Trang trong tổng số 6 trang (58 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Đọc tâm sự của Bạn cát trắng, bỗng thấy kỉ niệm về mẹ đầy ắp trong tôi,hồi nhỏ tôi là một đứa bé phải tự lập hoàn toàn,các chị gái đi lấy chồng hết khi tôi mới 12 tuổi,mẹ bị khiếm thị,bố một mình làm ruộng nuôi mẹ và mấy anh em,vì thế tôi chưa bao giờ được dạy dỗ bằnh những   lời hay,ý đẹp nào,tất cả chỉ có hành động của bố mẹ tôi(Mẹ không làm được công việc đồng áng ,mà mẹ làm việc nhà ,từ nấu cơm ,nấu cám nuôi lợn ,nhổ cỏ ngoài vườn,vườn thì rộng hàng mẫu ...)đó là sự cần cù ,lòng nhân hậu , sự khéo léo,chăm chỉ vun vét cho anh em tôi ăn học,là tình thương vô bờ bến mà đến tận lúc nhận được giấy nhập học,tôi mới cảm nhận đầy đủ .Sau khi đã xong mọi thủ tục giấy tờ ,bố đưa tôi ra bến xe,cách nhà chừng cây số ,mẹ thì không thể tiễn tôi được nhưng bà ở trong buồng không ra nhà ngoài khi tôi chào mẹ tôi đi,tôi đâu biết rằng mẹ không ra ngoài vì mẹ sợ phải khóc trước mặt tôi,khi đó tôi mới bước vào tuổi 18 .Khi ra bến xe, trong lúc đợi xe,hàng xóm nhà tôi đi chợ nhìn thấy tôi các bà bảo rằng ở nhà mẹ tôi đang khóc,thế là lúc đó tôi mới khóc và nước mắt đã theo chân tôi đến tận trường  rồi nhiều ngày nữa,cứ tối đến tôi lại trùm kín chăn để khóc vì nhớ nhà,nhớ mẹ.Tôi đã thừa hưởng từ mẹ tôi cái tính tình chăm chỉ, tiết kiệm ,tình yêu thương không bằng lời nói, nhưng sâu thẳm là một tấm lòng.
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

@Minh Bình 2(cát trắng):Vịt anh cũng có bao giờ nghe lời bố mẹ đâu.Bố mẹ mắng,im lặng.Bố mẹ góp í kiến về cấm chơi với đứa này,đứa kia,im lặng.Thậm chí nhiều hôm còn bảo với anh hai:nói chuyện với bố mẹ mình...ức chế không chịu đc :))

Dạy con cũng có rất chi là lắm kiểu,có thể chia làm 2 trường phái:bố mẹ kiểu truyền thống và bố mẹ kiểu hiện đại
Bố mẹ kiểu Việt Nam truyền thống là bố  mẹ nói thì con phải nghe,bố mẹ luôn luôn đúng
Bố mẹ kiểu hiện đại là bố  mẹ và con là những người bạn,bố góp í con và con góp í bố,không phải ai bao giờ cũng đúng
Vịt anh có mấy đứa bạn ở nhà và ở trường là 2 thái cực trái ngược,không phải là hư,nhưng gia đình làm cho nó phải khoác lên vỏ bọc 1 đứa con "ngoan"

Có những ông bố bà mẹ  có đứa con gái lớp 10,luôn sợ rằng xã hội bây giờ nguy hiểm,con cái tránh đc từng nào thì hay từng ấy.Thế nên cô bé  đi đâu cũng đc đưa đi đón về,ngoài trường học,không bao giờ mà không có người thân bên cạnh.Không điện thoại,không máy tính.Vậy mà cô bé vẫn mang bầu :D
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cát trắng

@ Vịt anh: ý kiến của bạn rất thuyết phục. Cát trắng đồng ý với bạn là nếu để đứa trẻ khoác lên mình vỏ bọc của một đứa con ngoan thì nguy hiểm vô cùng. Bởi vì nó hư ngấm ngầm mà cha mẹ không hề hay biết. Ở đây Cát trắng muốn nhấn mạnh "sự thoải mái thật sự khi trẻ ở trong gia đình". Vì vậy làm cha mẹ cần thiết là phải gương mẫu và tìm hiểu tâm tư tình cảm của trẻ. Chuyện này nói thì dễ nhưng thực hiện không phải dễ. Vịt anh có đồng ý là trong nhà nếu có người phụ nữ hay nói dai thì cả nhà sẽ chán chứ không kể riêng ai. Cho nên người làm mẹ cần hết sức tế nhị trong ứng xử gia đình, không nên hơn thua với chồng trước mặt con trẻ. Vì như thế sẽ gieo vào lòng con trẻ ấn tượng không đẹp về hình ảnh người mẹ, về gia đình.
   Có thể ý nghĩ này xuất phát từ thực tế rất riêng của Cát trắng. Mong Vịt anh và các bạn thông cảm.( Viết lòng vòng quá, xin lỗi các bạn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoada96

Cho Hoada cùng chia sẻ nhé:
Có những lúc nghe những lời mẹ dạy mình cũng ức chế vô cùng.
Người lớn sao hay áp đặt vậy nhỉ?
Nhưng nhiều lúc ngồi ngẫm lại những gì mẹ nói, đúng vô cùng.
Mẹ luôn mong cho con những điều tốt đẹp nhất và mẹ là điểm tựa vững chắc nhất trong mỗi bước con đi.
Cám ơn cuộc đời đã cho con là con của mẹ.
Bạn bè thường ghen tị với con khi nói về mẹ và con tự hào có mẹ bên con.
"Những gì chúng ta đã biết là một giọt nước, những gì chúng ta chưa hiểu là cả một đại dương mênh mông"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoada96

Nhìn, nghe, nói về thế hệ 8X, 9X thời nay thật buồn phải không ạ?
Có thể đỏ lỗi cho cha mẹ, cho xu hướng xã hội, cho... được không?
Không thể! Tất cả là do ý thức của chính mình.
Ngay cạnh nhà Hoada có một bạn nam cùng lứa tuổi, bố mẹ bạn ấy lô đề, cờ bạc, cãi chửi nhau tối ngày...
Vậy mà bạn ấy luôn là học sinh giỏi của trường, hiền lành, tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè tất cả trong khi ai cũng muốn giúp đỡ bạn ấy.
Một nghị lực rất đáng trân trọng phải không ạ?
Không cha mẹ nào dạy con làm điều sai trái cả, chỉ tự con cái làm theo ý của mình thôi.
Có thể vì mong muốn những điều tốt đẹp cho con mình mà cha mẹ đã gò ép quá dẫn đến đứa con khoác lên mình vỏ bọc như Vitanh đã nói. Như vậy rất đáng sợ ạ.
"Những gì chúng ta đã biết là một giọt nước, những gì chúng ta chưa hiểu là cả một đại dương mênh mông"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Gia đình hòa thuận luôn là một chiếc nôi lý tưởng cho con trẻ lớn lên, hình thành nhân cách. Trong gia đình đó mỗi thành viên luôn quan tâm chăm sóc và tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt. Tất nhiên không thể khẳng định là tất cả những đứa trẻ lớn lên trong gia đình đó đều trở thành con ngoan, trò giỏi và công dân tốt nhưng phần lớn là ít rơi vào hiện tượng hư hỏng.

Bên cạnh đó, nếu môi trường học tập có nề nếp, giáo viên dạy dỗ có trách nhiệm và lương tâm, gương mẫu trong hành xử, giỏi về nghiệp vụ sư phạm; cộng đồng dân cư nơi sinh sống ổn định, ít hiện tượng tiêu cực thì lại càng tuyệt vời hơn!
Nghe thì thấy có vẻ rất lý tưởng nhưng thực ra, đó chính là môi trường thông thường mà nhiều người trong chúng ta từng trải qua và vẫn còn tồn tại trong thực tế hiện nay, trong một chừng mực nào đó. Chỉ tiếc là các "giá trị kinh tế" lại đang chi phối quá nhiều cho cả 3 môi trường đó. Và nó trở thành một tác nhân quan trọng để làm cho con trẻ không còn được lớn lên trong sự "an toàn", cả trong gia đình, học đường và ngoài xã hội. Nói nghe có vẻ bi quan? Nhưng để ý chút, chúng ta sẽ thấy hình như đó là sự thật! Đó cũng là cái "nhân" để cho gia đình, nhà trường, rồi xã hội gặt lấy nhiều "quả đắng": con cái hư hỏng, học sinh ngỗ ngược, xã hội có thêm nhiều tội phạm.

Nhân ý kiến của Vịt Anh, NT tản mạn thêm tí, hoàn toàn là quan điểm cá nhân NT: Ý kiến của Vịt Anh, như các bạn nói, không hề sai. Đó là hệ quả tất yếu của một thế hệ trẻ được lớn lên trong sự chăm lo của bố mẹ, đủ đầy điều kiện kinh tế, được học hành, trưởng thành trong một xã hội mà hệ tư tưởng đã thoáng hơn nhiều về các mối quan hệ trên-dưới trong gia đình, trường học. Tư tưởng "bình đẵng" trong xu thế mới đã lan tỏa khá rộng, đều, đến mọi gia đình, cộng đồng. Và điều cơ bản là Vịt anh-người phát biểu quan điểm cũng đang là tuổi thanh niên-tuổi trẻ. Đặc thù của lứa tuổi này là thích tự do, đặc biệt không thích sự gò bó, ràng buộc và nhiều lời dạy, lời khuyên của bố mẹ dễ được liệt vào loại "giáo điều", "khô cứng", "áp đặt"-kể cả những lời thủ thỉ dịu dàng của mẹ, chứ không phải chỉ có lời thô ráp và đầy mệnh lệnh của ông bố!:)

NT nhớ ngay cả mình ngày xưa cũng thế, cũng rất khó chịu trước sự quản lý chặt chẽ, quá chặt chẽ đến độ thành khắt khe của lề lối gia đình NT trong việc quản lý và giáo dục con cháu. Thế nhưng khi trưởng thành, chín chắn và đến ngày mình làm chủ của gia đình chính mình, mới nhận ra: tất cả những nề nếp, những dạy dỗ đó của gia đình cần cho mình biết bao nhiêu!

Ông bà mình vẫn có câu: "Nuôi con mới biết lòng cha mẹ". Khi trở thành người làm cha, làm mẹ, tình yêu và trách nhiệm đối với việc nuôi dạy con cái mới đủ cho ta ngộ ra: ta đang đặt lại bước chân mình vào lối đi xưa của cha mẹ ta! Có tiến bộ hơn chút về sự tôn trọng nhân cách của con trẻ, có gần gũi và dễ chia sẻ hơn chút vì ta học được nhiều hơn về tâm lý thế hệ trẻ từ sách vở, báo chí, các kênh truyền thanh, truyền hình... nhưng nỗi lo cho con cái thì vẫn y chang các cụ bố, mẹ ta xưa! Chính từ cái nỗi lo xuất phát từ tình yêu thương kiểu "cá chuối đắm đuối vì con" mà đến phiên ta lại gieo vào lòng các con ta nỗi khó chịu vì chúng cảm thấy bị ràng buộc vào cái lưới yêu thương "quá sức chịu đựng" của chúng. Thương thay! Đó là cái vòng lẩn quẩn mà mai đây, những chàng trai trẻ như Vịt Anh và các cô bạn gái cùng lứa tuổi hoặc nhỏ hơn lại sẽ bước vào!

Và đúng như hoada96 vừa cảm nhận: không có sự biện hộ nào tốt bằng vị luật-sư-thời-gian. Cùng với thời gian, ta sẽ vỡ lẽ ra nhiều điều...
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

Vịt anh đại diện cho thế hệ trẻ,chỉ muốn mang đến cho topic một ý kiến:những người làm con họ nghĩ gì.Đúng như mọi người đã nói,những điều cha mẹ làm cũng đối với con cái cũng chỉ xuất phát từ yêu thương quá thôi.Còn thành công đến đâu phụ thuộc vào phương pháp tâm lí :D

Có một nỗi sợ mơ hồ của những người làm cha làm mẹ rằng:Bố mẹ thì hông nên cãi nhau.Nhưng đã có mâu thuẫn thì phải giải quyết.Xã hội bây giờ,con người trí thức hơn,và càng ngày càng có nhiều người chọn cách im lặng hơn...Gia đình lúc đó nhìn có vẻ đầm ấm nhưng kì thực ngột ngạt lắm.Với những người thương yêu hãy sống sao cho thật,không phải là tranh cãi mà gọi là góp ý nhau,lựa thời điểm tốt,cãi vã sẽ trở thành trao đổi.

Mâu thuẫn trong gia đình như một ngấn phù sa vậy,cứ kìm nén để 1 lúc nào đó ngoảnh lại nó đã trở thành một bãi bồi rộng lớn không hay.Những người con không muốn thấy bố mẹ cãi vã,càng không muốn nhận ra rằng:"cái vẻ yên ấm này chỉ là giả dối ư?"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

NT thì quan niệm (và đã luôn "thực hành" như thế): trong cuộc sống và công việc, khi thấy mình đúng thì cố gắng bảo vệ lý lẽ của mình trong khuôn khổ "tranh luận" cho hết lẽ và "đấu tranh tích cực" để giải quyết càng nhiều càng tốt những mâu thuẫn nảy sinh-dĩ nhiên là khi trạng thái tinh thần của mình còn giữ được sự tỉnh táo và luôn tôn trọng "đối phương".

Đúng như Vịt anh nói, sự im lặng để "tạo không khí hoà bình giả tạo" là liều độc dược ngấm lâu và ngấm sâu trong lòng mọi người, nó chỉ càng tạo ra sự độc hại, giết chết tình yêu, tình thương và mài mòn sự tôn trọng lẫn nhau. Nó cũng chẳng thể là phương cách tốt để dạy dỗ con cái và các cháu cũng đủ khôn ngoan để nhận biết sự giả vờ êm ấm để che đậy một sự sôi sục, rạn vỡ bên trong.

Nên ngồi lại, bình tĩnh cùng nhau trao đổi, có sự tham gia của con cái như một cuộc trò chuyện gia đình để mọi người có thể bày tỏ ý kiến cá nhân càng hay. Trong môi trường đó, những sự nóng nảy và chì chiết cá nhân sẽ được hạn chế rất nhiều và các thành viên của gia đình cũng ít manh động để gây tổn thương cho nhau về cả lời nói lẫn hành động.
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

đungailao

Xin góp ý:

    Đúng là chuyện này cần có swj quan tâm của cả xã hội.Nhwng bắt đầu từ đâu? Bây giờ nhân dân đang được quản lý bằng định chế gì? Vấn đề được chú tâm đầu tiên và nhiều nhất là vấn đề kinh tế.Còn các lĩnh vực khác thì nặng về hình thức, từ công tác tổ chức cho đến hoạt động thực tế.Mà để giáo dục có hiệu quả thì không thể bằng những lời thuyết giáo màu mè; nó phải được thực hiện bởi những tấm lòng tâm huyết với sự chăm chút, tỷ mỷ; giáo dục phải là sự phối hợp giữa thuyết phục và gương mẫu.Dẫu thời thé bây giờ điều kiện đã khác trước rất nhiều nhưng cá nhân tôi tin rằng con em chúng ta vẫn có thể giáo dục tốt. Chẳng qua vì người lớn cũng đang có nhiều mặt hư hỏng mà không tự giáo dục thì cái sự giáo dục đối với các cháu không có kết quả cũng không đáng lạ.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phanhong

Tôi tán thành tất cả ý kiến của các bạn nhưng muốn nhấn mạnh thêm: giáo dục trẻ ngày nay khó lắm. Con rể tôi báo tôi thế này, có vẻ hỗn nhưng lại rất có lý: Nuôi như mẹ ngày xưa thì chúng con nuôi được cả chục đứa. Thật thế, xét trong ba môi trường, nhà trường, gia đình và xã hội thì:
* Nhà trường hết phép thiêng.
* Gia đình chịu áp lực quá lớn để kiếm kế sinh nhai.
* Xã hội đầy rẫy cạm bẫy, đạo đức băng hoại khủng khiếp.
Ném một đứa trẻ vào ba môi trường trên mà không hư hỏng mới là sự lạ.
Cho nên, tôi cho rằng trong thời đại ngày nay, gia đình nào có được con ngoan, trò giỏi, người tốt là một gia đình rất đáng kính phục. Càng kính phục hơn khi cá thể cô bé, cậu bé có cái giỏi cái ngoan thực chất chứ không phải do được bao che, nâng đỡ, thôi phồng.
Ngồi buồn lên mạng lang thang
Tìm trong ảo ảnh hào quang chói ngời.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 6 trang (58 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối