi lại lữa xuân trong nàng, đả đem nàng ra khỏi nanh vuốt của dâm dục thô bạo, miểng cưởng:

"Mặc người mua Sở mây Tần, những mình nào biết có xuân là gì "
Lữa , rơm tình ai đã bùng lên ở hai con người găp nhau ...hơi muộn này. Thế mới biết TS không đến với Kiểu kiểu trăng chơi hoa đã tàn, nhưng cũng say sưa, tình nồng ý hợp không khác chị với KT cả. Chứng tỏ sức thuyết phục của TS, sức quyến rũ của Kiều cũng không kém gì lúc với KT, mà có vẻ còn ..hấp dẫn hơn. Thúc sinh rất là tương đầu với Kiểu , có cả tài thi họa, không kém gì KT và say sưa còn hơn nữa:

"Khi hương sớm khi trà trưa, bàn vây điểm nước, đường tơ họa đàn"

Ngày tháng với nhửng cuộc vui dài hơn, thi vị hơn, nó tròn đầy và đúng nghĩa một cuộc tình, cả tình dục và tình ái, đi xa hơn cả tình ái thuần nhất phơi phới mùi men say đắm chảy ...nước dãi ban đầu với KT nhiều, Kim, Kieu chị dừng lại ở những màn đầu của ái dục, đậm màu cao đẹp, thanh tao, trinh nguyên không gợn chút dục tính, Sinh, Kiều là một cuộc tình trọn vẹn, một cặp tình nhân sung mãn nhất, mặc dầu vụng trộm, lén lút, bất chính, nhưng nó lại làm cho Kiều và Sinh đi đến cái tột đĩnh của nghĩa yêu đương trai gái qua ngòi bút ND.

TS là tình quân đã đưa Kiều đi đến tuyêt đỉnh ..khoái lạc của đóa phù dung ngút trời hưng phấn; thật vây, TS chính là một tia nắng mới lạ trong đời Kiều từ trước đến nay. Một Kim Trong thư sinh chưa cho nàng cái cảm giác, thú yêu thương đầy sắc màu này

Chưa thấy Kim Trọng một lần nào "câu thần nối thơ" với Kiều, nếu như không lầm, phần nhiều KT chị ngồi nghe Kiều đàn và ngâm thơ với một nỗi niềm thán phục và giao cảm đặc biệt. Kim, Kiều như là Tử Kỳ, Bá Nha, Thúc sinh với Kiểu không chỉ là tri âm, tri kỷ mà là một cặp thi tài xứng đôi vừa lứa. Thúc Sinh, trai làng chơi hào hoa nhưng đối đáp thơ văn tài tình với một Kiều""đủ mùi thi ngâm", "cầu thân nối thô". Cuộc cờ, chén rượu sẽ cũng chứa chan hứa hẹn một tương lai ái ân vững bền biết mày nếu như không có một rào cản hôn nhân qua Hoạn Thư đanh đá kia!!



Nguyễn Du đã đem TS đến cho Kiểu để nàng..... trải nghiệm hết tất cả, trọn vẹn bao hương vị ngọt ngào của tình ái tuổi xuân tràn đầy nhưa sống trong những tháng ngày bị luy, tù hãm. Thật vậy, Sinh, Kiều là đôi"uyên ương" đúng nghĩa nhất, một cặp ...vợ chồng đúng nghĩa nhất. Thúc Sinh dưới ngòi bút của TS gọi lên một chút gì hiện thân của KT môi kể má ấp trong một giấc mơ đến với Kiểu để sưởi ấm đôi lòng: "Sinh rằng: Gió mát trăng trong, bấy lâu này một chút lòng chưa cam" Phải chăng đó cũng là mơ ước của NĐ, giấc mơ Kiều cũa KT? Có gì đó của TS lại giống một KT ân tình bởi vì ta thấy cả những hình ảnh của ánh trăng và chén quỳnh tương quen thuộc, có lời trăm năm đá vàng "tạc một chử đống" dệt mộng yêu đương, giọng điệu ngọt ngào một đêm nào bên thư phòng cạnh hiên Lãm Thủy nét vàng chưa phai lại được ND cho Kiều nghe lại trong hờn tủi và nhớ nhung, vòng tay ấm Thúc Sinh hay hình ảnh vuốt ve cũa một KT về trong chim bao đây?



Ngay cả gia đình của TS, không chấp nhận cuộc tình này cũng đã phải thốt lên:"Thật là tài tử, giai nhân, châu trần nào có châu trần nào hơn"(1457-)( theo tích xưa, hai họ Châu,Trần đời đời lấy nhau) thật vậy Sinh Kiều rất ăn ý với nhau. Giá chị họ đến với nhau sớm hơn! Nguyễn Du dành rất nhiều bút, mực tô điểm cho Sinh, Kieu, và còn dài dòng hơn cả tình sử của Kim, Kiêu để cho thấy Kiều cũng đã sống và kinh trải qua hết tận cùng của tình ái, thõa..thê cũng như ai.

Nhưng !

Nhưng nếu thế thì phước cho Kiều và cũng may mắn cho TS. TS vẫn chỉ là phường"quen thói bốc giời" hứa hẹn thề thốt đủ điều và mùa vui của Kiều trong đoạn trường bao giờ cũng ngắn ngủi. Chỉ có mối tình Kim, Kieu luôn canh cánh và dai dẳng theo nàng suốt cả oái ăm đoạn trường của mình. Thế nhưng cũng o thế trách TS được, chàng không thể vì một nàng Kiều..nữa mùa để đổ vỡ hạnh phúc gia đình sẵn có. Giá Kiều gặp TS sớm hơn thì câu chuyện có lẽ sẽ khác đi. Trách chăng chỉ là TS quá..sợ vợ đi. Chàng sợ nếu làm to ra thì sẽ bị tiếng tăm. Nhưng nếu chung tình với Kiều thật sự thì chàng có phải nên trốn đi theo Kiều chăng? chung tình bên nàng, nếu "" đá vàng đã quyết"" thì cũng nên"phong ba cũng liều"chứ? rõ rằng phần sau của màn cảnh này, ta cũng như Kiều, thất vọng thật sự. TS không coi Kiều là trí kỳ như KT, ta không thể chối từ là chàng đã yêu Kiều thật, nhưng một tình yêu không được xây dựng trên một căn bản bền chắc thì sẽ sụp đổ, có lẽ cũng o phải do TS cố tình phụ lòng nàng, nhưng đây là một cuộc tình....éo le, oan nghiệt, có lẽ ta nên trách cả hai , TS và hoàn cảnh éo le kia.


Môt cuôc tình qua đường dưới con mắt của những kẻ chê bai chăng?Tình yêu của Sinh, Kiểu không đủ sức mạnh để vượt qua rào cản hôn nhân và thuần phong mỹ tục. Nguyễn Du cũng có lý khi cho tình ái của Sinh, Kiều là...phường vụng trộm, và chấm dứt ngay cả vào giai đoạn mặn nồng nhứt, chẳng có gì nhơ nhuốc cho bằng phản bội trong hôn nhân. Đấy cũng là nhân cách của cụ Nguyễn Du, bay bướm nhưng cũng không thể không nằm trong vòng đạo lý luân thường và ông đã khuyên Kiều qua câu nói dứt khoát nhưng cũng đầy ấm ức và lưu luyến của một Thúc Sinh trong nước mắt khổ đau, ngậm ngùi: "ái ân ta có ngần này mà thôi!", ngần ấy thôi cũng đủ cho thiên hạ ngẩn ngơ,bùi ngùi, nuối tiếc cho cả TS và Kiều; vi nghiệp nàng còn nặng quá, duyên bẽ bàng và phận mong manh luôn còn đeo đuỗi , có gì bền bỉ và hạnh phúc đến với nàng dâu?


Chấm dứt bởi vì Nguyễn Du muốn Kiều luôn giữ hình ảnh trong sạch mối tình Kim Kiều bất diệt trong tim nàng và trong tim của chính Nguyễn Du. Hạnh phúc ngắn ngủi sớm nỡ chiều lụi tàn của Kiều nhưng cái kỷ niệm ngọt ngào ngắn ngủi năm nào vẫn luôn là ánh lửa bập bùng sưởi ấm, thắp sáng niềm tin trong đêm dài đoạn trường lạnh lẽo. Con thuyền duyên phận của Kiều lại tiếp tục lênh đênh theo dòng đời nghiệt ngã.Con sông Tiền Đường còn dặm ngàn xa ngái.


Thúc Sinh, và kể cả Từ Hải sau này, không thay thế được hình ảnh Kim Trong số một của Kiều, cả hai cũng đều như những ánh sao, tia vui hy vọng lé lên trong khoảng chốc, xóa tan màng sương dày vây quanh, làm con tim héo hon nàng sống lai, như một chút đền bù, đắp đổi cho cái mất mát trong tình ái oan uổng của nàng; nàng nâng niu đón lấy những ánh hồng của một buổi trưa rạo rực nhưng mong manh, lại sẽ cũng mau chuyển sang một buổi chiều, một buổi chiều của Kiều cô đơn và buồn não dường như bất tận và rồi lại nhường đường cho những đêm dài trong miền triền miên bất hạnh. Đúng thế! Mối tình Kim Kiều như một ngọn lữa thầm lặng lẽ, ấp ủ nhưng nồng nàng và cháy bỏng suốt khúc đoạn trường, không hề phai nhạt, không vụt tắt trước những cuồng phong, o mất đi cái tính rạo rực ban đầu, không gì làm nguôi nguây, không gì thay thế được trong trái tim trung trinh của Kiều, luôn cuống hút và luôn dai dẳng, ngọn hải đăng đã chỉ soi trong tăm tối vô vọng và đã dẫn dắt con thuyền lưu lạc trở về bến mơ trong hân hoan và sum vầy vĩnh cửu.

"Khi chén rượu, khi cuộc cờ
Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên""(3224-)


Nguyễn Du muốn cái cảnh cờ, rượu cũ kia tái diễn đúng như mọi người chờ đơi, gương vở lại lành, một cuộc tình có hậu, một cuộc vui gián đoạn vi ngăn trở, cuộc vui lại tiếp nối, cùng nhau ôn lại đi vãng, cùng sống lại những ngày đẹp đã mất, cùng nhau nối lại thế xưa với hoa, trăng đã bao mùa héo lạnh thềm cũ lại về một mùa xuân, một mùa trăng mới trong thanh bình, hạnh phúc viên mản sau tuồng dâu bể- có gì ngọt ngào, ý nghĩa, chan hòa và say sưa hơn thế nữa?

"Hoa tàn mà lại thêm tươi
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa"

Chào Thúc Sinh thân yêu nhé!

TTD
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyên An_

Cho phép tôi được lạm bình với bạn. Đây là ý cá nhân tôi thôi !

ND đã viết nên một tác phẩm tuyệt tác, lột tả được cái hồn người trong bao cảnh thăng trầm cuộc đời, dựng được bức tranh cuộc đời tựa như thật, cái cảnh cái tình, cái bút pháp miêu tả người thanh kẻ tục ở ông rất là thành công.
Trong mổi chúng ta, hẳn có bao lần những câu kiều lại vô tình hiện ra trong tâm tư, màu  cảnh màu tình đi sâu vào lòng người bao giờ.

Bởi thành công lắm nên ông miêu tả đúng nhân vật trong đời, không thần thánh hoá vô lý, không tạo lập nhân vật như thiên đường viễn tưởng, hởi ôi cũng chính điều đó đôi khi đem lại cho tôi nổi buồn khi nghĩ lại đầu chí cuối một số nhân vật trong kiều !

Thuý Kiều kia, khi lúc thơ ngây kiều cũng là một cô gái trong vòng lể giáo, lòng luyến ái si mê cũng biết giữ lề, đó là đáng khen;
Nhưng tôi nhớ ngày đi học thầy tôi khi phẩm bình đoạn kiều 1 một mình băng mình sang chơi nhà Trọng, thậm chí" xăm xăm băng lối vườn khuya một mình" , thầy tôi đã nói rằng:- cô gái này bạo ! lúc nhỏ tôi chưa nghĩ gì, sau nhớ lại thầy nói đúng n nhất là ở thời đó, nam nữ còn ngại gặp mặt nhau nữa là ! rồi tôi nghi hoặc, cái cành kim thoa bỏ quên ấy, là vô tình hay là đã qua tính toán, nếu kiều là 1 cô gái nhỏ mà biết tính vậy thì tôi phải nói thêm với thầy tôi:_ cô gái này lanh quá !

Bút pháp đã vẽ đôi nét về nhân cách ban đầu của kiều như vậy, theo dòng đời, kiều gặp việc không may, mối tình đầu đẹp, và cô kiều vẫn có nhớ trong những ngày tháng phiêu linh sau này.

Tôi trách kiều ở chổ để mình nổi trôi nhiều quá, từ theo Sở khanh, rồi theo Thúc sinh, rồi Từ hãi, nơi nào kiều cũng tính là bến thật hết, cũng nặng tình hết, đã chung thuỷ sao lại mau đổi thay vậy !

tôi nhớ một câu bình về kiều mà tôi quên tên tác giả ;
" Tổng đốc ví thương người bạc mệnh
Tiền đường chưa chắc mộ hồng nhan"...

Nghiệm có đúng thật, sau khi chồng chết tức tưởi giữa trận tiền vì chính mình, người đã cùng kiều :
..."trước đã hẹn lời
Dẩu trong nguy hiểm dám rời ước xưa"...
sao kiều lại để cảnh:
" Bắt nàng thị yến dưới màn
Giở say lại ép cung đàn nhặt tâu"...
để cho người tính toán, rồi để bị gả cho thổ quan, nhục nhằn chi lắm vậy  ! và cái lí do chết của kiều  dường như là nghỉ về nổi vui,khổ của mình mà không vì nhục cảnh, và đến quá muộn, quá chán chường!

Trong kho tàng văn, sử, chuyện tích nước ta ghi lại biết bao gương trung trinh tiết liệt, người phụ nữ bản cổ hay ngày nay đi nữa cũng không hiếm gặp, lúc nhỏ thơ ngây, kín đáo, e lệ, chân thành, không hề lanh lợi tính toán, lúc lớn một mực trung trinh với người thương, chịu khó chịu khổ, thà chết không chịu nhục ! hoạ hoằn phải sống nhục là nấn ná vì con, vì người thân,

Cô kiều bán mình trên lí không quan hệ với người thân, chẳng phải sống phụ thuộc để cho ai, vậy sao cứ lao vào bến mới, nổi khổ nhục nhằn, có bao người thay đổi với kiều, mà, nơi nào cũng thật, trong lúc kiều là nón có quay - có mối tình định bến với kim trong kia mà , dù không thành nhưng đối với thuỷ chung vẫn là bến.

Biết rằng trong thật khó khăn, không mấy người được tròn vẹn, nhưng tôi vẫn buồn khi trước thay đổi nhiều quá kia !

Còn những người đàn ông đến với kiều, mổi người là một khắc hoạ nhân cách sống động ! ở đây bạn nói về Thúc Sinh-

( còn tiếp)
13.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tô Tiến Đạt



  Lời bình của cô An hay! vui gặp lai bạn tâm giao thơ... số một ở đây! Cô Kiều này có rất nhiều cái làm cho nhiều người bực mình, khó coi làm sao, TTD cũng thấy Kiêu nên ..chết đi để giữ trinh tiếc còn hơn bị nhục, làm sao có thể chiu đựng  thế được, lại còn dan díu với Thúc sinh ,Từ hải. Nhân vật Thuy Kiều, kẽ khen người chê nóng mực nóng giấy mấy trăm năm nay, bên nào cũng có cái lý .Kiều là một nhân vật hết sức đa diện.  Có lẽ một góc nhìn thứ ba sẽ giúp làm cho hài hòa và đúng nhất về tính cách của Thúy Kiều, đó là thông cảm và đồng cảm, cái nhìn của Nguyễn Du. Một cô Kiều có đáng con mắt ta thương hại, ngưỡng mộ khong? Kiều cũng định quyên sinh mấy lần rồi, tất cả 3 lần, tính cả sông Tiền Đường. Truyện Kiều để lại một khúc mắc khó làm hài lòng mọi người về nhân vật đặc biệt này.

  Thế nhưng đây vẫn là một kiệt tác cả về văn chương lẫn giá trị đạo đức . Cái hay của văn chương trong Truyện Kiều, cái đẹp của tấm lòng ND đối với tha nhân, làm nên kiệt tác hai cái trong một. Hai cái đều hay hết. Cái làm cho TK còn lại với thời gian và sống trong lòng người mãi ngàn sau chính là cái tính nhân bản đằng sau câu chuyện về đời Kiều của Nguyễn Du. Nhân vật Kiều o nhất thiết là một con người hoàn hảo. Cô Kiều thông minh, nhưng mềm yếu, khôn ngoan nhưng không dứt khoát, dễ tin người , đại họa Tư Hải kia. Chữ tâm, tình quá đặc nặng,lấn át những phản ứng thích hợp trong những tình huống phức tạp, ở đây là bi kịch của Kiều.

   Chính cái tâm của cô đã gây họa cho chính mình, lòng thương người, nhân đạo,biết hy sinh hạnh phúc của mình cho tha nhân, tất cả những đức tính cao đẹp, thanh tao này đã làm Kiều thành một con mồi ngon cho nhân tình thế thái,một thế giới ác nhiều, cái thiện cũng có nhưng hiếm hoi. Thời nào cũng vậy, phận của Kiểu cũng sẽ như con thuyền với một cánh buồm mỏng manh lênh đênh trên biển nước đời thường. Nguyễn Du đọc một truyện của tác giả Tàu, Thanh Tâm Tài Nhân với lời lẽ nội đúng bình thường,ông thấy thương cái số phận của cô gái bất hạnh và làm ra một cô Kieu rất Vietnam mà chúng ta có hôm nay.

  Nguyễn Du là một nhà Nho Học trong đời, ông lại cũng là một nhà Phật học, rất thuần, uyên bác và ngoan đạo, lai say mê Lão học, thờ ông bà tổ tiên cũng giống như ta. Kiều sao không quyên sinh? Sao đời cô lại bất hạnh như thế? đấy cũng là do số của cô, cái nghiệp còn nặng quá, chữ tài,tai đi với nhau,hoặc"kiếp xưa chưa trọn đường tu..."  "có tài mà cậy chi tài..."hồng nhan, phận bạc" lời của sư Giác Duyên, của Đạm Tiên, có muốn chết cũng không được. Tinh thần tam giáo đồng nguyên ảnh hưởng sâu đậm dưới ngòi bút của ND vẽ ra một thúy kiều đa đoan, đầy uẩn khúc. Đúng vây, Thúy Kiều là một nhân vật đầy bí ẩn,khúc mắc, khó hiểu, đấy cũng chính là cái luẩn quẫn trong ND, ông để cho tha nhân tự đoán xét, theo cái nhìn của mọi người.


   Nhưng rõ ràng , cả chủ quan lẩn khách quan, ít nhất có ba cái sợi dây còn cột một cô Kiều đa đoan rất chặt mà cái dao kia không kết liễu đuoc mạng bạc bẽo cũa mình đó là dây tình Kim Trọng,  cha,me,gia đình, dây hiếu, và một cái sợi còn dai dẵng hơn hết cả là giây nghiệp: Kiều chưa thể chết được, có vì chữ trinh, sĩ diện kia mà chết thì cũng không xong, không giải quyết được gì. Kiều sống cho người khác, o tiếc cái mệnh mình. Cái chữ tâm bằng ba chữ tài, nặng hơn cả chữ mệnh của mình.



 Kiều chính là tâm lòng của ND, môt cái gì đó nao nao giống số phận cũa mình, một đời ba chìm bảy nổi,một người cũng yếu đuối, không gặp thời, mà gặp toàn trái ngang, cả đời thất chí, gia đình tan nát, cũng 10 năm gió bụi phong trần. Nguyễn Du ra làm quan với nhà Nguyễn, lòng lại muốn phò Lê; sống o nỗi chết không xong, cái chết để giữ gìn lòng trung liệt là cái ông không làm được như Khuất Nguyên trầm mình trên sông Mich La, một người ông rất là ngưỡng mộ và suốt đời khâm phục.

 Cái tâm Kiều đã biến nàng thành nạn nhân của thế gian, bất lực, yếu đuối, con dao của cô trong 1 phút sẽ chặt đức khúc đoạn trường ngay, nhưng đây là nghiệp của cô,  "tài" đi với "tai". Cái đẹp toát lên ở Kiều chính là cái tâm, lòng vị tha, là chịu đựng cái nhục xát, thân, tâm hon dằn xé, một người bình thường sẽ o chịu đựng nổi--nhung Kiều không yếu đuối thật sự: cô rất dũng cảm, chịu đựng; dù sao cũng đã qua tay Mã Giám Sinh , Sở khanh, đã xong rồi, chết giải quyết hết tất cả à? Mấy lần con dao đã vung lên, bàn tay của vô hình lại bỏ xuống, còn cha mẹ, gia đình, anh em? Kim Trọng? mặt dầu thấy xấu hổ với Kim Trọng,nhung Kiểu tiếp tục sống phần lớn vì thờ non hẹn biển kia. Sao phải chết có chứ? Con người ai cũng muốn tồn tại mà--cô không có tội gì cả


  Trong thâm tâm, Kiều biết Kim trọng,một tri kỹ cũa Kiều, sẽ không màng chữ trinh. Cái con người Kiều đáng tội nghiệp, đáng khen ngợi mà từ cổ chí kim chúng ta mới thấy một. Kieu chính là hình ảnh đẹp nhất về một con người trong Nguyên Du: cái tấm lòng. Chữ tâm bằng ba tài, chữ"chữ trinh ba, bảy đường"  "lấy hiếu làm trinh...đục được mình ấy vay" Chữ trinh này Kieu giữ lại cho Kim Trọng.

Thúc Sinh, Từ Hai là ân nhân của Kiều, yêu Kiều và Kiều cũng yêu họ thật sự. Sao thế được? sao Kiều lại yêu nhiều người khác sau khi đá vàng đã khắc một"chữ đồng" với Kim Trọng?


   Cả lý, tình thì như thế này: Kiều đã nhờ Thuy Vân thay mình xe duyên với KT, biết duyên mình với chàng đã hết, một lần sa chân vào chốn bụi hồng; Kiều vẫn nhớ KT, oan uỗng, cay đắng, khổ đau, một tuổi xuân đang trôi qua song cửa cô đơn của những đêm với ánh trăng 16 rọi vào; cuộc đời đang chết, tương lai mit mù, vô vọng và tuyệt vọng, tan nát ở giữa chừng xuân của đóa phù dung. Kiều còn gì? một tấm lòng đẹp đến từ Thúc Sinh, lời gấm, lòng ngọc, ân nhân mà lại là một tình nhân nữa; không thấy tăm hơi Kim Trọng đâu cả. Một chỗ Kiều dựa bờ vai cánh vạc, nhỏ giọt nước mắt tủi thân, một mảnh khăn trùm lên cuộc đời lạnh héo. Đấy cũng là một trong những "có quyền nào phải một đường chấp kinh". Kiều yếu đuối, dễ ngã lòng, ngay cả cái "ngã vào lòng" của Thúc sinh và Từ Hải ; nàng vẫn o sai khi sà vào vòng tay âu yếm của Thúc Sinh.

  Kiều cũng chỉ là đàn bà thôi. Mối tình thơ ngây đã chết theo mảnh trăng 16 vườn Thúy năm xưa. Từ chối tình Thúc Sinh? sao nỡ,sao được? con chim trong lồng nào cũng muốn thoát ra trước cái đã, tính sau; Kiều thoát ra khỏi lồng Tú Bà độc ác đã là phước của nàng rổi. Đem về từ cái chết; một ân nhân, một cánh tay, một tình nhân, một thiên thần, cho dầu chỉ đến rồi...sẽ đi! một cánh hoa tiên đang phơi phới lữa xuân, làm sao từ chối được? Có nằm chờ để gặp lại Kim Trong thi cũng đã thất trinh rồi

   Từ Hải cũng vậy thôi, một lưỡi gươm chém đứt cái ách bất công, tàn nhẫn của đời người, cã thế giới xung quanh lạnh nhạt, bất lực, đồng lõa. Kiều cũng có quyền làm một người đàn bà ,cần một mái ấm. Kiều cũng là người chứ? Kim Trọng đang ở đâu đây? Mối tình đã dang dỡ rồi, chỉ đẹp ở trong mơ, trinh tiết cũng đã mất rồi.Kiểu của 15 năm lưu lạc chỉ còn có ánh mắt mỏi mệt nhìn lại quãng đường qua trong uất hận, muốn níu kéo cũng o được ; cá chậu, chim lồng một mình,đau khỗ, hoa tàn liễu héo cũng riêng mình; còn gì? thế nhưng lại còn đấy, con chữ trinh "ba bảy đường kia" Kiều vẫn còn ...trinh đấy! Định nghĩa chữ trinh trong cô Kiều thế nào đây? Cái ngàn vàng không phải là tiêt trinh cua gái 16 mà là cái trinh bach sâu tận ở trong tâm hồn.  Nguyễn Du quả táo bạo, cái nhìn của Nguyễn Du về Kiều đã khác rất nhiều cái nhìn của Nho và Phong giáo: cái nhìn của lòng nhân đạo và tình người,rông mỡ bao la đầy tha thứ. Hơn ai hết, ND hiểu  cái hoàn cảnh đã đưa đẫy Kiều vào vòng quẫn bách trong một sớm chiều, làm tan hoa nát ngoc một tài danh . Thật vĩ đại cho Nguyễn Du! Một nhà Nho lại vẽ ra một Kieu hết sức lạ lùng, một cái nhìn mới về đàn bà và con người. Nguyên Du chính là một nhà nhân bản cao đẹp , trước và trên hết, qua cả cái nhìn hẹp hòi của nho giáo, thời của ND, thề giới của nho giáo va phong kiến

   Và cái tâm của nàng đã làm cho ta thấy thương và đồng cảm. Kiều qua con mắt của Nguyễn Du, Kiều cũng chính là ND qua một thân liễu trước ngọn gió chướng. Nguyễn Du có tính thương người. Thật tội nghiệp một kiếp hồng nhan, cái gì cũng có thể chê được nhưng Kiều của Nguyễn Du là một Kiều mang theo chữ tâm canh cánh suốt đời. Đây là cái đẹp nhất của Kiều; tâm của Kiều có thể biện hộ cho nàng và làm cho tính nhân bản trong con người rơi nước mắt



   Hình ảnh của Kiều " xăm xăm băng lối vườn khuya một mình"" thật ra nó lại làm cho nàng... có duyên chứ không mất nết tí nào cả. Dạn dĩ, dám xé cả hàng rào...phong, nho kín bưng bao đời thế kia! táo bạo còn hơn cả con gái bây giờ. Kiều của thời đại nhà Minh, thấy mà ...xấu hổ cho các cô gái thời bây giờ( một vài thôi!!)Tình yêu vốn dĩ tính  trời cho rồi, từ bao đời, có ai ngăn nỗi con tim mình? Nho giáo, nề nếp, tính nết cũng còn trong Kiểu đấy! Cô đến thăm Kim Trọng...tỏ tình ,hen thề biển non, nhưng nào cô có làm gì khác đâu, ngoài ánh mắt đưa tình,lời vàng son, đàn và thơ cho Kim Trong nghe, xem trăng và uống rượu quỳnh tương . Hai người xây một giấc mộng vàng ái tình tinh khiết trong tâm hồn, đẹp và quí như châu ngọc; trong lành như suối, không xát thịt dơ bẩn

   Kim Trọng cố tình...sàm sỡ:  ""rằng đây...gió mát trăng thanh..", nàng cũng khước từ :" phải điều ăn xổi ở thì,tiếc trăm năm nở bỏ đi một ngày". Nó làm cho Kim Trọng yêu và khâm phục nàng hơn; táo bạo, lãng mạng nhưng không thể o nằm trong vòng lễ giáo kia: "nên chăng  ...cũng bởi lòng mẹ cha" Kieu trung trinh đấy chứ! Dễ thương quá đi! nết na lắm đấy! Vừa tình mà lại vừa có cái nết  nữa, trai nào không yêu cho được? Trộm lén như thế muốn làm gì chẳng được, ban đêm ai biết?  "xăm xăm"" vào khu vườn yêu của chính mình chứ o vào vườn cấm của ai hết. Mối tình thơ mộng quá, đẹp quá, xăm xăm đến tìm cho được người thương trộm nhớ thầm, đi kiếm người thương thôi, chứ o phải trăng hoa, hư hỏng. Đâu phải mỗi lần "xăm xăm" là ...có chuyện ấy đâu? Kiều đã làm cho Kim Trong và chúng ta... mất hứng, tưởng sẽ ...mây mưa dữ dằng lắm!! Nguyễn Du là một Nho học, con nhà quí tộc, nề nếp, Kiều cũng thế. Nhưng ông ND cũng đâu có cấm mình, hoặc có ai cấm ông tán tỉnh hẹn hò với...Hồ Xuân Hương ở Hồ Tây đâu!  Cô An có biết vụ này thiệt hư thế nào không?

TTD
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyên An_


hì hì..xem ra có người rất bênh vực cho cô kiều kia kìa! ( nói vui bạn nhé! xăm xăm một lần thì khác, nhiều lần thì khác đó hà nghen, còn cái vụ hẹn hò, bạn ui, có lần một người bạn ( đồng nghiệp) nam của mình cũng phản đối: đi chơi đêm thì có sao đâu chứ, sao cô không đi !làm tui nhớ tới giờ luôn đó, hoá ra các anh nam ủng hộ vụ này sao mà ! các anh nam nhìn qua mắt kính mình ấy, không hiểu cặn kẻ tâm tình nữ đâu à nghen ! cái câu làm thẹn đây:

" cổ tay em trắng lại tròn
Em cho ai nắm nó mòn một bên"...

rồi thêm:

" gìn vàng giữ ngọc cho hay
Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời..."

xem ra vẫn sống tới ngày nay ý, mà các anh nam có thương ( trân trọng )1 người nữ có ý niệm giữ gìn vậy không ?!  những điều như nhỏ nhặt, mắc cười ấy lại là quan trọng đối với một phụ nữ Việt Nam biết trọng liêm sỉ ấy,  nói vui mà như có gì lắng lại ấy !

Có thể đi hẹn hò với Hồ Xuân Hương nhưng với bà huyện Thanh quang thì không. Vườn xuân của mình thì mình có quyền đi xăm xăm, nhưng hỏi người khác chịu đi vậy hông còn là việc khác ! chẳng bởi nghiêm khắc hay làm dáng chi đâu, mà do cái bản năng tự bảo vệ của nữ thôi mà, cho cái thần tượng tình yêu là quan trọng cả đời và cho cái toàn bích của gia đình mình sau này !

Đúng thật mình cũng hiểu chử trinh không nằm ở hạn hẹp vật chất, mà ở tình chung thuỷ kia !

Nhưng nói vậy không phải một lần thất thân rồi thì "xả lán"g mình đâu à nghen, xem lại coi mình làm vậy là gì cái gì, mình sống bằng lòng sống vậy không, bởi ta chọn cuộc sống cho mình và làm việc chẳng vô thức đâu, nếu THỰC SỰ ĐỐI KHÁNG với bản chất ta chắc ta sẽ không tự tại mà sống đâu, héo mòn mất ! còn nếu cứ sống được vậy chắc mình là tuýp vậy !

Còn cô kiều, mình thấy vầy nè, cứ nói ra cùng bạn nhé...

Truyện Kiều được ND viết ra trên cơ sở phỏng ý từ một tác phẩm khác, như là thanh tâm tài nhân gì đó, câu chuyện bên Trung Hoa thì phải, tôi không nhớ rỏ vì xem lúc bé, giờ không còn tài liệu mà cũng bận không tìm tòi nữa , nên hư cấu có thể theo chuyện gốc, không hẳn theo ý xây dựng của ND hoàn toàn đâu, còn việc nói kiều phản ánh tâm tư của ND thì thật chắc có ảnh hưởng tính cách, quan điểm của ông ND, nếu nói là lòng bi luỵ thầm trong đời quan trường khi đổi triều của ông thì tôi không tin lắm, thực sự khi phê bình văn chương , nhất là các tác phẩm đem vào dạy học, người ta hay theo chủ ý giáo dục của mình,bạn ạ ! ở đây tôi chỉ nhìn kiều trên hình tượng kiều- 1 phụ nữ thôi!



nhưng bạn ơi tại sao kiều lại cũng yêu thương được những người đàn ông khác được nữa chứ, ngoài kim trong mà nàng đã chọn và vẫn không thay đổi ý kia mà !
nếu vậy kiều là kẻ không chung thuỷ, hoặc tình của kiều đối với những người khác lại có màu sắc khác, vậy thì trời ôi, một người nữ có thể yêu bao nhiêu màu sắc trong suốt đời mình đây chứ !

Như tôi thấy trong bản chất tình cảm yêu đương nam nữ của con người, người nam có thể yêu nhiều người nữ cùng lúc và rất thật lòng , có phải nằm trong khuynh hướng bản năng truyền giống nòi của sinh vật ! còn nữ không phải vậy được, chẳng thế mà các vị vua có tới ba cung sáu viện, trong lúc sự ngoại tình của nữ lại bị lên án khinh bỉ đó sao, mà nghĩ củng phải, bản năng sinh sản, cành hoa làm sao trao hương trãi đường  nát rữa ! nếu không là kẻ lang bang, nếu được lựa chọn , thì con người như sẽ đi vào khuynh hứng ấy cơ mà .

Chắc tôi cũng mang tư tưởng phong kiến đây, bây giờ nam cũng như nữ còn cái yếu tố tinh thần kia, nếu thật yêu nhau, người ta có thể chấp nhận một cô gái đã từng lầu hồng về làm vợ, hoặc khi vợ chồng mình có tai nạn, xấu xí ...không còn phần xác nữa thì họ vẫn bên nhau, hoặc họ cùng vì con, cao đẹp thay !

Cái nhìn của ND là nam khi đặt vào Kiều có trục trặc đó bạn, cũng như bạn là nam, bạn tán đồng cái việc cô gái kiều băng mình chủ động, nhưng tôi thì không chịu như vậy, người con gái thơ ngây đoan trang không được có phản ứng như vậy, giữ gìn là làm theo con đừng đúng kia, từ xa kia, dù có thương người ta thì cũng rất khéo, cái bài hát " hoa bưởi sau nhà còn thoang thoảng hương đưa..." ,đâu được 1 mình cúng nam thâu đêm tâm sự, đâu để đến ra chuyện rồi mới trách, giả dụ như kim trong không là người thanh thì sao, cô kiều này đã tạo cơ hội không đúng rồi !

Rồi nữa nhe, khi gặp Mã giám sinh thì kiều nghĩ " nhuỵ đào thà bẻ cho người tình chung" đã làm việc đúng sao lại hối ?, nếu làm được theo ý vậy kiều vậy thì kiều xếp vào loại nào !

Lòng trinh được đề cao, nhưng khi trốn cùng Sở khanh bại lộ, bị đánh dằn mặt đã thốt " thân lươn bao quản lấm đầu, chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa" và từ đó lại yên lòng sống kiếp thân lươn, hởi ôi hào khí người đàn bàn chỉ vậy sao!

Khi họ Mã đến, nếu chỉ cùng kiều trao đổi, ăn bánh trả tiền thì chưa đến trách được  kiều, sao kiều lại chen vào gia cang người một cách chủ ý rỏ ràng vậy, tôi biết trên đời này có những người luôn biết hy sinh mình, không để hạnh phúc người khác bị sứt mẻ vì mình, dù là một chút vui buồn hay một quyền lợi nhỏ; trong lúc đó có mẩu người đặt quyền lợi mình là trung tâm, giống như một loài cỏ tranh sống đàn áp cỏ khác bạn ạ , người thuộc tuyp 1 tôi nói  trong tình họ sẽ hy sinh, mình khổ sao cũng không làm chuyện sái quấy, tôi kính những tâm hồn cao thượng này !

Kiều gặp Từ Hải như bèo tìm được nơi nương, rủi Từ sa cơ tấm tình và tuẩn tiết của kiều đối với Từ là sao,như mơ hồ, trước khi chết kiều chỉ nghỉ về cái vui, cái khổ của mình nhiều hơn
" ...Đã không biết sống là vui
Tấm thân nào biết thiệt thòi là thương"...

Khi gặp lại Kim sau này, trời ơi, đối với người con gái là điều khủng khiếp, dù biết người ta vẫn thương mình !
Chuyện hôn nhân nối lại sau này kiều có hiểu là trong tình cảnh ấy : ai cạch kẻ chuyện tiết trinh là kẻ tục tằn không xứng với tình, nhưng ai không chấp tiểu tiết thì trong tình mình  ( giống như) không xứng đáng với người ấy ! đúng là ngang trái đáng thương, nếu tôi là kiều không bao giờ có chuyện đám cưới trở lại với kim !

Thuý kiều là nhân vật đáng thương chứ không thể lấy làm mẩu mực nêu gương được, cái tính nhân văn của ND đã lột tả được ở đây, trong thực tế tôi biết mỗi người có tính khí riêng, nên nhiều phản ứng khác nhau trước hoàn cảnh.

Khi một triều đình lọt vào tay  ( gọi là ) giặc, thì kẻ sỉ người thì tự vẫn chết ngay, người thì quan hoài nấn ná thậm chí hợp tác với giặc mà nặng trỉu tâm tư, kẻ lại tìm cách khôi phục hay bên giặc mà lại tìm cách giúp dân giúp nước ...

Phản ứng nào cũng thật thương, còn xét thần tượng thì phải tuỳ tính cách người ấy! nhưng có điều có những mốc mà con người không thể bước qua rồi tự giải thích bằng những lí do cho mình được ( họ cứ tưởng đúng nhưng không biết rằng họ chủ quan hay thậm chí tự nguỵ biện để làm sai )

Một kiếp người, có mấy trăn trở lắm lắm, mà kiều đúng là một nạn nhân, nhân vật này gặp nhiều tình cảnh đáng thương, vụng dại yếu mềm không thoát ra được,  mà cũng có những phản ứng tôi không tán đồng, giống như  không có chính kiến lập trường rỏ, nhất là khi so sánh với khí tiết những nhân vật lịch sữ khác, công chúa Chiêm thành khi bị kinh đô bị tàn phá, bị bắt đưa lên thuyền làm một chiến lợi phẩm đã nhào xuống sông tự vẫn, cô gái ra câu đố mà chồng không đố được bỏ ra trường, bị kẻ xấu tráo vào đêm hôn lể thất thân với chồng đã không chịu nổi vết nhơ, hòn vọng phu ai đợi chồng về một niềm chung thuỷ, không thiếu gương chống bạo quyền, nuôi chồng nuôi con trong khốn khổ, khi chồng lở vận...như loài cây đẹp trong nắng, dù có gục ngã chăng, mà cái khí tiết sáng lạn vẫn còn muôn đời....có chuyện hư, thật...nhưng là tất cả tâm tư của con người, mà đọc vào tôi cứ xao xác một niềm kính thương.

NA.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tô Tiến Đạt



   Tức cô giáo An này quá! Đúng là cô giáo có khác! Cô chưa trả lời cho TD có cái vụ ND hò hẹn với HXH hai sen ở Hồ Tây hay không nữa. Thanh Tâm Tại Nhân của Tàu, một tiểu thuyết văn xuôi, trong đó một cô kiều rất du đãng, ăn miếng trả miếng, chơi bời hơn cả Kiều của Việt nam!  Nguyễn Du phỏng tác thành một Kim Vân Kiều, cùng tên, một trường ca thơ, hoàn toàn dựa theo quan điểm của mình. Nhân vật Kiều được xây dựng lại, dưới con mắt của một nho sỹ Viet Nam


   Cái này phải bước ra khỏi Truyền Kiều mới bàn tiếp được.

     Một tác phẩm văn học, hơn những gì khác, chính là tâm sự của tác giả, những lời lẽ phản ảnh quan điểm của tác giả. Cô An đã từng tâm sự là đọc thơ cũng như văn chương như đọc cả tấm lòng của người qua ngòi viết.Truyện Kiều là tâm sự của Nguyễn Du, gởi nỗi lòng, cái tâm của ông khi nhìn cảnh trái ngang bất hạnh cho kiếp đàn bà hồng nhan đa truân. Chẳng ai hiểu Kiều bằng ND. Cái mà Kiều bị người ta khinh rẻ, bỏ mặc, làm trò cười, một người đàn bà vô tôi trong trắng qua một con bể đâu, thành bất hanh trôi nỗi trên dòng đời. Nó giống như bài thơ diễn tả nỗi lòng, thơ Kiều diễn tả lòng Nguyễn Du.   

     Giống như muốn có một tác phẩm đẹp, hay, ý nghĩa động lòng người, tác giả phải trải nghiệm,giống như hoạ sỹ vẽ tranh thuỷ mạc cũng phải đến nơi mình muốn diễn tả cái cảnh đó, hoặc la đã từng sống ở đây, có trải qua thị mới tả lại cảnh, tình hay được, mới thấm thía người đọc,nó làm cho nghệ thuật dễ thông cảm và hiểu hơn, mang tính ứng dung và có gía trị cao hơn, gần gũi hon; tác giả và tác phẩm là một.

 Đọc Kiều cũng đồng nghĩa chúng ta đọc nỗi lòng cua ND.



      Ngồi ở nhà không thì tác phẩm không thuyết phục được, tác phẩm chính là con người, hoặc ngược lai. Đây là bản chất của nghệ thuật. Truyện Kiều là nghệ thuật, một tiểu thuyết có tính văn học và nhân bản cao, phản ánh tâm hồn Nguyễn Du,những trái nghiệm trong đời của ông, thấy và nghe được.



     Có một câu chuyện cũng tương tự như nhân vật Kiều,cũng trong thời nhà Minh (1594-1612) đó là cô Tiểu Thanh mà Nguyễn Du cũng đã làm nên một" Độc Tiểu Thanh Ký" Trong bài nay ND có hai câu kêt như môt lời trăn trở : "Bất tri tam bách dư niên hậu,Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.""(không biết là 3 trăm năm sau có ai người khóc(hiểu) ta không) Cô gái bị bức chêt ở tuỗi 18,  số phận man máng như Kiều. Chỉ có Nguyện Du mới có con mắt "nhìn sáu cỏi lòng ,"nghĩ đến ngàn đời". Cũng là kiếp con người hết thôi. Ngay cả cái ...mất nết của Kiều như chúng ta phê phán hôm nay, chẳng qua cũng là vốn dĩ kiếp hồng nhan bạc mệnh của những kỳ tài tuyệt sắc. Nguyễn Du luôn bị ám ảnh bởi" tài mệnh tương đố", phải chịu cái cảnh ba chìm bảy nổi, cũng do đa tình, đa tài,  đa đoan, đa sầu, đa cảm. Chúng ta bây gio cũng chưa ai hiểu cô Kiều, Đạm Tiên, Tiểu Thanh, và còn nhiều giai nhân hồng nhan từ cố chí kim, đã và đang và sẽ còn nữa nữa tồn bai bên cạnh chúng ta, những người tài hoa, trời ghen. Sao Kiều lại phải như là Kiều? Một đời dan diu cả mấy tình? Đó la bởi kiếp hồng nhan, cô An và các bạn nếu nhin quanh thì sẽ thấy đây hầu như là một mệnh số chung, tài càng nhiều, tương đố càng dữ dội, càng tài, mà đẹp nữa, như Kiều, tương đố tăng thêm, càng khổ.


