Trang trong tổng số 4 trang (31 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

nguyenhnv

Trí thông minh mới là bẩm sinh. Người có trí thông minh cao hơn sẽ thu lượm kiến thức trong cuộc sống nhanh hơn, nhiều hơn và chính xác hơn; mà kiến thức và trực giác tỷ lệ thuận với nhau nên người có trí thông minh cao hơn sẽ có trực giác tốt hơn. Mối tương quan giữa trí thông minh và trực giác như vậy khiến cho ta có cảm giác "trực giác thiên về bẩm sinh". Thực tế, trực giác phát sinh và được bồi đắp liên tục trong suốt quá trình sống của 1 cá nhân. Nếu bạn có học võ thuật, bạn sẽ nhận thấy rất rõ điều này. Bất kỳ ai, khi mới nhập môn, lúc nhìn vào mắt đối thủ, đều hoàn toàn không cảm nhận được đòn thế nào cả bởi vì trực giác của người đó trong lĩnh vực này là con số không. Điều này minh chứng rõ ràng rằng trực giác không phải bẩm sinh mà có được. Sau một quá trình luyện tập công phu, lúc nhìn vào mắt đối thủ, ta có thể phán đoán trước được đối thủ định ra đòn như thế nào. Như vậy, trong quá trình luyện tập, trực giác của ta trong lĩnh vực này đã phát sinh và được bồi đắp
Quanh co cõi tạm hồng trần
Coi như có dịp một lần dạo chơi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Theo tớ, thơ văn muốn có nhiều người cảm nhận thì phải gần gũi với đời sống con người. Dù dùng bút pháp  nghệ thuật gì đi nữa cũng  nên như thế. Giả sử tác giả viết theo kiểu Lập dị hay Ấn tượng trong hội hoạ thì sẽ ít độc giả. Và trong số ít những người cảm nhận được cũng sẽ tranh cãi bất tận về cái hay và dở, sẽ không có tiếng nói chung. Cảm nhận thơ văn thì tuỳ theo mỗi cá nhân, có người thấy hay nhưng bảo họ phân tích thì chịu. Có nhiều người có học vấn cao nhưng họ vẫn không thích thơ văn đấy thôi. Bởi thế mới có những nhà phê bình, phân tích và dẫn dắt độc giả khám phá những cái hay, cái đẹp của thơ văn.

(Tớ nói thế có đúng không? Xin góp ý)
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nguyenhnv

Vấn đề mà bạn Letam đề cập đến đang được thảo luận ở topic Nghệ thuật vị ... : http://www.thivien.net/forum_viewtopic.php?UID=2iQd_3WSl6DntE99A-R1Ow - nghệ thuật vị nhân sinh hay nghệ thuật vị nghệ thuật ? Topic đó hay quá mà thấy ít có người tham gia.
Quanh co cõi tạm hồng trần
Coi như có dịp một lần dạo chơi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trác Văn Quân

Làm sao có thể cảm nhận được thơ văn:
Tôi không cho rằng người thông minh và có nhận thức cao hay tốt thì sẽ cảm nhận được thơ văn tốt hơn người bình thường. Hoặc những người già có thể hiểu sâu sắc hơn những người trẻ. Ở trên đời có lẽ để làm được cái gì tốt ngoài sự khổ luyện, thông minh nhanh nhạy bẩm sinh ngoài ra cũng cần có chút khiếu, hay sự yêu thích trước thảy.

Muốn hiểu được người khác phải đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.
Muốn hiểu được thơ văn hãy đặt mình vào vị thế của tác giả. Mọi bài thơ, bài văn, mỗi câu truyện dù ngắn dù dài đều chuyển tải hay thể hiện một thông điệp nào đó của tác giả.   Vậy nên ý tại ngôn ngoại là vậy.  Nói như Hàn Mặc Tử " nghe ra ý vị và thơ ngây"

Có một định nghĩa về thơ : Thơ là nghệ thuật bậc nhất của trí tưởng tượng. Vì vậy nếu người đọc có trí tưởng tưởng phong phú thì sẽ cảm nhận được thơ văn sâu sắc hơn những người có trí tưởng tượng nghèo nàn.
Người làm thơ, làm văn mượn cảnh tả tình, trong cảnh có tình mà cái chữ Tình nó mênh mông lắm.
Có một vốn từ phong phú hỗ trợ để đọc để hiểu và để cảm nữa thì tốt.
Ngoài ra để cảm nhận dc thơ văn hay nói cụ thể hơn là thơ phải chú ý đến nhịp điệu, vần ...Sẽ không cảm nhận được hết cái hay nếu như không biết cách ngắt nhịp, các từ tượng hình, tượng thanh v.v:

Ví như 2 câu thơ:  

Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi

Đọc lên chưa cần biết hình ảnh thế nào, thâm ý tác giả ra sao nhưng ta thấy dc cái nhịp nhàng của nhịp điệu thơ.

Hay:

Tài cao, phận thấp chí khí uất

Người đọc có thể cảm nhận đc cái thăng trầm, trôi nổi và bức bối ngột ngạt của tác giả qua một loạt thanh trắc.

Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng biết giấy nào mực nào mà nói hết cách cảm nhận thơ văn.
Vài lời lan man vậy
Bất thị Tương Như năng phú khách
Tranh giao dung dị kiến Văn Quân
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

heo may

Cám ơn các bạn viếng thăm nhà của mình, nhân đây tặng các bạn bài thơ làm quen:
Mưa rơi...
Trên con đường xưa vắng
Một mình bước đi
Lang thang... vô hồn...
Trong một cõi xa xăm

Ngỡ rằng hư vô nhưng là thực tại
Tái tê... đau xót...
Giọt nước mắt lặng thầm
Rơi... cứ rơi...
Giờ còn lại mình ta.
Trong thất vọng sẽ nảy mầm hi vọng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nguyenhnv

Mình cũng có 1 bài thơ độc vận, thân tặng chủ topic và các bạn. Bài thơ này mình làm lâu rồi, cũng trong một ngày mưa rơi...

Đừng quên tôi

Em ơi, này em ơi
Dù sau này xa xôi
Vẫn nhớ hoài hôm ấy
Đêm mưa mình chung đôi...

Bay bay hạt mưa rơi
Mắt em gặp mắt tôi
Ngôi sao nào lạc lối
Ánh nhìn nào chơi vơi

Tay run nhẹ buông lơi
Tim em nhịp tim tôi
Không gian nào lặng lẽ
Sóng tình trào lên khơi

Trăng khuya mờ gương soi
Đôi môi kề đôi môi
Bờ vai ai mềm mại
Hơi ấm quyện lòng tôi...

Mai đây dù muôn nơi
Vẫn ngọt ngào trong tôi
Hẹn ước đêm hôm ấy
Em ơi, đừng quên tôi !
Quanh co cõi tạm hồng trần
Coi như có dịp một lần dạo chơi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

thaonguyenxanh_bpt đã viết:
e học không giỏi văn nên cmả thấy cứ nói đến văn là ẻo lả con n mặc dù e không mún
làm sao để hcọ văn thêm hiệu wa? ? mong các a c có thể giúp e với
@thaonguyenxanh_bpt:
Viết kiểu chữ gì vậy bạn? Thi viện có quy định về chữ viết lên diễn đàn đấy. Những bài viết bằng lối chữ như thế này không được chấp nhận trên Thi viện!
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

thoabéo

thực ra thì đối với mỗi tác phẩm thì mỗi chúng ta đều có cảm nhận riêng?Nếu bạn muốn cảm nhận văn thơ tốt thì bạn phải luyện tập,cảm thụ thơ văn cũng tuỳ vào nang khiếu nhưng nếu cảm nhận ko hay thì chúng ta có thể tập,mình nghĩc thế,ví dụ khi bạn thấy dù chỉ là chiếc lá rơi hãy tập động lòng với nó và nghĩ răng nó đang về với đất mẹ chẳng hạn?mình có thể tự đặt ra các câu hỏi,như mẹ mình đã từng hỏi mình là:con thấy màu trắng như thế nào?chắc chắn đa phần đều nói là nó tinh khiết trong trắng đúng không?nhưng lúc đó mình đã nói rằng con thấy màu trắng nó có nhiều ở các đám tang?và bạn đừng cho nó là ghê sợ,màu trắng đám tang đó phải chăng là sự giải thoát cho các lih hồn đã chết ,và fải chăng đó sự siêu thoát mà người cõi dương mong cho người cõi âm,và cũng fải chăng đó cũng ý nguyện người sống hãy thanh thản ,tiếp tục với cuộc sống cho dù đã có người ra đi,hãy tập nghĩ về những điều đơn giản nhất,và hãy yêu những cais nhỏnhặt nhất,bắt đầu tập nếu giờ bạn chưa có.........
thoa_bông xù
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

trung30

Làm thơ đã khó, hiểu thơ còn khó hơn, cảm nhận được thơ còn khó khăn hơn nữa....(trung30)

Có những bài hát ta hát thuộc làu từ bé nhưng tới mấy chục năm sau, khi ta lớn rồi mới hiểu được lời của bài hát.

VD:
"Mưa vấn, mưa bay trên tầng tháp cồ"- Trịnh Công Sơn

Mấy chục năm mình cứ hát là "Mưa vẫn mưa bay..."
Gió thổi dừa rơi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

heo may

Đúng thật là khó.Có những thứ tưởng đã là quen thuộc, được nhắc đến thường xuyên, nhưng đến khi được hỏi và được viết về nó, ta lại không biết diễn đạt như thế nào hoặc thậm chí mới biết là ta không hiểu được nó. Tôi thực sự mới hiểu về điều này khi đã trải qua. Thật sự đau lòng...
Trong thất vọng sẽ nảy mầm hi vọng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 4 trang (31 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối