Diêm Vương giảng Kinh Kim Cang trong "Hồi Dương Nhân Quả":

Kinh Kim Cang 32 phần,
phần thứ năm :
Phật cáo Tu bồ đề : Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng nhược kiến chư tướng phi tướng,tức kiến Như lai.
Nghĩa là : Phật Thích Ca dạy ông Tu bồ Đề rằng : Phàm việc chi có hình tướng đều là sự huyễn sự dối.Nếu thấy cái tướng nào không phải tướng,thì là thấy Phật như lai.Bởi Phật không chịu hình tướng,không bày diện,cứ không ngỡ là quí.

Phần thứ ba dạy phép không tâm (trong lòng không).
Tu bồ Đề nhược Bồ tát hữu ngã tướng,nhơn tướng,chúng sanh tướng,thọ giả tướng,tức phi Bồ tát.
Nghĩa là : Nếu phật Bồ tát, mà có ngã tướng là lòng tham,nhơn tướng là lòng sân giận,chúng sanh tướng là lòng si mê bất thông,thọ giả tướng là lòng nịnh ái đắm sa,thì không phải là Phật Bồ tát.Vì trong lòng không 4 điều ấy.

Phần thứ 26 giảng phép không có thân(mình không).
Nhĩ thời Thế tôn, nhi thuyết kệ ngôn :
Nhược dĩ sắc kiến ngã,dĩ âm thinh cầu ngã .
Thị nhơn hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai.
Khi ấy Phật Thế tôn (Thích Ca) ngâm bốn câu kệ rằng :
"Nếu lấy hình tướng có sắc mà muốn thấy ta, hoặc lấy âm nhạc tiếng ca ngậm mà muốn thấy ta thì người ấy làm đạo tà.chẳng thấy Phật Như Lai đặng ". Phật dụng cái tâm thanh tịnh vô hình, chớ không ưa hình tướng.

Phần 32 (phần rốt) dạy phép không việc đời:
Nhứt thiết hữu vi pháp,như mộng huyễn bào ảnh,
Như lộ diệc như điển,ưng tác như thị quán.
Nghĩa là : Hết thảy các việc có hình làm ra thì giả như chiêm bao, bọt nước,cái bóng của mình như móc sa trên ngọn cỏ,như chớp nháng đều không bền lâu, thấy đó mất đó.Các việc hữu hình,đều hư huyễn như vậy,nên Phật trọng vô hình.
Trong phần ấy, Phật có dạy câu nầy:
Bất thủ ư tướng,như như bất động.
Nghĩa là : Chẳng dùng hình tướng,trơ trơ chẳng bận lòng.
Lại trong phần 18, Phật dạy bỏ ba lòng :
Tu bồ Đề, quá khứ tâm, bắt khả đắc.
Hiện tại tâm, bất khả đắc.
Vị lại tâm, bất khả đắc.
Nghĩa là :Không nên nhớ chuyện đã qua.Còn hiện tại bây giờ,không nên vọng tưởng,sẽ đến đừng mơ ước.Phải để tâm cho thanh tịnh thì không tội, mới đặng theo Phật Như Lai,Phật xưng là Như Lai vì trong phần 29, Thích Ca nói : Như Lai giả,vô sở tùng lai,diệc vô sở khứ,cố danh Như Lai.Chữ Như Lai là tự nhiên cái tâm,không phải ở đâu mà đến và cũng chẳng đi đâu.Nên gọi tự nhiên như vậy.