     Chúng ta giải quyết làm sao? trách gái hư hỏng? Sao chúng ta không nhìn lại tất cả, nhìn từ từng hoàn cảnh.  Nếu ta...chê đức hạnh của Kiều tức là đồng nghĩa với xem thường một kiệt tác văn học của thi hào, một nhà nhân bản cao cã, Nguyễn Du, hiểu nhầm cái ý đảng sau câu chuyện này.Từ đầu ra cô Kiều ở lầu xanh? nào Kiều có muốn cái cảnh này?  nào Kiều  muốn  TS, TH?- TS, Từ hải đến với Kiều, thương cho số phận của cô trước hết, cái đẹp của Kiều chưa chắc đã giữ chân Thúc Sinh và say mê Tu Hải bằng cái lòng của cô; đây là những người quân tử, ngay cả Thúc sinh cũng quân tử chứ không thể gọi là hèn nhát được. Thúc Sinh lấy...đĩ làm vợ, Từ hải cũng lấy gái giang hồ về làm hoàng hậu, Kim Trọng cưới một" kiên trinh"cố nhân;những người nầy hiểu Kiều, đồng cảm; và nếu đoạn trường kiều chưa kết ở sông Tiền Đường, sẽ còn nhiều nhân vật cao thượng khác sẽ xuất hiện, sẽ...tiếp tục cưới Kiều về làm vợ đấy! Sao vậy? những người nầy là bật tài danh, tài tử giai nhân, Nguyễn Du cũng vậy, có thể là cùng hội cùng thuyền với nhau mới biết, họ đã thấy và cũng, hoặc đã trãi qua, một hoàn cảnh tương tự vậy, những người này biết Kiều là người tốt, do hoàn cãnh đưa đẫy...

    Thế còn Thúy Kiều có hư hỏng không?


      Hư hỏng là ...đúng rồi còn gi. Có ai muốn làm thân Kiều đâu, kể cả cô Kiều. Kiều bây giờ, sau Tú Bà, là ai? Nàng cũng không còn kỳ vọng nơi Kim Trọng nữa;  em nghe mấy ông nhà nho nói thế này:" Đàn ông chớ kể Phan Trần,  Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều"? nhà nho, tức cũng là ông bà mình lại nói ra được câu này thì cũng nông cạn quá đi! Cái hay của văn học không nằm ở chổ văn thơ bóng bảy, lời lẽ của các câu đối bay bướm mà đôi khi Nguyễn Du làm cho ta hiểu lầm Kiều; cái hay trong thơ Kiều là phần nhiều nằm cái ý nghĩa, ẩn du, một cú pháp rất đặc thù của ông ND; chỗ nào ông cũng chơi mấy câu" vàng đá"  "xăm xăm" làm như Kiều là một làng chơi...thứ thiệt! Thúy Kiều khi bán mình để chuộc mạng cha, chắc chắn đã có mường tượng đến cái mái lầu xanh và một con mụ da dẽ"đẫy đà" nào đó đang rập rình rồi .

      Nàng đã đem bán cái thân xát "" ngàn vàng" mà sau nầy định sẽ dành cho Kim Trọng sau chén rượu li bôi. Cha, me, tha nhân, những người thương yêu quí còn hơn ngàn vàng, quí hơn mạng mình. Sao mà không lấy Kiểu làm gương cho được? Không nên đánh giá Kiều qua các mối mình TS, Từ Hải rồi cho rằng cô là một kẻ lăng loàn. Có biết là cô sẽ vô vòng...lăng loàn kia mà! Kieu sẵn sàng chắp nhận, đỗi mạng cha già, có ai cao cả và đáng làm gương cho thiên hạ bằng Kiều không? Kieu vẫn là tấm gượng đấy, thá chi cái cỏn con trinh bạch, có đáng gì? quí là qui thật nhưng nhưng vẫn không cần. Chúng ta có ai dám làm việc này không? hay là chỉ biết nhảy sông chết như công chúa Chiêm Thành để giữ gìn trinh tiết?. Kiều cũng đã mấy lần làm việc này rồi,nhưng không dễ dàng như công chúa Chiếm. Nàng Tô thì thật tuyệt vời; ta không thể so sánh nàng với Kiểu; một hình ảnh khác của một đàn bà trung trinh. Kiều, một hoàn cãnh khác, một nơi khác.

     Đàn bà tượng trưng cho trịnh trắng, một chồng; Phải thờ chồng, nhảy xuống sông chết để được thiên hạ chấm điểm tốt cho phẩm hạnh; cô công chúa Chiêm thành đáng khen kia


      Có qua hết một kịch tuồng dâu bể , sượng sùng, chua chát, bóc trần bồ liễu ra hết thế thì mới biết Kiều cũng   đáng cho ta....noí theo đấy!  .Chinh Kiều đã đưa mình vào vòng này, từ phong gấm rủ là, cành vàng lá ngọc; chính vì tình, tâm, phẩm tiệt, trinh, hiếu đã làm ra cuộc đời bất hạnh nầy. Kiều quí tất cả các cái đẹp của một người phụ nữ, ăn nói, cư xử, sống có đạo lý. Nhưng xã hội loài người là một chốn bui trần đục nhiều hơn trong, mà cũng là nơi thử thách vàng, thau, lại lạ nơi chốn đào thải tự nhiên. Chúng ta trách Kiều là trách cho xã hội loài người. Kiều chính là nạn nhân của giáo điều. Chính vì quá chấp giáo điều ( giữ chữ hiếu) mà kiều đã oan uổng đi 15 năm, chữ trinh, giữ gìn cho Kim Trọng lại rơi vào tay MGS,vào tay Tú Bà, vào Thúc Sinh , Từ hải và bao bao; Khi Kiều xăm xăm đi kiếm tình nhân thì con mắt của thiên hạ lên án, đã cho là hư hỏng rồi,   "tài mà không được gặp gỡ, tình mà không được hả hê" con tạo cũng mỉa mai qua đi! Cột người ta vô cái chữ trinh tiết kia, Kiều lại muốn như vậy; phải như vậy mới được.

    Cái bẫy nghiệp chướng oan thiên đả sắp sẳn, màn kịch này xong rồi một màng óai ăm khác nối tiếp,lại phải "liều nhắm mắt đưa chân, để xem con  tạo xoay vần tới đâu"  Tất cả như là mấy cái sợi dây vô hình  kia, trói buột vào,"ma đưa lối,quỉ dẫn đường" đồng lõa đem Kiều đến với lầu xanh, có phải do nho giáo, phong kiến , cái xã hội loài người bao đời gây ra không? Gia đình gặp nạn, mạng sống của cha đang ngàn cân treo tóc, tóc Kieu! Thuý Vân, Vương Quan, Vương Bà, người quản gia, chúng ta , thế giới nho giáo, ngơ ngác, bất lực, chỉ biết đứng nhìn dao búa"đầu trâu, mặt ngựa",  cặn bã phong kiến vùi dập, tung tác con người ta và chúng lại chỉ biết phê phán cái bước chân vô tội "xăm xăm" hồn nhiên ( cô An cũng vậy luôn!)Kiều chấp nhất vào các tính phẩm đẹp kia, bản thước đạo đức, lề lối của nho và phong kiến. Bằng đêm di ...cựa trai thì bị coi là mất nết, bi MGS hiếp dâm , qua tay TS, TH, anh chị lầu xanh thì bị coi như gái hư! Xã hội con người đã làm hư cô Kieu nầy chứ không phãi Kiều là một con người hư hỏng, như chúng ta đã biết rồi.


    Hoàn cảnh đưa đẩy Kiều vào lầu xanh, vào tay của Thúc Sinh, réo gọi Từ Hải đến, có ai khác đâu? Vòng tay Kim Trọng lại bị cắt rời; cái thiện, cái đẹp bao giờ cũng khó tồn trên thế gian, mong manh--dai dẳng, gần kề âu chỉ có khổ đau và nghịch cảnh, chứng tỏ qua cái cảnh của Kiều. Bi kịch của Kiều là bị kich của con người, bị kịch và thảm kịch hay là hậu quả của chính những thành kiến, của chính chúng ta? Rằng là cuộc đời này chỉ tình cờ, vô cớ thôi. Phận người mỏng manh, cái đẹp cái xấu, vàng, thau khó thấy được; phải qua một cuộc bể dâu thị vàng sẽ ra vàng, thau ló thân thau. Kiều có qua tay TS, TH mới thấy cuộc tình của Thúy Kiều, Kim Trọng là đẹp nhất. Cái từ chối không muốn về lại với Kim Trọng nhưng lại cũng... chịu về theo chàng mới thấy tình nàng và Kim đẹp và bất diệt làm sao! lời ước thề  vườn Thúy năm xưa  dưới ánh trăng nhiệm màu và có hậu làm sao! vượt lên trên những quan niêm gò buộc về tiết trinh tầm thường của con người -- nó ở một bât khác, vươt qua ngay cả quan niệm về hôn nhân, cái ngượng ngùng, xấu hổ cũa Kiều. Nó là môt mối tác duyên hết sức kỳ lạ nhưng đẹp như môt bức tranh nhân bản; sao chúng ta có thể coi việc tốt này là ..khó coi cho đươc? Một thứ tình yêu vợ chồng đi liền với tình yêu con người, tha thứ và lòng cảm phục--mới thấy chữ trinh thật sáng ngời, chữ trinh kia, chữ trinh đã qua bao tay người , lòng trinh vẫn còn; cả Kim Trong và Thúy Kiều đều còn...trinh!

 
    "Cưới đĩ làm vợ, chứ không cưới vợ làm đĩ" một câu nói trong nhân gian. Chữ trình của Kiều rất đẹp và thanh khiết, không một dơ bẩn thế gian nào vẫn đục cho được, nó đúng nghĩa nhất!! Nỗi nhục của Kiều ở trong 15 là cái xấu hổ của cả xã hội loài người, chứ không phải của riêng cô, chữ trình của cô ...có đáng là bao; xã hội phong kiến và nho giáo đã hiếp dâm cuộc đời của Kiều; Kiều trong ánh mắt khó coi của ta chính là Kiều mà không phải Kiều.


     Nép thân ở nhà với Vương ông và gia đình, cưới Kim Trọng, Kiều sẽ o thành Kiều. 15 năm của Kiểu không....oan uổng, nàng đã được đền bù. Tất cả như một cơn ác mộng, Kiều sống lại với Kim Trọng, rồi Kiều cũng chết đi. Kiều sống mãi trong lòng người yêu mến cô bởi chữ trinh, tâm của cô.


     Cuộc đời cô đã được cha mẹ, xã hội dạy dỗ, qua sách vở, sống theo đạo lý; mà sống theo đạo như Kiều thì đời kiều chính là kết quả tâm của Kiều tạo ra. Oái ăm thay! Nếu ở bán mình chuột cha thì ta có Kiều lăng loàn kia không? Như trên đã nói, Kiều sẽ lấy Kim Trọng và sống hạnh phúc vô tư như mọi phụ nữ khác để khỏi mắc công Nguyễn Du tốn mực, viết nhắc lại cho thiên hạ nghe cái câu chuyện "thương tâm" Nếu ta đọc từng câu chữ hết thảy trong truyện Kiều, theo dõi từng tâm tư, tình cảm của Kiều, xem tiết mục của màn bi kịch này từ đầu đến cuối, tình tiết đằng sau câu chuyện , cái giọng điệu mỉa mai, nửa thật nửa diễu, bóng gió của Nguyễn Du thì sẽ hiểu và thông cảm cái cô Kiều kia.

     Nguyễn Du không biện hộ cho Kiều,, ông chỉ trình bày, cho điền màn kịch này với lời lẽ bay buớm hoa mỹ, cái ý ông muốn để lại, cái tâm đằng sau bức màng sân khấu vừa khép sau vở kịch kia dường như chẳng ai thấy hết cả.


"Không biết ba trăm năm sau.
Thiên hạ ai người khóc Tố Như"


   Nói tóm lai, cô Kiều chính là nạn nhân của con người,một cô bé 16 tuổi, biết gì? Tự xoay xở, lăng quay vòng, đong đưa trên mấy cái lí luận, thành kiến, giáo điều, từ buột vào các thứ mà chúng ta cho là phẩm giá của con người phải noi theo; cô Kieu nầy vụng về quá, cả một trời tơ nhện giăng trước ánh mắt vô tội. Trong cái mớ bòng bong chằng chịt này cô chọn chữ tâm, và vô tình cô lại chọn đúng con đường. Chữ tâm này hình như có trong từ điển giáo dục của Nho và Phong kiến; sao con mắt chỉ trích thế giới nho học không thấy được thì cũng hơi lạ. Chữ tâm này chỉ có Nguyễn Đủ thấy rõ nhất.  


   Thúy Kiều gìn vàng giữ ngọc:"Phẩm tiên rơi đến tay hèn,Hoài công nắng giữ mưa gìn với ai!Biết thân đến bước lạc loài,Nhụy đào thà bẻ cho người tình chung!Vì ai ngăn đón gió đông,Thiệt lòng khi ở, đau lòng khi đi.Trùng phùng dù họa có khi,Thân này thôi có còn gì mà mong!"


Cũng vào tay một phường vô loại " ăn xổi ở thì" vô duyên, sản phẫm cũa thế gian, trời sao bất công thế? có trời không? ở đâu ra cái cảnh này? Người ta chưởi Mà Giám Sinh lại cũng chưởi luôn Kiều. Nguyễn Du phơi bày cuộc đời của Kiều ra chính là phơi bày cái mặt giả tạo của thế gian,  cũa nho giáo, phong kiến, mà lại ám chỉ luôn cho cả mọi chế độ xã hội loài người chúng ta. Ông cười mà lại vừa khóc trên cái dửng dưng của con người



    Chúng ta còn quá nhiều thành kiến về năm, nử. Thế gian này đang còn nhan nhản bao nhiêu số phận như cô Kiều kia? Cũng không phải do riêng ai hết, Ai dạy Kiều biết ăn ở phải đạo người thế kia? Nhưng có mấy ai trong đám nho giáo làm được việc này? Những việc Kiều đã làm?


     Thế giới của Kiều, con người nghệ sỹ, con người Nguyễn Du, bật tài danh đức đạo Viet Nam, thế giới của ...đám tài tử giai nhận; thuyết  tài mệnh tưởng đố cũng mang mán trong cuộc đời của Đồ Phủ, Dương Qúi Phi, phản phất trong tâm sự của Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm với Chinh Phụ Ngâm, trong Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều:  ""Cái quay búng sẵn trên trời -Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm". Chỉ có những người trong cùng thuyền hội mới hiểu, chúng ta khác, không thấu chăng? mấy ai hiểu được họ?

  Có  lẽ câu hay nhất tóm lượt hêt cái tâm sự , cái nhìn của Nguyễn Du về hoàn cảnh của Kiều,đó là :

"Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao"


   Nhưng cũng chính cái tâm thiện sẽ giúp hoán đỗi tất cả

   Còn Từ Hải, chưa có thời gian nói tiếp! Còn phãi lo làm ...thơ cho cô An nữa!

Cô An nói tiếp đi. TTD buồn lại rồi! Mắt đền cô đấy! cô lại đi..sắp hàng chung với mấy cái ông nhà nho kia rồi!!

Huhu!!
TTD
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyên An_



Hi hi..thấy bạn mà khóc là tôi lại...vui đấy !vì có người mà tình cảm mà bênh vực hết tình cho phận nữ nhi vậy thì trên trái đất này chúng tôi đở khổ biết bao !

Bạn ơi cái vụ hò hẹn chi chi của ND ấy, tui không biết đâu, bạn có biết thì nói tôi nghe với, còn Thanh Tâm Tài Nhân tôi nghe nói tựa chứ chưa hiểu nội dung, cám ơn bạn nói qua !

Nhưng tôi cũng tức bạn lắm đấy, có thương người ta thì cũng nhìn thấy cái dỡ của người ta chớ, đâu phải trên 1 việc mình cảm là tất cả thuộc việc ấy đều tán đồng được đâu , tôi mà ở gần bạn là tôi nhất định đem cuốn thơ kiều chong đèn, nhịn ăn mà chỉ ra từng chổ tức của tôi ấy!

Khi tôi nhận xét về một nhân vật trong tác phẩm, đúng là phải xét hoàn cảnh, tâm tư tác giả, là thân sinh ra con ruột nhân vật của mình, cả cái tính cách suy nghĩ của kiều  cũng là gương  chiếu của ND, đồng ý với bạn chổ này;

Nhưng khi xét phê bình tôi sẽ không bị ảnh hưởng của các " quân hàm " của tác giả, tác phẩm đâu, dòng lịch sử ca tụng nó đâu,  bởi đó đơn giản đó là một ý kiến, chắc chi là chính kiến,   mà tôi còn hồi nghi trong dạ ! đó chỉ là tham khảo thôi !

Cái trăn trở của tôi với bạn về kiều có phần là do cô kiều này có những cái biết cái cảm thanh tao và đẹp lắm, như loài hoa quý trong đời, đọc kiều rất nhiều lần tôi rơi nước mắt trong từng tâm trạng ND vẽ ra, nó đi sâu vào tình người bạn ạ !



Nhưng bạn nói chi thì nói, tôi vẫn phản đối nhiều việc ở kiều lắm, như tôi đã nói trên với bạn ( và còn nữa đấy bạn !

Này nhé, lúc còn nhỏ mà đi xăm xăm vậy là tôi nhận xét người ấy ở suy nghĩ ấy; chứ không được đem đoạn chuyện sau mà bào chửa cho đoạn trước này đâu, chỉ hãy nói ở đoạn đó tôi đã làm  đúng hay sai.

Có nói chăng là cô kiều này đa tình lắm dám nghĩ dám làm, hay là cái mơ ước trong mộng của ông ND khi người ta tìm về hạnh phúc, cũng xin hết mình và chân thành như vậy.

Trong thực tâm tư con người, khi đã " giải quyết" xong việc với Kim Trọng, rồi thì khi "gặp cơn chiếc bách giữa dòng" chớ  trách sao mà phận kiều  trôi như vậy, bởi con kiến còn muốn sống kia, và bản năng sống cứ bần dùng và cứ vượt qua từng chuyện, từng chuyện để lại sống...!

Kiều không dám nói là không nết, nhưng kiều có niều chổ dở rất đời thường đó bạn,

đơn giản mình nói về chuyện tự vẫn của kiều, tuy rằng tự vẫn nhiều lần, nhưng cái tự vẫn này có tính tự phát, nhất thời buồn giận, không phải là quyết ý đâu, tự vẫn không muốn sống nửa ư, nhưng khi người vực vậy, khuyên giải đôi câu là lại nguôi ngoai, lại sống !

Cái tham lam tính toán mà thiển cận rất đàn bà " lể nhiều, nói ngọt nghe lời phải xiêu" , đã tin tưởng Từ Hải chọn làm bạn rồi dầu sôi lửa bỏng sao lại ngại ?
sao lại thấy Từ là giặc " đầu triều đình là " trên vì nước dưới vì nhà, một là đắc hiếu hai là đắc trung",...tôi tức giận kiều không xứng đáng với sự lựa chọn của một bậc anh hùng như Từ.

Cái đàn bà không biết giận kể cả khi đối diện với Hồ Tôn Hiến đã phản bội mình, hại chết người thân mình...!
...

Về kiều tôi vừa thương vừa trách nhiều ấy !

Và tôi tức bạn khi nói một số gương tiết hạnh giá trị dùng để chấm điểm, bởi vì cái trực tánh và sự quyết đoán , cái biết rạch ròi về lẻ đúng sai làm cho người ta không chịu đi theo cái sai dù là một bước, tính khí thần thánh đấy chứ ! Và tôi cũng  biết rằng bạn hiểu kiều hay họ khi đối phó với cuộc đời chẳng ai nhớ đến chấm điểm đâu, bởi họ làm theo hiểu biết và tính khí của họ mà !

Bạn trách xã hội ư! tôi thấy xã hội giống như một cánh rừng mà ta là con thú muôn đi hoang trong đó, hãy nói rằng ta khi gặp từng gộp đá ánh trăng hay khi gặp loài hoang thú khác thì ta đã thế nào, và cuối cùng cái cánh rừng, xã hội ấy lại lên tiếng lại lên tiếng phê bình lại ta !

Ta không được buồn nó đâu, mà buồn để làm gì cơ chứ, như kiều làm sao thay đổi được xã hội, có nên chăng là hãy hoàn thiện mình, sống giống như mình muốn sống ( mà phải tốt hà nghe !

Muốn thay đổi, ta phải ở cương vị thay đổi đươc .

Bạn không thích Nho giáo ư ! không đâu , nho giáo có cái hay của nó chứ, tinh thần nho học chính là cái khí tiết, cái rèn luyện của con người, nó giúp xây dựng đúng nề nếp gia đình, xã hội.

Nhưng bên cạnh không hiểu từ đâu có cái vẽ vời thái quá, hình thức và chấp nhặt vô lý, có lẻ do người lợi dụng nho học để theo ý sai trái của mình không, hay là cái hình thức kia nghĩ là con người sẽ rèn theo nội dung !

Ta may mắn được là người nhìn lại, trong tôi có cái kính đến cảm động tinh thần nho học ấy, nhưng cũng có cái bất hợp tác nổi loạn với các hình thức ấy bạn ạ !

Bạn ôi, tôi theo chân bạn để nhận xét nhiều lời, mà một " nữ nho" không được tham gia ý kiến hay làm thơ chứ gì, tôi không muốn làm nữ nho đâu, nhưng là tôi đã mệt và ôi rất nhiều công việc, kể cả nấu bửa ăn đang đợi tôi đây !
Cám ơn bạn đã cho tôi được tranh luận, hẹn gặp nhân vật Từ Hãi sau vậy !

Thân.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyên An_

Tôi lại đến đây rồi, nhưng bạn thì chưa đến, chắc có lẻ bạn bận nhiều, còn tôi dù sức khoẻ không tốt nhưng cứ muốn...cải với bạn thật nhiều về các nhân vật ấy, lạ thật, tôi thấy bạn cũng ...hơi tốt tốt trong nhận xét cơ mà, và tôi cũng đâu có đến xấu bụng đâu, vậy mà sao ta lại có nhiều bất đồng ấy, mà tôi lại thấy ý tôi chưa sai, ôi ý là mới ở 1 cô kiều thôi ! thế mới biết mổi ta lại có cái nhìn sự vật hiện tượng khác nhau quá...cũng như khi bạn buồn bạn nói ra, còn tôi thì giữ kín ấy !
Bạn nhớ ghé thăm nhân vật của mình nhé, không là tôi nói bạn ...công nhận tôi đúng rồi đấy ! nói vậy được không nào ? !
NA.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thư Điền

Xem bài của các bạn Thư Điền rất thích. Các bạn hiểu truyện Kiều quá, phân tích của các bạn hay quá làm Thư Điền nhiều lần phải vỗ đùi vê thêm điếu thuốc!
Thư Điền không có đủ kiến thức để hiểu nhiều như các bạn, nhưng Thư Điền rất thích nàng Kiều vì dù ở hoàn cảnh nào nàng cũng làm cho mọi người yêu mến và thèm muốn!
Nhõng nhẽo chút với hai bạn được không:
Trong truyện Kiều có nhân vật nào là nông dân không? ( Đẹp trai và phóng khoáng một teo càng tốt)
Nực cười thay: nêu không, pháo không, vôi bột cũng không, mà tết.
Thôi cũng được: rượu có, nem có, bánh chưng cũng có, thừa chơi .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tô Tiến Đạt

[COLOR-BLUE]

 TTD  trở lại đây, mất đâu mà mất, trở lai với..Từ Hải đây nè! Đẹp trai hết chê luôn! Vậy mà còn chưa chiu thua! Thấy cô An cũng hơi...đuối rồi đó! đầu hàng TTD một ít rồi đó! Chứng tỏ TTD cũng không sai phải không cô? Vâng, cô Kiều không phải là người hoàn thiện; bởi lẽ cô chỉ là người, như tất cả chúng ta, chả ai hoàn hảo ;Nguyễn Du cũng không hoàn hảo, Nguyễn Du chị tuyệt vời thôi. Kiều chỉ ""đẹp". Truyện kiều mang nặng mùi thiền, phật giáo,  "nhân duyên"  "nghiệp"  "quả" , ngay cả cái cảnh báo ân báo oán dưới trướng của Từ Hải kia là một cái quả báo của trời đất chứ không nhất thiết là của Kiều và Từ Hải trả thù... cho bõ ghét.

  Thế mới nói rằng là đọc Kiều như đọc tâm niệm của NĐ, một ông nhà nho rất say mê phật học . Cái yếu đuối,  "đàn bà"của Kiều, cái tâm tánh của cô Kiều phản ảnh cái con người của ông ND. Vua Gia Long, khi Nguyễn Du về làm quan dưới triều, cũng đã phê phán  cái...mềm yếu nầy của ông; bao giờ cũng cứ nín, không có bộc lộ hết ra; ông như sợ bị..trả thù, bị bỏ ghét, gia đình ông có ông anh đã bị giết vì liên quan đến chính trị; ông như nguoi ấm ức, hoài niệm về những năm tháng với nhà Lê; không chịu khuất phục nhà Nguyễn hoàn toàn.

   Ông lại là nhà nho; đạo quân tử và quân thần kia; thân thì bên vua Nguyễn ,cái lòng vẫn còn với vua Lê. Gia đình tao loạn; cái mối hận nhà tan cửa nát, cái bất mãn với hoàn cảnh xung quanh, thế giới quan của ND lại nằm ở trong môt tâm hồn nghệ sỹ , một nhà nho giáo, một nhà thiền học, một nhà nhân bản chứ không phải ở trong cái đầu ngang tàn và nóng như lửa của một Từ Hải kiêu hùng.

   Nhân vật tâm đắc nhất của Nguyễn Du chắc chắn phải là Từ Hải. Từ Hải chính là ước mơ ..Lê Lợi mài gươm dưới trăng của NĐ. Từ Hải, ước mơ của đời thường va khác vọng tự do,đẹp như một thiên thần : "Râu hùm hàm én mày ngài, vài năm tấc rộng, thân mười thước cao", một ánh sao trong vòm Thiên Ưng mọc lên trong mơ, sáng ngời,trong khoảng chốc; nhưng cũng đủ một đường gươm quẹt ngang kiêu hãnh đầy thỏa thuê qua bầu trời lạnh nhạc ô uế của xã hội phong kiến đang bóp nghẹt nàng Kiều kia; khác vọng của con người nhiều trăn trở như Nguyễn Du, lưỡi gươm chém rụng hả hê cái bất công dai đang va đọa đày con người. Từ Hải chính là giấc mơ tráng sĩ của Nguyễn Du.


  Giấc mơ Thúc Sinh, một vòng tay ân tình, chưa đủ, không giải quyết được số phận Kiều. Giấc mơ Từ hải là giấc mơ đấy khao khác và đích thực nhất trong bế tắt của cảnh Kiều; bế tắt của chính Nguyễn Du; Không có bàn tay "nỗi loạn" của Từ Hải, sớm muộn gì Kiều cũng lai bị bán vô lầu xanh nửa thôi .Người trần thit yếu mềm, nếp sau lưng vợ không che chở được cho Kiều: Thúc Sinh, một hình ảnh nan giải của xã hội phong kiến trước vấn nạn con người . Cái lòng thương chưa đủ, cái xã hội phong kiến dày đặc những bất công, có phải do nghiệp chướng hay không chẳng cần biết nữa,đến lúc bị Thúc Sinh bỏ, rơi vào tay của Bạc Bà, Kiều lại bị bán vào thanh lâu lượt hai thì Nguyễn Du quá..chán nản! Thế giới xung quanh toàn là họ"Bạc"  ,cùng chung phường với cái đám sâu bọ Mã Giám Sinh và Tú Bà. Chúng ta chán nản, Kiều mỏi mệt đến tắt thở,  "dập liễu vùi hoa"đến thế cũng chưa tha.

      Cả thế giới đồng lõa, bất lực, chỉ còn một gái giang hồ và"giặc" họ Từ bên nhau;  ""ưa"  "liếc", tình quá rồi còn gì! Vua Nhà Minh, thế giới nho giáo câm nin, lánh mặt; câm nín, lánh mặt đồng nghĩa bỏ mặt, nhát hèn và vô tình, đồng bọn với "đầu trâu, mặt ngựa". Thúc Sinh chỉ có thể làm bấy nhiêu. Rằng phải là một cái dao to tướng kia mới xong. Cái dao của Từ Hải là lưỡi gươm của Lê Lợi, mà cũng chính là cái dao của luật nhân quả theo nhà phật, một ly nước nóng tạt vô mặt lạnh trơ tráo của phong kiến. Cai dao này đã chặc dứt cái oan nghiệp của Kiều và kết thúc câu chuyện thương tâm của cô


    Kiều cũng tiếp tục cái " kiểu" của Kiều,cũng sẽ còn cái ..nết đa tình của cô:  "Hai bên cùng liếc hai lòng cùng ưa" Cái liếc và ứa này không đơn thuần chỉ là cái khác khao ái tình, đó chính là cái "liec"  "ua" của kẻ đồng thanh, đồng điệu. Của những người bên  lề đường, những người bị lãng quên, Nguyễn Du cũng đang bị lãng quên; bi xã hội phong kiến  "ghet" bo; họ đến với nhau, có " liếc" thấy thì mới  "ua" được nhau. Nguyễn Du thật đã không đơn thuần là một nhà nho khép nép, ông là một ngọn núi lửa; một con người lãng mạng  theo chủ nghĩa lãng mạng cực đoan. Từ Hải rất  lãng mạng, rất tình

   ND đã đi trước chúng ta rất xa. Chưa ai "lăng loàn"như Kiều  ;mấy ai đã sống hết cái nghĩa yêu thương và thu đau thương như Kiều  ? Dâm loạn? Đa tình u? Rõ ràng là nho giáo cũng không ngăn cấm lăng loàn, ông ND kia; Thế là chúng ta chưa sống hết một kiếp người đầy đủ như Kieu.

(TTD không coi thường nho giáo, không có nho giáo thế giới sẽ loạn đấy cô An; nho giáo làm nên nền tãn đạo đức, thế giới có trật tự chúng ta đang sống đây là cũng nhờ có nho giáo)

    Ông Nguyễn Du kia không phải là một nhà nho chỉ biết đọc sách và quan sát thiên hạ coi ai làm gì sai không, ông là một nhà tâm lý, nhân tâm học rất uyên bác. Một nhà...phụ nữ hoc. Ai dường như cũng trách chê cô Kieu này đa tình , dan díu nhiều quá; ai cũng yêu được; ai cũng "đá vàng"  "trăm năm" hết. Thế nhưng nếu ta nhìn lại cái hoàn cảnh cô chiếc, tuyệt vọng của Kiều đằng sau cái tính "yêu bừa" này thì mới thấy nó đúng và giải thích được trong bị kích của Kiều. Mỗi một cuộc tình của Kiều đều có cái"trinh trắng" hết.Sao vậy quí vị? Bởi vì mỗi một người đến với Kiều lại như không chỉ một mối duyên tình mới mà là một cứu tinh cho cô, cô được mang ra từ cái chết, làm vợ "bé" Thúc Sinh, lai đường đường là một mệnh phụ, một hoàng hậu trong một sớm chiều, hoàn cảnh của Kiều cho phép nàng làm thế ; Kiều không lắm chồng nhiều trai, cô chỉ có mỗi một Kim Trọng thôi

   Kim Trọng đã bị thất lạc trong tai nạn của cô; Thúc Sinh, Từ Hai lại là chồng của cô, sao lại không được? Thúc Sinh, Từ Hải còn hơn là chồng nữa, họ đã cho cô một cuộc đời, được làm người trở lại, một cuộc đời mới thì có thể ....có chồng, con chứ? Mất Kim Trọng , vô tay Tú Bà, kể như chết rồi; Thúc Sinh bỏ Kiều, lại vào tay Bạc Bà, kể là đã chết luôn rồi. Trinh, tiết, kiếm ở đâu đây? Nếu không có hai nghĩa hiệp này thì mạng sống của Kiều còn không? Những người ngày đáng yêu thế không lấy làm chồng sao đang?Tình yêu thật sự không chỉ có ở trai gái tầm thường mà là một tình yêu gồm có nghĩa cử, lòng kính phục, cảm kích,đức hy sinh, tình yêu cho tha nhân, tình yêu của Kiều và Thúc Sinh , Từ Hải chính là thứ tình yêu đã thăng hoa này, vượt qua các thứ tình yêu tầm thường của ta, nó không còn tình yêu ta đã biết và chỉ biết, nó cao đẹp hơn nhiều.

  Khi ta không còn nhìn Kiều là một phụ nữ mà nhìn cô như nhìn chính chúng ta, đặc ta vào cái hoàn cảnh của cô, ta mới hiểu được là Kiều không hề lăng loàn tí nào cả ; cô đã làm đúng trong trường hợp đặc biệt của cô; TS, Từ Hải hai cuộc đời mới của cô; Khi nhìn Kiều ta cho cô là một cô gái dâm loàn; Kiều không thể, hoàn cảnh bắt thế, ai cũng phải làm thế.



    Làm gì khác bây giờ? Hả hê cho cô Kiều nầy! Hả hê nhưng thông cảm được và hả hê có lý.Nhìn cô Kiều mà ông Nguyễn Du phải ứa nước mắt thì biết là bằng một con mắt nhân bản, Kiểu hiện trước mặt ta phải là..Kiều thật đẹp !Nếu không thì Kim Trọng đã không cưới cô làm vợ!

    Từ Hải chết không bởi do lừa đảo của Hồ Tôn Hiến mà là dưới tay của Kiều. Từ Hải có hối hận không? Không; tay nàng vừa ôm ông thì lập tức ông ngã ra, tay xuôi mắt nhắm, có gì ân hận đâu? Ông đã làm vui lòng cô Kiều dại dột kia,nàng Kiều của ông; Cái chết của Từ Hải đã làm cho Kiều tỉnh táo, một bài học cho cô, không còn hiền và dễ tin người nữa.  "Chút lòng trinh bạch từ này xin chừa", cũng là cái than thở của Kiều lúc sau Từ Hải mất đi.  


 Mặc dầu trách Kiều là: "sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình" Từ Hải biết Kiều là thường tình như thế mà cũng nghe theo nàng để thân bại danh liệt thi ở đây Từ Hải chính là một vị thần tình ái,chứ không phải Kim Trọng.

   "Một đời được mấy anh hùng
    Bỏ cho cá chậu chim lồng mà chơi"  

 Đây là hình ảnh xứng đáng nhất sánh với thuyền quyên Thúy Kiều. Nguyễn Du không hoàn toàn thỏa mãn với Kim Trọng,không thoả thuê với ngọt ngào của Thúc Sinh; 15 năm gió bụi của Thúy Kiều, vui nhất là bên vòng tay của Từ Hải. Người mà như Thúy Kiều phải có Từ Hải mới ra một đôi uyên ương

   "Bó thân về với triều đình
   Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu         
   Áo xiêm trói buộc lấy nhau         
   Vào luồn ra cúi công hầu mà chị?"


  Nói thế nhưng Nguyễn Du suốt đời chỉ âm thầm nuôi mộng "Từ Hải"  
ND, một người bó buộc vào nho giáo, tâm tánh hiền như ông; suốt đời làm kẻ thất chí, phải cúi mình phò Nguyễn, chiu cái cảnh "hàng thần Nguyễn lơ láo " kia; Tự hào về thân thế gia phả của mình một thời lẫy lừng dưới triều Lê chúa Trịnh.Cái giấc mơ Từ Hải cũng không phải quá đáng. Từ Hải chết đi, dũng tiết, mặc dầu cái chết vì co Kieu; cái mà ND không làm được.


   Con người lãng mạng của Kim trọng cũng trong ông,  "cây quỳnh cành đào" chứ không phải là "phường giá áo túi cơm ra gì." cái tự phụ và biết giá trị của mình trong Nguyên Du. Từ Hai là giấc mo"mài một lưỡi gươm"chằng thành sự thật của ông.

     Ngoài tâm, tình, trinh tiết, hiếu hạnh, Thúy Kiều bên Từ Hải ta lại thấy thêm một cái hay khác của cô: tính trung , đạo quân thần. Kiều phá tan sự nghiệp của Từ Hải cũng là do ở cái trật tự nho giáo trong ông Nguyễn Du. Từ Hải danh không chánh, ngôn không thuận; sự xuất hiện của Từ Hải đem thau nước nóng rửa sạch tanh hôi của thế gian và vết nhơ của Kiều; thế cũng"hả hê"rồi, Từ Hải không thể tiếp tục được; ông Nguyễn Du không thể bào chữa cho cái đầu hàng của Từ Hải,; theo tính khí của Từ Hải , đầu hàng đồng nghĩa với cái chết; Từ hải thà chết chứ nhất định không đầu hàng; Từ hải không đầu hàng nhà Minh; Từ Hải chết dưới tay của Kiều, giai nhân, tri kỷ của ông; chúng ta không hoàn toàn trách Thúy Kiều giết chồng. Nguyễn Du không thể chấp nhận một "giặc" Từ Hải, một nước không thể hai vua.

     Nguyễn Du, mặc dầu không phục nhà Nguyễn nhưng ông biết là quân tử một nước chỉ có một mới ra trật tự; một Từ Hải giang sơn một dãi ( trong mơ của ND) là cảnh giặc giã tứ bề, chết chóc và bất trung: đạo quần thần đứng đầu trong kỷ cương của đạo nho.

   Cho nên Từ Hải không thể gọi là bật quân tử của thiên hạ được.Ông là một vị cứu khổ cứu nang, có hét hò quậy "một chút" ngang ngược như thế thiên hạ mới sợ; mới thay đổi được cái trật tự nghìn đời kia. Trông khoảng chốc,ngôi sao Thiên Ưng này, sau khi đã hoàn tất ...sứ mệnh của một vị cuu tính, phai...về trời! Từ không phải là một Đường Cao Tổ như Kiều mong ước. Cái tánh nết bất cần ai, kiêu hãnh thái quá, dọc ngang này chính là cái mà ND rất ngưỡng mộ.

   Đấy cũng là "hại một người, cứu muốn người", cái lòng nhân của Kiều, của Nguyễn Du(không phải ý nói Kiều hại Từ đâu) Kiều khuyên Từ hàng Hồ Tôn Hiến là đúng. Từ Hải vẫn là thân giặc. Giang san một cõi của Từ bắt chánh, kỷ cương của triều Nhà Mình đã "hai kinh vững vàn"không cần đến vua thứ hai Từ Hải. Cái ghế hoàng hậu hả hê trong mơ của Thúy Kiều thế đã đủ, Thuy Kiểu không phải là nữ hoàng. Nàng o cần nữ hoàng, nàng chỉ cần một mái ấm với gia đình, về với mẹ cha, với cố nhân. Không thèm vương miện; đây là cái khiêm nhường của Kiều; Thế cũng đủ rồi, Từ Hải, cảm ơn anh! I love you!  


 Trở  về câu chuyện Thúc Sinh, Kiều đã dặn cái ông ..lẩn thẩn này là về phải hỏi ý kiến của Hoạn Thư, xin phép..nàng để lấy Kiểu làm vợ lẽ. Ông này đã không dám làm như vậy, nói láo thành ra mới có sảy ra tai hoa. Thái độ cư xử, hành động, đối đáp của cô Kiều nói lên cô là người sống biệt đạo lý, khôn ngoan, không hàm hồ. Cô không có đi phá hạnh phúc của Thúc sinh cũng như cô không từ chối Thúc Sinh. Nếu Thúc Sinh biết cách...ăn nói với Hoạn Thư và gia đình thì cái tình tiết câu chuyện sẽ khác đi. Nhưng ai có thế bão đảm một Hoạn Thư đanh đá kia không ..ghen cho được?. Kiều đã đoán trước việc nầy; cái ông Thúc Sinh kia!

   "Con kiến cũng muốn sống"cô Ăn nói đúng! Kiều còn thua con kiến vô tư, cô là con ...đĩ! cô là một người bị xả hội làm nhục rồi vức bỏ. Có ai khác ngoài TS ra tay nghĩa hiệp?


    Thưa cô An và quí vị, cái chết của cô công chúa trẻ Chiêm thành kia là sự tuẫn tiết thật đáng ca ngợi. Chúng ta không thể không cúi đầu kính phục đấng liệt nữ trung trinh. Nó là cái trầm mình trên sông Hát Giang của Trưng Trắc khỏi bị nhục dưới tay Mả Viện. Cô Kiều không làm được, Nguyễn Du không làm được, vì nếu đã làm được thì ...đâu có Truyện Kiều.. hay thế kia! Vâng, cái đẹp của đức phẫm biểu lộ bằng trăm đường, vạn cách. Nhu TTD đã nói, cô Kiều nầy có muốn..chết cũng không được, nghiệp còn, cô phải đến sông Tiện Đường kia. Kiều không chết được không bởi do những người thấy cô chết rồi cứu; cô có bao nhiều cách để chết cơ mà!  Cô không đủ can đãm ư? Ai biết đươc ...trong đầu cô nghỉ gi cơ chư! Theo ta đoán đươc, rất có thể và dường như chỉ có thể là do Kiều bị ám ảnh bởi lời tiên đoán của ông thầy bói ngày xưa: "Anh hoa phát tiết ra ngoài,Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa", lời Đạm Tiên, bởi Sư Giác Duyên, bởi nghiệp quả, cái tin ở số mệnh, bởi gia đình, boi ám ảnh Kim Trong chưa phai kia, bao sợi dây còn đeo xiết,,làm sao chết đuợc?

Cô An...nấu cơm xong chưa? nói đi, bữa sau em sẽ bàn về việc ND hẹn hò bà HXH ở Hồ Tay hái sen. Hấp dẩn lắm!!  Chúc cô và các cô,bác, anh chị vui.


TTD
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyên An_

A, ai nói ai đuối lí vậy kìa ?!
Tôi vẫn giữ ý kiến mình thôi, cũng giống như bạn trước sau vẫn tròn vo cho quan điểm của mình mà, chỉ có là bạn đọc kỉ lại bài nhau đi, có một cái chi ngẩm nghĩ lại coi , hay sau này, một đôi năm nữa , hoạ hoằn bạn có nói tôi đúng chổ nào không, ( chứ tôi thì nhất định ý vậy đó bạn  ạ !

Thân.
p/s: cám ơn bạn Thư Điền nghen, đã đọc bài của tôi, còn câu hỏi của bạn thì khó phân tích vô cùng !hi hi.. Chúc bạn vui, khoẻ.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 2 trang (13 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối