Trang trong tổng số 6 trang (58 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6]

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Những người dậy được con cái biết nghê lời, biết ngoan ngoãn...mà không cần mắng chửi đòn roi ...là những người thật giỏi. Nhiều người muốn mà không học được. Hoa núi thật hạnh phúc có được ba mẹ như HN nói . Sướng thật đấy !
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

gái có chồng

Đôi khi chỉ cần ánh mắt ...có cảm giác đau hơn ngọn roi...Đôi khi thèm được một lần Bố Mẹ cầm roi đánh những khi mình sai, nhưng Bố Mẹ lại không thế...chỉ lặng im và trong cái lặng im ấy, tôi chợt hiểu ra, tôi phải làm gì...Nhưng quả thật, cái đau do đòn roi có thể nguôi ngoai...nhưng những ánh mắt buồn và bất lực của bậc sinh thành...có lẽ cả đời sẽ theo ta mãi...
Không có thất bại, chỉ là chưa thành công...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Những đứa trẻ "chạy tắt" qua mùa hè

Tác giả: A Sáng

Bọn trẻ sẽ làm gì trong những ngày hè? Đây là một câu hỏi khó với không ít các bậc phụ huynh ở thành phố. Đơn giản rằng, cái sự nghỉ của bọn trẻ bỗng chốc làm đảo lộn lịch trình làm việc của gia đình: ai sẽ ở nhà trông nom chúng? Và chúng sẽ làm gì để những ngày nghỉ ngơi ấy trở nên bổ ích?
Chính tôi đã thử hỏi đứa con gái 7 tuổi của mình rằng, con sẽ làm gì trong những ngày nghỉ, chẳng mất nhiều thời gian nó la lên: "Xem bibi". Chẳng là cháu nó nghiện cái chương trình này nhưng bị bố mẹ hạn chế vì chuyện học hành. Đã có lần nó lẩm bẩm: nghỉ hè tha hồ mà xem!
Thế nhưng ai sẽ là người ở nhà để trông bọn trẻ xem bibi? Chuyện này không hề đơn giản, mới lại nghỉ hè chỉ để xem bibi? Còn nhớ năm ngoái vào dịp nghỉ hè, vợ tôi đã lần tìm trên mạng, sách báo và các tin mục rao vặt về những chương trình vui chơi ngày hè cho thiếu nhi. Cuối cùng thì bà xã cũng reo lên khi tìm được một chương trình mang tên: Kỹ năng sống cho trẻ em, hay cái gì đó từa tựa như thế. Đó là chương trình do một số những trung tâm cũng mang tên gì gì đó tổ chức, họ quảng cáo rằng sẽ rất bổ ích cho bọn trẻ, tất nhiên với một mức "học phí" không đùa.
Thế là đứa con gái tôi được dẫn đến để tham gia. Vì công việc nên tôi không mấy để ý con mình sẽ tham gia những trò chơi, hay học được cái gì gọi là kỹ năng sống ấy. Chỉ thấy "lịch học" của cháu cũng rất dày đặc, đi từ 8h đến gần tối mới về. Tôi đã tò mò hỏi nó chơi những trò gì, nó bảo cả ngày đầu tiên chỉ tung những quả bóng, thế rồi chìa bàn tay bé xíu với quả bóng tenis cho tôi xem. Sang ngày thứ hai, con bé về nhà với bộ mặt mệt mỏi rồi nó kể: hôm nay chơi nhảy dây... Đến buổi sáng thứ ba, khi tôi chuẩn bị đưa cháu đi thì dãy nảy không chịu "Cho con ở nhà xem bibi!" - nó la lên như vậy.
Tất nhiên, tôi không thể ở nhà cùng con gái để xem TV nên vừa nịnh, vừa hăm dọa để nó đến cái được gọi là trung tâm vui chơi ấy. Hôm đó tôi đã tìm gặp những người phụ trách để xem kỹ "giáo trình" vui chơi của họ. Phải nói rằng, dày đặc những kiến thức: cách giao tiếp, phép lịch sự, tư duy sáng tạo, phát triển nhân cách, ý thức trách nhiệm... hết sức hoành tráng! Chỉ vẻn vẹn 10 ngày mà họ nghĩ sẽ truyền dạy cho con tôi hàng loạt những kiến thức cao siêu mà ngay đến cả cái thằng tôi đây cũng khó mà nhá nổi. Dù thất vọng nhưng không còn cách nào khác phải bắt nó đến lớp! Nói cho cùng, cũng chỉ để họ trông con giúp mình.
Kết thúc khóa học, con tôi được cấp một cái chứng chỉ, lồng khung kính hết sức đẹp mã với một loạt các tiêu đề bằng tiếng Anh, tiếng Việt lằng nhằng phức tạp vô cùng tận. Và đương nhiên kèm theo tiền học phí là 2.200.000đ cho 10 ngày vui chơi. Tôi chỉ nhớ con bé thở phào rồi bảo: thích quá mai không phải đi nữa!
Thế nhưng sự phức tạp vẫn chưa dừng ở đó, vì rằng chưa hết kỳ nghỉ hè, sẽ làm gì những ngày tới? Hai vợ chồng tôi vò đầu bứt tai nghĩ mãi không biết phải xoay sở thế nào. Cuối cùng vợ tôi quyết định đưa cháu đến trường, đăng ký học thêm năng khiếu. Con bé sau khi nghe mẹ nói sẽ tiếp tục đến trường thì nó òa khóc - tức tưởi khóc. Nó bảo, lúc nào cũng học, tưởng nghỉ hè thì được chơi, vừa mới học xong, bây giờ lại học! Và đêm đó nó chìm vào giấc ngủ trong sự mệt mỏi.
Nhìn khuôn mặt căng thẳng của con gái mà chạnh lòng, vẩn vơ nghĩ ngợi. Và tôi tự đặt câu hỏi rằng, chúng tôi - cha mẹ của những đứa trẻ ở thành phố đang miệt mài lao động với một suy nghĩ rằng, sẽ tạo được một cuộc sống tốt đẹp hơn cho con cái mình? Hay chúng tôi đang tước đoạt tuổi thơ đích thực của chúng.
Và tôi lại nhớ lại những ngày hè xa xưa của mình ở rừng núi Cao Bằng. Tôi nghĩ ấy mới là ngày hè - kỳ nghỉ đích thực của một đứa trẻ. Không học hành, không quản lý, không áp đặt, không cấm đoán...
Chúng tôi chơi những gì mình thích, tất nhiên với những trò chơi giản dị, mộc mạc và vô cùng gần gũi: tắm sông, bắt cá, bẫy chim, chăn trâu, cắt cỏ... nó không có những thuật ngữ cao siêu như kỹ năng sống, phép lịch sự, tư duy sáng tạo... hay cái gì đó mà chúng tôi bây giờ vẫn trở thành nhưng con người bình thường.
Tôi nhớ rất rõ khi ấy cha tôi chỉ dặn rằng, chơi gì thì chơi nhưng mỗi ngày phải nộp một bó cỏ tươi. Và thế là tôi trở thành một đứa trẻ "tự do", không phải học bài mỗi đêm, không phải dậy sớm quách bộ hơn 7 km đến trường... tất cả những đứa trẻ ở bản tôi đều như vậy. Chúng tôi ào ào ra sông thỏa thuê lặn ngụp, và buổi chiều lại rủ nhau cắt bó cỏ tươi về nhà - đó là sản phẩm bắt buộc.
Tôi nghĩ đó chính là thuật ngữ "ý thức trách nhiệm" mà con tôi phải học ở cái trung tâm dạy kỹ năng gì đó kia. Còn cái được gọi là "tư duy sáng tạo" nghe có vẻ rất oách ấy thì tuổi thơ của chúng tôi cũng được rèn luyện đầy đủ, nói không ngoa còn hấp dẫn hơn nhiều. Ấy là trò hết sức dân gian: "trận giả". Trò này có lẽ bây giờ bị quên lãng, hoặc sẽ bị những vị tiến sỹ trong ngành GD quy kết là mang tính bảo lực. Bởi trò này dạy chúng tôi tư duy cách chiến thắng đối thủ, kỹ năng bắt gọn đối phương, rèn luyện khả năng sinh tồn khi lâm nguy... Nó chẳng bạo lực chút nào mà ngược lại nó giúp bọn trẻ thôn quê và ngờ nghệch như chúng tôi trở nên linh hoạt, cứng cáp và tự tin vô cùng.
Bản thân tôi lớn lên cũng như những ngày hè giản dị vậy. Chưa bao giờ tôi biết thế nào là học thêm, học hè... hoặc một cái gì đó khác ngoài ánh nắng trói chang của mùa hè, sự mát rượt của dòng sông, mùi thơm nồng của cây cỏ, tiếng gọi nhau của gia súc... Cứ thế lớn lên, hồn nhiên hoang dại! Cho đến một ngày tôi còn nhớ rất rõ rằng, khi tôi đang học lớp 8 tại trường dân tộc nội trú, có một đoàn nhà báo ở trung ương về. Và cô giáo chủ nhiệm đã gọi tôi lên rồi dặn rằng, nếu người ta hỏi em đi học để mai sau sẽ làm gì, em sẽ trả lời rằng: "... Để sau này xây dựng quê hương...".
Tôi không biết đó là cái gì, nhưng cô giáo dặn thế và tôi đã làm thế. Vị nhà báo nọ đã bật cười khi tôi trả lời vanh vách: "... Em đi học để sau này xây dựng quê hương!". Tôi cũng không biết họ cười vì cái gì nhưng tôi đã làm đúng như cô giáo dạy. Lát sau chính vị nhà báo ấy đã nháy mắt hỏi lại tôi: "Có phải cô giáo cháu bắt nói thế?", tôi đã thành thật gật đầu. Bây giờ nghĩ lại chuyện này tôi thấy có một cái gì đó thật không ổn với chúng ta. Con gái tôi luôn miệng nói: Cô giáo bảo thế này, cô giáo bảo thế kia, phải làm thế mới đúng... tất cả những thứ đó đã "huấn luyện" đứa trẻ trở thành cỗ máy - một cỗ máy phục vụ cho tham vọng của người lớn.
Nói vậy, song tôi không hàm ý xúc phạm hay dè bỉu những trung tâm vui chơi ngày hè mà người thành phố tổ chức. Nó vẫn có một ý nghĩa gì đó, ít nhất cũng quản lý được bọn trẻ trong những ngày không đến lớp. Thế nhưng cái thuật ngữ: "Kỹ năng sống" ấy nghe lớn lao quá mức, đến nỗi bọn trẻ sợ. Còn nhớ giáo sư Hồ Ngọc Đại đã từng có tham vọng tổ chức một khu rừng ngay giữa thành phố để tổ chức cho bọn trẻ học cách tự sinh tồn. Tất nhiên đó chỉ là tham vọng, nhưng cũng nói lên rằng, trẻ con thành phố cần thiết được học cách đó. Cái gọi là kỹ năng chỉ thật sự được phát huy một cách bền vững khi nó nảy sinh từ sâu thẳm trong bản năng của mỗi đứa trẻ. Chúng ta sẽ không thể nào dạy chúng cách sống nếu không thông qua hiện thực.
Đố một bậc phụ huynh ở thành phố nào dám để đứa con chừng 10 tuổi ở nhà một mình. Nó chỉ ở trong phạm vi vài chục mét, tự xoay sở để "sinh tồn" trong một ngày cũng đã là thành công. Nhưng tôi tin sẽ chẳng ai dám làm việc đó, ngay cả bản thân tôi cũng chịu, vì rằng đứa con gái của tôi đã 8 tuổi nhưng cháu chưa bao giờ dám ngủ một mình. Tất cả những cái gọi là kỹ năng kia phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn, và sẽ không biết còn phụ thuộc cho đến khi nào.
Lan man mãi thì vẫn là sự bế tắc cho bọn trẻ trong những ngày hè. Thời gian thì không đợi các phụ huynh lan man, mùa hè đã đến râm ran với những tiếng ve quen thuộc. Và con gái tôi vẫn đang ở nhà xem bibi, có lẽ phải gửi con đến trung tâm vui chơi nào đó. Chỉ xin các vị đừng dạy dỗ gì cả, hãy cho chúng chơi những gì chúng thích. Chơi cái gì thật gần gũi, giản dị và ngàn lần xin đừng gắn vào đó những khái niệm đại loại như kỹ năng sống nữa! Chỉ đơn giản dạy các cháu cách trồng cây chẳng hạn, chúng sẽ tha hồ đào đất, bắt giun, nhem nhuốc một chút chẳng vấn đề gì. Tôi tin bọn chúng sẽ thích, cái gì đơn giản gần gũi trẻ con cũng thích vì nó rất gần với tâm hồn thật của trẻ con.


  ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

letam đã viết:
Cây roi và kỷ cương quốc gia

Dân chủ là cơ hội lớn nhất cho mỗi thành viên trong xã hội đó được tự do phát huy những năng lực cá nhân mình cho sự phát triển tốt đẹp của cộng đồng chứ không phải là nơi cho mỗi cá nhân thoả mãn thói tuỳ tiện.
Cậu bé Mỹ và 6 roi phạt của Singpore
Đến lúc này, quá nhiều các thầy cô đang lo ngại trong việc không được dùng một số hình thức phạt đối với các học sinh có những hành động vi phạm các quy định của nhà trường hoặc những học sinh hư hỏng trong nhà trường. Nhiều thầy cô đang nói đến quy định "tám không" mà họ phải thực hiện với một sự lo lắng thực sự. Với một vài điều trong quy định này, tôi thấy, chúng ta đang có nguy cơ rơi vào một phía khác của tính cực đoan.
Cách đây nhiều năm, báo chí Việt Nam đưa tin một cậu bé người Mỹ 14 tuổi đã xịt sơn lên kính một chiếc xe hơi ở Singapore. Chính quyền Singapore đã quyết định phạt cậu bé người Mỹ kia 6 roi. Đấy là luật của Singapore. Chính quyền Mỹ đã trực tiếp can thiệp để cậu bé người Mỹ không phải bị phạt roi. Nhưng chính quyền Singapore đã không chấp nhận lời đề nghị đó.
Việc không chấp nhận tha cho cậu bé người Mỹ kia 6 roi phạt không phải vì bất cứ lý do trục trặc gì về chính trị hay ngoại giao giữa hai nước. Mà bởi, nếu Chính quyền Singapore tha cho cậu bé người Mỹ kia thì nghĩa là kỷ cương của quốc gia Singapore bắt đầu vết nứt đầu tiên. Khi Chính quyền Singaporre không phạt roi cậu bé người Mỹ mắc lỗi thì sẽ không thể phạt tất cả những cậu bé Singapore mắc lỗi.
Đừng nghĩ việc tha phạt cho một cậu bé là chuyện nhỏ. Mầm loạn sẽ bắt đầu từ đây.
Người đàn ông Việt và cây roi của mẹ
Tôi lại nhớ đến một câu chuyện về chiếc roi trên một tờ báo Việt Nam đã lâu. Câu chuyện kể về một người đàn ông sinh sống và làm ăn ở nước ngoài nhiều năm. Khi mẹ ông ốm nặng, ông bay về nước với mẹ. Ông thấy dưới mái hiên nhà mình ở quê vẫn cài một chiếc roi tre.
Trước kia, ở nông thôn nhà nào cũng có một chiếc roi cài ở đó. Khi một đứa trẻ mắc lỗi, người mẹ hoặc người cha rút roi bắt đứa trẻ nằm sấp và nói: "Tội của con bị phạt 3 roi. Giờ mẹ chỉ đánh một roi. Còn 2 roi mẹ cho nợ để con nhớ mà sửa chữa. Nếu con còn mắc lỗi mẹ sẽ đánh đủ số roi".
Người đàn ông kia cũng đã từng mắc lỗi và được mẹ ông cho nợ 2 roi. Ông về đến quê được mấy ngày thì mẹ ông mất. Khi đặt thi thể mẹ ông vào áo quan, ông lấy chiếc roi cài dưới mái hiên đặt vào áo quan, khóc và nói: "Mẹ ơi, con còn nợ mẹ 2 roi. Con để chiếc roi này theo mẹ, để khi con về với mẹ mà con vẫn hư thì mẹ đánh phạt con đủ số roi mẹ ạ".
Câu chuyện trên thật xúc động và thật sâu sắc. Nó cho thấy kỷ cương của một gia đình hay một quốc gia không được phép xem nhẹ. Nó cũng cho thấy cách giáo dục vừa nghiêm minh vừa đầy tình thương của người lớn hay của xã hội đối với những đứa trẻ mắc lỗi.
Hạnh kiểm của học sinh bây giờ đang được báo động ở cấp cao nhất. Những vụ học sinh đánh thầy cô vừa qua đôi khi được lý giải là vì thầy cô thế này thế nọ với học sinh nên học sinh mới hành xử như thế. Chúng ta phải giã từ ngay cách lý giải này. Tất nhiên, hành động đánh học sinh là hành động không được phép.
Kỷ cương với trẻ tới kỉ cương quốc gia
Trong bài Giáo viên " Tám không" trên Vietnamnet có những cái KHÔNG vô lý mà các thầy cô phải thực hiện. Tôi chỉ đưa ra một trong "Tám không" đối với thầy cô là: Không được đuổi học sinh ra ngoài. Điều này không ổn.
Chúng ta tưởng rằng làm như vậy là biểu hiện tình thương yêu và lòng tôn trọng với học sinh ư? Việc yêu cầu một học sinh phải ra khỏi lớp học khi học sinh đó có những hành động và lời nói vô kỷ luật và vi phạm đạo đức gây ảnh hưởng đến lớp học vẫn được áp dụng ở cả các nước có nền giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới.
Thực tế cho thấy, hầu hết những đứa trẻ hư hỏng hoặc phạm tội là những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong những gia đình thiếu kỷ cương. Điều này thì ai cũng hiểu. Những gia đình hoặc bỏ rơi con cái hoặc chiều chuộng con cái quá mức đều là những gia đình không có kỷ cương.
Nhiều giải pháp trong giáo dục đạo đức đối với học sinh của chúng ta hiện nay cho thấy chúng ta vô cùng lúng túng. Học sinh kêu quá thì chúng ta nghiêng về phía học sinh. Phụ huynh kêu quá thì lại nghiêng về phía phụ huynh. Tình trạnh này phát sinh từ nguyên nhân chúng ta không có một nền tảng giáo dục đạo đức cơ bản và khoa học.
Khi chúng ta có những nguyên tắc được xây dựng trên một nền tảng giáo dục đạo đức cơ bản thì nó trở thành luật pháp và mọi người phải làm theo.
Tôi muốn nói lại một số hình thức phạt học sinh trong nhà trưởng ở nước ta trước kia để chúng ta có thể so sánh và suy ngẫm chứ không phải là thói cổ hủ Trước kia, chúng tôi đi học đã từng bị thầy cô phạt cho ra khỏi lớp hoặc đứng ở góc lớp. Nhưng cho đến bây giờ, những thầy cô trực tiếp phạt chúng tôi như thế vẫn đọng lại hình ảnh đẹp và xúc động trong lòng chúng tôi cùng với sự biết ơn của chúng tôi đối với các thầy cô đó.
Ông cha chúng ta đã nói: "Yêu cho vọt, ghét cho chơi" hay "thuốc đắng giã tật..." Những hình phạt như thế là một trong những cách cho những người có lỗi ghi nhớ lỗi của mình và tìm cách sửa chữa để sống tốt hơn và có trách nhiệm hơn với cộng đồng của mình.
Ngay cả đối với người lớn thì kỷ cương của chúng ta cũng không được nghiêm minh cho lắm. Có những cán bộ vi phạm đạo đức hay luật pháp bị kỷ luật bằng hình thức chuyển đến một vị trí quản lý khác tương đương và thậm chí cao hơn. Hình phạt ấy không những không răn đe được những người có lỗi, có tội kia mà ngược lại gián tiếp "khuyến khích" lối sống và cách làm việc vô trách nhiệm và vô kỷ luật của những cán bộ đó và những cán bộ chưa vi phạm.
Trong gốc rễ của những hình phạt là tình thương yêu con người và trách nhiệm với sự phát triển nhân cách của con người. Một trong những mục đích mà chúng ta đang quyết tâm xây dựng là một xã hội dân chủ. Và dân chủ là cơ hội lớn nhất cho mỗi thành viên trong xã hội đó được tự do phát huy những năng lực cá nhân mình cho sự phát triển tốt đẹp của cộng đồng chứ không phải là nơi cho mỗi cá nhân thoả mãn thói tuỳ tiện.

TuanVietNam.net
Mình đã đọc được ở đâu đó, hình như là cuốn "Tuổi ấu thơ của các thiên tài" Nhân vật Fidel Castro hồi nhỏ đi học cãi cô giáo, và bị đuổi ra khỏi lớp,trong lúc lang thang ngoài sân trường, bị ngã và miệng đâm vào một cái đinh,về nhà bố ông bảo đó là sự trừng phạt của chúa ...
Bị đuổi cũng chưa chắc đã không tốt....
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nam thanh trường

hoanui74 đã viết:
Ba đã đi xa 5 năm rồi, HN cũng làm mẹ 14 năm rồi, không còn cái thuở sợ đòn roi như ngày nào.
Nhưng HN chưa bao giờ bị ba, mẹ phạt đòn roi, chỉ cần nhìn vào mắt ba, mẹ là HN biết mình đã sai. Và ánh mắt ấy theo HN suốt cuộc đời.
Để giáo dục một tâm hồn đâu cần đòn roi. Đây là suy nghĩ của riêng HN thôi.
đơn giản là cảm ơn thôi!!!cũng mong như vậy thật nhiều...
Ta không điên được như người
Một hôm hoá đá giữa đời. Dầm mưa...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nam thanh trường

...Con xin lỗi Mẹ...
Ta không điên được như người
Một hôm hoá đá giữa đời. Dầm mưa...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Ẩn

http://i1119.photobucket.com/albums/k633/mientungan/hoa/11sentrang.jpg
Tham, sân, si
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Đọc thấy bài báo hôm nay trên Dân Trí online, cảm giác buồn và ghê sợ. Xã hội mình sao càng ngày càng xuất hiện nhiều kẻ máu lạnh, mất hết tính người, đặc biệt là giới trẻ. Chúng cũng có cha, có mẹ mới được sinh ra. Có được nuôi nấng để lớn lên với chừng này hình hài như bao con người khác đồng trang lứa nhưng sao đầu óc chúng lại "có vấn đề" đến vậy?! Bốn đứa trẻ, vị chi có 8 bậc phụ huynh. Chúng thì chưa đủ thành niên  nhưng cha mẹ chúng đều đã là tuổi từng trải. Họ dạy dỗ con kiểu gì vậy? Trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ để đâu? Trách nhiệm với cộng đồng để đâu? Hay chỉ đơn thuần đẻ cho có đẻ??? Hôm nay có người cũng đọc thấy bài báo này, đã đau đớn, bức xúc thốt lên với mình: "Đã đành luật phát quy định ai sai nấy chịu, mỗi người tự chịu trách nhiệm trước những hành vi mà mình gây ra nhưng làm cán bộ nhà nước còn xem xét lý lịch, vào Đảng cũng soi xét đến 3 đời, vậy thì những kẻ đẻ ra những thứ đội lốt người này, để chúng thành bầy thú hoang dại, điên cuồng cắn xé đồng loại chỉ để cho vui mà không hề ân hận... chẳng lẽ không chịu trách nhiệm gì sao? Bắt bỏ tù hết cả bọn chúng đi!"

Tất nhiên là người thốt lên câu này cũng có những kiến thức khá đầy đủ về pháp luật, chẳng qua là trong lúc nhất thời đọc thấy sự việc vượt ra ngoài sự tưởng tượng nên mới bột phát như thế nhưng đáng buồn cho một sự thật: có nhiều người làm cha mẹ mà không biết hoặc không quan tâm việc dạy dỗ con cái, hoặc bất lực, buông xuôi, thả lỏng con cái, cho chúng tự do làm những điều mất hết nhân tâm, vượt lên ngưỡng quái dị, bạo tàn!

Đọc và buồn. Đọc và phẫn nộ.


Phẫn nộ phiên xử 4 thiếu niên lấy việc hại người làm... niềm vui



Hàng ngàn người theo dõi phiên tòa lưu động bày tỏ sự phẫn nộ khi 4 thiếu niên, trong đó có 3 học sinh, vẫn tỏ ra vô cảm khi đã vô cớ dùng hung khí tấn công vào bất cứ ai gặp trên đường để... mua vui, khiến 1 người chết, hàng chục người bị thương.

4 thiếu niên hư hỏng này đều cư trú tại xã Xuân Phước (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên), gồm có Võ Quốc Trí, Nguyễn Kim Điện, Phan Ngọc Đệ (đều SN 1994) và Nguyễn Tường Nghiêm (SN 1995). Trong đó, Điện, Đệ, Nghiêm đang học lớp 11 Trường phổ thông cấp 2-3 Xuân Phước.

- 9 vụ tấn công trong 1 tiếng đồng hồ

Trong phiên tòa lưu động ngày 28/2 vừa qua, TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên phạt Trí 15 năm tù, Điện 9 năm tù, Đệ và Nghiêm mỗi bị cáo 6 năm tù; đồng thời buộc các bị cáo bồi thường cho gia đình các bị hại tổng cộng 178 triệu đồng.

http://dantri4.vcmedia.vn/ZApGPxRMcdtvx2YwGTIY/Image/2011/05/bi-caot-hieu-nien_781cd.JPG
4 bị cáo thiếu niên nghênh ngáo trước vành móng ngựa.

Tại phiên tòa, Võ Quốc Trí tỏ ra bình thản, kể lại rành rọt hành trình tổ chức đi tấn công những người đi đường để... mua vui. Theo đó, tối 12/8/2011, trong lúc đang nhậu trước cổng Trường phổ thông cấp 2-3 Xuân Phước, Trí rủ Điện, Đệ, Nghiêm mang dao, côn nhị khúc sang xã Xuân Quang 3 tìm thanh niên để đánh.

Sau đó, 4 thiếu niên này đi trên hai xe máy lượn lờ qua các tỉnh lộ 642, 647, hung hãn dùng đá, côn nhị khúc lao vào tấn công bất cứ ai chúng gặp trên đường. Chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ, chúng đã dùng đá, côn nhị khúc liên tiếp gây ra 9 vụ tấn công vào hàng chục người đi đường hoặc đang ngồi chơi bên đường, gây náo loạn cả xã Xuân Quang 3.

Nghiêm trọng nhất, khi thấy anh Đỗ Văn Chung (32 tuổi, ở xã Xuân Quang 3) điều khiển xe máy chở vợ đang chạy ngược chiều, Trí, Điện liên tiếp ném đá vào anh Chung khiến nạn nhân tử vong khi đang cấp cứu tại bệnh viện.

Trong số hàng chục người bị vô cớ tấn công, hai người bị thương nặng nhất là anh Trình Văn Giang (thương tích 37%), Nguyễn Minh Định (thương tích 34%).

Sau khi chạy xe máy khắp xã Xuân Quang 3 để tấn công hàng loạt người, 4 thiếu niên trên hể hả chạy về nhà và xem như không có chuyện gì xảy ra. Do các vụ tấn công xảy ra trong đêm tối giữa vùng miền núi, các xe máy gây án đều tắt đèn nên không có ai nhận dạng được các hung thủ. Vì thế, người dân xã Xuân Quang 3 đều hoang hoang, lo lắng, nhiều đêm sau đó vẫn không dám ra đường. Vụ án gây phẫn nộ dư luận địa phương trong một thời gian dài. Gần 20 ngày sau đó, cơ quan công mới bắt được các hung thủ trên.

Những kẻ vô cảm với mạng người

Trong phiên tòa ngày 28/2 vừa qua, hàng ngàn người dân địa phương đã phẫn nộ khi nhìn thấy vẻ thản nhiên, vô cảm, coi thường sinh mạng người khác của các bị cáo tuổi học trò.

Khai báo trước Hội đồng xét xử, bị cáo Võ Quốc Trí vừa mỉm cười vừa khai: “Cứ thấy ai là lao vào ném đá, dùng côn đánh chứ bị cáo không nghĩ gì. Sau khi ném đá người này thì đi tìm người khác để tiếp tục tấn công”.

Thẩm phán Vũ Xuân Hải - Chánh tòa Hình sự TAND tỉnh Phú Yên, chủ tọa phiên tòa - nói: “Tất cả các bị cáo đều nhận thức rất rõ hành vi tấn công người khác là rất nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của họ nhưng vẫn thực hiện và thực hiện rất nhiều lần với mục đích xâm hại bằng được thân thể của họ. Sau khi tấn công, các bị cáo không quan tâm đến hậu quả do mình gây ra như thế nào mà thản nhiên tiếp tục đi tìm mục tiêu khác để gây án và rất vô cảm với sinh mạng con người”.

Ông Lê Hải - đại diện Viện KSND tỉnh Phú Yên tại phiên tòa nhận định: “Các bị cáo xem việc tấn công những người đi đường và gây thương tích đối với họ là trò vui nên thực hiện rất tích cực. Hành vi phạm tội của các bị cáo thể hiện tính chất côn đồ hung hãn, manh động, bất chấp pháp luật, coi thường tính mạng, sức khỏe người khác; dấy lên làn sóng bất bình, phẫn nộ của dư luận xã hội”.

Những người dự khán phiên tòa đều không khỏi thương xót khi thấy cảnh bà Lê Thị Hồng - mẹ của nạn nhân Đỗ Văn Chung - ngất lên ngất xuống vì nỗi đau mất con, vậy mà khuôn mặt các bị cáo vẫn lạnh tanh.

Ông Nguyễn Văn Đạo (cha của bị hại Nguyễn Minh Định) bức xúc: “Chúng tôi có thể tha thứ vì các bị cáo còn quá trẻ, có thể do bồng bột. Nhưng làm sao chấp nhận được khi các bị cáo đã gây ra hậu quả quá lớn thế này mà vẫn không một chút tỏ ra ăn năn, hối hận”.

Đến dự phiên tòa còn có em Nguyễn Minh Định - một nạn nhân trong vụ án này, người phải bỏ dở con đường học hành với khuôn mặt đầy thương tích. Vừa lên lớp 12 Trường phổ thông cấp 2-3 Xuân Phước, em Định đã bị nhóm côn đồ trên tấn công làm chấn thương sọ não, vỡ hết cả quai hàm và phải nghỉ học từ đó đến nay.

Chỉ tay vào khuôn mặt đứa con đầy thương tích, ông Nguyễn Văn Đạo đề nghị Tòa buộc các bị cáo bồi thường chi phí hậu phẫu, phẫu thuật thẩm mỹ nhưng chưa được Hội đồng xét xử xem xét.

Theo Uyên Thu
PLVN

"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 6 trang (58 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6]