Trang trong tổng số 5 trang (42 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

cỏ rác cát bụi gỗ đá

Ta chợt nhận ra ta chưa kịp trưởng thành thì tuổi già đã ập đến
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ rác cát bụi gỗ đá

Ta chợt nhận ra ta chưa kịp trưởng thành thì tuổi già đã ập đến
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ rác cát bụi gỗ đá

Chủ đề 8: Nên bắt đầu "tu" từ độ tuổi nào?
Nhiều người cho rằng việc "tu hành của các cư sĩ tại gia" chỉ là việc của các ông già bà cả đã về hưu, rảnh việc mới có thời gian để tu. Thế nhưng căn cứ theo cách nhìn của Phật giáo thì hầu hết mọi người đều không biết rằng mình đang sống lãng phí một kiếp người. Điều này cũng dễ hiểu, bởi chúng ta vô minh, chúng ta không nhìn được luân hồi nghiệp báo, chúng ta không nhớ được vô lượng kiếp quá khứ, không hiểu được kiếp vị lai, và vì vậy hầu hết chúng ta chỉ sống cho thoải mái một kiếp này. Để rồi khi nhắm mắt xuôi tay là kết thúc tất cả.
Quả thật để thuyết phục người ta tin chuyện luân hồi chuyển kiếp, nhân quả công bằng thì thật là vô cùng khó. Bởi vì khoa học của con người không chứng minh được những chuyện đó. Ấy thế nhưng nhà khoa học vật lý hàng đầu của thế kỷ 20 là Albert Einstein lại phát biểu rằng: Khi khoa học vật lý phát triển tới đỉnh điểm thì sẽ tiệm cận với những gì mà Đức Phật đã tìm được từ hơn 2500 năm trước.
Tuy nhiên, khoa học của con người bây giờ vẫn còn rất khó để có thể chứng minh được sự tồn tại của "thân trung ấm" (linh hồn), thì nói gì đến chuyện chứng minh những vấn đề khác. Bởi thế, rất nhiều người cho rằng chuyện nhân quả nghiệp báo, luân hồi chuyển kiếp là chuyện hoang đường, không đáng tin, và vì vậy việc phải vất vả tu hành là việc không cần thiết. Nếu cứ nghĩ như thế thì mỗi người đâu cần phải sống tốt. Cứ thoải mái hưởng thụ, thỏa mãn ích kỷ cá nhân, mặc kệ cuộc đời muốn đi đến đâu thì đến.
Thế nhưng có một điều rõ ràng mà Đức Phật đã thấy rất rõ đó là luật nhân quả công bằng bao trùm cả vũ trụ đến tất cả mọi loại muôn loài. Luật nhân quả công bằng chi phối tất cả mọi loài và nằm ngoài ý muốn của bất cứ một thế lực hay một quyền năng nào khác. Ai tin cũng được, ai không tin cũng được, luật nhân quả công bằng vẫn cứ vận hành theo đúng nguyên tắc nguyên thủy của nó. Người đời có tin hay không thì nó vẫn cứ tồn tại. Giống như người mù thì không nhìn thấy vầng thái dương, nhưng không phải vì người mù không thấy mà vầng thái dương không tồn tại. Ngược lại, cho dù người mù có thấy hay không, có tin hay không thì vầng thái dương vẫn tồn tại và chiếu sáng khắp nơi.
Một điều thứ hai người ta vẫn lầm hiểu rằng: Tu là khổ hạnh, là bị bắt buộc phải ép mình khổ để tu hành. Tuy nhiên, nếu thực sự tu là khổ hạnh thì có lẽ dần dần sẽ không còn người tu nữa. Người ta không hiểu một điều rằng các vị tu sĩ Phật giáo thực sự đạt được hạnh phúc vô biên trên con đường mà các thầy đã chọn. Nhưng người đời đứng ngoài nhìn vào không thể hiểu được nên cứ nghĩ rằng "tu là khổ".
Người ta đâu có hiểu rằng: có hai loại niềm vui khác hẳn nhau. Loại niềm vui của hưởng thụ ô trọc để thỏa mãn những đòi hỏi của ham muốn đời thường. Loại niềm vui này thường cụt lủn và kéo theo sự tạo nghiệp. Ví dụ như là một kẻ thích ăn nhậu, cứ có chút tiền là đi nhậu, nhậu bất biết trời đất ra sao, và kẻ đó cho rằng chỉ có như vậy là vui. Thế nhưng, ngay sau khi cuộc nhậu kết thúc thì niềm vui cũng tắt ngúm. Và cái nghiệp tạo ra thì vô vàn, như là nghiệp sát sanh, nghiệp lãng phí, nghiệp vọng ngữ vì ai nhậu nhẹt mà chẳng lời ra tiếng vào. Loại niềm vui này không thể so sánh được với niềm vui của trí tuệ, của từ bi, của tình yêu nhân loại. Những người hiền trí sẽ tìm niềm vui nơi đọc sách, làm tình nguyện, làm từ thiện, làm những việc mang lại lợi ích cho đông đảo mọi người. Ví dụ như chuyện hai cậu sinh viên nghèo đã cứu một cô gái bị tai nạn giao thông nằm bất tỉnh trên đường đưa vào bệnh viện cấp cứu khi người đời vẫn hờ hững ngược xuôi đi qua. Người lắm tiền mà nghèo trí, nghèo tấm lòng thì chỉ ham hưởng thụ bản thân, ban đầu thì có chút vui nhưng dần dần sẽ khổ vì nghiệp chướng tạo gây nhất định phải có lúc trả. Người ít tiền mà giàu tấm lòng thì tìm niềm vui trong sự cống hiến, lúc đầu tuy vất vả nhưng sẽ có được niềm vui kéo dài mãi, và dần dần cuộc sống sẽ dễ chịu thêm bởi phước nghiệp tạo gây quả lành nhất định báo. Người vừa có tiền lại vừa có tấm lòng thì thật là càng ngày càng hạnh phúc. Người đã nghèo tiền mà lại ích kỷ thì suốt kiếp khổ lại càng khổ thêm.
Có một triết gia đã đúc kết một câu thế này: Sống ở trên đời tham cái gì cũng dẫn đến họa diệt thân. Chỉ có hai thứ càng tham nhiều thì càng tốt: Kiến thức và Lòng tốt.
Trở lại với đạo Phật, Đức Phật dạy rằng: Có được thân người là một điều rất khó. Giống như một con rùa mù ở dưới đáy sông. 100 năm mới nổi lên một lần, thì lại vô tình vớ được bọc cây khô vừa rơi xuống đúng chỗ. Bởi vậy hãy tận dụng cơ hội được làm người để mà tu.
Cao cả nhất là tu thiền để đạt được Thánh quả vị Phật thoát khỏi luân hồi đau khổ.
Tu Bồ Tát đạo (chỉ có những vị đã đạt được Thánh quả mới có khả năng tu Bồ Tát đạo).
Tu để đạt được quả vị Duyên Giác.
Tu để đạt được quả vị Thanh Văn.
Tu thập thiện để cầu tái sinh Phạm chúng làm dân cõi trời.
Tu tịnh độ để cầu tái sanh về Tây phương cực lạc, vô lượng thọ.
Nếu chưa đủ phước để xuất gia tu hành thì hãy tu phước ngay từ bây giờ để dần dần lấy phước bù cho nghiệp để từ đó cuộc sống hiện tại được cải thiện cả về vật chất, sức khỏe, lẫn tinh thần. Người ta thường hay chữa ngọn mà không quan tâm đến gốc. Khi nghèo thì thường cố làm việc hăng say để kiếm tiền cũng là chữa ngọn. Khi bệnh thì tìm đủ mọi phương thuốc để chạy chữa cũng là chữa ngọn. Khi buồn thì tìm đủ mọi cách để giải trí cũng là chữa ngọn. Thực ra cái gốc của mọi sự chính là nghiệp. Người ta sanh ra là bởi nghiệp. Lớn lên giàu hay nghèo, sang hay hèn cũng là bởi nghiệp. Già đi, bệnh vào cũng là bởi nghiệp. Chết cũng bởi nghiệp. Bởi vì nghiệp quá khứ khiến người ta nghèo, khiến người ta bệnh, khiến người ta buồn. Có chạy chữa đến đâu thì nghiệp chưa trả hết thì vẫn chưa hết nghèo, bệnh, và sầu. Nghiệp chi phối toàn bộ một kiếp người từ khi được sanh ra cho đến lúc phải từ giã cõi đời. Nói như vậy phải chăng con người đã bị nghiệp qui định và không thay đổi được số mệnh? Đúng như thế nếu người ta không tu. Nếu người ta quyết tâm tu thì đạo Phật có câu "Tu là để chuyển nghiệp". Bởi vậy muốn trả nghiệp thì có hai cách: một là để kệ cho mọi chuyện diễn ra cho đến khi nào hết nghiệp thì thôi (tiêu cực). Hai là tạo phước để bù nghiệp = Tu để chuyển nghiệp. Khi nào phước càng dày thì nghiệp càng mỏng. Lúc ấy tự nhiên làm ăn có "may mắn", bệnh tật chẳng chữa cũng tự lui, nỗi buồn chẳng ai mua mà cũng hết.
Một câu hỏi đặt ra: Tu như thế nào? Trên thực tế rất nhiều người nghe đến từ "tu" thì nghĩ ngay đến việc "đi tu" có nghĩa là xuất gia làm tu sĩ. Quả thật việc xuất gia làm tu sĩ không hề đơn giản. Những người kiếp này được trở thành tu sĩ, chắc hẳn kiếp trước, nhiều kiếp trước đã tạo phước dày và đã có duyên với đạo qua nhiều kiếp quá khứ.
Phàm phu như chúng ta bởi chưa đủ phước, chưa đủ duyên nên còn vướng bận nhiều bụi trần. Tham ái còn nặng mang nên có cố xuất gia chắc tu hành cũng chẳng yên, đến lúc vẫn phải hoàn tục. Tuy không thể xuất gia làm tu sĩ, thì hoàn toàn có thể làm một cư sĩ tại gia tu theo đạo để thân tâm được an lạc, và an lạc cho chính gia đình mình. Các thày tỳ-kheo luôn sẵn sàng làm lễ quy y Tam Bảo cho chúng sanh và đưa ra ngũ giới để các cư sĩ tại gia tuân theo từ đó có thể giữ được thân người khi chuyển kiếp. Gieo duyên với đạo mong cầu kiếp sau sớm được gặp đạo để có thể sớm được tu hành mong cầu giải thoát.
Trong mỗi người đều có cái tôi cái bản ngã rất lớn. Đồng thời trong Tâm mỗi chúng sanh bao giờ cũng có một Quỉ và một Phật. Mỗi khi có chuyện gì dù nhỏ hay lớn xảy đến với mình hay xảy đến với những cái của mình, thì Quỉ trong Tâm lại hối thúc động viên cái bản ngã trỗi dậy, đó chính là lúc người ta có những ý nghĩ, lời nói và hành động tham lam, sân hận, ngu si bùng phát. Chính vì chấp ngã và chấp sở ngã quá lớn nên người ta luôn tạo cơ hội cho Quỉ trong Tâm tung hoành phá phách, và vì vậy thập ác mới tạo gây, nghiệp chướng càng ngày càng dày. Từ đó nhận thấy việc tu là việc kiềm chế cái bản ngã, làm cho cái bản ngã của mỗi người dần dần xẹp xuống, khi bản ngã nhỏ dần cũng chính là lúc Phật trong Tâm đang khuyến khích chúng ta nghĩ, nói và làm những việc phước, hiền và trí tuệ.
Ở Việt Nam hiện nay đang phổ biến hai pháp môn đó là pháp môn Thiền và pháp môn Niệm Phật. Đa số các cư sĩ tại gia thường áp dụng tu hành theo pháp môn Niệm Phật. Pháp môn Niệm Phật còn gọi là pháp môn Tịnh Độ, là phương pháp tu hành mà người cư sĩ tại gia hàng ngày niệm Phật để sau khi mệnh chung cầu vãng sanh vào cõi Tịnh Độ của Đức Phật A-di-đà.
Vậy ta có thể cụ thể chi tiết từng việc của sự tu hành như sau:
1. Giữ ngũ giới:
1.1. Không sát sanh hại vật: Không sát sanh hại vật, trải lòng ra yêu thương mọi loài cũng là tạo phước lành.
1.2. Không trộm cắp: Không lấy những thứ không phải là của mình cũng là tạo phước lành.
1.3. Không tà dâm: Không tham đắm sắc dục cũng là tạo phước lành.
1.4. Không vọng ngữ: Không nói láo, không dùng lời lẽ chia rẽ mọi người, không chửi bới nhiếc móc người, không nói những lời vô nghĩa cũng là tạo phước lành.
1.5. Không dùng các chất gây nghiện: Không uống rượu, không hút thuốc, không sử dụng ma túy, không chơi "game"... luôn giữ cho mình minh, mẫn tỉnh táo cũng là tạo phước lành.
2. Niệm Phật nhất tâm bất loạn: Một câu niệm "Nam mô A-di-đà Phật" quả là không khó đối với bất cứ ai. Nhưng để niệm được một câu với cái tâm "nhất tâm, bất loạn" thì quả không dễ dàng chút nào. Phàm phu như chúng ta cái tâm vô cùng loạn, hình ảnh của mặt biển khi thời tiết bão gió như thế nào thì cái tâm của chúng ta nó giống y như vậy. Bởi vậy người ta không khó để đọc ra câu niệm Phật, nhưng cái khó là cùng lúc niệm bằng lời thì tâm cũng niệm như thế. Mồm thì đọc "Nam mô A-di-đà Phật" nhưng tâm lại nghĩ đến việc phải trị đứa con dâu làm sao, phải trị thằng rể thế nào, phải buôn gì, bán gì... thì có niệm cả ngàn câu vẫn không thấy Phật đâu. Nhưng nếu mỗi một câu niệm Phật mà trong tâm chỉ có hình ảnh Đức Phật A-di-đà, thì chỉ cần mười câu niệm thôi thì thân tâm đã an lạc vô cùng.
Niệm Phật thường xuyên cũng là gây tạo phước lành. Bởi khi ta niệm Phật không chỉ một mình mình nghe, mọi chúng sanh hữu hình hay siêu hình chung quanh mình cũng đang nghe. Vô tình ta đã gieo duyên cho những chúng sanh đó với đạo Phật, và vì thế phước lành được nhân lên. Khi phước càng nhiều, nghiệp càng giảm. Điều này giải thích tại sao nhiều người già tụng kinh niệm Phật thường xuyên thì lại luôn khỏe mạnh, minh mẫn, chẳng bệnh tật gì đến tận khi qua đời. Đến lúc chết, thậm chí nhiều cụ già biết được cả lúc mình chết, thế nên mới tắm rửa sạch sẽ, vận đồ đẹp, chay giới, nằm trên giường, niệm 6 chữ hồng danh "Nam mô A-di-đà Phật" rồi thanh thản đi vào cõi Tịnh độ.
Niệm Phật cũng là trợ duyên cho ngũ giới. Người thành tâm niệm Phật thì tâm từ bi khởi phát, yêu thương chúng sanh nên giữ được giới sát sanh. Thân tâm an lạc, giấc ngủ an lành nên cũng không sát hại cả chính mình. Người thành tâm niệm Phật thì tin nghiệp báo trả vay nên không dám lỡ lấy cái gì của ai, không đánh cắp cả sức khỏe của chính mình khiến cho mọi người thân chung quanh thấy yên lòng, cũng là tạo phước lành. Người đàn ông, người đàn bà thành tâm niệm Phật thì cũng mất luôn cả sự tham lam ái dục, không dám lừa gạt trinh tiết của người khác nên cũng giữ được giới tà dâm. Người thành tâm niệm Phật, cái miệng luôn bận với câu niệm "Nam mô A-di-đà Phật" thì làm gì còn miệng nào để mà nói xấu hay la mắng người khác. Tự nhiên giữ được giới vọng ngữ. Người thành tâm niệm Phật, biết được thế nào là phải thế nào là trái, luôn giữ cho mình tỉnh táo, vậy là cũng giữ được giới thứ 5 tránh sa vào nghiện ngập.
Người già cũng như người trẻ, đi đứng nằm ngồi niệm 6 chữ hồng danh "Nam mô A-di-đà Phật", Tâm hướng đến Phật, hình ảnh Đức Phật sáng ngời luôn hiện ra trong tâm. Khi đó Tâm không còn thời gian để phát ra Tham, Sân, Si nữa, như vậy thì cái gốc của thập ác cũng được khống chế, tinh thần thảnh thơi, phước lành vời vợi. Người ta gặp nhau, lạ hay quen cũng chào nhau bằng một câu "A-di-đà Phật" chính là chúc cho nhau thân tâm đều được an lạc cũng tạo phước mọi nơi. Bởi vậy dù có thấy hay không, thì cũng hãy tin rằng: Thành tâm niệm Phật là tăng thêm phước đức.
3. Làm phước bằng các phong trào tình nguyện, giúp đỡ người khác: Có hàng ngàn việc người ta có thể làm để mang lại lợi ích dân sinh. Như nhặt rác nơi công cộng giúp gìn giữ môi trường. Đắp lại những đoạn đường sạt lở, lấp ổ gà ổ trâu, giúp thuận lợi cho người qua lại. Trồng cây gây rừng. Tham gia giúp người khác xây dựng lại nhà cửa sau khi bị thiên tai bão lũ. Hiến máu nhân đạo vừa giúp người, vừa giúp mình cải thiện sức khỏe. Và bất cứ việc gì giúp đời vui vẻ hạnh phúc đều là gây tạo phước lành. Làm phước giúp đời thân tâm an lạc.
4. Người có chút kinh tế thì có thể san sẻ, bố thí, phóng sanh... cũng mang lại phước lành cho bản thân để từ đó tiêu trừ dần dần những ác nghiệp. Hành động phóng sanh và khai thị cho chúng sanh trước khi thả chúng về với thiên nhiên lại nhận được quả báo lành về sức khỏe và tuổi thọ.
Ta chợt nhận ra ta chưa kịp trưởng thành thì tuổi già đã ập đến
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ rác cát bụi gỗ đá

5. Đến chùa lễ Phật, cúng dường chư tăng, thỉnh băng đĩa về nghe, thỉnh sách về đọc vừa để hiểu thêm về đạo để củng cố niềm tin vào chân lý nhân quả công bằng vừa là tìm một nơi thanh tịnh cho tâm hồn. Có rất nhiều người rất lạ là ngay từ đầu đã cho rằng "có gì hay đâu mà cần phải nghe và đọc", và rồi họ thường ngụy biện bằng những lý do có vẻ rất hợp lý là "còn phải dành thời gian để mưu sinh chứ không có rảnh để nghe và đọc". Chưa nghe, chưa đọc, chưa học mà đã bảo là "chẳng có gì hay". Thậm chí lại còn phát biểu khá là ác cảm với những người thích nghe giảng đạo.
Chuyện xưa kể rằng: Có một bà mối rất tài, làm mối vụ nào cũng xong. Một lần bà được mời làm mối cho một cặp trai gái khá là nan giải: Chàng trai bị thọt, cô gái thì sứt môi. Bà ta liền nghĩ ra một cách để hai người xem mặt nhau như sau: Vào ngày hội xuân, bà mối bố trí hai người gặp nhau. Dấu hiệu để nhận ra nhau là chàng trai cưỡi một con ngựa bạch còn cô gái thì cắn một đóa hoa. Sau khi coi mắt, hai người đồng ý cưới. Từ đó có câu "cưỡi ngựa xem hoa".
Câu chuyện trên muốn nói điều gì thì chắc ai cũng hiểu. Nhưng thử soát xét lại đời mình có bao nhiêu lần ta còn hồ đồ hơn cả "cưỡi ngựa xem hoa". Có những thứ ta tưởng như đã xem xét rất kỹ nhưng vẫn hồ đồ, huống chi những thứ mà ta còn chưa biết nó là gì mà đã vội vàng gắn cho nó một định kiến thì còn hồ đồ đến mức nào. Kiến thức thì vô cùng bao la và rộng lớn, còn những gì ta biết chỉ là một hạt bụi giữa sa mạc mà thôi. Bởi vậy sách giáo lý đạo Phật, băng đĩa do các thày chân tu giảng về giáo lý là những thứ vô cùng quí giá, vấn đề là ta có muốn nghe và đọc hay không mà thôi.
Tất cả 5 việc kể trên đều rất dễ dàng thực hiện. Ai cũng có thể làm được ngay trong tầm tay, bất kể là già hay trẻ. Tu là để tránh tạo nghiệp, tu là để gây tạo phước lành. Nghiệp thì ví như món nợ vay của ngân hàng. Phước lại ví như khoản tiền nhàn rỗi gửi ngân hàng giữ hộ. Vì vậy lấy phước bù nghiệp là điều dễ hiểu. Vậy thì tại sao lại chỉ có người già rảnh việc mới cần tu. Phải chăng việc tu được thực hiện càng sớm thì càng tốt hay sao? Câu trả lời xin mọi người tự định đoạt. Bởi nghiệp chướng của ai người đó phải tự giải, không ai có thể cõng giùm nghiệp cho người khác.
Người già cần tu để tránh ốm đau bệnh tật, thân tâm bình an...
Người trẻ cần tu để thân tâm an lạc, mọi việc an lành, công việc suôn sẻ, tìm vận may, tránh vận xui... Ví dụ như nghề thủy thủ tàu biển của những người như chúng tôi là một nghề của những người kém phước. Bởi vì người ta ai cũng đi làm kiếm sống, nhưng mọi người đều có người thân bên cạnh, còn thủy thủ thì hết ngày dài đến đêm thâu chỉ có biển và trời. Điều kiện làm việc thì vất vả. Lương thực thì thiếu thốn. So về mọi mặt thì đều cho thấy là kém phước hơn những công việc khác ở trên bờ. Thế nhưng nếu không biết đạo cứ sống buông thả, thì đi biển đã không tạo thêm được phước, mà còn có thể sát sinh hại vật gây ra nghiệp lớn, khiến phước càng mỏng, nghiệp càng dày... để rồi vận xui đến thì không ai có thể giúp được nữa. Nếu như tất cả những người đi biển đều học đạo và tin luật nhân quả công bằng. Để rồi mỗi thời mỗi khắc đều niệm câu "Nam mô A-di-đà Phật" để tự nhắc bản thân mình hãy tránh sát sanh hại vật, không xả rác bừa bãi xuống biển, đối xử hòa nhã với bạn bè đồng nghiệp... Như thế, ở đó người người gây tạo phước lành, lấy phước bù nghiệp, làm cho vận xui bị suy giảm, nếu có thì cũng chỉ là nhẹ nhàng thoảng qua, thậm chí có thể không còn xảy ra nữa. Nói rộng ra, chẳng riêng gì người đi biển, mà tất thảy mọi người ai ai cũng học đạo và tin luật nhân quả công bằng, từ đó tự giác học và hành đạo thì đất nước này, thế giới này phước lành bao trùm, tươi đẹp biết bao! Thế giới này xưa kia vốn cũng đẹp lắm!
Những người trẻ tuổi, sức khỏe thể chất cũng như tinh thần đang còn sung mãn, được các thày tỳ-kheo khuyến khích nên song tu theo cả pháp môn niệm Phật và pháp môn thiền định. Bởi vậy nếu ai có thể hàng ngày tập tu Thiền Định thì dần dần tâm sẽ được thanh tịnh và hoàn toàn có thể khống chế được Tham, Sân, Si vốn luôn luôn thường trực để xúi giục những ham muốn ô trọc tạm bợ. Những ai không thể đủ khả năng tu thiền thì cũng gắng tu niệm Phật đưa lại bình an cho bản thân và gia đình. Dù là tu gì, nếu hiểu và tin giáo lý của Đức Phật thì ngay bản thân cũng đã thấy tâm thanh thản và nhẹ nhàng chứ không còn đổ lỗi cho số phận và dằn hắt bản thân khi gặp sự bất như ý trong cuộc đời.
Trẻ nhỏ cũng cần tu để đừng bao giờ phải khóc hận vì lúc nhỏ học giỏi mà lớn dần lại học kém. Lúc mới sanh ra do phước của kiếp trước nên kiếp này có trí thông minh, nhưng hưởng phước mãi cũng đến lúc hết, bởi thế trí thông minh cũng kém dần. Thậm chí có một số trẻ lúc bé là thần đồng, ba tuổi đã biết đọc viết, làm toán, nhưng càng lớn thì khả năng đó càng mất dần, đến lúc lớn chẳng biết thần đồng đã bỏ đi đâu. Do đó trẻ con cũng cần phải tu phước để bù lại cái mà mình đã phải hưởng.
"Trẻ con như búp trên cành" nên cố gắng tránh bắt trẻ con sát sanh hại vật, khuyên lơn chúng không nên làm hại các con vật mà phải thương chúng, bởi vì sát sanh hại vật thì nghiệp báo rất nặng nề. Thời Đức Phật còn tại thế, có một lần Đức Phật cùng Tăng đoàn đi vào trong dân để hóa độ. Khi đến một ngôi làng ngài nhìn thấy một đám trẻ đang bắt những con cua để chơi. Bọn trẻ lần lượt thay nhau bẻ từng cái càng, cái  cẳng của con cua rời ra khỏi thân mình, rồi bẻ vụn ra, cho đến khi con cua mất hết cả 8 cẳng hai càng. Rồi chúng lại chạy đi bắt con cua khác để chơi. Thấy vậy, Đức Thế Tôn liền hỏi "này các con, nếu như có ai đó bẻ chân bẻ tay các con ngược ra phía sau thì các con có đau không?" - "Bạch Phật! Đau lắm ạ!" - "Đúng thế! Các con đau thế nào, thì con cua nó cũng đau như thế! Không những thế, con cua cũng có cha mẹ anh chị em giống như các con vậy. Nếu bây giờ các con bỗng nhiên không về nhà thì gia đình cha mẹ các con sẽ buồn khổ biết bao. Cha mẹ các con đau xót thế nào thì cha mẹ con cua cũng đau xót như thế. Chỉ vì để vui vẻ một chút mà các con lỡ tay hại chết con cua làm nó đau đớn thân thể cùng cực. Lại làm cha mẹ anh chị em của con cua đau xót trong lòng. Các con có thấy thương cảm không?" - "Bạch Phật! chúng con biết lỗi rồi" - "Vậy từ nay các con đừng bao giờ làm hại các con vật yếu đuối nữa nhé!" - "Bạch Phật! Chúng con nhớ rồi ạ". Các bậc cha mẹ giữ ngũ giới, cũng nên khuyên con cái mình giữ ngũ giới để tránh tạo nghiệp, bởi nếu đứa trẻ nào tạo nhiều nghiệp chướng thì lớn lên tự nó sẽ phải trả quả báo nặng nề khiến cho cuộc sống buồn khổ, bạc mệnh nhiều hơn là vui vẻ hạnh phúc. Các bậc cha mẹ thường xuyên thành tâm tụng kinh niệm Phật, cũng nên khuyên con cháu mình thường xuyên thành tâm niệm 6 chữ hồng danh "Nam mô A-di-đà Phật". Ngay từ bé đã thường xuyên niệm câu này, đứa trẻ lớn lên có trái tim nhân hậu, trải lòng ra yêu thương vạn loại muôn loài. Quả báo cảm ứng ngược lại, đi đến đâu cũng luôn được vui vẻ, may mắn tựa như có quí nhân phù trợ. Câu niệm 6 chữ hồng danh này cũng là một nét văn hóa rất đặc sắc của người Việt Nam bởi vậy chẳng cần chi phải e ngại.
Hoạt động làm phước không chỉ là đặc quyền của bất cứ ai, trẻ nhỏ giúp bạn học tốt hơn cũng là một cách làm phước. Thậm chí đứa trẻ nào biết chia sẻ một chút tài sản bé nhỏ của mình cho người khác thì cũng phước đức vô cùng. Có câu chuyện kể rằng: Có một cậu bé đánh giày lang thang cả ngày mọi ngõ ngách trong thành phố để kiếm sống. Một ngày cuối năm, trời mùa đông lạnh lẽo, mọi người hối hả trở về với gia đình, cậu vẫn cô đơn một mình mời khách đánh giày dọc theo các con phố. Đến cuối ngày cậu chỉ kiếm được 5 xu. Đến cửa hàng bánh mì, 5 xu công lao động cả ngày của cậu chỉ đủ mua 1 cái bánh mì. Bụng đói meo, cậu bé đưa chiếc bánh mì lên mồm, cậu chợt nhận ra một ánh mắt thiết tha đang nhìn cậu chăm chăm. Một người phụ nữ cùng 3 đứa trẻ đang mời khách mua hoa để trang trí ngày tết. Cô con gái út của người phụ nữ bán hoa đang nhìn cậu và chiếc bánh mì trên tay cậu, dường như cô bé cũng đã không được ăn gì cả ngày hôm nay. Như có một sức mạnh phi thường nào đó thúc đẩy, cậu tiến tới, đưa chiếc bánh mì cho cô bé với ánh mắt ân cần từ bi. Cô bé quay lại nhìn mẹ rồi lại quay ra nhìn chiếc bánh mì trong tay cậu. "Em ăn đi!" Cô bé run run đón nhận chiếc bánh mì từ tay cậu "em cảm ơn anh!" Mẹ cô bé vội vàng nói "Nào các con hãy tặng cho cậu bé này những bông hoa đẹp nhất và những lời chúc cho một mùa xuân mới hạnh phúc!" Người phụ nữ bẻ chiếc bánh mì ra làm 4 phần: 3 phần cho 3 đứa con và một phần đưa lại cho cậu bé. Bằng một hành động nhỏ, nhưng lại tạo phước lớn, bởi vì cậu bé đã sẵn sàng đem tất cả những gì mình có để chia sẻ cho người kém may mắn hơn, thế nên sau này lúc trưởng thành cậu bé đánh giày được phước báo trở thành một người vô cùng giàu có.
Trách nhiệm hàng đầu của trẻ nhỏ là học tập, bởi vậy phải cố gắng học cho giỏi. Nhưng có giỏi đến mấy cũng phải biết khiêm nhường tự thấy mình nhỏ thôi. Ngược lại nếu chê người khác dở, tự khen mình hay là bệnh tự kiêu, khiến cho mất hết cả phước đức, rồi đến lúc lại kêu ca vì "học tài thi phận". Điều này giải thích vì sao nhiều trẻ học thì rất giỏi như khi đi thi lại bị rớt thảm hại.
Khiêm tốn học người, đối xử từ tốn với người, tôn trọng ý kiến người khác, khi góp ý với người phải nói với tấm lòng chân thật từ bi là cách sống hòa nhã giữa đại chúng. Nếu cậy mình tài mà "khoe khoang là mất phước", Đức Phật dạy rằng: Chỉ một chút tâm kiêu mạn khởi lên là bùng cháy thiêu đốt hết bao nhiêu phước đức tu tập bấy lâu.
Thày Chân Quang có giảng một khóa Pháp thoại rất hay với tiêu đề "dạy con nên người", nếu có điều kiện mọi người nên tìm bộ đĩa này để xem.
Các bậc cha mẹ cần phải tu để dạy trẻ. Bởi cách dạy trẻ tốt nhất là mỗi người phải là một tấm gương để con trẻ học tập. Nếu cha mẹ sống bừa bãi buông thả mà muốn dạy con nên người thì thật "mò trăng đáy nước". Ví dụ một ông quan lớn tham nhũng vô độ, bắt dân đen phải biếu xén quà cáp mà suốt ngày quát con phải thật thà không được trộm cắp thì con nó có nghe không? Có rất nhiều bậc cha mẹ chỉ tối ngày mải mê kiếm tiền, tiền kiếm bao nhiêu vẫn cảm thấy thiếu, bỏ bê việc dạy dỗ con cái. Bởi thế mà rất nhiều em nhỏ còn chưa đến 18 tuổi đã phát biểu rằng "học hành mà làm gì, học cách kiếm tiền là quan trọng nhất" thậm chí câu nói cửa miệng của họ là "ai cho em nhiều tiền, em sẽ yêu người đó". Trời đất! mấy ông chính phủ, các cấp chính quyền cũng tối ngày nói chuyện kinh tế, đài báo ti-vi cũng tối ngày nói chuyện kinh tế, người ta ngồi chỗ nào cũng buôn chuyện kinh tế, để đến nỗi trẻ con cũng in luôn chữ "đô-la" vào trong đầu. Một xã hội ngoài chuyện "tiền" ra thì chẳng còn biết làm những điều bổ ích gì khác. Họ thi nhau hăng say bàn cách kiếm tiền, những người nào kiếm được nhiều tiền thì được cho là "người thành công". Những việc như trồng cây gây rừng, bảo vệ môi trường, bảo vệ đạo đức xã hội thì chỉ qua loa sơ sài cẩu thả. Pháp luật là bản lề cho một xã hội công bằng văn minh thì lại được sử dụng như một thứ "lá mặt lá trái": Đối với dân đen thì dùng pháp luật để đè nén cưỡng đoạt. Đối với quan tham, kẻ có tiền bạc thì pháp luật chỉ là trò đùa trẻ con.
Trong xã hội VN hiện nay có quá nhiều hiện tượng khiến người ta nghĩ rằng đạo đức đã suy đồi đến mức không thể tệ hơn được nữa. Một nhóm 3 nữ sinh đánh một nữ sinh đến bầm dập mà đám bạn xung quanh không một ai can ngăn, ngược lại còn hò reo cổ vũ, rồi quay "clip" để tung lên mạng. Không biết trong lồng ngực của họ còn là trái tim của con người nữa hay không? Người viết bài này còn nhớ lúc xưa, chuyện bạn bè có xích mích xông vào đánh nhau cũng là bình thường, nhưng đám bạn khác nhìn thấy là lập tức can ngăn không để ai bị thương bao giờ. Lại chuyện một cô gái bị tai nạn giao thông nằm vật ở vệ đường, mọi người đi qua chỉ giảm tốc độ ghé mắt nhìn rồi thản nhiên đi tiếp. Chỉ đến khi có hai cậu sinh viên nghèo từ nông thôn ra thành phố nhìn thấy vội vàng băng qua đường để xem cho kỹ, rồi vội vàng đưa vào bệnh viện cấp cứu dù không biết cô gái ấy là ai. Và rồi một vụ án mạng kinh hoàng, một sát thủ tuổi "teen" vị thành niên (chưa đủ 18 tuổi) ra tay sát hại 3 người trong một tiệm vàng trong đó có một cháu bé mới 18 tháng tuổi. Người ta có nghĩ cách gì cũng không thể hiểu được vì sao một đứa bé 18 tháng tuổi cũng bị giết? Vậy mà khi ra tòa sát thủ máu lạnh đó không hề có một chút thể hiện sự hối hận?
Đức Phật dạy: "Khi nào, này các Tỳ-kheo, các vua phi pháp có mặt, khi ấy các đại thần phi pháp của vua có mặt. Khi nào các đại thần phi pháp của vua có mặt, khi ấy các bà-la-môn gia chủ phi pháp có mặt. Khi nào các bà-la-môn gia chủ phi pháp có mặt, khi ấy dân chúng thành thị và dân chúng các làng trở nên phi pháp. Khi nào dân chúng thành thị và dân chúng các làng trở nên phi pháp, khi ấy mặt trăng, mặt trời đi sai quĩ đạo. Khi nào mặt trăng, mặt trời đi sai quĩ đạo, khi ấy tháng và nửa tháng đi sai quĩ đạo. Khi nào tháng và nửa tháng đi sai quĩ đạo, khi ấy thời tiết và năm đi sai quĩ đạo. Khi nào thời tiết và năm đi sai quĩ đạo, khi ấy gió thổi sai lạc trái mùa. Khi nào gió thổi sai lạc trái mùa, khi ấy chư thiên bực mình. Khi nào chư thiên bực mình, khi ấy trời mưa không có điều hòa. Khi nào trời mưa không có điều hòa, khi ấy lúa chín trái mùa. Này các Ty-kheo, khi nào lúa chín trái mùa, khi ấy loài người nuôi sống với loại lúa ấy thì thọ mạng sẽ ngắn, dung sắc xấu, yếu sức và nhiều bệnh."
Với đoạn kinh ngắn ở trên, chúng ta có thể hiểu ngay được rằng chuyện "biến đổi khí hậu", thiên tai (thực ra là nhân họa) của thời nay đã được Đức Phật nhìn thấy và nói đến từ hơn 2500 năm trước!
Do đó việc tu đạo để học cách làm người lương thiện. Tin vào luật nhân quả công bằng, để tự răn đe đạo đức bản thân. Đồng thời giáo dục thế hệ tương lai sống sao cho không gây ra tội lỗi, và thực hành làm những việc gây tạo phước lành là một việc vô cùng lợi ích không chỉ dành riêng cho người cao tuổi. Bất cứ ai, càng tu sớm thì càng tốt. Một gia đình có nhiều thế hệ mà toàn gia đồng tu thì trên dưới thuận hòa phước đức tràn trề hạnh phúc vô biên.
Ta chợt nhận ra ta chưa kịp trưởng thành thì tuổi già đã ập đến
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Baba Yaga

Trong một thoáng cổng thần tiên vừa khép
Phù thủy già trong dáng vóc Thiên Nga
Úmbala...bala
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ rác cát bụi gỗ đá

Chủ đề 9: Cầu nguyện điều gì khi đến chùa?
Từ trước đến nay khi đi chùa đa số mọi người đều cầu nguyện: Tài lộc, danh vọng, địa vị, công danh, sự nghiệp, sức khỏe, bình an... có nghĩa là mọi người đều cầu nguyện để được hưởng phước. Thế nhưng các thầy tu sĩ Phật giáo lại khuyên Phật tử không nên cầu xin những cái đó.
Tại sao vậy?
Thứ nhất, tất cả những cái liệt kê ở trên đều xuất phát từ cái tâm tham. Vì tham của nên mới xin tài lộc, vì tham danh nên mới xin địa vị, vì tham ái dục nên mới xin sức khỏe... Giả sử nếu cầu xin mà không được thì lại mất lòng tin vào đạo, lại sanh lòng sân hận. Giả sử có phước báo, nên cầu xin mà được thì cái tâm tham không xẹp xuống mà lại càng phình to thêm. Do đó việc cầu xin những thứ đó dù có được hay không đều khiến cho cái tâm của ta đi ngược với con đường giác ngộ, càng ngày càng đi vào con đường vô minh u tối.
Thứ nhì, tất cả mọi điều cầu xin liệt kê ở trên đều làm tổn phước. Bởi vì ta cầu xin được hưởng phước, mà cái phước không phải ai ban cho ta, mà nó chính là nghiệp thiện do bản thân ta tạo gây trong quá khứ. Phước nghiệp đó được hình dung như là một khoản tiền tiết kiệm ta gởi trong ngân hàng. Khoản tiền này nhẽ ra được dùng khi có việc thực sự cần thiết, chẳng hạn như "tậu trâu, lấy vợ, làm nhà"... Thế nhưng ta lại cứ ngày nào cũng lấy ra một chút để tiêu xài phung phí. Thì rõ ràng khoản tiền đó sẽ mỗi ngày một nhỏ dần đi. Tương tự như vậy, nếu ta cứ cầu xin tài lộc danh vọng, sức khỏe, bình an... hoài thì phước của ta càng ngày càng mất.
Người xưa có câu "không có việc thì không đến Tam bảo". Khá nhiều người hiểu rằng: cứ khi nào có việc gì cầu cạnh ai thì mới đến gặp người đó. Có lẽ câu nói đó được dùng vào tình huống như vậy. Tuy nhiên trong câu nói đó có từ "Tam bảo" dường như có nguồn gốc đạo Phật. "Tam bảo" là ba ngôi báu: Phật, Pháp (giáo lý của Phật) và Tăng (các vị tu sĩ xuất gia). Vậy nếu áp dụng cho những người Phật tử, thì câu nói đó có ý là "không có chuyện gì thì đừng đến chùa"? Thế nhưng Phật tử thì lại rất chăm đến chùa, dù có chuyện hay vô sự. Bởi vậy câu nói "không có việc gì thì không đến Tam bảo" nên hiểu là: Nếu không có chuyện khó giải quyết thì đừng cầu xin được hưởng phước.
Vậy đi chùa, quì trước tượng Phật mà không cầu xin được hưởng phước thì ta khấn Phật điều gì?
Dưới đây là một số câu khấn Phật mà nhiều Phật tử thường khấn. Những câu này cũng dễ hiểu và dễ nhớ, chỉ đọc vài lần là có thể ghi được vào trong tâm. Đó là những câu cầu xin Đức Phật gia hộ, nhưng cũng là những điều tâm niệm nhắc nhở bản thân mình tu tập hàng ngày:
1. Nam mô bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật! cầu Đức Phật độ trì gia hộ cho con có một tấm lòng tôn kính chư Phật, chư Bồ tát, chư Tổ, chư hiền Thánh Tăng vô lượng vô biên.
2. Nam mô bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật! cầu Đức Phật độ trì gia hộ cho con có một tấm lòng từ bi trải ra yêu thương vạn loại muôn loài, tất thảy mọi chúng sanh trong mọi cõi giới hữu hình cũng như siêu hình, cho con yêu thương cả những chúng sanh đang bị đọa địa ngục, ngã quỷ, cho con yêu thương cả chim thú trên rừng, cá bơi dưới nước, cho con yêu thương cả những chúng sanh ghét con, oán thù con.
3. Nam mô bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật! cầu Đức Phật độ trì gia hộ cho con có một tấm lòng khiêm hạ, luôn tự thấy mình nhỏ thôi, chỉ như là cỏ rác cát bụi mà thôi.
Ngoài ba điều chủ yếu trên, Phật tử còn có một số những câu khấn như sau:
4. Nam mô bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật! cầu Đức Phật độ trì gia hộ cho tất thảy mọi chúng sanh trong mọi cõi giới hữu hình cũng như siêu hình có duyên lành được gặp Phật pháp, nương theo Phật pháp để tu tập, để làm điều thiện, làm điều lành, làm điều phước, tránh xa những điều xấu điều ác, để tinh tấn tu hành trọn thành Phật đạo.
5. Nam mô bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật! cầu Đức Phật độ trì gia hộ cho con diệt bỏ được những thói xấu trong tâm con như Tham lam, Sân hận, Ngu si, nóng nảy, cáu kỉnh dễ gây tổn thương đến người khác.
6. Nam mô bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật! cầu Đức Phật độ trì gia hộ cho con luôn luôn tự nhắc nhở bản thân mình: phàm là làm việc gì cũng phải nghĩ thật kỹ tới hậu quả của nó.
7. Nam mô bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật! con xin sám hối, vô lượng kiếp luân hồi, đau khổ đã nhiều rồi, tội lỗi càng chất chồng, nay thành tâm sám hối, xin tội diệt phước sanh.
Những câu khấn Phật ở trên không chỉ đến chùa mới khấn. Bởi vì Phật có ở mọi nơi, "Tâm xuất thì Phật biết", do đó người Phật tử có thể thành tâm niệm Phật bất cứ lúc nào. Và đó cũng là một cách để nhắc nhở bản thân mình sống tốt hơn, sống có trách nhiệm hơn. Khấn Phật là để tự nhắc bản thân mình chứ đừng cầu xin được hưởng phước.
Ta chợt nhận ra ta chưa kịp trưởng thành thì tuổi già đã ập đến
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ rác cát bụi gỗ đá

Chủ đề 10: Ăn chay hay ăn mặn, và không lãng phí của cải vật chất.
Nói đến ăn chay mọi người đều hiểu là chỉ ăn những thức ăn có nguồn gốc thực vật, sữa và trứng không có sống. Đa số mọi người cho rằng việc ăn chay là chỉ của những người Phật tử, vì theo đạo mà phải ăn chay.
Quay ngược bánh xe lịch sử trở về thủa ban đầu, con người không hề ăn thịt. Cũng như vậy một loạt các nghiên cứu khoa học cũng chứng minh rằng hệ tiêu hóa của con người phù hợp dùng để biến đổi dạng thức ăn có nguồn gốc thực vật thành năng lượng. Và hệ tiêu hóa đó hoàn toàn không phù hợp với dạng thức ăn có nguồn gốc động vật. Răng của con người gồm răng cửa, răng nanh và răng hàm. Răng cửa dùng để cắt thức ăn thành những miếng vừa đủ nhỏ để đưa vào trong. Răng nanh nếu hơi khểnh một chút thì để cười duyên. Rằng hàm dùng để nghiền thức ăn vụn ra. Trong khi đó bộ răng của thú ăn thịt thì cái răng nào cũng nhọn hoắt. Chúng dùng răng để gim chặt con mồi khi đi săn, mặc cho con mồi giãy giụa vùng vẫy đến kiệt sức. Và sau đó răng chỉ để xé thức ăn, chứ không dùng để nhai nghiền thức ăn, thức ăn được nuốt thẳng vào trong dạ dày. Dạ dày của thú ăn thịt có nồng độ a-xít rất cao, phù hợp cho việc phân hủy tiêu hóa thức ăn có nguồn gốc động vật. Trong khi đó dạ dày người thì không như thế. Bởi vậy nếu người nào mà nạp quá nhiều thịt vào dạ dày thì khiến cho dạ dày bị quá tải không tiêu thụ được. Mà phàm cái gì không tiêu thụ được thì sẽ biến thành độc tố. Tìm xem "Tọa đàm ăn chay dưỡng chất và khí hậu" trên trang chia sẻ "Youtube". "Nếu chúng ta là những nghĩa trang di động của xác động vật làm sao chúng ta dám hy vọng một tình trạng lý tưởng trên trái đất này
(Bernard Chaus)". Người ta cứ dùng từ "thú tính" để chỉ những người ác. Nhưng suy xét cho kỹ thì thú không có ác bằng người. Những con thú thì rất đơn giản: đói ăn, mệt nghỉ, ăn no rồi thì không có nhu cầu kiếm thức ăn nữa. Thế nhưng con người không bao giờ thấy như thế nào là đủ. Điều này không cần phải nói thêm vì nó quá dễ để nhận ra.
Một quan điểm thứ hai của người ta cho rằng là: Ăn chay thì thiếu chất. Điều này là hoàn toàn phi lý. Trâu hoặc voi hoặc bất cứ loài nào không ăn thịt chúng đâu có thiếu chất, chúng vẫn phát triển cân đối đó thôi. Những con thú nào ăn chay thì chúng chỉ ăn chay, những con thú nào ăn thịt thì chúng chỉ ăn thịt. Chỉ có loài người là ăn uống linh tinh nhất không tha bất cứ một thứ gì. Mà rõ ràng lúc khởi thủy của loài người thì vốn chỉ ăn chay. Báo SỨC KHỎE & ĐỜI SỐNG số tháng 2 năm 2011 cũng có bài viết "Ăn chay có bị thiếu chất?" của bác sĩ Yên Lâm Phúc. Trong bài báo có đoạn viết: "Chúng ta cần biết dinh dưỡng mà chúng ta ăn hàng ngày được chia ra làm các nhóm: các chất bột đường (tên khoa học là glucid), đạm (protid), chất béo (lipid), vitamin và khoáng chất, muối và nước. Nếu áp dụng chế độ ăn chay đa dạng và cân bằng, đủ các chủ vị thì dinh dưỡng trong khẩu phần chay hoàn toàn đầy đủ theo nhu cầu cơ thể... Đừng nghĩ rằng các thực phẩm có nguồn gốc thực vật kém cạnh về hàm lượng đạm và chất béo. Bằng chứng là trong 100g thịt ăn được thì tổng lượng chứa khoảng 20-22g chất đạm, trong khi đó cũng trong khối lượng này, các loại họ hàng nhà đậu đỗ, hàm lượng chất đạm cũng ở vị trí ngất ngưởng 25-35g." Kết luận rằng ăn chay không hề thiếu chất. Thậm chí một số người có trí tuệ tuyệt vời lại là những người ăn chay, như Albert Einstein chẳng hạn.
Vì sao Phật tử nên ăn chay?
Thủa Đức Phật còn tại thế, Ngài cùng Tăng đoàn chân trần đi khắp nơi, dùng phương tiện "khất thực" để kết duyên với chúng sanh và để "hóa độ" cho chúng sanh hiểu cái khổ của của cõi ta-bà, rồi chỉ đường dẫn lối cho chúng sanh đi đến "diệt khổ" thoát khỏi luân hồi. Ngài có dạy các Tỳ-kheo rằng: "khi chúng sanh cúng dường thì thức ăn chỉ là thức ăn mà thôi, không cần phải lo lắng là đồ chay hay mặn". Bởi nếu chúng sanh chưa biết, có thể vô tình cúng đồ mặn. Nếu vì thế mà không nhận thì vô tình đã làm hại chúng sanh đó, có thể khiến chúng sanh đó không thích các vị Tăng nữa, và vì vậy làm mất duyên với đạo. Cũng tương tự như vậy nếu các Phật tử được mời đi ăn, gia chủ không biết là Phật tử đó giữ chay giới, thì thức ăn đã bầy lên bàn chỉ là thức ăn mà thôi. Nhưng nếu một Phật tử nào đó có cái Tâm rằng phải đi nhà hàng để ăn thứ này thứ nọ. Thì cái Tâm đó đã là Tâm sát sanh hại vật rồi.
Lý do thứ nhất của việc ăn chay là giảm thiểu sự sát sanh hại vật.
Lý do thứ hai của việc ăn chay chính là để cứu vớt cuộc sống của chính chúng ta. Bởi thế trên thế giới đang được cổ vũ rất mạnh mẽ một khẩu hiệu "Ăn chay, sống sanh, cứu vớt tinh cầu" (Be veg, Go green, Save Planet). Để trồng ngũ cốc nuôi sống con người, thì 1 héc-ta đất có thể nuôi được 27 người/ năm. Nhưng nếu cũng 1 héc-ta đất để trồng cỏ, nuôi bò, cung cấp thịt bò thì 1 năm chỉ nuôi nổi 1 người. Đây cũng là một trong những lý do khiến rừng khắp nơi bị phá trụi. Đồng thời lượng khí nhà kính CO2 thải ra môi trường từ những trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm lại nhiều hơn lượng khí thải do ô-tô, xe máy chạy trên đường. Trái đất đã nóng lại càng nóng thêm.
Lý do thứ ba của việc ăn chay đó chính là sức khỏe của mỗi chúng ta. Xin nhớ lại câu nói từ ngàn xưa "bệnh từ miệng mà vào, vạ từ miệng mà ra".
Những người Phật tử nên từ bỏ hủ tục đốt vàng mã và cúng đồ mặn. Rõ ràng một điều là khắp nơi trên thế giới này chỉ có dân Trung Quốc, Việt Nam, Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan là thích đốt vàng mã. Họ thường dùng câu "trần sao âm vậy" để ngụy biện cho hành động mê tín này. Quay trở lại vấn đề "thân này là giả", chúng ta đều hiểu rằng thân này không có thật đến một lúc nào đó nó sẽ tự hủy. Thân này là gạo, lức, rau, đậu, thức ăn... tích lũy mà thành. Vì chúng ta còn đang sống nên cái thân này vẫn còn cần nhu cầu ăn, nhu cầu mặc, nhu cầu tiêu xài. Cùng tồn tại với cái thân hữu hình này là một thân trung ấm (linh hồn). Khi một người mệnh chung, cái thân hữu hình tan vào cát bụi, chỉ còn lại cái thân trung ấm (hương linh) đang chờ cơ hội đúng với nghiệp để đầu thai. Vậy khi cái thân hữu hình đã mất thì "hương linh" cần những thứ ngựa xe, tiền vàng, quần áo, vàng mã làm chi. "Hương linh" chỉ hưởng hương mà thôi. Vì vậy nếu nhớ ơn ông bà tổ tiên thì hãy thường xuyên cúng những gì có hương như hoa tươi, tiền thật mới, quần áo mới mua về cúng xong rồi mình hưởng... Không nên cúng vàng, đốt mã, không có ý nghĩa gì mà còn lãng phí vô cùng.
Tại sao không nên cúng đồ mặn?
Đơn giản vì khi cúng đồ mặn người ta phải sát sanh hoặc gián tiếp sát sanh. Mà sát sanh là tạo nghiệp. Người ta ai cũng mong tổ tiên ông bà sau khi mệnh chung thì nhẹ nhàng hết nghiệp để được vãng sanh tịnh độ. Bây giờ vì phải cúng mà phải sát sanh hoặc không sát sanh mà mua đồ ở chợ về cũng là gián tiếp sát sanh. Hương linh ông bà tổ tiên vốn cũng đã mang nghiệp, bây giờ con cháu lại cúng đồ mặn thì chẳng phải lại vô tình khoác lên vai "hương linh" một nghiệp nữa hay sao, vậy thì càng cúng càng làm hại "hương linh" còn gì. Bởi vậy nếu có lòng thương tiếc "hương linh" thì hãy cúng đồ chay, chứ đừng cúng đồ mặn khiến hương linh càng bị chướng duyên trên con đường vãng sanh tịnh độ.
Ta chợt nhận ra ta chưa kịp trưởng thành thì tuổi già đã ập đến
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ rác cát bụi gỗ đá

Chủ đề 11: Phước chủ (Đức trị), Dân chủ (Pháp trị), Cộng hòa (Nhân trị), và Kỹ trị
Một thể chế của một quốc gia hay một thể chế của một công ty như thế nào là bền vững? Theo cách nói của phe XHCN trên thế giới, trước đây vài chục năm người ta thường nói tới 2 phe: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Ngày nay chúng ta thường thấy người ta hay nói đến "dân chủ" và "phi dân chủ". Những chuyện liên quan đến "dân chủ" có thể nói ngang, nói dọc suốt cả ngày mà không hết. Bởi vậy người viết sẽ không bàn nhiều về nó ở đây.
Nói về nền chính trị của một quốc gia mà chỉ gói gọn trong một bài viết ngắn phải chăng là quá hồ đồ, bởi vậy người viết cũng chỉ dám thảo luận về những vấn đề của một công ty thật nhỏ và cũng chỉ là những vấn đề về yếu tố con người mà thôi.
Như thế nào là Phước chủ (Đức trị): Nghe có vẻ hơi kỳ cục khi nói chuyện về doanh nghiệp lại đi bàn về phước và đức? Nhưng nếu không bàn về "phước đức, nghiệp báo" thì có lẽ sẽ rất khó để giải thích tại sao một câu hỏi rằng: Có rất nhiều người có cùng trình độ như nhau, có cùng mối quan hệ như nhau, đại khái là nền tảng cơ bản tương đương hoặc gần tương đương, mở ra doanh nghiệp kinh doanh cùng một đối tượng. Nhưng chỉ có một vài người làm ăn phát đạt còn lại hơn 99% là "tưng bừng khai trương, âm thầm đóng cửa". Người không biết hoặc không tin "Nhân Quả phước báo" thì cho rằng đó là do "số mệnh, may mắn, không may mắn", hoặc gọi là "quí nhân phù trợ". Người tin "Nhân Quả", mặc dù không nhìn thấy con đường đi của luật Nhân Quả, vẫn luôn khẳng định rằng những người thành công "ăn nên làm ra" đó nhất định là trong quá khứ của kiếp này, kiếp trước hoặc nhiều kiếp trước đã gây tạo phước lành nên kiếp này nhận được quả báo tài lộc. Vì vậy họ thường cho rằng những người đứng đầu một doanh nghiệp nên có những suy nghĩ, lời nói và hành động tránh gây tổn phước. Bởi vì mỗi một lần làm gì đó bừa bãi, lãng phí, tạo nghiệp là một lần gây tổn phước. Và như thế phước lành dù có sâu dày đến mấy cũng sẽ mất dần, mỏng dần. Khi phước mỏng dần thì những chuyện bất như ý, những chuyện không may bắt đầu xuất hiện. Bởi vậy người đứng đầu doanh nghiệp được khuyên là hãy tự mình tu thân để giữ phước. Nên tránh những việc sát sanh hại vật, hưởng thụ bản thân một cách xa xỉ như cờ bạc, rượu trà, trai gái, hoang phí, phá gia chi tử, sĩ diện không cần thiết. Cũng nên tránh những việc tranh giành hại người thất đức, mất nhân tâm. Nếu như người đứng đầu có thể giữ được mình "thân tâm an lạc" và khuyến khích tất cả mọi người trong doanh nghiệp của mình từ bỏ sự hưởng thụ lãng phí mà làm nhiều việc phước đức thì phước của cả doanh nghiệp sẽ ngày càng thăng tiến. Những việc may mắn sẽ tự dưng đến, những sự không may sẽ tự động tránh xa. Một doanh nghiệp như vậy được gọi là đi theo con đường PHƯỚC CHỦ (ĐỨC TRỊ).
Dân chủ (Pháp trị): Chà, nói đến chuyện này mà người viết thấy run run. Ở VN, hai tiếng "dân chủ" là cái gì đó như kiểu là "kị húy", đám dân đen cấm được mở mồm nói, đây chỉ là đặc quyền của "giai cấp thống trị" mà thôi. Khỉ thật! một cái thứ vốn đã được nêu ra trong bản hiến pháp của Mỹ, rồi được chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại trong bản tuyên ngôn độc lập tại Ba Đình năm 1945, "dân chủ" là một quyền mà con người được "tạo hóa như vậy" thế mà bây giờ nó lại là một thứ "xa xỉ" mới lạ? Nhưng thôi, chuyện "quốc gia đại sự" mà nói dai thì bài viết này lại đi lệch hướng. Bài viết này nên quay lại vấn đề của một doanh nghiệp mà thôi. Người viết có một thời gian tìm hiểu chưa được kỹ lắm về hệ thống các công ty ở Nhật Bản, tuy nhiên cũng nhận thấy được một vài điều. Có thể không phải 100%, nhưng đa số các công ty hàng đầu, các hãng lớn ở Nhật đều có một mặt bằng "pháp chế" chung gần như tuyệt đối "công bằng". Ở đó không sử dụng người hay thưởng phạt theo kiểu cảm tính "duy thân" hay "duy quí". Các thế hệ đàn em phải là đàn em, các trưởng bối phải xứng đáng trưởng bối. Họ rất không thích kiểu "lãnh đạo thì trẻ con mà người già lại làm nhân viên". Khi một vị giám đốc về hưu thì các phó giám đốc sàn sàn tuổi nhau sẽ thi về chuyên môn để lựa ra một người làm giám đốc, tương tự như vậy các trưởng phòng sàn sàn tuổi nhau cũng sẽ thi chuyên môn để lựa người bổ khuyết vị trí phó giám đốc... cứ như thế từ trên xuống dưới, người lãnh đạo bao giờ cũng nhiều tuổi hơn nhân viên trực tiếp của mình. Và vì phải thi thật nên các vị lãnh đạo phải không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn. Hệ thống như vậy có lẽ sẽ bị chê là "máy móc, già cỗi, không khuyến khích trọng dụng thiên tài". Tuy nhiên, trước khi chê họ thì hãy nhìn xem họ là nền kinh tế thứ nhì thế giới đấy. Ở VN chúng ta, các doanh nghiệp lớn bé, doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, nhất là các cơ quan “hành là chính” sử dụng người, thưởng phạt ra sao thì không cần phải nói vì ai mà chẳng nhìn thấu mọi chuyện từ lâu rồi. Chính vì không có một "pháp chế" "công bằng" "rõ ràng" "ngay từ đầu", nên tất cả mọi chuyện đều bị con chuột tham nhũng cắn nát cả, và rồi chuyện “kẻ biết xu nịnh thì thăng quan”, “mua ghế, đấu thầu ghế”, kẻ làm quan thì “tư duy nhiệm kỳ”, "một người làm quan cả họ được nhờ" cái đó gọi là "duy thân, duy quí, duy tiền". Vì vậy ở nhiều nơi trẻ con lại nắm đầu lãnh đạo, người ta thắc mắc thì viện lý do “trọng dụng nhân tài”. Lại ở nơi khác kẻ dốt nát thì làm quan dài dài viện lý do là “vẫn tín nhiệm thì vẫn làm”. Để rồi "cả nể cho nên hóa lỡ làng" chuyện tự mình làm tự mình chịu, chẳng kêu ai được. Thế nên, đạo đức thì suy đồi. Tài nguyên thì cạn kiệt. Môi trường thì ô nhiễm. Nguyên khí thì chảy máu. Bao nhiêu thuế má bị tham nhũng vơ vét cướp sạch cả. Từ trên xuông dưới toàn là kẻ phá hoại. Đẩy nhân dân vào đói khổ lầm than. Chỉ một ví dụ nhỏ cũng cho thấy cái tâm và cái tầm của đám lãnh đạo. Khi mà ở một nơi nào đó “cha phải đu dây đưa con qua sông đi học”, một nơi khác “trẻ con phải hàng ngày bơi qua suối đi học”… ở những nơi như vậy chỉ cần một cây cầu vài tỉ đồng thôi chắc phải chờ “giấc mơ năm 3000”, thì khi đó mấy ông bộ trưởng lại “làm mình làm mẩy” đòi thông qua những dự án “đường tàu cao tốc” ngốn hết phân nửa tổng thu nhập quốc dân.
Cộng hòa (Nhân trị): Đức Phật dạy rằng: "Tất thảy mọi chúng sanh đều công bằng như nhau, không ai khác ai cả". Ta có thể hiểu rằng: không phân biệt trẻ già, giai gái, chẳng phân biệt sang hèn giàu ngèo, không phân chia là người hay thú, mỗi chúng sanh đều công bằng với nhau. Điều này nói thật dễ nhưng để thực hiện quả thật rất khó. Khó vì sao? Bởi vì chúng ta vô minh, chúng ta chỉ nhìn thấy ngày hôm nay, lúc này mà thôi, do đó tự trong mỗi chúng ta sẽ phát sinh ra ý niệm phân biệt. Chỉ có các bậc Thánh vô ngã, vượt ra khỏi vô minh luân hồi mới nhìn thấu được vô lượng kiếp quá khứ, hiểu được vô lượng kiếp vị lai của mỗi chúng sanh nên mới thấy được cái công bằng giữa các chúng sanh với nhau. Vì vậy các vị Thánh đã khuyên người ta rằng hãy sống hòa thuận giữa cộng đồng. Mọi người trong cùng một công ty nên hòa thuận với nhau, đối xử với nhau ôn hòa, mang lại niềm vui tiếng cười, trên dưới đồng lòng thì thuyền mới có thể ra khơi vượt qua đại dương sóng gió của thương trường nghiệt ngã. Khi có chuyện khó khăn, tất cả cùng "chung lưng" tạo ra sức mạnh tổng lực cùng nhau vượt khó. Một công ty nếu tạo ra được sự đoàn kết thuận hòa này cũng sẽ trở thành một doanh nghiệp mạnh.
Kỹ trị: Kiến thức và trình độ là thứ không thể thiếu ở bất cứ doanh nghiệp nào. Đến như làm ruộng không thôi mà các cụ ngày xưa còn phải đúc kết "nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống". Bởi vậy mỗi một doanh nghiệp trước tiên phải xây dựng được một "trình độ chuyên nghiệp" trong ý thức của mỗi một cán bộ nhân viên, công nhân viên. Bất cứ ai tự dễ dãi với bản thân, à uôm, "làm chăng hay chớ" thì trước tiên là tự hại chính mình rồi tiếp đến là hại những người xung quanh, và hại luôn doanh nghiệp nơi mình đang công tác. Các doanh nghiệp của Nhật Bản là những doanh nghiệp thành công nhất trong việc xây dựng một "trình độ chuyên nghiệp" cao trong hệ thống công ty của họ. Bên cạnh "trình độ ý thức chuyên nghiệp", đó là kiến thức và năng lực chuyên môn của từng cá nhân trong doanh nghiệp. Người ta sinh ra không ai tự dưng mà có kiến thức. Mọi người đều phải học và tự học, do đó những người nhiều tuổi theo lý thường thì phải có nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào tinh thần tự học và tinh thần chịu khó học hỏi của mỗi cá nhân. Nói tóm lại muốn vượt biển lớn thì không thể chèo mủng mà ra khơi. Do đó những doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài cần phải trau dồi kiến thức thường xuyên cho cán bộ nhân viên, công nhân của mình. Và mỗi một cá nhân muốn tiếp tục tồn tại và phát triển trong doanh nghiệp nơi mình đang công tác thì cũng phải tự nâng cao trình độ của mình.
Bốn yếu tố "Phước chủ", "Dân chủ", "Cộng hòa" và "Kỹ trị" được xem là công thức bền vững cho một quốc gia, một doanh nghiệp cũng như là một gia đình. Cả bốn yếu tố đều rất cần thiết và không nên xem nhẹ bất cứ yếu tố nào. Các yếu tố đó lại tương trợ bổ khuyết lẫn nhau chứ không đơn độc đối lập. Một quốc gia nếu có đủ cả 4 yếu tố đó thì chẳng sợ gì kẻ thù ngoại bang xâm lăng. Một doanh nghiệp nếu có được cả 4 yếu tố đó nhất định sẽ phát triển vững mạnh. Một gia đình nếu có được cả 4 yếu tố đó thì hạnh phúc vô biên “phước đức đủ đầy thân tâm an lạc”. Có bao giờ có ai tự hỏi: Tại sao đất nước mình càng ngày càng mạt? Tại sao thế giới này càng ngày càng lắm thiên tai bệnh hoạn?
Người viết bài này không biết làm chính trị, cũng chẳng biết làm doanh nghiệp, chỉ là một người tầm thường có một ước mơ đơn giản là mong muốn có một gia đình thuận hòa trên dưới vui vẻ đầm ấm hạnh phúc.
Ta chợt nhận ra ta chưa kịp trưởng thành thì tuổi già đã ập đến
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ rác cát bụi gỗ đá

Chủ đề 12: Đường đua cuộc đời...
Chuyện kể rằng:
Ở một miền quê nọ, có một người đàn ông đang sống rất vui vẻ hạnh phúc. Hàng ngày người đàn ông ra đồng, ngắm những cây lúa do chính mình cày cấy, chăm sóc, làm cỏ, bón phân. Nhìn những cây lúa mơn mởn đầy sức sống hứa hẹn một mùa bội thu, người đàn ông khấp khởi mừng thầm trong dạ.
Một buổi sáng sớm, người đàn ông ra đồng như thường lệ, mặt trời đang lên dần ở phía chân trời xa xa, gió tinh mơ thổi hơi lúa trên đồng mát rượi. Bỗng trong đầu người đàn ông nảy ra một nỗi khát khao rất lạ. Ông ta mong muốn có nhiều đât hơn nữa, để trồng cấy nhiều hơn nữa, để thu hoa lợi nhiều hơn nữa, để có nhiều nhiều tiền hơn nữa, để sắm xe, sắm nhà, cưới vợ bé, thuê người hầu, để được sống xa hoa sang trọng…
Đang đắm mình trong giấc mơ phú quí, bỗng ông nghe thấy một giọng cười vang và một vị thần xuất hiện:
- Này người đàn ông! Ta có thể biến giấc mơ của ngươi thành hiện thực. Từ giờ cho đến lúc mặt trời lặn xuống ở phía đằng Tây, bàn chân người dẫm đến đâu thì ta cho ngươi sở hữu đất đến đó.
- Thật vậy sao thưa ngài?
- Đúng thế! Nhớ nhé: đến trước khi mặt trời lặn, chân ngươi dẫm đến đâu… ha ha… thì ngươi sở hữu đến đó… ha ha ha…
Nghe đến đó, người đàn ông vui mừng khôn xiết, bắt đầu co cẳng chạy. Ông nghĩ “mình phải chạy đua với ông mặt trời, không gì có thể cản bước được ta”. Chạy được một lúc, ông đã bắt đầu thấy mệt, nhưng mặt trời lại đuổi theo phía sau lưng… Ông tự nhắc mình “dù mệt cũng không dừng lại”.
Trên đường chạy, ông gặp cha mẹ già của mình, họ hỏi:
- Con đi đâu mà vội thế, dừng lại nói chuyện với cha mẹ một chút được không?
- Để sau đi cha mẹ! Con đang vội lắm.
Và ông tiếp tục co cẳng chạy. Rồi ông lại gặp vợ và những đứa con của ông, họ léo nhéo gọi hỏi:
- Mình làm gì mà vội thế, dừng lại nghỉ ngơi, uống nước để em lau mồ hôi cho nào.
- Rách việc, tránh ra cho tôi nhờ!
- Cha ơi! Cha chơi với tụi con nhé! Lâu rồi cha chẳng chơi vơi chúng con gì cả. Mấy đứa bạn con cha mẹ chúng nó ngày nào cũng tặng cho chúng nó một món quà đó là dành chút thời gian chơi với chúng nó.
- Ừ... để mai đi, mai thì tha hồ, cha sẽ chơi với các con cả ngày.
Ông lại tiếp tục chạy, vượt qua bao dặm đường, đến những nơi ông chưa từng đến, hoa thơm cỏ lạ vây quanh ông… Chết rồi mặt trời đã sắp lặn, “phải chạy nhanh hơn nữa” ông tự nhủ. Mặc dù đã rất mệt, ông cảm thấy tức ngực, thở không ra hơi, chân tay bủn rủn, nhưng ông vẫn cố gắng lao lên phía trước, bên tai vẫn văng vẳng “đến trước khi mặt trời lặn...” vì vậy ông không thể dừng lại. “Chân mình dẫm đến đâu, mình sẽ sở hữu đến đó. Tấc đất, tấc vàng” Cố lên! Cố lên! Bóng đêm sập xuống, cũng chính là lúc sức lực ông cạn kiệt. Ông ngã xuống giữa bãi có hoang vắng cùng lúc với tia nắng cuối cùng tắt hẳn. Người qua đường thấy một cái xác cô đơn nơi đồng trống, thương tình, người ta đắp cho ông một nấm mồ rộng 1 mét, dài 2 mét. Về sau người ta kể nhau nghe chuyện một người đàn ông chạy đua với mặt trời để sở hữu một khoảnh đất 2 mét vuông.

Ở đời, ai mà chẳng có những giấc mơ. Tôi cũng như bạn, cũng có những giấc mơ đơn giản, cũng có những giấc mơ viễn vông. Nhưng có khi nào vì mải đuổi, gắng sức để đạt được những giấc mơ trên đường đua cuộc đời, mà ta đã bỏ quên những người thân yêu bên mình. Hạnh phúc ở ngay đây. Nhưng ta vẫn cứ bảo để sau, để từ từ… Và rồi hạnh phúc đã vụt bay. Khi hối lại thì không còn kịp nữa. Mọi người vẫn cứ hối hả đua… hối hả đua… về đích.
Ta chợt nhận ra ta chưa kịp trưởng thành thì tuổi già đã ập đến
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ rác cát bụi gỗ đá

Chủ đề 13: Sống vị tha vì mọi người hay sống ích kỷ vì bản thân mình?
Người Trung Quốc có câu: “Nhân vô vị kỷ trời chu, đất diệt” ý nói là người sống mà không vì mình thì đừng sống làm gì. Đạo lý của Phật giáo thì lại dạy điều ngược lại hoàn toàn. Sống ở trên đời cần phải cố gắng giữ cho mình khiêm hạ, tu tập làm sao để cái bản ngã của mình càng ngày càng xẹp xuống, sống vì mọi người và hướng đến mục tiêu vô ngã. Một vị tu sĩ Phật giáo có dạy rằng: “Nếu sống chỉ để hưởng thụ cho sướng cái đời mình thì nên tự tử chết đi cho rồi”. Nghe câu này có vẻ hơi nghiệt ngã nhưng quả thật theo luật nhân quả công bằng thì cuộc đời mà chỉ sống vì mình, làm điều mà mình thích, hưởng thụ cái mà mình muốn thì thật lãng phí vô cùng. Bởi đó là cách sống không tạo phước, chỉ tạo nghiệp, sống như vậy chỉ để chết đi rồi luân hồi vào một hoàn cảnh tệ hơn, thậm chí là luân hồi vào ác đạo, càng ngày càng rời xa giác ngộ giải thoát, bởi thế nên thật lãng phí một kiếp làm người.
Khu tập thể nơi gia đình bên vợ của người viết bài này đang cư trú, trước đây vốn mọi người ai cũng lấn đất công cộng nên ngõ đi trở nên quá chật hẹp. Chính quyền địa phương xin được dự án mở thông đường làng ngõ xóm kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm. Cư dân trong mọi xóm ngõ đều đồng thuận mỗi nhà lùi vào một chút để đường được rộng ra. Riêng ngõ nhà ông ngoại đám trẻ đồng thuận mỗi bên lùi vào 50cm để có được lòng đường là rộng 3m. Khi tiến hành làm thực tế, tất cả mọi nhà trong lô đều đồng loạt lùi vào 50cm bằng nhau chằn chặn. Chỉ có một nhà ở đầu lô, mặt tiền quay ra đường lớn, đầu hồi bên trái là ngõ chung của cả lô. Nhẽ ra gia đình đó cũng phải làm phía hồi đến giới hạn ngoài cùng là bằng các nhà khác trong lô. Nhưng khi thi công công trình, gia đình đó căn cứ vào yêu cầu lòng đường chỉ rộng 3m, rồi lấy từ tim đường vào đến 1.5m. Do vậy, bức tường của nhà đó nhô ra so với tất cả các nhà khác là 5cm. Phải chăng thời nay tấc đất là tấc vàng nên không chỉ là 5cm mà thậm chí là 1cm cũng vẫn cứ phải là nhô ra như vậy? Trong sách “Luận về nhân quả”, thày Chân Quang có viết: “Tôi có nghe một người bị bại chân, sau khi bỏ tiền đắp lại đoạn đường làng, đã đi đứng bình thường”. Những người có tấm lòng quảng đại, ưa làm những việc lợi ích dân sinh, từ bỏ những cái “đúng ích kỷ”, sẵn sàng phụng sự cộng đồng, vui vẻ hòa nhã... quả báo nhãn tiền sẽ được mọi người yêu mến kính nể, phước đức dày kiếp sau sẽ có được cuộc sống an lạc đủ đầy.
Có những thứ rõ ràng là đúng theo cách nghĩ thông thường, nhưng nếu cứ bo bo ích kỷ giữ cái đúng tạm bợ ấy thì quả báo nhãn tiền là bị mọi người ác cảm xa lánh. Lúc chết cũng chẳng mang đi theo được, mà lúc sống vì ích kỷ nên không tạo phước, kiếp sau không chắc đầu thai nổi vì cả một đời trước chẳng được ai yêu thương. Phước không có thì chỉ còn một đường đi vào ác đạo.
Bởi vậy giữa ích kỷvị tha, giữa bao dungcố chấp, giữa hiền hòahiếu thắng, giữa giận hờn oán thánvui vẻ. Nên chọn cách ứng xử nào? Người hành giả tu theo đạo Phật lâu năm, cố gắng tập tu thiền định, xả bỏ tham sân si, nhất định cái bản ngã sẽ rất nhỏ. Người như vậy sống giữa cộng đồng sẽ đem lại niềm vui lớn lao cho mọi người xung quanh. Và như thế phước đức ngày càng tăng trưởng, các kiếp sau sẽ càng dễ dàng tu hành để rồi đến một kiếp nào đó sẽ được đạt đạo giải thoát không luân hồi đau khổ nữa.
Ta chợt nhận ra ta chưa kịp trưởng thành thì tuổi già đã ập đến
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 5 trang (42 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ›Trang sau »Trang cuối