Trang trong tổng số 12 trang (112 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vanachi

Mito đã viết:
À, chú ơi cho cháu hỏi luôn, Tứ tuyệt là cắt bớt 4 câu trong thất ngôn bát cú, tuy nhiên cắt bớt chỉ là cắt bớt về độ dài, còn bố cục vẫn giữ nguyên, như trong 1 số bài thơ thì cháu nhận thấy bố cục cũng giữ đúng đề-thực-luận-kết, nhưng lại ko phải 4 hay 8 câu mà chỉ có 6 câu, hoặc nhiều hơn 8 câu. Nếu vẫn giữ đúng các luật kia thì nó có đc gọi là biến thể của đường luật ko hả chú ?
Những bài 6 câu hay nhiều hơn 8 câu là cổ thể, hay cổ phong.
Cổ phong cũng có thể là bát cú, ngũ ngôn... Hai thể loại riêng là Thất ngôn trường thiên, và Ngũ ngôn trường thiên.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Mình muốn bổ sung thêm một chút về bố cục...

Đề-thực-luận-kết 2/2/2/2 chỉ là một cách chia của người đời sau nghiên cứu mà tổng kết thành, chứ đời Đường không có ai phân tách rạch ròi ra cả. Ngoài ra còn có một số cách phân tích khác:
- 2/4/2: 2 câu đầu chỉ không gian, 4 câu giữa chỉ thời gian, 2 câu cuối chỉ tâm trạng.
- 4/4: nửa đầu gọi là "tiền giải", thiên về tả cảnh; phần sau gọi là "hậu giải", nặng về tả tình.

2/2/2/2 là cách phân tích phổ biến nhất.


Tiếp về 2 chữ "tứ tuyệt". Như A2Z đã nói, nó là cắt từ bài bát cú, và vì thế cũng có luật rõ ràng, nên người ta còn gọi là "tiểu luật" hay "luật tuyệt".
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Mito

oh, cám ơn chú A2Z với anh ĐLH, mà, em hỏi thêm tí, sao số bài của anh ... trâu thế '______'
Thu đi, Đông tới, lại Xuân qua
Ngàn sao đan áo đượm sắc hoa,
Dịu dàng ve hát, hè âu yếm
Ngơ ngác đưa tay với bóng xa.
Gió nam nũng nịu, nào quen biết
Cớ sao đòi kể chuyện tháng ba ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Bạn hãy nhìn ngày đăng ký, chắc 3 năm nữa số bài của bạn sẽ gấp đôi của mình bây giờ chứ nhỉ :D
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

=)) Mọi người thông cảm ạ! Em xem cái thắc  mắc của Mito tự nhiên thấy buồn cười quá! Mà câu trả lời của anh ĐLH cũng buồn cười! Có loãng cái chủ đề này không ạ? Khi nào có thắc mắc gì em lại vào hỏi han. Lúc ấy lại làm phiền chú A2Z và anh ĐLH rồi! :D
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

A2Z

Điệp luyến hoa đã viết:
Mito đã viết:
À, chú ơi cho cháu hỏi luôn, Tứ tuyệt là cắt bớt 4 câu trong thất ngôn bát cú, tuy nhiên cắt bớt chỉ là cắt bớt về độ dài, còn bố cục vẫn giữ nguyên, như trong 1 số bài thơ thì cháu nhận thấy bố cục cũng giữ đúng đề-thực-luận-kết, nhưng lại ko phải 4 hay 8 câu mà chỉ có 6 câu, hoặc nhiều hơn 8 câu. Nếu vẫn giữ đúng các luật kia thì nó có đc gọi là biến thể của đường luật ko hả chú ?
Những bài 6 câu hay nhiều hơn 8 câu là cổ thể, hay cổ phong.
Cổ phong cũng có thể là bát cú, ngũ ngôn... Hai thể loại riêng là Thất ngôn trường thiên, và Ngũ ngôn trường thiên.
Đồng ý với Điệp "Những bài 6 câu hay nhiều hơn 8 câu là cổ thể, hay cổ phong.
Cổ phong cũng có thể là bát cú, ngũ ngôn... Hai thể loại riêng là Thất ngôn trường thiên, và Ngũ ngôn trường thiên."


Như trên cũng đã nói trong phần "PHÂN BIỆT THƠ ĐƯỜNG và THƠ ĐƯỜNG LUẬT", thì "ĐƯỜNG THI" cũng có nhiều bài được làm theo lối cổ phong (hay cổ thể để phân biệt với cận thể là từ dùng chỉ TĐL).

Nhưng xin lưu ý rằng: "Lối này chỉ có số chữ trong câu là nhất định (hoặc ngũ ngôn, hoặc thất ngôn) ngoài ra không phải theo thể lệ chặt chẽ như lối Đường Luật, nghĩa là không có niêm, luật, không phải đối (một đôi khi có đối là tùy nhà làm thơ, chứ không bắt buộc.)
Lối này cũng không hạn số câu: cứ từ 4 câu trở lên, muốn làm dài ngắn bao nhiêu cũng được. Các thi gia thường cũng hay làm mỗi bài 4 câu (tứ tuyệt) hoặc 8 câu (bát cú), nhưng cũng có bài làm 6 câu hoặc 12 câu. Những bài thất ngôn dài quá 8 câu và ngũ ngôn dài quá 16 câu gọi là tràng thiên (thiên dài.)
Về cách gieo vần thì trong thơ cổ phong có thể cả bài dùng nguyên một vần (độc vận), hoặc dùng nhiều vần (liên vận). Khi dùng liên vận thì hoặc mỗi hai mỗi đổi vần (lối này phải dùng vần liên châu, mỗi cuối câu mỗi hạ vần), hoặc 4 câu đổi dùng một vần (như lối thơ bát cú.) Mỗi khi đổi vần, câu thứ nhất hoặc có gieo vần, hoặc không gieo vần cũng được. Trong bài thơ liên vận, có thể dùng vừa vần bằng, vừa vần trắc."


Còn câu hỏi của MITO là "CHỈ THAY ĐỔI SỐ CÂU, CÒN CÁC LUẬT KHÁC THÌ GIỮ NGUYÊN" nếu đúng vậy thì rõ ràng ấy là "BIẾN THỂ" của TĐL.

@Mito:  có thể dẫn chứng ra đây để cùng tham khảo một bài mà "..thấy bố cục cũng giữ đúng đề-thực-luận-kết, nhưng lại ko phải 4 hay 8 câu mà chỉ có 6 câu, hoặc nhiều hơn 8 câu. Vẫn giữ đúng các luật kia..." ??
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Mito

Dạ, vâng ạ, ví dụ như hai bài này của Lý Bạch :

Xuân nhật độc chước kỳ 1. - Bài này gồm 10 câu và xét về luật thì đúng luật của thơ Đường.

Đông phong phiến thục khí
Thủy mộc vinh xuân huy
Bách nhật chiếu lục thảo
Lạc hoa tán thả phi
Cô vân hoàn không sơn
Chúng điểu các dĩ qui
Bỉ vật giai hữu thác
Ngô sinh độc vô y
Đối thử thạch thượng nguyệt
Trường túy ca phương phi

Hay bài Tử Dạ đông ca , chỉ có 6 câu. Nhưng có thể thấy luật vẫn tuân thủ theo 6 câu dưới của thể bát cú. (giống 1 bài tứ tuyệt là luật theo 4 câu đầu hoặc 4 câu sau)

Minh triêu dịch sứ phát,
Nhất dạ nhứ chinh bào.
Tố thủ trừu trâm lãnh,
Na kham bả tiễn đao.
Tài phùng ký viễn đạo,
Kỷ nhật đáo Lâm Thao.

cháu ko đưa phần dịch thơ vì cháu thấy mấy bản dịch thơ cháu có vẻ thiếu nhiều nghĩa quá ~_~
Thu đi, Đông tới, lại Xuân qua
Ngàn sao đan áo đượm sắc hoa,
Dịu dàng ve hát, hè âu yếm
Ngơ ngác đưa tay với bóng xa.
Gió nam nũng nịu, nào quen biết
Cớ sao đòi kể chuyện tháng ba ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Cả 2 bài này đều là cổ thể.

Riêng bài "Tử Dạ đông ca" còn có thể gọi là nhạc phủ. Nhạc phủ là một thể loại của thơ cổ thể, gồm những bài thơ cổ thể có thể phổ thành nhạc. Xuất xứ của tên gọi này từ đời Hán, chính quyền có một cơ quan chuyên trách về tuyển chọn các thể thơ để diễn xướng, về sau những bài thơ dạng này gọi là nhạc phủ. Nhạc phủ đời Hán khá gần với từ, và là tiền thân của từ. Phải nói thêm là về sau (từ đời Đường), có nhiều bài vẫn viết theo điệu cũ, nhưng không ca được, tuy nhiên vẫn được gọi là nhạc phủ.

Một số điệu của nhạc phủ: Quan san nguyệt, Lương Châu từ, Chiến thành nam, Tương tiến tửu, Trường tương tư (chú ý là từ phẩm cũng có Trường tương tư), Thương ngô dao,...

"Tử Dạ đông ca" là tên một điệu trong nhạc phủ, xuất xứ từ dân ca. Tương truyền vào đời Tấn có cô gái tên Tử Dạ viết ra những bài hát bi ai, nhưng về sau có ý kiến cho rằng "Tử Dạ" chỉ là một cái tên phiếm định.

Trong Nhạc phủ thi tập có 42 bài "Tử Dạ ca", thuộc chương "Ngô ca". Thiên "Nhạc chí" sách "Đường thư" chép rằng: "Tử Dạ ca thuộc Tấn khúc. Đời Tấn có người con gái tên là Tử Dạ sáng tác ra khúc này, lời ca rất đau khổ".
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

A2Z

Điệp luyến hoa đã viết:
Cả 2 bài này đều là cổ thể.

Riêng bài "Tử Dạ đông ca" còn có thể gọi là nhạc phủ. Nhạc phủ là một thể loại của thơ cổ thể, gồm những bài thơ cổ thể có thể phổ thành nhạc. Xuất xứ của tên gọi này từ đời Hán, chính quyền có một cơ quan chuyên trách về tuyển chọn các thể thơ để diễn xướng, về sau những bài thơ dạng này gọi là nhạc phủ. Nhạc phủ đời Hán khá gần với từ, và là tiền thân của từ. Phải nói thêm là về sau (từ đời Đường), có nhiều bài vẫn viết theo điệu cũ, nhưng không ca được, tuy nhiên vẫn được gọi là nhạc phủ.

Một số điệu của nhạc phủ: Quan san nguyệt, Lương Châu từ, Chiến thành nam, Tương tiến tửu, Trường tương tư (chú ý là từ phẩm cũng có Trường tương tư), Thương ngô dao,...

"Tử Dạ đông ca" là tên một điệu trong nhạc phủ, xuất xứ từ dân ca. Tương truyền vào đời Tấn có cô gái tên Tử Dạ viết ra những bài hát bi ai, nhưng về sau có ý kiến cho rằng "Tử Dạ" chỉ là một cái tên phiếm định.

Trong Nhạc phủ thi tập có 42 bài "Tử Dạ ca", thuộc chương "Ngô ca". Thiên "Nhạc chí" sách "Đường thư" chép rằng: "Tử Dạ ca thuộc Tấn khúc. Đời Tấn có người con gái tên là Tử Dạ sáng tác ra khúc này, lời ca rất đau khổ".
Ô !! Rất quen thuộc. Hoàn toàn tán thành ý kiến của ĐIỆP. Cả hai bài này đều là cổ phong chứ có "BIẾN THỂ" gì đâu hở MITO ??!! (Xem kỹ lại nhé).
Nhưng xin đính chính lại một chút là "TỬ DẠ" là tên một điệu trong nhạc phủ, xuất xứ từ dân ca; chứ không phải "TỬ DẠ ĐÔNG CA".

Thêm nữa, bài "TỬ DẠ ĐÔNG CA" là phần cuối trong bốn phần của bài "TỬ DẠ TỨ THỜI CA" (Ở Thi viện có đủ 4 bài XUÂN-HẠ-THU-ĐÔNG, nhưng lại tách ra chứ không để chung một bài??).

Lý Bạch viết Tử dạ tứ thời ca để nói lên thời đại ông đang sống từ cảnh thái bình thịnh trị chuyển sang cảnh chiến tranh khốc liệt, sinh linh đồ thán nên theo thiển ý cá nhân tôi thì có lẽ để chung trong một bài sẽ có ý nghĩa hơn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Mito

Uhm, về Tử dạ tứ thời ca thì cháu có biết hồi trước, cháu chỉ lấy bài cuối ra làm. Nhưng mà cho cháu hỏi, nếu phân tích bố cục và thanh, vần , niêm, đối thì cháu thấy nó khớp với luật của Đường thi (vì thực sự mà nói cháu không hiểu về cổ phong, cháu chỉ biết là loại này dài, và có dùng vần - nhưng ko rõ về luật Nên khi đọc cháu đã bị nhầm). Vậy tiện đây anh ĐLH với bác giải thích rõ hơn điểm khác nhau giữa cổ thể và TĐL, về cổ thể thì dùng luôn 2 bài cháu vừa đưa cho quen thuộc (trong thi viện nhiều quá cháu muốn tìm chắc phải dần dần T_T) với cũng so sánh luôn điểm tương đồng và khác biệt giữa 1 bài cổ phong ngắn và 1 bài đường luật cho cháu hiểu thêm :p
Thu đi, Đông tới, lại Xuân qua
Ngàn sao đan áo đượm sắc hoa,
Dịu dàng ve hát, hè âu yếm
Ngơ ngác đưa tay với bóng xa.
Gió nam nũng nịu, nào quen biết
Cớ sao đòi kể chuyện tháng ba ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 12 trang (112 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối