Trang trong tổng số 27 trang (269 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [20] [21] [22] [23] [24] [25] [26] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Phượng Hoàng Lửa đã viết:
.
Xử án

Tô Tử Khanh hỏi Trương Công: "Xử án phải như thế nào" Trương công nói: "Không có gì ngoài sự quan sát sắc mặt, phân tích lời nói, xem xét tình cảm".

Một hôm, có người tố cáo vợ đầu độc chồng. Quan sai tra khảo. người vợ không chịu nổi đòn đau, liền nhận bừa, khi án sắp quyết, Trương công nghi ngờ, sai Tử khanh xét xử lại.

Người vợ đến, mặt lạnh như băng, tra tấn, không có lời gì khác. hỏi nguyện vọng, người đó thưa: "Mùa thu xử tử hình, xin chôn cùng một huyệt với chồng tôi" Tử Khanh liền phê án.

Về bẩm trương công: "Quan sát sắc mặt thị, không có vẻ gì buồn khổ, phân tích lời nói, không có gì biến đổi, xem xét tình cảm, không giả dối quanh co. Việc không có gì đáng ngờ, tôi đã phê án rồi".

Trương công hỏi: "Người vợ với chồng thị có tương đắc hay không?" Tử Khanh nói: "Không rõ". Công nói: "Khi tra khảo có dùng cực hình không?" Tử Khanh nói : "Tôi không biết chắc". Công nói: "Đầu độc chồng, tang chứng có đầy đủ không?". Tử Khanh nói: "Tôi nghĩ có lẽ đầy đủ". Công lại nói: "Đã giết chồng, lại xin được chung huyệt, thế là làm sao?". Tử khanh nói: "Hoặc là có điều hối hận gì chăng?".

Công tức giận nói: "Có ba điều không biết, mà không suy xét sao có thể gọi là xử án? Không biết người, làm sao phân biệt sắc mặt; không hiểu việc, làm sao phân tích lời nói; không thấu tình, làm sao xét được tình cảm. Mạng người vô cùng quan trọng, sao lại cẩu thả qua quýt như thế?"

Tử khanh hiểu ra, cho xử lại vụ án và biết được tình thực, liền giải nỗi oan cho người đàn bà. Người thời bấy giờ khen là sáng suốt. Tử Khanh rất hổ thẹn nói: "Không có Trương công, tôi nào dám nói đến xử án. Không có lòng chí nhân, không có sự xét đoán kỹ, không rất mực công minh mà nói đến xử án, có khác gì giết người"? Ai nấy đều phục lời nói ấy.
Xử thiếu lý, xét thiếu tình
Việc gì cũng thiếu quang minh, công bằng!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Phượng Hoàng Lửa đã viết:
.
Người cực kỳ ngu

Phía nam thành có suối Ngu tuyền, truyền ai uống vào sẽ ngu. Bì Tử Ngọc thầm nghĩ: Nếu dẫn suối Ngu vào thành, cả thành đều ngu, người cai trị thành ngoài ta ra còn ai vào đây nữa.
   Nghĩ rồi bèn ngầm dẫn suối Ngu hoà vào sông trong thành, còn mình thì đào giếng mà uống.
   Quả nhiên chẳng mấy chốc, người trong thành đều ngu.
   Ban đầu người ta đem điền sản, nhà cửa cho người khác mà chẳng ai chịu lấy, chỉ có Tử Ngọc, ai đem đến cho đều không từ chối. Ruộng đất nhà cửa trong thành đều về tay Tử Ngọc. Sau đó, người ta còn ném cả châu báu vàng ngọc ra đường, Tử Ngọc cứ việc nhặt lấy, rồi nghiễm nhiên thành người giàu có nhất vùng.
    Người trong thành cảm thấy có điều kỳ quái: điền sản, châu báu mà họ vứt bỏ, mà Tử Ngọc lấy làm quý báu, y chính là người ngu vậy. Họ bèn họp nhau bàn rằng: Thành ta có người ngu, là sự sỉ nhục cả thành. Thần và người cùng giận, trời đất không thể dung, chúng ta cùng nhau trừ nó đi!
    Thế là, họ cầm gậy gộc đến vây nhà Bì Tử Ngọc.
    Tử Ngọc vừa mới thắp đèn lên lo đếm châu báu, thì ngoài cửa có tiếng chửi mắng ầm ĩ, ra xem thì người trong thành đã ùa vào, trói y lại rồi xúm nhau dẫn đi. Đến con sông trong thành, sau khi kể hết cái ngu của Tử Ngọc họ muốn dìm y xuống sông.
    Tử Ngọc than rằng:"Ta muốn mọi người ngu, mà hoá ra ta lại ngu. Ngu thay, ngu thay! Kẻ cực kỳ ngu, ngoài ta ra thì còn ai vào đây nữa!"
   Nói rồi, bèn tự nhảy xuống sông!
Muốn khôn phải học để khôn
Chứ không phải cố tình dồn người ngu!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Phượng Hoàng Lửa đã viết:
.
Dùng người tài

Cừu Nhược biết người, nên được mệnh danh là "Bá Nhạc". Ung vương uỷ cho việc tiến cử người hiền tài.

Cừu mấy lần tiến cử người lên vua, vua đều thu nạp, nhưng không có lời khen thưởng khuyến khích.

Một hôm, Cừu lại tiến cử một người. Vua nói: "Tiên sinh mấy lần tiến cử người cho ta, ta đều chưa thấy được cái giỏi của họ, người kém đức như ta không có phúc dùng được họ sao?"

Cừu hoang mang không hiểu, nói: "Những người tiến cử trước đây đều là người tài giỏi cả, sao đại nhân lại nói như vậy?"

Vua nói: "Tiên sinh tiến cử Triệu Anh, ta sai giữ việc giấy tờ, ghi chép; tiên sinh tiến cử Tiền Hùng, ta sai giữ việc ruộng đất, thuế má; Tiên sinh tiến cử Tôn Ương, ta sai coi quân thị vệ. Ba người đó, đãi ngộ không thể bảo là không hậu, nhưng tả hữu đều cho là họ không được việc".

Cừu vội nói: "Học có từng chuyên môn, tài có sở trường riêng. Triệu anh là đầu bếp giỏi; Tiền Hùng là thợ giỏi; Tôn Ương, là người trù liệu kế hoạch trong màn trướng, mà quyết thắng ở ngoài ngàn dặm. Đại nhân đãi ngộ hậu, nhưng thuyền đi trên bộ, xe đi dưới nước thì đi thế nào được ạ!
Dùng người như dùng mộc
Cũng phải học cách dùng !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Ðường Lầy Lội
(Truyện cổ Phật Giáo Nhật Bản)

Có hai nhà sư cùng thong dong bước xuống một con đường lầy. Cơn mưa nặng hạt vẫn còn rơi. Ðến khúc đường quẹo, hai người gặp một cô gái xinh xắn trong chiếc áo Kimono và chiếc khăn quàng cổ bằng lụa, đang đứng bên lề đường vì không thể băng qua ngã tư đường lầy được. Lập tức một nhà sư bảo: "Ði nào, cô bé" tức khắc đưa tay nhấc bổng cô gái lên và đưa qua quãng đường lầy.
Nhà sư bạn của anh ấy, từ đó không buồn nói một tiếng nào, cho đến khi cả hai dừng lại trong một ngôi chùa. Rồi không còn chịu đựng được nữa, nhà sư bạn lên tiếng nói với anh bạn:
-Chúng ta là những nhà sư, không được phép gần đàn bà, nhất là với những người đàn bà trẻ đẹp. Nguy hiểm lắm! Sao anh lại làm như vậy?
Nhà sư mỉm cười:
-Tôi đã bỏ nàng từ chỗ đó rồi! Anh còn mang nàng theo đấy sao?
(Thiền Sư Nhật Muju)
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
Cổ Học

Lý Văn Đạt công đến tuổi về già, nói với con là Hồi: "Người chuộng cổ đời nay, chỉ là chuộng cái danh hão, còn ta chuộng cái thực".

Hồi hỏi: "Thế là thế nào?"
Công đáp: "Ăn, mặc, ở, đi, đều theo đời cổ".
Hồi hỏi: "Nhưng thế thì cha muốn ăn lông, ở lỗ, uống máu ư?"
Công nói: "Con quả là người hiền".
Hồi nói: "Cha đừng nói đến hiền, con khó mà theo được".
Công nghiêm mặt nói: "Mi lấy cái gì để làm hiếu"
Hồi nói: "Con không trái".
Công hỏi: "Mày không trái cái gì?"
Hồi nói: "Tứ thập nhi bất hoặc" (bốn mươi tuổi thì không lầm lẫn). Con năm nay bốn mươi hai tuổi, sao có thể lầm lẫn bởi lời nói vượt ngoài quy củ.

Công nói: "Thất thập nhi tòng tâm sở dục bất du củ" (bảy mươi tuổi có thể làm theo ý muốn, không theo quy củ). Ta năm nay bảy mươi, còn có quy củ gì nữa.

Hồi không nói. Ngày hôm sau, giết dê béo, máu đầm đìa để dâng. Cha ông ba lần ngửi mà không sao ăn nổi. Bèn than rằng: "Cổ học không phải dễ học".
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
Quan hoạn khôn khéo

Hình học sĩ Trọng Thông, vào Nội các mười năm, ứng đối đều hợp ý vua được vua ban mưa móc.
  Một hôm, vua ra chơi vườn Thượng uyển, thấy gác phượng lầu rồng cao tới tầng mây, nạm vàng sơn son, trang sức mới hẳn. Nhân nghĩ đến vật lực khó khăn, trầm ngâm nói: "Xa xỉ thì giàu cũng không đủ, tiết kiệm thì nghèo cũng dư". Học sĩ Trọng Thông liền nói: "Bệ hạ thánh minh. Kẻ xa xỉ tâm thường nghèo, người tiết kiệm tâm thường giàu". Vua hài lòng nói: "Khanh cũng đọc "Thận tử ư?" Đáp: "Hồi nhỏ có đọc, ngẫu nhiên chưa quên".
   Lại một hôm, vua và các quan bàn về việc học, nói: "Đọc sách, cố nhiên không thể không hiểu nghĩa văn, nhưng chỉ hiểu nghĩa văn thôi là cái học của trẻ con, cần xem xét ý của nó ở đâu". Lời ấy rất phải. Các khanh có biết lời ấy ai nói không? Các quan sợ hãi nói: 'Bọn thần học thức nông cạn". Chỉ có Trọng Thông thần sắc vui tươi nói: "Hồi nhỏ cha thần răn rằng: Đọc sách chỉ hiểu được nghĩa văn, là không có chi". Đó là đã từng đọc lời của Lục Tượng Sơn tiên sinh". Vua hài lòng, khen rằng: "Có thể nói là không sách gì khanh không đọc".
   Hai năm sau, Trọng Thông bỗng ứng phó thất thế. Vua đãi yến quần thần, hỏi Trọng Thông rằng: "Dùng quan phải kén người tài", xuất ở sách nào? Trọng Thông ấp úng không đáp nổi. Vua lại hỏi: " Người ấy còn thì chính sự khó hơn, người ấy mất thì chính sự dẹp bỏ". lời ấy khanh chắc phải nhớ. Trọng Thông lại ấp úng không đáp nổi. Vua thở dài nói: "Kinh Thư, Trung Dung đều không nhớ, sao có thể làm quan!" thông bỏ mũ khấu đầu xin bãi quan. Vua bằng lòng. Các quan đều cho là trọng Thông mất hẳn tài năng trước đây giống như Giang Yêm nằm mộng trả lại bút cho thần.
   Sau này nguyên nhân Trọng Thông giảm sút tài trí dần được hé mở. bởi y mua chuộc hoạn quan, vua xem sách gì đều ngầm nói cho biết. Thông liền chuẩn bị cuốn sách ấy, suy đoán ý vua, lấy cái đó để ứng đối đều hợp ý vua. Quan hoạn chết đột ngột. Thông mất tay trong, tuy chỉ là câu trong Kinh Thư, Trung Dung mà cũng không đáp nổi.
  Ôi người như Trọng Thông, đời nào không có, tiếc rằng không thể biết hết được.
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

haanh8354 đã viết:
Ðường Lầy Lội
(Truyện cổ Phật Giáo Nhật Bản)

Có hai nhà sư cùng thong dong bước xuống một con đường lầy. Cơn mưa nặng hạt vẫn còn rơi. Ðến khúc đường quẹo, hai người gặp một cô gái xinh xắn trong chiếc áo Kimono và chiếc khăn quàng cổ bằng lụa, đang đứng bên lề đường vì không thể băng qua ngã tư đường lầy được. Lập tức một nhà sư bảo: "Ði nào, cô bé" tức khắc đưa tay nhấc bổng cô gái lên và đưa qua quãng đường lầy.
Nhà sư bạn của anh ấy, từ đó không buồn nói một tiếng nào, cho đến khi cả hai dừng lại trong một ngôi chùa. Rồi không còn chịu đựng được nữa, nhà sư bạn lên tiếng nói với anh bạn:
-Chúng ta là những nhà sư, không được phép gần đàn bà, nhất là với những người đàn bà trẻ đẹp. Nguy hiểm lắm! Sao anh lại làm như vậy?
Nhà sư mỉm cười:
-Tôi đã bỏ nàng từ chỗ đó rồi! Anh còn mang nàng theo đấy sao?
(Thiền Sư Nhật Muju)
Phàm là lĩnh vực tinh thần
Tội trong ý nghĩ muôn phần tội hơn!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Phượng Hoàng Lửa đã viết:
.
Cổ Học

Lý Văn Đạt công đến tuổi về già, nói với con là Hồi: "Người chuộng cổ đời nay, chỉ là chuộng cái danh hão, còn ta chuộng cái thực".

Hồi hỏi: "Thế là thế nào?"
Công đáp: "Ăn, mặc, ở, đi, đều theo đời cổ".
Hồi hỏi: "Nhưng thế thì cha muốn ăn lông, ở lỗ, uống máu ư?"
Công nói: "Con quả là người hiền".
Hồi nói: "Cha đừng nói đến hiền, con khó mà theo được".
Công nghiêm mặt nói: "Mi lấy cái gì để làm hiếu"
Hồi nói: "Con không trái".
Công hỏi: "Mày không trái cái gì?"
Hồi nói: "Tứ thập nhi bất hoặc" (bốn mươi tuổi thì không lầm lẫn). Con năm nay bốn mươi hai tuổi, sao có thể lầm lẫn bởi lời nói vượt ngoài quy củ.

Công nói: "Thất thập nhi tòng tâm sở dục bất du củ" (bảy mươi tuổi có thể làm theo ý muốn, không theo quy củ). Ta năm nay bảy mươi, còn có quy củ gì nữa.

Hồi không nói. Ngày hôm sau, giết dê béo, máu đầm đìa để dâng. Cha ông ba lần ngửi mà không sao ăn nổi. Bèn than rằng: "Cổ học không phải dễ học".
Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay
Chẳng qua sư, vãi đều chầy, không thông!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Phượng Hoàng Lửa đã viết:
.
Quan hoạn khôn khéo

Hình học sĩ Trọng Thông, vào Nội các mười năm, ứng đối đều hợp ý vua được vua ban mưa móc.
  Một hôm, vua ra chơi vườn Thượng uyển, thấy gác phượng lầu rồng cao tới tầng mây, nạm vàng sơn son, trang sức mới hẳn. Nhân nghĩ đến vật lực khó khăn, trầm ngâm nói: "Xa xỉ thì giàu cũng không đủ, tiết kiệm thì nghèo cũng dư". Học sĩ Trọng Thông liền nói: "Bệ hạ thánh minh. Kẻ xa xỉ tâm thường nghèo, người tiết kiệm tâm thường giàu". Vua hài lòng nói: "Khanh cũng đọc "Thận tử ư?" Đáp: "Hồi nhỏ có đọc, ngẫu nhiên chưa quên".
   Lại một hôm, vua và các quan bàn về việc học, nói: "Đọc sách, cố nhiên không thể không hiểu nghĩa văn, nhưng chỉ hiểu nghĩa văn thôi là cái học của trẻ con, cần xem xét ý của nó ở đâu". Lời ấy rất phải. Các khanh có biết lời ấy ai nói không? Các quan sợ hãi nói: 'Bọn thần học thức nông cạn". Chỉ có Trọng Thông thần sắc vui tươi nói: "Hồi nhỏ cha thần răn rằng: Đọc sách chỉ hiểu được nghĩa văn, là không có chi". Đó là đã từng đọc lời của Lục Tượng Sơn tiên sinh". Vua hài lòng, khen rằng: "Có thể nói là không sách gì khanh không đọc".
   Hai năm sau, Trọng Thông bỗng ứng phó thất thế. Vua đãi yến quần thần, hỏi Trọng Thông rằng: "Dùng quan phải kén người tài", xuất ở sách nào? Trọng Thông ấp úng không đáp nổi. Vua lại hỏi: " Người ấy còn thì chính sự khó hơn, người ấy mất thì chính sự dẹp bỏ". lời ấy khanh chắc phải nhớ. Trọng Thông lại ấp úng không đáp nổi. Vua thở dài nói: "Kinh Thư, Trung Dung đều không nhớ, sao có thể làm quan!" thông bỏ mũ khấu đầu xin bãi quan. Vua bằng lòng. Các quan đều cho là trọng Thông mất hẳn tài năng trước đây giống như Giang Yêm nằm mộng trả lại bút cho thần.
   Sau này nguyên nhân Trọng Thông giảm sút tài trí dần được hé mở. bởi y mua chuộc hoạn quan, vua xem sách gì đều ngầm nói cho biết. Thông liền chuẩn bị cuốn sách ấy, suy đoán ý vua, lấy cái đó để ứng đối đều hợp ý vua. Quan hoạn chết đột ngột. Thông mất tay trong, tuy chỉ là câu trong Kinh Thư, Trung Dung mà cũng không đáp nổi.
  Ôi người như Trọng Thông, đời nào không có, tiếc rằng không thể biết hết được.
Trong ngoài kết nối đứt dây
Không lên mạng được, bó tay xin về.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

khitieu

Chào em
Tìm mãi mới thấy Tổ Chim Phượng Hoàng ở đây để chúc tết
KT 1.1.11
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 27 trang (269 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [20] [21] [22] [23] [24] [25] [26] ... ›Trang sau »Trang cuối