Trang trong tổng số 10 trang (94 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoàng Xuân Hoạ

Bài thơ "Ta chia tay em" của bạn rất nỗi niềm tâm trạng, cách diễn đạt khá hiện đại, hay. Mình thích. Nhưng mình muốn bạn bớt đi những chữ: "máu thắm,rỉ máu, giết chết" và một vài từ nghe như những cuộc thế chiến "máu lửa bom mìn"... ghê ghê đi có được không? Dù đây là máu rỉ trong tưởng tượng, giết chết trong tưởng tượng...
Mình nhớ, có lần nhà thơ Tô Hà (đã mất) viết trên một tờ báo, đại ý: thơ mà cứ đưa máu lửa chiến tranh vào thì thơ sẽ đi về đâu?
Tính mình nó thẳng cái ruột con ngựa, nghĩ sao nói vậy mong bạn có giận thì giận một lúc thôi nghe.
Chúc vui.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Thơ không có phẩm chất nhất định. Phẩm chất của người là phẩm chất của thơ.

Thánh thơ VN-Cao Bá Quát.
TTT Sưu tầm.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Xuân Hoạ

Mời bạn quá bộ sang blog: http://vn.360plus.yahoo.com/ngotulap, đọc bài: CHỦ NGHĨA HIÊN THƯC XÃ HỘI CHỦ NGHĨ MUÔN NĂM của tác giả Dubvaka Ugresic (Coroatia)do Ngô Tự Lập dịch để biết thêm những điều mới mẻ khác về văn chương cũng như thơ ca thế kỷ 21 loài người cần thứ gì. Cứ đi "luận" mãi mấy câu của các cụ từ thế kỷ 19 e rằng sẽ giẫm chân tại chỗ mãi... Hí!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đăng_Kha

Có lẽ bác Hoàng Xuân Hoạ muốn nhắc đến ý này: "Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đòi hỏi người nghệ sĩ phải mô tả hiện thực một cách trung thực với những nét đặc thù lịch sử trong quá trình phát triển cách mạng của nó. Tính trung thực và tính đặc thù lịch sử trong mô tả hiện thực cần phải được kết hợp với nhiệm vụ cải tạo và giáo dục tư tưởng cho người lao động theo tinh thần của chủ nghĩa xã hội. Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa phải gần gũi với đông đảo nhân dân"
     Nhưng trong làng thơ làm sao có thể thiếu thơ của chủ nghĩa lãng mạn(tiêu biểu như Xuân Diệu, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn...). Trong những năm 1900-1930 các bậc tiền bối khai sáng nền Thơ mới đã có nhiều cuộc tranh luận sôi nổi giữa Chủ nghĩa hiện thực và Chủ nghĩa lãng mạn. Có ai khẳng định thắng thua đâu. Ý của bác có lẽ giống với hướng chỉ đạo văn nghệ của Đảng ta. Em xin ghi nhận nhận xét khách quan của bác.
     Thú thật em cũng rất thích dòng văn học hiện thực chủ nghĩa. Nhưng có lẽ em chưa đủ kinh nghiệm cuộc sống để làm chuyện đó. Em sẽ bắt thêm nhiều nhịp cầu nữa để đến với mọi người.
Hôm ấy bãi trường,
Em đi... còn tôi ở lại
Gió đầy trời...
Gió lạnh phía người dưng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đăng_Kha

Hoàng Xuân Hoạ đã viết:
Bài thơ "Ta chia tay em" của bạn rất nỗi niềm tâm trạng, cách diễn đạt khá hiện đại, hay. Mình thích. Nhưng mình muốn bạn bớt đi những chữ: "máu thắm,rỉ máu, giết chết" và một vài từ nghe như những cuộc thế chiến "máu lửa bom mìn"... ghê ghê đi có được không? Dù đây là máu rỉ trong tưởng tượng, giết chết trong tưởng tượng...
Mình nhớ, có lần nhà thơ Tô Hà (đã mất) viết trên một tờ báo, đại ý: thơ mà cứ đưa máu lửa chiến tranh vào thì thơ sẽ đi về đâu?
Tính mình nó thẳng cái ruột con ngựa, nghĩ sao nói vậy mong bạn có giận thì giận một lúc thôi nghe.
Chúc vui.
Trước tiên em xin cảm ơn bác đã nhận xét. Nhưng cho em hỏi lại.
Nếu bớt đi rồi thì em phải lấy gì đặt vào mới được hả bác?
Mà chẳng lẽ thơ không được đưa "máu lửa chiến tranh" vào sao bác( ví dụ như Dáng Đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân). Em nghĩ những từ "máu  thắm, rỉ máu, giết chết" không "Máu lửa chiến tranh" lắm mà đó hoàn toàn là cảm xúc, thứ cảm xúc khó diễn tả nhất.
Hôm ấy bãi trường,
Em đi... còn tôi ở lại
Gió đầy trời...
Gió lạnh phía người dưng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

thachdong2010

Hoàng Xuân Hoạ đã viết:
Bài thơ "Ta chia tay em" của bạn rất nỗi niềm tâm trạng, cách diễn đạt khá hiện đại, hay. Mình thích. Nhưng mình muốn bạn bớt đi những chữ: "máu thắm,rỉ máu, giết chết" và một vài từ nghe như những cuộc thế chiến "máu lửa bom mìn"... ghê ghê đi có được không? Dù đây là máu rỉ trong tưởng tượng, giết chết trong tưởng tượng...
Mình nhớ, có lần nhà thơ Tô Hà (đã mất) viết trên một tờ báo, đại ý: thơ mà cứ đưa máu lửa chiến tranh vào thì thơ sẽ đi về đâu?
Tính mình nó thẳng cái ruột con ngựa, nghĩ sao nói vậy mong bạn có giận thì giận một lúc thôi nghe.
Chúc vui.
Hình như bác Hoạ có gì đó hơi mâu thuẫn với chính mình.
Đây là một bài thơ được xếp là thơ Điên của Chế Lan Viên

MÁU XƯƠNG

Ta không muốn đợi ngày hơi thở tắt
Cánh Thời Gian bay chậm quá, người ơi!
Ngày cứ xuân, tuỷ cứ nóng, máu cứ tươi
Biển Trần Gian. thuyền hồn không gặp bến
Mà sầu não khổ đau nào ngớt đến!

Hãy tìm cho một nấm mộ hoang tàn
Đào đất lên, cậy cả nắp hòm săng
Hãy chôn chặt thân ta vào chốn ấy
Ta sẽ uống máu lan cùng tủy chảy
Ta sẽ nhai thịt nát với xương khô
Lấy hơi ma nuôi sống tấm hồn mơ
Luyện âm khí chuyển rung bao mạch máu

Ngươi khóc lóc, thở than, ngươi run sợ?
Có gì đâu cuồng dại, hỡi ngươi ơi?
Ai? Trần gian không uống máu đào tươi?
Không hút tận tủy xương bao kẻ khác?
Trong tiếng cười, trong câu ca, trong điệu hát
Trong những đêm đầy thịt, sáng nư mơ
Có hay chăng, ngươi hỡi, với xương khô
Với máu đỏ, tuỷ nồng, mờ sắc rượu?
==================================
Máu xương nhiều quá phải không bác? Bác có cho là không phải thơ không?????????

Bài thơ Chia tay em của Trương Đăng Kha cũng có thể gọi là "xúc cảm tột cùng".
"Ta chia tay em
        khi lòng ta còn yêu em say đắm"
Không như thế có lẽ không được rồi. Mà là cũng còn may. Nhiều người chia tay nhau không chịu được mà hoá điên hay quyên sinh nữa cơ mà.
Còn chiến tranh thì phải có máu lửa. Đó là hiện thực. Văn thơ chỉ biết hiện thực là hoa đẹp hương thơm thôi ư?
Ô là ô - Áo vá choàng - ồ a i hí
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Xuân Hoạ

"Phải lấy gì để đặt vào" thay cho những chữ "máu me, giết chóc" ư? Bạn hỏi tôi thì tôi biết hỏi ai? Nhưng có một điều như thế này: "Chính cái gì không nói cụ thể mới đáng giá" (M. Jacob), bởi thơ diễn tả bằng hình ảnh, hình tượng, bằng cảm xúc ngôn ngữ nghệ thuật... Một bài thơ mà câu nào cũng nhét vào một địa danh, kèm khẩu đại bác, bom đạn và chết chóc... thì... eo ơi, hãi quá!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Xuân Hoạ

Thưa bạn Thachdong2010!
Đã từ lâu, từ khi nhà văn Vũ Thị Thường cho công bố những di cảo thơ của Chế Lan Viên tôi không mấy quan tâm đến những bài thơ khác của ông nữa. Thơ di cảo của Chê Lan Viên mới là thơ gan ruốt của ông. Còn lại chỉ là thứ:
"Tôi - người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình trong lúc xung phong..."
(Ai, Tôi - Trích Di cảo Chế Lan Viên -1987).
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đăng_Kha

Đương nhiên rồi! Một bài thơ tình mà đứng trên phương diện hiện thực thì có lẽ khó chấp nhận. Xuân Diệu ngày xưa nổi tiếng yêu đời thế nào mà có lần trả lời phỏng vấn có nói: "tôi sống để ngày mai tôi chết". Cuộc sống vốn phôi phai nên con người biết chấp nhận thì tốt. Em nghĩ thơ không nên chuyên chú ở thơ, mà phải chuyên chú ở "con người". Em thích những người có tính thẳng thắn như khúc ruột ngựa vậy.
Hôm ấy bãi trường,
Em đi... còn tôi ở lại
Gió đầy trời...
Gió lạnh phía người dưng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

thachdong2010

haixuanhxh đã viết:
Thưa bạn Thachdong2010!
Đã từ lâu, từ khi nhà văn Vũ Thị Thường cho công bố những di cảo thơ của Chế Lan Viên tôi không mấy quan tâm đến những bài thơ khác của ông nữa. Thơ di cảo của Chê Lan Viên mới là thơ gan ruốt của ông. Còn lại chỉ là thứ:
"Tôi - người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình trong lúc xung phong..."
(Ai, Tôi - Trích Di cảo Chế Lan Viên -1987).
À! Thì ra bạn có đến 2 cái tên đăng nhập.
Bạn lại nhầm nữa rồi. Ông Chế Lan Viên viết bài Máu xương khi ông chưa "xung phong" hoặc để "Ca tụng người không tiếc mạng mình trong lúc xung phong..." như bạn nói đâu.
Mà bạn có thể nói bằng cảm nhận của chính mình thay vì viện dẫn hết nhà thơ to này nhà thơ lớn nọ không. Bạn nói bạn thẳng ruột ngựa lắm mà.
Ở đây ta chỉ đang bàn về thơ thôi. Còn nói đến những người đã khuất chắc gì đã đủ tư cách, dù họ ở phía nào.
Ô là ô - Áo vá choàng - ồ a i hí
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 10 trang (94 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối