Trang trong tổng số 12 trang (112 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

sabina_mller

Hôm qua bên topic dịch thơ, bạn Vết Ngọc có đề nghị Sabina cho biết thêm về hình thức và thể thơ Đức. Hôm nay, Sabina post bài này lên, hi vọng khg làm cắt ngang mạch thảo luận thơ Đường của mọi người.

Thể thơ đầu tiên mà Sabina post là thể thơ sô-nê, lấy ví dụ là bài thơ "Người thành thị" của nhà thơ Alfred Wolfenstein mà Sabina đã đăng bên mục "Dịch thơ" (bạn nào muốn đọc bài thơ này xin sang bên đó xem)

Städter

Dicht wie die Löcher eines Siebes stehn
Fenster beieinander, drängend fassen
Häuser sich so dicht an, daß die Straßen
Grau geschwollen wie Gewürgte stehn.

Ineinander dicht hineingehakt
Sitzen in den Trams1 die zwei Fassaden
Leute, ihre nahen Blicke baden
Ineinander, ohne Scheu befragt.

Unsre Wände sind so dünn wie Haut,
Daß ein jeder teilnimmt, wenn ich weine.
Unser Flüstern, Denken … wird Gegröhle …

Und wie still in dick verschlossner Höhle
Ganz unangerührt und ungeschaut
Steht ein jeder fern und fühlt: alleine


Thể thơ sô-nê còn được gọi là thơ âm vang, tên gọi latin sonare có nghĩa là âm vang, âm vực, nốt. Một bài thơ sô-nê hay thì phải vang lên và phải có nốt nhạc. Thể thơ sô-nê được qui định rất chặt chẽ, không như các thể thơ khác.

Về hình thức, một bài thơ sô-nê gồm 14 câu, được chia ra làm hai khổ tứ (khổ bốn câu) và hai khổ tam (khổ ba câu). Mỗi câu thơ gồm 11 âm (11 âm chứ không phải 11 chữ), với những chữ có âm cuối là nguyên âm theo sau là chữ bắt đầu cũng bằng nguyên âm thì khi đọc to lên được luyến vào nhau nên tính là một âm.

Ví dụ: Dicht wie die Lö/cher ei/nes Sie/bes ste/hn
Câu thơ này có 7 chữ gồm 11 âm mà Sabina đã ngăn bằng dấu gạch chéo để mọi người nhìn cho rõ.

Mỗi câu được kết bằng âm kết. Hiện nay, người ta chia ra ba loại âm kết:

- Âm mũi (hay còn được gọi là âm nam): được kết bằng một chữ nhấn âm vần cuối.

Ví dụ: „Steht die Form, aus Lehm gebrannt“. Chữ „gebrannt“ ở đây được nhấn ở âm cuối, tức là ge/`brannt, chứ không phải là `ge/brannt.

- Âm vang, âm cao (còn được gọi là âm nữ): được kết bằng chữ nhấn âm đầu.

Ví dụ: „Fest gemauert in der Erden“. Chữ „Erden“ ở đây nhấn âm đầu, tức là `Er/den chứ không phải là Er/`den.

- Âm trượt:

Ví dụ: schmerzlich, märzlich.

Thường những bài sô-nê theo phong cách Ý thường kết bằng âm vang (âm nữ). Điều này tương đương với sơ đồ Jambus của Đức, được gói gọn như sau: vần không nhấn âm - vần nhấn âm.

Ví dụ: Bài thơ „Die Stadt“ (Thành phố) của nhà thơ Theodor Storm có câu:

„Am grau/en Strand, am grau/en Meer“, thứ tự nhấn âm ở đây theo thứ tự sau: không nhấn âm - nhấn âm – không nhấn âm - nhấn âm – không nhấn âm - nhấn âm – không nhấn âm – không nhấn âm.  

Trong bài sô-nê, vần được gieo như sau:

abba – abba – cdc – dcd
(tức là: khổ tứ thứ nhất, câu 1 vần với câu 4, câu 2 với câu ba; khổ tứ thứ hai tương tự, vần được gieo ở khổ tứ thứ nhất được dùng lại. Khổ tam thứ nhất, câu 1 vần với câu 3, vần này không cùng vần với hai vần đa được dùng ở hai khổ tứ. Khổ tam thứ hai, vần được gieo ở câu 1 và ba, chính là vần ở câu hai khổ tam thứ nhất).

abba – cddc – eef – ggf
(tức là: khổ tứ thứ nhất, câu 1 cùng vần với câu 4, câu 2 với câu ba. Khổ tứ thứ hai, câu một vần câu 4, câu 2 với câu 3, hai vần được dùng ở đây không trùng với hai vần được dùng ở khổ tứ thứ nhất. Khổ tam thứ nhất, câu 1 vần câu 2, vần không trùng với những vần đã dùng ở những khổ trước. Khổ tam thứ hai, câu 1 vần với câu 2, vần cũng không trùng với vần đã được sử dụng ở các khổ trước).

Tuy nhiên, ở hai khổ tam thường có những biến thể như sau:
abba – abba – ccd – eed
abba – abba – cde – cde
abba – abba – ccd – dee


Nội dung bài thơ sô-nê được chia ra như sau:

- Theo thể sô-nê Ý:

Khổ tứ thứ nhất: luận
Khổ tứ thứ hai: phản luận
Hai khổ tam: tổng hợp

- Biến thể của sô-nê Ý:

Hai khổ tứ: luận
Hai khổ tam: phản luận

- Sô-nê Anh:

Hai khổ tứ: luận
Khổ tứ thứ ba: phản luận
Cặp đôi cuối: Tổng hợp.

Sabina cũng mới tìm hiểu về thể thơ này thôi, dĩ nhiên là khg tránh khỏi sai sót. Mong các bạn cùng nhau đóng góp, cũng là để Sabina có thêm kiến thức. Cảm ơn bạn Vết Ngọc đã góp ý nên Sabina mới viết bài này.

Bài viết này chủ yếu dựa vào thơ ca Đức, thơ ca các nước khác Sabina khg biết nên khg dám tuỳ tiện bàn luận.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Mito

Ôi đức, tớ ko biết tiếng ~_~, cho phép ko bàn luận :(
Uhm, qua mấy bài của bác A2z với ĐLH mình cũng sáng tỏ được nhiều điều.
Như vậy, nói cho cùng thì cái phần thơ đường luật và thơ đường, em nghĩ không cần bàn nhiều đến nữa, vì nói cho cùng tranh luận đi lại thì vẫn chẳng thể có 1 chuẩn mực nhất định. Cái chính là luật, cứ coi nó là 1 loại luật đi, nếu muốn làm theo luật này cũng tốt. Nhiều người nói là luật này quá gò bó nên ko bay bổng, nhưng khi xem lại, bản thân cảm thấy do tính gò bó thế nên khi làm 1 bài theo luật đó có 1 điểm gì đó rất riêng, câu thơ không mượt mà, không sướt mướt, nhưng rất cô đọng, ý nghĩa chìm trong câu chứ không thể hiện ra ngoài, phần nào đó thể hiện tính nho nhã sâu xa. Có thể nói bản thân niêm luật của TĐL cũng đã tạo nên cách hình thành ý nghĩa bài thơ. Chỉ là nó không tự do về câu cú, còn nói là gò bó về ý có lẽ không hề đúng.
Vì thế theo mình nghĩ thì chỉ cần biết luật, còn một người muốn làm theo luật đó cũng được, còn chẳng cần biết cái mình làm ra là loại gì, chỉ cần biết, mình theo luật của nó và có lẽ khi làm ra tự nó cũng sẽ hình thành một ý thơ theo đúng phong cách thơ đường luật.
Thu đi, Đông tới, lại Xuân qua
Ngàn sao đan áo đượm sắc hoa,
Dịu dàng ve hát, hè âu yếm
Ngơ ngác đưa tay với bóng xa.
Gió nam nũng nịu, nào quen biết
Cớ sao đòi kể chuyện tháng ba ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Cammy đã viết:

Lão ví gì mà khiếp thế hả trời? Nhưng thế thì cũng hơi... chuyên quyền và độc đoán thật. Nhưng em nghe PP nói bây giờ chữ ký của anh Chanh Chua nghe ... Chua lắm, và lại hơi hư nữa. Vậy mà không bị Mod xử lý. Em tưởng Mod ở đó dễ tính, hóa ra khó tính hơn anh Điệp nhiều bác nhỉ?


Cái ý không phải là "khó tính" hay "dễ tính". Em chẳng hiểu "ý thức hệ tư tưởng" gì cả. Cái ấy là không tôn trọng sân chơi chung, nó chẳng khác chi là "không tôn trọng chính mình"
Em đừng tưởng là Điệp không "khó tính", có điều chú Điệp là người tiến bộ, chú ấy tôn trọng chính cái "luật pháp" do chú ấy đề ra, em cứ thử viết bài vi phạm luật chơi của Thi Viện xem... hì...

Còn về "thơ tự do", hình như là thơ bất luật, nhưng cái hay của thơ tự do là ở nội dung và đặc tính "cao trào" và "điểm nhấn".
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Thực ra em nghĩ ở 3M nó cũng có "cái khó" của người ta, nó thuộc quản lý của Nhà nước, lại là một mặt của trang báo nữa. Đến báo còn viết hôm trước hôm sau xoá nữa là mấy cái bài trên diễn đàn :D
Có thể họ cũng không muốn thế, nhưng luật ko phải họ quy định mà.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Hoa Phong Lan đã viết:

Còn về "thơ tự do", hình như là thơ bất luật, nhưng cái hay của thơ tự do là ở nội dung và đặc tính "cao trào" và "điểm nhấn".
[/quote]

 Lão Gàn nói cái này mà đúng ghê!

Mình chỉ nghĩ, bất kể luật lệ thế nào, thì thơ chỉ là thơ khi tuân theo một luật "bất thành văn" nữa - đó là cảm xúc, hay nói như người ta thường nói, sự thăng hoa của cảm xúc, trong đó bao hàm cả cao trào, cả điểm nhấn, cả sức gợi cảm, gợi tình... Nếu không ấy mà, thì với những vận những luật nói trên.. tất cả chỉ là một cái gì đó khô cứng bị ép thành thơ thôi...

 

Cũng như chấp hành luật lệ mà chú Điệp đưa ra (hay không đưa ra...)  nó cần có tình cảm của thành viên, cảm giác trách nhiệm khi mình là thành viên của Diễn đàn này, cảm giác muốn đóng góp và ủng hộ... Đó cũng là một "luật lệ" bất thành văn của Thi Viện. Mình nói thế đúng chăng, lão Gàn? ;-)

"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

@ Lão HPL: Dạ. EM không hiểu "ý thức hệ tư tưởng" là gì thật! Đến giờ nghe anh nhắc đến còn thấy "chả hiểu gì". Nhưng anh hiểu sai ý em rồi. Ý em là họ không những độc đoán chuyên quyền (Như anh nói nhé) mà còn không để ý gì đến các thành viên nữa. Ý em là bác Chanh bác í có cái chữ ký... Không chấp nhận được (theoluật nhá!) nhưng cả chữ ký lẫn nick của bác ấy vẫn được lưu hành... :-? Cái đấy thì là gì ạ! Em cũng phải bắt chước em BHH nói thật rõ ràng các ý tứ của mình ra vậy, chứ nếu không là bị hiểu lầm hết cả ;))
Còn cái "vụ" em nói là anh Điệp dễ tính, là em chỉ so sánh đùa vui thôi, chứ đâu có ý định so thật! :D Mà sau đấy em biết là "khó" thế nào rồi! >:) Chưa kịp vi phạm còn bị phạt nữa là :( He he... Thì chơi vui mà. Anh nhờ!

Dạ, cái "luật" của thơ tự do í mà, em lại nghĩ có, luật của nó là làm sao để vào lòng người đọc (giống như luật của các loại thơ thôi mà). Chứ em đọc một bài thơ, gọi là tự do mà chả có tí gì gọi là cảm xúc, chả có gì gọi là "cao trào" hay "điểm nhấn" cả. Thế mà thiên hạ họ vẫn bảo là thơ (Rất mông lung). Thế thì phải nói là thơ tự do cũng có luật riêng của nó chứ ạ (dù em chẳng biết cái đó là gì).

@ Anh Điệp: Diễn đàn nào chẳng có quy định hả anh! Nhưng em cũng đã gặp qua một vài mod xóa bài vì "ý đồ riêng tư" thật chứ không vì quy định hay luật lệ nào cả. Còn chuyện báo chí thì thôi, đành chấp nhận cái bất cập của nước mình vậy. Nhiều khi đọc báo xem ti vi thấy thế cũng "cú" lắm mà chẳng biết làm sao!

@ Chị HXT: Cái đoạn sau chị nói đúng ý em thế! ;)) ;)
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Mito

úi, tự nhiên từ luật thơ thành nhà nước từ bao giờ vậy ^^!
Thu đi, Đông tới, lại Xuân qua
Ngàn sao đan áo đượm sắc hoa,
Dịu dàng ve hát, hè âu yếm
Ngơ ngác đưa tay với bóng xa.
Gió nam nũng nịu, nào quen biết
Cớ sao đòi kể chuyện tháng ba ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

sabina_mller

Hôm nay Sabina lại tiếp tục phần luật thơ. Kì này, Sabina xin giới thiệu  thể thơ sét-tin (tiếng Đức: Sestine), lấy ví dụ là bài thơ mà Sabina tìm đc trong forum www.gedichte.com do bạn ferdi đăng lên. Hiện Sabina chưa tìm đc bài thơ theo thể thơ này của các tác giả có trên TV nên tạm thời lấy bài này làm minh hoạ.

Silvester-Sestine

Schon bald beschließen wir das alte Jahr 1!
Raketenschwärme tauchen dann die Nacht 2
In glitzerhelles, farbenfrohes Licht 3,
das bald verlischt, verweht vom kühlen Wind 4.
Für kurze Zeit befreit von allem Leid 5
Umarmt man sich und lacht und wünscht sich Glück 6.

Und man zieht auch Bilanz. Wieviel an Glück 6,
wieviel an Schmerzen brachte dieses Jahr 1?
Denn es gab beides, Freude und auch Leid 5:
Im strengen Wechselgang, wie Tag und Nacht 2,
mal dies, mal das, so launisch wie der Wind 4,
und eins im andern: Nachts der Kerzen Licht 3,

doch auch den Schattenwurf im Sonnenlicht 3.
Wer dies Durchdringen sieht, wer weiß, dass Glück 6
und Leid zwei Brüder sind wie Sturm und Wind 4,
der blickt mit Gleichmut auf das alte Jahr 1,
versöhnt in sich im Trubel dieser Nacht 2
erlebtes Glück und ausgestandnes Leid 5.

Das neue Jahr beginnt mit neuem Leid 5:
Wie Nadeln sticht der Morgensonne Licht 3
ins Hirn, erinnert an die lange Nacht 2,
und fern scheint nun der lauten Feier Glück 6.
Wie stets, so hilft auch dieses Jahr 1
dagegen frische Luft und kühler Wind 4.

Drum geh hinaus und halte in den Wind 4
den Kopf, und Stechen, Schmerz und Leid 5
vergehen, sind schon fort; Das neue Jahr 1
erstrahlt in seines ersten Morgens Licht 3,
nach erstem Leid erfährst du erstes Glück 6
und gibst dich in das Spiel von Tag und Nacht 2.

Doch liegst du wach in dieser nächsten Nacht 2
und lauschst dem unheilvollen Ton im Wind 4,
und zweifelst an des neuen Jahres Glück 6,
und fürchtest dich vor neuem, schweren Leid 5-
so zünd ich gern mit diesem Wunsch ein Licht 3
dir an zum Trost: Es soll im neuen Jahr 1

der Wind dir sanft, die Nacht dir still, das Licht
dir warm und hell, und groß das Glück im Leid
und klein das Leid im Glück sein. Prosit Neujahr!

(Bài thơ này khổ 1-6 thì đúng luật, riêng khổ thứ 7 thì khg đc chỉnh lắm, nhưng Sabina khg tìm đc bài thơ nào khả dĩ hơn bài thơ này nên tạm thời vẫn lấy nó làm ví dụ)



Về hình thức, thể thơ Sét-tin gồm 6 khổ, mỗi khổ 6 câu và khổ thứ 7 gồm 3 câu. Vần của mỗi câu được gieo rất tự do. Nếu ta đánh dấu chữ cuối cùng của khổ thứ nhất trong từng câu theo thứ tự từ 1-6, thì chữ cuối cùng của mỗi câu này đc lập lại trong các khổ sau theo một thứ tự nhất định (lưu ý: chữ cuối cùng chứ khg phải vần cuối cùng).

Thứ tự chữ cuối trong thể thơ sét-tin như sau:

Khổ 1: 1 2 3 4 5 6
Khổ 2: 6 1 5 2 4 3
Khổ 3: 3 6 4 1 2 5
Khổ 4: 5 3 2 6 1 4
Khổ 5: 4 5 1 3 6 2
KHổ 6: 2 4 6 5 3 1


Riêng khổ thứ 7 gồm 3 câu, còn đc gọi là Coda, mỗi câu có 2 chữ cuối, theo thứ tự tuỳ ý.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

sabina_mller

Sabina hôm nay xin giới thiệu tiếp tục thể thơ dân ca, dân gian Đức (tiếng Đức gọi là "Volksliedstrophe"). Trong thể thơ này, 1 khổ thơ thường gồm 4 câu, hoặc 6, đôi khi là 8 hoặc 9 câu. Vần của khổ thơ thường là vần chéo. Sơ đồ gieo vần với khổ 4 câu là abab, khổ 6 câu là aabccd, khổ 8 câu là ababcdcd.

Ví dụ:

- Khổ 4 câu: trong phần dịch thơ có rất nhiều bài, chẳng hạn như bài "Bên bờ sông" của J. W. von Goethe

Am Fluss

Verfließet, vielgeliebte Lieder,
Zum Meer der Vergessenheit!
Kein Knabe sing' entzückt Euch wieder,
Kein Mädchen in der Blütenzeit.

Ihr sanget nur von meiner Lieben;
Nun spricht sie meiner Treue Hohn.
Ihr wart ins Wasser eingeschrieben;
So fließt denn auch mit ihm davon!


- Khổ 8 câu: bài thơ "Chí nhật" của L. Uhland

Sonnenwende

Nun die Sonne soll vollenden
Ihre längste, schönste Bahn,
Wie sie zögert, sich zu wenden
Nach dem stillen Ozean!
Ihrer Göttin Jugendneige
Fühlt die ahnende Natur,
Und mir dünkt, bedeutsam schweige
Rings die abendliche Flur.

Nur die Wachtel, die sonst immer
Frühe schmälend weckt den Tag,
Schlägt dem überwachten Schimmer
Jetzt noch einen Weckeschlag;
Und die Lerche steigt im Singen
Hochauf aus dem duft'gen Tal,
Einen Blick noch zu erschwingen
In den schon versunknen Strahl.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ma van khang

Ở thi viện bạn nào có chuyên môn có thể giúp mình trả lời câu hỏi này được không?

Những vần sau có "thông" hay không?

OA và UA
ƯA và Ơ
OA và O
Ơ  và O
Ơ và U
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 12 trang (112 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối